Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổng quan nghiên cứu về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0 đến 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.57 KB, 12 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÕ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO
DỤC CON TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI
TS. Phạm Thị Thúy
Bộ môn Quản lý Nhà nƣớc về xã hội
Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia TP. HCM
Email:
Tóm tắt: Bài báo với mục đích tổng quan nghiên cứu về “Vai trò của cha mẹ trong việc
giáo dục con giai đoạn 0-6 tuổi”. Tác giả tổng quan trên 6 nhóm vấn đề: (1) Về môi trường
giáo dục gia đình và giáo dục tuổi ấu thơ, (2) Sự khác biệt về vai trò cha mẹ trong giáo dục
con cái ở các nước, (3) Sự khác biệt vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con, (4) Sự
thay đổi trong công việc giáo dục/xã hội hóa trẻ em trong gia đình hiện nay, (5) Vai trò cha
mẹ với nội dung giáo dục con trong gia đình và (6) Vai trò của cha mẹ với phương pháp
giáo dục con trong gia đình.
Từ khóa: tổng quan, vai trò của cha mẹ, giáo dục, 0 - 6 tuổi.
Lời giới thiệu
Đối với trẻ em, gia đình là môi trƣờng xã hội hóa đầu tiên đặt nền móng cho sự hình
thành nhân cách trẻ và có ảnh hƣởng lâu dài trong suốt cuộc đời trẻ. Với trẻ em giai đoạn 0 6 tuổi, việc giáo dục, xã hội hóa càng có một tầm quan trọng đặc biệt. Trong giai đoạn này,
cha mẹ chứ không phải ai khác là ngƣời dẫn dắt trẻ, từ lúc còn là bào thai, từng bƣớc đi vào
cuộc sống.
Ở Việt Nam, kinh nghiệm “dạy con từ thuở còn thơ” cũng đƣợc ông cha ta đề cao. Tuy
nhiên không phải cha mẹ nào cũng nhận thức đầy đủ về vai trò giáo dục con trong giai đoạn
trẻ 0 – 6 tuổi. Hơn nữa, sự tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ và nam giới vào thị trƣờng
lao động bên ngoài gia đình cùng với sự chuyển đổi các giá trị, chuẩn mực gia đình trong
điều kiện công nghiệp hóa, toàn cầu hóa đang tƣớc đi thời gian và làm giảm sút vai trò của
cha mẹ dành cho việc chăm sóc, giáo dục con cái. Do bận làm ăn, không ít cha mẹ đã phó
mặc việc chăm sóc giáo dục con cho các tổ chức bên ngoài gia đình. Thực tế, không ít nhà
giữ trẻ chỉ là nơi trông giữ đơn thuần trong thời gian cha mẹ đi làm. Tình trạng thờ ơ, thiếu
trách nhiệm, thậm chí bạo lực của ngƣời trông trẻ đối với trẻ em đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng nhƣ báo chí gần đây đã lên tiếng.


Vậy trong bối cảnh xã hội hiện nay, làm thế nào để thực hiện tốt vai trò của cha mẹ trong
việc giáo dục con giai đoạn 0 - 6 tuổi? Đây là một vấn đề xã hội có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn hết sức cấp bách.
Thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục gia đình của Viện
Xã hội học, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Khoa học giáo dục, các Trung tâm
Nghiên cứu về gia đình... Vấn đề chức năng xã hội hóa, giáo dục trẻ em đã đƣợc đề cập đến.
63


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

Nhƣng cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu Xã hội học nào tập trung nghiên cứu
chức năng xã hội hóa ban đầu, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0 - 6
tuổi.
Đây là mảng đề tài mới cần xã hội học quan tâm nghiên cứu, từ đó tìm ra những giải pháp
giúp cha mẹ thực hiện vai trò giáo dục con hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã
hội trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng khốc liệt, thách thức mỗi cá nhân,
mỗi gia đình, mỗi quốc gia.
Và công việc tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài “Vai trò của cha mẹ trong việc
giáo dục con giai đoạn 0 - 6 tuổi” rất quan trọng để định hƣớng nghiên cứu.
Đôi nét về nguồn tài liệu
Tài liệu liên quan đến vấn đề vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con khá phong phú,
bao gồm các báo cáo khoa học, sách, bài viết, luận văn của các tác giả trong và ngoài nƣớc.
Vấn đề tác giả đề tài quan tâm đƣợc các tác giả nhìn nhận dƣới nhiều góc độ: Xã hội học,
Tâm lý học, Giáo dục học.
Trong số 155 tài liệu mà tác giả tiếp cận đƣợc gồm có: 22 bài báo khoa học, 121 công
trình nghiên cứu là báo cáo, sách, luận văn (trong đó Xã hội học có 50, Tâm lý học - Giáo
dục học có 48 và các tài liệu khác), 04 tài liệu từ Internet, 10 tài liệu bằng tiếng Anh, (trong
đó tài liệu Tâm lý là 3, Xã hội học 7).
Phần lớn các tài liệu này viết về chức năng giáo dục, xã hội hóa của gia đình, cách giáo

