Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM - bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho ban chỉ huy liên đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.83 KB, 23 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu niên do
Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là lực lượng thiếu nhi trong và
ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
Lịch sử Cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỉ qua đã chứng
minh thanh thiếu niên có vai trò hết sức quan trọng, đã có những cống
hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây
dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”, vững bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Do vậy việc giáo dục
thanh thiếu niên là một vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy ngày
nay có nhiều thanh thiếu niên đạt được giải cao trong các kì thi học sinh
giỏi quốc gia và quốc tế. Song bên cạnh những thanh thiếu niên tiên tiến
điển hình đó còn một bộ phận thanh thiếu niên chưa nhận thức tốt về
nhiệm vụ của mình là học tập, tu dưỡng và rèn luyện tốt chỉ thích hưởng
thụ, ăn chơi, đua đòi,…Trước yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới hiện
nay, đất nước đang thời kì hội nhập Quốc tế, để góp phần nâng cao nhận
thức cho thanh thiếu niên về lí tưởng cách mạng, có đạo đức, lối sống
lành mạnh thì nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất.
Chúng ta biết rằng các em học sinh Trung học cơ sở trong độ tuổi
Đội. Các hoạt động thiết thực và có hiệu quả từ phía Đội sẽ là một động
lực giúp các em không những học tập tốt mà còn góp phần không nhỏ vào

3


việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức rèn luyện
của các em.


Để phát huy vai trò tự quản của tổ chức Đội trong nhà trường là
việc làm rất quan trọng và cần thiết. Ban chỉ huy Đội là lực lượng nòng
cốt, quan trọng để tiến hành các hoạt động của Đội và góp phần cho sự
thành công trong công tác giáo dục của nhà trường cũng như đạt được kết
quả cao về công tác Đội và phong trào thiếu nhi của năm học.
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho Ban chỉ huy đội cũng là
một trong những công việc quan trọng cần thiết để góp phần thu hút Thiếu
Niên tham gia tích cực các hoạt động của Đội và mang lại hiệu quả giáo
dục cao trong mục tiêu phát triển, đào tạo lớp người mới trong xã hội thể
hiện qua câu nói của Bác: “Ngày nay chúng là Nhi Đồng, ít lâu sau chúng
sẽ là Công dân, Cán bộ”.
Xuất phát từ tính thực tế của Liên Đội trong việc tổ chức các hoạt
động, các buổi sinh hoạt và nhu cầu vui chơi của các em mà việc tổ chức
trò chơi còn kém hấp dẫn, chưa sáng tạo, còn lặp đi lặp lại, khả năng của
quản trò chưa đáp ứng vai trò của mình. Chính vì những nguyên nhân
trên, cần phải có giải pháp kịp thời để giúp đỡ các em Ban chỉ huy Đội
đáp ứng được vai trò tổ chức trò chơi trong các hoạt động của liên đội nên
tôi đã chọn đề tài “Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho Ban chỉ huy
Đội”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Do phát xuất từ thực tế của Liên Đội THCS Thị Trấn Mỹ Phước
trong việc tổ chức các hoạt động, các buổi sinh hoạt và nhu cầu vui chơi
của các em mà việc tổ chức trò chơi còn kém hấp dẫn, chưa sáng tạo, còn
lặp đi lặp lại, khả năng của quản trò chưa đáp ứng vai trò của mình. Chính
vì những nguyên nhân trên, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giúp tìm ra

4


giải pháp đạt hiệu quả trong việc bồi dưỡng trò chơi cho Ban chỉ huy Đội

đáp ứng được vai trò tổ chức trò chơi trong các hoạt động của liên đội.

5


III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức
trò chơi cho Ban chỉ huy Đội trong liên đội trong học kỳ I năm học 20142015.
Phạm vi đề tài nay chỉ giới hạn trong Ban chỉ huy Đội và các em đội
viên trường THCS Thị Trấn Mỹ Phước.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
Lấy số liệu về nội dung và hình thức tổ chức lớp tập huấn kỹ năng
tổ chức trò chơi.
Ghi nhận những diễn biến của các em trong vai làm quản trò các
buổi sinh hoạt Đội.
2. Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn và lấy ý kiến của các em đã tham gia các trò chơi mà
Ban chỉ huy Đội làm quản trò.
3. Phương pháp thực nghiệm:
Thực nghiệm về việc hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi trong các
buổi tập huấn và ghi nhận, đối chiếu kết quả.

