Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu sự biến động của bùn cát vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.94 MB, 97 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1.

Tổng quan vùng nghiên cứu ................................................................ 3

1.1.1

Vị trí và điều kiện địa lý tự nhiên .................................................. 3

1.1.2 Đặc điểm địa hình .............................................................................. 6
1.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng ......................................................................... 8
1.1.4 Chế độ khí hậu ................................................................................. 11
1.1.5 Chế độ thủy văn ............................................................................... 13
1.2.

Các nghiên cứu liên quan đến bùn cát vùng ĐBSCL ......................... 25

1.2.1

Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 25

1.2.2

Các nghiên cứu trong nước ......................................................... 26

1.3.

Tình hình thay đổi bùn cát vùng ĐBSCL .......................................... 27


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 30
2.1.

Phương pháp thu thập và phân tích tổng hợp thông tin, dữ liệu ......... 31

2.2.

Phương pháp thống kê ...................................................................... 31

2.3.

Phương pháp mô hình toán ............................................................... 33

2.3.1.

Module thuỷ động lực ................................................................. 36

2.3.2.

Module vận chuyển bùn cát lơ lửng ............................................ 41

2.3.3.

Thiết lập mô hình 2D-FEM cho vùng nghiên cứu ....................... 46

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ......................................................... 55
3.1.

Các tiêu chí đánh giá sai số ............................................................... 55


i


3.2.

Kết quả tính toán hàm lượng phù sa từ tương quan ........................... 56

3.2.1.

Kết quả xây dựng tương quan tại các trạm .................................. 56

3.2.2.

Sự thay đổi bùn cát lơ lửng theo thời gian ................................... 61

3.2.3.

Sự thay đổi bùn cát lơ lửng theo không gian ............................... 69

3.3.

Kết quả mô từ mô hình 2D-FEM ...................................................... 72

3.3.1.

Kết quả mô phỏng thuỷ lực ......................................................... 72

3.3.2.

Kết quả mô phỏng hàm lượng phù sa .......................................... 78


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 84
Kết luận ........................................................................................................ 84
Kiến nghị...................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 87

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phụ cận ............. 4
Hình 1.2: Bản đồ thể hiện địa hình vùng tính toán ............................................. 7
Hình 1.3: Sơ hoạ độ dốc dọc sông Mê Kông từ nguồn sông đến cửa ra.............. 8
Hình 1.4: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm. ...................... 11
Hình 1.5: Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Mê Kông . 12
Hình 1.6: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long ... 14
Hình 1.7: Hệ thống thủy hệ vùng Đồng bằng sông cửu long ............................ 15
Hình 1.8: Ảnh vệ tinh thể hiện khu vực ngập trận lũ tháng 9/2000 (Viện
KHKTTV&MT) ............................................................................................... 17
Hình 1.9: Bản đồ tiềm năng trữ lượng nước ngầm vùng ĐBSCL (Viện
KHKTTV&MT - 2010) .................................................................................... 19
Hình 1.10: Phân bố dòng chảy kiệt tính toán theo mô hình triều bán nhật (Hà
lan, 1974) ......................................................................................................... 20
Hình 1.11: Mạng lưới trạm thủy văn trên lưu vực ............................................ 24
Hình 1.12: Diễn biến hàm lượng phù sa, chất rắn lơ lửng trạm Kratie ............ 28
Hình 1.13: Diễn biến hàm lượng phù sa, chất rắn lơ lửng trạm Kratie bình quân
tháng ................................................................................................................ 28
Hình 1.14: Thay đổi hàm lượng phù sa Kratie các tháng đầu mùa mưa ........... 29
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện các phương pháp và nội dung nghiên cứu trong luận
văn ................................................................................................................... 30

Hình 2.2: Sơ đồ tổng quát của mô hình phần tử hữu hạn hai chiều 2D-FEM ... 35

iii


Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện các đặc trưng dòng chảy và hệ toạ độ trong phương
trình đặc trưng của module thuỷ động lực ........................................................ 37
Hình 2.4: Sơ đồ quá trình tính toán của module thuỷ động lực......................... 40
Hình 2.5: Sơ đồ quá trình tính toán của module vận chuyển bùn cát ................ 45
Hình 2.6: Sơ đồ thể hiện các sông nhánh đổ vào vùng biển hồ Tonle Sap
(Campuchia) .................................................................................................... 47
Hình 2.7: Giới hạn vùng tính toán (bên phải) và ví dụ về ô lưới tam giác (bên
trái) dùng để thể hiện lại vùng tính toán ........................................................... 47
Hình 2.8: Lưới tính toán của vùng đồng bằng sông hạ lưu sông Mê Kông, gồm
128,815 nút và 255,996 ô lưới tam giác ........................................................... 49
Hình 2.9: Bản đồ thể hiện địa hình vùng tính toán ........................................... 50
Hình 2.10: Đường quá trình mực nước tại trạm Kratie năm 2000 .................... 51
Hình 2.11: Đường quá trình dòng chảy của 12 nhánh nhập lưu đổ vào biển hồ
Tonle Sap năm 2000 ......................................................................................... 52
Hình 2.12: Đường quá trình dòng chảy của 3 nhánh nhập lưu đổ vào biển hồ
Tonle Sap năm 2011 ......................................................................................... 53
Hình 2.13: Đường quá trình mực nước tại trạm Kratie năm 2011 .................... 53
Hình 2.14: Đường quá trình mực nước tại biên hạ lưu năm 2000 .................... 54
Hình 2.15: Đường quá trình mực nước tại biên hạ lưu năm 2011 .................... 54
Hình 3.1: Quan hệ giữa bùn cát lơ lửng và lưu lượng tại trạm Kratie .............. 58
Hình 3.2: Quan hệ giữa bùn cát lơ lửng và lưu lượng tại trạm Tân Châu ........ 58
Hình 3.3: Quan hệ giữa bùn cát lơ lửng và lưu lượng tại trạm Châu Đốc ........ 59
Hình 3.4: Quan hệ giữa bùn cát lơ lửng và lưu lượng tại trạm Vàm Nao ......... 59
Hình 3.5: Quan hệ giữa bùn cát lơ lửng và lưu lượng tại trạm Mỹ Thuận ........ 60


