Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại Ban quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình do tôi tự tìm tòi, nghiên cứu; các số liệu trong
luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực và chưa từng được công bố trên bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Luân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân, cơ quan và Nhà trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Nguyễn Xuân Phú, người thầy
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tác giả cũng xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi,
Phòng Đào tạo đại học và Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật công trình,
cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kỹ thuật Công trình đã động viên, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những khó
khăn, động viên và giúp đỡ tác giả trong học tập và trong quá trình hoàn thành luận
văn.
Do còn những hạn chế về thời gian và tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những


khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô
và độc giả.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Luân

ii


MỤC LỤC
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG ......................................................................................................3
1.1 Khái quát chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng ...................................3
1.1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng............................................................................3
1.1.2 Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ...............................................3
1.2 Đánh giá về chất lượng thi công công trình xây dựng ở các nước và ở Việt Nam ...4
1.2.1 Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình ở các nước ............................... 4
1.3 Các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt Nam ..12
1.3.1 Đôi nét về các công trình xây dựng ở Việt Nam ..................................................12

1.3.2 Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt Nam ............14
1.3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt Nam
trong những năm qua .....................................................................................................15
1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt
Nam ............................................................................................................................... 16
1.3.5 Những bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng ............18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ............................................................................21
2.1 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ..................... 21
2.2 Các văn bản pháp quy trong quản lý chất lượng công trình xây dựng ....................22
2.2.1 Các văn bản luật, thông tư, nghị định của Nhà nước về quản lý chất lượng thi
công công trình xây dựng .............................................................................................. 22
2.2.2 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ...................................................................................22
2.3 Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công công
trình xây dựng ................................................................................................................23
2.3.1 Nội dung quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng .................................23

iii


2.3.2 Trình tự thực hiện và những yêu cầu quản lý chất lượng thi công công trình xây
dựng ............................................................................................................................... 24
2.4 Vai trò và trách nghiệm của các chủ thể về quản lý chất lượng thi công công trình
....................................................................................................................................... 26
2.4.1 Quản lý chất lượng đối với thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng ................ 26
2.4.2 Trách nghiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình ................................... 29
2.4.3 Trách nghiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình .................... 33
2.5 Những tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình xây dựng ......................... 36
2.6 Một số phương pháp và mô hình quản lý chất lượng.............................................. 37
2.6.1 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM) ..................................................... 38

2.6.2 Hệ thống kiểm soát chất lượng............................................................................. 38
2.6.3 Tiêu chuẩn ISO 9000............................................................................................ 39
2.6.4 Một số lưu đồ (mô hình) quản lý chất lượng ....................................................... 40
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HUYỆN LƯƠNG TÀI............................................................................ 45
3.1 Giới thiệu chung về Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh ........................................................................................................................ 45
3.1.1 Thông tin chung ................................................................................................... 45
3.1.2 Lịch sử hình thành và nhiệm vụ ........................................................................... 45
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................... 46
3.1.4 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh ........................................................................................................................ 47
3.2 Trách nghiệm và quyền hạn của các phòng ban ..................................................... 47
3.2.1 Trách nghiệm của Giám đốc Ban ......................................................................... 47
3.2.2 Trách nghiệm của phó giám đốc kỹ thuật ............................................................ 47
3.2.3 Trách nghiệm của phó giám đốc kế hoạch và quản lý chất lượng ....................... 48
3.2.4 Trách nghiệm của phòng hành chính và kế toán .................................................. 48
3.2.5 Trách nghiệm của phòng kỹ thuật ........................................................................ 48
3.2.6 Trách nghiệm của phòng kế hoạch và quản lý chất lượng ................................... 49

iv


3.3 Tình hình đầu tư xây dựng của huyện Lương Tài trong những năm qua................49
3.3.1 Đôi nét hoạt động xây dựng của huyện Lương tài ...............................................49
3.3.2 Tình hình hoạt động xây dựng của huyện Lương Tài trong những năm gần đây 53
3.4 Phân tích thực trạng về công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ..............54

