Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu thu gom và xử lý bùn thải đô thị Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU THU GOM VÀ XỬ LÝ BÙN THẢI ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU THU GOM VÀ XỬ LÝ BÙN THẢI ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành:

Kỹ thuật Môi trường


Mã số:

60-52-03-20

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI, NĂM 2018

T.S. ĐỖ THUẬN AN


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là phần luận văn tốt nghiệp của mình. Các kết quả thể hiện trong
luận văn là trung thực từ quá trình làm nghiên cứu, không sao chép từ bất kì một
nguồn nào dưới bất kì hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Sau 6 tháng nghiên cứu, tìm hiểu đến nay luận văn tốt nghiệp của em với đề tài

“Nghiên cứu thu gom và xử lý bùn thải đô thị thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu” hoàn thành. Thời gian làm luận văn là cơ hội để em hệ thống lại kiến thức
lý thuyết đã học trong 1.5 năm ở trường đồng thời giúp em có cơ hội áp dụng những lý
thuyết được hoc vào thực tế, rút ra được những kinh nghiệm quý báu. Những điều đó
giúp em củng cố thêm hành trang kiến thức để chuẩn bị cho tương lai khi bước vào công
việc thực tế sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS. Đỗ Thuận An thuộc bộ môn
Kỹ thuật Môi trường đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa giúp em. Em cũng xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, bộ môn Kỹ thuật Môi
trường đã trang bị cho em nền tảng cơ sở vững chắc nhất trong suốt quá trình học tập.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng vì điều kiện thời gian và kiến thức hạn chế
nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn, có thể áp
dụng vào thực tế.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Học viên

Trần Thị Thanh

ii


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BÙN THẢI ĐÔ THỊ................................................ 5
1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 5

1.2. Nguồn gốc bùn thải đô thị ........................................................................................ 5
1.2.1. Nguồn gốc bùn cặn từ hệ thống thoát nước........................................................... 5
1.2.2. Nguồn gốc bùn cặn từ nhà máy xử lý nước thải đô thị ......................................... 6
1.2.3. Nguồn gốc bùn cặn từ bể tự hoại ........................................................................... 7
1.3. Thành phần bùn thải đô thị ....................................................................................... 7
1.3.1. Bùn thải từ hệ thống cống thoát nước ................................................................... 7
1.3.2. Bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải đô thị ........................................................... 9
1.3.3. Bùn thải từ bể tự hoại .......................................................................................... 10
1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý bùn thải .............................................. 12
1.5. Hiện trạng thu gom và xử lý bùn thải đô thị ở nước ta hiện nay ............................ 12
1.5.1. Hiện trạng thu gom, xử lý bùn thải hệ thống thoát nước .................................... 13
1.5.2. Hiện trạng thu gom, xử lý bùn thải nhà máy xử lý nước thải ............................. 16
1.5.3. Hiện trạng thu gom, xử lý bùn thải từ bể tự hoại ................................................ 18
1.6. Các phương pháp thu gom, xử lý bùn thải hiện nay............................................... 20
1.6.1. Các phương pháp thu gom................................................................................... 20
1.6.2. Các phương pháp xử lý........................................................................................ 22
1.7. Các nghiên cứu về bùn thải .................................................................................... 27
1.7.1. Nước ngoài .......................................................................................................... 27
1.7.2. Việt Nam.............................................................................................................. 27
1.8. Tác hại của bùn thải đến môi trường xung quanh và cảnh quan đô thị.................. 29
1.8.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất ........................................................................... 29
1.8.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước ........................................................................ 29
CHƢƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ BÀ RỊA ........................................... 31
2.1. Khái quát về thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...................................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thành phố Bà Rịa ........................................ 31
2.1.2. Dân số và dự báo dân số ...................................................................................... 36
2.1.3. Định hướng quy hoạch chung của thành phố ...................................................... 38
2.2. Quy hoạch xây dựng nhà máy XLNT đến năm 2020 ............................................. 41

iii



2.2.1. Vị trí nhà máy xử lý nước thải............................................................................. 41
2.2.2. Phương án thiết kế ............................................................................................... 42
2.3. Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải tại thành phố Bà Rịa .......................................... 44
2.3.1. Vị trí khu xử lý chất thải tập trung xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành.................... 44
2.3.2. Khái quát về Khu xử lý chất thải tập trung ......................................................... 45
2.4. Hiện trạng thu gom và xử lý bùn từ hệ thống cống thoát nước .............................. 46
2.4.1. Hiện trạng mạng lưới thoát nước tại thành phố ................................................... 46
Khối lượng cống hiện trạng ............................................................................. 47
2.4.2. Hiện trạng thu gom và xử lý bùn thải từ hệ thống cống thoát nước .................... 47
2.5. Hiện trạng thu gom và xử lý bùn từ hệ thống kênh mương và hồ điều hòa ........... 49
2.5.1. Hiện trạng thu gom .............................................................................................. 49
2.5.2. Tỷ lệ thu gom....................................................................................................... 49
2.6. Hiện trạng thu gom và xử lý bùn từ bể tự hoại ...................................................... 50
2.6.1. Hiện trạng thu gom, xử lý.................................................................................... 50
2.6.2. Tỷ lệ thu gom....................................................................................................... 50
2.7. Những bất cập trong thu gom và xử lý bùn thải tại thành phố hiện nay ................ 51
2.7.1. Bùn thải từ hệ thống thoát nước .......................................................................... 51
2.7.2. Bùn thải từ bể tự hoại .......................................................................................... 51
2.8. Thực trạng đấu nối tại các hộ gia đình ................................................................... 51
CHƢƠNG 3 TỔ CHỨC, LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ
BÙN THẢI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ BÀ RỊA ............................................................ 54
3.1. Tính toán và đánh giá khối lượng bùn thải cần thu gom ........................................ 54
3.1.1. Tính toán khối lượng bùn thải trong cống thoát nước thải .................................. 54
3.1.2. Tính toán khối lượng bùn thải trong nhà máy xử lý nước thải............................ 71
3.1.3. Tính khối lượng bùn thải từ bể tự hoại ................................................................ 74
3.1.4. Tổng hợp kết quả tính toán bùn thải .................................................................... 82
3.2. Tổ chức và lập kế hoạch thu gom ........................................................................... 84
3.2.1. Kế hoạch thu gom bùn thải từ hệ thống cống thoát nước ................................... 84

