Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình thủy lợi tại công ty thủy lợi Liễn Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 83 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tất Thắng

i


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin cảm ơn đến các cán bộ giảng viên của trường Đại học Thủy
lợi Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học cao học tại
trường. Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Mạnh đã hướng dẫn
tận tình, chỉ bảo chi tiết từng nội dung của luận văn để luận văn thực sự trở thành một
công trình khoa học có chất lượng.
Tác giả xin cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thuỷ Lợi Liễn Sơn, phòng
xây dựng cơ bản cùng với phòng quản lý nước công trình đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất để tác giả hoàn thành khóa cao học và luận văn cuối khóa.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên chia sẻ hỗ trợ lúc
khó khăn để tác giả hoàn thành chương trình học của mình.
Tác giả xin trân trọng cám ơn .

ii


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI .......................................................................................................36
1.1 Tổng quan về các công trình thủy lợi ở nước ta và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ..36
1.1.1 Tình hình chung các công trình thủy lợi ở Việt Nam......................................36
1.1.2 Tình hình chung các công trình thủy lợi trên địa bàn tình Vĩnh Phúc. .........37
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình. .............................................44
1.2.1 Yếu tố khách quan .............................................................................................44
1.2.2 Yếu tố chủ quan ................................................................................................45
1.3 Công tác giám sát chất lượng thi công ....................................................................46
1.3.1 Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng công trình ..............................46
1.3.2 Công tác thi công. ..............................................................................................47
1.3.3 Công tác quản lý dự án .....................................................................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................48
CHƯƠNG 2
:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT TRONG
GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. ......................................49
2.1 Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình. ................................................49
2.1.1 Tầm quan trọng của công tác giám sát chất lượng thi công công trình .........49
2.1.2 Chế độ và trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình.......................49
2.1.3 Nội dung cơ bản của hoạt động giám sát chất lượng thi công xây dựng .......51
2.2 Các cơ sở pháp lý trong giám sát chất lượng xây dựng. .........................................52
2.2.1 Cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong giám sát thi công .......................52
2.2.2 Một số tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng trong quá trình giám sát thi công
xây dựng ........................................................................................................................54
2.3 Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng ...........................................................54
2.3.1 Giám sát và quy trình kiểm soát tiến độ thi công .............................................54


iii


2.3.2 Giám sát tiến độ trong giai đoạn thi công của nhà thầu ................................. 55
2.3.3 Giám sát khối lượng, giá thành xây dựng công trình ..................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 56
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI LIỄN SƠN, TỈNH VĨNH
PHÚC.
......................................................................................................... 57
3.1 Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn. ......................... 57
3.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên Thủy Lợi Liễn Sơn ................... 57
3.1.2 Giới thiệu về hệ thống thủy nông Liễn Sơn ..................................................... 58
3.2 Thực trạng về chất lượng giám sát thi công công trình thủy lợi tại Công ty TNHH
một thành viên thuỷ lợi Liễn Sơn. ................................................................................. 65
3.2.1 Cơ cấu tổ chức nhân lực phục vụ giám sát chất lượng công trình ................ 65
3.2.2 Công tác giám sát chất lượng vật liệu .............................................................. 69
3.2.3 Công tác giám sát chất lượng các hạng mục ................................................... 71
3.2.4 Công tác giám sát an toàn lao động ................................................................. 73
3.2.5 Công tác nghiệm thu các hạng mục ................................................................. 76
3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình thủy lợi tại
Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Liễn Sơn. ....................................................... 83
3.3.1 Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ giám sát chất lượng công trình....... 83
3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác giám sát vật liệu .............................................. 90
3.3.3 Nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công các hạng mục..................... 92
3.3.4 Nâng cao chất lượng công tác giám sát an toàn lao động .............................. 96
3.3.5 Nâng cao chất lượng công tác nghiệm thu các hạng mục ............................ 100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 105
Kếtluận. ....................................................................................................................... 105
Kiếnnghị. ..................................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 107

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3-1: Bảng tổng hợp lượng mưa năm trong hệ thống thủy nông Liễn Sơn từ năm
1998 đến 2013 ...............................................................................................................61
Bảng 3-2: Tổng hợp diện tích rà soast bản đồ tưới năm 2012 hệ thống thủy nông Liễn
Sơn .................................................................................................................................62
Bảng 3-3: Danh sách nhân lực của phòng xây dựng cơ bản .........................................65

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
MỤC LỤC ......................................................................................................................iii
Hình 3-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn .................. 58
Hình 3-2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng xây dựng cơ bản........................................ 66
Hình 3-3: Các bước giám sát chất lượng thi công công trình ......Error! Bookmark not
defined.
Hình 3-4: Trình tự giám sát thi công công trình ........... Error! Bookmark not defined.
Hình 3-5: Quy trình nâng cao chất lượng nhân lực ....................................................... 84
Hình 3-6: Quy trình giám sát chất lượng vật liệu đầu vào ............................................ 91
Hình 3-7: Quy trình nâng cao công tác giám sát chất lượng các hạng mục...........Error!

