TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG
KHOA TIỂU HỌC
BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP SƯ PHẠM
Họ và tên
: NGUYỄN DIỆP BÍCH
Ngày sinh
: 27/12/1994
Khoa
: Tiểu học
Lớp
: CĐTHK2
Thực tập dạy lớp: 2B
Chủ nhiệm
: lớp 2B
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Sử dụng phương pháp trò
chơi trong dạy học Toán 1 nhằm phát huy tính tích cực
học tập của học sinh”.
LỜI NÓI ĐẦU
Nghề giáo viên là một nghề cao qúy, đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản và được đào
tạo bài bản. Vì vậy, theo học ngành nhà giáo là chúng em đã xác định được trách
nhiệm lớn lao của mình và xác định được mình phải làm gì và rèn luyện như thế
nào để có kiến thức đào tạo lớp trẻ sau này. Qua thời gian học ở trường, chúng em
chỉ mới học trên lý thuyết nên sau hơn 2 tháng thực tập tại trường Tiểu Học Hùng
Tiến, em đã thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
Sau khi được sự chỉ đạo của Trường Cao Đẳng Hải Dương, về thực tập tại trường
Tiểu Học Hùng Tiến và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của ban giám hiệu trường
Tiểu học Hùng Tiến đã tạo điều kiện cho em thực tập tại trường, được sự quan tâm
và giúp đỡ của nhà trường, em đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời nề nếp và nội quy
nhà trường đề ra, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Bước đầu tiếp xúc về công
việc giảng dạy với một sinh viên còn bỡ ngỡ, nhưng qua đợt thực tập này bản thân
em đã được học hỏi kinh nghiệm từ những người thầy đi trước trong công tác
giảng dạy và nghiệp vụ. Thấy được những việc mình đã làm được và những việc
mình chưa làm được, từ đó rút ra những bài học bổ ích phục vụ tốt hơn cho công
tác giảng dạy sau này. Qua đó, bản thân em tự nhận thấy tầm quan trọng trong
công việc, thấy được trách nhiệm của mình trong công việc giảng dạy sau này.
Cuốn báo cáo này là kết quả của thời gian học tập tại trường và thời gian thực
tập tại Trường Tiểu học Hùng Tiến. Tuy nhiên, trong thời gian học và thực tập do
thời gian còn ít, chưa nắm hết tình hình chung của trường, cho nên vẫn đang còn
có một số thiếu sót, kính mong các thầy cô thông cảm. Bản thân em luôn mong
được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của quý thầy cô ở trường và Ban Giám Hiệu
Trường Tiểu Học Hùng Tiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người viết báo cáo
Nguyễn Diệp Bích
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP CỦA
CÁ NHÂN SINH VIÊN
PHẦN I: GIỚI THIỆU
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN DIỆP BÍCH
Ngày sinh
: 27 /12/1994
Khoa
: Tiểu học
Lớp CĐTHK2
Hệ đào tạo
: Chính quy
Thực tập dạy lớp : 2B
Chủ nhiệm lớp : 2B
PHẦN II:
TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
1/ Thâm nhâp thực tế:
a) Ý thức, tinh thần, thái độ thâm nhập thực tế.
Được trường Cao Đẳng Hải Dương giới thiệu về thực tập tại trường Tiểu Học
Hùng Tiến thuộc xã Hùng Tiến, bản thân tôi thấy được trọng trách lớn lao của
người giáo sinh và đã khơi dậy trong tôi niềm đam mê, lòng tâm huyết, thương yêu
các em học sinh, yêu nghề nghiệp. Tôi luôn vui vẻ, tự tin và hứng thú trong mọi
hoạt động thực tập. Bản thân tôi đã ý thức và tôn trọng các thầy cô trong nhà
trường, đặc biệt quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn.
b) Những thành tích
Ý thức được tinh thần, thái độ đúng đắn về việc chấp hành các nội quy, quy
chế của nhà trường cũng như của chuyên môn đề ra tại trường thực tập.