iv


Hình 3.6: Quan hệ giữa bùn cát lơ lửng và lưu lượng tại trạm Cần Thơ .......... 60
Hình 3.7: Đường quá trình bùn cát lơ lửng (trên) và lưu lượng nước (dưới) tại
Kratie ............................................................................................................... 62
Hình 3.8: Đường quá trình bùn cát lơ lửng (trên) và lưu lượng nước (dưới) tại
Tân Châu ......................................................................................................... 63
Hình 3.9: Đường quá trình bùn cát lơ lửng (trên) và lưu lượng nước (dưới) tại
Châu Đốc ......................................................................................................... 64
Hình 3.10: Đường quá trình bùn cát lơ lửng (trên) và lưu lượng nước (dưới) tại
Vàm Nao .......................................................................................................... 65
Hình 3.11: Đường quá trình bùn cát lơ lửng (trên) và lưu lượng nước (dưới) tại
trạm Mỹ Thuận ................................................................................................. 66
Hình 3.12: Đường quá trình bùn cát lơ lửng (trên) và lưu lượng nước (dưới) tại
trạm Cần Thơ ................................................................................................... 67
Hình 3.13: Bùn cát lơ lửng hay hàm lượng phù sa trung bình năm tại một số vị
trí trong vùng nghiên cứu [5] ........................................................................... 68
Hình 3.14 : Hàm lượng phù sa trung bình tháng trên dòng chính sông Mê Kông
......................................................................................................................... 68
Hình 3.15: Nồng độ bùn cát lơ lửng các thời kỳ khác nhau năm 2000 .............. 70
Hình 3.16: Nồng độ bùn cát lơ lửng các thời kỳ khác nhau năm 2011.............. 71
Hình 3.17: Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại: a) Kompong
Cham, b) Neak Luong, c) Mỹ Thuận và d) Cần Thơ ......................................... 73
Hình 3.18: Kết quả mô phỏng độ sâu dòng chảy tại thời điểm 12 giờ ngày 2509-2000 ............................................................................................................ 74
Hình 3.19: Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Cần Thơ cho
kiểm định mô hình ............................................................................................ 75

v



Hình 3.20: Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Mỹ Thuận cho
kiểm định mô hình ............................................................................................ 76
Hình 3.22: Kết quả mô phỏng phân bố độ sâu và vận tốc dòng chảy trong vùng
tính toán tại thời điểm 12:00:00 ngày 01 tháng 10 năm 2011 .......................... 77
Hình 3.23: Đường quá trình bùn cát lơ lửng tại Tân Châu (trên) và Châu Đốc
(dưới) ............................................................................................................... 81

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số trạm [3] .................... 13
Bảng 1.3: Tổng hợp thống kê chuỗi số liệu thủy văn các trạm thủy văn trên dòng
chính ................................................................................................................ 23
Bảng 1.5: Tải lượng phù sa trung bình nhiều năm trên dòng chính sông Mê
Kông tại trạm Kratie [5] ................................................................................... 27
Bảng 2.1: Tên và kí hiệu các chuỗi số liệu mực nước tại các biên hạ lưu ......... 51
Bảng 3.1: Tương quan giữa bùn cát lơ lửng và lưu lượng nước tại một số trạm
trong vùng nghiên cứu...................................................................................... 56
Bảng 3.2: Bùn cát lơ lửng (hàm lượng phù sa) trung bình tháng tại một số vị trí
trong vùng nghiên cứu [5] ................................................................................ 68

vii


MỞ ĐẦU
Sông Mê Kông được xếp hàng thứ 9 trong các hệ thống sông lớn nhất trên thế
giới, có nguồn nước tương đối dồi dào với tổng lượng nước bình quân hàng năm
khoảng 475 tỷ m3. Phần lớn lãnh thổ của Lào (97%) và Campuchia (86%) nằm trong

lưu vực Mê Kông , 36% diện tích của Thái Lan (vùng Đông Bắc) nằm trong lưu vực.
Phần diện tích của Việt Nam chiếm khoảng 11%, trong đó có 2 phần chính là vùng
Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 82% tổng lượng dòng chảy
được hình thành từ bốn nước hạ lưu: Lào 35%, Thái Lan 18%, Camuchia 18% và Việt
Nam 11%. Phần dòng chảy đóng góp từ hai nước thượng lưu chiếm khoảng 18% tổng
lượng dòng chảy cả năm, nó được đánh giá là phần đóng góp quan trọng trong dòng
chảy mùa kiệt cho lưu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng quan trọng nhất của nước ta, với
diện tích tự nhiên vào khoảng 4 triệu ha (xấp xỉ 1/9 diện tích của cả nước), đã đóng
góp hơn 50% sản lượng lương thực (là nền tảng an ninh lương thực Quốc gia), hơn
90% sản lượng gạo xuất khẩu, chiếm hơn 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 57%
tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Tuy là một đồng bằng có giàu tiềm năng, nhưng
vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến nước như: lũ lụt hàng năm, xói lở bờ sông,
ven biển, xâm nhập mặn, hạn hán, đất phèn và nước phèn, ô nhiễm nguồn nước. ĐBSCL nằm ở hạ nguồn lưu vực sông Mê Kông, các tác động do phát triển ở thượng lưu
như gia tăng diện tích nông nghiệp, xây dựng thủy điện, đặc biệt là phát triển thủy điện
trên dòng chính được xem là nguy cơ đe doạ, ảnh hưởng đến nguồn lợi phù sa và thủy
sản, có thể làm gia tăng xói lở bờ và biến đổi lòng dẫn… đây là nguy cơ cho sự phát
triển ổn định của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những năm gần đây, hiện tượng xói lở ở phía hạ du vùng Đồng bằng sông
Cửu Long phát triển mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến khu vực dân cư. Có nhiều
nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng này. Một trong những nguyên nhân
gây nên hiện tượng xói lở được cho là lượng bùn cát đổ ra biển từ thượng nguồn sông
Mê Kông suy giảm. Các nghiên cứu cho thấy, tồn tại nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
suy giảm lượng bùn cát trên hệ thống sông này. Luận văn được đặt ra với các mục tiêu
tìm hiểu sự biến động của bùn cát lơ lửng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sự biến động bùn cát lơ lửng trên hệ thống
sông Mê Kông và đánh giá các nguyên nhân gây ra sự biến động đó. Tuy nhiên, phần
lớn các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự đánh giá sự biến động bùn cát lơ lửng tại
các vị trí cụ thể và xác định mà chưa có nghiên cứu nào tập trung vào việc mô phỏng
cho toàn vùng hạ lưu sông Mê Kông cũng như toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu

Long khi sử dụng các mô hình toán phức tạp như mô hình hai chiều hoặc ba chiều. Để
phục vụ cho các nhu cầu nói trên, cần thiết phải có một công cụ hỗ trợ kỹ thuật để
đánh giá được tình hình biến động của bùn cát ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do
đó, đề tài luận văn “Nghiên cứu sự biến động của bùn cát vùng Đồng bằng sông

