Định hướng nâng cao hiệu quả thu gom và xử
ký nước thải đô thị khu vực phía Bắc thành phố
Thái Nguyên đến năm 2020
Đoàn Văn Vũ
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Thị Thanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Phân tích và đánh giá tình trạng cơ sở hạ tầng hệ thống thu gom và
thoát nước khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên. Phân tích và đánh giá
lưu lượng, tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải đô thị cần thu gom và xử lý theo
định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Dự báo khả năng thu gom và
xử lý nước thải đô thị khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên theo định
hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Phân tích, lựa chọn địa điểm xây
dựng hồ điều hòa, trạm xử lý nước thải tập trung khu vực nghiên cứu. Đề xuất
phương án thu gom và xử lý nước thải đô thị cho khu phía Bắc thành phố Thái
Nguyên (có tính toán về khối lượng các công trình trong hệ thống).
Keywords: Xử lý nước thải; Nước thải; Ô nhiễm nước; Thái Nguyên
Content
Cùng với chất thải rắn, nước thải là vấn đề gây bức xúc tại hầu hết các đô thị Việt Nam.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, với hơn 250 ngàn dân cũng đang đứng trước
thách thức của sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và các vấn đề ô nhiễm môi
trường. Thành phố Thái Nguyên có số dân lớn, mỗi ngày ước tính có khoảng 20 – 30
ngàn mét khối nước thải chưa được xử lý/hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, chứa một lượng
rất lớn các chất ô nhiễm trong đó có các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi khuẩn đổ vào
nguồn tiếp nhận môi trường xung quanh. Đây cũng chính là một trong những nguyên
nhân gây suy thoái chất lượng nước sông Cầu - một trong 3 con sông hiện đang được
quan tâm do môi trường tại lưu vực đã và đang chịu tác động xấu từ các quá trình hoạt
động phát triển kinh tế xã hội gây nên.
Thực tế cho thấy, hiện nay, hệ thống thoát nước của hầu hết các khu vực thành phố
Thái Nguyên đã xuống cấp, không còn khả năng đáp ứng được với nhu cầu tiêu thoát
nước cho thành phố (đặc biệt là vào mùa mưa lũ) [14], quan trọng hơn là hàng ngày vẫn
có hàng nghìn mét khối nước thải sinh hoạt của người dân sau khi xử lý sơ bộ qua các bể
tự hoại đổ trực tiếp ra sông Cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất nước nước sông.
Đây cũng chính là một trong thách thức đặt ra cần giải quyết trong đó có lĩnh vực môi
trường, khi thành phố Thái Nguyên đã là đô thị loại I vào năm 2010.
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn nêu trên, luận văn lựa chọn đề tài: “Định hướng
nâng cao hiệu quả thu gom và xử ký nước thải đô thị khu vực phía Bắc thành phố
Thái Nguyên đến năm 2020”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được hiện trạng thu gom và xử lý
nước thải của khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên; dự báo khả năng thu gom,
từ đó đề xuất được giải pháp nhằm cải thiện mạng lưới thu gom, xử lý nước thải cho khu
vực, định hướng đến năm 2020.
Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên thuộc địa bàn của 09 phường. Tổng diện
tích lưu vực nghiên cứu là khoảng 1200 ha.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hệ thống thoát nước và các vấn đề cơ bản trong thiết kế hệ thống
thoát nước
1.1.1. Tổng quan về hệ thống thoát nước
1.1.2. Các vấn đề cơ bản trong lựa chọn hệ thống thoát nước đô thị
1.2. Hệ thống và tổ chức thoát nước thải tại các đô thị Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải tại các đô thị Việt Nam
1.2.2. Định hướng hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam
1.2.3. Tổ chức hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam
1.3. Tổng quan về công nghệ và công trình xử lý nước thải đô thị
1.3.1. S lược về dây chuyền công nghệ xử lý nước thải
1.3.2. Các công trình xử lý nước thải và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
1.4. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nước thải đô thị
(1)
(nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn) khu trung tâm phía
Bắc thành phố Thái Nguyên;
- Cơ sở vật chất (các tuyến mương, cống) của hệ thống thu gom và thoát nước hiện
tại.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá tình trạng cơ sở hạ tầng hệ thống thu gom và thoát nước khu
trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên;
- Phân tích và đánh giá lưu lượng, tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải đô thị cần
thu gom và xử lý theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020;
- Dự báo khả năng thu gom và xử lý nước thải đô thị khu trung tâm phía Bắc thành
phố Thái Nguyên theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020;
- Phân tích, lựa chọn địa điểm xây dựng hồ điều hòa, trạm xử lý nước thải tập trung
khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất phương án thu gom và xử lý nước thải đô thị cho khu phía Bắc thành phố
Thái Nguyên (có tính toán về khối lượng các công trình trong hệ thống).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu của đề tài không bao gồm nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, trường
học. Nước thải phát sinh từ các khu vực này nhất thiết phải được xử lý đạt Quy chuẩn môi trường trước khi xả vào
hệ thống thu gom chung của toàn thành phố.