*Kết quả đạt được trong năm 2014 - 2015 của CB - GV - NV và học sinh
nhà trường:
-
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở : 04%
Lao động tiên tiến cấp huyện : 08%
Lao động tiên tiến cấp trường : 13 đồng chí
Học sinh đạt
: 80%
Học sinh chưa đạt: 20%
Hoàn thành chương trình bậc tiểu học : 100%
Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ : 96,8%
• Tìm hiểu về quy mô trường lớp:
Trường tiểu học Hùng Tiến nằm trên địa bàn thôn An Duyệt, xã Hùng Tiến với
tổng diện tích 6000m2 .Được thành lập từ năm 1955 tính đến nay đã tròn 60 năm.
Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị đầy đủ như phòng thư viện, phong đa
năng, phòng máy tính...Trường tổ chức dạy học 10 buổi /tuần vơi đội ngũ GV đầy
đủ, nhiều người còn đạt danh hiệu GV dạy giỏi, đội ngũ CB - GV- NV đầy đủ góp
phần tạo cho nhà trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trong nhiều
năm qua, nhà trường đã có nhiều khởi sắc, đồng thời đạt được nhiều thành tích
được cấp trên ghi nhận phải kể đến là danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia năm
2014.
• Về đội ngũ CB – GV – NV :
+ Tổng số CB – GV – NV có : 39trong đó : (Nữ: 32 đồng chí)
+ Ban giám hiệu : 02 (01 hiệu trưởng; 01 hiệu phó)
Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thanh Hương.
Hiệu phó : Nguyễn Xuân Thủ.
Tổng phụ trách đội: 01 đồng chí.
Phụ trách phổ cập giáo dục tiểu học: 01 đồng chí.
+ Giáo viên: Trực tiếp giảng dạy 20 đ/c; Giáo viên chuyên: 7 đ/c.
+ Nhân viên: 06 đ/c
Kế toán 01 đ/c :Nguyễn Thị Thành
Thư viện 01 đ/c:Phạm Thị Thảo
Y tế học đường 01đ/c: Nguyễn Thị Hằng
Văn thư 01 đ/c: Nguyễn Thị Thu Thảo.
Bảo vệ 01 đ/c: Hoàng Tiến Long.
+ Nhà trường đã có chi bộ gồm 15 Đảng viên.(04 hợp đồng)
Bí thư chi bộ:
Trần Văn Hùng.
Phó bí thư chi bộ:
Bùi Ngọc Bích.
Chủ tịch công đoàn: Nguyễn Xuân Bắc.
Bí thư chi đoàn:
Nguyễn Thành Huy
• Về học sinh:
Tổng số học sinh toàn trường … em, được biên chế thành …lớp:
Cụ thể như sau:
KHỐI
I
II
III
IV
V
TỔNG
CỘNG
LỚP
3
3
3
4
2
17
HỌC
SINH
78
78
80
92
70
398
NỮ
35
36
41
45
41
198
Nam
Dân tộc
43
42
39
47
29
200
* Các chỉ tiêu cần đạt trong năm 2014 - 2015 của nhà trường:
Kinh
Kinh
Kinh
Kinh
Kinh
+ Đối với cán bộ, giáo viên:
Chi bộ: Trong sạch vững mạnh
Công đoàn: Vững mạnh
Chi đoàn: Vững mạnh
Nhà trường: Đạt tiên tiến cấp huyện
Chiến sĩ thi đua: 03 đ/c
Lao động tiên tiến cấp huyện: 35% trở lên
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 60% trở lên
+ Đối với học sinh:
Học sinh đạt hạnh kiểm thực hiện tốt: 92%
Học sinh hạnh kiểm chưa đạt: 2%
Học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học: 100%
Học sinh đạt: 85%
Học sinh chưa đạt :15%.
• Tìm hiểu quy chế chuyên môn của nhà trường.
Giáo viên có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục đảm bảo theo chất lượng, theo
chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học.
- Soạn bài:
+ Soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp, soạn đúng chương trình thời khóa biểu.
+ Bài soạn ngắn gọn nhưng đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác.
+ Bài soạn thể hiện được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phần việc
của giáo viên, phần việc của học sinh.
+ Bài soạn xác định đúng mục tiêu bài dạy ( phần nào dành cho mọi đối
tượng học sinh, phần nào dành cho học sinh khá – giỏi).
+ Trình bày giáo án khoa học, sạch, đẹp.
- Lên lớp:
+ Lên lớp đúng thời gian quy định ( 1 tiết 35 – 40 phút).
+ Truyền thụ đầy dung lượng kiến thức cần đạt của bài dạy.