3.4.1 Về tổ chức hoạt động giám sát và quy trình quản lý chất lượng thi công công
trình xây dựng của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc
Ninh ............................................................................................................................... 54
3.4.2 Quy trình quản lý chất lượng công trình của Ban quản lý các dự án đầu tư xây
dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ..........................................................................54
Hình 3.1: Lưu đồ Quy trình quản lý chất lượng công trình của Ban quản lý các dự án
đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 55
3.4.3 Một số tồn tại, hạn chế ......................................................................................... 57
3.5 Đề xuất một số giái pháp chủ yếu nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công
công trình xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh ........................................................................................................................ 60
3.5.1 Giải pháp quản lý chất lượng vật liệu đưa vào sử dụng trong công trình ............60
3.5.2 Giải pháp quản lý môi trường...............................................................................61
3.5.3 Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trên công trường....................... 63
3.5.4 Biện pháp phòng chống cháy nổ ..........................................................................64
3.5.5 Biện pháp đảm bảo an toàn lao động....................................................................65
3.5.6 Biện pháp hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý ............................... 66
3.5.7 Biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ, tài liệu .........................................66

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Hình 1.2: Công trình: Tòa tháp cao nhất nước Mỹ
Hình 1.3: Công trình: Tòa tháp cao nhất nước Mỹ
Hình 1.4: Công trình: Tượng Nữ Thần Tự Do
Hình 1.5: Công trình: Đập Hoover
Hình 1.6: Công trình: Tháp Eiffel
Hình 1.7: Công trình: Lâu đài nguy nga Versailles

Hình 1.8: Công trình: Đập thủy điện Tam Hiệp
Hình 1.9: Công trình: Vạn lý Trường Thành
Hình 1.10: Công trình: Đập thủy điện Tam Hiệp Hình 1.10: Hình ảnh một nút giao
thông điển hình của nước Nhật
Hình 1.11: Hình ảnh một cây cầu điển hình ở nước Nhật
Hình 1.12: Khách sạn Burj Al Arab
Hình 1.13: Đảo nhân tạo Dubai Marina
Hình 1.14: Công trình: Royal City
Hình 1.15: Công trình: Hầm Hải Vân
Hình 1.16: Công trình: Keangnam Hanoi Landmark Tower
Hình 1.17: Lưu đồ mẫu quy trình quản lý
Hình 1.18: Sập trường mầm non ở quận Nam Từ Liêm Hà Nội
Hình 1.19: Sự cố đường trên cao Cát Linh – Hà Đông
Hình 2.1. Lưu đồ công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công
Hình 2.2. Lưu đồ công tác quản lý chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sử dụng
Hình 2.3. Lưu đồ công tác quản lý chất lượng nhân lực thực hiện công trình xây dựng
Hình 2.4. Lưu đồ công tác quản lý máy móc, thiết bị đưa vào thi công
Hình 2.5. Lưu đồ công tác quản lý chất lượng nghiệm thu công việc xây dựng
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức và triển khai nhân sự tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây
dựng huyện Lương Tài
Hình 3.2. Cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 281
Hình 3.3. Đường TL-280B
Hình 3.4. Đường bê tông thôn An Phú

vi


Hình 3.5. Đường bê tông thôn Ngô Phần
Hình 3.6. Trường THCS xã Lâm Thao huyện Lương Tài
Hình 3.7. Hội trường UBND xã Lai Hạ

Hình 3.8. Nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn An
Hình 3.9: Lưu đồ Quy trình quản lý chất lượng công trình của Ban quản lý các dự án
đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Hình 3.10: Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
Hình 3.11: Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng vật liệu đưa vào sử dụng
Hình 3.12: Hoàn thiện quy trình quản lý máy móc đưa vào sử dụng
Hình 3.13: Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng nghiệm thu hạng mục

