Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quản lý chất lượng thi công các công trình cơ sở hạ tầng tại Công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 78 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên.Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liêu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mậu Thanh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài luận văn: “Quản lý chất
lượng thi công trong các công trình cơ sở hạ tầng tại công ty cổ phần xây dựng
thương mại Thăng Long” chuyên ngành Quản lý xây dựng, học viên đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Đinh Thế Mạnh cùng với sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo Trường Đại học Thủy Lợi; Ban giám đốc Công ty cổ phần xây dựng thương
mại Thăng Long; sự tham gia góp ý của các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng
sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, học viên đã hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Học viên cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Đinh Thế Mạnh và đã trực
tiếp dành nhiều thời gian, công sức cũng như tâm huyết hướng dẫn học viên hoàn
thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong các thầy
giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm và đóng góp ý kiến
để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Mậu Thanh Tùng

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .......................... viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
4.1. Cách tiếp cận .....................................................................................................................2
4.2. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................................3
5.1 Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................................3
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................3
6. Kết quả đạt được: .................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG. .......................................4
1.1 Khái quát chung vềcác công trình cơ sở hạ tầng..............................................................4
1.2Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình hạ
tầng ở Việt Nam. ......................................................................................................................6
1.2.2 Công tác tổ chức thi công xây lắp............................................................................... 12
1.2.3 Công tác lắp đặt các thiết bị công trình....................................................................... 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng ở Việt
Nam. ....................................................................................................................................... 17
1.3.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng ....... 17
1.3.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công xây
lắp......................................................................................................................................... ... 19
1.3.3 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng lắp đặt các thiết bị
công trình

..................................................................................................................... 20
iii


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ. ................................................... 23
2.1 Các quy định về công tác quản lý chất lượng thi công. ................................................ 23
2.1.1 Công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng........................................................................... 23
2.1.2 Công tác tổ chức thi công xây lắp ............................................................................... 24
2.1.3 Công tác lắp đặt các thiết bị công trình....................................................................... 28
2.2 Nội dung, phương pháp và mô hình quản lý chất lượng thi công. ............................. 29
2.2.1 Công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng.......................................................... 30
2.2.2Công tác quản lý tổ chức thi công xây lắp .................................................................. 32
2.2.3Công tác quản lý chất lượng lắp đặt các thiết bị công trình ....................................... 35
2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chất lượng thi công......................................... 37
2.3.1 Năng lực công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng .......................................... 39
2.3.2 Năng lực công tác quản lý chất lượng thi công xây lắp ............................................ 40
2.3.3 Năng lực công tác quản lý chất lượng lắp đặt các thiết bị công trình ....................... 40
Kết luận chương 2 ................................................................................................................. 41
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG THƯƠNG MẠI THĂNG LONG. ......................................................................... 42

3.1 Tình hình thi công các công trình cơ sở hạ tầngcủa công ty xây dựng thương mại
Thăng Long............................................................................................................................ 42
1. Thông tin chung................................................................................................................. 42
2.Lịch sử hình thành và pháttriển ......................................................................................... 42
3.2Đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng thi công các công trình cơ sở hạ
tầng của công ty cổ phần xây dựng thương mại Thăng Long. ........................................... 44
3.2.1Công tác nhân sự trong quản lý chất lượng thi công .................................................. 44
3.2.2 Công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng........................................................................... 46
3.2.3 Công tác tổ chức thi công xây lắp ............................................................................... 47
3.2.4 Công tác lắp đặt các thiết bị công trình....................................................................... 52

iv


3.3 Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công các công trình cơ sở hạ tầng của
công ty cổ phần xây dựng thương mại Thăng Long........................................................... 54
3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự quản lý chất lượng công .................................. 54
3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý chất lượng công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng........... 56
3.3.3Nâng cao năng lực quản lý chất lượng công tác tổ chức thi công xây lắp.. .............. 59
3.3.4Nâng cao năng lực quản lý chất lượng công tác lắp đặt các thiết bị công trình........ 63
Kết luận chương 3 ................................................................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 67
1.Kết luận ............................................................................................................................... 67
1.1Kết quả đạt được của luận văn ........................................................................................ 67
1.2 Những hạn chế của đề tài ............................................................................................... 68
2. Một số kiến nghị................................................................................................................ 68

