BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG SAU TIÊM VẮC XIN QUINVAXEM
VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SAU TIÊM CHỦNG
CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI TỈNH BẮC NINH NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2011 – 2015
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG SAU TIÊM VẮC XIN QUINVAXEM
VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SAU TIÊM CHỦNG
CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI BẮC NINH NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2011 – 2015
Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG HUY LƯƠNG
TS. PHẠM QUANG THÁI
HÀ NỘI – 2015
XÁC NHẬN CỦA THẦY/CÔ HƯỚNG DẪN
TS.DƯƠNG HUY LƯƠNG
TS.PHẠM QUANG THÁI
Bộ môn Dịch tễ học
Phó trưởng khoa Dịch tễ
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Đại học Y Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể thầy/cô các Bộ môn
và cán bộ các Phòng, Ban trường Đại học Y Hà Nội, đã tạo điều kiện cho em trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng, đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Dịch tễ học đã tận
tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong 4 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn TS Dương
Huy Lương và TS Phạm Quang Thái – hai người thầy hướng dẫn đã dành nhiều
thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Mình luôn cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của bạn bè trong quá
trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt, con xin được bày tỏ lòng cám ơn gia đình đã luôn dành cho con sự
yêu thương và những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp đại học.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Dung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi : Phòng Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
Bộ môn Dịch tễ học trường Đại học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, năm học 2014 – 2015
Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của em, có sự hỗ trợ
từ Giảng viên hướng dẫn là TS. Dương Huy Lương và TS. Phạm Quang Thái, toàn
bộ số liệu được xử lý trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào
khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Dung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCG
Bacillus Calmette–Guérin
CBYT
Cán bộ y tế
DPT
Diphtheria – Tetanus – Pertussis
Hib
Haemophilus influenza type B
MMR
Measles – Mumps - Rubella
MR
Measles - Rubella
OPV
Oral polio vaccine
PUSTC
Phản ứng sau tiêm chủng
TCMR
Tiêm chủng mở rộng
TD
Tetanus – Pertussis
VVSDTTW
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
TCYTTG (WHO)
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................................3
1.1.Khái niệm về vắc xin.....................................................................................................................3
1.1.1.Định nghĩa.................................................................................................3
1.1.2. Phân loại vắc xin.......................................................................................3
1.1.3. Bảo quản vắc xin.......................................................................................4
1.2. Chương trình Tiêm chủng mở rộng............................................................................................4
1.2.1. Khái niệm về tiêm chủng...........................................................................4
1.2.2. Chương trình TCMR trên thế giới..............................................................5
1.2.3. Chương trình TCMR tại Việt Nam.............................................................6
1.3. Phản ứng sau tiêm chủng...........................................................................................................7
1.3.1. Khái niệm phản ứng sau tiêm chủng..........................................................7
1.3.2. Nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng......................................................7
1.3.3. Phân loại phản ứng sau tiêm......................................................................8
1.4. Vắc xin Quinvaxem....................................................................................................................10
1.4.1. Sơ lược về vắc xin Quinvaxem................................................................10
1.4.2. Phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem.....................................................11
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................14
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................................14
2.2. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................................14
2.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................14
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu...................................................................................................................15
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập...........................................................................................15
2.6. Biến số nghiên cứu...................................................................................................................16
2.7. Sai số và cách khắc phục...........................................................................................................20
2.8. Xử lý và phân tích số liệu..........................................................................................................21
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................................................21
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ..........................................................................................................................22
3.1.Thông tin chung về đối tượng...................................................................................................22
Bảng 3.1. Thông tin chung về bà mẹ trong nghiên cứu.......................................22
Bảng 3.2. Thông tin về trẻ trong mẫu nghiên cứu...............................................23
3.2. Mô tả thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem........................................................23
Bảng 3.3. Tình trạng phản ứng sau tiêm vắc xin.................................................23
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các phản ứng tại chỗ sau tiêm................................................24
Bảng 3.4. Tỷ lệ các phản ứng toàn thân sau tiêm................................................25
Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện các phản ứng.......................................................25
Biểu đồ 3.2. Thời gian bình phục của trẻ............................................................26
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ và công tác truyền thông về