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự giám sát công trình………………………………………. .36
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ trong giám sát xây dựng công trình ………………………...58
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức giám sát ……………………………………………………59
Sơ đồ 3.3: Quy trình giám sát thi công công tác bê tông …………………………….60

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTCT:

Bê tông cốt thép

CLCT:

Chất lượng công trình

QLDA:


Quản lý dự án

VLXD:

Vật liệu xây dựng

TVGS:

Tư vấn giám sát

TVTK:

Tư vấn thiết kế

BQLDA:

Ban quản lý dự án

ix



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện mạo đất
nước ngày càng không ngừng đổi mới, đó là việc đời sống kinh tế của người dân đang
được cải thiện, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển không ngừng, các lĩnh
vực khác của đời sống, bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi. Trên thực tế hiện nay, đã
xảy ra không ít sự cố liên quan tới chất lượng công trình xây dựng mà hậu quả của

chúng là vô cùng to lớn, không thể lường hết được. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đang đầu
tư xây dựng chương trình nông thôn mới nên sẽ có rất nhiều công trình được đầu tư
xây dựng mới. Do đó vấn đề tác giả muốn nói ở đây là công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng là hết sức cần thiết
Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Lương Tài là một trong những ban quản
lý đang khẳng định được uy tín qua công tác quản lý chất lượng các công trình xây
dựng đạt chất lượng cao ở tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên hiện nay, ban quản lý vẫn còn có
một số tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình thi công bên cạnh những
công trình đã hoàn thành và có chất lượng cao. Vậy tác giả chọn đề tài “ Đề xuất giải
pháp Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại Ban quản lý các dự án
đầu tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” để tìm hiểu nghiên cứu về công
tác quản lý chất lượng tại ban quản lý, cũng như đề xuất ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý chất lượng của ban quản lý, cũng như khắc phục
những bất cập còn tồn tại.
2. Mục đích của đề tài
Khái quát chung về các vấn đề cơ bản trong quản lý chất lượng thi công công trình xây
dựng.
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

1


3. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng công trình xây dựng và công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây
dựng
b. Phạm vi nghiên cứu:
Các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lương Tài do Ban quản lý các dự án đầu

tư xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh quản lý chất lượng thi công.
4. phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp so sánh, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu
Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp đánh giá thực tế

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Khái quát chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng có thể được hiểu là tổng hợp tất cả các biện pháp về kinh tế, kỹ
thuật, an toàn lao động, độ bền vững của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn
và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của pháp luật nhà nước Việt Nam hiện hành[1]
1.1.2 Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tổng hợp tất cả các công việc, hoạt động,
giám sát, theo dõi trong quá trình thi công công trình xây dựng để chất lượng công
trình xây dựng có thể đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất như mong muốn.
QUẢN



CHẤT
LƯỢNG
KHẢO

QUẢN LÝ


QUẢN

CHẤT

CHẤT

LƯỢNG
SÁT

CÔNG TRÌNH

LƯỢNG

THIẾT KẾ



BẢO HÀNH
CÔNG TRÌNH

THI

XÂY DỰNG

CÔNG CÔNG

CÔNG TRÌNH

TRÌNH


XÂY DỰNG
Hình 1.1: Quy trình Quản lý chất lượng
công trình xây dựng

Chất lượng công trình xây dựng cần phải được các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước
quan tâm ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng về xây dựng công trình để phục vụ nhu
cầu sử dụng khác nhau. Ngay từ khi quy hoạch, chủ chương đầu tư, khảo sát, thết kế,
thi công… đến khi đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng thì chúng ta phải
quan tâm chất lượng công trình xây dựng ở tất cả các giai đoạn trên
Chất lượng của công trình phải được tổng hợp từ chất lượng của các nguyên vật liệu,
tất cả các giai đoạn xây dựng các hạng mục, bộ phận hoặc tổng thể công trình.
Tất cả các tiêu chuẩn về kỹ thuật của các văn bản luật, thông tư, nghị định của nhà
nước phải được thể hiện trên tất cả các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu
đầu vào (Theo thông tư 07 của UBND tỉnh Bắc Ninh), các cấu kiện, máy móc đều phải
có tem kiểm định chất lượng đúng theo quy định của nhà nước, các kỹ sư đều phải có
chứng chỉ theo quy định hiện hành của nhà nước trong quá trình thi công xây dựng

