Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.86 KB, 69 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, tỷ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm mạnh
nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh không giảm hoặc giảm không đáng kể. Ước tính
hàng năm trên thế giới có khoảng 130 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và 4 triệu
trẻ sơ sinh tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau [1],[2]. Tại Việt Nam,
theo Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm gần 3 lần từ 44,4‰ vào
năm 1990 xuống còn 14,9‰ năm 2014. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh vẫn
còn cao, chiếm 70% tử vong trẻ dưới 1 tuổi [3].
Mặc dù bệnh tật và tử vong sơ sinh để lại hậu quả rất nặng nề nhưng
hầu hết trẻ sơ sinh có thể được cứu sống và phát triển khỏe mạnh nhờ các
can thiệp sẵn có trong các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em.
Trong đó, nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu
là một trong những biện pháp thiết thực, đơn giản, an toàn mà mang lại hiệu
quả vô cùng to lớn, góp phần nâng cao sức khỏe và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ
nhỏ, đồng thời còn giúp bà mẹ tiết nhiều sữa hơn và giảm nguy cơ băng huyết
sau sinh [4].
Tuy nhiên trên thực tế, một thách thức lớn là tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn rất
thấp. Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2010, chỉ có
19,6% trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ bú sớm trong giờ đầu
sau sinh là 61,7% [1].Thực trạng trên có thể do nhiều nguyên nhân trong đó
một phần là do hệ thống y tế của chúng ta chưa thực hiện các biện pháp thúc
đẩy NCBSM một cách hiệu quả.
Năm 2013, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4858/QĐ-BYT về việc
ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Sau 3 năm triển
khai thí điểm, năm 2016, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 6858/QĐ-BYT
ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, phiên bản 2.0, gồm 83


2



tiêu chí chính thức. Trong đó, tiêu chí số 82 (E1.3) dành riêng cho các bệnh
viện chuyên khoa sản hoặc có sinh trong cả nước với nội dung là: thực hành
tốt NCBSM theo hướng dẫn của Bộ Y tế và UNICEF, bao gồm 29 tiểu mục
bao gồm hầu hết các vấn đề về NCBSM.
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh là bệnh viện chuyên khoa sản nhi tuyến
tỉnh mới thành lập từ năm 2015. Việc áp dụng Bộ tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí
số 83, trong quá trình xây dựng và hoạt động của bệnh viện là yếu tố thứ yếu
mà bệnh viện cần chú trọng để nâng cao chất lượng bệnh viện. Với mong
muốn góp phần cung cấp thông tin nhằm nâng cao thực hành tốt nuôi con
bằng sữa mẹ, đồng thời đánh giá hiệu quả của áp dụng Bộ tiêu chí trong cải
tiến chất lượng bệnh viện, đề tài: “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và
một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2017”
được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Xác định tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện Sản Nhi
tỉnh Bắc Ninh năm 2017.
2. Mô tả kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ
tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2017.
3. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ của
các bà mẹ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2017.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
- Nuôi con bằng sữa mẹ: là trẻ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú mẹ
hoặc gián tiếp do sữa mẹ vắt ra [6],[7].
- Nuôi con bằng sữa mẹ sớm: là trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau
khi sinh [7].

- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú
nuôi hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngoài ra không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng
lỏng hay rắn khác trừ các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ
sung, hoặc thuốc [6],[7].
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm
1.2.1. Thành phần của sữa mẹ
Sữa mẹ gồm có hai loại: sữa non và sữa ổn định.
- Sữa non: là sữa được tiết ra trong 2 đến 3 ngày đầu sau sinh. Sữa
non đặc sánh và thường có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non giàu năng
lượng, có rất nhiều chất đạm, Vitamin A và nhiều kháng thể giúp tăng cường
hệ miễn dịch cho trẻ [8].
- Sữa ổn định: Sau sinh khoảng 3-4 ngày, sữa non của bà mẹ chuyển
thành sữa ổn định. Sữa ổn định gồm sữa đầu và sữa cuối:
+ Sữa đầu khi trẻ bú sẽ nhận được một lượng lớn các chất dinh
dưỡng và nước. Vì vậy, không cần cho trẻ uống thêm nước hoặc bất cứ đồ
uống nào trước khi trẻ được 6 tháng tuổi và ngay cả khi trời nóng [8].
+ Sữa cuối được tiết ra ở cuối bữa bú có màu trắng hơn vì có nhiều
chất béo. Nên cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để
trẻ nhận được sữa cuối giàu năng lượng [8].