dục cụ thể, các tình huống giáo dục trong gia đình... Các tài liệu xã hội học đề cập đến lý
thuyết xã hội hóa, chức năng xã hội hóa của gia đình. Các tài liệu tâm lý học nghiên cứu tâm
lý trẻ em, mối quan hệ cha mẹ con và cách giáo dục cụ thể trong gia đình.
Tác giả nhận thấy ở Việt Nam chƣa có tài liệu Xã hội học nghiên cứu về vai trò của cha
mẹ trong việc giáo dục con ở giai đoạn 0 đến 6 tuổi, liên quan đến giai đoạn trẻ 0 - 6 tuổi chỉ
có vài công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học. Ngoài một số ít những
nghiên cứu mang tính lý luận, đa số tài liệu còn lại là các công trình thực nghiệm, các loại
sách phổ biến kiến thức nuôi dạy con.
Nguồn tài liệu trên đây đã giúp cho ngƣời viết tổng quan hiểu đƣợc những gì các tác giả
đi trƣớc đã làm đƣợc, những gì chƣa làm đƣợc, những gì cần bổ sung thêm. Nói cách khác,
đây chính là những tiền đề không thể thiếu để tác giả triển khai đề tài nghiên cứu của mình
là “Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn từ 0 – 6 tuổi”. Dƣới đây là những
nội dung chính đƣợc các tác giả đi trƣớc nghiên cứu có liên quan đến công trình nghiên cứu.
1. Về môi trƣờng giáo dục gia đình và giáo dục tuổi ấu thơ
Theo nhà Xã hội học John. J. Macionis (1987), xã hội hóa là tiến trình kéo dài suốt đời
dựa trên sự tƣơng tác xã hội qua đó cá nhân phát triển khả năng con ngƣời của mình và học
các mẫu văn hóa của xã hội. Gia đình là môi trƣờng xã hội hóa đầu tiên của con ngƣời
(8;183).
Tony Bilton và các cộng sự (1993) cũng đồng quan điểm trên. Họ coi quá trình xã hội hóa
của một ngƣời từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời là có ảnh hƣởng quyết định tới thái
64


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

độ và hành vi khi đã lớn, cho nên gia đình, nhƣ là nhóm ngƣời đầu tiên mà mỗi cá nhân
trong mọi xã hội thƣờng phải phụ thuộc vào, rõ ràng là một môi trƣờng xã hội hóa có tầm
quan trọng chính yếu. Phần lớn ảnh hƣởng của gia đình trong giai đoạn sơ khai của quá trình
xã hội hóa đƣợc thực hiện một cách không chính thức và không có chủ định, là sản phẩm
của tƣơng tác xã hội giữa những ngƣời gần gũi nhất về tinh thần và thể chất. (11; 27).

Trong khi đó, Talcott Pasons cũng cho rằng gia đình là tác nhân xã hội hóa đầu tiên đối
với trẻ em qua các giai đoạn phát triển. Trong mỗi trƣờng hợp, vai trò của bố mẹ, con trai,
con gái đƣợc phân biệt rõ ràng (6;296-298).
Chức năng xã hội hóa ban đầu của gia đình, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con
cũng luôn đƣợc các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm. GS. Lê Thi (1997), trong công
trình Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam đã tập trung vào
vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nhân cách con ngƣời. Tác giả nhấn mạnh chức
năng xã hội hóa của gia đình, coi gia đình là thiết chế giáo dục cơ sở, là trung tâm đào tạo
đầu tiên giúp đứa trẻ tập sự đi vào cuộc sống. Giai đoạn từ lúc sinh ra đến 6 tuổi là giai đoạn
mấu chốt để hình thành sự thông minh, nhân cách và cách cƣ xử xã hội của trẻ. Bà cho rằng
quá trình xã hội hóa diễn ra đầu tiên ở môi trƣờng xã hội nhỏ trong gia đình (là nơi hình
thành gốc nhân cách của trẻ) dần dần mở ra cả môi trƣờng xã hội rộng lớn: nhà trƣờng, bạn
bè, đoàn thể, cộng đồng xã hội.
Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Ngọc Văn (2011) cũng khẳng định gia đình là môi trƣờng
vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Nhƣng chức năng xã
hội hóa gia đình không chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu (cung cấp các kinh
nghiệm xã hội, nuôi nấng, chăm sóc, rèn luyện các thói quen, các kỹ năng từ khi còn nhỏ)
mà còn diễn ra suốt cả cuộc đời con ngƣời với tƣ cách là quá trình liên tục. Trẻ em đƣợc tiếp
thu giá trị văn hóa để hòa nhập vào xã hội. Vai trò cha mẹ là truyền thụ những kiến thức đó
cho trẻ em.
Như vậy, các tác giả đề cập ở trên khi nghiên cứu về chức năng xã hội hóa đều có sự
thống nhất ở quan điểm coi gia đình là môi trƣờng xã hội hóa đầu tiên và quan trọng nhất,
bên cạnh đó trẻ em còn chịu ảnh hƣởng của các môi trƣờng khác nhƣ nhà trƣờng, bạn bè,
đoàn thể, nhà nƣớc và cộng đồng xã hội.
Các nghiên cứu nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc tập trung nghiên cứu vai trò của cha mẹ
trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa, giáo dục con khá đầy đủ và sâu sắc. Nhƣng các
nghiên cứu mới đề cập đến vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái nói chung, chứ
chƣa có công trình nào đề cập đến vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0
đến 6 tuổi.
Các tác giả đề cập tới chức năng xã hội hóa của gia đình diễn ra sau khi đứa trẻ đƣợc sinh

ra. Chƣa có công trình nghiên cứu nào nói về quá trình xã hội hóa bắt đầu từ khi trẻ còn ở
trong bào thai.