+ Dạy đúng nội dung kiến thức.
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, công bằng.
+ Không xuyên tạc nội dung giáo dục, không dạy cho học sinh những điều
trái với quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước Việt Nam.
- Kiểm tra đánh giá học sinh:
Thường xuyên kiểm tra việc học tập, lĩnh hội kiến thức của học sinh để điều
chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp, ghi điểm vào sổ kịp thời.
Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, chấm chữa bài theo đánh giá, kiểm tra định kì
và lưu bài kiểm tra.
Đánh giá đúng kết quả học tâp của học sinh, đảm bảo phân loại được đối
tượng học sinh.
Không dùng những từ ngữ xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh.
- Nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh:
Giáo viên nhận xét, đánh giá học lực, hạnh kiểm của học sinh theo định kỳ. Lời
nhận xét mang tính động viên, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh.
Cuối năm học,giáo viên đề nghị nhà trường khen thưởng học sinh đúng đối
tượng theo quy định thông tư số 30 .Lập danh sách học sinh được lên lớp, học sinh
phải kiểm tra lại và tiến hành bàn giao chất lượng học sinh lớp mình phụ trách.
Giáo viên lên lớp phải mang đủ các loại hồ sơ, giáo án, sổ ghi điểm sổ chủ nhiệm,
lịch báo giảng.
- Tìm hiểu đặc điểm lớp thực tập – chủ nhiệm.
+ Tình hình chung:
Tổng số học sinh trong lớp 26 em, trong đó:
Nữ : 6 nữ
Nam: 10 em
Học sinh dân tộc thiểu số: 0
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 03 em
Học sinh có năng lực đặc biệt:01 em
- Thuận lợi của lớp:
Đa số các em đều chăm ngoan, chịu khó hiếu học, gia đình có sự quan tâm
chăm lo học hành cho các em. Đã xây dựng được tinh thần đoàn kết, thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ trong quá trình học tập, lao động và các hoạt động bề nổi.
Tạo được môi trường thân thiện giữa giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh trong
lớp.
- Khó khăn của lớp:
Bên cạnh những học sinh chăm ngoan vẫn còn một số ít học sinh thực sự
chưa phát huy hết tính tích cực trong học tập và mọi hoạt động. Một số ít gia đình
còn thiếu quan tâm đến việc học hành của con em.
- Chỉ tiêu phấn đấu của lớp:
Lớp đạt danh hiệu : Tiên tiến
Chi đội : Vững mạnh
Học sinh đạt : 25 học sinh
Học sinh chưa đạt : 1 học sinh
Học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ: 15 em
Học sinh hạnh kiểm đạt : 26 học sinh.
c/ Thu hoạch và tác dụng của công tác này:
Qua việc tìm hiểu thực tế, bản thân tôi đã nắm bắt được tình hình thực
trạng của nhà trường cũng như lớp thực tập - chủ nhiệm. Trên cơ sở đó để bản thân
xác định được kế hoạch giảng dạy và kế hoạch chủ nhiệm. Qua việc tìm hiểu và
tham dự các hội nghị trong nhà trường bản thân tôi đã rút ra cho mình sự cần thiết
của việc thâm nhập thực tế. Việc trao đổi giao lưu và tiếp xúc với đồng nghiệp,
việc tham gia vào các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt trong công tác chuyên
môn là việc làm thiết thực, hết sức quan trọng nhằm định hướng cho mình trở
thành một giáo viên đảm bảo mẫu mực trong tương lai. Thông qua việc học tập và
trao đổi chuyên môn với giáo viên trong nhà trường phần nào đã làm sáng tỏ lý
thuyết mình được học, thông qua đó nhằm củng cố và khắc sâu hơn về kiến thức
cho bản thân.
2/ Thực tập giảng dạy
a/ Tinh thần và thái độ ý thức:
Xác định công tác giảng dạy trong nhà trường là hoạt động hết sức quan trọng,
là mũi nhọn trong công tác chuyên môn. Muốn giảng dạy tốt, giờ dạy đạt hiệu quả,
người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp, sử dụng phương pháp và tổ chức
dạy học phải hết sức linh động, sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm
để thu hút học sinh, tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập. Muốn đạt hiệu quả
cao trong giờ học, người giáo viên phải:
+ Nắm chắc nội dung và chương trình sách giáo khoa.