1


Cửu Long” đã đựa lựa chọn. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng luận văn sẽ chủ yếu tập
trung nghiên cứu và tìm hiểu sự biến động của bùn cát lơ lửng hạt mịn có kích thước
nhỏ hơn 62 m, trên cơ sở phân tích sự biến đổi lưu lượng và bùn cát quan trắc được
tại các trạm thủy văn (khi sử dụng phương pháp thống kê – các quan hệ tương quan).
Ngoài phương pháp thống kê ra, luận văn cũng mạnh dạn sử dụng mô hình phần tử
hữu hạn hai chiều 2D-FEM để mô phỏng thuỷ lực và bùn cát lơ lửng trong vùng
nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và kiết luận, luận văn được bố cục như sau. Chương 1 trình
bày khái quát chung về Đồng bằng sông Cửu Long. Chương 2 giới thiệu về phương
pháp thống kê dùng để xây dựng các tương quan giữa lưu lượng nước và hàm lượng
phù sa, phương pháp mô hình toán cụ thể là mô hình hai chiều 2D-FEM. Chương 3
trình bày cụ thể các kết quả tính toán của luận văn.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan vùng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí và điều kiện địa lý tự nhiên
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ
cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua 6 nước (Trung Quốc, Lào, Myanmar,

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) trước khi đổ ra Biển Đông, với chiều dài sông
chính và diện tích lưu vực lần lượt là 4.800 km và 795.000 km2 [1, 2, 3, 4]. Lưu vực
sông Mê Kông trải dài từ 90 đến 350 Vĩ Bắc và 930 đến 1070 Kinh Đông (Hình 1.1).
Lưu vực sông Mê Kông có thể chia thành 2 vùng chính là thượng lưu và hạ lưu
(Hình 1.1). Vùng thượng lưu giới hạn từ nguồn sông kéo dài đến biên giới Trung
Quốc, Myanmar và Lào, với chiều dài sông chính trên 3.000 km, chiếm khoảng 24%
diện tích toàn lưu vực và đóng góp khoảng 18% lượng nước chảy vào sông Mê Kông.
Trong vùng thượng lưu, lưu vực sông hẹp, dòng chảy mạnh, lòng sông hẹp và sâu,
nhiều ghềnh thác và chảy qua nhiều vùng núi cao có địa hình phức tạp. Xói mòn là
một trong các vấn đề lớn ở vùng này. Ước tính khoảng 50% trầm tích trên sông Mê
Kông bắt nguồn từ vùng thượng lưu. Lượng trầm tích này theo dòng chảy di chuyển
xuống hạ lưu, một phần bồi lắng trên sông, hay các bãi bồi ven sông trong quá trình di
chuyển, một phần tích tụ trong hồ Tonle Sap và phần còn lại bồi lắng ở các vùng thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng hạ lưu giới hạn từ Bắc Vientiane (Lào) đến Biển Đông, có thể chia thành
vùng giới hạn từ Bắc Vientiane (Lào) đến Stungtreng–Kratie (Campuchia) và vùng
đồng bằng giới hạn từ Kratie đến Biển Đông.
- Vùng giới hạn từ Bắc Vientiane (Lào) đến Stungtreng–Kratie (Campuchia) có
chiều dài sông chính trên 750 km và chiếm khoảng 57% diện tích toàn lưu vực.
Trong vùng này, sông chảy song song với dãy Trường Sơn băng qua một cao
nguyên sa thạch khổng lồ với các tầng địa chất nằm ngang. Ở tả ngạn, sông nhận
nước từ các phụ lưu như sông Nậm Re, Nậm U, Nậm Suông, Nậm Ngừm, Nậm
Thưng, Sê Bang Phai, Sê Bang Hiên, Sê Pôn trong khi ở hữu ngạn, sông nhận
nước từ phụ lưu Nậm Mum (bao trùm cao nguyên Carat) và phụ lưu Mênam
Xongkhram. Đoạn này có hai thác rất lớn là thác Kemmarat (có dạng một hẻm
vực) và thác Khone (rất hiểm trở).
Trong vùng giới hạn từ Bắc Vientiane (Lào) đến Stungtreng–Kratie (Campuchia)
thuộc lãnh thổ Campuchia, sông Mê Kông nhận nước từ (i) các phụ lưu như sông
SêKong, SêSan, Sêrêpok (từ Tây Nguyên Việt Nam đổ xuống ở tả ngạn) và (ii)
hồ TonLe Sap (ở Tây Bắc Campuchia) đổ vào. TonLe Sap có chế độ sông hồ, ở

đây tồn tại một hồ nước khổng lồ ở giữa dòng TonLe Sap (với chiều dài 150 km

3


và chiều ngang nơi rộng nhất là 32 km) hay còn gọi là Biển Hồ. Diện tích mặt
nước hồ Tonle Sap thay đổi từ 3.500 km2 trong các tháng mùa khô đến 14.500
km2 trong các tháng mùa lũ. Độ sâu dòng chảy hồ TonLe Sap thay đổi từ 6 đến 9
m (trong các tháng IX và X), trong khi đó độ sâu dòng chảy nhỏ nhất khoảng 0,5
m (đo được vào cuối tháng IV). Với dung tích khoảng 60 tỷ m3, hồ Tonle Sap có
tác dụng rất lớn trong việc điều tiết dòng chảy cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, đồng thời đây cũng là nơi có nguồn thủy sản to lớn của Campuchia [3].

Hình 1.1: Bản đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phụ cận

4


Vào các tháng mùa lũ, mực nước trên dòng chính sông Mê Kông cao hơn mực
nước trong hồ Tonle Sap, do đó nước từ dòng chính sông Mê Kông chảy ngược
một phần vào hồ. Dòng chảy ngược này như một quá trình điều tiết tự nhiên giúp
làm giảm đáng kể lượng nước lũ chảy xuống Đồng bằng sông Cửu Long và điều
tiết lũ cho vùng hạ lưu hồ. Ngược lại, trong mùa kiệt, khi mực nước trong hồ
Tonle Sap cao hơn mực nước trên sông chính thì nước từ hồ Tonle Sap lại chảy
ra dòng chính sông Mê Kông và tiếp tục chảy vào sông Tiền và sông Hậu, cung
cấp nước cho tưới và giúp giảm xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền trong vùng
Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô [3].
- Vùng đồng bằng giới hạn từ Kratie đến Biển Đông có chiều dài sông chính và
diện tích lần lượt là 450 km và 5,5 triệu ha, với địa hình bằng phẳng. Lưu ý rằng,
từ Phnom Pênh (Campuchia), sông Mê Kông chia thành hai nhánh chính (là sông