Bookmark not defined.
Hình 3-8: Quy trình nâng cao chất lượng công tác giám sát an toàn lao động ............. 98
Hình 3-9: Quy trình nghiệm thu các hạng mục ............. Error! Bookmark not defined.

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BQLDA

Ban quản lý dự Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn

2. KTCTTL

Khai thác công trình thủy lợi

3. CHT

Chỉ huy trưởng

4. CĐT

Chủ đầu tư

5.CTXD

Công trình xây dựng

6. DA


Dự án

7. TVGS

Tư vấn giám sát

8. TVQLD

Tư vấn quản lý dự án

9.TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

10.TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

11. PGĐPTCT

Phó Giám đốc phụ trách công trường

12. QLCL

Quản lý chất lượng

13.QLNN

Quản lý nhà nước


14. QLCLCTXD

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

15. QLCLTC

Quản lý chất lượng thi công

16. QLCLTCXDCT

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

17.UBND

Ủy ban nhân dân

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đang không ngừng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ cấu nền kinh tế đang có những sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp truyền
thống sang nền công nghiệp hiện đại. Cho đến nay, nhiều công trình xây dựng nói
chung và các công trình Thủy lợi được đầu tư xây dựng mới hoặc được nâng cấp cải
tạo để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Chất lượng các công trình xây
dựng nói chung luôn được chú trọng, đặc biệt là trong quá trình thi công bởi vì chất
lượng công trình không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn

cộng đồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vì vậy, vai trò của công tác giám sát thi công là rất quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng thi công xây dựng các công trình thủy lợi.
Trong thời gian qua, công tác giám sát chất lượng thi công các công trình Thủy lợi
luôn được các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị chủ đầu tư và các đơn vị liên quan
quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu
cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã
hội của các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình được xây dựng có chất
lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức
xúc trong nhân dân, làm lãng phí ngân sách, không phát huy được hiệu quả đầu tư.
Một trong các nguyên nhân chủ yếu là công tác giám sát thi công công trình chưa thực
hiện đúng trách nhiệm. Vì vậy, công tác giám sát chất lượng thi công các công trình
Thủy lợi cần phải được nâng cao chất lượng để góp phần quan trọng trong công tác
quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công.
Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn được giao làm chủ đầu
tư và trực tiếp giám sát thi công nhiều công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Để làm tốt công tác giám sát chất lượng thi công các công trình Thủy lợi trong giai
đoạn thi công, học viên xin chọn đề tài luận văn thạc sĩ như sau: “Nâng cao chất

33


lượng giám sát thi công công trình Thủy lợi tại Công ty Thủy lợi Liễn Sơn, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát thi công các
công trình Thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Cách tiếp cận
Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết: Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác giám

sát thi công xây dựng các công trình thủy lợi.
Tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật về công tác giám sát thi công xây dựng các
công trình thủy lợi.
b) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
Phương pháp thống kê số liệu;
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh;
Phương pháp chuyên gia: Qua tham khảo xin ý kiến của các thầy cô trong Trường và
một số chuyên gia.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng giám sát thi công xây dựng công trình
Thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi nhằm nâng cao chất lượng
giám sát thi công xây dựng công trình Thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn
Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Nội dung của luận văn:

34


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác giám sát thi công công trình thủy lợi.
Chương 2: Cơ sở khoa học về chất lượng giám sát trong giai đoạn thi công các công
trình thủy lợi.
Chương 3: Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công
trình thủy lợi trong giai đoạn thi công tại Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Liễn Sơn,
Tỉnh Vĩnh Phúc.