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Đường 5 kéo dài,công trình mang tính chất lượng cao.
Hình 1.2 Gạch đất nung
Hình 1.3 Xi măng
Hình 1.4 Cát được sử dụng trong xây dựng
Hình 1.5 Sắt thép
Hình 1.6 Cốp pha xây dựng
Hình 1.7 gạch cốt liệu
Hình 1.8 nhà khung thép
Hình 1.9 Đường xuống cấp ở việt nam
Hình 1.10 Thiết bị vệ sinh trong nhà
Hình 1.11 Thiết bị điện kém chất lượng gây cháy
Hình 1.12 Bảo quản xi măng
Hình 1.13 Việc sửa chữa sau khi đổ bê tông
Hình 2.1 Sơ đồ Mô hình quản lý nhà thầu về công tác vật liệu xây dựng
Hình 2.2 Sơ đồ Mô hình quản lý nhà thầu về tổ chức thi công xây lắp
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức và triển khai nhân sự tại Công ty cổ phần xây dựng
thương mại thăng long
Hình 3.2: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư
Hình 3.3 Sơ đồ đề xuất tổ chức và triển khai nhân sự
Hình 3.4: Quy trình quản lý chất lượng vật liệu
vi


Hình 3.5 Quy trình quản lý chất lượng công tác tổ chức thi công xây lắp
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình quản lý lắp đặt thiết bị

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

ATLĐ

An toàn lao động

CBNV

Cán bộ nhân viên

CĐT

Chủ đầu tư

CTHT

Công trình hạ tầng

QLDA

Quản lý dự án

QLCL

Quản lý chất lượng

TBCT

Thiết bị công trình


TCVN

Tiêu chuẩn ViệtNam

CBKT

Cán bộ kỹ thuật

VLXD

Vật liệu xây dựng

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại công nghiệp hóa ,hiện đại hóa của xã hội Việt Nam việc đẩy mạnh phát
triển các công trình hạ tầng cơ sở mang tính chiến lược lâu dài được chú trọng cao.Nhiều
các quận huyện đang đẩy mạnh hạ tầng cơ sở góp phần phát triển kinh tế.Một vài năm
gần đây công ty cổ phần xây dựng thương mại thăng long được tham giam nhiều công
trình hạ tầng trọng điểm.
Trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận của huyện thì bên
cạnh đó vẫn còn thiếu sót mà các đơn vị liên quan cần khắc phục như: nhiều công trình
cơ sở hạ tầng chất lượng còn ko chưa đảm bảo yêu cầu đề ra,hiện tượng bị chậm tiến độ
diễn ra nhiều ở một số công trình trong điểm gây ảnh hưởng dân cư xung quanh công
trình.
Trong tương lai các quận huyện các công trình hạ tầng cơ sở sẽ ngày một nhiều ,quy mô
cũng ngày một lớn.Vậy để đảm bảo chất lượng ,chiến lược lâu dài thì việc quản lý chất
lượng trong công tác thi công phải được đẩy mạnh.

Xuất phát từ đó việc nâng cao chất lượng trong công tác thi công các dựng án cơ sở hạ
tầng của công ty cổ phần xây dựng thương mại thăng long , với những kiến thức đã tích
lũy được trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu tại Trường, được sự đồng ý của
khoa Công trình- Trường Đại học Thủy Lợi cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của
Tiến sĩ Đinh Thế Mạnh cùng việc nắm bắt được tình hình phát triển của công ty, tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu“Quản lý chất lượng thi công trong các công trình cơ sở hạ
tầng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại thăng long.” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
lượng thi công trong các công trình hạ tầng của công ty cổ phần xây dựng thương mại
thăng long.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý về công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng thi công các
công trình cơ sở hạ tầng của công ty cổ phần xây dựng thương mại Thăng Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là công tác công tác quản lý chất lượng thi công
các công trình cơ sở hạ tầng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại thăng long hiện
nay, để đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công các công trình cơ sở
hạ tầng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại Thăng Long.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào các hoạt động quản lý chất lượng thi
công xây dựng hạ tầng, công tác tổ chức quản lý chất lượng xây dựng các công trình hạ
tầng do công ty cổ phần xây dựng thương mại Thăng Long làm nhà thầu.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận các nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng dự án và thực trạng về công tác
quản lý chất lượng thi công dự án của các nhà thầu thi công các công trình cơ sở hạ tầng
của công ty cổ phần xây dựng thương mại Thăng Long.
- Tiếp cận các quy định của pháp luật về công tác quản lý chất lượng các công trình xây
dựng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
- Một số phương pháp kết hợp khác để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề được đặt ra.