3.2.2. Kế hoạch thu gom bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung ...................... 86
3.2.3. Kế hoạch thu gom bùn thải từ hệ thống bể tự hoại ............................................. 87
3.3. Phương pháp xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước .............................................. 88

iv


3.3.1. Bùn thải từ hệ thống cống thoát nước ................................................................. 88
3.3.2. Tính toán quy mô ô chôn lấp bùn thải từ hệ thống thoát nước quy hoạch đến
năm 2025 ....................................................................................................................... 89
3.4. Phương pháp xử lý bùn thải bể tự hoại kết hợp với bùn thải nhà máy xử lý nước
thải ................................................................................................................................. 90
3.4.1. Bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải ................................................................... 90
3.4.2. Bùn thải từ bể tự hoại .......................................................................................... 92
3.4.3. Quy trình xử lý bùn thải bể tự hoại kết hợp với bùn thải nhà máy xử lý nước thải . 92
3.4.4. Tính công suất của bể metan ............................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 97

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hiện trạng quản lý nước thải và bùn thải đô thị tại Việt Nam [4] .................13
Hình 1.2 Công nhận nạo vét bùn ở Hồ Gươm ............................................................... 14
Hình 1.3 Cống thoát nước chứa nhiều loại rác thải sinh hoạt khác nhau ...................... 15
Hình 1.4 Bùn đổ sai quy định được Đội 5 Phòng Cảnh sát môi trường, Công an
TP.HCM phát hiện tại địa bàn quận Bình Tân [17] ...................................................... 16
Hình 1.5 Thu gom bùn thải trong NMXLNT ............................................................... 16
Hình 1.6 Bãi đổ bùn tạm của Nhà máy Bình Hưng tại xã Đa Phước, huyện Bình

Chánh, TP HCM [19] ....................................................................................................17
Hình 1.7 Trạm xử lý phân bùn bể phốt Cầu Diễn xả nước thải phân bùn chưa qua xử
lý ra sông Nhuệ [21] ......................................................................................................19
Hình 1.8 Một số phương pháp sử dụng bùn từ bể tự hoại làm phân bón [4] ...............20
Hình 1.9 Quy trình thu gom bùn thải từ bể tự hoại ....................................................... 21
Hình 1.10 Quy trình nạo vét bùn bằng xe hút bùn chuyên dụng ...................................21
Hình 1.11 Quy trình thu gom bùn thải bằng phương pháp thủ công............................. 21
Hình 1.12 Quy trình thu gom bùn thải nhà máy xử lý nước thải ..................................22
Hình 1.13 Bãi chôn lấp bùn thải [22] ...........................................................................23
Hình 1.14 Sơ đồ xử lý bùn cặn công nghệ túi lọc vải địa kỹ thuật Geotube® [23] .......23
Hình 1.15 Cấu tạo bãi bố trí túi vải địa kỹ thuật Geotube [24] .....................................24
Hình 1.16 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý bùn bể tự hoại Cầu Diễn thành phố Hà Nội [23]
.......................................................................................................................................25
Hình 1.17 Trạm xử lý phân bùn bể tự hoại Cầu Diễn [23] ...........................................26
Hình 1.18 Sơ đồ công nghệ THS [ [23] .........................................................................28
Hình 1.19 Bản đồ thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .....................................31
Hình 1.20 Vị trí nhà máy xử lý nước thải [31] .............................................................. 42
Hình 1.21 Dây chuyền xử lý nước thải thành phố Bà Rịa công suất 12.500
m3/ngày.đêm [31] ..........................................................................................................43
Hình 2.5 Vị trí khu xử lý chất thải Tóc Tiên ................................................................ 45
Hình 2.1 Cụm tời máy nạo vét cống ngầm thoát nước đô thị [33] ................................ 48
Hình 2.2 Sơ đồ đấu nối hộ gia đình [4] .........................................................................52
Hình 3.1 Xử lý bùn thải bể tự hoại kết hợp với bùn NHXLNT ....................................93

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong bùn cặn ......................... 7
Bảng 1.2 Thành phần hữu cơ của bùn thải thoát nước [3] ..............................................8