35



CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1
Tổng quan về các công trình thủy lợi ở nước ta và trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
1.1.1 Tình hình chung các công trình thủy lợi ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở vùng Đông Nam Á có hệ thống
thủy lợi phát triển tương đối hoàn chỉnh, với hàng ngàn hệ thống công trình thủy lợi
lớn, vừa và nhỏ để cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, phòng chống lũ lụt, úng ngập,
hạn hán, góp phần bảo vệ môi trường. Theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi, tính đến
năm 2014, cả nước đã xây dựng được 6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm
bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các
loại. Trong đó, có 904 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên. Ngoài ra,
còn có khoảng hơn 755.000 máy bơm vừa và nhỏ do hợp tác xã và hộ nông dân mua
sắm. Tổng diện tích đất trồng lúa được tưới đạt trên 7,3 triệu ha. Trong đó, diện tích vụ
Đông Xuân là 2,99 triệu ha, vụ Hè Thu là 2,05 triệu ha và Mùa là 2,02 triệu ha. Ngoài
ra, các hệ thống thủy lợi còn tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp; tạo nguồn
nước cho 1,3 triệu ha đất gieo trồng; cung cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt
và công nghiệp; ngăn mặn cho 0,87 triệu ha; cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha và tiêu
nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Các hệ thống công trình thủy lợi đã hỗ
trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong nông
nghiệp. Nông nghiệp nước ta đã từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên
canh hoá, chuyển dần từ tự cấp, tự túc sang sản xuất nông sản hàng hoá với qui mô
lớn, điển hình là hai vùng trọng điểm lúa của nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng Sông Hồng; vùng chuyên canh cây cà phê, cao su và chè xuất khẩu..
Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, như:
phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm
nhập mặn. Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển; hệ


36


thống các hồ chứa trên toàn quốc, trong đó có nhiều hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Tả Trạch,
Dầu Tiếng, v.v...) đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ
thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm
bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn.
Những thành tựu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã đạt được trong thời kỳ đổi
mới là cơ sở quan trọng để các Đại hội Đảng gần đây nhấn mạnh vai trò quan trọng
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn bởi vì nó tạo tiền đề và
cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
đất nước. Hệ thống thủy lợi đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt,
bảo vệ môi trường nước, phát triển dịch vụ, du lịch cho các vùng trên cả nước.
1.1.2 Tình hình chung các công trình thủy lợi trên địa bàn tình Vĩnh Phúc.
Về điều kiện tự nhiên và xã hội thì Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tếtrọng điểm bắc
Bộ1, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ và phía
Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao
gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76
km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.003,0 ngàn
người, năm 2010 là 1.010,4 nghìn người.
Những yếu tố thuận lợi, khó khăn đối với công tác thủy lợi.
Những yếu tố thuận lợi:
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, liền kề cảng
hàng không quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của Quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân, là cầu nối
của các tỉnh phía Bắc với Hà Nội nên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung
và nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Tài nguyên nước


37


Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ
thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc
với chiều dài khoảng 50km, mang theo lượng phù sa màu mỡ cho đất đai, song vào
mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cùng với lượng mưa tập trung vào các tháng mùa
mưa gây ra ngập lụt ở các huyện ven sông như Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Sông Lô chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 35km, lòng sông hẹp, nhiều
thác ghềnh nên thuỷ chế của Sông Lô vào mùa lũ rất thất thường.
Các hệ thống sông nhỏ khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác
động thuỷ văn rất nhỏ so với các Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa quan
trọng về mặt thuỷ lợi, cấp nước sản xuất cho địa bàn tỉnh. Hệ thống các sông này kết
hợp với các tuyến kênh Liễn Sơn, Bến Tre…cung cấp nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp và tiêu úng về mùa mưa.
Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu m3 (Đại Lải,
Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,…) tạo nên nguồn dự trữ nước
mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
Tài nguyên nước ngầm
Trên địa bàn tỉnh nguồn này có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm.
Hiện nay, nguồn nước này đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc
Yên với công suất 28.000m3/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu dân sinh nhưng đòi hỏi
phải xử lý khá tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ
các giếng khoan nhỏ (với lưu lượng khoảng 15.000m3/ngày đêm) nhưng chất lượng
hạn chế.
Với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không đều theo
không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời điểm bị thiếu nước
đặc biệt ở các huyện vùng núi và trung du như Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình
Xuyên. Để khai thác hiệu quả các nguồn nước cho phát triển kinh tế và dân sinh, cần
quan tâm xây dựng các công trình điều tiết nước mặt và khai thác hợp lý nguồn nước