2


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng, vấn đề và
giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các công trình hạ tầng, quan điểm lý luận về hiệu
quả quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng góp thiết thực cho
quá trình nâng cao quản lý chất lượng thi công xây dựng hạ tầng công trình do của công
ty cổ phần xây dựng thương mại thăng long làm nhà thầu. Đảm bảo tính bền vững và
hiệu quả của các công trình hạ tầng được xây dựng.
6. Kết quả đạt được:
- Đánh giá được thực trạng các công trình cơ sở hạ tầng của công ty cổ phần xây dựng
thương mại thăng long.
- Nghiện cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi công các công trình cơ sở

hạ tầng của công ty cổ phần xây dựng thương mại thăng long.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG.
1.1 Khái quát chung về các công trình cơ sở hạ tầng.
Năm qua, Đông Anh đã chủ động phối hợp với Sở Xây dựng, Sở GTVT Hà Nội đầu tư,
cải tạo một số hạng mục như mở rộng mặt đường, cải tạo hệ thống thoát nước, lắp đặt bổ
sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến QL3. Thực hiện bó gọn, cắt bỏ các đoạn
dây điện, cáp thông tin không sử dụng trên các tuyến đường: Cao Lỗ, QL3, Lâm Tiên, Uy
Nỗ, ga Đông Anh, Đào Cam Mộc, khu trung tâm thương mại. Đồng thời, thực hiện duy
tu, duy trì hơn 120.000m2 thảm cỏ, trang trí hơn 40.000m2 cây xanh, đảo hoa và 7.000
cây xanh tại khu vực trung tâm huyện, các đường trục chính thuộc địa bàn huyện quản
lý...
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được coi là điểm nhấn của huyện Đông Anh trong
khoảng 10 năm qua. Trên cơ sở giao thông được kết nối đồng bộ, địa phương đã và đang
tranh thủ có hiệu quả sự hỗ trợ của T.Ư, TP nhằm đẩy nhanh phát triển các dự án kinh tế
- xã hội. Một loạt dự án có tầm vóc như: Công viên Văn hóa du lịch vui chơi giải trí
Công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, Khu chức năng đô thị và nhà
ở sinh thái, cùng một loạt công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển đô thị dọc đường
Võ Nguyên Giáp đã được khởi công, xây dựng.
Việc huyện được đẩy mạnh các công trình cơ sở hạ tầng cũng cần kèm thèm chất lượng
của các công trình đó.Để đảm bảo cho các công trình cần có đội ngũ quản lý chất lượng.
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ
thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy
định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn
phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví

dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến
trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không
kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có được chất lượng
công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ

4


bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà
thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gia luật hóa với
nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng) do
Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do các chủ thể trực tiếp tham gia vào quá
trình đầu tư xây dựng (chủ đầu tư và các nhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát.

Hình 1.1 Đường 5 kéo dài,công trình mang tính chất lượng cao.
Vai trò của quản lý chất lượng đánh giá sự sống còn của công trình đó.Nó là phần tất yếu
cho mọi công trình.Công trình có được đẹp bền vững hay không 1 phần lớn là do bộ phận
quản lý chất lượng có làm tốt nghiệm vụ của mình hay không.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được
xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy, chất lượng công
5

trình xây dựng phụ thuộc vào


chất lượng của vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng lại rất đa dạng về chủng loại. Để
đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, cần kiểm tra, giám sát chất lượng chúng

khi đưa vào sử dụng.
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất
lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm
thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng
công trình. Công tác quản lý chất lượng vật liệu trong thi công xây dựng là một trong các
công tác chính của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng phải tuân theo
Luật Xây dựng.
1.2Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình hạ
tầng ở Việt Nam.
Để đảm bảo cho việc xây dựng các công trình hiện đại, quy mô tầm cỡ, đạt hiệu quả cao
trong khai thác và sử dụng, thì công việc QLCL và công tác giám sát xây dựng công trình
đặc biệt quan trọng. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cần phải
đảm bảo được về các phương diện như: quản lý vật liệu xây dựng, quản lý thi công xây
lắp, quản lý lắp đặt các thiết bị công trình.
1.2.1 Công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng
Về công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng các công trình hạ tầng thường chuẩn bị các vật
liệu cơ bản chính gồm:
Gạch: Có rất nhiều các loại gạch trong xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, trong khi xây dựng
các công trình nhà ở dân dụng, đặc biệt là các mẫu nhà cấp 4, nhà vườn 1, 2, 3 tầng thông
thường, loại gạch được lựa chọn phổ biến là gạch đất nung ( gạch có lỗ hoặc gạch đặc)
tùy theo vị trí và nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư.