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Thu thập, kế thừa có chọn lọc một số tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ
thể là:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thành phố Thái Nguyên;
- Báo cáo về hiện trạng sử dụng, hiện trạng quản lý và vận hành hệ thống thoát nước
thải đô thị khu vực thành phố Thái Nguyên;
- Báo cáo thống kê sơ bộ về hiện trạng ngập lụt cục bộ khu vực thành phố Thái
Nguyên vào mùa mưa lũ;
- Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2010 – 2015, định hướng đến năm 2020.
Ngoài ra còn thu thập các thông tin trên trang web của tỉnh Thái Nguyên và một số
trang web khác.
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Trong quá trình thực địa, đề tài có tiến hành khảo sát thực tế hiện trạng hệ thống
mương, cống thoát nước trên địa bàn 09 phường của khu vực nghiên cứu, bao gồm:
Quang Trung, Quán Triều, Quang Vinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Trưng
Vương, Gia Sàng, Đồng Quang, Túc Duyên.
Trao đổi trực tiếp, lấy thông tin của người dân khu vực, khảo sát và chụp ảnh hiện
trạng khu vực nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp mô hình toán
- Dựa vào các công thức trong các giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan để tính
toán các thành phần của hệ thống đề xuất.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ tính toán và thiết kế hệ thống (MS excel; Autodesk-
AutoCAD 2007; MapInfo version 8.5; Mô hình STEADY; Mô hình SWMM).
* Sử dụng mô hình SWMM để tính toán thoát nước đô thị cho khu vực thành phố
Thái Nguyên
SWMM (Storm Water Management Model) được xây dựng ở hai trường đại học
San Phansico và Florida (Mỹ) do cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) xây dựng từ
năm 1971-1999 để mô phỏng chất và lượng nước của lưu vực thoát nước đô thị và tính
toán quá trình chảy tràn từ mỗi lưu vực bộ phận đến cửa nhận nước của nó.
Mô hình SWMM mô phỏng các dạng mưa thực tế trên cơ sở lượng mưa (biểu đồ
quá trình mưa hàng năm) và các số liệu khí tượng đầu vào khác cùng với hệ thống mô tả
(lưu vực, vận chuyển, hồ chứa/xử lý) để dự đoán các trị số chất lượng và khối lượng dòng
chảy.
Mục đích ứng dụng mô hình toán SWMM cho tính toán hệ thống thoát nước khu
vực thành phố Thái Nguyên nhằm:
+ Xác định các khu vực cần xây mới hoặc mở rộng cống thoát nước mưa để giảm
tình trạng ngập lụt đường phố hoặc cung cấp dịch vụ thoát nước thải cho những khu vực
mới phát triển;
+ Xác định các thông số kỹ thuật cơ bản của các công trình trong hệ thống thoát
nước;
+ Thiết lập mạng lưới thoát nước tổng thể cho khu vực.
* Tính toán hệ thống xử lý nước thải bằng phần mềm mô phỏng STEADY
Luận văn sẽ sử dụng phần mềm STEADY để tính toán và mô phỏng các quá trình
trong hệ thống xử lý nước thải đề xuất cho khu vực nghiên cứu trên cơ sở lựa chọn các sơ
đồ công nghệ phù hợp.
Steady là một phần mềm máy tính dùng để mô phỏng, cung cấp một mô hình tính
toán hệ thống xử lý nước thải được viết bởi Luis Aburto Garnica và Gerald E. Speitel Jr.,
1999 (Thuộc Department of Civil Engineering - The University of Texas at Austin). Mô
hình Steady được dùng để tính toán trong điều kiện ổn định (steady – state) cho các thành
phần đầu vào và đặc điểm nước thải cho một hệ thống xử lý nước thải đã biết với các
thông số cơ bản như: BOD, TSS, Tổng N và Amoni.