ngầm.
38


Điều kiện địa hình, đất đai bao gồm cả vùng đồng bằng, trung du và đồi núi thuận lợi
cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong
sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
Tài nguyên nước mặt dồi dào bao gồm các sông lớn và hồ chứa tạo dự trữ đáng kể
phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Những khó khăn thách thức
Điều kiện địa hình phức tạp, tỷ lệ đồi núi lớn chiếm phần lớn diện tích, bị chia cắt
mạnh bởi hệ thống khe suối mật độ dày, độ cao mặt đất chênh lệch lớn, hướng dốc đa
chiều, tỷ suất đầu tưlớn.Nền địa chất công trình đa dạng, phức tạp, dễ gây trượt, sạt lở
mái, thấm qua nền, thay đổi dòng chảy sông suối gây bồi lấp, xói lở, cửa lấy nước, cửa
sông.
Sản xuất nông nghiệp do mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,
tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp nên khó thu hút các nhà đầu tư vào nông nghiệp
hơn các ngành sản xuất khác.Diện tích đất canh tác manh mún, bình quân đất sản xuất
nông nghiệp 0,25 – 0,3ha/hộ là trở ngại lớn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất,
đặc biệt là khu vực trung du, đồi núi.
Tình hình phát triển các công trình thủy lợi ở Vĩnh Phúc
Nhiều năm qua được sự quan tâm của Trung ương, trực tiếp là Bộ Nông Nghiệp và
PTNT, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, thông qua
nhiều chương trình phát triển, tranh thủ các nguồn vốn Quốc tế và phát huy nội lực,
công tác đầu tư và phát triển thủy lợi đã đạt được những kết quả sau:
Hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn
Diện tích tưới trên 20.000ha cho các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập
Thạch, Bình Xuyên, TP Vĩnh Yên, có các công trình chính sau:
Đập Liễn Sơn xây dựng năm 1914, chặn sông Phó đáy tưới cho 20.300ha đất canh tác,
chiều rộng tràn 112m, chiều cao 5m, lấy nước vào kênh chính Liễn Sơn lưu lượng thiết

kế 17 m3/s.

39


Trạm bơm Bạch Hạc: Xây dựng năm 1963, tổng số 5 máy; tổng lưu lượng 40.000
m3/h, với tổng công suất 5 x 320 KW, năng lực thiết kế tưới 12.000ha.
Trạm bơm Đại Định: Xây dựng năm 1999, tổng số 6 máy; tổng lưu lượng 48.000 m3/h
với tổng công suất 6 x300 KW, năng lực thiết kế 13.000ha.
Các trạm bơm khác như: TB Liễu Trì, Lũng Hạ, Đồng Cương... tưới từ 200-1.000ha
Hệ thống kênh chính: Kênh chính tả ngạn với chiều dài 49km, và hàng trăm km kênh
cấp 2 và cấp 3.
Hệ thống thủy nông Mê Linh
Diện tích tưới trên 6.500ha cho các huyện Mê Linh (đã chuyển về Hà Nội), TX Phúc
Yên, có các công trình chính sau:
Hồ Đại Lải: Xây dựng năm 1960 tưới 2.900ha, dung tích hữu ích 25.4 triệu m3, diện
tích lưu vực 60,1km2, chiều dài đập 3.060m, chiều cao đập 16m;
Trạm bơm Thanh Điềm: Xây dựng năm 1995, tổng số 10 máy; tổng lưu lượng 40.000
m3/h, với tổng công suất 10 x 150 KW, năng lực thiết kế 7.574ha.
Hệ thống thủy nông Tam Đảo
Diện tích tưới trên 4.600ha cho các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, có các
công trình chính sau:
Hồ Làng Hà: Xây dựng năm 1987 tưới 300ha, dung tích hữu ích 2,2 triệu m3, diện tích
lưu vực 10,5km2, chiều dài đập 230m, cao đập 20m.
Hồ Xạ Hương: Xây dựng năm 1977 tưới 1.812ha, dung tích hữu ích 12,7 triệu m3, diện
tích lưu vực 24,0km2, chiều dài đập 252m, cao đập 41m.
Hồ Thanh Lanh: Xây dựng năm 2000 tưới 1.200ha, dung tích hữu ích 9,89 triệu m3,
diện tích lưu vực 23,0km2, chiều dài đập 362m, cao đập 30m.
Hồ Vĩnh Thành: Xây dựng năm 2001 tưới 685ha, dung tích hữu ích 2,36 triệu m3, diện
tích lưu vực 19,0km2, chiều dài đập 740m, cao đập 29m.