phản ứng sau tiêm chủng................................................................................................................27
Biểu đồ 3.3. Thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm và kiến thức, thái độ của bà mẹ về
phản ứng sau tiêm.............................................................................27
Bảng 3.7. Tỷ lệ bà mẹ giữ sổ tiêm chủng và cung cấp thông tin về tình trạng sức
khỏe của trẻ trước khi tiêm chủng......................................................27
Bảng 3.8. Tình trạng tuân thủ hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.................29
Bảng 3.9. Tỷ lệ bà mẹ biết lợi ích phòng bệnh của việc tiêm chủng và các biểu
hiện của phản ứng sau tiêm...............................................................30
Biểu đồ 3.4. Nguồn cung cấp thông tin về PUST cho bà mẹ...............................31
Bảng 3.10. Công tác truyền thông tư vấn tiêm chủng của CBYT đối với bà mẹ. .31
3.4. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ....................33
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm
của bà mẹ.........................................................................................33
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN.......................................................................................................................35
4.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................................................35
4.2. Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem..................................................................35
4.3.Thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ...........................................................................36
4.4. Kiến thức và thái độ của bà mẹ về phản ứng sau tiêm...........................................................38
4.5. Công tác truyền thông về phản ứng sau tiêm chủng...............................................................39
4.6. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ.........40
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................42
1.Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem......................................................................42
2.Thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ....................................................................42
3.Một số yếu tố liên quan về thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ.......................42
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................................................43
Đối với bà mẹ:......................................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về bà mẹ trong nghiên cứu. Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Thông tin về trẻ trong mẫu nghiên cứu.........Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Tình trạng phản ứng sau tiêm vắc xin...........Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Tỷ lệ các phản ứng toàn thân sau tiêm..........Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện các phản ứng.................Error: Reference source not found
Bảng 3.7. Tỷ lệ bà mẹ giữ sổ tiêm chủng và cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe
của trẻ trước khi tiêm chủng......................Error: Reference source not found
Bảng 3.8. Tình trạng tuân thủ hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.....Error: Reference
source not found
Bảng 3.9. Tỷ lệ bà mẹ biết lợi ích phòng bệnh của việc tiêm chủng và các biểu hiện của
phản ứng sau tiêm..................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.10. Công tác truyền thông tư vấn tiêm chủng của CBYT đối với bà mẹ......Error:
Reference source not found
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà
mẹ............................................................ Error: Reference source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các phản ứng tại chỗ sau tiêm................................................................................24
Biểu đồ 3.2. Thời gian bình phục của trẻ............................................................................................26
Biểu đồ 3.3. Thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm và kiến thức, thái độ của bà mẹ về phản ứng sau
tiêm.......................................................................................................................................................27
Biểu đồ 3.4. Nguồn cung cấp thông tin về PUST cho bà mẹ...............................................................31
1
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thế kỷ XX đã đánh dấu những thành tựu to lớn mà vắc xin đem lại cho nền y
tế công cộng nhằm ngăn ngừa bệnh tật, khuyết tật và tử vong . Ngày nay, nhờ có
vắc xin mà khoảng 3 triệu trẻ em được cứu sống mỗi năm . Mặc dù vắc xin là an
toàn nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ. Sau khi sử dụng vắc xin có thể
xuất hiện những phản ứng phụ sau tiêm. Biểu hiện của phản ứng sau tiêm chủng rất
khác nhau, từ phản ứng nhẹ, thông thường đến những phản ứng nặng, hiếm gặp, có
thể đe dọa đến tính mạng . Nếu không được điều tra và làm rõ kịp thời, các phản
ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng có thể làm suy giảm niềm tin của cộng đồng đối
với vắc xin, dẫn đến làm giảm tỷ lệ tiêm chủng .
Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp có tác dụng phòng ngừa 5 bệnh trong
cùng 1 mũi tiêm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng
não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Hib gây ra. Tính tới nay, hơn 400 triệu liều
Quinvaxem đã được sử dụng tại 91 quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, 15,2
triệu lượt trẻ em trên toàn quốc đã được tiêm Quinvaxem . Mặc dù đã được Tổ chức
Y tế Thế giới tiền kiểm định năm 2006 , nhưng Quinvaxem cũng như các thuốc hay
loại vắc xin khác, khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng không mong muốn. Một
số nước trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin
Quinvaxem như: tại Sri Lanka năm 2008 đã có trẻ tử vong, bị giảm trương lực cơ –
giảm đáp ứng; Bhutan báo cáo về những trẻ mắc bệnh cảnh não/viêm màng não
năm 2009; Ấn Độ ghi nhận 83 trường hợp phản ứng sau tiêm Quinvaxem từ giữa
năm 2012 đến năm 2013 , . Ở Việt Nam, trong thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến
tháng 3 năm 2013, 43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, trong đó 9 trường hợp
tử vong được báo cáo sau khi sử dụng vắc xin Quinvaxem . Việc tạm dừng sử dụng
vắc xin trên phạm vi toàn quốc do ảnh hưởng của phản ứng sau tiêm chủng đã làm
tỷ lệ tiêm chủng Quinvaxem năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012, từ 96,6%
xuống còn 59,4%. Điều này khiến cho nhiều trẻ chưa được tiêm chủng hoặc không
2
tiêm đủ 3 mũi Quinvaxem. Nếu những trẻ này không được tiêm vét thì sẽ ảnh
hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầu đủ năm 2014 .