Tiền và sông Hậu) chảy vào nước ta. Ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Tiền và
sông Hậu lại tiếp tục mở rộng dần và thoát ra Biển Đông qua 8 cửa (Cửa Tiểu,
Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên, Cửa Cung Hầu, Cửa
Định Anh và Cửa Trần Đề).
Lưu vực sông Mê Kông được biết đến là quê hương của khoảng 70 triệu người
với trên 100 dân tộc khác nhau thuộc 6 nước sinh sống và là một trong những vùng đa
dạng văn hoá nhất trên thế giới. Ngoài nguồn tài nguyên nước dồi dào, lưu vực sông
Mê Kông có tiềm năng thuỷ điện, nguồn lợi thuỷ sản, đất đai và thảm phủ thực vật
phong phú. Ngoài ra, sông Mê Kông được đánh giá là khu vực có mức độ đa dạng sinh
học cao so với nhiều khu vực khác trên thế giới [3]. Lưu vực là nơi sản xuất một lượng
lúa gạo đủ nuôi sống 300 triệu người trong năm và là một trong những vùng có sản
lượng cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Trong lưu vực có trên 769 loài cá sinh sống
và chế độ dòng chảy dao động theo mùa đã cung cấp môi trường và thức ăn cho các
loài động vật thuỷ sinh của lưu vực.
Mặc dù được đánh giá là con sông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và
có mức độ đa dạng sinh học cao, lưu vực sông Mê Kông vẫn được xem là khu vực có
nền kinh tế kém phát triển và tỷ lệ đói nghèo cao. Hiện nay, tất cả các nước trong lưu
vực Mê Kông đều tìm cách đẩy mạnh phát triển kinh tế, kể cả việc tìm cách khai thác
ngày càng nhiều các lợi thế về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu
vực Mê Kông và coi đó là biện pháp cần thiết để vượt qua nghèo đói. Một trong những
kế hoạch phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên nước không bền vững có nguy cơ đe
dọa môi trường – đa dạng sinh học và sinh kế của hàng triệu người dân ven sông- an
ninh lương thực và an ninh quốc gia và khu vực, nhất là đối với khu vực vùng đồng
bằng hạ lưu thuộc lãnh thổ của nước ta (hay còn được biết đến với tên gọi là Đồng
Bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trọn trong vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê
Kông, có diện tích và dân số lần lượt khoảng 40.576 km2 và 17,5 triệu người thuộc 13

5



tỉnh và thành phố (Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau). Trong
số 13 tỉnh và thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 2 tỉnh nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam (Tiền Giang và Long An) và 4 tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và
Cà Mau). Thế mạnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là nông nghiệp, đặc
biệt là lúa nước (với sản lượng lúa nước của vùng chiếm khoảng 57% của cả nước) và
nuôi trồng, chế biến thủy sản.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực hạ lưu vực khu vực sông Mê Kông khá là phong phú, 20 địa
hình tại hạ lưu vực là đồi núi, độ cao khoảng trên 1.000m đến 2.000 so với mặt nước
biển. Địa hình cao tập trung tại vị trí đường biên giới giữa Trung Quốc, Lào và Myanma. Hạ lưu sông tại Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đa số là đồng bằng. Phần
chảy trên lãnh thổ Trung Quốc tương đối cao, phổ biến trên 1.000 m, địa hình sông
dốc đứng. Phần qua Lào và Thái Lan có địa hình bình nguyên với cao độ từ 100 đến
250 m. Phần hạ lưu thuộc Campuchia và Việt Nam địa hình phổ biến từ 2-50m [3,4].
Theo bản đồ địa hình, địa hình lòng sông Mê Kông từ thượng nguồn, phần qua
lãnh thổ Trung Quốc là tương đối dốc, từ độ cao 4.500 m giảm xuống còn 400 m trên
tổng chiều dài khoảng 2.000 km. Phần qua Lào, Thái Lan và Campuchia đến thượng
lưu Kratie cao độ lòng sông giảm dần từ 400 m xuống còn 10 m. Phần hạ lưu Kratie ra
đến biển độ dốc thấp, lòng sông mở rộng dần từ 1.000 đến 3.000 m, phần qua Việt
Nam có độ dốc ngược (Hình 1.3).
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng khá bằng phẳng và hơi thấp, cao
độ phổ biến từ (0,3÷2,0)m, trừ một số đồi núi ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh An Giang,
Kiên Giang, toàn bộ đất đai còn lại có cao độ dưới 5 m. Ngoài ra còn có những gờ đất
ven sông và cồn cát ven biển tương đối cao, hai vùng trũng nhất là Đồng Tháp Mười
và Tứ Giác Long Xuyên. Bờ biển thấp với một số vịnh nhỏ, các bãi biển ngập nước
khi triều lên. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một miền trũng Kainozoi Mê Kông,
được lấp đầy chủ yếu bằng các trầm tích hỗn hợp sông-biển. Đồng bằng còn có các
trầm tích có nguồn gốc khác nhau như bồi tích, trầm tích trên các giếng cát có nguồn

gốc biển, trầm tích nguồn gốc hồ và trầm tích hỗn hợp đầm lầy - sông và đầm lầy biển. Trong đồng bằng sông Mê Kông có năm nhóm đất chính: đất phèn, đất mặn, đất
phù sa, đất xám và đất cát ở các "giồng" cát ven sông và ven biển; còn có một số đất
khác như đất đỏ vàng, than bùn.

6


Hình 1.2: Bản đồ thể hiện địa hình vùng tính toán

7


Hình 1.3: Sơ hoạ độ dốc dọc sông Mê Kông từ nguồn sông đến cửa ra
1.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực nam của Việt Nam, còn được
gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc Vùng Tây Nam Bộ, là một bộ phận của châu thổ
sông Mê Kông, hình thành từ trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay
đổi mực nước biển. Việc tìm hiểu rõ về đặc điểm địa chất vùng đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) rất có ý nghĩa, nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các diễn biến xói lở, bồi
tụ bờ sông và bờ biển với các yếu tố địa chất của vùng.
Các phân vị địa chất ở ĐBSCL có tuổi từ Devon đến Holocen. Trong đó các
thành tạo có tuổi trước Holocen lộ ra trên các khối núi, đồi, gò sót, phân bố rải rác ở
tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bắc Đồng Tháp, Bắc Long An. Còn các thành tạo trầm
tích có tuổi Neogen đến Pleistocen muộn, thì hầu hết bị phủ hoàn toàn bởi các trầm
tích Holocen dưới độ sâu từ 0,5m đến 76m. Riêng các trầm tích Holocen lộ ra rộng rãi
trên bề mặt ĐBSCL (19 phân vị).
- Các trầm tích Holocen hạ (Q21): lộ ra dạng thềm sót, cao 2- 3m, phân bố rải rác
với diện tích hẹp dọc khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia (Sa Rài – Hồng Ngự,
tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ, tỉnh Long An); ở phía nam đồng
bằng bắt gặp trong các lỗ khoan từ độ sâu 1,5m đến 76,8m . Các trầm tích Holocen hạ