6


Hình 1.2 Gạch là một trong những vật liệu xây thô không thể thiếu được
Tùy thuộc theo loại gạch sử dụng, tùy thuộc theo kích thước viên gạch và tùy thuộc theo
chiều dày tường ( tường 100 hay 200…), loại tường ( Tường thẳng hay cong,…) mà có
định mức hao phí số lượng viên gạch, vữa cho 1m3 tường xây là khác nhau:

-Đối với tường 100: trung bình 55 viên/m2
-Đối với tường 200: trung bình 110 viên/m2
Xi măng: Xi măng là thành phần kết dính quan trọng nhất đóng vai trò quan trọng trong
công tác xây, chát, đổ bê tông. Bạn nên lựa chọn loại xi măng uy tín, có tiếng để đảm bảo
sự vững chắc cho chất lượng công trình. Thông thường, hiện nay, xi măng chiếm khoảng
5- 7% tổng giá trị công trình. Chi phí xi măng sẽ phụ thuộc vào số lượng và chủng loại xi
măng sử dụng của công trình! Thông thường, trong hồ sơ thiết kế theo quy chuẩn, thì sẽ
không có thống kê số lượng, trọng lượng xi măng cần sử dụng cho công trình đó. Do đó,
phần này nếu bạn muốn biết chi tiết và tính toán chính xác số lượng để chuẩn bị mua vật

7


tư cho đúng thì có thể thực hiện gói hồ sơ dự toán công trình bóc tách theo hồ sơ thiết kế
trước đó.

Hình 1.3 Xi măng
Cát: Loại cát có thể được sử dụng trong công trình là cát đen và cát vàng . Thông thường
hiện nay, cát sẽ được bán theo m3 hoặc một số địa điểm bán cát theo xe. Tùy từng xe đổ
cát mà giá mỗi xe lại khác nhau. Bạn nên tìm một đơn vị cung cấp vật tư xây dựng uy tín,
hoặc những đơn vị cung ứng ở gần địa điểm công trình để giảm bớt chi phí vận chuyển,
hạn chế rơi vãi.

8


Hình 1.4 Cát được sử dụng trong xây dựng
Có một lưu ý nữa là đối với vật liệu cát, bạn chỉ nên mua từng m3, xe cát nhỏ, đủ dùng
trong khoảng thời gian sau đó sẽ vẫn chuyển tiếp đến đồng thời quá trình thi công. Điều
này sẽ giúp hạn chế tối đa lượng cát dư thừa và vương vãi khắp công trình.

Cốt liệu thô thường là đá nhỏ tăng thêm sức chịu lực của bê tông. Loại đá thường được
sử dụng trong công trình bao gồm đá 1×2 hoặc đá 4×6 tùy thuộc điều kiện xây dựng thực
tế và nhu cầu sử dụng bê tông của từng công trình. Đá là một trong số những cốt liệu
không thể thiếu được trong thành phần bê tông. Trước khi đưa vào sử dụng, cần loại bỏ
hết tạp chất, bụi bẩn để đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất.
Nước nên chuẩn bị nguồn nước đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn. Lưu ý
không sử dụng nước biển, nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, nước lợ, nước có váng dầu mỡ..
để xây dựng.
9


Nước, cát, xi măng được trộn theo tỉ lệ thích hợp sẽ tạo thành nguyên liệu vữa xây cho
công trình.
Bê tông được sử dụng trong công trình cần được pha trộn và sử dụng với tỉ lệ thích hợp,
cần được bảo dưỡng để tăng tính chắc khỏe, bền bỉ cho công trình.
Sắt, thép- vật liệu xây thô không thể thay thế và rất quang trọng mang tính quyết định sự
bên vững của mỗi công trình.