Các phản ứng sau tiêm có thể do thuộc tính của vắc xin hoặc không liên quan
đến vắc xin và chúng thường xảy ra sớm, trong vòng 24 giờ sau khi tiêm. Do vậy
mà vai trò của người mẹ rất quan trọng vì thông qua việc chăm sóc, theo dõi trẻ sau
khi tiêm chủng của bà mẹ, các phản ứng sau tiêm có thể được phát hiện sớm và điều
trị kịp thời, đặc biệt đối với những phản ứng nặng, nguy hiểm nhưng xảy ra nhanh
như sốc phản vệ. Để hạn chế tối đa hậu quả của các phản ứng không mong muốn,
đặc biệt là đối với những vắc xin mới như Quinvaxem thì không những cần phải
đánh giá và theo dõi thường xuyên các phản ứng sau tiêm mà còn phải quan tâm
đến việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ. Trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và tại một vài địa
phương ở Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ
sau tiêm chủng của bà mẹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu như còn rất ít và
hạn chế ở Việt nam nói chung cũng như tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Chính vì thế,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin
Quinvaxem và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc
Ninh năm 2014” với các mục tiêu:
1.
Mô tả thực trạng các phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Bắc Ninh
năm 2014.
2.
Mô tả thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ tại Bắc Ninh
năm 2014
3.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
của bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Khái niệm về vắc xin
1.1.1.Định nghĩa
Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là các kháng nguyên có nguồn
gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc mất khả năng
gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào trong cơ thể để kích thích cơ thể sinh
miễn dịch chủ động phòng bệnh .
Ngày nay, khái niệm về vắc xin đã được mở rộng, không chỉ là chế phẩm từ
vi sinh vật được dùng để phòng bệnh, mà vắc xin còn được làm từ vật liệu sinh học
không vi sinh vât và được dùng với cả mục đích khác như: vắc xin chống khối u
được làm từ các tế bào sinh khối u, vắc xin chống thụ thai được làm từ thụ thể
(receptor) của trứng dùng để ngăn cản điều kiện thụ thai,…
1.1.2. Phân loại vắc xin
Vắc xin có thể được chế tạo từ vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố của chúng hay tái
tổ hợp từ các kháng nguyên đặc hiệu .
Vắc xin được chế tạo từ vi khuẩn
-
Vắc xin sống giảm động lực: vắc xin phòng lao - BCG, thương hàn uống
Vắc xin bất hoạt toàn thân vi khuẩn: vắc xin ho gà, tả, thương hàn tiêm
Vắc xin giải độc tố: vắc xin bạch hầu, uốn ván
Vắc xin thứ đơn vị: vắc xin ho gà vô bào, vắc xin cộng hợp Hib, vắc xin cầu
khuẩn phổi
Vắc xin được chế tạo từ vi rút
-
Vắc xin vi rút sống giảm động lực: vắc xin sởi, bại liệt uống (OPV), quai bị,
-
rubella, sốt vàng.
Vắc xin bất hoạt toàn thân: vắc xin cúm, dại, viêm não Nhật Bản, bại liệt
(IPV), viêm gan A.
4
-
Vắc xin thứ đơn vị: vắc xin cúm, vắc xin viêm gan B tái tổ hợp.
1.1.3. Bảo quản vắc xin
Vắc xin phải được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật về bảo quản
thuốc trong dây chuyền lạnh. Dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị nhằm bảo quản
và vận chuyển vắc xin theo đúng nhiệt độ quy định từ nhà sản xuất đến người sử
dụng, bao gồm buồng lạnh, xe lạnh, tủ lạnh, tủ đá, hòm lạnh, phích vắc xin .
Nhiệt độ bảo quản vắc xin phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đa số
các loại vắc xin được yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ từ +2 oC đến +8oC và không
được tiếp xúc với nhiệt độ đông băng .
Một số vắc xin dạng đông khô phải pha hồi chỉnh với dung môi kèm theo
hoặc với vắc xin khác dạng dung dịch trước khi sử dụng.
1.2. Chương trình Tiêm chủng mở rộng
1.2.1. Khái niệm về tiêm chủng
Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin, sinh
phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ
động để phòng bệnh .
Tiêm chủng là hình thức gây miễn dịch chủ động nhờ vắc xin. Mũi tiêm
chủng đầu tiên cho người chưa bao giờ tiếp xúc với kháng nguyên thường tạo ra
kháng thể loại IgM. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và thời gian tiêm, mũi thứ hai
sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, cao hơn và thường là kháng thể loại
IgG. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở mức độ cao trong thời
gian dài và cho dù lượng kháng thể giảm xuống nhưng do cơ chế trí nhớ miễn dịch
nên đa số trường hợp vẫn có khả năng kích thích cơ thể đáp ứng nhanh khi tiếp xúc
lại với mầm bệnh .