4

1.2.2. Những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Các nhà khoa học đã chứng minh sữa mẹ có những lợi ích thiết thực
mà các loại sữa công thức không thể mang lại. Cho đến nay, khoa học đã
chứng minh NCBSM giúp trẻ giảm nguy cơ viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng
đường hô hấp, tiết niệu và tai, giảm nguy cơ hội chứng tử vong đột ngột trong
giai đoạn đầu đời, giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch khi
lớn lên, giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh cả về thể lực lẫn trí lực [9].

Theo WHO, NCBSM và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là biện pháp đơn
giản nhất để cải thiện sức khoẻ và sự sống còn của trẻ em trên toàn cầu.
Người ta tính rằng, chỉ riêng việc cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
có thể cứu sống được hơn 3.500 trẻ em/ngày, nhiều hơn bất kỳ sự can thiệp
nào khác nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ. Việc cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng
một giờ đầu sau sinh cũng làm giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi
cho trẻ bú mẹ, người phụ nữ còn được “lợi kép” khi giảm được nguy cơ ung
thư vú, ung thư buồng trứng và gãy xương đùi giai đoạn tiền mãn kinh [10].
1.2.2.1. Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hoá và hấp thụ với trẻ em
Sữa mẹ là thức ăn tự nhiên hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ
vì trong sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như
protein, glucid, lipid và mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho
sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ [8].
1.2.2.2. Sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn nhờ các yếu tố
kháng khuẩn
Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đến bào thai giúp cho trẻ
mới sinh có được sức đề kháng và miễn dịch với một số bệnh đặc biệt trong
4-6 tháng đầu như sởi, cúm, ho gà [11].
Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp sữa mẹ, vi khuẩn không có điều
kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy. Globulin miễn dịch IgA có nhiều


5

trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau. IgA hoạt động ngay tại
ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.coli và virus. Lactoferin là một
protein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn cần sắt phát triển.
Lympho bào sản xuất IgA và interferon, có tác dụng ức chế hoạt động của
một số virus. Đại thực bào có thể thực bào Candida và vi khuẩn đặc biệt là
những vi khuẩn Gram âm, nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh.

Một số lactose khi vào ruột chuyển thành acid lactic, tạo môi trường thuận
lợi cho vi khuẩn Bifidus phát triển, lấn át vi khuẩn gây bệnh như E.coli [11].
1.2.2.3. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng
Trẻ bú mẹ thường ít bị dị ứng như một số trẻ ăn sữa bò vì IgA tiết cùng
với đại thực bào có tác dụng chống dị ứng [11].
1.2.2.4. Cho trẻ bú mẹ gắn bó tình cảm mẹ con
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bà mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ
gần gũi yêu thương, trẻ ít quấy khóc. Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ
thông minh hơn.
1.2.2.5. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ sức khoẻ bà mẹ
- Cho con bú góp phần giúp người mẹ tránh thai vì động tác bú mẹ của
trẻ làm kích thích tuyến yên tiết ra prolactin, chất này có tác dụng ức chế
rụng trứng, làm giảm khả nǎng mang thai. Đối với phụ nữ ngay sau khi sinh,
động tác bú của trẻ có tác dụng làm co hồi tử cung và cầm máu cho người
mẹ. Lượng máu mà bà mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do
hành kinh. Điều này cũng giúp hạn chế thiếu máu do thiếu sắt [9].
- Cho con bú thường xuyên giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại vóc
dáng và làm giảm tỉ lệ ung thư vú. Cho con bú tiêu hao năng lượng của bà mẹ
từ 200 đến 500 Kcal/ngày, tương đương với đạp xe trong vòng một giờ [4].


6

1.2.2.6. Hiệu quả kinh tế của nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì sữa mẹ luôn có sẵn và ở nhiệt độ
thích hợp, không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ
pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa
bò hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác [4]. Khi người mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh
thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.
1.2.3. Lợi ích của việc cho trẻ bú sớm