40


Cụm Hồ Gia Khau: Xây dựng năm 1960 tưới 370ha, dung tích hữu ích 1,30 triệu m3.
Hồ Bản Long đang xây dựng năm 2007, tưới 350ha, diện tích lưu vực 10km2, chiều
cao đập 30m, dung tích hữu ích 2,9 triệu m3.
Hệ thống thủy nông Lập Thạch
Diện tích tưới trên 2.400ha cho huyện Lập Thạch gồm:
Hồ Vân Trục: Xây dựng năm 1966 tưới 1.435ha, dung tích hữu ích 7,60 triệu m3, diện
tích lưu vực 19,20km2, chiều dài đập 380m, cao đập 15m.
Hồ Suối Sải: Xây dựng năm 1986 tưới 478ha, dung tích hữu ích 3,00 triệu m3, diện
tích lưu vực 9,10km2, chiều dài đập 330m, cao đập 26 m.
Hồ Bò Lạc: Xây dựng năm 1981 tưới 355ha, dung tích hữu ích 2,55 triệu m3, diện tích
lưu vực 7,5km2, chiều dài đập 380m, cao đập 22m.
TB Cao Phong: Xây dựng năm 1985, nâng cấp năm 2007 tổng số 03 máy, lưu lượng
3.600 m3/h, với tổng công suất 3 x 55 KW, năng lực thiết kế 800ha.
TB Then: Tổng số 04 máy, lưu lượng 4.000 m3/h, công xuất 4 x 33 KW, năng lực thiết
kế 540ha.
Các công trình thủy lợi nhỏ do các xã, HTX quản lý
Tổng số các hồ đập nhỏ do các địa phương quản lý là 237 hồ chứa nhỏ, với tổng dung
tích từ 10.000m3 đến 500.000m3, các trạm bơm do các địa phương quản lý với tổng số
353 trạm bơm lớn nhỏ, lưu lượng từ 20 -:-1000 m3/h công suất từ 14 KW-:-33 KW
Diện tích phục vụ tưới do các địa phương đảm nhận trên 10.000ha
Hệ thống kênh mương
Có 2.387 km kênh mương các loại;(trong đó kênh loại I: 78 km, kênh loại II: 437 km,
kênh loại III: 985 km) và 887 km kênh nội đồng, đã đã kiên cố được 826 km kênh
mương các loại.

41



Tiếp tục phấn đấu đến 2012 kiên cố hoá tổng số 674 km kênh mương các loại (không
kể 887 km kênh nội đồng), bao gồm: Kênh loại I = 47,3 km, kênh loại II = 252,6 km,
kênh loại III = 373,6 km.
Kết quả phục vụ tưới
Diện tích trồng cây hàng năm
Diện tích tưới thực tế:

: 51.182 ha

: 42.874 ha, đạt 83,7%

Nguyên nhân thiếu nước:
Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa hàng năm thất thường, mực nước sông xuống thấp,
hàng năm diện tích bị hạn còn trên 6.000ha.Công trình phục vụ tưới còn thiếu, công
suất thiết kế chưa đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất; điển hình ở vùng Bắc Lập Thạch,
Bắc Tam Dương, Bắc Bình Xuyên. Các công trình xây dựng đã lâu, công trình xuống
cấp nghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp hiện nay hầu hết gieo trồng các giống mới, có
năng suất cao, ngắn ngày và thời vụ rất khắt khe, yêu cầu dùng nước nhiều hơn, đồng
loạt hơn, chỉ trong một thời gian ngắn làm cho các công trình thủy lợi không đủ năng
lực phục vụ.
Hệ thống công trình tiêu
Hiện nay, toàn tỉnh đã hình thành một hệ thống kênh trục tiêu với gần 300 km kênh
tiêu trục chính, (bao gồm các trục tiêu sông ngòi thiên nhiên như Sông Phan, Cà Lồ,
các ngòi tiêu Cầu Ngạc, Cầu Mai, Cầu Đọ, Cầu Triệu; các kênh tiêu Bến Tre, Nam
Yên Lạc, Thạnh Phú, Tam Báo) và gần 400 km kênh trục tiêu nhánh. Có 39 cống tiêu
lớn (hầu hết là các cống qua đê) và hàng trăm cống tiêu trong các vùng, các cánh đồng
làm nhiệm vụ điều tiết nước ra các trục tiêu để tiêu cho diện tích canh tác trong toàn
tỉnh. Hiện tại tình hình lũ, úng vẫn xảy ra và gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông

nghiệp như: năm 2006 mưa lớn, ngập lụt và làm thiệt hại hơn 11.000 ha lúa, hoa màu
và nuôi trồng thuỷ sản.
Hệ thống tiêu sông Phan- Cà Lồ: Là hệ thống tiêu trọng lực phụ thuộc lớn vào mực
nước sông Cầu, khi mực nước sông Cầu lên cao không có khả năng tiêu được, các

