Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lí chất lượng thi công xây dựng công trình trạm Khí tượng thủy văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 87 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả Luận văn

Lê Đức Dũng

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được
sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Văn Toản và nhiều ý kiến về chuyên môn, nghiệp
vụ quý báu của các thầy, cô trong khoa Công trình, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây
dựng. Đồng thời, tác giả cũng nhận được nhiều góp ý và giúp đỡ về công việc của các
chuyên gia và đồng nghiệp ở Tổng cục KTTV; đặc biệt là sự quan tâm, động viên từ
phía gia đình. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Đề
xuất giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Trạm
KTTV cho Trung tâm KTTV quốc gia”, thuộc chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Trước hết, tác giả xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên tác giả trong mọi hoàn cảnh và
tạo mọi điều kiện về cả thời gian và vật chất để tác giả hoàn thành chương trình học
tập. Sau đó, tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy trong quá trình học.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn anh em bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan đã cung cấp
số liệu, giúp đỡ để có đầy đủ tài liệu thực hiện luận văn.
Xong do thời gian nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu còn
non nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô, chuyên gia, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục
hoàn thiện bản thân trong thời gian tiếp theo.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!



ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .......................................................................2
5.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3
6. Kết quả dự kiến đạt được......................................................................................... 3
7. Nội dung của luận văn ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG ............................................................................................................................. 4
1.1 Tổng quan về chất lượng thi công công trình xây dựng........................................4
1.1.1 Công trình và phân loại công trình xây dựng .................................................4
1.1.2 Chất lượng sản phẩm xây dựng ......................................................................8
1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ........................... 9
1.2.1 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng ..................................9
1.2.2 Các nguyên tắc trong quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng .....10
1.2.3 Các nội dung quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ..................13
1.3 Thực trạng quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ............................. 13

1.3.1 Trên thế giới .................................................................................................13
1.3.2 Tại Việt Nam ................................................................................................ 15
1.4 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .........................................................................24

iii


2.1 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ................. 24
2.1.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 24
2.1.2 Cơ sở pháp lý................................................................................................ 24
2.1.3 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 25
2.2 Các mô hình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình .......................... 30
2.2.1 Kiểm tra chất lượng ...................................................................................... 30
2.2.2 Kiểm soát chất lượng ................................................................................... 30
2.2.3 Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC) ................. 31
2.2.4 Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) ............ 31
2.2.5 Mô hình quản lý chất lượng của chủ đầu tư ................................................. 32
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình .. 36
2.3.1 Nhóm các nhân tố chủ quan ......................................................................... 36
2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan ............................................................................ 37
2.3.3 Điều kiện đặc thù của công trình ngành KTTV ........................................... 37
2.4 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 39
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHO BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ
ÁN KTTV...................................................................................................................... 40
3.1 Giới thiệu khái quát về Ban Quản lý các dự án KTTV ....................................... 40
3.1.1 Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chính ......................................................... 40
3.1.2 Kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý chất lượng thi công công trình

xây dựng ............................................................................................................... 41
3.1.3 Sơ đồ và trình tự tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 42
3.1.4 Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ........................ 42
3.1.5 Giới thiện tổng quan dự án đầu tư xây dựng 43 trạm KTTV khu vực đồng
bằng sông Cửu Long ............................................................................................. 44
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban
Quản lý các dự án KTTV .......................................................................................... 47
3.2.1 Thực trạng từng nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
............................................................................................................................... 47
3.2.2 Các tồn tại và nguyên nhân chính ................................................................ 52
3.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình tại Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy văn ............................... 53

iv


3.3.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức ...........................................................................53
3.3.2 Ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện quản lý, giám sát chất lượng thi
công xây dựng công trình ...................................................................................... 61
3.3.3 Nâng cao công tác quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị
sử dụng cho công trình xây dựng ..........................................................................62
3.3.4 Nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà
thầu ........................................................................................................................ 64
3.3.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giám sát .................................67
3.3.6 Nâng cao chất lượng nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn và nghiệm
thu hoàn thành .......................................................................................................68
3.3.7 Tăng cường công tác kiểm định chất lượng sản phẩm thi công ...................72
3.4 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78