8


được xác định có nguồn gốc sông, hỗn hợp sông – biển (am) và hỗn hợp biển – đầm
lầy (mb). Thành phần thạch học trầm tích theo nguồn gốc cụ thể như sau:
+ Nguồn gốc sông (a): cuội, sỏi, cát, bột, sét, màuxám vàng nâu.
+ Nguồn gốc sông – biển (am): sét bột, bột, sét, cát lẫn ít mùn thực vật, màu xám
vàng.
+ Nguồn gốc biển – đầm lầy (mb): cát, sét, di tích thực vật, màu xám vàng nâu.
Các trầm tích này có kiến trúc hạt trung đến mịn, cấu tạo nằm ngang song song
hoặc xiên nghiêng, kết cấu tương đối chặt. Bề dày trầm tích thay đổi từ 0,5m đến 40m.
- Trầm tích Holocen trung phần thấp (Q221): Tồn tại dạng đoạn sót thềm biển
cao 2-4m lộ ra phân bố ở khu vực Hà Tiên – Kiên Lương, Tịnh Biên, Tri Tôn (An
Giang), Vĩnh Hưng, Mộc Hóa (Lonh An); thường gặp trong các lỗ khoan từ 0m đến độ
sâu 35m. Đây là trầm tích biển tiến Holocen trung, có nguồn gốc biển (m), thuộc hệ
tầng Hậu Giang với thành phần thạch học gồm: sét, sét bột, cát trung mịn, đôi chỗ lẫn
cát bột chứa nhiều di tích vỏ sò, ốc. Các trầm tích có kiến trúc hạt mịn đến thô, cấu tạo
nằm ngang song song, xiên chéo, kết cấu tương đối chặt. Bề dày trầm tích thay đổi từ
1m đến 33m.
- Các trầm tích Holocen trung, phần cao(Q222): lộ ra từ giồng Vũng Liêm trở về
phía tây bắc thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, giữa sông Tiền, sông Hâu, tứ giác Long
Xuyên và gặp trong các lỗ khoan từ 0m đến độ sâu 36m. Đây là các trầm tích thuộc
giai đoạn biển thoái Holocen, có các nguồn gốc: sông – đầm lầy (ab); sông – biển
(am); biển (m) và biển – đầm lầy (mb).
+ Nguồn gốc sông- đầm lầy (ab): phân bố từ Tịnh Biên (An Giang) đến Mỹ
Hưng (Rạch Gía – Kiên Giang), rộng 0,1 – 10km, dài gần 10km. Thành phần thạch
học gồm: sét, bột, di tích thực vật, than bùn, màu xám đen. Bề dày >1,0m.
+ Nguồn gốc sông – biển (am): phân bố ven sông Tiền, sông Hậu, trải rộng đến
Tịnh Biên – Tri Tôn. Thành phần trầm tích gồm sét, sét bột chứa cát lẫn di tích thực

vật, xám vàng, đốm vàng loang lổ. Bề dày chưa khống chế, khoảng >5m.
+ Nguồn gốc biển – đầm lầy (mb): phân bố ở khu vực Hòn Đất (Kiên Giang).
Thành phần gồm sét bột lẫn thực vật màu xám đen. Bề dày chưa khống chế, khoảng 45m.
+ Nguồn gốc biển(m): phân bố trên các giồng cát ở khu vự Hòn Đất. Thành phần
trầm tích gồm cát bột xám nâu, xám xanh. Chưa rõ bề dày, vào khoảng >1m-1,5m.
Các trầm tích Holocen trung phần cao này có kiến trúc hạt trung đến mịn, cấu tạo
song song lượn sóng, đứt đoạn, hỗn độn; kết cấu mềm bở đến tương đối chặt. Bề dày
trầm tích thay đổi từ 0,8m đến 25m.

9


Các trầm tích Holocen thượng phần thấp (Q231): lộ ra phân bố ở khu vực đồng
bằng ven biển, thuộc các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, ở trên các
giồng cát và trũng giữa giồng tại các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và gặp trong
các lỗ khoan từ 0m đến độ sâu 26m. Các trầm tích này có nhiều nguồn gốc: sông (a);
sông – đầm lầy (ab); sông – biển (am); biểm (m); biển – đầm lầy (mb). Thành phần
thạch học theo nguồn gốc như sau:
+ Nguồn gốc sông (a): cát, cát pha bột, sét, màu xám mhạt, xám nâu.
+ Nguồn gốc sông- đầm lầy (ab): cát bột, sét, di tích thực vật, than bùn, mà xám
đen, xám nâu đen.
+ Nguồn gốc sông- biển (am): sét, bột, cát lẫn di tích thực vật, mảu xám nâu, đen.
+ Nguồn gốc biển (m): cát mịn lẫn ít bột, màu xám.
+ Nguồn gốc biển- đầm lầy (mb): sét bột có di tích sinh vật, màu xámnâu, xám
nâu đen.
Các trầm tích Holocen thượng phần thấp nhìn chung có kiến trúc hạt trung đến
mịn, cấu tạo lượn sóng song song không liên tục, kết cấu yếu bở rời. Bề dày các trầm
tích thay đổi từ 0,5 – 22,5m.
- Các trầm tích Holocen thượng phần cao (Q232): lộ ra phân bố ở bãi bồi ven bờ
sông, trong lòng sông, bãi bồi ven bờ biển của đồng bằng từ Gò Công (Tiền Ging) đến

Hà Tiên (Kiên Giang) và gặp trong các lỗ khoan ở độ sâu từ 0m đến 10m. Tùy theo vị
trí hình thành và phân bố, trầm tích có nguồn gốc khác nhau. Đến nay đã xác định
được trầm tích có các nguồn gốc sau: sông(a), biển(m), đầm lầy(b), sông-biển(am),
sông-đầm lầy(ab), biển-đầm lầy(mb)
Thành phần thạch học theo nguồn gốc:
+ Nguồn gốc sông (a): sét, sét bột, màu xám, xám nâu.
+ Nguồn gốc biển (m): cát, bột, sét vỏ sò, màu xám nhạt, xám nâu.
+ Nguồn gốc đầm lầy (b): sét, bột, than bùn, màu xám nâu, xám đen.
+ Nguồn gốc biểm-đầm lầy (mb): cát, bột, sét, di tích thực vật, màu xám, xám
đen.
+ Nguồn gốc sông-biển (am): sét bột chứa mảnh vỏ sò, màu xám nhạt, xám nâu
nhạt.
Các trầm tích trên đều có kiến trúc hạt trung đến mịn, cấu tạo song song không
đều, không liên tục đến hỗn độn, kết cấu mềm yếu, bở rời. Bề dày trầm tích thay đổi từ
0,5m đến 10m.

