Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ HIỆU QUẢ của lọc MÀNG BỤNG SO với CHẠY THẬN NHÂN tạo TRONG điều TRỊ SUY THẬN mạn GIAI đoạn CUỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.56 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

LÊ THỊ KIM OANH

TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA
LỌC MÀNG BỤNG SO VỚI CHẠY THẬN NHÂN TẠO
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
KHÓA 2014 - 2020

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

LÊ THỊ KIM OANH

TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA
LỌC MÀNG BỤNG SO VỚI CHẠY THẬN NHÂN TẠO
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN


CUỐI
Ngành đào tạo : Bác sỹ Y học dự phòng
Mã ngành

: 52720103

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
KHÓA 2014 - 2020

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM HUY TUẤN KIỆT


HÀ NỘI – 2020
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng và sâu sắc tới Ban Giám hiệu,
Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội cùng toàn thể các thầy
cô của Bộ môn Kinh tế y tế, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng và sâu sắc tới PGS.TS Phạm Huy
Tuấn Kiệt – Trưởng bộ môn Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, đã luôn
tận tình chỉ dạy, định hướng, tạo cơ hội học tập và truyền lửa tình yêu với
nghề cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe đến tất cả người bệnh
ghép thận tại bệnh viện đã cho phép tôi có được những thông tin giúp đỡ tôi
hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ và những người thân
trong gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020

Sinh viên

Lê Thị Kim Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Bộ môn Kinh tế y tế
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Tổng quan đánh giá chi phí
hiệu quả của lọc màng bụng so với chạy thận nhân tạo trong điều trị suy
thận mạn giai đoạn cuối” này là do tôi thực hiện. Các kết quả, số liệu trong
khóa luận đều có thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 2 0 tháng 05 năm 2020
Sinh viên

Lê Thị Kim Oanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CAPD

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú

CBA

Phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analysis)


CEA

Phân tích chi phí hiệu quả (Cost Effectiveness Analysis)

CMA

Phân tích giảm thiểu hóa chi phí (Cost Minimization Analysis)

CUA

Phân tích chi phí thỏa dụng (Cost Utility Analysis)

ESKD/ESRD

Suy thận mạn giai đoạn cuối

GBD

Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu

GFR

Mức lọc cầu thận

LMB/PD

Lọc màng bụng

RRT


Các liệu pháp thay thế thận

STM/CKD

Suy thận mạn

TNT/HD

Chạy thận nhân tạo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Khái quát về suy thận mạn..............................................................................3
1.1.1. Định nghĩa suy thận mạn..........................................................................3
1.1.2. Tình hình suy thận mạn tại Việt Nam và trên thế giới..............................4
1.1.3. Các giai đoạn bệnh thận mạn....................................................................5
1.1.4. Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối........................................................5
1.2. Đánh giá kinh tế y tế.......................................................................................8
1.2.1. Khái niệm đánh giá kinh tế y tế................................................................8
1.2.2. Các phương pháp đánh giá kinh tế y tế.....................................................9
1.2.3. Sử dụng mô hình trong đánh giá kinh tế y tế..........................................10
1.3. Một số khái niệm..........................................................................................14
1.4. Nghiên cứu về chính sách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng lọc
màng bụng và chạy thận nhân tạo......................................................................15
1.5. Nghiên cứu phân tích chi phí hiệu quả trong điều trị suy thận mạn giai đoạn
cuối bằng thận nhân tạo và lọc màng bụng trên thế giới....................................16
1.6. Nghiên cứu phân tích chi phí hiệu quả trong điều trị suy thận mạn giai đoạn

cuối bằng thận nhân tạo và lọc màng bụng tại Việt Nam...................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................20
2.1. Chiến lược tìm kiếm......................................................................................20
2.2. Lựa chọn nghiên cứu và trích xuất dữ liệu....................................................20
2.3. Đánh giá chất lượng nghiên cứu...................................................................21
2.4. Tổng hợp và phân tích dữ liệu.......................................................................21
Chương 3: KẾT QUẢ............................................................................................22
3.1. Chiến lược tìm kiếm nghiên cứu....................................................................22
3.1.1. Chính sách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối trên thế giới và Việt Nam.....22
3.1.2. Tổng quan chi phí hiệu quả LMB so với TNT.........................................23


3.2. Tổng quan chính sách điều trị STM giai đoạn cuối trên thế giới và Việt Nam........24
3.3. Tổng quan đánh giá chi phí hiệu quả LMB và TNT trong điều trị suy thận
mạn giai đoạn cuối.............................................................................................30
3.3.1. Đặc điểm chung các nghiên cứu.............................................................30
3.3.2. Đánh giá kinh tế y tế................................................................................34
3.4. Đánh giá chất lượng các nghiên cứu...........................................................40
Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................42
KẾT LUẬN............................................................................................................49
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại các giai đoạn của bệnh thận mạn tính........................................5
Bảng 1.2: Hiệu quả chi phí thuốc A và thuốc B.........................................................9
Bảng 3.1: Chính sách điều trị STM giai đoạn cuối của các quốc gia trên thế giới và
Việt Nam................................................................................................24

Bảng 3.2: Đặc điểm chung của các nghiên cứu.......................................................30
Bảng 3.3: Phân tích chi phí hiệu quả của các nghiên cứu........................................34
Bảng 3.4: Đánh giá chất lượng nghiên cứu theo Đồng thuận về các tiêu chí kinh tế y
tế mở rộng (CHEC)................................................................................40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các nghiên cứu tuân thủ các mục của danh sách Đồng thuận về
các tiêu chí kinh tế y tế mở rộng (CHEC)..........................................41