v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Công trình đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai ................................................... 5
Hình 1.2 Công trình tòa nhà Quốc hội ............................................................................ 7
Hình 1.3 Trạm ra đa thời tiết Vinh .................................................................................. 7
Hình 1.4 Trạm ra đa thời tiết Phù Liễn - Hải Phòng ....................................................... 8
Hình 1.5 Trạm đo mưa và đo mực nước tự động ............................................................ 9
Hình 2.1 Mô hình quản lý chất lượng của chủ đầu tư quản lý trực tiếp dự .................. 35
Hình 2.2 Mô hình quản lý chất lượng của chủ đầu tư thuê TV QLDA ........................ 35
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý các dự án KTTV .......................................... 40
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý chất lượng của Ban Quản lý các dự án KTTV ........... 42
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình................. 43
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy đề xuất ........................................................................ 55

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Dự án lớn do Ban QLCDA đã và đang quản lý .............................................41
Bảng 3.2 Khối lượng công việc xây dựng chính cho 1 trạm KTTV ............................ 45
Bảng 3.3 Khối lượng thiết bị chính cho 1 trạm KTTV .................................................46

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH


Biến đổi khí hậu

CTGT

Công trình giao thông

CTXD

Công trình xây dựng

ĐHTL

Đại học Thủy lợi

GTVT

Giao thông vận tải

KTTV

Khí tượng thủy văn

LVThS Luận văn Thạc sĩ
QLCDA Quản lý các dự án
QLDA

Quản lý dự án

IEEE


Institute of Electrical and Electronics Engineers

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là mối quan tâm của Liên hợp quốc, của các tổ chức quốc tế và cả của
Chính phủ các nước trên thế giới. Việt Nam là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi Biến đổi khí hậu gây ra như nước biển dâng, xâm nhập mặn, mưa, bão, lũ
lụt... gây ra nhiều thiệt hại đến nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống của hàng triệu người dân [1].
Trong phạm vi dự án Quản lý thiên tai Việt Nam (WB5) có hợp phần 2 “Tăng cường
hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm”. Mục tiêu chủ yếu của dự án thành phần
này nhằm nâng cao chất lượng các bản tin dự báo KTTV.
Việc đầu tư xây dựng các công trình ngành KTTV là cần thiết và có những bước phát
triển đáng ghi nhận. Nhưng trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, với tốc độ đầu
tư xây dựng mạnh mẽ, hiểu biết của các cán bộ quản lý và các văn bản hướng dẫn còn
hạn chế, chưa thích ứng kịp thời hoặc chưa đồng bộ nên chất lượng xây dựng các công
trình còn nhiều bất cập, các khiếm khuyết, sự cố đã xảy ra tuy chưa gây thiệt hại về
người và thiệt hại lớn về kinh tế, nhưng đã là ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ngành
KTTV và uy tín, cũng như không đưa công trình vào khai thác được. Trước các vấn đề
đó, Ban Quản lý các dự án KTTV đã có những quan tâm tăng cường quản lý chất
lượng xây dựng ở nhiều khâu đầu tư xây dựng, đặc biệt là giai đoạn thi công xây dựng
công trình (thông qua công tác giám sát thi công xây dựng công trình). Việc kịp thời
ban hành các văn bản quản lý chất lượng của nhà nước nhằm bắt nhịp được công tác
quản lý chất lượng, phù hợp và kịp thời với thực tiễn phát triển của ngành xây dựng.
Mục tiêu quan trọng đối với Ban Quản lý các dự án KTTV là tăng cường công tác quản lý
chất lượng xây dựng nói chung và giám sát thi công xây dựng công trình nói riêng.