10


1.1.4 Chế độ khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nền khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
quanh năm nắng ấm và sự phân mùa khô - ẩm rất sâu sắc tuỳ theo hoạt động của hoàn
lưu gió mùa. Mùa khô thường trùng với mùa ít mưa, đây cũng là thời kỳ khống chế
của gió mùa Đông - Bắc kéo dài khoảng từ tháng XI đến tháng IV năm sau, có khí hậu
đặc trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Mùa ẩm trùng với mùa mưa, là thời kỳ khống chế
của gió mùa Tây-Nam kéo dài từ tháng V đến tháng X, có khí hậu đặc trưng là nóng,
ẩm và mưa nhiều. Đồng bằng sông Mê Kông thường xuyên chịu ảnh hưởng của các
trận bão nhiệt đới khắc nghiệt. Gió mùa Tây Nam kết hợp với bão là nguyên nhân gây
ra các thảm họa lũ lụt tại đây. Trận lũ năm 1961 có đỉnh lũ cao nhất trong vòng gần 55
năm qua, hình thành do mưa của năm con bão đổ bộ vào Việt Nam.

Đặc biệt, khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long có sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt
đới ẩm, gió mùa cận xích đạo, nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm, mùa mưa về cơ
bản là mùa hè, mùa khô xuất hiện vào các tháng giữa và cuối mùa đông, đầu mùa hè;
sự tương phản về mưa giữa mùa mưa và mùa khô rất sâu sắc.

Hình 1.4: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm.
Bảng1.1 thể hiện lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm thủy văn trên lưu
vực nghiên cứu. Có thể thấy rằng, mùa mưa hàng năm xuất hiện vào các tháng V-XI,
trong đó ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào các tháng
VII-IX. Lượng mưa trung bình từ tháng IV đến tháng IX ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long là (1.300-1.500) mm nhưng có sự thay đổi đáng kể giữa các năm. Lượng mưa
năm trung bình nhiều năm biến đổi trong phạm vi từ dưới 1.400 mm ở khu vực giữa

11


sông Tiền - sông Hậu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long tăng lên trên
2.400 mm ở bán đảo Cà Mau. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng (88-95)% lượng
mưa năm; ba tháng liên tục mưa nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng I-III và chỉ chiếm
dưới 3% lượng mưa năm.

Hình 1.5: Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Mê Kông

12


Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số trạm [3]

Tên trạm


Thời kỳ
quan trắc

Lượng mưa trung bình năm
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm


Ba Tri

1979-2005

3.2

1

4.4

47.6

139.2

221.3

219

196.8

231.1

288.3

92.2

24.1

1468


Càng Long

1978-2005

1.8

2.4

11.2

55.7

184.2

205.7

218.8

239.1

254.5

292

122.9

35.4

1623.6


Mỹ Tho

1979-2005

2.2

1.1

5.5

49.1

162

199.1

171.9

186.1

218.4

270.8

101.9

31.1

1399.3


Cần Thơ

1978-2004

6.1

1.9

13.3

36.5

167.7

222.6

239.2

231

252.1

275.3

150.1

39.7

1635.6


Sóc Trăng

1978-2005

3.3

3.4

13

76.6

228.8

277.5

264.2

301.2

289.7

301

136.3

38.6

1933.5


Cao Lãnh

1979-2004

8.3

7.4

19.4

53.7

150.5

166.5

181.9

176

237.1

276.4

145.7

31

1453.8


Rạch Giá

1979-2005

10.6

12

25.7

86.6

239.9

304.9

344.2

360.5

227.6

301.5

205.6

43.5

2212.6


Châu Đốc

1979-2007

8.4

2.9

15.5

76.4

154.1

117.7

147.8

168.6

153.9

272.1

148.9

35.2

1301.6


Bạc Liêu

1980-2005

3.8

2.5

10.4

53.9

187.3

285.1

272.3

261.5

297.8

310.5

157.6

48.3

1891.1


Cà Mau

1979-2005

22.4

14.3

36.2

110.6

247.2

342.9

330.4

360

342.8

376.3

197.2

60.1

2440.5


1.1.5 Chế độ thủy văn
Vùng ĐBSCL có mạng lưới sông, rạch khá phát triển do địa hình và ảnh hưởng
của sông Mê Kông. Từ hạ lưu cửa sông Tonle Sáp, sông Mê Kông tách thành 2 nhánh:
nhánh phía đông được gọi là sông Mê Kông và nhánh phía tây được gọi là sông Bassac. Hai nhánh sông này chảy qua biên giới Việt Nam – CamPuChia vào ĐBSCL với
sông Mê Kông được gọi là sông Tiền và sông Bassac được gọi là sông Hậu và cả 2
sông chảy ra biển bằng 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu,
Định An, Trần Đề và Bát Thát. Trong đó, sông Tiền chảy qua Tân Châu, Sa Đéc, Vĩnh
Long rồi chia ra làm nhiều phân lưu, đổ ra biển đông tại 6 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai,
Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu; sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần
Thơ rồi chia ra làm 3 nhánh đổ ra biển tại các cửa: Định An, Bassac và Trần Đề. Tuy
nhiên, đến nay quá trình bồi lắng, vùng cửa sông cửa Bát Thát trên sông Hậu đã không
còn và cửa Ba Lai của sông Tiền cũng đã được xây cống ngăn mặn.
Hiện tại, chỉ có một phần nhỏ tổng lượng nước của sông Mê Kông được khai
thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu tưới nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt và hoạt động
công nghiệp. Các đặc điểm chính của thủy hệ trong việc gây ngập lũ, chua phèn, xâm
nhập mặn và thiếu nước ngọt trong mùa khô của vùng ĐBSCL. Do chế độ thủy văn
của mạng lưới sông, rạch chịu tác động trực tiếp của dòng chảy thượng nguồn, chế độ
triều biển Đông, một phần của triều biển Tây, cùng chế độ mưa trên toàn đồng bằng.