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.........................................................8
Sơ đồ 1.2: Mô hình Cây quyết định.........................................................................12
Sơ đồ 1.3: Mô hình Markov....................................................................................13
Sơ đồ 3.1: Chiến lược tìm kiếm cơ sở dữ liệu về chính sách điều trị STM giai đoạn
cuối trên thế giới và Việt Nam................................................................22
Sơ đồ 3.2: Chiến lược tìm kiếm cơ sở dữ liệu đánh giá hiệu quả chi phí của LMB và TNT.23
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quá trình chạy thận nhân tạo.....................................................................7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn tính là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra đặc
trưng bởi sự mất dần chức năng thận theo thời gian. Bệnh tiến triển xấu dẫn đến suy
giảm không hồi phục chức năng thận cần phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự
sống. Lọc máu ngoài thận là phương pháp điều trị chủ yếu với 2 phương pháp phổ
biến chạy thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng / thẩm phân phúc mạc liên tục
ngoại trú [1]. Theo số liệu thống kê của Hội Thận học thế giới, ước tính thế giới
đang có khoảng 500 triệu người có các vấn đề về bệnh lý mãn tính ở thận. Khoảng 3
triệu người bệnh trên thế giới đang sống nhờ các biện pháp thay thế như lọc máu,

ghép thận. Khoảng hai phần ba số người bị suy thận giai đoạn cuối được chạy thận
nhân tạo, một phần tư được ghép thận và một phần mười được lọc màng bụng [2],
[3]. Năm 2010 có 2,62 triệu người được lọc máu trên toàn thế giới và nhu cầu lọc
máu được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 [4].
Suy thận mạn gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và tinh thần của
người bệnh, là gánh nặng với xã hội. Theo viện nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn
cầu (GDB), bệnh thận mạn tính xếp thứ 16 trong nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
sớm năm 2016 và có thể xếp thứ 5 vào năm 2040. Theo GBD năm 2015 cũng ước
tính 1,2 triệu người chết vì suy thận, tăng 32% kể từ năm 2005. Năm 2010, ước tính
có 7,1 triệu người mắc bệnh thận giai đoạn cuối đã chết mà không được chạy thận
nhân tạo [5],[6]. Các quốc gia có thu nhập cao thường dành hơn 2 - 3% ngân sách
chăm sóc sức khỏe hàng năm cho việc điều trị bệnh thận giai đoạn cuối, mặc dù
những người được điều trị như vậy chiếm dưới 0,03% tổng dân số [6]. Năm 2015,
tại Hoa Kỳ, chi phí của Medicare cho bệnh thận mãn tính và giai đoạn cuối lần lượt
là hơn 64 tỷ và 34 tỷ đô la Mỹ. Từ năm 2014 đến 2015, chi phí dịch vụ của
Medicare cho các đối tượng mắc bệnh thận giai đoạn cuối đã tăng 2,4%, từ 33,1 tỷ
lên 33,9 tỷ, chiếm 7,1% tổng chi phí khiếu nại của Medicare [7].
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5
triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng


2

bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm
0,1% dân số [3]. Từ năm 1970, lọc màng bụng cấp cứu đã được áp dụng điều trị cho
bệnh nhân suy thận cấp người lớn tại bệnh viện Bạch Mai. Kỹ thuật LMB thực sự
phát triển và được triển khai rộng rãi khoảng từ năm 2004. Hiện nay có 28 trung
tâm LMB trên phạm vi cả nước [8] do tính đơn giản, thuận tiện và chi phí tương đối
thấp nhưng vẫn chỉ là một lựa chọn bên cạnh điều trị thận nhân tạo chu kỳ có chi
phí cao được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên sâu.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối phụ thuộc
vào chẩn đoán, bệnh nhân và nguồn lực sẵn có. Do gánh nặng kinh tế toàn cầu của
suy thận mạn ngày càng tăng nên phải tăng kiến thức về hiệu quả chi phí của các
lựa chọn điều trị khác nhau cho suy thận mạn giai đoạn cuối để cung cấp bằng
chứng ưu tiên phương pháp điều trị khi nguồn lực quốc gia cho y tế còn hạn hẹp.
Theo hiểu biết của tôi, chưa có tổng quan hệ thống nào tổng hợp bằng chứng về chi
phí hiệu quả của việc điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng lọc màng bụng và
chạy thận nhân tạo.
Đề tài “Tổng quan đánh giá chi phí hiệu quả của lọc màng bụng so với
chạy thận nhân tạo trong điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối” được thực hiện
với mục tiêu sau:
1.

Tổng quan chính sách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối trên thế giới và tại
Việt Nam

2.

Tổng quan đánh giá chi phí hiệu quả của lọc màng bụng so với chạy thận
nhân tạo


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về suy thận mạn
Suy thận mạn (STM) là một bệnh lý mạn tính ngày càng phổ biến có tính
chất toàn cầu. Khi bệnh thận tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối, để duy trì
sự sống phải ghép thận hoặc điều trị lọc máu ngoài thận qua máy với màng lọc nhân

