Tải bản đầy đủ (.doc) (189 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm sát thi hành án phạt tù tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.91 KB, 189 trang )

BỘ TƯ PHÁP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐINH HOÀNG QUANG

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LUẬT HÀ NỘI

ĐINH HOÀNG QUANG

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 9 38 01 04

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TKSH. Lê Văn Cảm
2. PGS. TS. Đỗ Thị Phượng

Hà Nội – 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đinh Hoàng Quang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CAND

Công an nhân dân

NXB

Nhà xuất bản


TAND

Tòa án nhân dân

THAHS

Thi hành án hình sự

THAPT

Thi hành án phạt tù

TTLT

Thông tư liên tịch

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát THAPT.
Bảng 2.2. Tình hình Viện kiểm sát gián tiếp kiểm sát THAPT.
Bảng 2.3. Tình hình Viện kiểm sát đề nghị Tòa án xét miễn chấp hành án
phạt tù.
Bảng 2.4. Tình hình Viện kiểm sát đề nghị Tòa án xét hoãn chấp hành án
phạt tù.
Bảng 2.5. Tình hình Viện kiểm sát đề nghị Tòa án xét giảm thời hạn chấp

hành án phạt tù.
Bảng 2.6. Tình hình Viện kiểm sát đề nghị Tòa án xét tha tù trước thời hạn có
điều kiện.
Bảng 2.7. Tình hình Viện kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý,
giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Bảng 2.8. Tình hình Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án ra Quyết định thi hành án.
Bảng 2.9. Tình hình Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan Công an áp giải.
Bảng 2.10. Tình hình Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan Công an truy nã.
Bảng 2.11. Tình hình Viện kiểm sát kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm.
Bảng 2.12. Tình hình Viện kiểm sát kháng nghị các quyết định của Tòa án.
Bảng 2.13. Tình hình Viện kiểm sát kiến nghị Cơ quan THAHS, Cơ quan
được giao một số nhiệm vụ THAHS khắc phục vi phạm.
Bảng 2.14. Tình hình Viện kiểm sát kháng nghị các quyết định của Cơ quan
THAHS, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS.
Bảng 2.15. Tình hình Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, ra quyết
định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái
pháp luật trong THAPT.
Biểu đổ 2.1. Tình hình Viện kiểm sát đề nghị Tòa án xét tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù.


MỤC LỤC
A
B
C

1.1
1.2
1.3
1.4


2.1.
2.2

3.1
3.2

PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Khái niệm kiểm sát thi hành án phạt tù
Nội dung kiểm sát thi hành án phạt tù
Phân biệt hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù với các hoạt
động kiểm tra, giám sát thi hành án phạt tù của các cơ quan khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SÁT THI
HÀNH ÁN PHẠT TÙ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
Quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm sát thi hành án phạt tù
Thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm sát thi
hành án phạt tù
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
TẠI VIỆT NAM
Yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt
Nam
Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù

TIỂU LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC

Trang
01
09
40
40
40
59
63
67
72
73
73
102
138

140
140
142
157
158


1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thi hành án phạt tù (THAPT) có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo bản án,
quyết định của Tòa án có hiệu lực được thi hành trên thực tế. Công tác này có ý
nghĩa trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi. Hoạt động
THAPT đòi hỏi phải đảm bảo an toàn nơi phạm nhân chấp hành án; đồng thời phải
tổ chức giáo dục, cải tạo và tôn trọng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự,
nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người chấp hành án. Do đó,
việc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, cá
1

nhân có thẩm quyền trong THAPT là hết sức cần thiết .
Ở Việt Nam, cơ chế để giám sát trực tiếp, thường xuyên, có tính chuyên
nghiệp cao đối với THAPT là hoạt động kiểm sát THAPT của Viện kiểm sát nhân
2

dân (VKSND) . Hoạt động kiểm sát THAPT ở Việt Nam góp phần bảo đảm thực
hiện đúng và thống nhất các quy định của pháp luật về THAPT trên thực tế; phát
hiện, xử lý và khắc phục những vi phạm của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
THAPT để từ đó nâng cao trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan này. Bên cạnh
đó, kiểm sát THAPT góp phần bảo đảm quyền con người, công bằng xã hội, nâng
cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm. Do đó, các quy
định về kiểm sát THAPT cần phải đáp ứng tiêu chí về bảo đảm hiệu quả của việc
THAPT, tôn trọng và bảo vệ quyền con người và mọi vi phạm pháp luật trong
THAPT được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Việc nghiên cứu cho thấy về cơ bản các quy định về kiểm sát THAPT được
pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Trước đây, trong
các Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988, 2003, Luật Tổ chức VKSND