65


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

2. Sự khác biệt về vai trò cha mẹ trong giáo dục con cái ở các nƣớc.
Theo Tony Bilton và các cộng sự (1993), nghĩa vụ trong vai trò làm cha mẹ ngày càng
tăng. Các tác giả cho rằng các gia đình hiện đại thƣờng đƣợc mô tả nhƣ những gia đình
“trung tâm là trẻ con”. Các cha mẹ có xu hƣớng tiêu phí nhiều thời gian và nghị lực cho con
cái và thƣờng nghĩ là việc nuôi nấng cẩn thận lớp trẻ, sự bảo vệ và giáo dục sao cho chúng
có hạnh phúc, có tình cảm là lý do tồn tại của gia đình với tƣ cách là một thiết chế. Điều này
làm sự gia tăng có hệ thống trong nghĩa vụ làm cha mẹ đối với con cái. Một kết quả là, mặc
dù tỷ lệ sinh đẻ rất thấp so với thế kỷ XIX, chắc chắn rằng cha mẹ phải mất nhiều thời gian
săn sóc con cái hơn. Sự chú ý của cha mẹ lại càng khẩn thiết hơn vì có những thay đổi đặc
biệt trong môi trƣờng đô thị.
Phần lớn sự ủng hộ về mặt lý thuyết cho ý kiến này xuất phát từ công trình nghiên cứu
của John Bowlby, bác sỹ nhi khoa, nhà phân tâm học ngƣời Anh. Ông gợi ý rằng con ngƣời
ngay từ thời thơ ấu có thiên hƣớng gắn bó với một ngƣời - và ngƣời đó chắc chắn là ngƣời
mẹ. Sự thiếu thốn tình mẹ thời thơ ấu đƣợc coi là có những ảnh hƣởng nghiêm trọng và lâu
dài. Bowlby còn cho rằng thậm chí những sự xa cách tạm thời với các bà mẹ (nghĩa là để
con ở nhà nhờ ngƣời trông hộ lúc đi làm) có thể để lại vết sẹo trên cuộc đời đứa bé, dƣới
hình thức này, quan niệm về sự thiếu thốn ngƣời mẹ đã đƣợc sử dụng để trừng phạt các bà
mẹ thậm chí khi bà đi làm việc có trả công hoặc thỉnh thoảng buổi tối đi ra ngoài. Nói cách
khác, chức năng làm mẹ đƣợc hiểu là một trách nhiệm 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm.
Leach (1968) mô tả cuộc xung đột vai trò làm mẹ một cách rõ ràng: Vì các gia đình hạt
nhân trở nên cô lập hơn, mạng lƣới anh em họ hàng trở nên phân tán, ngƣời mẹ trẻ có thể nói
chuyện với MẸ qua điện thoại, nhƣng không thể yêu cầu mẹ trông hộ con cho mình. Những

ý niệm về địa vị ngƣời phụ nữ đang thay đổi. Ngày nay phụ nữ đƣợc coi là bạn chứ không
phải đầy tớ của chồng, nhƣng có lẽ họ bị biến thành nô lệ vì con cái hơn trước đây. Không
có giải pháp dễ dàng. Có một sự va chạm thực sự giữa quyền một ngƣời phụ nữ phải đƣợc
đối xử nhƣ con ngƣời tự do và biết tự trọng với quyền đứa bé đòi hỏi đƣợc nuôi nấng chăm
sóc. (11; 267-269)
Theo Bert N.Adams và Jan Trost (2005), trong cuốn “Cẩm nang về nghiên cứu gia đình
trên thế giới” cha mẹ đóng vai trò quan trọng, song nhiều ngƣời khác và các định chế khác
cũng tham gia vào quá trình nuôi dƣỡng đứa trẻ. Ở Phần Lan, việc nuôi dƣỡng và xã hội hóa
trẻ em không chỉ diễn ra trong gia đình và trong các mối quan hệ thân thiết mà còn có sự
tham gia của nhiều tổ chức nhƣ trƣờng mẫu giáo, trƣờng học, trung tâm y tế, các phƣơng
tiện truyền thông, nơi làm việc của cha mẹ, … Ở các nƣớc Trung Đông, con trai đƣợc nuôi
dạy để chịu trách nhiệm về dòng họ và tài sản khi chúng trƣởng thành. Ở Iran, giữa cha mẹ
và con cái luôn có mối quan hệ và gắn kết về tình cảm chặt chẽ trong suốt cuộc đời. Sự kính
trọng và vâng lời của con cái đối với cha mẹ là mong ƣớc của cha mẹ ở các quốc gia vùng
Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Châu Mỹ La tinh và nhiều nơi khác.
Theo nghiên cứu của tác giả J.P.Singh, sự khác biệt trong quá trình xã hội hóa theo giới ở
Ấn Độ là do “nhu cầu sinh con trai ở các gia đình Ấn Độ là một nhu cầu quan trọng nên trẻ
66


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

em gái thƣờng không nhận đƣợc sự quan tâm nhiều của gia đình. Không chỉ là sự phân biệt
đối xử giữa con trai và con gái, ở nhiều nƣớc, ngƣời cha rất ít tham gia vào công việc chăm
sóc và nuôi dƣỡng con cái và dồn trách nhiệm này cho ngƣời mẹ. Ở Cuba, nhiều nam giới
hầu nhƣ không cùng vợ chăm sóc và nuôi dƣỡng con cái hoặc thậm chí rất ít khi gần gũi
con. Ngƣời vợ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái”.
Ở Việt Nam, năm 2002, dự án “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của
người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã có những
phân tích liên quan đến thực trạng dạy con của các cha mẹ. Tác giả Lê Ngọc Văn (2011)