tạo (điều trị thận nhân tạo – TNT) hoặc qua phúc mạc của bản thân người bệnh (lọc
màng bụng – thẩm phân phúc mạc – LMB). Người bệnh phải gắn liền với can thiệp
nhiều lần trong tuần hoặc hàng ngày, điều trị đến cuối đời, tạo gánh nặng bệnh tật
đáng kể của suy thận mạn đối với cộng đồng, đặc biệt ở Việt Nam ước tính tới 5
triệu người và bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000
người, chiếm 0,1% dân số [3],[9].
1.1.1. Định nghĩa suy thận mạn
Theo KDIGO 2012 (Kidney Disease Improving Global Outcomes), bệnh
thận mạn là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng
và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh thận
mạn tính khi thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
a. Triệu chứng tổn thương thận (có một hoặc nhiều biểu hiện)
- Albumine nước tiểu (tỷ lệ albumin creatinine nước tiểu >30mg/g hoặc albumine
nước tiểu 24 giờ >30mg/24giờ)
- Bất thường nước tiểu
- Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối loạn chức năng ống thận
- Bất thường về mô bệnh học thận
- Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận tiết niệu bất thường
- Ghép thận
b. Giảm mức lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR) < 60ml/ph/1,73

m2 (xếp lọai G3a-G5) [10],[11].
Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (End – Stage – Renal – Disease- ESRD) là
giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn. Các biểu hiện gặp trên lâm sàng là do hậu


4

quả của tình trạng tích tụ các độc chất, nước và điện giải trong máu không được
thận đào thải. Với mức lọc cầu thận (GFR) < 15mL/ph/1,73 m 2 , biểu hiện bằng hội

chứng urê máu, và tình trạng này sẽ gây tử vong nếu không được điều trị thay thế
thận [11]. Hội chứng urê máu (uremic syndrome) là một hội chứng lâm sàng và cận
lâm sàng, gây ra không chỉ do sự gia tăng của urê huyết thanh, mà còn tăng hơn 100
sản phẩm có nguồn gốc nitơ khác trong máu như peptide, aminoacid, creatinin, …
khi người bệnh bị suy thận (cấp hoặc mạn) [12].
1.1.2. Tình hình suy thận mạn tại Việt Nam và trên thế giới
Bệnh thận mạn và bệnh thận mạn giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe có tính
toàn cầu. Đây là một tình trạng bệnh lý có tần suất tăng nhanh và đòi hỏi chi phí
điều trị khổng lồ. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) năm 2017,
ước tính có gần 700 triệu người mắc bệnh thận mạn tính ớ các mức độ khác nhau
(chiếm 9,6% dân số thế giới ) và mỗi năm có khoảng 19,5 triệu người mới mắc
(chiếm 0,05%) [11], [13]. Năm 2010, thế giới chỉ 2,6 triệu người được sử dụng các
phương pháp thay thế thận trong khi có 4,9 triệu bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn
cuối cần điều trị thay thế thận. Có 2,3 triệu bệnh nhân suy thận mạn đã tử vong do
không được điều trị thay thế thận. Ước tính đến năm 2030, có 5,4 triệu người cần
thay thế thận trong đó châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất [4]. Ở Mỹ, theo báo cáo thường
niên năm 2019 của Hệ thống dữ liệu thận của Hoa Kỳ, năm 2017 có 186.977 người
mắc CKD, chiếm 14,5% dân số, và tỷ lệ hiện mắc CKD tăng đều mỗi năm, từ 20162017 tăng từ 13,6% đến 14,5% [14]. Tại Nam Á, tỷ lệ mắc CKD dao động từ 10,6%
ở Nepal đến 23,3% ở Pakistan [15].
Từ 2015 đến 2030, việc sử dụng RRT trên toàn thế giới được dự kiến sẽ tăng
từ 3,1 đến 5,4 triệu người, với mức tăng trưởng đáng kể nhất ở châu Á (1,2 - 2,2
triệu), tiếp theo là Hoa Kỳ và Châu Âu [4]. Một điều tra cắt ngang ở Trung Quốc vào
năm 2012 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ở Trung Quốc là 10,8% tương đương
119,5 triệu người, trong đó tỷ lệ có suy thận mạn là 1,7% [16]. Số bệnh nhân TNT đã
tăng 37% từ 248.016 năm 2012 lên 339.748 vào năm 2014 và số bệnh nhân LMB
đã tăng 46% từ 37.942 vào năm 2012 lên 55.373 vào năm 2014 [17].


5


Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào ở quy mô toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh
thận mạn tính, chủ yếu là các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ
thể. Tác giả Võ Tam năm 2004 cho thấy tỷ lệ suy thận mạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
chiếm 0,92% trong số người trong cộng đồng được khảo sát [18]. Năm 2019, ước tính
có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ
tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người,
chiếm 0,1% dân số [3].
1.1.3. Các giai đoạn bệnh thận mạn
Năm 2012, KDIGO phân bệnh thận mạn thành 6 giai đoạn dựa vào GFR
Bảng 1.1: Phân loại các giai đoạn của bệnh thận mạn tính
Giai đoạn

Mô tả

Mức lọc cầu thận
(ml/phút/1,73 m2 da)

1

Tổn thương thận với chức năng thận
bình thường hoặc tăng GFR

2

Giảm nhẹ GFR

60 – 89

3a


GFR giảm nhẹ hoặc vừa phải

45 – 59

3b

GFR giảm từ vừa phải đến nặng

30 – 44

4

GFR giảm nặng

15 – 29

5

Suy thận

≥ 90

<15
Nguồn: KDIGO 2012, [10]

Suy thận mạn tương ứng với bệnh thận mạn giai đoạn III, IV, V. Khi bệnh
thận mạn tiến triển tới giai đoạn V, bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn giai
đoạn cuối và có chỉ định điều trị thay thế thận.
1.1.4. Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Trừ phi người bệnh từ chối, mọi người bệnh STM giai đoạn cuối, với lâm

sàng của hội chứng urê huyết cao (thường xảy ra khi độ thanh thải creatinin dưới 15
ml/phút, hoặc sớm hơn ở người bệnh đái tháo đường) đều có chỉ định điều trị thay
thế thận. Các chỉ đinh điều trị thay thế thận:
- Tăng kali máu không đáp ứng với điều trị nội khoa


