Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SANG KIEN TRÒ CHOI TOAN HOC 3(2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.18 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiêm - TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3
======================================================================
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chon đề tài.
2
II. Mục đích nghiên cứu.
3
III. Đối tượng nghiên cứu
3
IV. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
3
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3
VI. Phương pháp nghiên cứu.
3
VII. Thời gian nghiên cứu.
3
PHẦN NỘI DUNG:
I. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 4
II. Giải quyết vấn đề.
1. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN TOÁN LỚP 3. 5
2 . GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP Ở
LỚP 3
7
KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu: 14
2. Bài học kinh nghiệm:
15
Tài liệu tham khảo
____________________________________________________________________


Người thực hiện - NguyÔn ThÞ NguyÖt
Sáng kiến kinh nghiêm - TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3
======================================================================
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học
khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên
những con người phát triển.
Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là
chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi người giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải
theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế
bài dạy một cách dập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ
động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu tẻ nhạt
và kết quả học tập không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc
đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng
với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Như chúng ta đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo,
có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học
nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải.
Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học nói chung, học sinh khối 1, 2, 3 nói riêng cơ thể của
các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn
chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu
trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ
học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là
kiểu dạy học : “ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ
sở hoạt động của các em.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán
ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì
vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn

các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các
em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với
____________________________________________________________________
Người thực hiện - NguyÔn ThÞ NguyÖt
Sáng kiến kinh nghiêm - TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3
======================================================================
nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán
học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo
cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra
được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất
lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“ Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho
học sinh”.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về đổi mới dạy học tích cực nói chung và dạy học
tích cực trong môn Toán nói riêng.
- Vận dụng dạy học kết hợp học mà chơi để thiết kế bài dạy góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng.
- Đề tài nhằm cho h/s hứng thú hợ khi học toán.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 3 trường Tiểu học số 2 Lương Thịnh với chương trình mới. Đặc
biệt là học sinh lớp 3 năm học 2010-2011 do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng
dạy.
IV. Giới hạn và nội dung nghiên cứu:
“ Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt mục đích trên, tôi xác định mình phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy toán ở tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học toán.

- Tổ chức dạy thực nghiệm.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, tổng hợp tìm nguyên nhân.
- Dùng biện pháp cụ thể áp dụng cho học sinh rèn luyện.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.Tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc dạy học toán lớp 3.
- Phương pháp thực nghiệm.
VII. Thời gian nghiên cứu và áp dụng:
- Năm học 2010-2011.
____________________________________________________________________
Người thực hiện - NguyÔn ThÞ NguyÖt
Sáng kiến kinh nghiêm - TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3
======================================================================
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng.
a. Về học sinh:
- Trên thực tế, trong các giờ học toán, học sinh tiếp thu còn thụ động, nhất là đối
với những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Cuối tiết học, học sinh thường uể
oải, ít tập trung chú ý vào bài vì đặc điểm của học sinh tiểu học là: “ dễ nhớ, mau
quên và chóng chán.” Học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích
được sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đặc điểm về tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật
hay thông qua những hành đồng cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng.
- Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào
đó nhất là những sự vật, hiện tượng gây cảm xúc mạnh.
b. Về giáo viên:
Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do Phòng

giáo dục; Sở giáo dục- Đào tạo tổ chức; song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy
học sao cho mang lại hiệu quả như người giáo viên mong muốn quả là một điều
không đơn giản. Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị nguyên
vật liệu….Mặt khác tổ chức trò chơi sao cho học sinh tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn và
thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của người giáo viên.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng ban đầu.
Năm học 2000-2010 tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3b.
Tổng số học sinh của lớp là 29 em. Các em phân bố rải rác ở 5 thôn đi lại tương đối
khó khăn. Ngay từ đầu học kì II sau khi nhận lớp, tôi đã bắt tay ngay vào khảo sát,
tìm hiểu học sinh đánh giá chất lượng.
Năm học 2009-2010 lớp 3b do tôi trực tiếp nhận chủ nhiệm và giảng dạy đã có từ
cuối học kì I đến cuối năm kết quả đạt được như sau:
____________________________________________________________________
Người thực hiện - NguyÔn ThÞ NguyÖt
Sáng kiến kinh nghiêm - TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3
======================================================================
Loại Học kì 1 Cuối năm học Ghi chú
Giỏi 1 - 3,4 % 1 - 3,4%
Khá 4 - 13,8% 7 - 24,1%
TB 18 - 62,1% 19 - 65,5%
Yếu 6 - 20,7% 2 – 6,8% 2 T

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy: Sau một năm học, kết quả học tập của các em có
tăng sau từng học kì tuy nhiên số lượng học sinh khá giỏi còn tăng quá ít, số học sinh
yếu giảm chậm. Trong giờ học các em học còn uể oải, nắm kiến thức mới còn chậm
khiến cho giáo viên phải mất nhiều công .
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có
hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh
dạn cải tiến phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan
của môn toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích để giúp các em học mà

chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri
thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN TOÁN LỚP 3.
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và
thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :
a. Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán lớp 3:
* Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 3 nói
riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học
cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong
dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo,
tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
____________________________________________________________________
Người thực hiện - NguyÔn ThÞ NguyÖt
Sáng kiến kinh nghiêm - TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3
======================================================================
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 3, phự hợp với khả năng
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
* Cấu trúc của trò chơi học tập :
+ Tên trò chơi.
+ Mục đích: Nêu ra mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức,
kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong
trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học

tập.
+ Nêu lên luật chơi : Chỉ ra qui tắc của hành động chơi quy định đối với người
chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi : Cần chỉ ra số người tham gia trò chơi.
+ Nêu lên cách chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi :
Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 10 phút
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
+ Nêu tên trò chơi
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu ra luật chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của ngươi tham dự, giáo viên có thể nêu thêm
những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận
thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt
những học sinh phạm luật chơi bằng những hỡnh thức đơn giản, vui (như chào các
bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò ....)

____________________________________________________________________
Người thực hiện - NguyÔn ThÞ NguyÖt

×