năm 1960, 1981, 1992, 2002, Luật Thi hành án hình sự (THAHS) năm 2010 và các

넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄4넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄5Ѐⓦ넄넄넄넄넄넄넄넄38C넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄D╪넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄E넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄F넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄G넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄H넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄I넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄
넄넄넄넄넄넄넄넄M넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄N넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄O넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄P넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄Q넄±넄넄넄넄넄넄넄넄넄R넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄Sᚐ넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄T넄▗넄넄넄넄넄넄넄넄넄U넄ອ넄넄넄넄넄넄넄넄넄
넄넄넄넄넄넄넄넄넄 Y넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄Z넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄[넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄\넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄]넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄^넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄_넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄`넄ಾ넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄 a넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄
넄넄넄넄넄넄넄넄e넄მ넄넄넄넄넄넄넄넄넄f넄‫ڗ‬넄넄넄넄넄넄넄넄넄g넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄h넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄i넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄j넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄k넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄l넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄m넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄n넄넄
넄넄넄넄넄q넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄r넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄s넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄t넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄u넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄v넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄w넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄x넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄y⡰넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄z넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄
넄넄넄넄넄넄넄~넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄
넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄┹넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄넄


Trng Cao ng kim sỏt H Ni (1996), Giỏo trỡnh Cụng tỏc kim sỏt (Tp VII): Cụng tỏc kim sỏt vic
giam gi v ci to, Nxb. Cụng an nhõn dõn, H Ni, tr. 4-5.

4539CDEFGHI
MNOPQRSTU
YZ[\]^_` a
efghijklmn
qrstuvwxyz
~



ÂÊÔƠƯĐăâêô
đàảã

ằẳẵắ$
ầẩẫấậèẻẽé
ễếệìỉ
ĩ

ỏõóọồổỗốộ
ỡớợùủũúụừ
ựỳỷỹýỵ


.2...3..

hc nng giỏm sỏt vic thc hin quyn lc Nh nc v chc nng kim sỏt vic tuõn theo phỏp lut ca Vin kim sỏt nc ta, K
yu ti cp b, H Ni, tr. 21.


2

văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định về kiểm sát THAPT nhưng chưa đầy đủ,
thiếu tính cụ thể và hệ thống. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về kiểm
sát THAPT, Luật Tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 và Luật THAHS
năm 2019 đã có những quy định khá chi tiết, cụ thể và hợp lý hơn. Tuy nhiên, thực
tiễn thực hiện các quy định kiểm sát THAPT còn cho thấy các quy định cũng bộc lộ
những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thực tế vẫn còn không
ít vi phạm của Tòa án và cơ sở giam giữ; một số quy định pháp luật về kiểm sát
THAPT còn có những sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn kiểm
sát THAPT, Viện kiểm sát các cấp còn thiếu biên chế, chưa đủ cán bộ có chức danh
tư pháp; cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc trong thời gian qua đã được
quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng hoạt động; chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,
Kiểm sát viên chưa phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động kiểm sát THAPT....
Việc nghiên cứu về kiểm sát THAPT, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, tồn tại về
pháp luật và thực tiễn thi hành để từ đó đưa ra các giải pháp sẽ góp phần nâng cao
chất lượng kiểm sát THAPT trên thực tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu kiểm sát THAPT cần phải nằm trong tổng thể thực

hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam, thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII, Hội nghị lần thứ ba và lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
X và đặc biệt là các Chỉ thị, Nghị quyết của của Đảng như: Chỉ thị số 53/CT-TW
ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan tư
pháp”, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
Do đó, kiểm sát THAPT phải có những định hướng mới cho


3

phù hợp với xu thế chung.
Mặc dù việc nghiên cứu về kiểm sát THAPT trong thời gian qua đã được
quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu thể hiện dưới dạng đề tài khoa học, luận
án, luận văn, sách, bài đăng tạp chí bình luận, đánh giá liên quan đến kiểm sát
THAPT với những góc độ tiếp cận khác nhau, có những điểm mạnh và hạn chế nhất
định. Nhưng hiện nay chưa có một công trình nào tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu
và tổng thể về kiểm sát THAPT dưới cả góc độ lý luận, pháp luật và thực tiễn thực
hiện, đặc biệt là những quy định mới về kiểm sát THAPT trong Luật THAHS năm
2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020), cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành.
Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt Nam” ở cấp độ luận án tiến sĩ
luật học nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực
tiễn thực hiện để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT là
cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

23

Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5888

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là từ việc nghiên cứu lí luận, pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng kiểm sát THAPT tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung của kiểm sát THAPT tại Việt
Nam; phân biệt kiểm sát THAPT với các hình thức kiểm tra, giám sát THAPT khác;
đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát THAPT.
Thứ hai, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm sát
THAPT; làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật Việt Nam về kiểm sát THAPT và đưa
ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong kiểm sát THAPT.
Thứ ba, đánh giá yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT tại Việt Nam.