6


B. PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh:

Phần mở đầu của Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
được Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
ban hành theo quyết định số 319QĐ/TWĐTN ngày 10/9/2013 đã khẳng
định:
“Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là trường học giáo dục
thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong
trào thiếu nhi.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động
trong nhà trường và ở địa bàn dân cư.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy
thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp
đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn
phận theo Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các
tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ
em, vì hoà bình, hạnh phúc của các dân tộc.

7


Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thành lập ngày 15/5/1941”

8



2. Liên Đội- Chi đội
Theo Điều lệ Đội, hệ thống tổ chức Đội gồm các cấp trong đó có
Liên Đội và Chi đội.
Liên Đội là các đơn vị cùng học tập, cùng hoạt động trong trường
học và có từ 2 chi đội trở lên và tổ chức thực hiện các chương trình công
tác đội trong năm học của cấp trên đề ra.
Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt động
Đội, chi đội có từ 3 đội viên trở lên, là nơi trực tiếp thực hiện các công tác
tổ chức phong trào của Liên đội.
3. Ban Chỉ Huy Đội:
Là những em đội viên được Chi đội, Liên đội bầu chọn trong Đại
hội Liên đội, Chi đội ở đầu năm học theo điều lệ qui định là 1 nhiệm kỳ
ứng với 1 năm học. Các em được chọn trong Ban chỉ huy Đội có những
phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, học lực khá- giỏi và khả năng linh
hoạt, nhạy bén để làm tròn nhiệm vụ được giao trong chi đội, Liên đội.
4. Buổi sinh hoạt Đội:
Căn cứ vào Điều lệ Đội thì tổ chức đội trong nhà trường phải tiến
hành sinh hoạt định kỳ, theo lịch của Liên đội. Buổi sinh hoạt có thể như
một buổi học, một tiết học tuỳ theo yêu cầu của kế hoạch Đội, có từng
bước cụ thể như tập họp, báo cáo kết quả, thảo luận kế hoạch công tác,
vui chơi, học hát- múa, tập nghi thức, học tập kiến thức về Đội,... Có thể
do tổng phụ trách đội, giáo viên phụ trách chi đội hoặc Ban chỉ huy Đội tổ
chức.
5. Bồi dưỡng kỹ năng công tác Đội:
Bồi dưỡng có nghĩa là bồi bổ, hỗ trợ về năng lực phẩm chất, về
trình độ hiểu biết.
9


Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong

các lĩnh vực nào đó để ứng dụng vào thực tế như kỹ năng nói, kỹ năng
đọc, hay kỹ năng về tổ chức các hoạt động.
Công tác Đội là khái niệm chỉ quá trình hai mặt của hoạt động Đội
bao gồm: Hoạt động của chính các em, được sự thống nhất lại trong một
tổ chức Đoàn thể của các em- Tổ chức Đội và hoạt động Đội của người
lớn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức của các em và bản
thân các em.
Như vậy bồi dưỡng kỹ năng công tác Đội là trang bị năng lực phẩm
chất, những kiến thức cần thiết về tổ chức các hoạt động của Đội và biết
vận dụng các kiến thức có tính chuyên môn của tổ chức Đội vào tổ chức
đoàn thể của các em.
6. Khái niệm trò chơi
Trò chơi là là một nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của các em thiếu nhi
được phát triển bình thường, về mặt sinh lý, thì trò chơi đối với các em là
một điều kiện hoạt động của cơ thể để tiêu thụ và điều hoà cơ thể. Đứng
trên quan điểm giáo dục, trò chơi là một phương tiện giáo dục hấp dẫn,
thoải mái, giúp các em được phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất
như tính tập thể, tinh thần đồng đội, dẹp bỏ cái “Tôi”, tính kỷ luật cũng
được hình thành về thể chất nhanh nhẹn hơn, tính lút nhát bị mất đi, đồng
thời các gác quan đều phát triển. Trò chơi không chỉ là phương tiện giáo
dục mà còn được nâng lên vị trí của một phương pháp giáo dục đó là
“Phương pháp vui mà học, học mà vui” như Bác Hồ đã từng căn dặn
chúng ta về công tác thiếu nhi: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui,
trong lúc vui cũng làm cho chúng học”.
Trò chơi được phân thành nhiều loại theo nhiều cách khác nhau.
Căn cứ vào loại sách nghiên cứu về trò chơi thì phân thành 4 nhóm, có khi
là 3. Trong chuyên đề nghiên cứu thì dựa trên 3 nhóm trò chơi đơn giản để
10