đánh giá vai trò của gia đình trong chức năng giáo dục – xã hội hóa trẻ em đã rất đƣợc đề
cao. Tuy nhiên có một mâu thuẫn nảy sinh là các bậc cha mẹ thƣờng không đủ thời gian
dành cho việc chăm sóc, giáo dục con (13,6 % ngƣời cha và 8,8% ngƣời mẹ cho biết họ
không có thời gian dạy con). Mặt khác, gia đình cũng không có đủ những điều kiện và tri
thức cần thiết đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nhân cách toàn diện của trẻ em trong xã hội
hiện đại (31,2%).
Những năm gần đây, công trình “Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006” cũng
quan tâm đến chức năng xã hội hóa của gia đình. Quan điểm lý thuyết mà các nhà nghiên
cứu của công trình này áp dụng là chức năng xã hội hóa của gia đình, vai trò giáo dục con
của cha mẹ biểu hiện ở nội dung, phƣơng pháp giáo dục con. Cụ thể, nghiên cứu này tìm
hiểu thực tế sự quan tâm của cha mẹ đến việc học tập, quan hệ bạn bè và các hoạt động
khác; thời gian chăm sóc con; cách giáo dục khi con mắc lỗi, sự động viên của cha mẹ khi
con làm việc tốt; cách đối xử, quan niệm đối với con trai, con gái cũng nhƣ mong muốn và
lo lắng đối với con trai/ con gái.
Kết quả này đƣợc Lê Thi (2011) khẳng định một lần nữa khi bà phân tích số liệu từ cuộc
Tổng điều tra Dân số và nhà ở 2009 và kết luận cha mẹ hiện nay đã có những cách ứng xử
phù hợp nhƣ giảng giải khi con mắc lỗi (97,7% với con trai, 98% với con gái). Tuy nhiên
khó khăn chính của cha mẹ vẫn tiếp tục là thiếu thời gian chăm sóc con do áp lực kiếm sống.
Tác giả cho rằng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái đang là xu hƣớng
của nhiều gia đình hiện nay. (10)
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, dù có sự tƣơng đồng trong quan niệm về tầm quan
trọng của cha và mẹ trong việc giáo dục con cái, nhất là khi con cái ở lứa tuổi 0 - 6 tuổi,
song các vai trò này vẫn có sự khác biệt rất nhiều giữa các nền văn hóa khác nhau.
3. Sự khác biệt vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con
Tác giả Mai Huy Bích (2009) trong bài Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của
người cha, đã phân tích vai trò ngƣời cha trong sự so sánh với vai trò ngƣời mẹ. Ông cho
rằng so với ngƣời mẹ, nhìn chung vai trò của cha ít đƣợc chú ý và nhấn mạnh hơn, nếu
không nói là mờ nhạt hơn. Việc thực thi vai trò cha mẹ mang đậm màu sắc giới, tức là có sự
khác biệt rõ rệt giữa làm cha với làm mẹ. Do thiên hƣớng tự nhiên, ngƣời cha thƣờng hƣớng
vào vợ nhiều hơn là con cái, và so với ngƣời mẹ, họ cần học hỏi nhiều hơn để thực thi vai trò


67


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

của mình (làm cha). Về mặt sinh học, nam giới chỉ có một định hƣớng bẩm sinh đó là định
hƣớng giới tính, nó hƣớng họ về phía nữ giới.
Trong khi đó, nữ giới có hai định hƣớng: một là định hƣớng giới tính, đƣa họ về phía nam
giới, và một nữa là định hƣớng sinh sản, nhằm vào con cái. Sự tác động qua lại giữa mẹ và
con có nhiều phản ứng mang tính tự nhiên. Sự gắn bó của nam giới là do học hỏi về mặt xã
hội mà có. Các động vật linh trƣởng khác thƣờng không làm cha, còn ở con ngƣời, việc thực
thi vai trò này phần nhiều là do học hỏi từ phụ nữ cũng nhƣ do đòi hỏi của các chuẩn mực về
quan hệ thân tộc, chứ ít có tính bẩm sinh ở nam giới (Rossi, 1978: 5-6). Theo nhà nghiên
cứu ngƣời Mỹ N.Townsend, vai trò của ngƣời cha đối với con cái không mang tính trực tiếp,
mà cần thông qua vai trò trung gian của ngƣời mẹ. Qua các dẫn liệu vừa nêu, Mai Huy Bích
kết luận, có thể nói nếu một xã hội muốn chia sẻ việc làm cha làm mẹ thì chỉ khuyến khích
nam giới làm cha không thôi chƣa đủ. Cần thể chế hóa việc đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ sơ
sinh và con cái cho nam giới nhằm bù lại cho định hƣớng tự nhiên của họ và tăng cƣờng sự
học hỏi về mặt xã hội và rèn luyện vai trò làm cha (Mai Huy Bích, 2009).
4. Sự thay đổi trong công việc giáo dục/xã hội hóa trẻ em trong gia đình hiện nay
Theo Lê Thi (1997), gia đình Việt Nam đang biến đổi nên việc xã hội hóa trẻ em ngày
nay không đơn giản chỉ là truyền đạt những giá trị văn hóa và những cách cƣ xử vốn tồn tại
vững bền từ lâu mà gia đình còn phải giáo dục cho các thành viên biết tôn trọng quyền cơ
bản của con ngƣời, quyền tự do cá nhân trong cộng đồng xã hội hiện đại. Tác giả so sánh
trong xã hội truyền thống, gia đình có vai trò gần nhƣ tuyệt đối trong việc giáo dục trẻ, đặc
biệt từ 2 đến 6 tuổi, còn gia đình ngày nay giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ em
bên cạnh sự ảnh hƣởng từ các thiết chế xã hội khác nhƣ trƣờng học, đoàn thể… Điều này
phụ thuộc vào khả năng kinh tế của cha mẹ, trình độ văn hóa của họ, việc tiếp thu nền văn
minh hiện đại cũng nhƣ quan niệm chung của họ về thang giá trị đạo đức, tinh thần hiện nay.