6

- Toan chuyển hóa nặng
- Quá tải tuần hoàn, phù phổi cấp không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.
- Suy dinh dưỡng tiến triển không đáp ứng với can thiệp khẩu phần
- Mức lọc cầu thận từ 5-10 ml/ph/1,73 m2 (hoặc BUN > 100mg/dL, creatinine
huyết thanh > 10mg/dL).
Lựa chọn biện pháp điều trị thay thế thận (chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng,
ghép thận) dựa vào các tiêu chí sau:
- Nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn
- Các bệnh đi kèm
- Tình trạng tim mạch của bệnh nhân, cân nhắc các yếu tố nguy cơ
- Điều kiện sống và khả năng kinh tế của người bệnh
- Hiểu biết và nhận thức của bênh nhân về bệnh, biện pháp điều trị
- Khả năng của cơ sở y tế mà bệnh nhân đang điều trị [11].
Lọc máu ngoài thận:
a. Thận nhân tạo chu kỳ (TNT)
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Điều trị thận nhân tạo là
việc sử dụng máy có chức năng như một quả thận để thực hiện việc lọc máu trong
cơ thể. Thận nhân tạo là thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể có lưu lượng máu từ
200 - 400 ml/phút thời gian kéo dài từ 4 - 8h. Trong quá trình thực hiện, máu sẽ đi
qua một ống dẫn đến bộ lọc nhân tạo, lọc hết chất thải và nước thừa ra ngoài. Sau
đó, máu sạch sẽ được đưa lại cơ thể thông qua một ống dẫn khác. Bệnh nhân điều trị
bằng phương pháp này phải mổ cầu tay, nối động mạch quay với tĩnh mạch quay,

tạo áp lực lớn ở tay để lấy máu ra lọc. Lúc lọc bệnh nhân được chọc kim FAV vào
cầu tay để lấy máu lọc chảy vào những ống dẫn của máy lọc thận. Máu sẽ tiếp xúc
với dung dịch lọc được máy tuần hoàn qua một màng nhân tạo, để thẩm phân chất
độc. Máu lại được tiêm trả lại cho bệnh nhân. Máy lọc cũng tự động rút khỏi cơ thể
một lượng nước nhất định. Lọc máu chy kỳ 1 tuần ≥ 12 giờ (mỗi lần lọc máu ít nhất
4 giờ, tuần 3 lần, cách ngày).


7

Chạy thận nhân tạo thường chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế, cần cán bộ y tế
có chuyên môn thực hiện và giám sát. Do vậy, nơi cư trú của người bệnh suy thận
mạn giai đoạn cuối nhằm duy trì sự sống bằng chạy thận nhân tạo phải dễ dàng tiếp
cận cơ sở y tế có chạy thận nhân tạo [8].

Hình 1.1: Quá trình chạy thận nhân tạo
b. Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc)
Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm
màng lọc thay thế cho thận suy để lọc các chất chuyển hoá, nước điện giải ra khỏi
cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi. Nguyên tắc LMB là sử dụng màng
bụng như một màng bán thấm ngăn cách giữa hai khoang, một bên là các mao mạch
quanh màng bụng và một bên là khoang bụng chứa dịch lọc. Trong thời gian dịch
LMB lưu trong khoang bụng, ba quá trình vận chuyển đồng thời xảy ra: Khuyếch
tán, siêu lọc và hấp thu. Lượng thẩm tách đạt được và mức độ loại bỏ dịch tùy thuộc
thể tích dịch LMB đưa vào (gọi là dịch lưu), tần suất dịch LMB được trao đổi và
nồng độ chất thẩm thấu hiện hữu. Có 4 hình thức chính lọc màng bụng:
-

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD: Continous Ambulatory Peritoneal Dialysis)


-

Lọc màng bụng chu kỳ liên tục (CCPD: Continous Cycling Peritoneal Dialysis)

-

Lọc màng bụng gián đoạn về đêm ( NIPD: Nocturnal Intermittent Peritoneal Dialysis)

-

Lọc màng bụng tự động (APD: Automated Peritoneal Dialysis)


8

Phương pháp này đơn giản, thuận tiện và chi phí tương đối thấp, mang đến
cho bệnh nhân nhiều sự tự do hơn, bệnh nhân không cần đến các trung tâm chạy
thận để điều trị [8], [11].
1.2. Đánh giá kinh tế y tế
1.2.1. Khái niệm đánh giá kinh tế y tế
Ở bất kỳ quốc gia nào, cơ sở hạ tầng của y tế công cũng là một mạng lưới
gồm y tế tuyến cơ sở, y tế khu vực và y tế trung ương và những cơ sở này chịu trách
nhiệm triển khai các chương trình/ hoạt động điều trị và dự phòng, trong đó có cả
cấp cứu và xây dựng các chiến lược nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho toàn
dân. Các chương trình và can thiệp y tế có thể được coi là một quy trình sản xuất mà
chuyển từ đầu vào (nguồn lực) thành đầu ra (thay đổi tình trạng sức khỏe) như được
biểu diễn trong hình sau đây:
Chương trình hoặc can thiệp của y tế công
Thay đổi về tình trạng sức khoẻ
- Ca bệnh dự phòng được

- Thương tật tránh được
- Năm sống thêm

Nguồn lực
- Nhân công
- Vốn

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
* Nguồn: Theo Drummond, O’Brien B., Stoddart G.L. & Torrance GW (2005) [19]