Khi một sơ đồ công nghệ xử lý nước thải được thiết lập, Steady có thể tính toán cân
bằng vật chất cho toàn bộ hệ thống, kích thước của các công trình trong hệ thống.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước và cơ sở hạ tầng, dân cư khu vực phía Bắc thành
phố Thái Nguyên
3.1.1. Hiện trạng mạng lưới thoát nước
Hiện trạng thoát nước khu vực nghiên cứu là hệ thống thoát nước chung (nước bẩn
lẫn nước mưa), các tuyến đều tự chảy, với một số đặc điểm như sau:
- Các tuyến thoát nước chảy theo địa hình, các nhà dân xây dựng theo mặt đường
phía sau nhà là ruộng trũng, nước mưa và nước thải sinh hoạt xả thẳng xuống ruộng. Nếu
phía sau nhà là đồi, nước mưa và nước thải sinh hoạt thải ra phía trước nhà vào các rãnh
hoặc cống song song với đường rồi xả vào suối, ruộng.
- Trong các ngõ nhỏ, nhà dân thường thoát nước thải tự nhiên vào các rãnh hai bên
đường, và chảy vào hệ thống mương cống trên các tuyến đường chính theo độ dốc địa
hình.
- Các tuyến thoát nước chủ yếu phục vụ cho việc thu nước mưa mặt đường và thoát
nước thải các hộ dân dọc hai bên đường.
- Nước mưa và nước thải sau khi được xả xuống ruộng sẽ chảy theo các đường thoát
nước tự nhiên, các cống thủy lợi, ra các suối rồi chảy vào sông Cầu. Có 3 suối tham ra
vào mạng thoát nước của khu vực là: Cống Ngựa, Xương Rồng 1 và Xương Rồng 2, tổng
chiều dài khoảng 4 km, lòng suối hẹp.
- Thành phố Thái Nguyên hiện có khoảng 57km mương và cống thoát nước, hệ
thống hố thu có khoảng cách lớn, cửa thu nhỏ, hiệu quả thu nước mưa kém.
3.1.2. Hiện trạng xả nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư
Hiện tại thành phố Thái Nguyên chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, chỉ có một
số tuyến cống đã và đang được xây dựng trên vỉa hè của một số tuyến đường chính (như
đường Lương Ngọc Quyến, Hoàng Văn Thụ, Cách Mạng Tháng 8, ). Trong các ngõ
ngách của một số dân cư mới được quy hoạch nước thải được xả ra rãnh trước nhà, còn
lại các khu dân cư khác chủ yếu nước thải ra phía sau nhà xuống sông, suối, ao hồ hoặc
một số khu dân cư khác thì nước thải tự do ra rãnh tự nhiên, ruộng vườn cho tự ngấm.
Nước thải sinh hoạt hầu hết được xử lý trong bể tự hoại nhưng điều kiện vệ sinh vẫn rất
kém, gây ô nhiễm môi trường. Theo kết quả đo và phân tích nước mặt tại các suối, ao hồ
đô thị của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên cho thấy các
suối, ao hồ này đang bị ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng từ nước thải sinh hoạt của các khu
dân cư.
3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên đến năm 2020
Thành phố Thái Nguyên đã có quy hoạch tổng thể tới năm 2020, tỷ lệ 1/5000, được
lập năm 2007. Trong khu vực nghiên cứu của đề tài có 5 quy hoạch chi tiết cần quan tâm,
bao gồm: Điều chỉnh quy hoạch khu dân cư số 1,3,4 và quy hoạch chi tiết khu dân cư số
5 phường Đồng Quang; Quy hoạch chi tiết khu dân cư hồ điều hòa Xương Rồng; Quy
hoạch chi tiết khu dân cư số 2 phường Hoàng Văn Thụ; Quy hoạch chi tiết khu dân cư số
4 và số 7 phường Túc Duyên và Quy hoạch chi tiết khu dân cư số 2 phường Quang
Trung.