giúp các em có thể tổ chức tốt trong các buổi sinh hoạt đội, phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi:
- Trò chơi nhỏ.
- Trò chơi vận động.
- Trò chơi giải trí và trí tuệ .
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc
tự quản, nên các em là Ban chỉ huy Đội phải có kỹ năng tổ chức các hoạt
động của mình, theo phương chăm “Trẻ với trẻ” sẽ phù hợp với tâm sinh
lý lứa tuổi của các em, phát huy vai trò của các em trong chi đội, liên đội.
Hoạt động của Đội lại phong phú và đa dạng, trong đó có trò chơi là một
hoạt động hấp dẫn, không thể thiếu được trong các hoạt động học tập và
vui chơi của đội viên, đồng thời có tác dụng giáo dục một cách nhẹ nhàng.
Tuy nhiên với tầm quan trọng của trò chơi mà các hoạt động Đội
được tổ chức trong các năm học do Ban chỉ huy đội tổ chức, tự làm quản
trò tại Liên đội THCS Thị Trấn Mỹ Phước chưa đáp ứng được yêu cầu của
tập thể như các trò chơi còn lặp đi lặp lại, thời gian chơi hơi kéo dài chưa
biết dừng lại ở một thời điểm vừa đủ, chưa thể hiện về kỹ năng tổ chức,
sự năng động và sáng tạo trong các tình huống thực tế mà các em giải
quyết còn hạn chế, tác dụng của trò chơi kém hấp dẫn, không tạo nên khí
thế sôi nổi, lôi cuốn, có tác dụng trong các buổi sinh hoạt hay các hoạt
động khác có lồng ghép trò chơi.
Những vấn đề trên được đặt ra cho “người thủ lĩnh” của các em
trong công tác bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội, đặc biệt về bồi
dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho Ban chỉ huy Đội. Tìm hiểu lại nội
dung, hình thức và cách tập luyện để bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức trò
chơi của các năm học qua như sau:
11



Tổng phụ trách Đội chỉ giới thiệu tên trò chơi và cho các em cùng
chơi các trò chơi đó trong buổi bồi dưỡng, mỗi tháng các em được cung
cấp 2 trò chơi, không có ghi chép mà chỉ nhớ cách chơi, rồi về sinh hoạt ở
các chi đội hoặc liên đội các em sẽ thực hiện tổ chức cũng như vậy. Qua
nhiều buổi sinh hoạt Đội, các em đội viên đề nghị Ban chỉ huy tổ chức trò
chơi, thì khả năng tổ chức rất khó khăn, không khí kém sôi động và người
quản trò mất đi tính tự tin trong việc tổ chức trò chơi cho các bạn của
mình. Qua nhiều buổi tham gia tiết sinh hoạt với các em ở các chi đội, khi
tới phần tổ chức trò chơi thì 85 % các em đề nghị Tổng phụ trách Đội làm
quản trò cho các trò chơi mà không thích Ban chỉ huy làm quản trò.
Bảng tổng hợp 173 ý kiến ở 4 chi đội được chọn ngẫu nhiên về việc tổ
chức trò chơi vào các buổi sinh hoạt của Ban chỉ huy Đội.
Những ý kiến biểu hiện của các em sau khi được chơi
Loại hình
trò chơi

Vui

Không
Thích
Không
Không vui
thích tham
tham gia
có ý kiến
gia

Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng % lượng % lượng % lượng % lượng %
Làm theo lời nói

(Tôi bảo ; Thụt
22
thò; …)
Thi hát giữa các
29
nhóm.
Vận động mang
tính cá nhân và
tập thể (Kéo co; 28
cướp cờ, Chim sổ
lồng …)
Các trò chơi nhỏ
26
khác.
Tổng hợp
105