Nguồn lực dành cho y tế luôn hạn hẹp và cạnh tranh với các lĩnh vực khác vì
vậy các bệnh viện, cơ sở y tế và cả các công ty bảo hiểm đều phải đối mặt với sự
lựa chọn để tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc sử dụng những nguồn lực hạn
hẹp. Với mục đích như vậy, các phương pháp đánh giá kinh tế y tế lần lượt phát
triển. Đánh giá kinh tế là sự đánh giá, phiên giải về lượng và có hệ thống hiệu quả
thực sự (hoặc giá trị thực) của các phương án can thiệp tương đương nhau bằng
cách xem xét mối quan hệ giữa cả chi phí hiệu quả của các can thiệp đó. Đánh giá
kinh tế y tế giúp chúng ta tạo ra khả năng sử dụng tốt nhất nguồn lực có sẵn theo
một cách ra quyết định hợp lý để đạt được mục đích tối đa từ sử dụng nguồn lực
khan hiếm đó [20].


9

1.2.2. Các phương pháp đánh giá kinh tế y tế
Có 4 phương pháp đánh giá kinh tế y tế
1.2.2.1. Phân tích giảm thiểu hóa chi phí (Cost Minimization Analysis – CMA)
Bản chất của phân tích giảm thiểu hóa chi phí là so sánh sự khác nhau về chi
phí giữa các phương án mà kết quả đã được xác định hoặc đã được giả định. Quá trình
quyết định liệu các phương án đó có kết quả hay không thì không phải là một phần của

CMA. Phân tích giảm thiểu hóa chi phí đưa ra cách tính điển hình các chi phí trực tiếp
cho y tế, có thể có hoặc không có cả chi phí trực tiếp không cho y tế và chi phí gián tiếp,
việc tính toán phụ thuộc vào tình huống lâm sàng cụ thể và quan điểm của người sử dụng
CMA. CMA xác định được phương án nào tiết kiệm nhất [20].
1.2.2.2. Phân tích chi phí hiệu quả ( Cost Effectiveness Analysis – CEA)
Phân tích chi phí hiệu quả xác định sự khác nhau về lượng cả về chi phí và
kết quả. Chi phí trực tiếp trong CEA được xác định và đo lường như trong cách
đánh giá CMA, kết quả trong CEA không được chuyển thành tiền tệ mà được thể
hiện bằng các đơn vị dịch tễ học tự nhiên có thể chuyển đổi thành những năm sống
được tiết kiệm mà thường hay được sử dụng nhất trong nghiên cứu về CEA (chi phí
cho một năm sống được tăng lên – ICER). Phân tích chi phí - hiệu quả có thể chỉ ra
rằng, một lựa chọn đặc biệt nổi trội lên thì nó sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn với chi
phí thấp hơn hoặc chi phí tương đương. Chi phí tăng thêm/ hiệu quả tăng thêm được
coi là tỷ suất của "sự nổi trội".
Bảng 1.2: Hiệu quả chi phí thuốc A và thuốc B
A>B
A>B

Thực hiện phân tích chi
phí gia tăng

Hiệu
A=B quả

B trội

Chi phíA=B

A

A trội

A trội

Không khác
nhau

A trội

Thực hiện phân tích
chi phí gia tăng
Thuốc A và B khác nhau, có thể tìm được 9 kết quả có khả năng xảy ra cho
A
B trội

B trội

chi phí/hiệu quả.
CEA được sử dụng rộng rãi bởi nó có khả năng so sánh trực tiếp các phương
án can thiệp hoặc các phương án điều trị. Hơn nữa đầu vào đầu tiên là tiền và kết


10

quả là đơn vị dịch tễ học tự nhiên khiến cho những gì mà phân tích tìm thấy có ích
cho cả người sử dụng và người cung cấp dịch vụ [20].
1.2.2.3. Phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analysis – CBA)
Phân tích chi phí lợi ích đánh giá cả chi phí và kết quả trong đó các kết quả
được chuyển thành tiền. Sự chuyển đổi này tạo ra khả năng thể hiện kết quả tìm

được là lợi nhuận đạt được nếu so sánh lợi ích với số tiền đầu tư vào. CBA thể
hiện những gì đạt được là lợi ích ròng – lợi ích ròng được tính bằng cách lấy số
tiền đã được chuyển đổi từ lợi ích đạt được trừ đi chi phí. Do CBA chỉ so sánh
giá trị tiền tệ nên CBA có thể được sử dụng để so sánh các chương trình y tế
không giống nhau. CBA là một phương pháp có ích cho việc đưa ra quyết định
về chính sách công cộng [20].
1.2.2.4. Phân tích chi phí hữu dụng (Cost Utility Analysis – CUA)
Trong phân tích chi phí hữu dụng, kết quả sẽ được thể hiện bằng sự lựa chọn
của người bệnh mà thường được mô tả bằng một mức độ nào đó của tình trạng sức
khỏe hoàn toàn. Nói cách khác là năm sống mà người bệnh sẵn sàng đổi lấy sự giảm
đi về chất lượng cuộc sống. CUA là phương pháp duy nhất đưa ra mức độ cho sự
lựa chọn của người bệnh đối với các kết quả tương đương. Đơn vị thường được
dùng để đo lường hiệu quả trong CUA được gọi là những năm sống đã được điều
chỉnh về chất lượng, QALY hoặc những năm sống đã được điều chỉnh thương tật.
Một QALY là một đơn vị tương đương với một năm khỏi bệnh, hoàn toàn khỏe
mạnh. Phân tích chi phí - thỏa dụng thể hiện kết quả một cách đặc trưng thành chi
phí/ QALY đạt được. CUA có thể và đang được dùng cho quyết định phân bổ nguồn
lực y tế công cộng trên thế giới [20].
1.2.3. Sử dụng mô hình trong đánh giá kinh tế y tế
Trong bối cảnh nghiên cứu kết quả, một mô hình là một đại diện có cấu trúc
của các hoạt động chăm sóc sức khỏe trong thế giới thực, kết hợp xác suất sự kiện,
sử dụng tài nguyên, chi phí và kết quả của bệnh nhân. Những mô hình này được sử
dụng để đánh giá tác động của các can thiệp y tế đến chi phí và các kết quả khác
trong điều kiện không chắc chắn. Mục tiêu chính của các mô hình như vậy là cung
cấp thêm thông tin cho những người ra quyết định xác định các lựa chọn điều trị và