4

2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lí luận, pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật Việt Nam về kiểm sát THAPT.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND

được thực hiện từ khi bản án, quyết định của Tòa án về hình phạt tù có hiệu lực
pháp luật cho đến khi chấm dứt hoạt động THAPT.
Về phương diện lí luận, phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lí
luận trong khoa học pháp lí Việt Nam và khoa học pháp lí của một số nước trên Thế
giới có thành lập mô hình Viện kiểm sát tương đồng với Việt Nam về kiểm sát
THAPT.
Về phương diện pháp luật, đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ
chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. Tuy nhiên, kiểm sát THAPT là một
hoạt động đặc biệt nên ngoài quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì cần nghiên
cứu cả quy định của Bộ luật hình sự (BLHS), Luật Tổ chức VKSND, Luật THAHS
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về phương diện thực tiễn, phạm vi nghiên cứu của luận án là thực tiễn thi
hành pháp luật Việt Nam về kiểm sát THAPT. Các số liệu thống kê về thực trạng
hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND được lấy trên phạm vi toàn quốc trong
khoảng thời gian 10 năm (từ năm 2010 đến năm 2019).
Luận án không nghiên cứu kiểm sát THAPT nhưng cho hưởng án treo; không
nghiên cứu kiểm sát THAPT có yếu tố nước ngoài; không nghiên cứu kiểm sát việc
đặc xá, hưởng thời hiệu chấp hành án phạt tù, xóa án tích. Luận án tập trung nghiên
cứu kiểm sát THAPT ngoài quân đội.
23Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; cách tiếp
cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
23 Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết của luận án là lí luận về kiểm soát quyền lực nhà nước và
cách thức tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; theo đó, ở


5

Việt Nam, THAPT là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước đòi hỏi phải có cơ
chế kiểm tra, giám sát thường xuyên và cơ quan thực hiện việc giám sát trực tiếp,

thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao đối với hoạt động THAPT đó chính là
hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để luận án đánh giá toàn diện và chuyên sâu về kiểm sát THAPT, luận án
đứng trước một số câu hỏi nghiên cứu quan trọng cần phải giải mã sau:
1. Nhận thức như thế nào về kiểm sát THAPT? Hoạt động kiểm sát THAPT
của VKSND có đặc điểm gì? Kiểm sát THAPT gồm những nội dung nào?
23 Kiểm sát THAPT của VKSND có điểm gì khác biệt với các hoạt động
kiểm tra, giám sát THAPT của các cơ quan khác?
24

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát THAPT?

25Kiểm sát THAPT được biểu hiện về mặt pháp lý và thực tiễn thi hành như
thế nào?
5. Các giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT ở Việt Nam? Cần
triển khai ra sao? Lộ trình và vấn đề xây dựng các điều kiện đảm bảo?
3.3. Giả thuyết nghiên cứu
Với kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và hướng
tiếp cận nghiên cứu, luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu như sau: “Kiểm sát thi
hành án phạt tù ở Việt Nam đã được định hình nhưng hiện nay đang bộc lộ những
bất cập, hạn chế trên cả phương diện nhận thức và thực tiễn quy định, thi hành. Yêu
cầu nhận thức đầy đủ và nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù đang đặt
ra một cách cấp bách, là một trong những yếu tố bảo đảm việc thi hành án phạt tù
được thực hiện đúng pháp luật; tôn trọng và bảo vệ quyền con người; mọi vi phạm
pháp luật trong thi hành án phạt tù được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện các giải pháp đồng bộ khác sẽ góp phần
nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù”.
3.4. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Thứ nhất, Luận án tiếp cận với cơ sở lý thuyết về kiểm soát quyền lực nhà



6

nước và tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Thứ hai, Luận án tiếp cận theo hướng trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các
công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề luận án; đồng thời, luận án sẽ kế thừa
có chọn lọc, phát triển các luận điểm nghiên cứu và phát hiện vấn đề nghiên cứu
mới, xây dựng các luận điểm khoa học thuộc nội dung nghiên cứu luận án.
Thứ ba, Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ khái niệm của hoạt
động kiểm sát THAPT; nội dung kiểm sát THAPT ở Việt Nam; các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm sát THAPT. Nội hàm về lý luận được luận án
giải quyết toàn diện.
Thứ tư, Luận án nghiên cứu pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pháp
luật. Góc độ nghiên cứu ứng dụng được luận án đặc biệt chú ý.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận là học thuyết Mác – Lênin về mối liên
hệ phổ biến, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về quyền con người, về chiến lược cải cách tư pháp, về xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các giá trị pháp luật quốc tế về
giám sát THAPT, tác giả luận án tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
đây:
23
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong
tất cả
các chương của luận án để làm rõ các vấn đề về lý luận, thực trạng và giải pháp.
5888

