Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

skkn nang nang cao chat luong day hoc tieng anh hot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.71 KB, 4 trang )

Trường THCS Cẩm La CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO HỘI THẢO
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
I.Tóm tắt về tình hình địa phương Cẩm La và trường THCS Cẩm La
1/Địa phương
-Tình hình kinh tế của địa phương còn khó khăn ,90% sống bằng nghề nông
-Một số gia đình bố mẹ đi làm xa nhà nên con em phải ở với Ông bà người thân
-Địa phương và nhân dân quan tâm đến giáo dục và việc học tập của con em ,tuy nhiên
trình độ dân trí và môi trường giáo dục của xã hội còn thấp so với mặt bằng chung của
huyện .
2/Nhà trường
-Năm học 2010-2011 trường có 176 học sinh chia làm 7 lớp
-Giáo viên và công nhân viên là 24 trong đó có 01 giáo viên tiếng Anh
II.Thuận lợi và khó khăn
A/Thuận lợi
1.Nhà trường
-Phòng thư viện ,phòng thiết bị ĐD dạy học đáp ứng cơ bản cho việc dạy - học của GV-
HS
-Văn phòng nhà trường có đủ bàn ghế ,chỗ làm việc cho GV
-Đồ dùng phục vụ ccho dạy học đã được trang bị và bổ sung hang năm tương đối phong
phú có tác dụng cho việc dạy học .
2.Học sinh
-Đa số học sinh xuất thân từ nông thôn ,ngoan ngoãn,lễ phép ,chăm chỉ học tập ,nhiệt tình
,tích cực trong học tập và đã được làm quen với phương pháp học bộ môn ở cấp 1
-Một số học sinh có ý thức học tập tốt ,tự giác trong học tập .
-Nhiều học sinh có hứng thú với bộ môn ,tích cực hoạt động nhóm vì đó là môn học mới
lạ,hấp dẫn .
B/ Khó khăn
1.Nhà trường
-Chất lượng đồ dung không được tốt .


2.Học sinh
-Phương pháp học tập còn thụ động ,tư duy suy luận còn thiếu hạn chế .
-Năng lực tự học ,kĩ năng học nhóm chưa hình thành tốt .
-Chất lượng chưa đồng đều ,một số còn lười học ,lười ghi chép .
-Chưa tự giác học bài và làm bài trước khi đến lớp .
-Kiếm thức hổng ở lớp dưới làm cho học sinh không theo kịp với các ban trong lớp .
Bên cạnh đó có một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn ,thiếu tập trung tư tưởng .
3.Giáo viên
- Chỉ có 01 GV dạy tiếng Anh
- Việc tuyên chuyển GV gây cho GV và HS làm quen với nhau chưa được nhiều.
- GV sống ở địa phương khác nên việc tiếp xúc và giúp đở các em ngoài giờ còn hạn chế.
III.Các biện pháp thực hiện
1.Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá .
A/ Đổi mới phương pháp dạy học
Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội dung và hình thức
hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình
thức tương tác xã hội trong dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy, học với định hướng:
a. Bám sát mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng
b. Phù hợp với nội dung bài học
c. Phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp.
d. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường;
e. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học;
f. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp
dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương
pháp dạy học truyền thống;
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến
những ứng dụng của công nghệ thông tin
B/Kiểm tra đánh giá
-Căn cứ vào chuẩn kiến thức ,chuẩn kĩ năng của từng nội dung ở từng lớp .

-Đánh giá kịp thời,động viên sự tiến bộ .
-Kiểm tra kiến thức cơ bản, phù hợp
-chú trọng phương pháp lấy thông tin phản hồi từ học sinh.
-Đánh giá không chỉ căn cứ vào kết quả mà cả quá trình học của học sinh.
-Bài kiểm tra yêu cầu phải gần gũi với học sinh .
2. Nắm được đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh.
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi hết sức nhạy cảm thuộc vào giai đoạn giữa trẻ em và
người lớn, không còn là trẻ em nhưng cũng chưa phải là người lớn, mà các em thích làm
người lớn nhưng xử sự như là trẻ con, thích làm theo ý mình, thích cái lạ, thích bạn bè và
bắt đầu cảm thấy chán bộ môn. Tôi nắm bắt được điểm này ở các em đặc biệt là những
em yếu - kém. Do đó tôi đó thay đổi phương pháp học cho các em,vừa học vừa chơi các
trò “Bingo”, “Guessing” “Chain game”; “Nought and cross”; “Lucky numbers”;; hoặc tôi
tổ chức cho các em làm bài tập trắc nghiệm qua trò chơi “ Rung chuông vàng” “ Ai là
triệu phú” mà các em thường hay xem ở trên truyền hình., tạo cho các em không khí nhẹ
nhàng thoải mái khi hoạt động nhóm, hoạt động cặp.
Ví dụ: Unit 1 - English 6: Muốn khắc sâu những từ mới : sit down, stand up, open your
books,close your books ,good bye….Tôi cho học sinh chơi trò “Simon says”. Giáo viên
nói những từ tiếng Anh “Simon says” thì học sinh phải nhắc lại còn nếu giáo viên không
nhắc thì học sinh không phải nhắc lại mà hãy im lặng nếu ai nhắc thì người đó bị Out ra
khỏi cuộc chơi
Ví dụ: Teacher . Simon says “sit down”. Students do after
Teacher . says “sit down”. Students don’t do after
phương pháp này giúp học sinh luyện nghe và các từ đã học
Với những em có vẻ nhút nhát, chưa tự tin khi hoạt động tập thể , ngại nói tiếng Anh, sợ
nói ra dễ bị sai, tôi hỏi học sinh bằng những câu hỏi dễ nhất để khuyến khích và động
viên các em.
Ví dụ:
- Gọi những học sinh này khi muốn kiểm tra nghĩa Tiếng Việt của từ đó hoặc nhắc lại từ,
cụm từ hay câu mà các bạn hay thầy giáo vừa mới nói xong
-Gọi học sinh sửa những lỗi đơn giản như: lỗi chính tả,……