11

các kết quả có khả năng liên quan đến bất kỳ quyết định chăm sóc sức khỏe nào.

Một mô hình tốt sẽ giúp xác định mức độ chắc chắn/ không chắc chắn điều xảy ra
theo từng quyết định cụ thể. Mô hình có đầu vào (inputs), thường không chắc chắn
(uncertainty), do đó kết quả thường được biểu hiện dưới dạng xác suất (probability).
Do vậy, mô hình thường sử dụng các công thức toán học để đưa ra được các kết quả
có thể từ những phương án lựa chọn khác nhau, giúp cho các nhà hoạch định chính
sách ra quyết định. Mô hình còn có giá trị về mặt thống kê vì cho phép kiểm tra
nhiều giả định bằng các phép thử thống kê. Trong đánh giá kinh tế, mỗi phương án
cần một chi phí (cost) và cho ra một hiệu quả (outcome). Với mỗi phương án được
phân tích, chi phí (hay hiệu quả) là tổng của những chi phí (hay hiệu quả) của
những kết quả dựa vào tần suất xuất hiện của chúng. Kết quả từ các mô hình phân
tích quyết định thường gặp bao gồm chi phí, năm sống, năm điều chỉnh chất lượng
(QALYs) và các biện pháp khác liên quan đến can thiệp chăm sóc sức khỏe [21].
Hai hình thức thông thường nhất của mô hình được dùng trong phân tích ra
quyết định ở đánh giá kinh tế là cây quyết định và mô hình Markov. Hình thức đơn
giản nhất của mô hình phân tích quyết định trong đánh giá kinh tế là cây quyết định
như trong sơ đồ 1.2. Lựa chọn thay thế được đại diện bởi một loạt các nhánh, trong
đó kiểm tra xem có hiệu quả chi phí để sàng lọc ung thư vú cứ sau hai năm so với
không sàng lọc.


12

Tầm soát
2 năm/lần
Chính sách tầm soát ung thư vú

Ung thư
Không ung thư

Ung thư

Nút quyết định
Nút cơ hội

Không
tầm soát

Dương tính
Âm tính
Dương tính
Âm tính

Không ung thư

Nút kết thúc
* Nguồn: Theo Petrou và Gray (2011)

Sơ đồ 1.2: Mô hình Cây quyết định
Điểm đầu tiên trong cây, nút quyết định (được vẽ dưới dạng hình vuông) thể
hiện câu hỏi quyết định này. Trong trường hợp này chỉ có hai tùy chọn được trình
bày nhưng các tùy chọn bổ sung có thể được thêm vào. Các đường dẫn theo từng
tùy chọn đại diện cho một loạt các sự kiện thay thế được sắp xếp logic, biểu thị
bằng các nhánh phát ra từ các nút cơ hội (ký hiệu tròn). Các lựa chọn thay thế tại
mỗi nút cơ hội phải loại trừ lẫn nhau và xác suất của chúng phải tổng hợp chính
xác với một nút. Điểm cuối của mỗi con đường được biểu thị bằng các nút cuối
(ký hiệu hình tam giác) mà giá trị hoặc các khoản thanh toán, chẳng hạn như chi
phí, tuổi thọ hoặc tuổi thọ được điều chỉnh chất lượng (QALY). Khi xác suất và
các khoản thanh toán đã được nhập. Cây quyết định được đánh giá cao vì sự đơn
giản và minh bạch của chúng, và chúng có thể là một cách tuyệt vời để làm rõ
các lựa chọn quan tâm. Tuy nhiên, chúng bị giới hạn bởi việc thiếu bất kỳ biến



13

thời gian rõ ràng nào, gây khó khăn cho việc xử lý các yếu tố phụ thuộc thời gian
của một đánh giá kinh tế. Không được phép chệch hướng hoặc lặp trong cây
quyết định, do đó, những cây đại diện cho các bệnh mãn tính có các sự kiện tái
phát có thể phức tạp với nhiều con đường dài.
Một hình thức thay thế của mô hình cây quyết định là mô hình Markov.
Không giống như các cây quyết định đại diện cho chuỗi các sự kiện như một số
lượng lớn các con đường phức tạp tiềm tàng, mô hình Markov cho phép một chuỗi
các kết quả đơn giản và linh hoạt hơn, bao gồm cả các kết quả định kỳ, theo thời
gian. Bệnh nhân hiện đang có một trong số các trạng thái sức khỏe hữu hạn tại bất
kỳ thời điểm nào và thực hiện chuyển đổi giữa các trạng thái sức khỏe đó qua một
loạt các khoảng thời gian hoặc chu kỳ riêng biệt. Xác suất ở trong một trạng thái
hoặc chuyển sang trạng thái khác trong mỗi chu kỳ được xác định bởi một tập hợp
các xác suất chuyển tiếp được xác định.
Sơ đồ 1.3 là một sơ đồ chuyển trạng thái và ma trận xác suất chuyển tiếp cho
một mô hình Markov của một sự giả định can thiệp của bệnh ung thư vú. Có ba
trạng thái sức khỏe: tốt, tái phát ung thư vú và chết. Trong ví dụ này, xác suất
chuyển từ trạng thái tốt tại thời điểm t sang trạng thái tái phát tại thời điểm t + 1 là
0,3, trong khi xác suất chuyển từ tốt sang chết là 0,1. Ở mỗi chu kỳ, tổng xác suất
chuyển tiếp ra khỏi trạng thái sức khỏe (xác suất hàng) phải bằng 1. Để quá trình
Markov kết thúc, cần đặt một số điều kiện chấm dứt.