Bà cũng nhấn mạnh, văn hóa gia đình là cơ sở gốc cho việc hình thành nhân cách trẻ em, giữ
một vị trí trọng yếu.
Có cùng quan điểm này là nhà nghiên cứu Lê Ngọc Văn. Ông cho rằng sự biến đổi của xã
hội Việt Nam trong nhiều năm qua đã làm biến đổi sâu sắc chức năng xã hội hóa của gia
đình truyền thống. Trong xã hội mới, có sự phủ định giản đơn nội dung và phƣơng pháp xã
hội hóa của gia đình truyền thống, có xu hƣớng quá đề cao vai trò của giáo dục xã hội thay
vì giáo dục gia đình, đang xảy ra tình trạng không chuẩn mực trong chức năng xã hội hóa
của gia đình. Một bộ phận gia đình muốn tiếp tục giáo dục con cái theo mô hình của gia đình
truyền thống; một bộ phận gia đình khác có xu hƣớng quay lƣng lại với nền giáo dục đó. Cả
hai xu hƣớng này đều cho thấy sự lúng túng của gia đình Việt Nam hiện đại trong chức năng
xã hội hóa của gia đình và mỗi xu hƣớng đều có cái giá phải trả do nó không tìm thấy một
chuẩn mực thực sự cho giáo dục trẻ em trong một xã hội đang biến đổi (Lê Ngọc Văn,
2011).

68


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

5. Vai trò cha mẹ với nội dung giáo dục con trong gia đình
Mỗi tác giả có quan niệm khác nhau về nội dung giáo dục của gia đình. Hầu hết các tác
giả đề cập tới việc giáo dục con sau sinh. Nội dung giáo dục tập trung vào giáo dục trí tuệ,
giáo dục đạo đức ứng xử là chủ yếu.
Nhà giáo dục ngƣời Ý, Maria Montessori, chia sự phát triển của con ngƣời ra làm bốn giai
đoạn, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 - 12 tuổi, từ 12 - 18 tuổi và từ 18 - 24 tuổi. Gsiai đoạn
sau sinh đến khi trẻ đƣợc khoảng 6 tuổi là giai đoạn đầu tiên. Theo quan sát của Montessori,
trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và mạnh
mẽ nhất. Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các
giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét
riêng của từng cá nhân. Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình “làm

việc” này của trẻ, bao gồm khái niệm về “trí tuệ thấm hút, các thời kỳ nhạy cảm và sự bình
thường hoá”. Giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở 6 năm đầu đời – thời kỳ trẻ
sở hữu trong mình “trí tuệ thấm hút”- trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống nhƣ miếng bọt
biển hút nƣớc. Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dƣỡng khát khao
học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ. Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy nhất,
đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ đƣợc 6 tuổi.
Ở Việt Nam, Lê Ngọc Văn (2011) cho rằng, nội dung giáo dục của gia đình Việt Nam
truyền thống gồm có: giáo dục đạo đức, giáo dục lao động - nghề nghiệp, giáo dục giới tính.
Giáo dục đạo đức là cốt lõi của giáo dục gia đình.
Trong khi đó, hai tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý (2007), trong cuốn Gia đình
học lại tìm hiểu nội dung giáo dục gia đình từ góc nhìn giá trị. Các tác giả này cho rằng
trong những nội dung mà các bậc cha mẹ truyền dạy cho con cháu thì đứng đầu là sự lễ
phép, hiếu thảo 90,9%, tính trung thực đứng thứ hai 84,2%, tính tự lập vƣơn lên đứng thứ ba
83,2%, cần cù, chịu khó đứng thứ tƣ 83,8%, niềm tin vào cuộc sống đứng thứ năm 81,1%.
Vẫn bàn về nội dung giáo dục, một số tác giả khác còn đi xa hơn nữa và cho rằng cần
giáo dục từ khi còn trong bào thai, giáo dục sớm trong giai đoạn 0 đến 6 tuổi. Các tác giả
nhấn mạnh đến vai trò của ngƣời mẹ trong việc giáo dục sớm, nhất là giai đoạn trong thai –
0 tuổi. Theo Phạm Thị Thúy (2011) tổng hợp tình hình nghiên cứu về việc giáo dục con từ 0
tuổi ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ sau:
Ở Trung Quốc, những vấn đề liên quan đến việc giáo dục thai nhi có lịch sử rất lâu đời, từ
hơn một ngàn năm trƣớc. Nhiều sách cổ ở Trung Quốc có ghi lại học thuyết giáo dục thai
nhi nhƣ cuốn “Trục nguyệt dưỡng thai pháp”, Từ Chí Tài đời Bắc Tề; cuốn “Chư bệnh
nguyên hậu luận”, đời Tùy; cuốn “Thiên kiêm yếu phương, Danh y nổi tiếng đời Đƣờng
Tôn Tƣ Mạc. Trong “Cổ kim đồ thư tập thành - Nhất bộ toàn lục” đời Thanh có học thuyết
dạy thai nhi khá đầy đủ, hệ thống, tập hợp các nội dung có liên quan đến giáo dục thai nhi
thời cổ đại, đặt tên là “Tiệu nhi vị sinh thai dưỡng môn”. Trọng tâm của những học thuyết
này là cho rằng thai nhi không ngủ li bì trong cơ thể mẹ, mà ngay từ khi mới hình thành đã
chịu ảnh hƣởng bởi sự thay đổi tâm sinh lý của ngƣời mẹ; yêu cầu trong thời kỳ mang thai,
69



HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

thai phụ phải tu tâm dƣỡng tính, không đƣợc để thất tình (mừng, giận, thƣơng, sợ, yêu, ghét,
muốn) làm ảnh hƣởng.
Ở Hoa Kỳ, Tiến sĩ Thomas R. Verny đề cập đến sự phát triển tri thức và tâm lý của bào
thai, vạch ra tầm quan trọng của việc giao lƣu tình cảm giữa ngƣời mẹ và thai nhi trong cuốn
The Secret Life of the Unborn Child. Ông cho rằng thai nhi có cảm giác và tƣ duy, và do đó,
hoạt động tâm lý của thai phụ, nhất là tình thƣơng của ngƣời mẹ, có ảnh hƣởng rất tích cực
đối với thai nhi. Và trong suốt thai kỳ, sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của thai phụ
thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dƣỡng và trạng thái tâm lý của ngƣời mẹ. Năm 1977, một
chuyên gia khoa sản của Mỹ đã thành lập một trƣờng đại học đặc biệt - trường đại học dành
riêng cho thai nhi, chuyên hƣớng dẫn thai phụ cách giáo dục thai nhi. Phƣơng thức dạy học
của trƣờng là trò chuyện với thai nhi một cách có hệ thống, cho nghe nhạc, vỗ và xoa ở các
vị trí nhất định trên bụng thai phụ. Trò chuyện nhiều với thai nhi, dạy thai nhi nhận ra giọng
nói của bố mẹ. Phƣơng pháp này giúp trẻ sau khi chào đời phát triển và học tập tốt hơn
(Phạm Thị Thúy, 2011).
Ở Việt Nam, ngay từ năm 1989, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, trong cuốn giáo trình Tâm lý
lâm sàng trẻ em Việt Nam, đã trình bày một ca đặc biệt với phƣơng pháp phân tích ca của
tâm lý học, nói về mối quan hệ mẹ con từ trong bụng mẹ đến thời kỳ sơ sinh. Ngƣời mẹ là
bác sỹ Nhi khoa, sinh một đứa con gái, suốt một năm đầu không chịu bú, không chịu ăn.
Nguyên nhân căn bệnh của bé là do sự khủng hoảng quan hệ mẹ con từ khi còn trong thai
nên bé từ chối bú mẹ, từ chối ăn… “Suốt thời gian thai nghén và trong cả năm đầu sau sinh,
ngƣời mẹ sống trong tình cảm trầm nhƣợc nặng, tâm tƣ rối nhƣ tơ vò (do phát hiện chồng
ngoại tình, ly hôn, từng muốn bỏ thai, thất vọng vì con giống bố), bồng bế đứa con không
thoải mái, vì vừa muốn có một đứa con vừa muốn ruồng bỏ con. Đứa con cảm nhận ngay từ
đầu là không đƣợc ngƣời mẹ chấp nhận và biếng ăn là cách phản ứng trƣớc ứng xử của mẹ”
(Nguyễn Khắc Viện, 2008).
Đây là một ca điển hình đƣợc Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện phát hiện ở Việt Nam năm 1989
có liên quan đến mối quan hệ mẹ con mà học thuyết găn bó của John Bowlby (1982) nói

đến, cũng liên quan đến vấn đề thai giáo, tình cảm ngƣời mẹ tác động đến đứa con ngay từ
những năm tháng 0 tuổi.
Liên quan đến đề tài giáo dục sớm, dạy con từ 0 tuổi, hiện nay, Trung Quốc có Hiệp hội
ƣu sinh và giáo dục chất lƣợng cao, có nhiệm vụ nghiên cứu và phổ biến giáo dục từ sớm, từ
0 tuổi. Tiêu biểu cho những nghiên cứu này là “Phương án 0 tuổi” của tác giả Phùng Đức
Toàn. Trong đó, công trình chỉ rõ con ngƣời phải nhận thức lại về thai nhi, trẻ sơ sinh, và trẻ
nhỏ. Thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có một tiềm năng phát triển rất lớn. Phùng Đức Toàn
nhấn mạnh gia đình là trƣờng học đầu tiên và cha mẹ là ngƣời thầy đầu tiên của trẻ (Phùng
Đức Toàn, 2009).
Những nghiên cứu về dạy con từ 0 tuổi (thai giáo) đến 6 tuổi điểm qua ở trên chứng tỏ
giai đoạn 0 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ.

70


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

Trong đó vai trò của cha mẹ là quan trọng nhất. Cha mẹ chính là ngƣời thầy giáo đầu tiên, có
tác động quyết định lên trí tuệ, nhân cách trẻ khi trẻ lớn lên.
6. Vai trò của cha mẹ với phƣơng pháp giáo dục con trong gia đình
Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ rất phong phú, đa
dạng. Tùy vào cách phân chia khác nhau mà các nhà nghiên cứu đề cập đến các phƣơng
pháp giáo dục khác nhau:
Theo học giả Trung Quốc - Phùng Đức Toàn, phƣơng pháp giáo dục của phƣơng án 0 tuổi
là: Dạy trong cuộc sống, học trong trò chơi; dạy có mục đích, học vô thức; học mà chơi, chơi
mà học; tiếp xúc qua môi trƣờng, lấy hình mẫu để dẫn dắt; đàn gảy tai trâu, chỉ cần vun
trồng; gợi ý tích cực, chú trọng khích lệ; yêu con thì phải dạy, không đƣợc cƣng chiều quá
mức; coi trọng tình cảm, kiềm chế cảm xúc; bồi dƣỡng thói quen tốt đẹp, hình thành xu
hƣớng phát triển… Phải để trẻ nói, cƣời, bàn bạc, lúc động, lúc tĩnh, học qua hỏi và đáp,
nâng cao phẩm chất tâm lý trí lực và phi trí lực. Phƣơng án 0 tuổi là một thể thống nhất của