- Chỉ từ đầu năm 1980 người ta mới biết rõ tác dụng và cơ chế của việc
nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong
công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Cho đến nay sữa mẹ đã được công nhận
là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới một tuổi.
- Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nghiên cứu trên thế giới, cho trẻ
bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6
tháng đầu có thể cứu sống trên 1 triệu trẻ em hàng năm, là can thiệp có hiệu
quả nhất trong tất cả các can thiệp cứu sống trẻ em [12].
- Bú sớm giúp trẻ tận dụng được nguồn sữa non, kích thích sự bài tiết
sữa sớm và giúp cho tử cung co tốt hơn nhờ phản xạ tiết oxytocin. Sữa non
có nhiều năng lượng, protein và vitamin A, có nhiều kháng thể và tế bào
miễn dịch giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ và phòng bệnh khô mắt do thiếu
vitamin A. Bên cạnh đó, sữa non còn có tác dụng xổ, giúp tống phân su, giảm
vàng da và có những yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành,
phòng chống dị ứng và chứng không dung nạp [8]. Do thành phần và tính
chất ưu việt như vậy nên việc cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
là biện pháp cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ.
- Sữa non tuy ít nhưng chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của trẻ
mới sinh. Cho trẻ bú sớm sau khi sinh là biện pháp rất quan trọng do trong
giờ đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh ở trạng thái nhanh nhẹn tỉnh táo nhất


7

và dễ thực hiện động tác mút vú mẹ. Khi thời điểm này qua đi, trẻ sẽ buồn
ngủ do bắt đầu hồi phục sau quá trình thở. Vì vậy trong giờ đầu tiên sau
sinh, điều quan trọng nhất là để trẻ gần mẹ, tránh tách mẹ con để trẻ có cơ
hội được bú sớm [13].
1.2.4. Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ
- Cho trẻ bú sữa mẹ sớm: Thời gian bắt đầu cho trẻ bú theo khuyến

cáo của WHO là trong vòng một giờ sau sinh, bú càng sớm càng tốt và
không cần cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn gì trước khi bú mẹ lần đầu.
- Số lần cho bú: Trẻ bú càng nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết
nhiều. Số lần cho bú tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, cho bú bất cứ khi nào trẻ
muốn. Mỗi bữa bú cho trẻ bú kiệt một bên rồi mới chuyển sang vú bên kia
để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo [3].
- Cho bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi: Sữa mẹ hoàn toàn đáp ứng đủ
nhu cầu dinh dưỡng và nước cho trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh mà không
cần ăn hay uống bất kỳ loại thức ăn nào khác [14].
- Thời điểm cai sữa: Kéo dài đến 24 tháng hoặc hơn, không nên cai
sữa cho trẻ trước 12 tháng, khi cai sữa nên cai từ từ để trẻ quen dần với thức
ăn thay thế. Không cai sữa khi trẻ bị ốm, bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế
hoàn toàn sữa mẹ dễ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây hậu quả trẻ bị suy dinh
dưỡng [15].


8

1.3. Một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ


9


10

Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến NCBSM
(Nguồn: Mai Thị Tâm (2009)[48])
1.3.1. Các yếu tố từ phía bà mẹ
1.3.1.1. Kiến thức và thái độ của bà mẹ

Một nghiên cứu được tiến hành ở Bangladesh về tập quán cho bú
sữa non cho thấy: các bà mẹ coi sữa ổn định là sữa thực sự, mang đến cho
đứa trẻ sức khỏe, còn sữa non không được thừa nhận là sữa thực sự và được
cho là sữa non không bổ, chỉ có 2/43 bà mẹ cho là sữa non bổ, không một bà
mẹ nào biết về tác dụng chống nhiễm khuẩn của nó, chỉ có một bà mẹ nói
rằng sữa non có thể bảo vệ cho trẻ khỏi ốm. Do có màu vàng đặc sánh cho
nên sữa non luôn được coi là sữa không tốt, bẩn và có thể làm cho trẻ bị tiêu
chảy, vì vậy họ chỉ cho trẻ bú bắt đầu từ 2 – 3 ngày sau sinh [16].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho kết quả: lý do không cho trẻ bú
ngay chủ yếu là “chờ sữa về” hoặc cho rằng “sữa đầu không tốt” hoặc “chờ
căng sữa” [ 1 7 ] , [ 1 8 ] .
1.3.1.2. Độ tuổi của bà mẹ
Một nghiên cứu ở Australia cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ dưới 30
tuổi ít có xu hướng được nuôi bằng sữa mẹ [19 ] , một nghiên cứu khác ở
Chile cũng chỉ ra rằng các bà mẹ không cho con bú hoàn toàn chủ yếu là
các bà mẹ còn ở độ tuổi thanh thiếu niên [20].
1.3.1.3. Tình trạng kinh tế, trình độ văn hóa của bà mẹ
Một nghiên cứu được tiến hành để xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
NCBSM ở Newdelli cho thấy tỷ lệ NCBSM cao hơn ở các bà mẹ mù chữ và
các bà mẹ có mức kinh tế xã hội thấp. Trẻ em ở các gia đình nghèo được bắt
đầu cho bú mẹ sau sinh sớm hơn trẻ em ở các gia đình giàu có (89% và 7%).
Nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ NCBSM từ 3 – 6 tháng ở các gia đình nghèo


11

thấp hơn nhưng tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến 12 tháng tuổi lại cao nhất ở các gia
đình nghèo [21]. Một nghiên cứu ở Chile về các yếu tố liên quan đến việc cho
trẻ bú sữa mẹ lại cho thấy những bà mẹ tiếp tục cho con bú hoàn toàn ngoài 3
tháng tuổi là nhóm có trình độ học vấn cao [20].