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá tổng quan tình hình


nghiên cứu trong và ngoài nước; đánh giá lịch sử quy định của pháp luật Việt Nam
về kiểm
sát THAPT; so sánh, đối chiếu thực trạng quy định của pháp luật với thực trạng thi
hành.
23

Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về quá trình hình

thành và phát triển các quy định kiểm sát THAPT ở Việt Nam.
24
Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp các số liệu có liên
quan
đến kiểm sát THAPT.


5888

khảo

Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng bằng cách phát phiếu


7

sát để thu thập ý kiến của cán bộ, Kiểm sát viên về thực tiễn thi hành quy định của
pháp luật và các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn
kiểm sát THAPT.
23

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án


5888

Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án là công trình khoa học ở cấp độ luận án tiến sĩ đầu tiên sau khi
BLTTHS năm 2015 và Luật THAHS năm 2019 có hiệu lực, nghiên cứu trực tiếp và
có hệ thống về kiểm sát THAPT. Trong đó, luận án có điểm mới khi làm rõ những
vấn đề lý luận về kiểm sát THAPT; đặc biệt là khái niệm, đặc điểm, nội dung kiểm
sát THAPT, phân biệt hoạt động kiểm sát THAPT với các hoạt động kiểm tra, giám
sát THAPT của cơ quan khác và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm sát THAPT.
Các luận điểm khoa học về khái niệm, đặc điểm, nội dung kiểm sát THAPT
và các kết quả nghiên cứu khác của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lí luận
khoa học về kiểm sát THAPT.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Các luận điểm khoa học trong việc phân tích pháp luật, yêu cầu và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT được đề cập trong luận án đóng góp về
mặt thực tiễn, giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng, thi hành
pháp luật Việt Nam trong chiến lược cải cách tư pháp, cụ thể hóa quy định của Hiến
pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật Việt Nam về
kiểm sát THAPT.
Luận án là tài liệu tham khảo thiết thực trong nghiên cứu, giảng dạy, xây
dựng và thi hành pháp luật Việt Nam về kiểm sát THAPT.
5. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận án được kết cấu gồm 03
chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về kiểm sát thi hành án phạt tù



8

Chương 2. Pháp luật Việt Nam về kiểm sát thi hành án phạt tù và thực tiễn thi
hành
Chương 3. Yêu cầu và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát thi
hành án phạt tù tại Việt Nam


9

B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
23

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

5888

Tình hình nghiên cứu trong nước

Cùng với nhiệm vụ thực hiện yêu cầu về cải cách tư pháp, hoạt động nghiên
cứu hướng tới tìm kiếm mô hình tổ chức và hoạt động một cách hợp lý, có hiệu quả
của các cơ quan tư pháp trong việc kiểm tra, giám sát THAPT mà trong đó có hoạt
động kiểm sát THAPT của VKSND đã được thực hiện ở nước ta trong những năm
gần đây. Số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề phong phú, đa
dạng; những sản phẩm của hoạt động nghiên cứu được công bố dưới nhiều hình
thức ấn phẩm khác nhau như: đề tài nghiên cứu các cấp, sách chuyên khảo, các kỷ
yếu hội thảo khoa học, các luận án và các bài báo khoa học trong các lĩnh vực
chuyên ngành khác nhau... Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện,
đầy đủ cả về phương diện lý luận, thực tiễn về kiểm sát THAPT. Các công trình

nghiên cứu trong nước chỉ làm sáng tỏ một phần những vấn đề lý luận; đánh giá
phần nào thực tiễn kiểm sát THAPT tại Việt Nam.
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến lý luận về kiểm
sát thi hành án phạt tù
Để làm rõ nội hàm kiểm sát THAPT ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu
khoa học ở các cấp độ hướng đến làm rõ bản chất THAPT, quan điểm về hoạt động
tư pháp ở Việt Nam.
* Các công trình nghiên cứu về bản chất THAPT:
Nghiên cứu về bản chất THAHS nói chung và THAPT nói riêng, các công
trình khoa học đưa ra các quan điểm khác nhau để luận giải THAPT có là một giai
đoạn của tố tụng hình sự hay không? là hoạt động tư pháp hay mang tính hành chính
- tư pháp? Các công trình khoa học chính nghiên cứu về bản chất THAPT có thể kể
đến như: đề tài Khoa học cấp Nhà nước độc lập của Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư
pháp “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi
hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” (Mã số đề tài: 2000-58-198) do tác