12.7

58

33.5

31

17.9

48

27.7


14

8.1

16.8

52

30.1

45

26.0

34

19.7

13

7.5

16.2

51

29.5

28


16.2

48

27.7

18

10.4

15.0

54

31.2

35

20.2

43

24.9

15

8.7

15.2 215 31.1 139 20.1 173 25.0


60

8.7

12


Từ những số liệu trên cho thấy kỹ năng tổ chức trò chơi của Ban chỉ
huy, mức độ được các em vui, thích tham gia là 35.3% và không vui,
không thích tham gia là 56.1% có sự chênh lệch đến 20.8% là cao, chứng
tỏ khả năng tổ chức trò chơi của của các em chưa đáp ứng được sự mong
đợi của các bạn. Mặt khác về kỹ năng của các em chưa được trang bị tốt,
thành thục trong các buổi bồi dưỡng.
Là “Thủ lĩnh” của các em Đội viên nói chung, đặc biệt là loại hình
trò chơi, cần phải thiết kế lại giáo án của các buổi bồi dưỡng làm sao cho
các em có một kỹ năng thật tốt trong việc tổ chức trò chơi trong các hoạt
động của Đội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, thu hút nhiều Đội viên
tham gia tốt về công tác Đội trong nhà trường.

III. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI CHO BAN CHỈ
HUY ĐỘI:
1. Định hướng cho công tác bồi dưỡng:
Căn cứ vào một số quan niệm của các nhà tâm lý học, giáo dục học
như: N.D.Levitov; Petrovaki; về kỹ năng có thể hiểu kỹ năng tổ chức là
khả năng thực hiện có hiệu quả một hệ thống hành động tổ chức bằng
cách vận dụng về tri thức về công tác tổ chức vào việc lựa chọn và thực
hiện cách thức hành động phù hợp với mục đích đề ra trong điều kiện nhất
định. Hệ thống các kỹ năng hành động bao gồm nhiều thao tác, hệ thống

hành động các kỹ năng theo Bà N.V.Kizmina thì hệ thống các kỹ năng
được chia làm 5 nhóm: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thiết kế, kỹ năng giao
tiếp và kỹ năng tổ chức điều hành cụ thể. Như vậy kỹ năng cần cho người
tổ chức một hoạt động cụ thể thì phải đảm bảo hai cấp độ: Là kỹ năng
hoạt động của chính bản thân các em trong tổ chức trò chơi và kỹ năng tổ
chức giao tiếp hoạt động cùng các bạn về tổ chức trò chơi. Như vậy 2 kỹ

13


năng về tổ chức các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ, vì kỹ năng thứ
nhất vừa là thành phần vừa là cơ sở trong kỹ năng tổ chức các hoạt động.
Xuất phát từ quan niệm trên để lên kế hoạch cho công tác bồi dưỡng
kỹ năng tổ chức trò chơi cho Ban chỉ huy đội. Trong năm học 2014- 2015,
công tác bồi dưỡng công tác Đội nói chung và trang bị kỹ năng tổ chức trò
chơi cho Ban chỉ huy Đội nói riêng như sau:
1.1. Công tác chuẩn bị:
Bước đầu nghiên cứu và sưu tầm về một số trò chơi cơ bản, phù hợp
với lứa tuổi, dễ thực hiện, đơn giản mà hiệu quả, có thể dễ tổ chức trong
lớp học, ngoài sân nhằm giúp các em thực hiện tốt buổi sinh hoạt Đội, thu
hút đội viên tham gia tích cực và đảm bảo được tính giáo dục thông qua
công tác Đội.
1.2. Thực hiện qui trình hướng dẫn trò chơi:
Qui trình thực hiện theo 4 bước nhưng phải hướng dẫn thật tỷ mỉ,
chi tiết trong các buổi bồi dưỡng.
1.2. 1. Giới thiệu trò chơi:
Do Tổng phụ trách Đội hướng dẫn và cho các em ghi chép một số
lưu ý sau: Việc giới thiệu trò chơi là điều các em phải nhận thức mình sẽ
tổ chức cho các bạn trò chơi gì? Điều kiện thực tế: sân bãi, lớp học, phòng
họp,... như thế nào? Đối tượng tham gia là ai? Trò chơi đã được tổ chức

rồi hay chưa? Trạng thái của các bạn về mong muốn được tham gia như
thế nào? Đây chính là yếu tố rất cần thiết để các em làm quản trò lựa chọn
trò chơi nào cho phù hợp.
Những trò chơi mà các em sẽ giới thiệu với các bạn mà mình làm
quản trò có phù hợp không? Luật chơi và cách chơi có nắm thật chắc hay
chưa? Lựa chọn lời giới thiệu rõ ràng ngắn gọn đầy đủ, có thể dùng tay,
chân, điệu bộ, hình ảnh sống động để gây ấn tượng cho trò chơi.
14