1.3.1.4. Vấn đề thiếu sữa
Một lý do rất quan trọng ảnh hưởng đến NCBSM là sự thiếu sữa mẹ.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Milan và cộng sự đã nhận xét: 80%
các bà mẹ cho biết mình bị thiếu sữa vào thời điểm nghiên cứu. Trình độ
học vấn của người mẹ, những căng thẳng trong cuộc sống và công việc, viêm
đau núm vú, cho ăn sam sớm đều liên quan có ý nghĩa tới việc thiếu sữa mẹ
[22 ]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu tương tự được tiến hành bởi Nguyễn Thu
Nhạn và cộng sự (1986) [23 ], Nguyễn Thị Nga (1986) [24 ] đều cho thấy
thiếu sữa mẹ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NCBSM.
1.3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội
1.3.2.1. Vấn đề đi làm sớm sau sinh
Việc phải đi làm sớm, số lần cho bú ít đó là những yếu tố gây nên
việc không đủ sữa của các bà mẹ [19],[25].
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nguyên nhân các bà mẹ cho trẻ
uống sữa ngoài sớm là mẹ thiếu sữa, mẹ phải đi làm sớm [17],[26].
1.3.2.2. Ảnh hưởng của các cán bộ y tế, bạn bè và các thành viên của gia đình
Các nghiên cứu cho thấy các cán bộ y tế, bạn bè và các thành viên của
gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nuôi con, bởi chính họ là nguồn
gốc của mọi thông tin về cách nuôi con. Họ cung cấp cho các bà mẹ những
thông tin về khoa học và thực hành về cách nuôi con như thế nào, và họ cũng
là những người luôn động viên bà mẹ về mặt tinh thần mà mỗi người phụ nữ
sau sinh đều rất cần (Isabirye, 1990) [27]. Hầu hết các bà mẹ đều mong muốn
NCBSM, 93% những người chồng, 83% những người mẹ chồng và 81%


12

những người bạn của bà mẹ có ảnh hưởng tích cực đối với việc cho con bú
(Barros & cs 1988) [28].
Việc thực hành của cán bộ y tế đóng vai trò quan trọng trong việc cho

con bú sớm của các bà mẹ. Các cán bộ y tế có thể ảnh hưởng tới hành vi nuôi
con của các bà mẹ bằng cách cung cấp thông tin, hướng dẫn cách chăm sóc và
bảo vệ nguồn sữa. Những việc này đều làm cho bà mẹ hiểu và bảo vệ được
nguồn sữa (Popkin & cs, 1985) [29].
Omotola và Kingele 1985 nghiên cứu thấy rằng có 80% trẻ được bú mẹ
trong vòng 48 giờ đầu sau sinh, hầu hết các bà mẹ đều vứt bỏ sữa non trong
vòng 24 giờ đầu, nguyên nhân chủ yếu là do các bà mẹ không được nhận
những lời khuyên thích hợp và mẹ và con phải nằm tách nhau sau khi sinh
[30]. Morow (1992) tìm thấy rằng một số cán bộ y tế Việt Nam thậm chí ở
trong các bệnh viện lớn cũng cho các bà mẹ những lời khuyên không đúng,
những điều đó làm trì hoãn việc cho trẻ bú sớm từ 1-3 ngày sau khi sinh [31].
1.3.2.3. Ảnh hưởng của các sản phẩm sữa nhân tạo
Một quan sát của các chuyên gia y tế Thụy Điển tại Hà Nội (tháng 12
năm 1994) cho thấy có ít nhất 25 mặt hàng sữa khác nhau được bày bán tại
các cửa hàng bán lẻ và chủ yếu là sữa ngoại. So với năm 1992 chỉ có 15 loại,
tính đến đầu năm 2009, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho biết,
ước tính hiện nay có 120 nhãn sữa với mẫu mã, giá thành, chất lượng khác
nhau được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau như: công ty tư nhân, nhà
nước, liên doanh, trong nước, nhập khẩu [32]. Với hàng loạt quảng cáo hấp
dẫn, các chiến lược tiếp thị, hậu mãi chu đáo, các hãng sữa công nghiệp đã
ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các bà mẹ khi chọn sữa nuôi con.