Bảng 1.3 Thành phần hóa học trong BTSH không xử lý sơ cấp và đã xử lý sơ cấp [13]
.........................................................................................................................................9
Bảng 1.4 Thành phần kim loại nặng cơ bản trong bùn thải sinh học [14] ....................10
Bảng 1.5 Thành phần hữu cơ của phân bùn từ các công trình vệ sinh khác nhau [15] .11
Bảng 1.6 Thành phần phân bùn bể phốt nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội [16] ..........11
Bảng 1.7 Điều kiện sử dụng bùn thải sau khi xử lý vào mục đích làm phân bón [23] .24
Bảng 1.8 Nhiệt độ trung bình thành phố Bà Rịa năm 2016 [29] ...................................32
Bảng 1.9 Lượng mưa trung bình thành phố Bà Rịa năm 2016 [29] ............................. 33
Bảng 1.10 Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2013 – 2016 [29] ..................37
Bảng 1.11 Thống kê dân số và số hộ gia đình của thành phố Bà Rịa (2016-2035) ......38
Bảng 1.12 Nhu cầu dùng nước của Thành phố [ [31] ...................................................38
Bảng 1.13 Bảng tính toán và dự báo lưu lượng nước thải từ năm 2016 – 2025 [31]....39
Bảng 1.14 Dự báo chất lượng nước thải Thành phố Bà Rịa năm 2020 [31] .................42
Bảng 2.1 Bảng thống kê cống thoát nước hiện trạng ....................................................47
Bảng 3.1 Khối lượng bùn thải trong hệ thống thoát nước hiện trạng (2016) ................55
Bảng 3.2 Kết quả tính toán khối lượng bùn thải trong hệ thống cống thoát nước thải
được xây mới .................................................................................................................61
Bảng 3.3 Kết quả tính toán khối lượng bùn thải quy hoạch đến năm 2025 ..................67
Bảng 3.4 Khối lượng bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải ...........................................72
Bảng 3.5 Khối lượng bùn thải từ bể tự hoại tính dựa trên dung tích bể tự hoại ...........77
Bảng 3.6 Khối lượng bùn thải tính dựa trên cơ sở tham khảo tài liệu của Oxfam .......79
Bảng 3.7 Lượng bùn thải phát sinh trên đầu người từ các nguồn phát sinh khác nhau 84
Bảng 3.8 So sánh quá trình phân hủy kị khí trong bể phản ứng và quá trình chôn lấp
[23].................................................................................................................................91
Bảng 3.9 Khối lượng bùn thải đưa vào bể Metan tính đến năm 2025 .......................... 94

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Khối lượng bùn thải phát sinh theo lưu vực thoát nước thải ..................... 60
Biểu đồ 3.2 Khối lượng bùn thải từ hệ thống thoát nước thải quy hoạch đến năm 2025
.......................................................................................................................................66
Biểu đồ 3.3 Khối lượng bùn thải phát sinh theo lưu vực thoát nước hiện trạng ...........70
Biểu đồ 3.4 Khối lượng bùn thải trong nhà máy xử lý nước thải..................................73
Biểu đồ 3.5 Khối lượng bùn thải trong bể tự hoại tính dựa trên dung tích bể ..............79
Biểu đồ 3.6 Khối lượng bùn thải trong bể tự hoại tính trên cơ sở tài liệu Oxfam ........81
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ phần trăm bùn thải đô thị phát sinh từ các nguồn khác nhau trong hệ
thống cống hiện trạng (2016) ........................................................................................ 82
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ phần trăm bùn thải đô thị phát sinh từ các nguồn khác nhau quy
hoạch đến năm 2025 ......................................................................................................83

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTH

Bể tự hoại

BTSH

Bùn thải sinh học

HTC

Hydrothermal Carbonization

HTTN


Hệ thống thoát nước

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KXLCTTT

Khu xử lý chất thải tập trung

NMXLNT

Nhà máy xử lý nước thải

RTL

Rạch Thủ Lựu

TB

Trạm bơm

THS

Treatment of hazardous Sludge

TSD

Tây sông Dinh


TTP

Trung tâm thành phố

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của các đô thị có mối quan hệ qua lại tương ứng với trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của các vùng, cùng với đó là sức ép không nhỏ của đô thị lên môi
trường. Những đô thị có quy mô và tốc độ phát triển càng lớn thì sức ép lên môi
trường càng cao. Trong những năm qua, những vấn đề nổi cộm về môi trường đô thị
đặc biệt là vấn đề bùn thải luôn nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý và cộng
đồng dân cư. Việc thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế chất thải đặc biệt bùn thải
từ hệ thống thoát nước và các công trình vệ sinh, nhà máy xử lý nước thải trong đô thị
đã và đang trở thành bài toán khó đối với các nhà quản lý hầu hết các nước trên thế
giới, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam, bùn thải đô thị phát sinh ngày càng nhiều và trở thành gánh
nặng cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý. Theo thống kê của Sở TN
và MT TP. Hồ Chí Minh mỗi ngày lượng bùn thải các loại phát sinh tổng cộng khoảng
3.000 - 4.000 m3/ngày (tương đương 5.000 - 6.000 tấn/ngày).Trong đó, bùn thải từ hệ
thống cống rãnh 1.250 – 1950 tấn/ngày, bùn thải kênh rạch 2 - 3 triệu m³/năm; bùn thải
từ các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt từ 30 - 40 tấn/ngày (dự kiến tăng lên 500 tấn/ngày) [1].
Theo thống kê từ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội mỗi ngày đơn vị thu
gom tại 4 quận nội thành và các trại giam khoảng 6.698 tấn bùn nhưng mỗi ngày chỉ
xử lý được 50 tấn/ngày đêm tại trạm xử lý phân bùn Cầu Diễn [2]. Lượng bùn nạo vét
từ các cống và mương thoát nước vận chuyển về bãi đổ bùn ở Yên Sở và Kiêu Kị (TP.
Hà Nội) khoảng 160.000 - 180.000 tấn/năm [3].
Đối với bùn thải phát sinh từ bể tự hoại thì theo báo cáo của Worldbank về Đánh giá