3


công trình. Chúng ta phải nghiệm thu toàn bộ các giai đoạn chuyển giao các hạng mục
của công trình, kiểm định, kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng. Đến khi đạt
chất lượng thì mới cho chuyển tiếp giai đoạn.
Một vấn đề vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quản lý chất lượng công trình
xây dựng đó là vấn đề an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy. Vấn đề này sẽ đi
xuyên suốt từ giai đoạn thi công đến khi bàn giao đưa vào sử dụng. Ở mỗi giai đoạn
chúng ta sẽ có các quy trình, cách quản lý an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy là
khác nhau. Đối với các đội ngũ xây dựng công trình thì các kỹ sư đều phải có chứng
chỉ an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy đúng theo quy định, tiêu chuẩn của nhà

nước và các công nhân đều phải được tập huấn qua các công tác an toàn lao động và
phòng cháy chữa cháy khi có sự cố xảy ra đối với công trình…….
Cũng như vấn đề về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy thì vấn đề về môi trường
cần phải đặc biệt chú trọng, quan tâm. Vấn đề về môi trường cần phải được chú ý trên
tất cả các khía cạnh, tác động của công trình khi đưa vào khai thác sử dụng, trong quá
trình thi công….. Đó có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực từ dự án đến môi trường
hoặc ngược lại[2]
1.2 Đánh giá về chất lượng thi công công trình xây dựng ở các nước và ở Việt
Nam
1.2.1 Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình ở các nước
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp tất cả những thành phần về kỹ
thuật, an toàn, độ bền vững của công trình nhưng tất cả các thành phần trên phải tuân
thủ theo những quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của nhà nước. Quản lý chất
lượng công trình xây dựng liên quan trực tiếp đến công nhân xây dựng công trình,
người sử dụng công trình. Sau khi đưa công trình vào khai thác sử dụng thì công trình
có đạt hiệu quả hay không chính là do khâu quản lý chất lượng công trình có tốt hay
không và nó là một yếu tố quan trọng đảm bảo đến sự phát triển của mỗi nước trên thế
giới. Do vậy, vấn đề được đặt ra ở đây đó chính là quản lý chất lượng công trình xây
dựng và được đặt lên hàng đầu trong mỗi quốc gia trên thế giới.

4


Quản lý chất lượng xây dựng công trình ở nước Mỹ
Như chúng ta đã biết, nước Mỹ là một nước đứng đầu trên thế giới về nền kinh tế, quân
sự và là một trong những nước đi đầu trên thế giới về xây dựng các công trình có quy
mô lớn. Nước Mỹ có những biện pháp, hình thức quản lý rất hay mà các nước trên thế
giới cần học tập. Đối với công tác quản lý chất lượng công trình thì nước Mỹ dùng theo
mô hình 3 bên để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bên thứ nhất là các nhà thầu (
Thiết kế, thi công…) tự chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Bên thứ hai là