chơi và học, học một cách hứng thú chính là chơi, chơi một cách có ích chính là học (Phùng
Đức Toàn, 2009).
Tác giả D.Baumrind (1991) và E.Maccoby (1983) dựa trên phƣơng pháp giáo dục của cha
mẹ, cụ thể là mức độ quan tâm, khích lệ và yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ đối với con, để phân
loại cha mẹ. Có bốn loại cha mẹ: cha mẹ uy tín, cha mẹ độc đoán, cha mẹ nuông chiều, cha
mẹ phó mặc. Cách phân loại này phản ánh một cách đa dạng các giá trị chuẩn mực của cha
mẹ, cũng nhƣ tỉ lệ giữa trách nhiệm và yêu cầu của cha mẹ đối với con cái. Các bậc cha mẹ
yêu cầu, đòi hỏi cao ở con thƣờng kiểm soát con chặt chẽ. Những cha mẹ yêu cầu thấp
thƣờng ít kiểm soát và kiểm tra công việc của con. Các bậc cha mẹ quan tâm, khích lệ con ở
mức cao thƣờng có tình cảm nồng ấm với con, hay mỉm cƣời, hay khen ngợi và tỏ ra ủng hộ
con. Những cha mẹ không có xu hƣớng này, ngƣợc lại, thƣờng mắng mỏ, phê phán, đánh giá
thấp đứa trẻ và ít biểu lộ sự khích lệ, tán đồng. Theo các tác giả này, mức độ “yêu cầu, kiểm
soát” và “quan tâm, tình cảm” của cha mẹ có ảnh hƣởng tới tự đánh giá, tự ý thức, năng lực,
sự phát triển tâm lý và hành vi xã hội của trẻ (Trƣơng Thị Khánh Hà, 2011).
Theo Psychology Today (2012), những nghiên cứu mới nhất trên thế giới (năm 2012)
cũng đề cập đến những phƣơng pháp giáo dục khác nhau đang đƣợc các cha mẹ sử dụng và
hậu quả của nó. Sau đây xin giới thiệu một số nghiên cứu cơ bản nhất:
+ Nhà nghiên cứu Carol Dweck đã chỉ rõ rằng cố gắng gieo hạt mầm của tự tin và tự
trọng trong lòng trẻ em mà thiếu vắng sự thách thức thì có thể tạo ra một “mẫu hình” tƣ duy,
ít có khả năng tự phát triển và quan trọng nhất là, ít sẵn sàng tự thay đổi hoặc thích ứng với
sự kiện không hài lòng xảy đến. Nghiên cứu đã chỉ rõ sự quan trọng của đối thoại, khích lệ,
và âu yếm đối với trẻ em nếu bạn muốn nuôi dạy trẻ em với chuẩn mực cao về đạo đức và
tình thƣơng yêu.
+ Theo một nghiên cứu mới nhất của Rick Trinkner, luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học
University of New Hampshire, có ba cách dạy con thông thƣờng của cha mẹ: ngƣời quyền
hành, tỏ vẻ quyền lực, và nuông chiều – mỗi cách có đặc tính riêng. Cha mẹ tỏ ra quyền
71


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


lực đòi hỏi và kiểm soát con rất chặt chẽ, nhƣng họ cũng rất ấm áp và thông cảm. Họ muốn
con họ làm việc chủ động và độc lập, nhƣng đặt tiêu chuẩn và đòi hỏi ở trẻ rất cao. Cha mẹ
nuông chiều rất là ấm áp và thông cảm với những nhu cầu của trẻ, và hầu nhƣ không đòi hỏi
gì từ trẻ cả. Cha mẹ quyền hành cƣ xử rất nghiêm khắc trong mọi hoạt động – nói một cách
khác họ muốn con làm theo “cách của bố mẹ hoặc ra khỏi đây”. Cách cƣ xử này mong muốn
có trẻ tuân thủ tuyệt đối và có kỷ luật. Trên bề mặt, nó có vẻ rất ổn, nhƣng cách dạy con này
tăng khả năng biến con thành những đứa trẻ không tôn trọng, có hành vi xấu và không thấy
cha mẹ có quyền hành chính đáng đối với chúng.
+ Nghiên cứu về cha mẹ đến từ nghiên cứu của Tiến sỹ Elena Hoicka, ngƣời tin rằng cha
mẹ hay đùa giỡn và làm bộ với con trẻ ở tuổi dƣới 5 giúp bé phát triển kỹ năng sống. “Cha
mẹ, ngƣời trông trẻ và cô giáo giữ trẻ không nên coi thƣờng sự quan trọng của tƣơng tác với
trẻ em qua đùa giỡn, chọc ghẹo và giả bộ” Hoicka nói. Khi giả bộ, cha mẹ nói chậm, lớn, lập
lại hành động. Khi đùa giỡn, cha mẹ thƣờng dùng phong cách thậm xƣng, giọng cao. Không
những cách này dạy cho trẻ phân biệt đƣợc giữa thật và giả, mà còn giành nhiều thời gian
với trẻ hơn, thì mức độ tự tin của cả cha mẹ lẫn trẻ đều tăng lên Psychology Today (2012).
Phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ Việt Nam cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu. Các nghiên cứu tập trung so sánh phƣơng pháp giáo dục truyền thống và hiện đại, sự
khủng hoảng trong việc lựa chọn phƣơng pháp giáo dục phù hợp trong bối cảnh xã hội hiện
nay.
Theo tác giả Lê Ngọc Văn (2011), phƣơng pháp giáo dục của gia đình Việt Nam truyền
thống đặc biệt sử dụng quyền uy của chủ thể giáo dục, tức là ngƣời đứng đầu gia đình.
Ngoài ra, gia đình Việt Nam truyền thống còn chú trọng đến phƣơng pháp “nêu gƣơng” khi
dạy đạo làm con. Giáo dục thông qua lao động, bằng lao động là phƣơng pháp phổ biến,
đƣợc coi trọng trong gia đình Việt Nam truyền thống. Phƣơng pháp giáo dục trong xã hội
hiện nay đang có sự biến đổi. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra bối rối, họ không biết phải giáo dục
con họ nhƣ thế nào. Họ thấy quyền uy của cha mẹ đối với con cái ngày càng giảm sút,
khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng dãn ra, mâu thuẫn cha mẹ con cái ngày càng
tăng và giáo dục gia đình trở thành một vấn đề hết sức phức tạp (Lê Ngọc Văn, 2011).
Có cùng quan điểm trên, nhóm tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007) cũng cho