14

Tái phát

Tốt


Chết

Trạng thái tại thời điểm t
Tốt
Tái phát
Chết

Trạng thái tại thời điểm t + 1
Tốt

Tái phát

Chết

1-(0,3+0,1)
0,1
0

0,3
1-(0,1+0,2)
0

 0,1
0,2
1

*Nguồn: Theo Petrou và Gray (2011)

Sơ đồ 1.3: Mô hình Markov

Giai đoạn cuối cùng là gán giá trị cho từng trạng thái sức khỏe, điển hình là
chi phí và tiện ích y tế. Thông thường, các mô hình như vậy mô phỏng quá trình
chuyển đổi một nhóm giả định của các cá nhân thông qua mô hình Markov theo
thời gian, cho phép nhà phân tích ước tính chi phí và kết quả dự kiến. Điều này chỉ
đơn giản bao gồm, đối với mỗi chu kỳ, tổng hợp chi phí và kết quả giữa các trạng
thái sức khỏe, được tính theo tỷ lệ của đoàn hệ dự kiến ở mỗi trạng thái, sau đó tổng
hợp qua các chu kỳ. Nếu khoảng thời gian của mô hình là >1 năm, chiết khấu
thường được áp dụng để tính các giá trị hiện tại của chi phí và kết quả dự kiến [22].
1.3. Một số khái niệm
- Quan điểm nghiên cứu: nghiên cứu xem xét chi phí dưới gọc độ nào. Góc
độ của khu vực y tế người ta quan tâm đến chi phí của người cung cấp dịch vụ y tế
như chi phí của các cơ sở y tế hoặc của cơ quan BHYT. Góc độ cá nhân: do chi phí
của người bệnh và gia đình cùng gánh chịu, gồm các khoản chi tiêu từ túi người
bệnh và gia đình (mất/giảm thu nhập do tham gia can thiệp, chi phí đi lại, chăm sóc
trẻ nhỏ, đau đớn, mất mát về tinh thần…). Góc độ xã hội bao trùm tất cả các chi phí
bất kể chi phí đó xảy ra với ai.


15

- Khung thời gian nghiên cứu: Điểm bắt đầu và điểm kết thúc (theo thời
gian), theo đó các chi phí và hiệu quả của can thiệp sức khỏe sẽ được đo lường và
đánh giá.
- Chiết khấu: Chi phí xảy ra tại các thời điểm khác nhau được chiết khấu để
quy về giá trị hiện tại của chi phí.
- LY: số năm sống dự tính còn lại.
- QALY: Những năm sống đã được điều chỉnh chất lượng. Là chỉ số tổng hợp
trong đó chất lượng cuộc sống liên quan đến tình trạng sức khỏe được lượng giá từ
1 (hoàn toàn khỏe mạnh) đến 0 (hoàn toàn ốm yếu, tử vong).
QALY = Số năm sống còn lại đến tuổi kỳ vọng x chất lượng cuộc sống [20].

- ICER: Tỷ suất chi phí tăng thêm trên hiệu quả tăng thêm (Incremental cost
effectiveness ratio): tóm tắt chi phí-hiệu quả của một sự can thiệp của y tế. Nó được
xác định bởi sự khác biệt về chi phí giữa hai can thiệp có thể, chia cho sự khác biệt
về hiệu quả của chúng. Nó đại diện cho chi phí gia tăng trung bình liên quan đến 1
đơn vị đo lường hiệu quả bổ sung. ICER có thể được ước tính là:
C1 và E1 là chi phí, hiệu quả của nhóm can thiệp và C 0, E0 là chi phí và hiệu
quả trong nhóm chăm sóc kiểm soát. Chi phí thường được mô tả bằng các đơn vị
tiền tệ, trong khi các tác động có thể được đo lường về tình trạng sức khỏe hoặc kết
quả quan tâm khác. Một ứng dụng phổ biến của ICER là trong phân tích tiện ích chi
phí , trong trường hợp đó, ICER đồng nghĩa với chi phí cho mỗi năm tuổi thọ được
điều chỉnh chất lượng (QALY) có được.
1.4. Nghiên cứu về chính sách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối bằng lọc
màng bụng và chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo tại trung tâm là hình thức điều trị lọc máu phổ biến nhất
trên thế giới. Trong năm 2013, tổng dân số lọc màng bụng trên toàn thế giới được
ước tính là 272.000 trong khi đó TNT được ước tính là 2,25 triệu [23]. Năm 2012,
Jain, Blake và cộng sự công bố một nghiên cứu về xu hướng toàn cầu về tỷ lệ lọc
màng bụng. Nghiên cứu được thu thập dữ liệu từ 130 quốc gia từ 1997 đến 2008. Các