10

giả Nguyễn Đình Lộc chủ nhiệm năm 2003; Sách chuyên khảo “Pháp luật thi hành
án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do các tác giả Võ Khánh
Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng biên soạn năm 2006, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Đề tài khoa
học cấp Bộ của Học viện Cảnh sát nhân dân Bộ Công an, “Cơ sở lý luận và thực
tiễn hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam” (Mã số:
BX.2013.T32.17) do tác giả Nguyễn Đức Phúc chủ nhiệm năm 2016 và Luận án
tiến sĩ luật học “Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp”
của tác giả Nguyễn Văn Nam (năm 2016). Trong các công trình khoa học này, các
tác giả có các cách tiếp cận khác nhau để luận giải. Trong đó các tác giả chỉ ra, dưới
góc độ mục đích của quá trình tố tụng là khôi phục lại trật tự ban đầu do hành vi vi
phạm pháp luật bị xâm hại nên thi hành án là một giai đoạn của tố tụng tư pháp; còn

dưới góc độ đặc điểm chung, thi hành án là hoạt động chấp hành với căn cứ để thi
hành là các bản án, quyết định của Tòa án; đây là dạng hoạt động quản lý vì trong
quá trình thi hành, các cơ quan thi hành án phải tác động trực tiếp tới đối tượng phải
thi hành nên thi hành án là một hoạt động hành chính – tư pháp. Tuy nhiên, các
quan điểm chưa làm rõ được bản chất của THAPT mà trong đó hoạt động nào là
hành chính? Hoạt động nào là tư pháp? Việc làm rõ nội dung này rất quan trọng mà
luận án cần thực hiện để làm rõ đối tượng kiểm sát THAPT; đây là một định hướng
phù hợp và cần thiết.
* Các công trình nghiên cứu về hoạt động tư pháp
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng Hiến định của VKSND ở
Việt Nam; chính vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động tư pháp là một nội dung bắt
buộc, là nền tảng lý luận quan trọng để giải quyết các vấn đề về kiểm sát hoạt động
tư pháp và kiểm sát THAPT; đây là cơ sở quan trọng để xác định đúng nhiệm vụ,
quyền hạn của VKSND khi kiểm sát THAPT. Trong khoa học pháp lí Việt Nam, giải
nghĩa về hoạt động tư pháp có thể kể đến các công trình khoa học như:
Đề tài khoa học cấp bộ của Viện Khoa học kiểm sát VKSND tối cao “Những
giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp” năm 2003 do tác giả Lê Hữu Thể chủ nhiệm; trong đó, các tác giả phân


11

tích và đưa ra quan điểm: Hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan, tổ chức
và cá nhân tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp pháp lý, các vi phạm pháp
luật thuộc thẩm quyền phán quyết của Tòa án và thi hành các phán quyết đó theo
3

thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định . Do đó, hoạt động tư pháp là hoạt động của
các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức
4


liên quan hoặc bổ trợ cho công tác xét xử của Tòa án .
Tiếp cận dưới góc độ hoạt động tư pháp là đối tượng kiểm sát của Viện kiểm
sát, Sách chuyên khảo “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra” Nxb. Tư pháp, Hà Nội năm 2008 của các tác giả Lê Hữu
Thể, Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường chỉ ra rằng: hoạt động tư pháp hình sự vốn
được coi là đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sát là những công việc cụ thể, trực
tiếp chỉ do các cơ quan tư pháp, các cơ quan được giao một số thẩm quyền tư pháp,
như Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan
khác của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
và các Ủy ban nhân dân xã, phường được giao thực hiện một số hoạt động thi hành
án chịu trách nhiệm thực hiện, trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
nhằm giải quyết một vụ án hình sự cụ thể và thi hành bản án, quyết định đã có hiệu
5

lực pháp luật của Tòa án .
Phân tích sâu hơn vấn đề này, trong sách chuyên khảo “Một số vấn đề cấp
bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012 của tác giả Lê Cảm đưa ra quan
điểm: hoạt động tư pháp gồm năm dạng tương ứng với năm chức năng của quyền tư
pháp; trong đó, hoạt động thi hành án của các cơ quan thi hành án là hoạt động gần
với hoạt động tư pháp trong Nhà nước pháp quyền (hoạt động của các cơ quan bảo
vệ pháp luật thuộc nhánh quyền hành pháp nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả

23

Viện Khoa học kiểm sát VKSND tối cao (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội, tr 27-18.
24
Viện Khoa học kiểm sát VKSND tối cao (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền

công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội, tr 14-15.
25
Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 82.