1.2.2. Hướng dẫn cách chơi và luật chơi :
Tổng phụ trách Đội làm mẫu (Như trò chơi Tín Hiệu giao thông ) và
cho các em ghi chép một số lưu ý để tham khảo.
Bước này cũng quan trọng mà người quản trò phải nắm vững luật
chơi, cách chơi, dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để giải thích một cách cặn
kẽ, không dài dòng, lắp bắp. Có thể nói lại luật chơi 2 lần và hỏi xem có
bạn nào chưa hiểu, nếu có thì người quản trò phải tiếp giảng giải rõ ràng
hơn nữa để người tham gia một cách tích cực hơn, hạn chế đội viên không
thích tham gia.
1.2.3. Tiến hành chơi thử và chơi thật :
Tổng phụ trách Đội làm mẫu và thực hiện 1 trò chơi để minh họa
cho bước 3. Có thể chơi thử không quá 3 lần để rút kinh nghiệm; tuỳ theo
trò chơi và người chơi. Trong khi tiến hành chơi thật quản trò nên nhắc
nhở bạn làm sai phải tự giác chịu phạt và từng nhóm quan sát cái sai, cái
đúng khen-thưởng. Tránh những yếu tố gian lận mà quản trò phải dừng lại
làm ức chế người tham gia.
Tổng phụ trách Đội hướng dẫn thêm cho các em ở bước này cần:
Như có một động tác để tạo nên không khí lấy đà, thu hút sự chú ý và tiến
hành từ chậm (Ví dụ như làm động tác ngồi lên xe, nổ máy, vào số quay
tay vòng trong làm xe chạy...) đến nhanh, đồng thời thay đổi qui định để

giúp người chơi phản xạ nhanh, tạo không khí vui tươi phấn khởi (như
đèn đỏ ngừng mà quản trò tay vẫn quay).
Việc dừng cuộc chơi khi thấy: Người chơi vi phạm nhiều; Không có
người vi phạm; Khi cuộc chơi mà người tham gia trong trạng thái vui nhất
thì quản trò cho trò chơi kết thúc, để tạo người tham gia tích cự tham gia
cho những lần sau.
1.2.4. Khen thưởng, tuyên dương và phạt:
15


Tổng phụ trách Đội làm mẫu và nhắc nhở hoặc cho các em ghi chép
một số hình thức khen, phạt.
Cần lưu ý: Nên thưởng cho người tham gia làm đúng một lời khen,
một tràng vỗ tay thật to, một lời nhận xét dí dỏm hoặc một bài hát khen
vui nhộn, một bông hoa, một phần thưởng nhỏ theo nhóm,...Về việc phạt,
quản trò nên đưa cách phạt nhẹ nhàng, cùng hát mùa một bài hát, nhảy cò
một vòng, làm đúng một động tác trong nghi thức đội,...Tránh việc phạt
như hít đất, vò đầu nhau,... sẽ gây nên những điều không hay, phản tác
dụng của trò chơi, làm người bị phạt không tham gia trò chơi các lần
sau...
1.3. Kế hoạch luyện tập từng trò chơi được hướng dẫn trong buổi
bồi dưỡng.
Tuần 1 và 3 trong tháng hướng dẫn cho các em 2 trò chơi, cung cấp
những bước cơ bản khi tiến hành tổ chức trò chơi và những điều lưu ý khi
tổ chức trò chơi. Tiến hành luyện tập theo nhóm, thay phiên nhau làm
quản trò cuối giờ kiểm tra từng nhóm về cách tổ chức, những tình huống
tạo ra cho từng cá nhân hay nhóm giải quyết. Tổng phụ trách Đội nhận
xét, đánh giá chung và phân công cá nhân, nhóm thực hiện trong các buổi
sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội.
Tuần 2 & 4 trong tháng luyện tập là chủ yếu và hướng dẫn sáng tạo