13

1.4. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và cho bú mẹ sớm trên thế giới
và tại Việt Nam
1.4.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và bú mẹ sớm trên thế giới
Nuôi con bằng sữa mẹ có thành công hay không phụ thuộc nhiều
vào sự khởi đầu thành công. Vào giữa những năm 80, xu hướng chung trên

toàn thế giới là tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ giảm mạnh, đòi hỏi sự thay đổi
về chính sách và hệ thống tại các đơn vị chăm sóc sản khoa để cải thiện
thực trạng này. Vào năm 1989, sáng kiến “ 10 bước nuôi con bằng sữa mẹ
thành công” ra đời, mô tả 10 ảnh hưởng quan trọng lên thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ của bà mẹ và trẻ. Dựa trên 10 bước này, sáng kiến Bệnh viện
Thân thiện Trẻ em do UNICEF và TCYTTG sáng lập vào năm 1990 như một
can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. Cho trẻ bú sớm trong
vòng một giờ đầu sau sinh là bước thứ 4 trong 10 bước nêu trên [33].
Về việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh: mặc dù lợi
ích của việc thực hành này đã được chứng minh nhưng tỷ lệ trẻ được bú sớm
rất khác nhau ở các nước. Ví dụ: Phần Lan 77%, Thụy Sĩ 67%, Ba Lan
65%, Anh 46%, Colombia 49%, Ấn Độ 16%, Indonesia 8%. Ở châu Á,
hơn 80% số trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau
sinh [33]. Một nghiên cứu của tại Onitsha, Nigeria chỉ ra rằng có 73% các bà
mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ sau sinh [13].
1.4.2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và bú mẹ sớm ở Việt Nam
1.4.2.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ đầu năm 1980, nghiên cứu về tập quán và thực hành
nuôi con của các bà mẹ đã được triển khai bởi nhiều tác giả và ở nhiều vùng
trên cả nước. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự năm 1983 đã
nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và vùng nội thành
Hà Nội, kết quả cho thấy: hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2-3 ngày. Tỷ lệ trẻ


14

được bú mẹ lần đầu trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở
nông thôn ở cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ [5].
Kết quả nghiên cứu tập tính nuôi con dưới 24 tháng tuổi của các
bà mẹ tại phường Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội vào năm 2000 của Lê Thị

Kim Chung cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là
62,7% [34].
Những nghiên cứu tương tự được triển khai ở nhiều vùng sâu, vùng
xa và vùng dân tộc thiểu số như: nghiên cứu của Phạm Văn Phú,
Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự ở 2 huyện Núi Thành và Thăng Bình
tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho ăn, uống trước khi bú lần đầu
cao (42,8%) [35].
1.4.2.2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ sớm ở Việt Nam
Mặc dù lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ sau sinh đã
được chứng minh nhưng chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho con bú
ngay trong vòng một giờ sau sinh, 30% các bà mẹ cho con bú lần đầu trong
vòng 24 giờ sau sinh [8]. Khi cho bú vào thời điểm này, hầu hết những lợi ích
quan trọng của việc cho con bú sớm đối với cả mẹ lẫn con có thể bị mất đi.
Tỷ lệ này có sự khác biệt rất lớn theo các vùng: ở miền Trung, tỷ lệ cho
con bú sớm sau sinh chỉ có 39%, trong khi đó ở miền Bắc là 68%. Vào
năm 2002 trên cả nước có 54 bệnh viện đáp ứng tiêu chí toàn cầu về Bệnh
viện Thân thiện với Trẻ em, trong đó có một bước là cho trẻ bú sớm trong
vòng một giờ sau sinh [36].
1.5. Các chiến lược, kế hoạch và hướng dẫn quốc gia thúc đẩy NCBSM
Việt Nam là một trong những nước đã cam kết đạt Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, Bộ Y tế đã xây
dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn giai đoạn 2011-2015 với chỉ tiêu:
Tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau sinh đạt 75% [37]. Tháng