12

6

xét xử của Tòa án) .
Ngoài ra trong Luận án tiến sĩ Luật học “Giám sát xã hội đối với hoạt động
của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Phượng (năm 2012) đã chỉ ra: hoạt động
tư pháp phải có các đặc trưng như phải do cơ quan tư pháp thực hiện trong quá trình
tố tụng và phải được điều chỉnh bởi pháp luật tố tụng, phải là những hoạt động trực
tiếp liên quan tới quá trình giải quyết vụ án và có mục đích nhằm giải quyết các vụ
7

án một cách đúng đắn, khách quan .
Như vây, quan điểm chung, các công trình khoa học cho rằng hoạt động tư
pháp do cơ quan tư pháp thực hiện tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp pháp
lý, các vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phán quyết của Tòa án và thi hành các
phán quyết đó theo thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định; thi hành án là một dạng
hoạt động tư pháp.
Trong quá trình nghiên cứu về bản chất kiểm sát THAPT thì việc tham khảo
những tài liệu này để đưa ra những lập luận vững chắc về hoạt động tư pháp trong
THAPT là một định hướng phù hợp và cần thiết.
5888
sát


Các công trình nghiên cứu về kiểm sát hoạt động tư pháp và kiểm

THAPT:
Công trình khoa học đầu tiên phân tích tổng thể và chuyên sâu về VKSND
mà trong đó có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật có thể kể đến như: Luận
án phó Tiến sĩ luật học “Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Khuất Văn Nga, Viện Nhà nước và
pháp luật (năm 1993) đã đề cập cơ sở thành lập VKSND ở Việt Nam và cơ sở quy
định quyền hạn của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp
luật. Tác giả đã dựa trên luận đề của Lênin về Nhà nước Xã hội chủ nghĩa và đưa ra
khẳng định: trong nhà nước kiểu mới với chức năng chủ yếu là tổ chức và xây dựng

23

Lê Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 188.
24
Nguyễn Huy Phượng (2012), Giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ qiuan tư pháp theo yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr. 55.


13

xã hội mới lại càng đòi hỏi cần có sự giám sát thực hiện quyền lực Nhà nước hơn
bao giờ hết, trong đó có hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm
sát. Tác giả cho rằng hoạt động kiểm sát THAPT là một trong những hoạt động thực
hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của
VKSND; do đó, cơ sở hoạt động kiểm sát THAPT không nằm ngoài cơ sở chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND – giám sát thực hiện quyền lực

Nhà nước.
Bên cạnh đó, sách chuyên khảo “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả Võ Khánh Vinh và Nguyễn Mạnh
Kháng chủ biên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006 cũng đã phân tích cơ sở của hoạt
động kiểm sát THAHS; trong đó, các tác giả cho rằng hoạt động kiểm sát thi hành
án có cơ sở lý luận và thực tiễn xuất phát từ chức năng kiểm sát tư pháp và thực
hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thành lập
VKSND ở Việt Nam còn là thể hiện sự kế thừa quan điểm của Lê-nin về bảo vệ tính
8

thống nhất của pháp chế và sự ra đời của hệ thống VKSND ở Liên Xô thời bấy giờ .
Trong khoảng 10 năm gần đây, cùng với yêu cầu thực hiện chủ trương
nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố theo Nghị quyết số 49NQ/TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, rất nhiều các công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu để xây dựng mô
hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở Việt Nam. Trong đó, đã có các công
trình luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn thành lập VKSND với chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật/ kiểm sát hoạt động tư pháp, mà trong đó có kiểm sát
THAPT, có thể kể đến như:
Đề tài khoa học cấp Bộ của VKSND tối cao “Nghiên cứu những cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát
5888

Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp” do tác giả Lê Hữu Thể chủ

nhiệm, năm 2008. Dựa vào lý thuyết về giám sát thực hiện quyền lực nhà nước, các
tác giả đã

23
Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 162.



14

phân tích và cho rằng THAPT liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản và trách nhiệm
của công dân, liên quan đến tính ưu việt của chế độ xã hội nên không có cơ chế nào
bảo đảm sự giám sát tốt hơn là củng cố và tăng cường công tác kiểm sát tuân theo
pháp luật của Viện kiểm sát đối với các hoạt động của tổ chức và cá nhân liên quan
9