từ 2 trò chơi đã được học. Ví dụ như loại hình trò chơi “làm theo lời nói”:
mang tên “Đứng- ngồi- nằm-đi” dùng 1 tay để chơi, gợi ý cho các em sử
dụng cả 2 tay (Đứng, đứng- nằm nằm...) hoặc 1 tay (đứng) tay kia (ngồi).
Ngoài ra hướng dẫn các em thay đổi từ ngữ, tên gọi khác như nói “đầu”
thì tay đạt lên đầu, nói “tay tôi” thì cầm tay mình hoặc nói “tay bạn” thì
cần tay bạn để thay đổi cách chơi từ mức độ dễ lên mức khó và sáng tạo
ra cách chơi mới mà loại hình trò chơi cũng không thay đổi, điều đó làm
cho các em làm quản trò có nhiều vốn trò chơi để tổ chức trong các hoạt
16


động khác nhau, tránh lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho người chơi, cũng
từ đó tạo đà sáng tạo nhiều trò chơi mới của các em Ban chỉ huy trong
công tác Đội của nhà trường.
2. Kết quả việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy:
2.1. Việc tiến hành bồi dưỡng cho các Ban chỉ huy về kỹ năng tổ
chức trò chơi thường xuyên và song song với việc bồi dưỡng công tác Đội
cho 52 em trong 15 buổi của học kỳ I bằng thực hiện qui trình hướng dẫn
trò chơi đã nêu ở trên cho thấy các em có tiến bộ về:
- Mức độ nhận thức, mục đích và ý nghĩa của trò chơi.
- Nắm vững trình tự các bước tổ chức trò chơi.
- Kỹ năng làm quản trò.
- Kỹ năng giao tiếp khi tiến hành trò chơi.

17


2.2. Bảng đối chiếu thực hiện 4 kỹ năng trên của Ban chỉ huy Đội.

Các nhóm

kỹ năng

Mức độ
nhận thức
về mục
đích và ý
nghĩa
Trình tự tổ
chức trò
chơi
Tố chất
của người
quản trò
Giao tiếp
khi tiến
hành trò
chơi

Điểm
trung
bình
trước
khi thực
hiện qui
trình bồi
dưỡng

Sau khi thực qui trình bồi dưỡng
Điểm
trung

bình
kiểm
tra lần
1

So sánh
lần 1

Điểm
trung
bình
kiểm
tra lần
2

So
sánh
lần
kiểm
tra lần
1 và 2

So sánh
trước và
sau quá
trình bồi
dưỡng

a


b

(b và a)

c

(c và b)

(c và a)

3.25

3.50

0.25

4.25

0.75

1.00

3.50

4.00

0.50

4.75


0.75

1.25

3.00

3.50

0.50

3.75

0.25

0.75

2.75

3.00

0.25

3.25

0.25

0.50

Thang điểm cho việc kiểm tra gồm 5 mức độ sau:
- Điểm 1: Chỉ nắm được lý thuyết.

- Điểm 2: Làm thử được nhưng có nhiều lần sai sót.
- Điểm 3: Làm thử có kết quả, ít sai sót.
- Điểm 4: Vận dụng vào tình huống thật còn ít sai sót.
- Điểm 5: Vận dụng thành thạo.
2.2.1. Mức độ nhận thức mục đích và ý nghĩa của trò chơi:
Kết quả cho thấy các em Ban chỉ huy trước khi áp dụng qui trình
bồi dưỡng thì điểm trung bình của 66 em chỉ đạt ở mức 3.25 điểm, nhưng
18