15

10/2003, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Chỉ thị 04/CT-BYT và tái khẳng định lại bằng
Chỉ thị 01/CT-BYT năm 2015 trong đó nhấn mạnh cam kết của Bộ Y tế trong
việc ưu tiên và tiếp tục tiến hành những cải cách về công tác chăm sóc bà mẹ,

trẻ sơ sinh và nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh trên phạm vi
cả nước [3],[38].
Tháng 12 năm 2014, Bộ Y tế ra quyết định 5063/QĐ-BYT về việc
phê duyệt chương trình và tài liệu đào tạo “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ” trong đó
nhấn mạnh mục tiêu nâng cao kiến thức về NCBSM và thực hành tư vấn
nuôi con bằng sữa mẹ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [39].
Tháng 10 năm 2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 38/TT-BYT, quy định một
số biện pháp thúc đẩy NCBSM tại các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm việc
thực hiện “Mười điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” và thực hiện “Bệnh viện
Bạn hữu trẻ em”, trong đó nêu rõ hoạt động tổ chức tư vấn, tuyên truyền cho
tất cả phụ nữ có thai đến khám về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, cho
trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú
kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn [40].


16

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày tại khoa Sản I và Sản II của
bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Những sản phụ từ 18 tuổi trở lên sinh con và đang nằm chăm sóc và
điều trị sau sinh tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh;
- Đẻ thường;
- Mổ đẻ theo nguyện vọng (không có chỉ định mổ tuyệt đối);
- Trẻ có cân nặng trẻ sơ sinh từ 2000 gram trở lên;
- Mới sinh con trong vòng 7 ngày;
- Trẻ sinh sống: trẻ sống đến thời điểm nghiên cứu hoặc ít nhất 12 giờ

sau khi sinh.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Sản phụ sinh con có can thiệp (kẹp lấy thai, giác hút…);
- Sản phụ mắc các bệnh không thể cho con bú như: các bệnh mãn tính
(về tim, phổi, cao huyết áp...), các bệnh lây truyền (viêm gan B, HIV…), các
bệnh nhiễm khuẩn cấp tính;
- Sản phụ sinh non và hoặc có con đang nằm điều trị tại Khoa Sơ sinh;
- Các bà mẹ quá yếu hoặc quá mệt sau sinh (do đau, mất máu…), các
bà mẹ có sang chấn tinh thần không thể tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Sản I và Sản II - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh (đây là các khoa
có sản phụ đến sinh, và sau sinh con được nằm với mẹ).


17

2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2016 đến tháng 05/2017, trong
đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 02/2017 đến tháng 03/2017, tại khoa Sản
I và Sản II của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.5. Cỡ mẫu - kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu
2.5.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
n = Z21-α/2
Trong đó:
• n: Số bà mẹ cần cho nghiên cứu.
• α: Mức ý nghĩa thống kê, được lấy là 0,05 (tương ứng với độ tin cậy
95%).

• Z1-α/2= 1,96 (tra từ bảng khi α = 0,05).


p: Tỷ lệ cho con bú ngay sau sinh trong giờ đầu tiên. T heo một

số nghiên cứu, tỷ lệ này tại một số vùng trên cả nước nằm trong khoảng 30%
- 70% [8]. Chúng tôi ước tính trong nghiên cứu này p = 60%.
• d: Khoảng sai lệch mong muốn (= 0,07).
Thay vào công thức trên ta có n = 188 bà mẹ.
Trên thực tế chúng tôi đã điều tra được 200 bà mẹ từ 2 khoa Sản của
bệnh viện.
2.5.2. Kỹ thuật chọn mẫu
- Giai đoạn 1: Chọn chủ đích bệnh viện tham gia nghiên cứu là bệnh
viện Sản Nhi Bắc Ninh.


18

- Giai đoạn 2: Chọn đối tượng là toàn bộ các bà mẹ sau sinh có đủ
tiêu chuẩn nghiên cứu tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh bắt đầu từ tháng
2/2017, cho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại.
2.5.3. Công cụ thu thập thông tin
- Bộ câu hỏi được các chuyên gia của Bộ Y tế và Bệnh viện Phụ sản
Trung ương xây dựng dựa trên Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam và
các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Ngoài ra có tham khảo tài liệu nghiên
cứu trước có liên quan.
- Bộ câu hỏi này được thử nghiệm tại khoa D3 Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội, chỉnh sửa và hoàn chỉnh phù hợp trước khi tiến hành thu thập số liệu.
2.5.4. Kỹ thuật thu thập thông tin
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ theo mẫu

phiếu được thiết kế sẵn.
2.6. Nội dung, các biến số, các chỉ tiêu, phương pháp thu thập thông tin
ST
T