khách hàng giám sát và chấp nhận về chất lượng sản phầm có phù hợp với các tiêu
chuẩn các bên yêu cầu hay không. Bên thứ ba là một tổ chức tiến hành đánh giá độc lập
nhằm định lượng các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ cho việc bảo hiểm hoặc giải
quyết tranh chấp. Giám sát viên phải đáp ứng đầy đủ về mặt trình độ chuyên môn, có
bằng cấp chuyên ngành; các chứng chỉ do Chính Phủ cấp; kinh nghiệm làm việc thực tế
03 năm trở lên; phải trong sạch về đạo đức đồng thời là công chức của Chính Phủ.
Nhìn vào mô hình 3 bên trong quản lý chất lượng của nước Mỹ chúng ta có thể nhận
thấy rõ. Nếu áp dụng theo mô hình 3 bên này thì chất lượng quản lý sẽ được nâng cao
lên một cách rõ rệt. Trong tất cả các khâu từ thiết kế, giám sát, thi công…. Thì đều có
sự tham gia giám sát, góp ý của tất cả các bên và đặc biệt quyền lợi của người sử dụng
và chất lượng công trình xây dựng được đặt lên hàng đầu. Đất nước chúng ta có thể áp
dụng mô hình quản lý 3 bên của nước Mỹ vào trong quá trình quản lý chất lượng công
trình xây dựng ở Việt Nam. Để góp phần vào sự phát triển của nước nhà.
Bên dưới đây là một số công trình nổi tiếng của nước Mỹ :

Hình 1.2: Công trình: Tòa tháp cao nhất nước Mỹ
5


Hình 1.3: Công trình: Tượng Nữ Thần Tự Do

Hình 1.4: Công trình: Đập Hoover
Quản lý chất lượng xây dựng công trình ở nước Pháp
Nước Pháp là một trong những cường quốc về công nghiệp nặng và các công trình nổi
tiếng. Đặc biệt lối kiến trúc cổ điển của nước Pháp trong những năm của Thế Kỷ XX
đã được rất nhiều nước áp dụng lối kiến trúc cổ điển, hài hòa, gần gũi của nước Pháp,
trong đó có cả nước Việt Nam chúng ta. Để có được như vậy thì nước Pháp đã hình
thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh trong tất cả các
giai đoạn từ ý tưởng hình thành, thi công và cuối cùng là đưa vào khai thác sử dụng.
Nước Pháp có rất rất nhiều công ty xây dựng hàng đầu thế giới, họ có độ ngũ kỹ sư vô

cùng chất lượng hoạt động trong nước và trên toàn thế giới. Pháp luật của nước Pháp
trong xây dựng thì vô cùng nghiêm ngặt vào bậc nhất thế giới. Tất cả các công trình
6


đều phải được kiểm tra chất lượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra
chất lượng được Chính Phủ công nhận để đảm đương phụ trách và kiểm tra chất lượng
công trình.

Hình 1.5: Công trình: Tháp Eiffel

Hình 1.6: Công trình: Lâu đài nguy nga Versailles
Quản lý chất lượng xây dựng công trình ở Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước nổi tiếng với các công trình như Vạn Lý Trường
Thành, Tử Cấm Thành, Quảng Trường Thiên An Môn…… Đất nước Trung Quốc đã
xây dựng và vận hành thành công con đập thủy điện lớn nhất thế giới đó là đập Tam
Hiệp. Một con đập có quy mô xây dựng lớn nhất, các quy trình, kỹ thuật xây dựng
vượt thời đại.Vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng của Trung Quốc được
7


quy định rất rõ ràng trong các điều luật của Trung Quốc. Đặc biệt ở đất nước Trung
Quốc thì vấn đề giám sát tất cả các công trình xây dựng trong nước đều không phải là
người trong cơ quan nhà nước để tránh tất cả những trường hợp xấu nhất có thể xảy
ra. Tất cả các vật liệu từ khâu đầu vào đến đầu ra đều phải được kiểm tra rất nghiêm
ngặt, chặt chẽ và phải có các mẫu báo cáo thí nghiệm theo đúng quy định hiện hành
của nhà nước