Từ những vấn đề, điều kiện ảnh hưởng nêu trên, với những kiến thức đã được học tập
và nghiên cứu ở Nhà trường, với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác trong
ngành xây dựng hạ tầng giao thông và tại Ban Quản lý các dự án KTTV, tác giả chọn
đề tài luận văn với tên gọi: “Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình Trạm KTTV cho Trung tâm KTTV quốc gia”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở lý luận và thực
tiễn nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình tại Ban Quản lý các dự án KTTV.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu sau: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết; điều tra thu thập thông
tin; thống kê, so sánh kinh nghiệm; đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy; tham vấn
ý kiến chuyên gia và một số phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng các
công trình Trạm KTTV trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ban Quản lý các dự án
KTTV, những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả và chất lượng của công tác này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình Trạm KTTV tại các dự án đầu tư xây dựng do Ban
Quản lý các dự án KTTV quản lý thực hiện;
Phạm vi về mặt thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công
tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của Ban Quản lý các dự án KTTV
từ năm 2011 đến năm 2018 và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi

công xây dựng công trình Trạm KTTV cho giai đoạn tới
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những
tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình cho các cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý các dự án KTTV.
2


5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích đánh giá thực trạng, cùng với đề xuất các giải pháp của đề tài sẽ là
những gợi ý có giá trị tham khảo trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác
quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho Ban Quản lý các dự án KTTV.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Luận văn nghiên cứu, giải quyết được những vấn đề sau:
• Tổng quan về chất lượng thi công xây dựng, các mô hình quản lý chất lượng thi công xây
dựng và hệ thống được các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng;
• Hệ thống cơ sở khoa học về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
• Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình trong giai
đoạn thi công;
• Các nội dung cần phải thực hiện quản lý chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm
xây dựng trong giai đoạn thi công;
• Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình của Ban Quản lý các dự án KTTV;
• Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác quản lý chất lượng thi
công xây dựng công trình của Ban Quản lý các dự án KTTV. Ứng dụng cho công tác
quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: Xây dựng 43 trạm khí tượng thuỷ văn
khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

7. Nội dung của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được cấu trúc thành 3 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng
công trình tại Ban Quản lý các dự án KTTV.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
1.1 Tổng quan về chất lượng thi công công trình xây dựng
1.1.1 Công trình và phân loại công trình xây dựng
1.1.1.1 Công trình hạ tầng và dân dụng
Sự phát triển của đất nước trong những năm qua đã là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển
hạ tầng giao thông, kỹ thuật, các cao ốc, nhà ở và các công trình dân dụng, công nghiệp
khác nhau... với tốc độ xây dựng phát triển nhanh như vậy cũng tạo đà phát triển kinh tế
cho đất nước (đặc biệt là các khu vực kinh tế trọng điểm được chú trọng phát triển kinh
tế như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...), tạo thuận lợi cho giao thông, lưu
thông hàng hóa, các khu công nghiệp, đô thị phát triển. Song song với sự phát triển như
vậy thì chất lượng công trình xây dựng là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định
và cần được quan tâm, chú trọng một cách kịp thời, sâu sắc. Theo thống kê về công tác
kiểm soát chất lượng công trình trong những năm gần đây Chúng ta đã xây dựng được
nhiều công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi... đạt chất lượng cao, góp
phần quan trọng vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân [2].
1.1.1.2 Công trình ngành KTTV
Công trình của ngành KTTV trong những năm gần đây đã được nhà nước quan tâm và
bố trí nhiều nguồn lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển và đuổi kịp với tiến bộ của

các nước phát triển như Australia, Newzeland và để đối phó với biến đổi khí hậu gây
ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Mạng lưới hệ thống quan trắc, trạm KTTV đã
được bổ sung thêm tại các vùng bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu như khu vực
ven biển, hải đảo, khu vực nam bộ, khu vực tây nguyên... các hệ thống rada thời tiết đã
được xây dựng bổ sung, phân bổ trên các địa bàn như khu vực tây bắc là rada Pha ĐinSơn La, khu vực đông bắc là rada Phù Liễn-Hải Phòng, bắc trung bộ là rada Núi
Quyết-Nghệ An, trung trung bộ là rada Đông Hà-Quảng trị, nam trung bộ là rada Tam
Kỳ-Quảng nam, tây nguyên là rada Pleiku-Gia Lai, nam bộ là rada Nhà Bè- Thành phố
Hồ Chí Minh.