16

nguồn dữ liệu là đăng ký thận, xã hội thận, bộ y tế, trung tâm học thuật… Kết quả cho
thấy năm 2008, 11% bệnh nhân LMB trong tổng số bệnh nhân chạy thận, 59% được
điều trị ở các nước đang phát triển và 41% ở các nước phát triển. Tỷ lệ của tất cả các
bệnh nhân chạy thận được điều trị bằng thẩm tách màng bụng không thay đổi ở các
nước đang phát triển nhưng giảm đáng kể ở các nước phát triển 5,3% [24].
Một nghiên cứu của Kwong và cộng sự năm 2015 về lọc màng bụng ở châu
Á cho thấy trong số tất cả các quốc gia châu Á có đăng ký thận, Hồng Kông là quốc
gia duy nhất có nhiều bệnh nhân mắc LMB hơn TNT, với 73% tất cả bệnh nhân

RRT nhận LMB, chủ yếu là do chính sách LMB đầu tay. Ở hầu hết các quốc gia ở
châu Á, LMB nên có hiệu quả chi phí hơn TNT. Chính sách LMB đầu tay có thể là
một chiến lược tổng thể ở nhiều quốc gia ở châu Á trong việc quản lý bệnh nhân
suy thận, ví dụ Hồng Kông và Thái Lan. Nhật Bản là một ngoại lệ ở châu Á khi có
tỷ lệ LMB rất thấp. Hơn 90% bệnh nhân ở Nam Á tử vong trong vài tháng chẩn
đoán STM giai đoạn cuối vì thiếu hỗ trợ tài chính cho RRT [23].
Một tổng quan toàn cầu về tác động của chính sách LMB đầu tay và
khuyến khích LMB do Liu, Gao và cộng sự công bố năm 2015 đánh giá các
chính sách LMB đầu tay/ Khuyến khích cụ thể của từng quốc gia với nền tảng,
việc thực hiện và kết quả liên quan của chúng. Nó đã tìm thấy các rào cản thực
hiện chính sách có liên quan rộng rãi với chính sách của chính phủ, kinh tế, nhà
cung cấp hoặc giáo dục chuyên nghiệp chăm sóc sức khỏe, các yếu tố liên quan
đến phương thức và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân. Đáng chú ý, sự thành
công của chính sách Khuyến khích LMB của một quốc gia nhất định có liên quan
nghịch đảo với phạm vi cơ sở hạ tầng TNT [25].
Năm 2018, một nghiên cứu về ảnh hưởng của các chính sách bồi hoàn đối
với phân phối các phương thức lọc máu trên thế giới được thực hiện bởi Edwina
Anne Brown cho thấy sự bồi hoàn của chính phủ sẽ quyết định số lượng bệnh nhân
chạy thận nhân tạo và chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
phân phối các phương thức lọc máu [26].
Tại Việt Nam, Luật Bảo hiểm y tế 25/2008/QH12 ban hành năm 2008 quy
định người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 80-100% các chi


17

phí [27]. Khung viện phí theo Thông tư liên tịch số 14/2019/TT-BYT ban hành năm
2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định mức tối đa khung giá một số dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Khung
viện phí ban hành kèm theo Thông tư 14 có quy định mức giá trần cho LMB và điều

trị TNT tại các cơ sở y tế công lập. Thận nhân tạo chu kỳ 556.000 đồng, lọc màng
bụng chu kỳ (CAPD) 562.000 đồng và lọc màng bụng liên tục 24 giờ bằng máy
(thẩm phân phúc mạc) 964.000 đồng [28]. Theo Thông tư 04/2017/TT-BYT về Ban
hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được
hưởng của người tham gia Bảo hiểm y tế, mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế
cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở [29].
1.5. Nghiên cứu phân tích chi phí hiệu quả trong điều trị suy thận mạn giai
đoạn cuối bằng thận nhân tạo và lọc màng bụng trên thế giới
Phân tích chi phí điều trị bệnh tật ngày càng trở nên thông dụng trong nghiên
cứu chăm sóc sức khỏe. Tính toán trong phân tích chi phí điều trị bệnh giúp cho
việc xác định ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe. Một tiếp cận phân tích chi phí và chi
phí - hiệu quả của LMB được công bố từ rất sớm, vào năm 1982 bởi nhóm nghiên
cứu Beardsworth và Goldsmith khi nghiên cứu chương trình LMB tại Merseyside/
Anh. Thông tin chi phí từ 1979 đến cuối năm 1981 được phân tích và cho thấy Dịch
vụ Y tế quốc gia của Anh phải chi trả cho 1 bệnh nhân LMB mỗi năm là 5.510 £,
thấp hơn so với các phương pháp điều trị bệnh nhân STM giai đoạn cuối khác. [30]
Năm 2005, một nghiên cứu đánh giá kinh tế của LMB và TNT được thực
hiện bởi Hooi, Lim và cộng sự tại Malaisia. 44 trung tâm TNT và 11 trung tâm
LMB tham gia vào nghiên cứu từ 2001. Tổng số bệnh nhân là 60 với 30 cho mỗi
phương pháp lọc máu ngoài thận. Chi phí trung bình cho một lần điều trị TNT là
169 ringgit và cho một tháng LMB là 2.186 Ringgit. Cả hai phương pháp đều có chi
phí ngoại trú tương đương. Số năm sống thu được của nhóm bệnh nhân TNT chu kỳ
là 10,96 và của nhóm LMB là 5,21 năm. Chí phí cho 1 năm sống của TNT chu kỳ là
33.642 ringgit và của LMB là 31.635 Ringgit. Nghiên cứu kết luận chi phí - hiệu
quả của hai phương pháp là tương đương. [31]


×