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý nước thải đô thị cho khu
vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên
3.3.1. Đề xuất các phương án thu gom và xử lý nước thải cho khu vực nghiên cứu
Đề xuất 3 phương án:
Phương án 1: Thu gom bằng hệ thống thoát nước chung
Phương án 2: Thu gom bằng hệ thống thoát nước riêng
Phương án 3: Thu gom bằng hệ thống thoát nước nửa riêng
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các phương án nêu trên, chúng tôi lựa chọn Phương
án 3 để thu gom và xử lý nước thải cho khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên.
3.3.2. Giải pháp xử lý nước thải đô thị
Đề xuất 2 phương án:
Phương án 1: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, dùng bể earotank.
Phương án 2: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, dùng kênh oxy hóa, kết
hợp xử lý P bằng FeCl
2
.
Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của các phương án, chúng tôi lựa chọn Phương
án 2 để thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu vực nghiên cứu.
* Mô phỏng hệ thống xử lý nước thải đề xuất trên cơ sở phần mềm Steady
Trên cơ sở tính toán của Steady, kết quả tính toán cân bằng vật chất của hệ thống
được tính toán và mô tả tại Hình . Kết quả tính toán cũng cho thấy các thông số của nước
thải đầu ra hoàn toàn phù hợp với yêu cầu xử lý (Đạt TCVN 7222:2002 sau xử lý lần hai
và QCVN 40:2011/BTNMT).
Hình 1. Kết quả tính toán cân bằng chất hệ thống xử lý nƣớc thải bằng mô hình
STEADY
3.4. Mô phỏng các quá trình thủy lực trên mạng thoát nước khu phía Bắc thành phố
Thái Nguyên
Trên cơ sở mạng lưới thu gom và xử lý nước thải đề xuất, chúng tôi thực hiện mô
phỏng các quá trình thủy lực diễn ra trong hệ thống bằng phần mềm SWMM – Version 5
(2004) nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của hệ thống, đồng thời xác định các thông
số cơ bản của mạng thoát nước đề xuất.
Trong đề tài này chúng tôi lựa chọn tính toán cho 2 trường hợp:
Trƣờng hợp 1: Nhằm kiểm tra khả năng chuyển tải nước thải trong cống và khả
năng điều tiết của hồ chứa với các thông số giả định của hệ thống thoát nước đề xuất
Trƣờng hợp 2: Tính toán hệ thống xét tới ảnh hưởng của mức nước dâng trên sông
Cầu lên hệ thống. Do sông Cầu là sông lớn, nên hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp mực
nước dâng trên sông cao hơn hẳn các cửa thoát nước của hệ thống nên việc tính toán theo
kịch bản này có ý nghĩa lớn đối với thực tế.
Trong cả hai trường hợp này đều tính tiêu thoát nước cho trận mưa kéo dài trong
vòng 3 giờ và hệ thống thoát nước phải tiêu trong vòng 30 phút để đảm bảo cho hệ thống
không bị ngập và phù hợp với thực tế.
Cả hai trường hợp này đều có thể xảy ra trong thực tế.
Kết quả tính toán mô phỏng
a/. Trường hợp 1
Hình 2. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nƣớc tại
thời điểm đầu trận mƣa
(Sau khi thay đổi giá trị đƣờng kính của mƣơng thoát nƣớc)
Hình 3. Kết quả mô phỏng diễn biến của dòng chảy trên hệ thống thoát nƣớc tại
thời điểm trận mƣa kết thúc
(Sau khi thay đổi giá trị đƣờng kính của mƣơng thoát nƣớc)
Ta thấy tại thời điểm đầu trận mưa và tại thời điểm kết thúc trận mưa hệ thống luôn
đảm bảo khả năng chuyền tải không xảy ra tình trạng ngập. Điều đó có nghĩa là việc chọn
các thông số đầu vào của hệ thống (đường kính ống, mương thoát) là hợp lý.
b/. Trường hợp 2
Tính toán hệ thống xét tới ảnh hưởng của mức nước dâng trên sông Cầu lên hệ
thống. Do sông Cầu là sông lớn, nên hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp mực nước dâng
trên sông cao hơn hẳn các cửa thoát nước của hệ thống.
* Khai báo mức nước dâng
Mức nước dâng được lấy đại diện theo thống kê lũ trên sông Cầu. Cụ thể như sau:
Hình 4. Khai báo mức nƣớc dâng trên sông Cầu và đƣờng cong đại diện
Giữ nguyên các thông số đã khai báo ở trên và chạy trong trường hợp ảnh hưởng
của nước dâng trên sông Cầu. Kết quả như sau:
Hình 5. Mực nƣớc thải trong cống khi có nƣớc dâng
Ta thấy trên hệ thống xảy ra tình trạng ngập, do mực nước dâng trên sông Cầu quá
cao, lưu lượng chảy từ ngoài sông vào hệ thống lớn nên trong trường hợp này hồ không
còn khả năng điều tiết lưu lượng trong hệ thống.