+ Xác định được mục tiêu bài dạy đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và giảm
tải của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
+ Nắm chắc và phân loại đối tượng học sinh.
+ Lựa chọn phương pháp và tổ chức dạy học thích hợp.
+ Chuẩn bị hồ sơ sổ sách và soạn giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, bài soạn
phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
+ Biết xử lý tình huống sư phạm hết sức khéo léo trong khi lên lớp.
+ Quan tâm đúng mức các đối tượng học sinh trong lớp đặc biệt là học sinh
yếu, học sinh gặp khó khăn.
+ Biết phân bố thời gian trong một tiết dạy học hợp lý.
+ Tiến trình tiết dạy phải diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên.
+ Truyền thụ kiến thức chính xác trọng tâm theo một hệ thống lôgic.
+ Tác phong sư phạm chuẩn mực, luôn gần gũi đối xử công bằng với học
sinh, tạo ra môi trường thân thiện trong lớp.
b/ Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:
- Đã tiến hành dự giờ 04 tiết theo sự chỉ đạo của nhà trường. Trong đó dự 04
tiết mẫu đồng thời ghi chép đầy đủ cẩn thận trong sổ ghi dự giờ.
- Soạn giáo án trước khi dự giờ 04tiết.
- Soạn giáo án và tiến hành giảng dạy 04 tiết có đánh giá. Giáo án lên lớp được
giáo viên hướng dẫn phê duyệt trước khi tiến hành giảng dạy. Sau tiết thực giảng
được giáo viên hướng dẫn góp ý và đánh giá hết sức khách quan và được xếp loại
giờ dạy như sau:
Tiết 1: Tốt
Tiết 2: Tốt
Tiết 3: Tốt
Tiết 4: Tốt
c/ Trình độ nắm các nguyên tắc và phương pháp lên lớp:
Nắm bắt kịp thời quy chế chuyên môn trong nhà trường, thời gian ra, vào lớp,
sinh hoạt 15 phút đầu giờ và thời gian ra chơi để làm tốt công tác chủ nhiệm. Trên
cơ sở đó, bản thân nắm bắt và lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học thích hợp
đối tượng học sinh để từng bước nâng cao chất lượng dạy học và đạt hiệu quả cao
trong thời gian thực tập.
d/ Thu hoạch và tác dụng:
Thông qua công tác thực tập giảng dạy trong nhà trường, được sự quan tâm của
Ban Giám Hiệu nhà trường với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn thực
tập, đã góp phần thúc đẩy cho bản thân tôi về ưu điểm mình đã làm được, đồng
thời góp ý một số thiếu sót để bản thân tiếp thu có hướng khắc phục nhằm trau dồi
được chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, càng khơi dậy trong tôi lòng yêu nghề, mến
trẻ “ tất cả vì học sinh thân yêu”.
3/ Thực tập chủ nhiệm, quản lý nhóm lớp
a) Ý thức tinh thần, thái độ với công tác chủ nhiệm.
Bản thân tôi đã nhận thức được vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của
công tác thực tập chủ nhiệm lớp cũng như việc tham gia các hoạt động ngoài giờ
lên lớp của học sinh. Đây là một nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên thực tập nói
chung và đối với bản thân tôi nói riêng. Tôi xác định rằng làm tốt công tác chủ
nhiệm, quản lý nhóm lớp là chính bản thân mình ý thức được thái độ, tinh thần
trách nhiệm tâm huyết với nghề cũng là xây dựng tốt cho các học sinh được hòa
đồng trong một môi trường thân thiện. Chủ nhiệm lớp tốt là biết kết hợp giáo dục,
giáo dưỡng học sinh trong mối quan hệ cộng đồng; Gia đình – nhà trường – xã hội.
Với nhận thức nêu trên bản thân tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của
giáo viên hướng dẫn cũng như ý kiến của giáo viên trong trường thực tập, bản thân
tôi luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt công tác chủ chiệm lớp và các công tác
khác trong việc quản lý nhóm lớp.
b) Những việc làm cụ thể về khả năng và công tác chủ nhiệm:
Sau khi tìm hiểu đặc điểm của lớp thực tập – chủ nhiệm (lớp 2B) do cô Lê Thị
Dung chủ nhiệm. Bản thân tôi đã lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cụ thể như sau:
Thời gian
Tuần 1
Công việc cụ thê
• Ôn định sinh hoạt chỗ ăn, ở
• Tổ chức lễ ra mắt của sinh viên thực tập tại
trường thực tập.