Trong suốt 200 năm qua kể từ khi thầy thuốc người Anh Edward Jenner dùng
vẩy đậu bò để phòng bệnh đậu mùa ở người cho đến nay, tiêm chủng đã góp phần
5
đáng kể vào việc phòng ngừa bệnh, kiểm soát được ít nhất 10 bệnh chính sau đây ở
nhiều khu vực trên thế giới: đậu mùa, uốn ván, sốt vàng, các bệnh gây ra bởi
Haemophilus influenza type B, bại liệt, sởi, quai bị và rubella . Tác động của việc
tiêm chủng đối với sức khỏe con người trên toàn thế giới là vô cùng to lớn mà
không có một phương thức hay một kháng sinh nào có thể ảnh hưởng lớn đến việc
làm giảm tỷ lệ chết cho cộng đồng như vắc xin .
1.2.2. Chương trình TCMR trên thế giới
Chương trình TCMR được WHO khởi xướng từ năm 1974. Đến nay, qua 4
thập kỷ, chương trình đã mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu
vực và nhiều quốc gia khác nhau. Các vắc xin phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván,
bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm màng não mủ do Haemophius influenza type B được
đưa vào chương trình TCMR ở hầu hết các nước kể cả các nước đang phát triển.
Riêng vắc xin Quinvaxem cũng đã được triển khai tại hơn 90 nước trên thế giới.
Thành quả của chương trình TCMR đem lại đã góp phần đẩy lùi nhiều bệnh
tật và giảm tỷ lệ tử vong của con người, đặc biệt là đối với trẻ em ở các nước đang
phát triển. Đến nay, bệnh bại liệt đã được thanh toán ở nhiều nước Châu Mỹ, Châu
Âu, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, và chỉ còn lưu hành ở một số nước Châu
Phi, Châu Á như: Ấn Độ, Băngladesh, Pakistan, Công Gô... Năm 2002, có 135 nước
đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh. Năm 2006 số mắc uốn ván sơ sinh trên toàn
cầu giảm 1,55 lần so với năm 1980 . Công tác phòng chống bệnh sởi được đẩy
mạnh. Số trẻ em chết vì bệnh sởi đã giảm khoảng 80% từ 733.000 trường hợp tử
vong vào năm 2000 xuống còn 164.000 vào năm 2008 .
Tháng 1 năm 2000, liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI)
được thành lập nhằm hỗ trợ vắc xin cho trẻ em ở 70 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Tổ chức GAVI đã giúp cuộc sống của trẻ em và bảo vệ sức khỏe người dân bằng
cách tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng ở các nước nghèo nhất trên thế
giới. Tại Việt Nam, GAVI đã hỗ trợ chương trình TCMR ở các dự án như: triển khai
tiêm vắc xin viêm gan B trong toàn quốc năm 2003, hỗ trợ đưa vắc xin mới
6
Quinvaxem vào Việt Nam năm 2010, đánh dấu vắc xin thứ 11 sử dụng trong
chương trình TCMR miễn phí cho trẻ em trên toàn quốc.
1.2.3. Chương trình TCMR tại Việt Nam
Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ
Y Tế khởi xướng với sự hỗ trợ của WHO và UNICEF. Chương trình có mục tiêu
ban đầu là cung cấp dịch vu tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ
khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến gây tử vong cao. Sau một thời gian thí
điểm (1981-1984), chương trình từng bước mở rộng dần về cả địa bàn và đối tượng
tiêm chủng. Tới nay, toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hôi được
tiếp cận với chương trình TCMR. Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh
truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào chương trình bao gồm:
vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm
não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib .
Sau hơn 25 năm hoạt động, chương trình TCMR đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Từ năm 1993 đến năm 2010, tỷ lệ tiêm chủng tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi
liên tục đạt trên 90% (riêng năm 2007 chỉ đạt 81,8% do ảnh hưởng của các phản
ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B); tỷ lệ tiêm chủng vắc xin uốn ván cho phụ nữ có
thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ luôn đạt 80 - 90%. Năm 2000, Việt Nam chính thức
được WHO công nhận thanh toán bại liệt. Năm 2005, Việt Nam tiếp tục được WHO
công nhận loại trừ uốn ván sơ sinh trên đơn vị huyện. Bệnh ho gà và bạch hầu là
những bệnh có tỷ lệ mắc và chết cao ở trẻ em trước khi có chương trình TCMR, nay
đã được khống chế. Tỷ lệ mắc ho gà năm 2010 chỉ còn 0,10/100.000 dân giảm 844
lần so với năm 1984 (84,4/100.000) . Tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu năm 2010 còn
0,007/100.000 dân giảm 586 lần với năm 1984 (4,1/100.000 dân) , .