4


Công trình khí tượng thuỷ văn chính là hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
để quan trắc, thu thập số liệu khí tượng thuỷ văn (Số liệu về mưa, gió, mực nước, chất
lượng môi trường không khí, môi trường nước, số liệu về Ozon, bức xạ...).
Các công trình khí tượng thuỷ văn đã được đầu tư vừa qua đã mang lại hiệu quả trong
việc cung cấp được các bản tin dự báo thời tiết chính xác hơn, giúp phần cho công tác
phòng chống thiên tai được điều hành chính xác hơn, tạo điều kiện cho công tác điều
hành giảm nhẹ thiên tai, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.1.3 Một số công trình tiêu biểu

Hình 1.1 Công trình đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai
Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai: Được mệnh danh là tuyến cao tốc dài và hiện đại
bậc nhất tại Việt Nam, ngay khi còn đang là một dự án nằm trên bản vẽ, tuyến đường
này đã đập tan mọi kỷ lục về hạng mục công trình giao thông trong nước.
Đây chính là tuyến cao tốc duy nhất chạy liên tục hơn 245 km qua 5 tỉnh, thành phố là
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Để hoàn thành cung đường này, 25
nghìn hộ dân thuộc diện ảnh hưởng, phải di dời. Chưa kể, đây là dự án đi qua địa hình,

5



địa chất phức tạp nhất, xuyên từ khu vực đồng bằng lên vùng Tây Bắc, với nhiều đồi
núi, vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô .
Với chiều dài 245 km cao tốc, 120 cầu lớn nhỏ, một hầm xuyên núi, một hầm chui,
đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá,… Hà Nội - Lào Cai là dự án thuộc loại lớn nhất
trong số các tuyến cao tốc đã triển khai ở Việt Nam [3].
Dự án cũng thuộc diện có nhiều nhà thầu ngoại và nội cùng tham gia xây dựng nhất
tính tới thời điểm này.
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai là một trong những dự án nhận được sự chỉ đạo điều hành
quyết liệt nhất của lãnh đạo Bộ GTVT. Rất nhiều kỹ sư tư vấn, kỹ sư thường trú của tư
vấn giám sát, giám đốc điều hành của các nhà thầu, các nhà thầu thi công bị thay thế,
điều chuyển công việc.
Công trình này đã và đang đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn. Nó trở thành cầu
nối quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa Hà Nội và Lào Cai, tạo điều kiện để vùng
đất du lịch nổi tiếng này có cơ hội phát triển tốt hơn.
Tuyến đường này cũng góp phần kết nối các tỉnh vùng núi phía Bắc với thị trường hơn
300 triệu dân của vùng Vân Nam (Trung Quốc).
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai còn có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của
các địa phương. Tiêu biểu nhất là việc mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp tại các địa phương có
tuyến đường chạy qua, giảm được cước phí vận tải hàng hóa, góp phần thúc đẩy hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
Tòa nhà Quốc hội: Sau 5 năm xây dựng, công trình Nhà Quốc hội toạ lạc tại khu trung
tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2014 [4].
Với quy mô lớn và phức tạp, các nhà thầu Việt Nam đã hoàn thành xây dựng công trình
có kiến trúc mang biểu tượng “Trời tròn Đất vuông” cao 39 mét, gồm 2 tầng hầm và 5
tầng nổi, trên diện tích sàn hơn 60.000 m2. Nhiều trang thiết bị hiện đại trong toà nhà
được nhập khẩu từ nước ngoài. Hệ thống điện được vận hành tương đương một nhà máy.
6



Hình 1.2 Công trình tòa nhà Quốc hội
Công trình xây dựng tháp rada thời tiết Phù Liễn-Hải phòng, rada thời tiết Núi QuyếtNghệ An đã góp phần nâng cao chất lượng dự báo thời tiết cho 2 khu vực có số lượng
cơn bão đi vào chiếm tới 90% số lượng cơn bão hàng năm đi vào đất liền Việt Nam,
làm giảm nhẹ thiệt hại do mưa bão gây ra.