Hình 1.5 Sắt thép
Trong hồ sơ thiết kế nhà dân dụng thông thường, công trình đều được thống kê thép với
khối lượng thép ( bao nhiêu kg) và chủng loại thép ( Phi 10, phi 8, phi 18, phi 20…) để
chủ đầu tư dễ dàng trong việc chọn lựa và sử dụng số lượng thép thích hợp.
Khi lựa chọn nguyên vật liệu xây nhà, những thương hiệu thép uy tín cần lựa chọn để
đảm bảo chất lượng bê tông, đảm bảo chất lượng công trình khi sử dụng. Sắt thép được
coi như xương sống của toàn bộ công trình. Khi kết hợp với bê tông sẽ tạo được kết cấu
bê tông cốt thép chịu lực cho toàn bộ công trình từ móng, giằng, trụ cột, dầm ngang. Do
đó, khi lựa chọn loại vật liệu này, bạn nên lựa chọn những thương hiệu thép uy tín trên
thị trường.

10



Hình 1.6 Cốp pha xây dựng
Cốp pha được sử dụng như khuôn để đổ bê tông . Cốp pha có thể sử dụng loại cốp pha
gỗ, cốp pha nhôm, cốp pha thép,… tùy thuộc vào từng đơn vị thi công. Thông thường,
loại vật liệu xây nhà thô như thế này thường được đơn vị thi công ( nhà thầu) chuẩn bị.
Bạn không cần quá bận tâm về loại vật liệu này. Tuy nhiên,vẫn cần giám sát để đảm bảo
chất lượng xây dựng.[1]
Hiện nay trên công tác chuẩn bị các vật liệu được chọn rất dễ ràng và nhanh chóng.Các
nhà thầu được chọn rất nhiều các mẫu mà vật liệu cũng nhưng chủng loại khác nhau đưa
vào công trình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp giúp
cho các nhà thầu tôi ưu được chi phí các bước sơ chế trong quá trình chuân bị vật liệu
đưa vào sử dụng.Và một số vật liệu được sử dụng là giảm tối đã hao hụt như gạch cốt
liệu.

11


Hình 1.7 Gạch cốt liệu
Ngoài những mặt tích cực đó thì còn một số hạn chế chưa được giải quyết như những vật
liệu được cung cấp trong quá trình vận chuyển còn làm mất vệ sinh môi trường.
1.2.2 Công tác tổ chức thi công xây lắp
Trong công trình xây dựng luôn luôn phải bao gồm tổ chức thi công xây dựng. Nhiệm vụ
của tổ chức thi công là tìm kiếm biện pháp tổ chức hợp lý để xây dựng công trình trong
thời hạn ngắn nhất có thể, với giá thành nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất theo yêu cầu thiết
kế. Trong thiết kế tổ chức và thi công xây dựng phải trình bày phương pháp, phương tiện,
thời hạn thực hiện từng loại công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình. Đó là cơ sở để
lập kế hoạch đầu tư vốn, cung ứng vật tư kỹ thuật, cơ sở sản xuất phụ trợ… Nó là cơ sở
để lập kế hoạch thực hiện kiểm tra, báo cáo sản xuất. Để thiết kế tổ chức và thi công xây
dựng đạt được nhiệm vụ đề ra (nhanh, chất lượng, giá hạ) khi thiết kế phải tuân thủ theo

các nguyên tắc sau:
12


Việc thực hiện các công tác xây lắp bắt buộc phải tuân thủ theo quy trình quy phạm đã
được phê duyệt để làm chính xác, kết hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các quá trình sản
xuất và giữa các đơn vị tham gia xây dựng.
Đưa phương pháp sản xuất dây chuyền và tổ chức thực hiện càng nhiều càng tốt. Đây là
phương pháp tiên tiến nó sẽ nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc; sản xuất
điều hòa, liên tục, giảm nhẹ công tác chỉ đạo và kiểm tra chất lượng, dễ dàng áp dụng các
phương pháp quản lý hệ thống.
Đưa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào trong sản xuất, thay KCS bằng ISO-9000
để nâng cao tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Bảo đảm sản xuất quanh năm, như vậy sẽ khai thác hết năng lực thiết bị, bảo đảm công
ăn việc làm cho cán bộ công nhân, tạo sự phát triển ổn định cho đơn vị xây lắp trong thời
gian dài.
Sử dụng cơ giới hóa đồng bộ và tự động hoá trong các quá trình xây lắp. Chọn những
máy móc, cơ giới có công suất mạnh và giá thành hạ, sử dụng hết công suất và hệ số thời
gian cao.
Sử dụng các kết cấu lắp ghép và cấu kiện sản xuất tại nhà máy để rút ngắn thời gian thi
công, giảm phụ phí (cốp pha, hao hụt vật liệu..).