7
1.3. Phản ứng sau tiêm chủng
1.3.1. Khái niệm phản ứng sau tiêm chủng
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các
biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết
do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai
biến nặng sau tiêm chủng .
1.3.2. Nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng
Phản ứng do thuộc tính của vắc xin: Tác dụng phòng vệ của vắc xin là do
chúng kích thích hệ thống miễn dịch của người dùng, tổng hợp các kháng thể, đẩy
mạnh sự phá hủy vi sinh vật nhiễm hoặc trung hòa độc tố của vi khuẩn . Phản ứng
tại chỗ, các triệu chứng toàn thân, sốt có thể là một phần của phản ứng miễn dịch cơ
thể. Tuy nhiên, một số thành phần của vắc xin như tá dược, chất bảo quản, protein
kháng nguyên (ho gà toàn tế bào) cũng có thể gây phản ứng.
-
Một số tác động trực tiếp gây ra bởi vắc xin như: phản ứng tại chỗ và sốt
trong vòng 48 giờ sau khi tiêm DTaP/IPV/Hib; phát ban kèm theo sốt từ bảy
đến mười ngày và viêm tuyến mang tai ba tuần sau khi tiêm MMR .
Phản ứng do sai sót trong tiêm chủng: Sai sót khi thực hành tiêm chủng là
những lỗi gây ra trong lúc chuẩn bị tiêm chủng do kỹ thuật tiêm, bảo quản hoặc sử
dụng vắc xin. Các sai sót thường gặp trong tiêm chủng như :
-
Sử dụng dụng cụ tiêm không vô khuẩn có thể gây nên áp xe, nhiễm khuẩn
-
huyết, lây nhiễm các bệnh qua đường máu (HIV, viêm gan B, C).
Chuẩn bị vắc xin không đúng: pha hồi chỉnh sai dung môi, lấy nhầm dung
-
môi hoặc vắc xin gây phản ứng tại chỗ hoặc áp xe.
Tiêm sai vị trí: gây phản ứng hoặc áp xe tại chỗ.
Vận chuyển và bảo quản không đúng: vắc xin bị đông băng dẫn đến mất
-
công dụng.
Không quan tâm đến chỉ định có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng, không
phân loại sức khỏe trước khi tiêm chủng; việc đánh giá chất lượng vắc xin để
8
cấp phép không đúng kỹ thuật, đội ngũ kỹ thuật viên không đủ trình độ, các
thử nghiệm phân tích không được thẩm định để đảm bảo độ tin cậy,…
Trùng hợp ngẫu nhiên: Xảy ra khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân không
phải do vắc xin hoặc do sai sót trong khi tiêm chủng hay lo sợ do bị tiêm mà do
trùng hợp ngẫy nhiên với bệnh lý sẵn có hoặc do nguyên nhân khác . Khi một phản
ứng sau tiêm là trùng hợp ngẫu nhiên thì tình trạng này có thể đã xảy ra ngay cả khi
đối tượng chưa được tiêm chủng .
Do tâm lý lo sợ: xảy ra do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau, không phải do vắc
xin hoặc sai sót trong thực hành tiêm chủng . Điển hình là phản ứng dây chuyền do
lo sợ tiêm vắc xin như trường hợp tại trường Trung học cơ sở xã Cao Sơn huyện
Mường Khương tỉnh Lào Cai có 19 học sinh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt và
ngất xỉu sau khi tiêm vắc xin trong chiến dịch tiêm Sởi - Rubella năm 2014 .
Không rõ nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân gây ra phản ứng
sau tiêm chủng.
1.3.3. Phân loại phản ứng sau tiêm
Phản ứng sau tiêm chủng có thể đươc phân loại theo các cách như: tần suất
xuất hiện của phản ứng (thông thường, hiếm gặp); mức độ nghiêm trọng của phản
ứng (nhẹ, vừa, nặng); phạm vi phản ứng (tại chỗ, toàn thân); nguyên nhân của phản
ứng (thuộc tính của vắc xin, sai sót trong quá trình tiêm, trùng hợp ngẫu nhiên…) .
Cả hai loại phản ứng tại chỗ và phản ứng hệ thống đều có thể xảy ra sau khi sử dụng
vắc xin, hầu hết chúng đều diễn ra nhanh ngay sau khi tiêm chủng . Ở đây chúng tôi
xin trình bày cách phân loại theo phạm vi của phản ứng sau tiêm.