Hình 1.7: Công trình: Đập thủy điện Tam Hiệp


Hình 1.8: Công trình: Vạn lý Trường Thành

8


Hình 1.9: Công trình: Đập thủy điện Tam Hiệp
Quản lý chất lượng xây dựng công trình ở Nhật Bản
Đât nước Nhật Bản đã phải hứng chịu thiệt hại rất lớn vì 2 quả bom nguyên tử của Mỹ
thả xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki phá hủy toàn bộ thành phố và chết rất
nhiều người dân vô tội của Nhật Bản.Thế nhưng đất nước Nhật Bản đã có những mô
hình quản lý xây dựng, và xây dựng lại rất nhiều công trình xây dựng quy mô lớn.
Nước Nhật Bản nổi tiếng với các công trình ngầm lớn, thuận tiện và hiện đại. Các cây
cầu dây văng, các công trình vượt biển ở Nhật Bản có một hệ thống quy phạm pháp
luật quy định chặt chẽ các công tác giám sát thi công và cơ cấu hệ thống kiểm tra, như
Luật thúc đẩy đấu thầu và hợp đồng hợp thức đối với công trình chính, Luật Tài chính
công, Luật thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng công trình chính…. Các tiêu chuẩn
kỹ thuật dùng cho kiểm tra sẽ do các Cục Phát triển vùng biện soạn, nội dung kiểm tra
trong công tác giám sát sẽ do các cán bộ nhà nước trực tiếp thực hiện. Ở Nhật Bản,
công tác quản lý thi công tại công trường góp phần quan trọng và đảm bảo chất lượng
công trình xây dựng. Quản lý thi công tại công trường giám sát thi công và kiểm tra
công trình xây dựng, với những nội dung về sự phì hợp với các điều kiện hợp đồng,
tiến trình thi công, độ an toàn lao động. Việc kiểm tra được thực hiện ở những hạng
mục cụ thể, từ chất lượng, kích thước của các cấu kiện bê tông đúc sẵn, lắp dựng cốt

9


thép cho kết cấu bê tông như kiểm tra kết quả thực hiện công tác xử lý nền đất yếu,
đường kính và chiều dài của các cọc sâu.
Đất nước Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong việc triển khai nhiều dự án

lớn và quan trọng như: Dự án xây dựng năng lực lập quy hoạch và quản lý đô thị, dự
án phát triển nguồn nhân lực cho các công ty cấp nước đô thị Miền Trung và đặc biệt
là Dự án “ Tăng cường năng lực đảm bảo chất lượng xây dựng ”. Với mục tiêu chính
là tăng cường chất lượng cho các công trình xây dựng tại Việt Nam thông qua việc
thiết lập các phương thức quản lý hiệu quả nhằm cung cấp các nguyên tắc chung cho
việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam.

Hình 1.10: Hình ảnh một nút giao thông điển hình của nước Nhật

Hình 1.11: Hình ảnh một cây cầu điển hình ở nước Nhật

10


Quản lý chất lượng xây dựng công trình ở nước DuBai
Đất nước DuBai đang nổi lên là một hiện tượng với những tòa nhà vượt tầng mây,
những kiến trúc vượt thời đại, những máy móc, những công trình đang xây dựng cả
ngày đêm không biết mệt mỏi. Đất nước DuBai là một đất nước giàu nhất thế giới,
những công trình có tổng mức đầu tư lớn nhất thế giới như : Dự án The World hay còn
được gọi là một quần đảo nhân tạo với khoảng 300 hòn đảo lớn nhỏ với tổng mức đầu
tư lên đến 14 tỷ USD được xây dựng theo hình dáng của bản đồ thế giới và bán cho
giới tỷ phú theo dạng sở hữu tư nhân. Dự án Palm lsland có Tổng mức lên đến 12,3 tỷ
USD, Palm lsland thậm chí còn được so sánh với Van Lý Trường Thành của Trung
Quốc. Palm là quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. Đậy cũng là một trong những dự án
bất động sản có nhiều tham vọng lớn ở DuBai. Dự án DuBai Marina là một thành phố
kênh đào nhân tạo lớn nhất thế giới, được xây dựng dọc theo 3km bờ biển Vịnh Ba Tư.
Tổng mức đầu tư xủa dự án này lên đến 10 tỷ USD. Công trình này thực sự đã mang
lại thương hiệu cho thành phố…… và còn rất nhiều những công trình lớn khác.