Hình 1.3 Trạm ra đa thời tiết Vinh

7


Hệ thống mạng lưới quan trắc tự động: Đo mưa và đo mực nước tại khu vực nam bộ
đã góp phần rất lớn để điều hành trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, điều
hành trong việc phòng chống và hạn chế xâm nhập mặn.
1.1.2 Chất lượng sản phẩm xây dựng
Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, chất lượng cao cũng còn không
ít các công trình không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, gây tốn kém cả về kinh phí lẫn
thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục như:

Hình 1.4 Trạm ra đa thời tiết Phù Liễn - Hải Phòng
Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm, điển hình như đường Láng - Hòa Lạc, cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương,… sau khi đưa vào
khai thác đã xuất hiện hiện tượng lún, xuống cấp, phá vỡ kết cấu mặt đường, một loạt sự
cố xảy ra tại các công trình xây dựng như vụ sập cầu Chu Va, hiện tượng lún nứt đường
ở 2 đầu vào hầm đường bộ Ðèo Ngang... và đặc biệt là vụ đường ống nước sông Ðà…
Một số công trình ngành KTTV cũng có những vấn đề về chất lượng như mới đưa vào
vận hành đã xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng khai thác công trình, độ bền vững

8



của công trình và thiết bị chuyên nghành sâu như ra đa, thiết bị công nghệ thông tin...
ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu quan trắc.

Hình 1.5 Trạm đo mưa và đo mực nước tự động
1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1.2.1 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các
yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của
doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ (25 – 30)% GDP. Vì
vậy chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động
trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người [5] .
Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng - yếu tố quan
trọng quyết định đến chất lượng công trình xây dựng - đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng
nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ
công nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc
đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền
công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản
pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, chúng ta đã xây dựng

9


được nhiều công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… góp phần vào
hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; xây dựng hàng chục triệu m2 nhà ở,
hàng vạn trường học, công trình văn hoá, thể thao… thiết thực phục vụ và nâng cao
đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít các công trình
có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm

dột, bong bộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa,
phá đi làm lại. Đã thế nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không
đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số công trình gây sự cố làm
thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư [2].
Nguồn vốn dành để đầu tư các công trình ngành KTTV là rất đa dạng, được nhà nước
phân bổ từ nguồn ngân sách hàng năm, từ các nguồn vốn ODA ưu đãi hoặc không
hoàn lại, hiện nay trong ngành KTTV thì nguồn vốn ODA chiếm chủ yếu, nguồn vốn
từ ngân sách là dùng để đối ứng [6]. Với số liệu từ báo cáo tình hình đầu tư năm 2017
của Tổng cục KTTV cho thấy, số lượng vốn giải ngân trong năm 2017 dành cho các
dự án là khoảng 500 tỷ đồng Việt Nam, điều này cho thấy tốc độ phát triển trong công
tác đầu tư xây dựng của ngành KTTV đã có những bước tiến vượt bậc trong việc hiện
đại hóa, tự động hóa, trong công tác thu thập số liệu KTTV. Các công trình đã xây
dựng hoàn thành đều cơ bản đảm bảo tốt chất lượng, tiến độ đảm bảo và giá thành hợp
lý, đã được các cơ quan cấp trên, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp đánh
giá cao. Dựa trên cơ sở quyết định Số: 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12
tháng 01 năm 2016 Về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và
môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và số liệu mới
nhất được cập nhật (6/2018) hiện có 194 trạm khí tượng, 354 trạm thủy văn, 23 trạm
hải văn, 755 trạm đo mưa, 91 trạm đo mặn [7].
1.2.2 Các nguyên tắc trong quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
(1) Quản lý nhà nước về chất lượng thi công công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh tế dự án đầu tư, đời sống của con người và sự phát triển bền vững.