môi trường đô thị ở Việt Nam cho thấy ở nước ta có đến 90% hộ gia đình xả nước thải
vào bể tự hoại nhưng chỉ có 4% lượng phân bùn được xử lý [4]. Phần lớn bùn từ các
công trình vệ sinh nói chung được thông hút, thu gom và vận chuyển chưa qua xử lý
đổ thẳng ra mương, hồ, bãi chôn lấp cùng với các loại rác thải đô thị. Việc quản lý bùn
thải từ các công trình này chưa được quan tâm đúng mức và hiện nay chưa có đô thị
nào có biện pháp quản lý phù hợp. Tính đến nay hoạt động hút phân bùn bể tự hoại chỉ

1


mới được thực hiện định kỳ ở một thành phố (Hải Phòng). Không chỉ bùn thải phát
sinh từ HTTN, bể tự hoại và bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) cũng
gặp khó khăn trong vấn đề quản lý. Cho đến tháng 11-2016 Việt Nam có 35 hệ thống
xử lý nước thải tập trung, với tổng công suất 850 nghìn m3/ngày.đêm [5]. Tuy nhiên,
việc đầu tư chủ yếu tập trung vào công trình đầu mối (trạm/nhà máy xử lý nước thải),
việc xây dựng mạng thu gom còn chậm. Phần lớn các dự án thiếu phần đầu tư cho việc
thu gom, xử lý bùn thải từ mạng lưới thu gom cũng như bùn cặn từ nhà máy xử lý
nước thải chính.
Tuy lượng bùn thải phát sinh ngày càng nhiều nhưng chưa có phương pháp giải quyết
triệt để đã gây ảnh hường nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, cảnh quan đô thị
và sức khỏe của con người, Mùi hôi thối từ bùn thải trở thành nỗi ám ảnh đối với
người dân tại khu vực bùn được đổ trộm. Ngoài ra, một số loại bùn có chứa thành phần
nguy hại nếu không được xử lý đúng quy định sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất,
nước … cũng như sức khỏe của con người.
Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là thành phố thuộc đô thị loại I là trung
tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là
hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng
như thực trạng chung ở hầu hết các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, bùn thải đô thị
đang trở thành một vấn đề bất cập, khó kiểm soát. Tình trạng thừa thu gom - thiếu xử
lý vẫn đang tiếp tục diễn ra. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung

quanh. Hiện nay, chính quyền thành phố cũng như các đơn vị phụ trách đã đưa ra một
số chính sách, biện pháp kỹ thuật để cải thiện tình hình trên.
Trước tình trạng vận chuyển, thu gom và xử lý bùn thải còn gặp nhiều khó khăn và
gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống
thu gom và xử lý bùn thải đô thị thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” để đưa
ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong thu gom và xử lý bùn thải đô
thị tại thành phố.

2


2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu hiện trang thu gom, xử lý bùn thải đô thị tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu
- Nghiên cứu tính toán, lập kế hoạch thu gom và đề xuất phương án xử lý bùn thải
cho thành phố
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu
-

Bùn thải phát sinh từ hệ thống cống thoát nước thành phố

-

Bùn phát sinh từ nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt

-

Bùn phát sinh từ bể tự hoại


 Phạm vi nghiên cứu
-

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

-

Bùn thải tự hoại phát sinh từ khu dân sinh

4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
 Cách tiếp cận
Tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan trong nước và nước ngoài
về tính toán khối lượng bùn thải đô thị, các giải pháp xử lý đưa ra. Từ đó lựa chọn
hướng nghiên cứu mang tính kế thừa, sáng tạo và phù hợp với điều kiện nghiên cứu.
 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Tiếp thu và phát triển các công trình nghiên cứu tương tự về
bùn thải đô thị
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập số liệu, nguồn tài liệu liên
quan đến hiện trạng thu gom, xử lý bùn thải tại thành phố; cơ sở lý thuyết tính toán
khối lượng bùn thải; các giải pháp xử lý bùn thải hiện nay.

3


- Phương pháp tính toán: Tính toán khối lượng bùn thải từ các nguồn phát sinh (Hệ
thống thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, bể tự hoại) dựa trên cơ sở lý thuyết thu
thập được.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Phân tích bộ số liệu thu được từ quá trình
tính toán, xử lý và loại bỏ các số liệu không đáng tin cậy.
- Phương pháp so sánh, nhận xét và đánh giá: Từ kết quả tính toán tiến hành đánh kết

quả đồng thời đưa ra các giải đáp.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia có
chuyên môn sâu về lĩnh vực liên quan.
5. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương cụ thể:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về bùn thải
- Chương 2: Giới thiệu về thành phố Bà Rịa
- Chương 3: Lập kế hoạch thu gom và đề xuất phương án xử lý bùn thải đô thị cho
thành phố Bà Rịa
- Kết luận và kiến nghị
- Bản vẽ:
+ Mặt bằng phân bố bùn trên hệ thống thoát nước mưa và nước thải
+ Mặt bằng nhà máy xử lý nước thải
+ Vị trí nhà máy xử lý nước thải
+ Chi tiết ô chôn lấp bùn thải