42


trạm bơm tiêu nội bộ như Cao Đại, Đầm Cả, Tam Báo, Thường Lệ chỉ giải quyết tiêu
cục bộ, dồn nước vào các vị trí khác, nên tình hình úng ngập xảy ra thường xuyên,
nhất là khi các khu công nghiệp trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều.
Hệ thống tiêu vùng Lập Thạch: Gồm các trục tiêu Cầu Triệu, Cầu Đọ, Cầu Mai.. phụ
thuộc vào mực nước sông Lô, Phó Đáy, khi mực nước sông lên cao cũng không có khả
năng tiêu thoát.
Đánh giá: Hệ thống công trình tiêu của Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập, không chủ động,
phụ thuộc lớn vào yếu tố thiên nhiên, thường xuyên gây bất lợi cho sản xuất, cụ thể:
Thiếu các công trình tiêu đầu mối và hệ thống kênh trục để tiêu động lực ra sông do
kinh phí lớn không có khả năng đầu tư. Các công trình phục vụ tiêu nội bộ, trên địa
bàn tỉnh đều được xây dựng đã lâu, mức đảm bảo thấp.Công tác tu bổ, sửa chữa các
công trình tiêu hàng năm chưa được quan tâm thường xuyên, làm cho năng lực tiêu
của các công trình ngày càng giảm. Hệ thống kênh tiêu nội đồng bị lấn chiếm, thu hẹp,
đất đai các khu trũng, ao hồ nơi điều tiết nước đều bị thu hẹp lấn chiếm, không được
nạo vét nhiều nơi bị tắc nghẽn, gây úng cục bộ, không tiêu tự chảy được nhanh
chóng.Các trục tiêu không được nạo vét do kinh phí đầu tư lớn.
Hệ thống công trình đê điều
Vĩnh Phúc là nơi hợp lưu của 03 sông lớn là: Sông Hồng, Sông Lô và Sông Phó Đáy.
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 180 km đê các loại, trong đó có: 48,165 km đê cấp I:
18,370 km đê cấp II, 76,030 km đê cấp IV và 29 km đê dưới đê cấp IV. Các tuyến đê
này có nhiệm vụ bảo vệ cho vùng đồng bằng phía nam của tỉnh và một số vùng thuộc
các địa phương lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh với trên 2 triệu dân cùng nhiều cơ sở

kinh tế quan trọng của trung ương và địa phương.
Tình hình thuỷ lợi phí
Từ năm 2004 đến nay tỉnh đã ban hành nhiều chính sách về miễn giảm thủy lợi phí
cho nông dân, trong đó từ năm 2004 thực hiện miễn thuỷ lợi phí vụ đông, giảm 50%
thủy lợi phí vụ chiêm và vụ mùa cho các hộ nông dân sử dụng nước vào sản xuất trồng
trọt, cho thấy đây là một chính sách hợp lòng dân, đối tượng được hưởng lợi là người
43


nông dân chiếm 80% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2007 miễn 100% thủy lợi phí. Các
chính sách này đã góp phần tích cực ổn định tình hình chính trị - xã hội ở khu vực
nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung, giúp nông dân đẩy mạnh chương trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời
sống giữa nông thôn và thành thị, giữa người lao động làm nông nghiệp với người lao
động trong các lĩnh vực khác, góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong
thời gian qua.
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Trong quá trình thi công xây dựng, có nhiều yếu tốgây ảnh hưởng đến chất lượng và
công tác quản lý chất lượng các công trình thủy lợi. Để có thể xác định cụ thể các
nguyên nhân và biện pháp khắc phục, thì các yếu tố ảnh hưởng được phân nhóm lại
với nhau. Trong phạm vi quản lý chất lượng, yếu tố ảnh hưởng được phân thành hai
yếu tố là khách quan và chủ quan.
1.2.1 Yếu tố khách quan
Nhóm yếu tố khách quan là những yếu tố tác động vào chủ thể từ bên ngoài, bao gồm
03 yếu tố: yếu tố do sự tác động bởi điều kiện môi trường xung quanh của điều kiện
khí hậu, thủy văn, quan điểm, thị hiếu của cộng đồng; yếu tố do sự tác động của cơ chế
chính sách của Nhà nước hoặc thể thế; yếu tố do sự tác động bởi sự phát triển của khoa
học công nghệ.
Thời tiết khắc nghiệt, mưa dài, ảnh hưởng chất lượng, tiến độ công trình, công nhân
phải làm việc đôi khi đốt cháy giai đoạn, các khoảng dừng kỹ thuật không được như ý

muốn (cốp pha cần bao nhiêu ngày, đổ trần bao nhiêu ngày) ảnh hưởng tới chất lượng.
Địa chất phức tạp,ảnh hưởng tới công tác khảo sát dẫn đến nhà thầu, chủ đầu tư , thiết
kế phải bàn bạc lại, mất thời gian do thay đổi, xử lý các phương án nền móng công
trình ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình. Đối với các công trình yêu cầu tiến
độ thì đây là một đều bất lợi. Bởi lẽ công việc xử lý nền móng phải tốn một thời gian
dài.