• Bàn giao lớp chủ nhiệm và gặp mặt học sinh.
•
•
•
•
Tuần 2
Tuần
3,4,5,6
Tuần 7
Lập kế hoạch dự giờ dạy mẫu ( 4h dự mẫu).
Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Soạn 4 giáo án dự giờ.
Tham quan cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của
nhà trường và địa phương.
• Tiếp tục soạn giáo án và dự giờ mẫu
• Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm duyệt kế hoạch
chủ nhiệm của sinh viên.
• Giáo viên hướng dẫn giảng dạy phân công kế
hoạch giảng dạy cho sinh viên.
• Tìm hiểu lớp mình chủ nhiệm.
• Soạn giáo án lên lớp, thông qua người hướng dẫn
và tự tổ chức tập giảng, đổ dùng dạy học.
• Tiếp tục triển khai các công việc chủ nhiệm lớp.
• Chính thức lên giảng dạy, rút kinh nghiệm giờ
giảng ( dạy 4h được đánh giá)
• Tiếp tục soạn giáo án lên lớp và tập giảng, chuẩn
bị đồ dùng học tập.
• Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong
trường.
• Tổ chức thi giảng , thi hướng dẫn sinh hoạt đoàn,
đội, lao động.
• Tiếp tục làm các công việc chủ nhiệm lớp.
• Tiếp tục lên lớp những tiết còn lại.
• Viết thu hoạch cá nhân.
• Hoàn chỉnh hồ sơ thực tập của cá nhân.
• Chia tay với trường, với lớp học sinh mình chủ
nhiêm.
c) Thu hoạch và tác dụng qua công tác này.
Qua thời gian thực tập làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã đem hết khả
năng, tinh thần trách nhiệm làm tốt công tác này. Tạo cho lớp thực tập có ấn tượng,
quan hệ mật thiết giữa học sinh – học sinh; học sinh với giáo viên thực tập. Đây
cũng là cơ hội là hành trang chuẩn bị cho bản thân tôi ra trường phấn đấu làm tốt
trọng trách của một người giáo viên trong tương lai.
4/ Ý thức thực hiện nội quy thực tập.
Trong quá trình thực tập tại trường Hùng Tiến bản thân thân tôi luôn cố gắng
hoàn thành tốt nhiệm vụ, luôn chấp hành tốt nội quy của ban chỉ đạo thực tập đề ra.
Chấp hành tốt nội quy giờ giấc của trường thực tập, luôn có nếp sống sinh hoạt
giao tiếp văn minh, lịch sự, gương mẫu chấp hành các công việc mà nhà trường
thực tập phân công.
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẤN ĐẤU
1/ Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập.
Qua đợt thực tập, tôi đã thêm hiểu công tac giảng, ý thức được vai trò, trách
nhiệm của một giáo viên. Hiểu thêm được tâm lí, năng lực của học sinh tiểu học.
nhờ vào những thu hoạch trên, tôi đã có thêm kinh nghiệm để sẵn dang làm một
giáo viên sau khi ra trường.
2/ Những mặt mạnh và mặt yếu.
- Về ưu điểm:
Ý thức được tầm quan trọng, vị trí, vai trò, trách nhiệm của một giáo viên,
chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường cũng như của chuyên môn. Đã
xây dựng được kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm khá cụ thể, khá thiết thực.
Đã thực hiện được một số nội dung, phương pháp cơ bản về công tác chủ nhiệm và
công tác dạy học. Thâm nhập được thực tế trường, lớp góp phần nắm bắt tâm lý và
mức độ học tập của các em trong quá trình học tập và lao động cũng như trong
hoạt động khác.
- Về nhược điểm:
Do quỹ thời gian hạn hẹp nên còn hạn chế công việc đi thực tế gia đình phụ
huynh học sinh để nắm bắt và trao đổi mức độ học tập của các em. Do còn thiếu
kinh nghiệm nên còn hạn chế về xử lý tình huống sư phạm trong công tác chủ
nhiệm.
3/ Tự đánh giá xếp loại về thực tập giảng dạy và chủ nhiệm:
Công tác giảng dạy: Tốt
Công tác chủ nhiệm: Tốt
4/ Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập.