đến lĩnh vực này . Qua nghiên cứu cơ quan công tố/ cơ quan kiểm sát của một số
nước trên thế giới, các tác giả nhận định ở hầu hết các quốc gia, ngoài chức năng
thực hành quyền công tố, Viện Công tố còn tham gia ở mức độ nhất định trong hoạt
động thi hành án và giam, giữ, cải tạo. Nhiều quốc gia theo chế độ tam quyền phân
lập vẫn giao cho Viện Công tố chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật, ngoài
10

chức năng thực hành quyền công tố .
Kế thừa quan điểm trên, đề tài khoa học cấp Bộ của VKSND tối cao “Bàn về
chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta” do tác giả Lê Hữu Thể làm chủ
nhiệm, năm 2010 tiếp tục phân tích, làm rõ lý luận về chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của VKSND và cho rằng hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm
sát thực chất là việc sử dụng tổ chức nhà nước để hạn chế sự lạm quyền từ phía Nhà
nước và mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp là nhằm bảo đảm cho pháp luật
được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và
11

thi hành án .
Đánh giá sự cần thiết giao chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp cho Viện

kiểm sát, đề tài khoa học cấp Bộ của VKSND tối cao “Cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp” do tác giả Đỗ Văn Đương làm chủ nhiệm, năm 2011 đã nhấn mạnh việc giao
chức năng kiểm tra, giám sát nội tại trong quá trình tư pháp cho Viện kiểm sát ở
Việt Nam đối với hoạt động tư pháp là phù hợp, vì Viện kiểm sát không điều tra,

5888

VKSND tối cao (2008), Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ, Hà Nội, tr.
112.
5889
VKSND tối cao (2010), Bàn về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước và chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ, Hà Nội, tr. 110.
5890
VKSND tối cao (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Phần Tổng thuật Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, tr. 34.


15

không xét xử và không thi hành án, từ đó có thể ngăn ngừa một cách có hiệu quả
những vi phạm pháp luật trong các hoạt động tư pháp và phạm vi kiểm sát các hoạt
12

động tư pháp bao gồm việc kiểm sát phần “tư pháp” trong thi hành án .
Đặc biệt, nghiên cứu về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND
phải kể đến đề án: “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố” do
Ban cán sự Đảng VKSND tối cao thực hiện, năm 2012. Đề án đã đề cập cơ sở cho

việc hình thành, tồn tại và phát triển của Viện kiểm sát và các chức năng của Viện
13

kiểm sát, trong đó có hoạt động kiểm sát THAPT . Đề án tham khảo mô hình Viện
công tố, Viện kiểm sát các nước trên thế giới, đưa ra nhận định ở mô hình Viện kiểm
sát, trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát được kiểm sát thi hành án; ngoài ra, Viện
Công tố ở nhiều nước được giao trách nhiệm giám sát việc thi hành án – hoạt động
trực tiếp liên quan đến các quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, đề án phân
tích và cho rằng phải thiết lập cho được cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên, có
tính chuyên nghiệp cao. Trong điều kiện cụ thể của Nhà nước ta, cơ chế đó chính là
hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát. Nội dung đề án có liên quan mật thiết đến
phần lý luận và được luận án kế thừa, phát triển khi phân tích cơ sở quy định kiểm
sát THAPT.
Để làm rõ nội hàm về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, kiểm sát hoạt động
tư pháp, Đề án của VKSND tối cao “Nghiên cứu về quyền tư pháp, hoạt động tư
pháp, cơ quan tư pháp và kiểm sát các hoạt động tư pháp” năm 2013 và các đề tài
khoa học cấp Bộ của VKSND tối cao: “Kiểm sát các hoạt động tư pháp ở Việt Nam
theo yêu cầu cải cách tư pháp – Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp
luật” năm 2014 và “Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân
dân trong giai đoạn mới – nhận thức và thực tiễn” năm 2018 cùng do tác giả Lê
Hữu Thể chủ nhiệm đề tài đã có luận giải rõ về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp,
cơ quan tư pháp và giám sát tư pháp theo quan điểm trên Thế giới và cơ sở khoa

23

VKSND tối cao (2010), Bàn về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước và chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ, Hà Nội, tr. 24.
24
Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao (2012), Tờ trình Đề án “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành
Viện Công tố”, tr.13.