4


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BÙN THẢI ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm
Bùn là hỗn hợp chất rắn và nước có thành phần đồng nhất trong toàn bộ thể tích, có
kích thước hạt nhỏ hơn 2mm và có hàm lượng nước (độ ẩm) lớn hơn 70%. Có nhiều
dạng bùn phát sinh cùng với hoạt động của các đô thị hiện nay là bùn thải từ nhà máy
xử lý nước thải sinh hoạt, bùn bể tự hoại, bùn sông hồ, cống rãnh thoát nước [6].
Bùn từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị là dư lượng chất lỏng, đặc hay dạng
sệt được tạo ra do quá trình vận chuyển và chuyển hóa nước thải trong các cống rãnh
thoát nước, là hỗn hợp các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm tất cả các loại bùn thu nhận
từ đường ống thoát nước đô thị được xem như sản phẩm phụ cần xử lý của quá trình

này. Bùn bao gồm chủ yếu là nước, khoáng chất và chất hữu cơ [7].
Bùn bể tự hoại là hỗn hợp bùn, phân và chất lỏng. Hình thành từ các công trình vệ sinh
tại chỗ, bao gồm bể tự hoại (hoặc còn được gọi là hầm cầu). Phân bùn được coi là một
dạng bùn cặn. các sản phầm bài tiết của con người chứa một lượng lớn chất hữu cơ
cũng như các loại vi sinh vật [8].
1.2. Nguồn gốc bùn thải đô thị
1.2.1. Nguồn gốc bùn cặn từ hệ thống thoát nước

1.2.1.1. Bùn cặn hình thành từ nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt tắm
rửa vệ sinh nhà cửa...của các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ. Trong
quá trình sử dụng một phần chất bẩn sẽ bị nước quấn trôi và đi vào hệ thống thoát
nước thải, phần lớn là các loại cặn, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. Đặc trưng của
nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ lớn (55-65% tổng lượng chất bẩn), chứa
nhiều vi sinh vật trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Bùn cặn hình thành từ nước thải
sinh hoạt mang các tính chất của nước thải sinh hoạt với nồng độ chất bẩn lớn hơn
nhiều lần.

5


Trong nước thải sinh hoạt, theo TCXDVN 51: 2008, bùn cặn sơ cấp nằm trong khoảng
từ 60 đến 65 g/người.ngày với thành phần hữu cơ 60 đến 65%. Phần lớn lượng bùn cặn
này được giữ lại trong các bể tự hoại (từ 40 đến 50%) và trên đường cống thoát nước.
Tuy nhiên do thời gian lưu giữ trong các công trình và mạng lưới thoát nước lâu, phần
lớn các chất hữu cơ trong bùn cặn lắng đọng bị phân huỷ.
1.2.1.2. Bùn cặn hình thành từ nước mưa, nước tưới cây rửa đường
Nước mưa đợt đầu tính từ khi mưa bắt đầu dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20
phút sau đó. Lượng bùn cặn tập trung trong cống thoát nước phụ thuộc vào một loạt
các yếu tố đô thị: tình trạng vệ sinh và đặc điểm bề mặt phủ, độ dốc địa hình, mức độ ô

nhiễm môi trường không khí khu vực, cường độ mưa, thời gian mưa, khoảng thời gian
không mưa.... Đối với nước ta, thi công xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình tạo
nên lượng lớn chất thải rắn xây dựng và bụi trong môi trường không khí, khi mưa
chúng sẽ bị cuốn trôi vào cống, kênh mương thoát nước.
Trong nước mưa đợt đầu và nước rửa đường, hàm lượng chất rắn lơ lửng rất cao dễ
lắng trong đường cống thoát nước. Thành phần của bùn cặn chủ yếu là chất vô cơ như
các loại cát, đất, xỉ,... Bùn cặn cống thoát nước mưa cũng chứa hàm lượng chất hữu cơ
tương đối lớn, phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh môi trường đô thị, đặc điểm mặt phủ
đô thị, thời gian tích tụ chất bẩn và cường độ trận mưa.
Trong tất cả các loại bùn cặn trên, bùn cặn trong mạng lưới thoát nước (cống, kênh
mương và hồ) không tập trung, khó thu gom và thành phần phức tạp nhất. Các loại bùn
cặn này dễ gây ô nhiễm môi trường sông hồ, làm giảm oxy trong nước và mất cân
bằng sinh thái trong nguồn nước mặt. Với số lượng lắng đọng lớn, bùn cặn trên mạng
lưới thoát nước gây cản trở dòng chảy, hạn chế điều kiện tiêu thoát nước, đặc biệt là thời
gian đầu mùa mưa.
1.2.2. Nguồn gốc bùn cặn từ nhà máy xử lý nước thải đô thị
Bùn cặn từ hệ thống xử lý nước thải đô thị phát sinh chủ yếu từ quá trình xử lý sơ cấp
(chủ yếu là các cặn vô cơ) và quá trình xử lý sinh học (các cặn hữu cơ hay còn gọi là
bùn thải sinh học). Nguồn gốc của cặn vô cơ là phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của con người. Các cặn này theo dòng nước thải đi về nhà máy xử lý và

6


được lắng tại bể các bể lắng sơ cấp. Còn bùn thải sinh học được hình thành nhờ quá
trình sử dụng chất nền (nước thải) của các vi sinh. Các vi sinh vật này sẽ sử dụng nước
thải làm thức ăn và trong quá trình chuyển hóa sẽ phát sinh ra sinh khối (bùn thải).
Loại bùn này thường được lắng trong bể lắng thứ cấp. Các loại bùn thải này có hàm
lượng hữu cơ cao (khoảng 70% tổng chất rắn và tỷ lệ các chất dinh dưỡng N, P lớn.
1.2.3. Nguồn gốc bùn cặn từ bể tự hoại