Qua thời gian thực tập ở trường Tiểu học Hùng Tiến, hướng phấn đấu của
bản thân tôi là:
+ Luôn yêu nghề mến trẻ, tìm tòi, học hỏi để đúc rút kinh nghiệm, trau dồi
kiến thức, cập nhật thông tin nhanh chóng và cần thiết cho công tác giảng dạy sau
này.
+ Luôn đổi mới trong công tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy, quyết tâm
phấn đấu trở thành người giáo viên mẫu mực trong tương lai.
+ Luôn trau dồi đạo đức, bồi dưỡng nhân phẩm, nhân cách cũng như rèn
luyện tinh thần yêu nghề nghiệp, yêu đồng nghiệp.
+ Xây xựng niềm tin, lý tưởng vững vàng, tốt đẹp để làm tốt công tác giáo dục
tư tưởng cho học sinh.
+ Am hiểu tâm lý học sinh tạo sự gần gũi và giúp đỡ các em học tập tốt hơn
PHẦN IV
NHẬN XÉT CỦA NHÓM
Vì trong quá trình thực tập, tôi đi một mình nên không có phần này.
LỜI CẢM ƠN !
Trong thời gian thực tập tại trường Hùng Tiến, nhờ có sự hướng dẫn tận tình của
Ban Giám Hiệu, quý thầy cô nhà trường đã trang bị cho chúng em vốn kiến thức
hết sức qúy báu. Được sự chỉ đạo của nhà trường, em đã về thực tập tại Trường
tiểu học Hùng Tiến, từ ngày 02/03/ 2015 đến ngày 19/04/2015.Được sự quan tâm
hướng dẫn tận tình của nhà trường nói chung và các thầy cô giáo hướng dẫn nói
riêng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Được tiếp cận với việc giảng dạy
thực tế đã giúp em hiểu được tầm quan trọng của ngành giáo dục, nhiệm vụ của
người giáo viên là rất lớn. Qua đợt thực tập này đã giúp chúng em rèn luyện nghiệp
vụ, công việc giảng dạy được thành thạo hơn, đó là hành trang, trang bị cho em
kiến thức để trở thành những người công dân tốt cho tương lai sau này.
Tuy nhiên, trong thời gian học tập ở trường và thời gian thực tập do lần đầu tiếp
xúc với thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm và do trong
thực tế còn khác nhiều so với lý thuyết nên không thể tránh khỏi sự lúng túng. Vậy
kính mong 2 bên nhà trường thông cảm và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ, hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt công tác giảng dạy sau
này.
Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể 2 bên nhà trường, em xin hứa sẽ cố gắng
học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức “ Hồ Chí Minh” nêu cao tinh thần
trách nhiệm, không ngừng tu dưỡng đạo đức, trang bị kiến thức để phục vụ cho xã
hội, đất nước sau này, xứng đáng là “con ngoan, trò giỏi”.
Cuối cùng em xin gửi tới Ban Giám Hiệu nhà trường và toàn thể các thầy cô giáo
một lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Mỹ Đức,ngày 11 tháng 04 năm 2015
Người viết báo cáo
Nguyễn Diệp Bích
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
I. GIỚI THIỆU
II. TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
1/ Thâm nhập thực tế
a) Ý thức, tinh thần, thái độ thâm nhập thực tế
b) Những thành tích
c) Thu hoạch và tác dụng của công tác này
2/ Thực tập giảng dạy
a) Tinh thần và thái độ, ý thức
b) Những công việc đã làm và kết quả cụ thể
c) Trình độ nắm các nguyên tắc và phương pháp lên lớp
d) Thu hoạch và tác dụng
3/ Thực tập chủ nhiệm, quản lý nhóm lớp
a) Ý thức tinh thần, thái độ với công tác chủ nhiệm
b) Những việc làm cụ thể về khả năng và công tác chủ nhiệm
c) Thu hoạch và tác dụng qua công tác này
4/ Ý thức thực hiện nội quy thực tập
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẤN ĐẤU
1/ Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập
2/ Những mặt mạnh và mặt yếu
3/ Tự đánh giá xếp loại về thực tập giảng dạy và chủ nhiệm
4/ Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập
IV. NHẬN XÉT CỦA NHÓM
LỜI CẢM ƠN.