13


Ngoài ra, đặc điểm của thủy hệ đều lòng rộng, sâu và có dòng chảy uốn khúc. Phía
Bắc – Đông Bắc của vùng ĐBSCL còn có các sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông,
sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Soài Rạp và các chi lưu của chúng,
cùng với hệ thống kênh đào các cấp I, II, III, IV chằng chịt. Mang lưới sông rạch,
kênh đào là kênh dẫn nước, thoát nước khi bị mưa lũ, lụt hay bị triều cường dâng cao.
Do đó, việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước và các tài nguyên liên
quan đã và đang trở thành một yêu cầu trong phát triển bền vững.


Hình 1.6: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
Thuỷ triều có ảnh hưởng mạnh đến dòng chảy vùng ven biển ĐBSCL. Vùng ven
biển phía Đông từ Cần Giờ đến mũi Cà Mau chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển
Đông; vùng ven biển phía Tây từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên chịu ảnh hưởng của thuỷ
triều biển Tây. Thuỷ triều vùng ven biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều,
mỗi ngày nước lên xuống 2 lần, có 2 đỉnh và 2 chân. Hai đỉnh triều chênh lệch nhau ít,
nhưng 2 chân chênh lệch nhau nhiều. Với dạng triều này sẽ có tác dụng đưa nước vào
nội đồng nhiều hơn. Xu thế thuỷ triều ven biển Đông là từ Vũng Tàu đến Gành Hào
biên độ triều tăng lên, nhưng thời gian xuất hiện đỉnh triều chậm dần. Thuỷ triều ven
biển Tây thuộc loại hỗn hợp thiên về nhật triều, trong ngày có 2 đỉnh, 2 chân nhưng
những dao động lớn hoàn toàn chiếm ưu thế và thiên về nhật triều. Có nghĩa là 2 đỉnh
chênh lệch nhau đáng kể nhưng 2 chân xấp xỉ nhau. Dạng triều này có thời gian duy
trì mức nước thấp dài nên tạo ra việc tiêu tháo nước thuận lợi.

14


1.1.5.1 Đặc điểm thủy hệ
Về mùa khô, dòng chảy cơ bản rất nhỏ không tạo nguồn sinh thủy nhiều, nhưng
trong mùa lũ, lưu vực sông lại chính là khu trữ và chuyển lũ tràn từ Mê Kông sang
Việt Nam.
- Hệ thống sông Cái Lớn-Cái Bé là các sông vùng triều, xuất phát từ trung tâm
bán đảo Cà Mau (BĐCM) và đổ ra biển qua cửa Cái Lớn. Đoạn cửa sông có lòng rất
rộng nhưng không sâu. Do nối với sông Hậu bởi nhiều kênh đào lớn nên chế độ dòng
chảy của Cái Lớn-Cái Bé cũng chịu ảnh hưởng chế độ dòng chảy từ sông Hậu.
- Hệ thống sông Mỹ Thanh, gồm có sông chính Mỹ Thanh, các chi lưu Cổ Cò,
Nhu Gia là trục tiêu, dẫn nước mặn và cũng là trục đường giao thông thuỷ cực kỳ
quan trọng của vùng bán đảo Cà Mau.
- Hệ thống sông Gành Hào, gồm có sông chính là Gành hào và các chi lưu Tắc
Thủ, Đầm Dơi và Đầm Chim. Sông là trục tiêu, lấy nước mặn và cũng là trục đường

giao thông thủy cực kỳ quan trọng cho vùng bán đảo Cà Mau.
- Hệ thống sông Đốc, bao gồm sông Đốc, các chi lưu Cái Tàu, Biện nhị - Cán
Gáo, là trục tiêu chính của vùng U Minh.

Hình 1.7: Hệ thống thủy hệ vùng Đồng bằng sông cửu long

15


Hệ thống kênh đào ở ĐBSCL được phát triển chủ yếu trong vòng hơn 1 thế kỷ
nay, với mục đích chính là phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy. Đến
nay, hệ thống kênh đào đã được xây dựng khá dày trên phạm vi toàn vùng ở 3 cấp:
mật độ khoảng 3 – 5 km/ cấp 1 ; 1,5 – 2km/cấp 2; hệ thống cấp 3 và nội đồng còn phát
triển ở mức thấp. Hệ thống kênh trục trong đồng bằng bao gồm: Hệ thống kênh trục
nối sông Hậu với biển Tây; sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền với sông
Hậu. Ngoài ra tại vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) còn có các trục chạy dọc từ biên giới
Việt Nam-Căm Pu Chia với sông Tiền.
1.1.5.2 Đặc điểm chế độ thủy văn
Hệ thống sông Cửu Long được kể từ Tân Châu trên sông Tiền và Châu Đốc trên
sông Hậu ra đến biển. Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 500 tỷ m3 nước ra đến
biển với lưu lượng bình quân là 13.500 m3/s, trong 3/4 đưa về trong mùa mưa lũ kéo
dài 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm; 1/4 lượng nước đưa ra biển trong 7
tháng còn lại. Lưu lượng cực đại trên sông hằng năm vào tháng 9, tháng 10 và lưu
lượng đạt cực tiểu vào tháng 4. Mặc dù sông Cửu Long có lưu lượng và tổng lượng
nước khá lớn nhưng các đặc trưng dòng chảy khác không lớn lắm do lưu vực của sông
khá rộng.
+ Module dòng chảy M = 17,2 l/s.km2;
+ Độ sâu dòng chảy Y = 542,42mm;
+ Hệ số dòng chảy α = 0,25-0,30.
Nguồn nước cung cấp cho dòng chảy trong sông chủ yếu là mưa. Ở đây, ta cũng

xét đến yếu tố thủy triều và yếu tố khí tượng tác động đến dòng chảy. Thủy triều ở
biển Đông truyền rất sâu vào đất liền và chi phối đáng kể chế độ thủy văn đồng bằng.
Về mùa khô, triều tiến nhanh vào đất liền mang theo một khối lượng nước mặn khá
lớn, về mùa lũ thủy triều cũng là một yếu tố làm dâng cao mực nước trong hệ thống
sông và ngăn cản sự thoát lũ ra biển.
a. Chế độ dòng chảy
95% tổng lượng dòng chảy năm là từ trung thượng lưu đổ vào ĐBSCL. Mùa lũ
thường xuất hiện vào các tháng 7 - 11 hàng năm với lượng dòng chảy mùa lũ chiếm
khoảng (70-85)% lượng dòng chảy năm và thường gây ngập lụt ở ĐBSCL. Mùa cạn
từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng dòng chảy mùa cạn chiếm khoảng (15-30)%
dòng chảy năm. Sông Cửu Long có dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng 2 - 4
hay tháng 3 – 5 diễn ra 3 tháng liên tục.
b. Chế độ lũ lụt
Lũ sông Mê Kông chảy vào ĐBSCL qua sông Tiền, sông Hậu và tràn qua biên
giới vào vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và khu giữa sông Tiền-sông