Phản ứng tại chỗ:
Đau, đỏ và sưng tại vị trí tiêm là những phản ứng thường gặp của vắc xin.
Những phản ứng này thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng .
Phản ứng toàn thân bao gồm:
9
Sốt:
Sốt là một phản ứng phổ biến, thường xảy ra trong vòng 72 giờ sau khi tiêm
các vắc xin bất hoạt. Phản ứng sốt sau khi tiêm vắc xin sống có thể xảy ra muộn hơn
(thường là từ 5 đến 14 ngày sau khi tiêm vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella (MMR)
hoặc vắc xin thủy đậu) .
Phát ban:
Phát ban sau khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực được dự báo trước và
thường không cần phải báo cáo . Ví dụ, vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella có thể tạo ra
tình trạng bệnh nhẹ giống như bị sởi nhưng không lây truyền, với các biểu hiện là
sốt và phát ban toàn thân. Tình trạng này thường xuất hiện trong vòng bảy ngày sau
tiêm chủng ở 5 đến 10% tổng số trẻ tiêm mũi MMR đầu tiên và giảm dần sau mũi
tiêm MMR thứ hai .
Cơn giảm trương lực cơ – giảm đáp ứng (Hypotonic - Hyporesponsive Episodes
(HHE)):
HHE là sự giảm trương lực cơ và giảm đáp ứng (hoặc không đáp ứng), khởi
phát đột ngột ở trẻ em dưới hai tuổi với biểu hiện tái nhợt hoặc xanh tím. Hầu hết
các trường hợp báo cáo trong vòng 12 giờ sau tiêm chủng. Lúc đầu trẻ quấy khóc và
có thể sốt. Sau đó trẻ trở nên nhợt nhạt, mềm nhũn, không đáp ứng hoặc giảm đáp
ứng .
HHE được ghi nhận đã xảy ra sau khi tiêm các vắc xin bạch hầu, ho gà, Hib
và Hep B. Tuy nhiên, không chống chỉ định với các liều tiếp theo của vắc xin mà
mũi tiêm trước đó có phản ứng HHE .
Khóc thét dai dẳng:
Khóc ở trẻ em là một phản ứng thông thường. Hầu hết việc trẻ khóc ngay sau
khi tiêm chủng thường diễn ra ngắn, tiếng khóc quen thuộc và các bậc cha mẹ cho
10
là bình thường. Tuy nhiên, họ sẽ thường lo lắng nếu trẻ khóc lâu, kéo dài, tiếng
khóc có cường độ âm cao .
Tình trạng tiêu chảy/nôn mửa nghiêm trọng.
Tình trạng buồn nôn và nôn có liên quan đặc biệt đến vắc xin thương hàn
uống, vắc xin dại được điều chế từ tế bào lưỡng bội của người (HDCV) và vắc xin
viêm não Nhật Bản .
Phản ứng dị ứng:
Các phản ứng dị ứng tạo thành một chuỗi, trong đó, mức độ cao nhất sau
cùng là sốc phản vệ. Các hình thức nhẹ hơn của phản ứng dị ứng có thể bao gồm cả
hệ da/niêm mạc (ví dụ như nổi mề đay, ngứa, viêm mũi) và/hoặc hệ hô hấp (sưng
đường hô hấp trên, suy hô hấp) .
1.4. Vắc xin Quinvaxem.
1.4.1. Sơ lược về vắc xin Quinvaxem.
Vắc xin Quinvaxem, hay còn gọi là vắc xin 5 trong 1, là vắc xin phối hợp
gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên
vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenza type b (Hib).
Quinvaxem có tác dụng phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và
viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Vắc xin Quinvaxem do hãng Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất. Là một vắc
xin phối hợp dạng lỏng, Quinvaxem được sử dụng luôn mà không cần pha hồi
chỉnh. Vắc xin được đóng lọ 0,5ml/lọ, thành phần trong mỗi lọ 0,5 ml gồm: ≥ 30 IU
giải độc tố bạch hầu tinh chế; ≥ 60 IU giải độc tố uốn ván tinh chế; ≥ 4 IU vi khuẩn
ho gà bất hoạt; 10 µg kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B; 10 µg
oligosaccharide trực khuẩn viêm màng não tuýp b kết hợp với khoảng 25 µg protein
CRM197 và aluminium phosphate (0.3 mg Al 3+). Quinvaxem không chứa chất bảo
11
quản. Có thể có một lượng rất nhỏ Thiomersal do trong quá trình sản xuất còn sót
lại . Nhiệt độ bảo quản vắc xin từ +2oC đến +8oC, tránh đông băng.