1

2

3

Nội dung
nghiên cứu
Một số đặc
trưng

nhân của đối
tượng
nghiên cứu

Công cụ
Phương
Biến số/Chỉ số
thu thập pháp thu
số liệu thập số liệu
Bộ câu Phỏng vấn
- Tuổi, nơi sinh sống,
trình độ học vấn,
hỏi
bà mẹ theo

mẫu phiếu
nghề nghiệp phương
pháp sinh con, số lần
sinh con, phương
pháp sinh của bà mẹ.
Bộ câu Phỏng vấn
- Tỷ lệ bà mẹ đang nuôi
con bằng sữa mẹ
hỏi
bà mẹ theo
mẫu phiếu
- Tỷ lệ bà mẹ cho con bú
trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh

Mục tiêu 1:
Xác định tỷ
lệ nuôi con
bằng sữa mẹ
tại BV Sản
Nhi
Bắc
Ninh
năm
2017
Mục tiêu 2: - Kiến thức về thời điểm cho
Mô tả kiến trẻ bú lần đầu

Bộ câu
hỏi


Phỏng vấn
bà mẹ theo


19

thức
NCBSM của
các bà mẹ
tại
Bệnh
viện Sản Nhi
Bắc
Ninh
năm 2017

4

5

Mục tiêu 2:
Mô tả thực
hành
NCBSM của
các bà mẹ
tại
Bệnh
viện Sản Nhi
Bắc

Ninh
năm 2017

Mục tiêu 3:
Mô tả một số
yếu tố ảnh
hưởng đến
việc NCBSM
của các bà
mẹ tại BV
Sản Nhi tỉnh
Bắc
Ninh
năm 2017

- Kiến thức về lợi ích cho trẻ
bú sớm
- Kiến thức về NCBSM
hoàn toàn
- Thời gian cho trẻ bú
mẹ hoàn toàn
- Thời điểm cho trẻ cai sữa
- Sự hiểu biết về thời gian
giữa 2 bữa bú
- Kiến thức về cách duy trì
sữa mẹ
- Tỷ lệ bà mẹ cho con
ăn/uống thứ khác trước khi
cho trẻ bú lần đầu
- Loại thức ăn/nước uống

trẻ được dùng trước khi bú
lần đầu

- Liên quan giữa một số
yếu tố với thực hành cho trẻ
bú trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh.
- Liên quan giữa phương
pháp sinh và kiến thức của
bà mẹ với thực hành cho con
bú trong vòng 1 giờ sau sinh
- Phân tích đa biến một số
yếu tố của mẹ có ảnh hưởng
đến thực hành cho trẻ bú
trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh.

2.7. Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục
- Sai số hệ thống:

mẫu phiếu

Bộ câu
hỏi

Phỏng vấn
bà mẹ theo
mẫu phiếu

Bộ câu

hỏi

Phỏng vấn
bà mẹ theo
mẫu phiếu


20

Sai số do thu thập thông tin: Bỏ sót thông tin khi ghi chép các câu trả
lời của đối tượng trong quá trình phỏng vấn. Cán bộ tiến hành phỏng vấn sâu
chưa có đủ kinh nghiệm để khai thác thêm đối tượng phỏng vấn, quan sát cách
thực hành của đối tượng phỏng vấn. Sản phụ không hợp tác hoặc cung cấp các
số liệu sai lệch do giữ thể diện, hoặc vì các yếu tố mang tính tập quán.
Cách khắc phục: tập huấn kỹ bộ câu hỏi, giám sát quá trình lấy thông
tin. Lựa chọn các nghiên cứu viên có kinh nghiệm và trách nhiệm. Tổ chức
rút kinh nghiệm trong nhóm nghiên cứu và giám sát sau mỗi đợt điều tra.
2.8. Quản lý và phân tích số liệu
- Toàn bộ số phiếu nhận từ điều tra đã được nhóm xử lý số liệu kiểm
tra lại trước khi nhập vào máy tính.
- Số liệu sau đó được nhập và làm sạch bằng chương trình EPIDATA 3.1
để hạn chế những sai sót khi nhập số liệu.
- Số liệu được phân tích và trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ % theo
bảng, biểu đồ, sử dụng phối hợp các chương trình STATA 12, Microsoft Excel
2013.
- Sử dụng test thống kê thích hợp để phân tích kết quả và giá trị p<0,05
được coi là có ý nghía thống kê.
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu đã được sự phê duyệt và hội đồng đánh giá của
Đại học Y Hà Nội.

- Giải thích rõ với các sản phụ về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc điều tra.
- Chỉ tiến hành phỏng vấn khi sản phụ và người thân trong gia đình tự
nguyện chấp nhận.
- Mọi thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo
giữ bí mật.