10


Đặc biệt ở nước ta vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm
tỷ trọng rất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một công trình xây dựng. Vì vậy
để tăng cường quản lý dự án, chất lượng công trình xây dựng, các cơ quan quản lý nhà

nước ở Trung ương và địa phương đã:
Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng, các văn bản pháp quy
đã được ban hành như nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức thực
hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất vật liệu
mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ, công
nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói chung và
quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng.
Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên ngành về chất lượng tại
các Hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định.
Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượng
cao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành.
Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp
quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây
dựng. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án,
các nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ các chức
năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, quy phạm nghiệm
thu công trình xây dựng.
(2) Quản lý chất lượng của các chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng công trình về chất
lượng thi công công trình xây dựng [8].
Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn (giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm định), nhà thầu xây lắp là 3
chủ thể trực tiếp quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thực tế đã chứng minh rằng
dự án, công trình nào mà 3 chủ thể này có đủ trình độ năng lực quản lý, thực hiện đầy đủ
các quy định hiện này của nhà nước tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về

11


quản lý chất lượng trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các tổ chức
này độc lập, chuyên nghiệp thì tại đó công tác quản lý chất lượng tốt và hiệu quả.

Chủ đầu tư - Ban quản lý dự án
Chủ đầu tư là bên có tiền vốn bỏ ra để đặt hàng với sản phẩm là công trình xây dựng,
họ là người đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu chất lượng sản phẩm cho các nhà thầu
(bên cung cấp) trong quá trình lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, cho đến giai đoạn
thi công xây lắp, vận hành bảo trì, vì vậy họ là chủ thể, là bên quan trọng nhất quyết
định chất lượng công trình xây dựng.
Đơn vị tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của quá trình đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự
án cỏ sử dụng nguồn vốn của nhà nước và của các thành phần kinh tế, của nhân dân
được triển khai xây dựng, do vậy các công ty chuyên về tư vấn lập dự án, khảo sát,
thiết kế cũng phát triển theo tỷ lệ thuận, lên đến hàng nghìn đơn vị. Bên cạnh một số
các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống lâu năm, có đủ năng lực trình độ, uy
tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế năng lực trình độ còn hạn chế, thiếu hệ
thống quản lý chất lượng nội bộ.
Đơn vị tư vấn giám sát (thuộc chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn giám sát độc lập)
Là người thay mặt cho chủ đầu tư trực tiếp giám sát, nghiệm thu các công việc trong
suốt quá trình xây dựng thông qua việc kiểm tra công việc hàng ngày, ký các biên bản
nghiệm thu từng phần, từng bộ phận công trình.
Nhà thầu thi công
Đây là một trong những chủ thể quan trọng, có ảnh hưởng và quyết định đến việc đảm
bảo chất lượng thi công công trình xây dựng.
Thời gian qua các nhà thầu đã có những bước phát triển rất nhanh cả về số lượng và
chất lượng. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng và thương hiệu, là
uy tín của đơn vị mình, là vấn đề sống còn trong cơ chế thị trường, nên nhiều nhà thầu
đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

12


1.2.3 Các nội dung quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các nội dung chính sau đây [8].
Quản lý chất lượng đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công
trình xây dựng;
Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình, đây
chính là hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu;
Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (có thể là nhà thầu Tư vấn giám
sát do chủ đầu tư lựa chọn theo quy định của pháp luật), kiểm tra và nghiệm thu công
việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình;
Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình, đảm bảo thi
công theo đúng thiết kế;
Các thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình
thi công xây dựng công trình.
Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng
(nếu có).
Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (trong trường hợp có yêu cầu).
Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao
công trình xây dựng [8].
1.3 Thực trạng quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1.3.1 Trên thế giới
(1) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Mỹ [9]:
Chính quyền địa phương trực tiếp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
theo mô hình 3 bên:

13


Bên thứ nhất: Nhà thầu, người làm ra sản phẩm (SP) tự chứng nhận chất lượng SP
của mình;