khi được bồi dưỡng theo quy trình như đã nêu thì lần kiểm tra thứ nhất
điểm trung bình của các em đều đạt ở mức 3.50. Như vậy các em đã có
tiến bộ hơn khi chưa áp dụng quy trình tổ chức trò chơi là 0.25. Lần kiểm
tra thứ 2 thì điểm trung bình của các em về mức độ nhận thức đều đạt
4.25; đem so sánh giữa lần kiểm tra thứ nhất và thứ 2 thì mức độ điểm
trung bình có tăng 0.75; Tuy mức độ tăng không đáng kể giữa 2 lần kiểm
tra, nhưng so sánh với điểm trung bình mà các em chưa tham gia và đã
tham gia qui trình bồi dưỡng thì mức độ tăng điểm trung bình lên 1.00 về
nhận thức về mục đích và ý nghĩa của trò chơi là đã cho thấy mức tiến bộ
của các em ở lứa tuổi này (11– 14 tuổi) là rất tốt, phù hợp với hoạt động
Đội trên nguyên tắc tự quản.
2.2.2. Trình tự tổ chức trò chơi:
So sánh kết quả điểm trung bình của các em Ban chỉ huy trước khi
được hướng dẫn quy trình tổ chức trò chơi 3.50 và sau khi được hướng
dẫn một cách chi tiết, có bài bản của từng bước mà điểm trung bình chung
4.00 mức chênh lệch không cao 0.50. Do đó khả năng nắm vững lý thuyết,
vận dụng vào thực tế ít sai sót trong khi thực hiện vai trò làm người quản
trò được chứng minh trong kiểm tra lần thứ 2 điểm trung bình là 4.75,
mức độ chính xác được thể hiện rõ trong từng lần kiểm tra là 0.25 và so
sánh lúc ban đầu đến khi được hướng dẫn đầy đủ, tập luyện thường xuyên

dẫn đến hiệu quả đạt điểm trung bình là 1.25 cao nhất trong nhóm kỹ năng
mà các em được bồi dưỡng.
2.2.3. Tố chất của người quản trò trong việc tổ chức trò chơi:
Yếu tố này cũng rất quan trọng để người quản trò thực hiện có
thành công hay không, căn cứ vào điểm trung bình đạt 3.00 của các em
lúc ban đầu, việc làm thử còn nhiều sai sót, cũng như vận dụng vào các
trò chơi chưa sinh động như xử lý một số tình huống nảy sinh trong cuộc
chơi mà các em còn lúng túng,... Qua việc bồi dưỡng và rút kinh nghiệm
19


trong khi luyện tập các em đã từ từ có những tố chất của người quản trò
được thể hiện qua từng lần kiểm tra: Lần 1 là 3.25 lần 2 là 3.75 cứ mỗi lần
các em đã có sự tiến bộ 0.50 về kỹ năng tổ chức, tố chất của người quản
trò trong việc chỉ định trò chơi, điều khiển người chơi.
2.2.4. Giao tiếp khi tiến hành trò chơi:
Qua số liệu lúc ban đầu các em chỉ đạt ở mức điểm trung bình rất
thấp là 2.75, đây là một trong kỹ năng rất khó đối với các em, mức độ sai
sót, vận dụng vào các tình huống thực cũng chưa đạt yêu cầu, tuy đã được
hướng dẫn một cách tỷ mỉ, trình tự. So sánh kết quả từ 2.75, lần 1 là 3.00
lần 2 là 3.25 như vậy điểm trung bình của các em cũng có tăng giữa lúc
ban đầu và lần 2 là 0.50; Kỹ năng này các em phải được vận dụng thực tế
thường xuyên vào các buổi sinh hoạt, các hoạt động khác của Đội để rút
kinh nghiệm và tích luỹ vốn ngôn ngữ như lời nói, điệu bộ và sắc thái
biểu cảm trong từng trò chơi mà người quản trò cần phải có.