Bùn cặn phát sinh trong bể tự hoại được gọi là phân bùn. Chúng phát sinh từ hệ thống
vệ sinh tại chỗ, riêng lẻ như: các nhà xí, nhà vệ sinh công cộng không có cống thoát
nước, bể tự hoại và hố xí dội nước. Trong bể tự hoại các sản phẩm bài tiết sẽ lắng
xuống dưới đáy bể và do thời gian lữu giữ trong bể kéo dài (năm) nên sẽ được các vi
sinh vật có trong nước thải phân hủy và tạo thành cặn. Thành phần phân bùn bể tự hoại
chủ yếu là cặn lắng, váng nổi hoặc dạng lỏng. Phần chất rắn trong bùn cặn là 660 g/kg
[9]. Lượng phân bùn phát sinh này sẽ được hút định kỳ để đem đi đổ.
1.3. Thành phần bùn thải đô thị
1.3.1. Bùn thải từ hệ thống cống thoát nước
Các nghiên cứu về hệ thống thoát nước Hà Nội, Hải Phòng và một số đô thị khác khu
vực phía Bắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (Trường Đại học Xây dựng)
cho thấy, thành phần bùn cặn thay đổi nhiều theo chiều dài tuyến cống, thời gian mùa
mưa và cường độ trận mưa. Về mùa khô, cống thoát nước tiếp nhận các loại nước thải
và nước rửa đường, tưới cây. Bùn cặn chủ yếu tập trung vào đầu tuyến cống với độ ẩm
không lớn và tỷ lệ vô cơ cao. Đầu mùa mưa, lượng bùn cặn trong cống thoát nước tăng
lên rõ rệt. Trong mùa mưa, bùn cặn có hàm lượng hữu cơ cao và tập trung nhiều trên
kênh mương và ao hồ đô thị.
Bảng 1.1 Thành phần chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong bùn cặn
TT

Chỉ tiêu

TP.Hồ Chí Minh (1)

TP.Hà Nội (2)

TCCP (3)

1
2

3
4
5

Tổng Nitơ, mg/kg
Tổng Phospho, mg/kg
As, mg/kg
Hg, mg/kg
Pb, mg/kg

1901
2841
0,078
0,021
0,10

2380
1950
4,72
1,58
28,5

12

7

70


Ghi chú:

(1) Bùn cặn cống thoát nước phố Phân Đăng Lưu, quận Bình Thạnh (theo: Chu Quốc
Huy, 2007, Quản lý bùn thải ở TP. HCM – Hiện trạng và chiến lược phát triển. Kỷ yếu
Hội thảo Quản lý bùn cặn TP.HCM, tháng 4/2007); Bùn kênh TE.
(2) Trên sông Tô Lịch (theo báo cáo dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II do Nippon
Koei lập, 2005).
(3) Tiêu chuẩn đối với đất nông nghiệp theo QCVN03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
Bảng 1.2 Thành phần hữu cơ của bùn thải thoát nước [3]
Đơn vị: % trọng lượng khô
Loại bùn /cặn

Chất hữu cơ

Nitơ tổng số

Photpho tổng số

Bùn cống

25-40

1,4 – 2,0

1,3 – 1,9

Bùn mương
Bùn ao hồ

45 - 65
55 - 75


2,7 – 3,5
2,9 – 4,3

2,1 – 3,3
2,5 – 3,8

Trong các loại bùn cặn thì bùn cặn trong ao hồ có hàm lượng chất hữu cơ cao nhất cao
so với hai loại bùn cặn còn lại do thời gian lưu nước trong hồ lâu, đồng thời tiếp nhận
thêm nguồn nước thải từ khu vực xung quanh nên các chất dinh dưỡng có trong nước
thải cao. Từ các thông số trong bùn thải từ hệ thống thoát nước cho thấy: bùn thải từ
HTTN không phải là bùn thải nguy hại. Vì vậy, có thể sử dụng để tái chế dùng cho các
mục đích khác nhau.
- Các chất ô nhiễm trong bùn thải từ hệ thống cống thoát nước: Bùn thải từ HTTN
thường chứa nhiều trứng giun sán, vi khuẩn dễ gây bệnh và có mùi hôi khó chịu. Theo
thống kê của Theo Strauss, 1997 [10] và Mara, 1978 [11], trong bùn cống thoát nước,
số lượng trứng giun sán lên đến vài trăm đến vài nghìn trứng trên một lít nước. Nguồn
gốc phát sinh chủ yếu là từ việc xả thải nước từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các
hộ gia đình vào hệ thống cống thoát nước và các vi sinh vật, vi khuẩn sẽ bám lại trên
bùn thải. Nếu bùn thải này không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, gây ra các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.... thông qua nguồn nước cấp.
Bên cạnh đó các loại bùn thải này dễ gây ô nhiễm môi trường sông hồ, làm giảm sút

8


oxy và mất dần cân bằng sinh thái trong nguồn nước mặt. Đồng thời sẽ phát sinh mùi
trong sông, hồ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
1.3.2. Bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải đô thị
Thành phần dinh dưỡng của bùn thải sinh học thể hiện qua các thông số: TN, TKN,