Bên thứ hai: Bên mua, người sử dụng SP chứng nhận SP có phù hợp hay không với
các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đã đề ra thông qua giám sát;
Bên thứ ba: Đánh giá độc lập về chất lượng sản phẩm.
(2) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Pháp [9]:
Thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc với công trình xây dựng;
Bảo hành công trình 10 năm;
Tiền bảo hiểm phụ thuộc vào mức độ rủi ro và uy tín của mọi tổ chức liên quan đến
CTXD:
- Chủ đầu tư
- Thiết kế kiến trúc , kết cấu, M&E, …
- Nhà thầu thi công
- Tư vấn
- Phòng thí nghiệm độc lập.
(3) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trung Quốc [9]:
Chính phủ Trung quốc chủ động thúc đẩy và khuyến khích các ngành công nghiệp áp
dụng tiêu chuẩn ISO 9000
Cục giám sát kỹ thuật nhà nước đã thành lập tiêu chuẩn ISO 9000 quốc gia và quy
định trách nhiệm đảm bảo chất lượng đối với các chủ thể tham gia vào quá trình
xây dựng.
Cục giám sát kỹ thuật nhà nước quản lý kỹ sư tư vấn giám sát , cấp chứng chỉ hành
nghề kỹ sư tư vấn giám sát , chủ đầu tư chỉ định kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng công
trình phải được sự chấp thuận của Cục giám sát kỹ thuật nhà nước.

14


Nhiều công ty xây dựng, nhà máy đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Những công trình quan trọng bắt buộc phải được các phòng thí nghiệm độc lập thẩm định.
1.3.2 Tại Việt Nam
Luật xây dựng đã nêu rõ trong nội dung về công tác quản lý chất lượng xây dựng công

trình [10].
Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng cho các chủ thể liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi
công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh
thổ Việt Nam [11].
Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng địa phương cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư tư vấn
giám sát.
Trong ngành xây dựng, đa số các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt được
chứng chỉ ISO 9001: 2000, trong khi đó thực trạng là ngược lại đối với các doanh
nghiệp thi công xây lắp cũng như doanh nghiệp tư vấn và thiết kế xây dựng. Đặc biệt
là hầu như chưa có một Ban Quản lý dự án (QLDA) nào có được chứng chỉ ISO
9001:2000 trong hoạt động quản lý dự án xây dựng, mặc dù các Ban QLDA đó vẫn đã
và đang trực tiếp hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nội dung quan trọng đã được các cơ quan
chuyên môn về xây dựng của quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, nhà thầu, các đơn vị
liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng
thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng làm ảnh hưởng
đến chất lượng khai thác, gây ra bức xúc của nhân dân, hiệu quả đầu tư rất thấp.
Nguyên nhân chính do các Ban QLDA- chủ đầu tư, tổ chức tư vấn (lập dự án, khảo
sát, thiết kế, TVGS), các nhà thầu thi công… tham gia quản lý về xây dựng công trình
chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về xây dựng trong công tác
khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, tổ chức lập dự án đầu tư đến thi công xây dựng

15


công trình, công việc kiểm tra chấp thuận để nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về
xây dựng, công tác nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Bộ máy, hệ