rằng việc giáo dục trong gia đình hiện nay đang gặp nhiều lúng túng, vƣớng mắc, những
phƣơng pháp giáo dục gia đình truyền thống không còn đƣợc coi trọng nhiều mà những
phƣơng pháp mới lại chƣa thật định hình. Hiện nay, việc giáo dục thông qua phƣơng pháp
truyền miệng, giải thích, nói đi nói lại nhiều lần đƣợc các gia đình coi trọng. Giáo dục bằng
phƣơng pháp truyền miệng, nói nhiều lần chiếm 73,2%, vừa nói vừa làm gƣơng chiếm
55,6%, kể và phân tích các câu chuyện lịch sử, chuyện dân gian chiếm 36,2%, luôn uốn nắn,
đánh đòn khi trẻ có hành vi sai trái là 26,4%.
Nghiên cứu về phƣơng pháp giáo dục khá đa dạng, từ các phƣơng pháp cụ thể tới việc so
sánh phƣơng pháp truyền thống và hiện đại, sự biến đổi về phƣơng pháp giáo dục con... Các
tác giả đều thống nhất ở quan điểm cho rằng cha mẹ hiện nay đang lúng túng trong việc tìm
72


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

kiếm phƣơng pháp dạy con hiệu quả, phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội. Tuy nhiên
chƣa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng dạy con từ 0- 6 tuổi của các cha mẹ, để xem
xét phƣơng pháp dạy con hiện nay của các bậc cha mẹ đang áp dụng nhƣ thế nào, họ có gặp
lúng túng, khó khăn cụ thể ra sao?...

Kết luận
Nhƣ vậy, nghiên cứu về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con có nhiều công trình
với rất nhiều phát hiện thú vị đã tổng quan ở trên, giúp chúng ta có cơ sở lý luận và thực tiễn
khi nghiên cứu sâu hơn mảng đề tài này... Nhƣng cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên
cứu về thực trạng thực hiện vai trò này trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi. Các nghiên cứu xã hội
học ở Việt Nam nhấn mạnh vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con nói chung nhƣng
không tính đến giáo dục con giai đoạn 0 đến 6 tuổi, càng chƣa có công trình nào đề cập đến
giáo dục con giai đoạn 0 tuổi. Hầu hết các nghiên cứu gia đình trong 20 năm qua là những
nghiên cứu trƣờng hợp, phạm vi nhỏ, chủ yếu đƣợc triển khai ở châu thổ sông Hồng. Chỉ có
công trình Điều tra về gia đình Việt nam 2006 là điều tra trên phạm vi cả nƣớc.

Nhìn nhận lại các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nêu trên đã soi sáng rất
nhiều cho tác giả khi triển khai đề tài của Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai
đoạn từ 0-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện bức tranh nghiên cứu về
vai trò của cha mẹ trong giáo dục gia đình ở nƣớc ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bert N.Adams và Jan Trost. (2005). Cẩm nang về nghiên cứu gia đình trên thế giới
(Handbook of World Families, New Delhi: SAGE Publications Inc., Trần Thị Cẩm Nhung
giới thiệu, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, quyển 20, số 1, trang 78-83).
2. Bộ văn hóa, du lịch thể thao – Viện nghiên cứu Gia đình và giới. (2006). Điều tra gia
đình Việt nam, Hà nội, tr. 28.
3. Mai Huy Bích. (2009). Giáo trình Xã hội học gia đình. NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Trƣơng Thị Khánh Hà. (2011). Phong cách giáo dục của cha mẹ, tạp chí KH
ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn 27, tr.162-169.
5. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. (2007). Gia đình học. NXB Lý luận chính trị.
6. Warren Kidd và nhiều tác giả. (2006). Những bài giảng về xã hội học, dịch TS. Nguyễn
Kiên Trƣờng. NXB Thống kê.
7. Tƣơng Lai (chủ biên). (1996). Những nghiên cứu XHH về gia đình ở Việt Nam, tập 2.
NXB KHXH.
8. GS.TS.Lê Thị Quý. (2011). Giáo trình Xã hội học gia đình. NXB Chính trị - hành
chính.

73


HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”

9. GS Lê Thi. (1997). Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt
Nam. NXB Phụ nữ.
10. GS Lê Thi. (2011). Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái, Tạp chí Nghiên cứu
gia đình và giới, quyển 21, số 1/2011, tr. 15-21.

11. Tony Bilton và các cộng sự, Phạm Thủy Ba dịch. (1993). Nhập môn Xã hội học. NXB
KHXH.
12. GS. Phùng Đức Toàn. (2009). Phương án 0 tuổi: phát triển ngôn ngữ từ trong nôi,
dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. NXB LĐXH.
13. ThS. Phạm Thị Thúy (chủ biên) cùng nhiều tác giả. (2011). Thai giáo - Phương pháp
khoa học dạy con từ trong bụng mẹ. NXB Phụ nữ.
14. ThS. Phạm Thị Thúy (chủ biên) cùng nhiều tác giả. (2013). Kỹ năng làm cha mẹ.
NXB Tổng hợp TP. HCM.
15. PGS.TS. Lê Ngọc Văn. (2011). Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam. NXB
KHXH Hà Nội.
16. Nguyễn Khắc Viện. (2008). Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam. NXB Y học.
17. Viện Xã hội học, Viện Gia đình và Giới, Viện Dân tộc học. (2004 – 2006). Công
trình Gia đình Nông thôn Việt Nam trong Chuyển đổi.
18. />d%E1%BB%A5c_Montessori
19. Mƣời khám phá lớn về nuôi dạy trẻ trong năm 2012, Trần
Thị Ái Liên dịch.

74



×