Giải pháp: Để có thể khắc phục được tình trạng ngập trong hệ thống ta lắp đặt thêm
cửa van một chiều điều tiết tự động theo mức nước tại cửa xả, ứng với mực nước dâng
lớn đồng thời trong khu vực xảy ra mưa thì sau đó dùng bơm để bơm nước từ hồ ra
ngoài sông Cầu.
Trong SWMM ta phép ta chọn bơm tùy ý, sau đó chạy mô hình rồi kiểm nghiệm lại
kết quả. Việc thử nghiệm sẽ dùng lại khi máy bơm ta chọn phải có khả năng điều tiết lưu
lượng trong hệ thống, không còn tình trạng ngập trong hệ thống.
* Kết quả tính toán
Hình 6. Diễn biến của dòng chảy trong cống khi có bơm
Từ diễn biến dòng chảy tại hình 6 cho thấy điểm đầu trận mưa và tại thời điểm kết
thúc trận mưa hệ thống luôn đảm bảo khả năng chuyền tải không xảy ra tình trạng ngập.
Điều đó có nghĩa là việc chọn các thông số đầu vào của hệ thống (đường kính ống, độ sâu
chôn cống, độ dốc) là hợp lý.
Bảng 1. Thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống thoát nƣớc đề xuất
STT
Mô tả kỹ thuật
Đơn vị
Khối lƣợng
A
Mƣơng/cống thoát nƣớc
1
Mương thoát nước D500
m
8030
2
Mương thoát nước D600
m
4000
3
Mương thoát nước D700
m
2711
4
Mương thoát nước D800
m
3742
5
Mương thoát nước D900
m
569
6
Mương thoát nước D1000
m
12.241
7
Mương thoát nước D1200
m
1064
B
Hồ điều hòa
Thông số kỹ thuật:
+ Diện tích hồ: F = 24.500 m
2
;
+ Thay đổi của mực nước: 1,00 m.
+ Cao độ tối đa: 2,06m
C
Trạm bơm
Đơn vị
Công suất
1
SP1
l/s
57,2
2
SP2
l/s
125,8
3
SP3
l/s
149,9
4
SP4
l/s
20,1
5
SP5
l/s
44,3
6
SP6
l/s
227,0
7
SP7
l/s
49,0
8
SP8
l/s
54,4
9
SP9
l/s
239,8
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua việc đánh giá hiện trạng thoát nước, xử lý nước thải khu vực phía Bắc
thành phố Thái Nguyên cũng như nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
thành phố, đề tài đã đề xuất được mạng lưới thoát nước tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả
thu gom và xử lý nước thải đô thị cho khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên đến năm
2020.
Qua quá trình thực hiện đề tài “Định hướng nâng cao hiệu quả thu gom và xử ký
nước thải đô thị khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên đến năm 2020” chúng tôi có
thể rút ra các kết quả chính như sau:
- Hệ thống thoát nước của khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên hiện trạng là
hệ thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải sinh hoạt được thu gom vào hệ thống
các mương hai bên vỉa hè, nước sau thu gom được xả thẳng vào các nguồn tiếp nhận (các
suối nhỏ và sông Cầu). Một số khu vực nước thải sinh hoạt của các hộ được xả thẳng ra
các vùng đất trũng (ruộng lúa).
- Hệ thống mương thoát nước của khu vực hầu hết đã xuống cấp (trừ một số đoạn
được cải tạo xây mới vào năm 2010) nên khả năng thoát nước bị hạn chế.
- Hiện tại, toàn khu vực phía Bắc thành phố có 04 điểm thường xuyên bị ngập úng
khi trời mưa to, gây khó khăn cho giao thông đi lại, mất mỹ quan và ảnh hưởng đến điều
kiện vệ sinh môi trường. Trong tương lai nhất thiết phải có giải pháp chống ngập úng tại
các địa điểm này.