TP, NH4+…đây là các thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho sinh trưởng của cây
trồng. Trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu, phân tích thành phần của BTSH các
kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: thành phần của BTSH gần giống như thành phần của
phân bón cho cây trồng [12]. Do đó, BTSH được sử dụng rất nhiều cho mục đích nông
nghiệp. Dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong bùn để quyết định tỷ lệ
bùn thải sử dụng hay tỷ lệ bổ sung các vật liệu độn để sản xuất ra các sản phẩm giàu
chất dinh dưỡng phục vụ cho nông nghiệp.
Bảng 1.3 Thành phần hóa học trong BTSH không xử lý sơ cấp và đã xử lý sơ cấp [13]
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thông số
Tổng chất rắn
Chất rắn bay hơi
Protein
Nito
P2O5
K2O
Sắt
SiO2
Axit hữu cơ (Hac)

pH

Đơn vị
%
%
%
%
%
%
mg/l
%
mg/l
-

BTSH không xử lý
sơ cấp
2,0 – 8,0
60 - 80
20 - 30
1,5 – 4,0
0,8 – 2,8
0 – 1,0
2,0 – 4,0
15, 0 -20, 0
200 - 2000
5,0 – 8,0

BTSH đã xử lý
sơ cấp
6, 0 – 12,0

30 - 60
15 - 20
1,6 – 6,0
1,5 - 4
0 – 0,3
3,0 – 8,0
10,0 – 20, 0
100 - 600
6,5 – 7,5

Nito: Nito có mặt trong bùn thải sinh học dưới dạng các hợp chất vô cơ như NH4+,
NO3- hoặc trong các hợp chất hữu cơ. Các chất nito hữu cơ trong BTSH được phân
hủy bởi các vi sinh vật đất hoặc khoáng hóa tạo thành các dạng nito vô cơ NH4+, NO3và giải phóng nito tự do.
Phốt pho, kali và các chất dinh dưỡng khác: bùn thải sinh học có chứa rất nhiều các
chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho sinh trưởng của sinh vật. Trong đó:
P, Ca, Mg, Fe tồn tại ở dạng liên kết trong bùn, các hợp chất này thường tồn tại ở mức
cao trong bùn sau xử lý.

9


Bảng 1.4 Thành phần kim loại nặng cơ bản trong bùn thải sinh học [14]

Thành phần

Asen
Cadim
Cu
Pb
Hg

Niken
Selen
Kẽm

Đơn vị
(theo khối
lƣợng khô)

Nồng độ

mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg

1,1 - 230
1 – 3,41
84 – 17.000
13 – 26.000
0,6 - 56
2 – 5.300
1,7 – 17,2
101 – 49.000

Tiêu chuẩn
EPA


75
85
4.300
840
57
420
100
7.500

QCVN
43 : 2012/BTNMT

17,0
3,5
197
91,3
0,5
315

Ngoài các thành phần chính kể trên, trong BTSH còn chứanhiều thành phần khác:
Chất hữu cơ khó phân hủy PCBs, PAH, hợp chất dược phẩm, chất béo, dầu khoáng mỡ
và các chất hoạt động bề mặt, chất lơ lửng. Đây là những chất có độc hại có khả năng
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh nếu như không
xử lý đúng cách. Hàm lượng và thành phần các chất này phụ thuộc vào nguồn gốc bùn
thải và các hoá chất sử dụng để xử lý nước thải.
Từ các thông số trong bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải cho thấy: bùn thải từ
NMXLNT không phải là bùn thải nguy hại. Vì vậy, có thể sử dụng để tái chế dùng cho
các mục đích khác nhau.
1.3.3. Bùn thải từ bể tự hoại

Bùn thải từ bể tự hoại có chứa hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao. Các thành phần
này nếu được xử lý và thu hồi theo phương thức hợp lý sẽ là nguồn phân bón thực sự
có ích cho cây trồng và đồng thời góp phần làm giảm nhẹ tải trọng của hệ thống đường
ống thoát nước tại các đô thị và giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

10


Bảng 1.5 Thành phần hữu cơ của phân bùn từ các công trình vệ sinh khác nhau [15]
Đơn vị: g/m3
Loại bùn/cặn

Chất hữu cơ Nitơ tổng số

Phốt Photpho
tổng số

Bùn thải từ các bể tự hoại hộ gia
đình (sau một đến ba năm sử
71 – 81
dụng)

2,4 – 3,0

2,7 – 2,9

Bùn thải từ các bể tự hoại hộ gia
30,4
đình (sau nhiều năm sử dụng)


0,97

0,71

Bùn thải từ khu vệ sinh trên
máy bay (phân tươi)

3,2 – 3,7

2,6 – 2,8

85 - 88

Tính chất của bùn thải tuỳ thuộc vào thời gian lưu trong bể tự hoại. Thành phần hữu cơ
của các loại bùn từ các công trình vệ sinh có thời gian sử dụng khác nhau sẽ khác
nhau. Thời gian lưu bùn trong các công trình trong càng ngắn thì hàm lượng chất hữu cơ
càng cao.
Bảng 1.6 Thành phần phân bùn bể phốt nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội [16]
STT
1
2
3
4
5

Thông số

Đơn vị

pH

BOD5 (20°C)
COD
SS
Tổng nitơ

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Nồng độ ô nhiễm
7,7
2.250
3.290
2.063
1.467

Đặc điểm phân bùn bể phốt tại Hà Nội có tỉ lệ BOD5/COD >0.5 có thể hoàn toàn sử
dụng công nghệ vi sinh vào xử lý. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) và tổng nitơ đầu
vào rất cao. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào tiềm năng cho quá trình sản xuất phân
bón vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.
- Các chất ô nhiễm trong bùn thải từ bể tự hoại: Theo Strauss, 1997 [10] và Mara,
1978 [11], trong bùn cặn bể tự hoại số lượng trứng giun sán khoảng 4.000 trứng/L. Do
nguồn gốc chính của bùn thải xuất phát từ hệ bài tiết của con người do đó nếu không
xử lý đúng cách các vi sinh vật đó sẽ đi vào nguồn nước mặt. Từ đó khi con người bị
các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ mắc các bệnh về tiêu hóa, da....