Quinvaxem gây miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi gồm 3 liều, vào thời
điểm trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi, mũi tiêm sớm nhất phải từ 6 tuần tuổi trở đi. Liều
lượng: tiêm 0,5ml/ liều; đường tiêm: tiêm bắp; vị trí: 1/3 giữa đùi. Không tiêm vào
mông hoặc tiêm dưới da. Vắc xin vẫn có thể dùng cho trẻ đã tiêm viêm gan B ngay
sau sinh nhưng không nên dùng vắc xin để tiêm phòng viêm gan B sau sinh .
Quinvaxem chống chỉ định với các trường hợp sau: tăng đáp ứng với bất kỳ
thành phần nào của vắc xin; đã có phản ứng với các vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho
gà, viêm gan B hay Hib tiêm trước đó; các trường hợp xuất hiện bệnh cảnh não
không rõ nguyên nhân sau khi tiêm các vắc xin có chứa vi khuẩn ho gà. Cũng giống
như các loại vắc xin khác, không nên tiêm Quinvaxem cho trẻ em đang bị sốt
( ≥380C) .
Những trường hợp có phản ứng nặng của liều tiêm trước đó hoặc liều tiêm
trước của vắc xin DPT, VBG cần phải được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng việc nên
hay không nên tiêm chủng liều tiếp theo .
1.4.2. Phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem
Từ các thử nghiệm lâm sàng (1500 liều vắc xin sử dụng cho 512 trẻ sơ sinh
khỏe mạnh từ 6 tuần tuổi), dựa theo số liều, sự xuất hiện tác dụng không mong
muốn được chia thành các tần số: rất phổ biến (>1/10); phổ biến (>1/100, ≤1/10); ít
gặp (>1/1000, ≤1/100); hiếm gặp (>1/10.000, ≤1/1000); rất hiếm (≤1/10.000, bao
gồm cả các báo cáo độc lập), bao gồm :
-
-
Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn - phổ biến.
Tình trạng rối loạn chung và tại chỗ:
o Phản ứng tại chỗ tiêm (nổi ban đỏ, rắn, đau) - rất phổ biến.
o Sốt - phổ biến.
o Tình trạng giống bệnh cúm - hiếm gặp.
Rối loạn dinh dưỡng và trao đổi chất: Rối loạn ăn uống - phổ biến.
Rối loạn hệ thông thần kinh: Buồn ngủ - phổ biến
12
-
-
Rối loạn tâm thần:
o Khóc – rất phổ biến
o Quấy khóc – phổ biến
o Khóc dai dẳng – ít gặp
Rối loạn hô hấp: Ho – hiếm gặp.
Rối loạn ở da và các mô dưới da: Phát ban – ít gặp.
Các phản ứng hệ thống thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau tiêm chủng
và hầu hết các phản ứng tự biến mất. Tất cả các phản ứng tại chỗ và phản ứng hệ
thống đều không có di chứng. Các phản ứng dị ứng, bao gồm phản ứng phản vệ và
nổi mề đay được báo cáo rất hiếm gặp sau khi tiêm chủng các vắc xin chứa DTP,
viêm gan B và Hib .
Sau khi được WHO tiền kiểm định chất lượng từ năm 2006 tới nay,
Quinvaxem đã được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng của hơn 90
nước. Một số nước như Sri Lanka, Bhutan, Pakistan, Ấn Độ đã từng ghi nhận các
trường hợp phản ứng sau tiêm nhưng vẫn tiếp tục sử dụng vắc xin Quinvaxem trong
chương trình tiêm chủng mở rộng, cụ thể:
Tại Sri Lanka, Quinvaxem được đưa vào TCMR từ năm 2008 trong thời
điểm vắc xin đã và đang sử dụng tại trên 34 quốc gia khác nhau và không có những
phản ứng nghiêm trọng nào được báo cáo từ các nước này. Cho đến nay, đây là
những nước sử dụng vắc xin liên lục và không bị gián đoạn. Tuy nhiên, Sri Lanka
đã quyết định cho tạm dừng Quivaxem sau khi xảy ra phản ứng sau tiêm nghiêm
trọng hiếm gặp là cơn giảm trương lực cơ – giảm đáp ứng (HHE) cùng với một vài
trường hợp tử vong được báo cáo sau khi tiêm vắc xin. Các cơ quan có trách nhiệm
của Sri Lanka đã tiến hành điều tra chi tiết nguyên nhân những ca tử vong và tình
trạng HHE, đồng thời, WHO đã bổ nhiệm một nhóm chuyên gia quốc tế kiểm tra và
báo cáo mỗi khi có trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Sri Lanka .
Sau khi đánh giá và điều tra toàn diện, Quinvaxem đã được Sri Lanka đưa sử dụng
trở lại năm 2010. Từ đó đến năm 2012, 14 trường hợp tử vong nữa được báo cáo
trong tổng số trẻ đã tiêm vắc xin 5 trong 1 .