13


Hình 1.8 nhà khung thép
Thực hiện pháp lệnh phòng hộ lao động, kỹ thuật an toàn lao động cũng như pháp lệnh
phòng chống cháy nổ tại công trường.
Áp dụng các định mức tiên tiến trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo xây dựng với việc sử
dụng sơ đồ mạng và máy tính.

Thực hiện chế độ khoán sản phẩm trong quản lý lao động tiền lương cho cán bộ công
nhân đi đôi với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để tăng tính chủ động, trách nhiệm
của các cá nhân cũng như tập thể với công việc.
Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như là một số các nhà thầu còn chưa ý thứ được việc chất
lượng công trình trong quá trình xây lắp, đường xá hạ tầng còn kém gây ảnh hưởng đến
tiến độ thi công,ở các vùng sâu vùng xa thường thiếu các trang thiết bị thi công gây ảnh
hưởng chất lượng tiến độ của công trình.

14


1.2.3 Công tác lắp đặt các thiết bị công trình
Nhà thầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan
mình, hay giao cho một đơn vị quản lý, Ban quản lý dự án do mình lập để quản lý dự án.
Nhiệm vụ của quản lý chất lượngđối với công tác lắp đặt TBCT đó là kiểm tra sự phù
hợp của nhà thầu cung ứng TBCT, kiểm tra nhân lực, thiết bị, hệ thống quản lý chất
lượng, giấy phép, các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện. Kiểm tra hồ sư năng lực thi công
lắp đặt thiết bị vào công trình của nhà thầu thi công.Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng
của nhà sản xuất, kết quả từ phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu xây dựng. Mô hình tư vấn giám
sát độc lập là mô hình mà CĐT hợp đồng thuê pháp nhân khác có đủ năng lực làm công
tác giám sát lắp đặt thiết bị công trình. Trong đó nhà thầu cử cán bộ phụ trách, đồng thời
phân bổ quyền hạn cho đơn vị đó thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn CĐT. Nhiệm vụ nghiệm
thu xác nhận khi công trình bắt đầu thi công, TBCT lắp đặt phải đúng thiết kế, đảm bảo
chất lượng và duy trì được tiến độ của công trình. Đề xuất cho CĐT những bất hợp lý về
TBCT thiết kế, chất lượng, số lượng, đảm bảo nhà thầu thực hiện đúng yêu cầu thiết kế.
Không được có bất cứ hành vi nào làm sai lệch kết quả. Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn,
15



quy phạm, không có bất cứ lệ thuộc nào vào nhà thầu hoặc đơn vị thi công. Trực tiếp
giám sát độc lập, chấp nhận bồi thường, xử phạt trong những trường hợp vi phạm theo
quy định.
Mục tiêu quản lý chất lượng là góp phần bảo đảm các hoạt động lắp đặt thiết bị công
trình đúng với yêu cầu kỹ thuật bảo chất lượng, quy cách về kích cỡ,màu sắc.
Công tác lặp đặt thiết bị công trình là công các vô cùng quang trọng,nó giúp phần lớn cho
việc công trình đó có hoạt đông được trơn tru hay không.các thiết bị cũng để lại những
mỹ quan đẹp cho công trình góp phần tạo lên sắc mầu cho công trình đó.

Hình 1.9 Thiết bị vệ sinh trong nhà
Ngoài những mặt tích cực của nó ra còn những hạn chế cần phải kể đến là nhiều thiết bị
mẫu mã rất đẹp nhưng có chất lượng kém, những công nhân lắp đặt thiết bị công trình
cần có tay nghề cao nhưng hiện giờ lực lượng làm được còn ít.Việc bảo quản trong quá

16


trính vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn vì thiết bị thương rất dễ hỏng hóc khi va
chạm.Một số thiết bị điện chính là nguyên nhân chính dẫn đến hỏa hoạn.

Hình 1.10 Thiết bị điện kém chất lượng gây cháy
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng ở
Việt Nam.
1.3.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng
Tính chất của vật liệu trong xây dựng công trình có thể phân thành các nhóm như sau:


Nhóm tính chất vật lý: Đặc trưng cho trạng thái, cấu trúc và xác định mối quan hệ

của vật liệu với môi trường.



Nhóm tính chất cơ học: Xác định quan hệ của vật liệu với biến dạng và sự phá hủy

của nó dưới tác dụng của tải trọng.


Nhóm tính chất hóa học: Liên quan đến những biến đổi hóa học và độ bền vững

của vật liệuđối với tác dụngăn mòn hóa học


Tính chất của vật liệu khi chịu tác dụng của nhiệt[2].
17


×