11



Từ các thông số trong bùn thải từ bể tự hoại từ khu vực dân sinh cho thấy: Trong bùn
thải không có chứa các thành phần nguy hoại. Vì vậy, có thể sử dụng để tái chế dùng
cho các mục đích khác nhau.
1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý bùn thải
-

Nghị định số 80/2014/NĐ – CP ngày 6/8/2016 của Chính phủ về thoát nước và xử

lý nước thải đã có có một số điều quy định chi tiết về quản lý bùn thải từ bể tự hoại
cũng như quy định về tái sử dụng bùn thải.
-

Thông tư 04/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc: hướng dẫn thi hành một số

điều của Nghị định 80/2014.
-

QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ

thuật: Công trình thoát nước
-

QCVN 43:2012/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng trầm tích

-

QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy

hại, trong đó có những quy định được áp dụng đối với bùn thải.
-


QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp

chất thải rắn.
-

QCVN 50:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy

hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
-

QCVN 07:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng kỹ thuật đô thị

-

TCVN 7957:2008 – Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết

kế
1.5. Hiện trạng thu gom và xử lý bùn thải đô thị ở nƣớc ta hiện nay
Hiện nay, vấn đề thu gom và xử lý bùn thải đô thị ở nước ta còn nhiều bất cấp, tỷ lệ
bùn thải không đạt tiêu chuẩn xả ra ngoài môi trường tương đối cao.

12


Hình 1.1 Hiện trạng quản lý nước thải và bùn thải đô thị tại Việt Nam [4]
Nước thải phát sinh từ hoạt động của con người được thu gom qua các công trình sau:
Hệ thống thoát nước trực tiếp (không thông qua bể tự hoại (5%), bể tự hoại có thoát
nước (55%), bể tự hoại không thoát nước (22%), công trình tại chỗ khác (18%). Trong
đó, hệ thống thu gom chủ yếu thông qua bể tự hoại thoát nước, chỉ có nước thải từ hệ

thống thoát nước trực tiếp và bể tự hoại có thoát nước được thu gom đúng kỹ thuật,
quy trình. Trong tổng số 60% nước thải được thu gom thì chỉ có 10% tổng lượng nước
thải được xử lý còn lại xả thẳng ra môi trường. Đối với vấn đề bùn thải thì chỉ có bùn
thải từ hệ thống bể tự hoại và các công trình khác là được thu gom an toàn. Tuy nhiên,
cũng như nước thải chỉ có 4% trong tổng 95% bùn thải thu gom là được xử lý còn lại sẽ
được xả vào môi trường.
1.5.1. Hiện trạng thu gom, xử lý bùn thải hệ thống thoát nước
Hiện nay, vấn đề thu gom, vận chuyển bùn thải đang trở thành bài toán khó đối với
hầu hết các đô thị khi mà tốc độ đô thị hóa và sự phát triển đang diễn ra nhanh chóng.
- Thu gom, vận chuyển bùn thải từ hệ thống thoát nước
Hiện nay, công tác nạo vét bùn từ mạng lưới thoát nước của nhiều đô thị vừa và nhỏ
vẫn còn sử dụng phương pháp thủ công, nhiều đô thị lớn bước đầu sử dụng cơ giới hóa
nhưng chưa đồng bộ. Phương pháp thủ công có năng suất thấp, không an toàn và gây
nguy hiểm đến sức khỏe của công nhân trực tiếp tham gia nạo vét. Đối với nạo vét bùn
13


trên sông hồ đã áp dụng một số phương tiện như tầu cuốc, máy hút bùn…được thử
nghiệm trên sông hồ nhưng không hiệu quả. Nhiều khu vực sông, hồ người công nhân
phải trực tiếp xuống và dùng xô để múc bùn lên. Bùn thải sau khi nạo vét được vận
chuyển bằng các xe chuyên dụng và xà lan (bùn nạo vét kênh rạch).

Hình 1.2 Công nhận nạo vét bùn ở Hồ Gươm
Hệ thống thoát nước đô thị hiện nay được cho các Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên thoát nước đô thị (đối với các đô thị đặc biệt và loại I trực thuộc Trung
ương), các công ty môi trường đô thị, công ty cấp thoát nước hoặc công ty dịch vụ
công trình đô thị (đối với các đô thị khác). Các công ty này thực hiện nhiệm vụ nạo vét
bùn cặn mạng lưới thoát nước, vận chuyển. Ngoài các đơn vị nhà nước thì nhiều đơn
vị tư nhân cũng tham gia nạo vét, vận chuyển. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát hoạt động
của các đơn vị này chưa thực sự chặt chẽ, nhiều đơn vị không có giấy phép hành nghề.

Ở nhiều đô thị nhỏ, công tác vận hành duy tu mạng lưới thoát nước còn thủ công nên
hiệu quả nạo vét bùn cặn từ các tuyến cống còn hạn chế. Tình trạng ngập úng do rác
thải làm tắc các tuyến cống xảy ra thường xuyên.

14


×