16

học của kiểm sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam. Đặc biệt, các công trình khoa học
đã chỉ ra ở Việt Nam, cơ sở khoa học của kiểm sát hoạt động tư pháp là tư tưởng của
V.I.Lênin về kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế thống nhất,
nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam, tính đặc thù của hoạt
động tư pháp và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp nói chung, tổ chức
và hoạt động của VKSND nói riêng. Đây là nội dung cần thiết để luận án kế thừa
khi phân tích về cơ sở kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và cơ sở kiểm sát
THAPT nói riêng ở Việt Nam.
Nhìn chung, những vấn đề liên quan đến kiểm sát THAPT trong các công
trình nghiên cứu kể trên dù có khác nhau về cách tiếp cận và giải thích nhưng đều
có chung một số luận điểm đã được thừa nhận rộng rãi. Vì thế, kết quả nghiên cứu
trong các công trình khoa học nói trên sẽ được tác giả luận án kế thừa, đồng thời
tiếp tục phát triển để đưa ra những nhận định mới phù hợp hơn với điều kiện khoa
học pháp lý trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu
để có những đánh giá toàn diện về cơ sở, đặc điểm kiểm sát THAPT ở Việt Nam để
từ đó xây dựng khái niệm kiểm sát THAPT một cách hoàn chỉnh, phù hợp về lý luận
và thực tiễn.
1.1.2. Nhóm các công trình trong nước nghiên cứu các quy định của pháp
luật về kiểm sát thi hành án phạt tù
5888

Việt Nam, ngành Kiểm sát nhân dân ra đời sau khi Nhà nước ban

hành Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức VKSND năm 1960; trước đó, tiền thân
của
ngành Kiểm sát là tổ chức của những Biện lý và Phú Biện lý làm việc ở các Tòa đệ

nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Nghiên cứu về pháp luật giai đoạn này có thể kể đến
sách chuyên khảo “Nhiệm vụ của Công tố Viện” của các tác giả Lê Tài Triển,
Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh năm 1971; trong đó các tác giả đã phân tích
cụ thể về tổ chức và quyền hạn của cơ quan công tố Viện và chỉ ra: trách nhiệm thi
hành án phạt giam (do Tòa vi cảnh hay Tòa tiểu hình tuyên xử) thuộc về Biện lý;


17

14

(do tòa thượng thẩm tuyên xử) thuộc về Chưởng lý . Để làm tròn nhiệm vụ kiểm
soát việc thi hành các án phạt giam, Biện lý phải năng kiểm soát lao thất mục đích
là để không có bị can nào bị giữ ngoài hạn phạt giam, hay trái lại, được thả trước
khi hết hạn. Hằng tháng, Biện lý phải xét sổ ký giam của nhà lao, cũng như sổ thi
15

hành án phạt giam của chính Biện lý cuộc .
Ở giai đoạn tiếp theo, phân tích về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi
kiểm sát THAPT có thể kể đến các tập I, V, VII Giáo trình Công tác kiểm sát của
Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1996 đề
cập đến quy định của pháp luật về kiểm sát THAPT. Trong Tập I - Lý luận chung về
công tác kiểm sát, các tác giả cung cấp hệ thống các tri thức về VKSND mà trong
16

đó đề cập về các quyền hạn của VKSND . Căn cứ vào mục đích thực hiện, các tác
giả phân loại các quyền hạn của VKSND gồm: các thẩm quyền nhằm phát hiện vi
phạm và các thẩm quyền nhằm khắc phục xử lý vi phạm; Căn cứ vào tính chất, các
tác giả phân loại các quyền hạn thành: các thẩm quyền mang tính chất hướng dẫn và
các quyền mang tính chất mệnh lệnh. Về hiệu lực các quyền hạn của VKSND, các

tác giả phân loại gồm: thẩm quyền với hiệu lực bắt buộc, phải chấp hành ngay,
không quy định thời gian và thẩm quyền có hiệu lực trong thời gian nhất định.
Trong Tập V – Công tác kiểm sát thi hành án, các tác giả phân tích các nội dung về
khái niệm, đối tượng, phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án; nhiệm vụ, quyền
hạn của VKSND trong công tác kiểm sát thi hành án, phương pháp tiến hành công
tác kiểm sát thi hành án, các nội dung kiểm sát thi hành án. Và trong tập VII – Công
tác kiểm sát giam giữ và cải tạo, các tác giả phân tích về khái niệm, đối tượng và
phạm vi của công tác kiểm sát việc giam, giữ và cải tạo; Nhiệm vụ, quyền hạn của
VKSND trong công tác kiểm sát việc giam, giữ và cải tạo; Nội dung công tác kiểm
sát việc giam, giữ và cải tạo; Phương pháp công tác kiểm sát việc giam – giữ

0

Lê Tài Triển, Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh (1971), Nhiệm vụ của công tố Viện, Nhóm nghiên
cứu và dự hoạch Lê Tài Triển chủ trương, Sài Gòn, tr. 471.
1
Lê Tài Triển, Nguyễn Văn Lượng và Trần Thúc Linh (1971), Nhiệm vụ của công tố Viện, Nhóm nghiên
cứu và dự hoạch Lê Tài Triển chủ trương, Sài Gòn, tr. 475.
2
Xem: Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình Công tác kiểm sát (Tập VII): Công tác kiểm sát
việc giam giữ và cải tạo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 17-19.


×