- Nước thải sinh hoạt của các hộ dân sau khi xử lý qua bể tự hoại được xả thẳng ra
ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước mặt sông Cầu. Nước mưa hoàn toàn
không được xử lý (đặc biệt là nước mưa đợt đầu có hàm lượng ô nhiễm cao).
- Luận văn đã phân tích được khá chi tiết về hiện trạng mạng lưới thoát nước của
khu vực, từ đó đề xuất và lựa chọn phương án thoát nước tối ưu, phù hợp với điều kiện
địa phương. Mạng lưới đề xuất là mạng lưới thoát nước nửa riêng (thoát nước chung với
các hố ga tách), theo đó, toàn bộ nước thải sinh hoạt và một phần nước mưa đợt đầu sẽ
được thu gom và đưa về trạm xử lý nước thải tập trung (công suất xử lý 12.000
m
3
/ngày.đêm).
- Phương án thoát nước lựa chọn được mô phỏng quá trình thủy lực trên cơ sở phần
mềm SWMM cho kết quả có độ tin cậy khá cao, phù hợp với điều kiện địa phương. Quá
trình mô phỏng được thực hiện trên hai trường hợp (thoát nước bình thường và thoát
nước khi mực nước sông Cầu dâng lên làm ảnh hưởng đến hệ thống), trên cơ sở đó luận
văn đã lựa chọn được các thông số cơ bản của hệ thống thoát nước đề xuất cho khu vực
như kích thước các tuyến mương cống, số lượng và công suất các trạm bơm, dung tích
cần thiết của hồ điều hòa.
2. Khuyến nghị
Trong quá trình nghiên cứu đề xuất hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho khu
vực nghiên cứu, các số liệu đã được sử dụng trên nhiều tài liệu khác nhau. Việc sử dụng
phần mềm SWMM để mô phỏng các quá trình thủy lực trong hệ thống thoát nước với các
tham số đầu vào (như hệ số nhám đường ống, độ dốc từng đoạn ống, diện tích bề mặt
không thấm nước, dữ liệu về độ dâng nước sông Cầu ) chưa được kiểm chứng đầy đủ
nên việc đưa các công trình vào áp dụng thực tế cần phải được nghiên cứu thêm.
Bên cạnh đó do giới hạn về khả năng nghiên cứu của tác giả, thời gian có hạn nên
luận văn tốt nghiệp sẽ còn nhiều hạn chế. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu có thể
đóng góp được phần nào cho việc lựa chọn phương án thoát nước và xử lý nước thải cho
khu vực thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
References
Tiếng Việt
1. 20TCN 51-84 (1990), Thoát nước - Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên ngoài, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (2002), Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng,
Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2000), Định hướng thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020, Bộ Xây
dựng, Hà Nội.
4. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm
2011, Thái Nguyên.
5. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (1995), Giáo trình kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản
Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
6. Trần Đức Hạ (1995), “Báo cáo để tài NCKH B94 - 34 – 06”, Mô hình các trạm xử lý
nước thải công suất nhỏ trong điều kiện Việt Nam, Đại học Xây dựng, Hà Nội.
7. Trần Đức Hạ (2000), Lựa chọn công nghệ thoát nước và xử lý nước thải phù hợp cho
các đô thị, Hội thảo cấp thoát nước đô thị Việt Nam, Hà Nội.
8. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Hoàng Văn Huệ (1996), Xử lý nước thải, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
10. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ, Mai Liên Hương, Lê Mạnh Hà, Trần Hữu Diện
(2001), “Thoát nước”, Mạng lưới thoát nước Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.
11. Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà xuất
bản Xây dựng, Hà Nội.
12. Trần Văn Mô (2002), Thoát nước đô thị, một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn ở Việt
Nam, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
13. Trần Hiếu Nhuệ (1990), Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Trường Đại học
Xây dựng, Hà Nội.
14. Sở Xây dựng Thái Nguyên (2010), Báo cáo thống kê hiện trạng hạ tầng các tuyến
mương thoát nước đô thị Thái Nguyên, Thái Nguyên.
15. Trần Hữu Uyển (1997), Mạng lưới thoát nước, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.
Tiếng Anh
17. Syed R. Qasim (1999), Wastewater treatment plants: Planning, disign, and
operation, Second Edition, Technomic publishing Co. Inc, Lancaster - Basel.
18. Veenstra Ir. S. (1995), Wastewater treatment, DELPT, Netherlands.
19. AIT (1996), Wastewater treatment, EBARA - AIT, Thailand.