16


Hậu. Tổng lưu lượng đỉnh lũ trung bình chảy vào ĐBSCL khoảng 38.000 m3/s.Theo
kết quả điều tra khảo sát trong thời kỳ 1991-2000, tổng lưu lượng lớn nhất của sông
Mê Kông chảy vào ĐBSCL khoảng (40.000 - 45.000) m3/s, trong đó qua sông Tiền và
sông Hậu khoảng (32.000 - 34.000) m3/s, chiếm (75-80)%, trong đó (24.000- 26.000)
m3/s qua sông Tiền tại Tân Châu, chiếm (82-86)%, (7.000- 9.000) m3/s qua sông Hậu
tại Châu Đốc); tràn qua biên giới khoảng (8.000-12.000) m3/s, trong đó tràn vào Tứ
Giác Long Xuyên (2.000-4.000) m3/s, tràn vào Đồng Tháp Mười (6.000-9.000) m3/s.
Tổng lượng lũ sông Mê Kông chảy vào ĐBSCL khoảng (350-400) m3/s, trong đó (8085)% qua dòng chính, (15-20)% tràn qua biên giới. Trong các trận lũ lớn nhất hàng
năm, mực nước cao nhất sông Tiền tại Tân Châu thường cao hơn mực nước sông Hậu
tại Châu Đốc khoảng (15-45) cm. Mực nước đỉnh lũ cao nhất trong khoảng 60 năm
qua tại Tân Châu trên sông Tiền và Châu Đốc trên sông Hậu tương ứng là 5,12m và

4,89m đều xuất hiện vào trận lũ tháng 10/1961, riêng trận lũ lịch sử năm 2000 tương
ứng bằng 5,06m và 4,90m, xuất hiện vào ngày 23/9 được coi là một trận lũ lịch sử và
đã gây ra thiệt hại rất lớn với 45.000 km2 diện tích bị ngập, 800 người bị chết và tác
động xấu đến môi trường.
Kết quả khảo sát và tham khảo các tài liệu liên quan, cho thấy hơn phân nửa diện
tích châu thổ sông Cửu Long đều bị ngập lũ từ 3 đến 4 tháng trong năm. Hàng năm từ
tháng 7 đến tháng 11 là mùa lũ với cực đại của đỉnh lũ vào tháng 9 – 10, vì vậy thông
thường mực nước đỉnh lũ ở Tân Châu được sử dụng để xác định cấp lũ, dưới 4m là
cấp lũ nhỏ, trên 4,5m là cấp lũ lớn. Độ sâu ngập lũ trong lịch sử trước đây năm 2000 ở
Đồng Tháp Mười từ 1-1,8m, ở Tứ giác Long Xuyên khoảng 1m.

Hình 1.8: Ảnh vệ tinh thể hiện khu vực ngập trận lũ tháng 9/2000 (Viện
KHKTTV&MT)

17


Các diễn biến của lũ lụt hàng năm đã gây ra xói lở, sạt lở và bồi tụ lòng, bờ sông.
Mức độ xói lở bờ sông phụ thuộc tỷ lệ thuận với cường độ mạnh yếu của lũ lụt. Các
khảo sát cho thấy vào mùa mưa lũ lụt nhiều và mạnh thì xảy ra xói lở bờ sông nhiều
hơn vào mùa khô. Đồng thời nhận thấy các diễn biến xói lở, sạt lở bờ sông xẩy ra
nhiều nhất tập trung ở phần thượng nguồn sông Tiền đoạn từ Hồng Ngự đến Sa Đéc,
sông Hậu đoạn từ Châu Đốc đến Long Xuyên, mà nguyên nhân là 2 đoạn sông này bị
uốn khúc nhiều, chỉ có một dòng chính, chưa phân nhánh, nên lưu lượng dòng chảy
tập trung lớn và mạnh. Tuy nhiên lũ cũng mang lại nguồn phù sa bồi bổ cho đất,
nguồn thuỷ sản phong phú và có tác dụng tốt trong việc vệ sinh đồng ruộng. Nguồn
nước ngọt của sông rất quan trọng và có tính quyết định đối với ĐBSCL, cung cấp cho
đại bộ phận diện tích ĐBSCL để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
c. Chất lượng nước sông
Độ đục cát bùn lơ lửng trung bình năm của sông Mê Kông thường khoảng (5001.660) g/m3 trong các tháng 7 - 11. Trên các kênh rạch, độ đục cát bùn thường dưới 50

g/m3, một số nơi tới (70 -100) g/m3. Tổng lượng cát bùn lơ lửng trung bình năm của
sông Mê Kông khoảng 215 triệu tấn.
Độ khoáng hoá trung bình năm của nước sông khoảng (100-150) mg/l. Nước
sông thuộc lớp hydro cácbonát nhóm Canxi kiểu I; ion HCO3- chiếm (75-80)% tổng
đương lượng các anion, in Ca++ chiếm khoảng 50% tổng đương lượng các cation. Độ
pH khoảng (6,7-7,7). Độ cứng khoảng 1 mg-e/l hơi lớn hơn độ kiềm.
Nhìn chung, nước sông ngòi, kênh rạch trong vùng ĐBSCL còn tốt, nhưng đã và
đang bị ô nhiễm với mức độ khác nhau bởi nước thải và chất thải không qua xử lý làm
sạch từ các khu dân cư, các đô thị, khu công nghiệp, các tàu thuyền trên sông và từ
đồng ruộng sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học. Ngoài ra, nước mặt còn bị nhiễm
chua phèn và bị nhiễm mặn ở vùng ven biển
d. Chất lượng nước ngầm
Vùng ven biển ĐBSCL có nguồn nước dưới đất khá phong phú, chứa đựng trong
các tầng chứa Holocene, Pleistocene, Pliocene, Miocene, phức hệ lỗ hổng (cát) và các
khe nứt (đá). Tuy nhiên cũng như tình trạng chung của ĐBSCL do nhiều vùng nước
ngầm bị nhiễm mặn nên trữ lượng tốt bị hạn chế và sự phân bố nước có chất lượng tốt
rất không đều. Theo nghiên cứu của Liên đoàn địa chất 8, nước ngầm ĐBSCL thuộc
loại nước ngầm có nguồn bổ sung.
Nước ngầm tầng nông chứa trong tầng Holocene, có mối liên quan mật thiết với
nước mặn, chất lượng nước xấu vì bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm vi sinh. Tuy nhiên
một số nơi như Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Trà Vinh ở các giồng cát có thể khai thác
được nước có chất lượng tốt sử dụng được cho sinh hoạt, tưới hoa màu.

18


×