Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

su dung phuong phap tro choi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.22 KB, 4 trang )

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
TRONG DẠY HỌC MÔN VĂN
I/ Đặt vấn đề:
Làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác giảng dạy ? Đó quả là
một câu hỏi mà không chỉ bản thân tôi đang đi tìm câu trả lời mà còn rất nhiều thầy
cô khác cũng đang trăn trở về điều ấy. Bởi là một giáo viên thì ai cũng mong muốn
truyền dạy hết kiến thức cho các em cũng như khiến các em cảm thấy yêu thích
môn học của mình. Tuy nhiên để làm được điều đó thật không dễ chút nào
Từ thực tiễn dạy học, tôi luôn băn khoăn trước những cách nghĩ của các em, hầu
hết các em học sinh đều coi nhẹ môn Văn, chỉ số ít những em có năng khiếu và có
tình yêu đối với văn học thì mới hứng thú, chăm chỉ trong tiết học. Cho nên tôi đã
mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa: Trò chơi vào các tiết dạy
phù hợp, nhằm kích thích hứng thú và tạo tâm lí thoải mái đề các em tránh được
cảm giác nhàm chán khi học giờ Văn
II/Vai trò của phương pháp trò chơi:
1. Khái niệm :
Trò chơi là một hình thức tổ chức các hoạt động thi đua sôi nổi trong một tiết học
nhằm giúp giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi ( mục đích giải trí). Dưới sự hướng dẫn
của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò
chơi truyền tải nội dung kiến thức bài học. Luật chơi cách chơi thể hiện nội dung
và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá
2. Vai trò của phương pháp trò chơi :
Dẫu rằng đã có rẩt nhiều phương pháp được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng
dạy học như phương pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề... Tuy nhiên trong một tiết
học văn nếu giáo viên biết kết hợp hài hoà các phương pháp thì sẽ đem lại thành
công cho tiết dạy, cụ thể:
Muốn thực hiện thành công phương pháp này trong một tiết học thì giáo viên cần
phải quan tâm đến độ tuổi
Ở lứa tuổi THCS, đây là lứa tuổi của sự chuyển giao giữa Tiểu học và THCS,
các em có nhứng biểu hiện hết sức khó hiểu, không thể lường trước được, các em
chưa thể quen với lối học nghiêm túc nên cần để các em vừa học vừa chơi, điều đó


sẽ làm giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi do tiết học gây ra, các em sẽ không
còn cảm thấy sợ mỗi khi đến gìơ văn
Hai là lượng kiến thức trong một tiết học tương đối nhiều, sử dụng phương
pháp này sẽ giúp các em nhớ bài học nhanh hơn
Ba là giúp thúc đẩy thi đua học tập giữa các em, các tổ. Và đây cũng là điều
kiện tốt nhất để các em phát triển tối đa khả năng của mình
Tiếp đến là tạo không khí lớp học sôi nổi, phấn khích, cuốn hút các em nhiệt
tình tham gia đặc biệt đối với những em vốn nhút nhát, ít giao tiếp. Các em sẽ có
cơ hội bày tỏ những suy nghĩ của bản thân, mạnh dạn trao đổi hay hỏi bất cứ điều
gì mà các em chưa rõ
Ngoài ra thông qua phương pháp trò chơi, giáo viên có thể mở rộng thêm kiến
thức bài dạy giúp các em có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung bài học
III. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội
chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi,
những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu
có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,
những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho
đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
* Một số điều cần lưu ý

Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất
cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó đặc biệt là dạy học phân môn Tiếng
việt. Cho nên khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:
Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của
chương trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp,
giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có
nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng
thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài
học một cách có hiệu quả.
IV/ Một số trò chơi thường được vận dụng:
1. Trò chơi giải ô chữ :Đây là trò chơi có thể dành cho các đội hoặc các nhân tuỳ
theo mục đích của tiết học Gv phải thiết kế các ô chữ gắn với chủ đề nội dung
bài học, mỗi ô chữ chứa ẩn một từ chìa khoá. Sau khi giải thành công ô chữ
hàng ngang thì GV có thể cho hs lựa chọn để trả lời ô chữ hàng dọc, nếu trả lời
đúng thì sẽ chiến thắng nếu sai thì chọn đội ( cá nhân tiếp theo)
2. Trò chơi con số may mắn Đây là trò chơi dành cho các đội,t rên màn hình là
những con số, mỗi con số là một câu hỏi. Đội nào bốc được số nào thì trả lời
câu hỏi ẩn chứa sau con số âý. Nếu trả lời đúng thì ghi đựơc một điểm, còn nếu
trả lời sai thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội khác. Tuy nhiên, trong các con số ấy
có con số không chứa câu hỏi. Nếu đội nào bốc trúng thì vẫn được tính điểm
3. Trò chơi đuổi hình bắt chữ : Đây là trò chơi có thể dành cho cá nhân hoặc đội
. Căn cứ các hình ảnh đưa ra, mỗi cá nhân hoặc đội sẽ đoán đựơc cụm từ hoặc
nội dung liên quan đến hình ảnh ấy
4. Trò chơi : Ai nhanh hơn Thường sử dụng để thi đua giữa các tổ, đội. Có thể

chia lớp thnàh nhiều nhóm. Sau mỗi thông tin, hình ảnh mà GV đưa ra, đội nào
có tín hiệu trả lời nhanh nhất sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng thì sẽ
được ghi một điểm, nếu trả lời sai quyền đó sẽ thuộc về những đội còn lại ( với
điều kiện, đội đó sẽ nhanh tay đưa tín hiệu xin trả lời trước)
5. Trờ chơi tiếp sức : Được thực hiện theo nhóm. Mỗi nhóm cử 3-5 người tham
gia thành một đội. Gv đưa ra yêu cầu và định vị thời gian chung cho tất cả các
đội. Tuy nhiên mỗi cá nhân chỉ được quyền thực hiện một lượt chơi. Người sau
có thể lên sữa sai hoặc bổ sung cho người trước đề đạt được một kết quả hoàn
chỉnh nhất. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội nào ghi được nhiều kết
quả đúng đội đó sẽ thắng
V/ Kết luận:
Nói chung việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm không
chỉ của riêng ai. Mỗi giáo viên đứng lớp luôn trăn trở lựa chọn phương pháp dạy
học sao cho phù hợp nhất để có thể truyền đạt được nội dung và gây hứng thú học
tập cho các em. Với những trãi nghiệm của bản thân và tham khảo từ bạn bè đồng
nghiệp, tôi xin được đề cập đến một số hình thức tổ chức trò chơi trong giảng dạy
Môn Văn, đặc biệt là trong phân môn Tiếng Việt, với mong muốn phần nào cải
thiện được giờ học vốn căng thẳng, mệt mỏi này.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×