Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

qua bau tien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.83 KB, 3 trang )

Giáo án
Môn : Làm quen văn học
Chủ đề: Thế giới thực vật
Chủ đề nhánh : các loại rau quả
Đề tài : Qủa bầu tiên
Đối tượng : trẻ 4 - 5 tuổi
Thời gian : 20 - 25 phút
Số trẻ : 15 trẻ
Người dạy : tổ 1
Ngày dạy : 22/10/2010
- Hoạt động có chủ đích: kể chuyện “Quả bầu tiên”
- Nội dung kết hợp:
+ Âm nhạc: Hát và vận động “Gieo hạt”
+ Tạo hình: trang trí nón mũ…các con vật bằng lá cây, rau củ.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tựa đề và các nhân vật trong truyện
- Hiểu nội dung chuyện thông qua việc trả lời các câu hỏi của cô.
2. Kỹ năng:
- Biết bắt chước điệu bộ nhân vật trong truyện.
- Biết tự nêu câu hỏi để các bạn trả lời.
- Phát triển khả năng tư duy , tưởng tượng, suy đoán và ngôn ngữ của trẻ
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ một số nề nếp học tập: tập trung chú ý, đưa tay phát biểu, phối hợp với
bạn trong hoạt động nhóm.
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc , kể lại câu truyện cùng cô
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh minh họa câu truyện, hình ảnh câu truyện trên máy
- Một số loại rau - quả
- Máy tính, máy chiếu


- Phương pháp : trực quan, đàm thoại, thực hành
+ Biện pháp : câu đố , trò chơi, các tình huống
-Nội dung tích hợp : trò chơi, bài hát
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Thời gian Hoạt động của trẻ
HĐ 1 : Đàm thoại - trò chuyện chủ điểm
- Cô đọc câu đố:
“ Cùng họ hàng với bí
Nhưng trái lại tròn hơn
Treo lủng lẳng trong vườn
Vỏ màu xanh biêng biếc?”
- Gọi 1-2 bạn giải câu đố.
- Cô dẫn dắt: quả bầu được xếp vào
nhóm rau ăn củ hay ăn quả?
- Theo con thì ăn canh bầu có tác
dụng gì đối với cơ thể?
- Dẫn dắt: có một câu chuyện kể về
quả bầu nhưng không phải là quả
bầu bình thường mà đó là “quả bầu
tiên”
- Bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe.
3 phút
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ giải câu đố
- Trẻ trải lời
HĐ 2 : Cô kể tác phẫm
Cô kể độc diễn, nhập vai nhân vật
- Kể xong cô đàm thoại với trẻ.
1. Muốn biết được câu chuyện tên gì
các con nên đặt câu hỏi như thế

nào?
2. Để hỏi nhân vật trong chuyện thì
theo con nên đặt câu hỏi nào?
3. Cậu bé chăm sóc chim én như thế
nào? Con tưởng tượng xem cậu bé
làm những việc gì để chăm sóc
chim én?
4. Chim én đã đền đáp công ơn của
cậu bé bằng cách nào?
5. Nếu con là chim én thì con sẽ đền
đáp cậu bé như thế nào?
Theo con, cậu bé trước khi giúp chim én có
nghĩ là mình sẽ được chim én giúp đỡ lại
không? Vì sao?
Mình giúp 1 người khác có mong muốn
người ta trả ơn không? Vì sao?
6. Tại sao tên địa chủ lại bẻ gãy cánh
chim én?
7. Tên địa chủ đã bị trừng phạt như
thế nào? Tại sao hắn lại bị trừng
phạt như thế?
- Cô nhận xét tính cách nhân vật
+ cậu bé : hiền lành, tốt bụng
+ Lão địa chủ : tham lam , độc ác
10- 15 phút
trẻ đặt câu hỏi
trẻ tự đặt câu hỏi và gọi bạn
trả lời
trẻ trả lời các câu hỏi
cô đặt ra

Trẻ chọn tính cách
nhân vật
- Trò chơi: bắt chước điệu bộ của tên
địa chủ khi mang quả bầu về nhà.
HĐ 3 : Trẻ kể lại chuyện
- Trẻ kể lại chuyện theo tuyến nhân vật mà
trẻ thích . Cô gợi ý giúp trẻ kể diễn cảm
câu truyện
- Nhận xét vai kể
- Cả lớp hát, vận động theo bài hát " vườn
cây của ba "
- trẻ chia thành 3 nhóm
kể chuyện theo
tuyến nhân vật
- Hát cùng cô
HĐ 4 : củng cố
- Cô mở nhạc, trẻ kết nhóm thành 3
nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 trẻ.
- Nhóm 1: nặm hình các loại quả
- Nhóm 2: tô màu quả theo ý thích
- Nhóm 3: xé hoặc cắt , dán
- Kết thúc giờ học : cô nhận xét sản
phẫm và tuyên dương những trẻ
làm tốt, khích lệ trẻ tham gia,
- Kết thúc
Trẻ thực hiện

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×