13
Bhutan đưa vắc xin 5 trong 1 vào sử dụng từ tháng 9/2009. Việc xác định 5
trường hợp có bệnh cảnh não và/hoặc viêm màng não trong thời gian ngắn sau khi
tiêm vắc xin Quinvaxem dẫn đến quyết định đình chỉ tiêm Quivaxem vào ngày
23/10/2009. Sau quá trình điều tra tương tự như Sri Lanka, vắc xin Quivaxem đã
được sử dụng lại vào năm 2011 .
Ấn Độ giới thiệu vắc xin 5 trong 1 ở bang Tamil Nadu và Kerala vào tháng
10/2011. Việc tiêm chủng sau đó được mở rộng sang một số bang khác trong suốt
nửa sau của năm 2012 đến quý đầu tiên năm 2013. Cho đến nay, có 83 trường hợp
phản ứng sau tiêm đã được báo cáo sau khi tiêm vắc xin .
Tại Việt Nam, vắc xin Quinvaxem được đưa vào sử dụng trong chương trình
TCMR quốc gia vào tháng 6 năm 2010. Trong thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng
03/2013 đã có 9 trường hợp tử vong được báo cáo sau khi trẻ tiêm vắc xin
Quivaxem. Từ tháng 10/2013, vắc xin Quinvaxem được sử dụng lại trong chương
trình TCMR. Đến ngày 25/11/2013 đã có 62/63 tỉnh thành triển khai tiêm vắc xin “5
trong 1”. Tổng số trường hợp phản ứng sau tiêm được ghi nhận và báo cáo của
35/62 tỉnh triển khai là 1342 . Hầu hết là các phản ứng nhẹ sau tiêm chủng (sốt nhẹ
dưới 38,5oC, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc…) nằm trong giới hạn khuyến cáo
của WHO.
14
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng 06/2015 dựa trên bộ
số liệu đã được thu thập tại tỉnh Bắc Ninh từ ngày 15/4/2014 đến ngày 25/11/2014.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu số liệu sẵn
có.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên hai đối tượng khác nhau phù hợp cho từng mục
tiêu:
2.3.1. Với mục tiêu 1 mô tả thực trạng phản ứng sau tiêm: Đối tượng nghiên
cứu là trẻ đã tham gia tiêm chủng vắc xin Quinvaxem
• Trẻ dưới 1 tuổi đã tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1: DPT-VGB-Hib trong dự
án TCMR.
• Mốc thời gian tính tuổi: Theo lịch tiêm chủng của chương trình TCMR, trẻ
bắt đầu tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1 khi được 2 tháng tuổi. Thời gian thu
thập số liệu bắt đầu vào ngày 15/4/2014. Do đó mốc thời điểm tính tuổi của
trẻ được chọn vào nghiên cứu là trẻ sinh từ 15/2/2014 đến 25/12/2014.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trẻ dưới 1 tuổi đã tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1: DPT-VGB-Hib trong dự
án TCMR.
Tiêu chuẩn loại trừ:
•
Trẻ tiêm đồng thời vắc xin Quinvaxem trong chương trình TCMR và vắc xin
phối hợp khác trong tiêm chủng dịch vụ (PENTAXIM - vắc xin phối hợp 5
15
trong 1: DPT- bại liệt - Hib, INFANRIX - vắc xin phối hợp 6 trong 1: DPT viêm gan B - bại liệt - Hib).
• Trẻ vãng lai, không cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn nghiên cứu.
• Mẹ của trẻ từ chối tham gia nghiên cứu.
2.3.2. Với mục tiêu 2 mô tả thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ: Đối
tượng nghiên cứu là bà mẹ có con đã tiêm vắc-xin Quinvaxem.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
• Bà mẹ có con đã được lựa chọn vào nghiên cứu.
• Có khả năng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
• Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
• Bà mẹ bị hạn chế khả năng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
• Từ chối tham gia nghiên cứu.
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu cho đối tượng là trẻ dưới 1 tuổi đã được tiêm vắc xin Quinvaxem.
Toàn bộ số liệu của 444 trẻ dưới 1 tuổi đã tham gia vào nghiên cứu tại tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian từ ngày 15/4/2014 đến ngày 25/11/2014.
Cỡ mẫu cho đối tượng là bà mẹ:
444 bà mẹ của trẻ đã tham gia vào nghiên cứu.
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sẵn có từ bộ số liệu đã được thu thập
tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ 15/04/2014 đến 25/11/2014 do TTYTDP tỉnh
Bắc Ninh cung cấp.
Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi in sẵn đã thu thập số liệu.