21

- Sau điều tra kịp thời giải thích, tư vấn cho sản phụ về những vấn đề
bà mẹ còn vướng mắc trong thực hành nuôi con của mình, đặc biệt là vấn
đề nuôi con bằng sữa mẹ.
- Không được sử dụng bất cứ thông tin nghiên cứu cho bất cứ mục
đích nào khác và số liệu thu thập chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.


22

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
3.1.1. Một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm

n

%

18-24 tuổi


50

25

25-34 tuổi

134

67

≥ 35 tuổi

16

8

Thành thị

86

43

Nông thôn

114

57

Không đi học


0

0

Tiểu học/Trung học cơ sở

41

20,5

Trung học phổ thông

68

34

Trung cấp/Cao đẳng

49

24,5

Đại học trở lên

42

21

Nhóm tuổi


Nơi sinh sống

Trình độ học vấn


23

Nghề nghiệp

n

%

Công nhân, thợ thủ công

83

41,5

Cán bộ, công chức

25

12,5

Nhân viên văn phòng

23

11,5


Lao động tự do

50

25

Nông nghiệp

14

7

Buôn bán, dịch vụ

5

2,5

200

100

Tổng

- Trong tổng số 200 bà mẹ tham gia nghiên cứu, bà mẹ ở nhóm tuổi 25 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (67%), tiếp đến là các bà mẹ có độ tuổi từ 18 - 24
(25%), chỉ có 8% các bà mẹ có độ tuổi từ 35 trở lên.
- Số bà mẹ sinh sống ở nông thôn cao hơn so với ở thành thị (57% so
với 43%).
- Tỷ lệ các bà mẹ tham gia nghiên cứu học hết trung học phổ thông là

cao nhất, chiếm 34%. Tỷ lệ các bà mẹ có trình độ trung cấp và cao đẳng
(24,5%) cao hơn so với trình độ đại học trở lên (21%). Số bà mẹ học hết tiểu
học hoặc trung học cơ sở chiếm 1/5 tổng số bà mẹ tham gia nghiên cứu.
- Các bà mẹ là công nhân, thợ thủ công chiếm tỷ lệ cao nhất (41,5%),
tiếp đến là lao động tự do (25%). Cán bộ công chức và nhân viên văn phòng
chiếm tỷ lệ thấp hơn (12,5% và 11,5%). Nông nghiệp và buôn bán, dịch vụ
là các ngành nghề có tỷ lệ thấp nhất.


24

Bảng 3.2. Phân bố thứ tự sinh và phương pháp sinh của trẻ tại bệnh viện
Nội dung

n

%

Thứ tự sinh Con thứ nhất
của trẻ
Con thứ hai trở lên

80

40

120

60


89

44,5

111

55,5

200

100

Sinh thường
Phương pháp
sinh
Sinh mổ
Tổng

Bảng 3.2 cho thấy trong tổng số 200 bà mẹ tham gia nghiên cứu, số bà
mẹ sinh con thứ 2 trở lên cao gấp 1,5 lần số bà mẹ sinh con lần đầu (60% so
với 40%). Về phương pháp sinh con, có 111 bà mẹ sinh mổ, chiếm 55,5% số
bà mẹ, cao hơn số bà mẹ sinh thường (89 bà mẹ, chiếm 44,5%).
3.1.2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong số 200 bà mẹ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ bà
mẹ đang cho con bú là 91%, gấp 10 lần số bà mẹ không cho con bú (9%).


25


Bảng 3.3. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ sớm theo phương pháp sinh
Phương
pháp
sinh

Sinh thường

Sinh mổ
Tổng

%

Thời
điểm
cho con bú

n

%

n

%

Trong 1 giờ đầu

39

43,8


8

7,2

47

23,5

1-3 giờ

27

30,3

4

3,6

31

15,5

4-6 giờ

7

7,9

11


9,9

18

9,0

> 6 giờ

14

15,7

88

79,3

102

51,0

Không nhớ

2

2,3

0

0


2

1,0

Tổng

89

100

111

100

200

100

Bảng 3.3 cho thấy có trong tổng số 200 bà mẹ tham gia nghiên cứu, số
bà mẹ cho con bú > 6 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất (51%), tiếp đến là trong vòng 1
giờ đầu sau sinh (chiếm 23,5%). Các tỷ lệ này trong nhóm sinh thường và
sinh mổ có sự chênh lệch rõ rệt. Trong khi tỷ lệ cho con bú trong 1 giờ đầu
của nhóm sinh thường là cao nhất (43,8%), gấp 6 lần nhóm sinh mổ (7,2%),
thì thời điểm cho bú >6 giờ là hay gặp nhất ở nhóm sinh mổ (chiếm 79,3%).


×