3. Đặt tên, phân chỗ ngồi cho học sinh yếu kém:
Đối tượng học sinh yếu luôn có những khía cạnh khác nhau: em thì vì hoàn cảnh gia đình
nghèo khó, túng thiếu không đủ điều kiện cho việc học hành dẫn đến học kém, em thì do
gia đình ít quan tâm đến việc học của các em dẫn đến các em chơi bời, lêu lổng, không
chú tâm vào việc học. Có em chăm học song vì thiếu sự đầu tư, chăm sóc, hướng dẫn từ
các lớp dưới, dẫn đến mất gốc ...
Trong quá trình dạy, tôi thường đặt cho học sinh những cái tên nhí nhảnh, khác nhau từ
tên của một số loài trái cây, một số đồ vật, con vật , màu sắc hay một tính từ……, vừa tạo
không khí vui vẻ, nhẹ nhàng vừa giúp cho các em khắc sâu từ vựng, bằng cách đó các em
nhớ được từ vựng mà không cần phải mất thời gian để học nhiều.
Ví dụ:
You are “an orange”;
You are “a cat”;
Your name is “red”;
You are “ handsome brother ”; …etc.
Chỗ ngồi của học sinh yếu - kém cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng học tập của các em. Bởi lẽ khi đến lớp các em không những chỉ học ở
thầy cô, mà còn phải học ở bạn rất nhiều, bạn bè chính là nơi để các em luyện tập, giao
tiếp, trao đổi thông tin và cả những kiến thức đó lĩnh hội được từ thầy cô. Do đó bạn giao
tiếp theo nhóm hay theo cặp phải là những đối tượng nhằm hỗ trợ hoạt động của các
em,các em cùng thi đua với nhau theo từng nhóm hay cặp; hay là các em trở thành những
đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn cùng tiến
Ví dụ: Với đối tượng học sinh trung bình , các em sẽ được ngồi cạnh những học sinh giỏi
của lớp; đối tượng học sinh yếu ngồi cạnh những em khá - giỏi, đối tượng học sinh kém
được ngồi cạnh những em khá.
Tuy nhiên cũng theo đặc điểm tình hình học sinh yếu kém của từng lớp mà bố trí chỗ
ngồi cho các em phù hợp với khả năng của từng em; tránh sự mặc cảm, tự ti về trình độ;
nắm chắc vị trí chỗ ngồi của từng học sinh yếu - kém; thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự
tiến bộ của các em.
4. Củng cố và hướng dẫn phương pháp làm bài tập về nhà cho học sinh yếu kém:

Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết bởi sau một tiết học các em cần biết
mình đã học được những gì. phải học và vận dụng những kiến thức cơ bản nào vào bài
tập, cách làm bài tập trong sách bài tập như thế nào. Đối với học sinh yếu kém hoạt động
này đòi hỏi phải có sự cụ thể và tỉ mỉ hơn.
5. Tạo nhóm học ngoại ngữ
-trong nhóm này các học sinh có thể tham gia học hỏi lẫn nhau,phát huy được thế mạnh
của từng lớp ,từng cá nhân qua đó các em co thể học hỏi lẫn nhau.
-Đặc biệt thông qua nhóm các em có thể xóa bỏ mặc cảm , tự tin hơn ở trên lớp.
-Với nhóm này chúng ta phải hoạt động thường xuyên có hiệu quả và phải tạo được cho
các em một tâm lí tự tin khi tham gia và gắn bó .
-Có thể chia ra từng nhóm theo trình độ của các em ,địa bàn ,lớp học.
IV.Kết luận và kiến nghị
1/Kết luận
Trên đây là những gì tôi đã thử làm và thấy có kết quả tốt .Tôi muốn đóng góp cùng các
đồng chí và mong các đồng chí giúp đỡ tôi hoàn thiện bản báo cáo này .
Sau đây là kết quả học tập môn Tiếng Anh Năm học 2009-2010
Mức độ Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu –Kém
kết quả học tập môn Tiếng Anh sau 02 tháng thực hiện đổi mới PPDH Năm học 2010-
2011
Mức độ Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu –Kém
2/kiến nghị
Tôi có một chút kiến nghị nhỏ về chương trình Anh Văn 8 và 9 là quá nặng so với trình

độ nhận thức của học sinh trường Cẩm La ,trong khi đó có nhiều tiết dồn cả kĩ năng nghe
và kĩ năng nói vào một tiết <trước kia là 2 tiết >nếu không thì kết hợp các tiết dạy kĩ năng
với các mục của Language Focus .Tôi thực sự lúng túng khi dạy những tiết này vì áp lực
thời gian không đủ cho cả 2 hoạt động.
+ Để thực hiện được những vấn đề tôi nêu trên cần có sự ủng hộ tích cực của tất cả sự
giúp đỡ của GVCN ,BGH nhà trường ,của Đoàn , Đội ….
+ Nhà trường cần có 1 phòng bộ môn riêng cho Tiếng Anh <phòng này phải đáp ứng
được như là cách âm ,độ sáng , rộng , đầy đủ csvc…>
+ Nhà trường cần bổ sung thêm 1 gv tiếng Anh nữa .
+ Bổ sung thêm tranh ảnh mới , băng đĩa mới hang năm

×