thống quản lý chất lượng công trình xây dựng từ trung ương đến địa phương còn nhiều
hạn chế, chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Năng
lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu.
Thực tế những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động quản
lý chất lượng công trình xây dựng trong các bước chuẩn bị đầu tư dự án (lập dự án,
lập nhiệm vụ, đề cương...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu đưa công
trình vào sử dụng.
Về phía chủ đầu tư: Đôi khi còn buông lỏng, chưa chấp hành đúng trình tự thủ tục xây
dựng cơ bản, buông lỏng công tác này cho tư vấn, nhà thầu thi công; Với việc thực thi
pháp luật trong thực tế còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ
đầu tư vẫn còn dễ bị chỉ đạo bởi các mối quan hệ phức tạp. Chưa có ràng buộc về pháp
luật về chịu trách nhiệm nếu vấn đề chất lượng chưa đảm bảo, công trình xảy ra sự cố;
chưa thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý chất lượng; trong vấn đề lựa chọn nhà thầu
vẫn có còn có sự ưu ái lựa một số đơn vị tư vấn không đủ điều kiện năng lực hành
nghề hoạt động xây dựng để ký kết hợp đồng, nhà thầu thi công yếu về năng lực con
người, thiết bị, không đảm bảo điều kiện năng lực tài chính.
Vốn đầu tư vào các dự án xây dựng là vốn ngân sách nên nhà nước đưa ra luật để quản
lý vốn đầu tư. Nhưng quản lý vốn và quản lý chi phí đầu tư xây dựng còn nhiều khe hở.
Luật Xây dựng được Quốc hội khóa XIII thông qua vào tháng 6/2014 và chính thức có
hiệu thi hành. Luật Xây dựng có phạm vi bao quát rộng, có vai trò rất quan trọng và đã
đóng góp có hiệu quả vào việc tạo lập môi trường pháp lý và tăng cường năng lực quản
lý của Nhà nước trong một giai đoạn tương đối dài. Tuy nhiên xét một cách tổng thể,
hiện nay Luật xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước vì các lý do
chủ yếu như: Nhiều phần nội dung của luật được xây dựng dựa trên tư duy quản lý có từ
thời kinh tế tập trung, bao cấp và không còn thích hợp cho một nền kinh tế đang phát
triển nhanh chóng theo định hướng thị trường. Tình trạng trùng lặp, chồng chéo hoặc
mâu thuẫn giữa các quy định của Luật xây dựng với các văn bản pháp luật được ban
hành về sau là rất nhiều. Có nhiều quy định không hợp lý hoặc ít tính khả thi; Nội dung
16



của luật chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước đối với một nền kinh tế đang
trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực với tốc độ nhanh chóng.
Thực tế trong quá trình quản lý vốn và đầu tư xây dựng bộc lộ khá nhiều bất cập mà
bản thân Luật Xây dựng chưa bao quát hết được dẫn đến tình trạng đầu tư một cách
tràn lan, thiếu định hướng gây thất thoát và khó kiểm soát. Nguyên nhân từ khâu quản
lý yếu kém là một phần, nhưng một phần khác cũng xuất phát từ yếu tố khách quan khi
chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang kinh thế thị trường thì bản thân nhà nước
cũng thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Xác định vai trò quan trọng của việc quản lý
vốn và chi phí đầu tư trong xây dựng, Chính phủ đã cho ra đời Nghị định 37/2015/NĐCP. Nghị định ra đời đánh dấu bước tiến mới về thiết lập nền tảng pháp lý cho lĩnh vực
hợp đồng trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Những quy định của Nghị định này đã giải quyết được phần nào những vướng mắc,
chồng chéo về hợp đồng giữa các văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Nhưng ngay
cả Nghị định này cũng bộc lộ không ít hạn chế.
Về mặt quản lý vốn, chính việc cởi trói cho doanh nghiệp phát triển mà không có định
hướng, quy hoạch cụ thể, không ít doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa nhà nước trong
vấn đề xin cơ chế chính sách, sử dụng vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Chưa xét đến
hiệu quả nếu thu được từ việc đầu tư này sẽ chảy vào túi ai, chỉ riêng cơ chế về quản
lý, sử dụng nguồn vốn ở đây cũng đã thiếu rõ ràng và khi kinh tế thế giới lâm vào tình
trạng khó khăn, vốn đầu tư nợ đọng, thất thoát thì việc quy trách nhiệm cụ thể cho
từng cá nhân, đơn vị cụ thể lại tiến hành một cách chung chung. Với cách quản lý như
thế, nguồn vốn nhà nước hay nói chính xác hơn là tài sản của nhân dân bị sử dụng một
cách thiếu chặt chẽ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận lãnh đạo mà bản thân người
dân cũng chưa chắc đã được hưởng lợi nếu các khoản đầu tư đó mang lại hiệu quả.
Hiện nay công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng được cho là khá lỏng lẻo khi
mà Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã thực
hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư cho cấp huyện, xã thì việc
quản lý và giám sát lại thiếu chặt chẽ [12]. Nghị định 113/2009/NĐ-CP về giám sát và
đánh giá đầu tư đang chủ yếu giám sát về quy trình thủ tục nhiều hơn là quản lý chất
lượng đầu tư, theo đó, vốn sau khi được phân bổ cho chủ đầu tư đang được các đơn vị

17


×