44


1.2.2 Yếu tố chủ quan
Các chủ thể tham gia dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc dự án là chủ đầu tư,
cán bộ giám sát, nhà thầu thi công cụ thể là:
Công tác khảo sát thiết kế, lựa chọn giải pháp thiết kế, sử dụng vật liệu xây dựng và
công nghệ thi công: Công tác tư vấn KSTK còn nhiều hạn chế, nhất là bước lập dự án
và thiết kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, nên đến giai đoạn khảo sát thiết kế kỹ thuật
phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường hợp phải điều chỉnh qui mô, giải pháp kỹ thuật,
kéo dài thời gian thực hiện.Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn, từ Tư vấn lập dự
án, tư vấn khảo sát thiết kế đến tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định chất
lượng trong điều kiện hiện nay còn mang nặng tính hình thức, kém tính cạnh tranh,
ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện dự án.
Quy trình thiết kế, quy trình thi công chuyên ngành chưa phù hợp: Việc áp dụng các
tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ chưa đảm bảo sự lựa chọn tối ưu về
kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án.Sự tuân thủ trong quá
trình thi công và năng lực của nhà thầu: Nhìn chung, hệ thống quản lý chất lượng của
nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ theo các điều kiện về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
kỹ thuật của dự án; Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động, thực
hiện các quy định về môi trường còn bị coi nhẹ. Các công trường xây dựng triển khai
thiếu khoa học, mặt bằng thi công bề bộn; Bộ máy kiểm soát chất lượng và chi phí cho
việc đảm bảo chất lượng của nhà thầu chưa được quan tâm đúng mức. Nguy cơ vi

phạm chất lượng công trình xây dựng là lớn và tiềm ẩn.
Đầu tư thiết bị và công nghệ của các đơn vị thi công hạn chế (trong đó có lý do cơ chế
khoán cho đơn vị, đơn vị dưới công ty manh mún), không có điều kiện đổi mới công
nghệ và thiết bị.Quản trị tài chính doanh nghiệp yếu kém; Tính toán chi phí quản lý,
phục vụ thi công chưa đúng.Chưa có chính sách quản trị nguồn nhân lực.Công tác
quản lý, giám sát trong quá trình thực hiện: Công tác quản lý, giám sát chất lượng
công trình xây dựng của Chủ đầu tư, Ban QLDA, Giám sát xây dựng, Giám sát tác giả
của tư vấn thiết kế... còn nhiều điểm yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Đội ngũ TVGS

45


chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chất lượng trên công trình, chưa kiên
quyết xử lý các vi phạm về chất lượng.
Đấu thầu giá thấp để thắng thầu, dẫn đến yếu kém về chất lượng trong thi công, không
đủ chi phí đảm bảo chất lượng công trình.Kinh phí bảo trì, duy tu, sửa chữa công trình
không đủ nên công trình xuống cấp, không đảm bảo được tuổi thọ công trình.
1.3 Công tác giám sát chất lượng thi công
Công trình có an toàn hay không trong quá trình thi công, có bền vững trong suốt quá
trình sử dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác giám sát thi công xây dựng
công trình.
1.3.1 Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng công trình
Giám sát chặt chẽ các điều kiện quy định:
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát thi công xây
dựng. Kiểm tra chặt chẽ các điều kiện khởi công cần thiết của nhà thầu theo Điều 72
của Bộ Luật Xây Dựng Việt Nam.
Kiểm tra năng lực nhà thầu:
Kiểm tra năng lực thông tin cá nhân từng người trong độ thi công xây dựng đồng thời
kiểm tra và giám sát chặt chẽ các thiết bị thi công, nguồn gốc và chất lượng mà nhà
thầu đưa vào phục vụ công tác thi công. Kiểm tra và giám sát quy trình quản lý chất

lượng công trình của thầu thi công. Giám sát và kiểm tra thông tin giấy phép máy móc,
thiết bị, vật tư xây dựng có đảm bảo an toàn chất lượng hay không. Kiểm tra phòng thí
nghiệm vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất cấu kiện công trình, sản phẩm xây dựng phục
vụ trong quá trình thi công.
Giám sát chất lượng vật liệu xây dựng:
Kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm chất lượng các vật tư, kết
cấu kiện có phù hợp tiêu chuẩn trước khi đưa vào quá trình thi công. Nếu có nghi ngờ
về chất lượng vật tư, đơn vị tư vấn cùng chủ đầu tư phải thực hiện công tác kiểm tra
trực tiếp nguyên vật liệu ngay để đảm bảo an toàn chất lượng công trình sau này.