Hình 1.12: Khách sạn Burj Al Arab


11


Hình 1.13: Đảo nhân tạo Dubai Marina
1.3 Các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt
Nam
1.3.1 Đôi nét về các công trình xây dựng ở Việt Nam
Ngày nay, đất nước Việt Nam không ngừng được đổi mới, phát triển theo chiều hướng
tích cực. Có nhiều chính sách thu hút, mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài mở
rộng đầu tư xây dựng các công ty, xí nghiệp, tập đoàn… Nổi bật hơn cả đó là khu công
nghiệp Sam Sung, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn…. ở Bắc Ninh….. Các doanh nghiệp xây
dựng ở Việt Nam lớn mạnh không ngừng theo thời gian, và được thực nghiệm qua
thiết kế, thi công các tòa nhà cao tầng. Chúng ta đã đưa các công nghệ mới vào trong
xây dựng và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt tiến độ đã giao và đã tiết kiệm
được cho ngân sách nhà nước rất lớn. Có thể nói đến đó là Bê Tông đầm lăn, một công
nghệ vô cùng mới nhưng đã được chúng ta áp dụng trong thi công đập thủy điện Sơn
La, Lai Châu và đã mang lại rất nhiều thành công. Các công trình hầm có quy mô lớn
như hầm Đèo Ngang, Đèo Hải Vân. Nhiều cây cầu lớn, có lối kiến trúc thiết kế tốt,
mang lại hiệu quả như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý ở Đà Nẵng. Các khu đô thị mới, tiện
nghi, khang trang và hiện đại đã và đang mọc lên bằng chính bàn tay và khối óc của
chính con người Việt Nam. Đặc biệt hơn tất cả đó là công trình đường trên cao Cát
Linh – Hà Đông, khi công trình đưa vào sử dụng sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn với
đất nước ta như giảm tình trạng ách tắc giao thông, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

12


Bên dưới đây là một số hình ảnh về các công trình có quy mô lớn của nước Việt Nam
chúng ta:


Hình 1.14: Công trình: Royal City

Hình 1.15: Công trình: Hầm Hải Vân

13


Hình 1.16: Công trình: Keangnam Hanoi Landmark Tower
1.3.2 Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt Nam
Để có một công trình đạt chất lượng, trong quá trình đưa vào khai thác sử dụng đạt
chất lượng cao thì quy trình quản lý chất lượng phải vô cùng nghiêm ngặt, tuân thủ
theo đúng các quy trình, giai đoạn theo đúng quy định của nhà nước, pháp luật đề ra.
Trong các văn bản, quy phạm đã chỉ rõ: Trong mỗi giai đoạn thi công công trình xây
dựng thì việc gì cần phải làm trước, làm ra sao cho đúng quy định, kết quả đạt được
phải ra sao, trách nghiệm của các bên tham gia như thế nào. Chúng ta phải thực hiện
đúng theo quy trình và cách thức để đảm bảo chất lượng, tiến độ và năng suất đạt kêt
quả tối đa nhất có thể.
Đặc biệt là khi đưa công trình vào khai thác sử dụng thì phải làm sao công trình khai
thác được tất cả lợi ích, nhu cầu sử dụng của công trình và của người sử dụng đạt kết
quả tốt nhất.

14


Lưu đồ mẫu quy trình quản lý:

Hình 1.17: Lưu đồ mẫu quy trình quản lý
1.3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt
Nam trong những năm qua

Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở
nước ta trong những năm qua, vốn đầu tư là từ các doanh nghiệp, huy động vốn từ từ
các nguồn hợp pháp và vốn của nhà nước đầu tư để xây dựng công trình. Vì vậy, để
tăng cường chất lượng công trình thì nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành
các luật, nghị định, thông tư để quản lý tốt chất lượng thi công xây dựng công trình ở
Việt Nam. Nhưng những quy định về việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng ở
trong Luật Đấu Thầu còn thiếu cụ thể và chưa cân đối giữa các yếu tố chất lượng và
giá đấu thầu. Đó là những quy định liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu, quy định
15


×