20


C. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. KẾT LUẬN:
Qua việc đánh giá và kiểm tra theo mức điểm trung bình nêu trên đã
cho thấy kỹ năng tổ chức trò chơi của Ban chỉ huy từng bước được cải
thiện, từ chưa lắm vững lý thuyết, trình tự tổ chức, tố chất của người quản
trò và giao tiếp khi tiến hành trò chơi, nhưng qua qui trình mà các em được
bồi dưỡng về những kỹ năng cần thiết cho việc tiến hành tổ chức trò chơi
trong sinh hoạt Đội đã góp phần nâng cao kỹ năng tự tổ chức các buổi sinh
hoạt một cách có hiệu quả, tự tin hơn trong việc lựa chọn trò chơi, loại hình
trò chơi cho phù hợp điều kiện môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của
các em và các em có thể giải quyết được một số tình huống nảy sinh trong
khi tổ chức trò chơi mang lại hiệu quả giáo dục, thu hút được các bạn Đội
viên tham gia tích cực công tác Đội trong nhà trường và phần nào đáp ứng
được yêu cầu của việc đổi mới tiết sinh hoạt Đội.
Qua thực hiện công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho Ban
chỉ huy trong học kỳ I của năm học 2014- 2015 đã mang lại sự tự tin cho
Ban chỉ huy tổ chức tốt các buổi sinh hoạt, thu hút đông đảo đội viên tham
gia các hoạt động trong công tác Đội có hiệu quả cao, đồng thời chuyển tải
những nội dung giáo dục đến mọi em Đội viên trong năm học.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Công tác bồi dưỡng kỹ năng công tác Đội nói chung là nhiệm vụ của
mỗi người Giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường. Đặc biệt cần
chú trọng đến công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho Ban chỉ huy
để các em có đủ năng lực để tổ chức các buổi sinh hoạt Đội, mà trò chơi là
một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả nhất, nhẹ nhàng nhất và
phù hợp đối với tâm lý lứa tuổi của các em.

21


Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi cho Ban chỉ huy Đội là chúng ta đã

góp phần hướng các em phát huy tính tự quản, tạo phương châm “trẻ với trẻ”
trong việc tự giáo dục và tác động giáo dục thông qua các loại hình trò chơi.
Trò chơi được khai thác tốt sẽ mang lại kết quả cao nhưng cần phải
khuyến khích các em sáng tạo dựa trên những loại hình trò chơi cơ bản
nhằm đáp ứng các hoạt động của Đội.
Như vậy trong quá trình cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện thực hiện mục tiêu giáo dục con người mới, “Trò chơi” đóng
góp một vai trò rất quan trọng, là một hoạt Đội không thể thiếu được trong
công tác thiếu niên nhi đồng. Vì thế tôi khuyến nghị các Liên đội trong
huyện hết sức quan tâm đến công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi
cho Ban chỉ huy nhằm mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục.
Người viết

Ngô Thành Dân

22


PHỤ LỤC
Em hãy cho biết ý kiến của mình về việc tham gia trò chơi do Ban chỉ
huy Đội tổ chức bằng cách đánh dấu X vào các ô bên dưới. (Mỗi loại hình trò
chơi chỉ chọn 1 câu trả lời.)
Những ý kiến biểu hiện của các em sau khi được chơi
Loại hình
trò chơi

Vui

Không
Thích

Không
Không vui
thích tham
tham gia
có ý kiến
gia

Làm theo lời nói
(Tôi bảo; Thụt
thò; …)
Thi hát giữa các
nhóm.
Vận động mang
tính cá nhân và
tập thể (Kéo co;
cướp cờ, Chim sổ
lồng, …)
Các trò chơi nhỏ
khác.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hồ Chí Minh Toàn Tập. NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật 2011
2. Bùi Sỹ Tụng- Phan Nguyên Thái- Phương pháp dạy học bộ môn công tác Đội.
NXB ĐHSP 2005.
5. Bùi Sĩ Tụng - Trần Quang Đức- 150 Trò chơi thiếu nhi. NXB Giáo dục 2005

4. Phạm Văn Thanh- Phạm Bá Khoa- Lí luận và phương pháp công tác Đội
TNTP Hồ Chí Minh. NXBĐHSP 2005.
5. Phạm Đình Nghiệp- Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.
NXB Giáo dục 2006.
6. Trương Hưởng- Những trò chơi vui, bổ ích cho thiếu nhi. NXB Trẻ 2012

24


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................4
III. KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………..…………………..........6
1. Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh........................ ......................6
2. Liên Đội- Chi đội................................................................ ...................7
3. Ban Chỉ Huy Đội.........................................................................................7
4. Buổi sinh hoạt Đội.......................................................................................7
5. Bồi dưỡng kỹ năng công tác Đội................................................................7
6. Khái niệm trò chơi.......................................................................................8
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN...................................................................................9
III. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI CHO BAN CHỈ HUY ĐỘI..................11
1. Định hướng cho công tác bồi dưỡng..........................................................11
2. Kết quả việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy....................15
C. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. KẾT LUẬN...................................................................................................19
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM........................................................................19
PHỤ LỤC..........................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................22

25



×