46


Giám sát quá trình thi công:
Đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình
thi công của nhà thầu. Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký thi công và biên
bản kiếm tra theo quy định. Xác nhận bản vẽ hoàn công của công trình. Tổ chức
nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Luật Xây Dựng. Kiểm
tra toàn bộ tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu công trình, nghiệm thu thiết bị,
nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình
xây dựng. Khi phát hiện có sai sót về thiết kế phải báo ngay cho chủ đầu tư để điều
chỉnh và yêu cầu nhà thầu điều chỉnh kịp thời. Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ
phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất
lượng. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong thi công xây dựng công trình.
1.3.2 Công tác thi công.
Việc áp dụng những công nghệ thi công mới, hiện đại giúp tiến độ dự án đảm bảo, chất
lượng công trình được nâng cao. Ngược lại, công tác thi công không tốt, các khâu
giám sát thi công, thiết kế thi công, hiện trường không đảm bảo thì khi đi vào thi công,
chất lượng công trình sẽ bị ảnh hưởng, khó đạt như mong muốn ban đầu.

1.3.3 Công tác quản lý dự án
Quản lý dự án gồm có 2 nội dung chính: Quản lý dự án trước khi thi công xây dựng và
quản lý dự án sau khi đưa vào sử dụng:
Nội dung về quản lý dự án trước khi thi công xây dựng: Là quá trình từ lúc lập hồ sơ
thiết kế đến hết giai đoạn thi công đưa vào sử dụng. Tác dụng của công tác quản lý dự
án đối với chất lượng công trình rất quan trọng, khi quản lý tốt và chặt chẽ thì chất
lượng công trình đảm bảo, nếu quản lý không tốt, thi công không đúng hồ sơ thiết kế
và thực tế công trường, các quá trình giám sát không thực hiện tốt thì sẽ ảnh hưởng ko
tốt đến chất lượng dự án.
Nội dung về quản lý dự án sau khi đưa vào sử dụng: Trong nội dung về quản lý chất
lượng dự án sau khi đưa vào sử dụng công trình xây dựng có đặt ra thành trách nhiệm
của người thiết kế phải đưa ra những yêu cầu cho các đối tượng công trình cần thiết
47


phải bảo trì. Chủ quản lý sử dụng, chủ sở hữu công trình có nghĩa vụ và trách nhiệm
bảo vệ cho công trình không bị xuống cấp nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong suốt
tuổi thọ yêu cầu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này, học viên nêu lên tình hình phát triển của ngành Thủy lợi của Việt
Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong đó nói rõ vai trò của ngành thủy
lợi, chất lượng các công trình thủy lợi hiện nay ở nước ta, đồng thời, nêu ra những yếu
tố có ảnh hưởng đến chất lượng công trình thủy lợi. Những vấn đề này là tổng quan
tình hình công trình thủy lợi hiện nay ở Việt Nam, để từ đó nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các công trình thủy lợi hiện nay.

48


CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT

TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.
2.1 Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình.
2.1.1 Tầm quan trọng của công tác giám sát chất lượng thi công công trình
Một công trình có vận hành an toàn, có đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng,
có tiết kiệm chi phí xây dựng và đảm bảo tiến độ thời gian thực hiện hay không phụ
thuộc rất lớn vào vai trò tư vấn của đội ngũ tư vấn giám sát xây dựng công trình. Công
tác giám sát có vai trò quyết định đến chất lượng công trình trong dự án đầu tư xây
dựng.
Đội ngũ cán bộ giám sát sẽ kiểm tra từng hạng mục trên công trình, đảm bảo đơn vị
thi công xây dựng thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, nếu phát
hiện các sai sót phát sinh trên công trường xây dựng sẽ hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu
xây dựng sửa chữa và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng công trình, khắc
phục các sai sót hạn chế còn tồn tại.Theo dõi và giám sát tiến độ xây dựng của đơn vị
thi công, kiểm tra toàn bộ phương pháp thi công, trang thiết bị kỹ thuật và báo cáo lại
với chủ đầu tư để đảm bảo nhà thầu tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao
động, vệ sinh môi trường.
Vai trò của đội ngũ cán bộ giám sát rất quan trọng và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến
toàn bộ chất lượng xây dựng của công trình vì vậy đòi hỏi cán bộ giám sát phải có
trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm, trung thực liêm chính và khách
quan để mang lại lợi ích tốt nhất cho chủ đầu tư theo Nghị định 46/2015 NĐ-CP ngày
12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, hoạt động quản lý
chất lượng công trình xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi
công và khai thác công trình. [1]
2.1.2 Chế độ và trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình
Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực theo quy
định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1
Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

49



×