Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thay đổi nồng độ một số cytokine trong huyết thanh ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) trước và sau điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.57 KB, 4 trang )

nghiên cứu khoa học

THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ MỘT SỐ CYTOKINE TRONG HUYẾT THANH
Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI AFB (+) TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Kiến Doanh*, Đỗ Khắc Đại**, Đỗ Quyết**, Nguyễn Huy Lực**
*

Bệnh viện 74 Trung ương, **Học viện Quân Y

TÓM TẮT
So sánh nồng độ của 9 cytokine ở 39 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) trước và sau điều trị với
32 người bình thường, chúng tôi thu được kết quả: Ở nhóm bệnh nhân lao phổi trước điều trị đã
thấy tăng nồng độ trung bình của các cytokine liên quan đến đáp ứng của cả tế bào Th1 và Th2. Xu
hướng đáp ứng của Th1 rõ rệt hơn, biểu hiện ở nồng độ trung bình của IL2, IL12, IFN-γ và TNF-α
đã tăng cao hơn nhiều so với nhóm chứng. Sau điều trị, nồng độ trung bình của IL2, IL5, IL12, IL13,
GM-CSF, IFN-γ, TNF-α giảm nhưng còn cao hơn so với nhóm chứng, IL4 tăng và IL10 giảm thấp
hơn so với nhóm chứng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vai trò của hai tiểu quần thể tế bào Th
là Th1 và Th2 đã được biết rõ cùng với các kiểu đáp
ứng miễn dịch mà chúng tạo ra. Hoạt động theo
hướng này sẽ ức chế hướng kia và hậu quả là cân
bằng của đáp ứng theo hướng Th1 hay Th2 sẽ quyết
định hiệu quả của quá trình đáp ứng miễn dịch cũng
như có giá trị tiên lượng bệnh. Các cytokine đóng
vai trò trung gian trong việc trao đổi tín hiệu giữa
các tế bào của hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống
miễn dịch tương tác với kháng nguyên thì hoạt
động chế tiết cytokine của các tế bào miễn dịch sẽ
có sự thay đổi, kết quả của sự thay đổi này sẽ định
hướng đáp ứng miễn dịch cũng như hiệu quả của


đáp ứng chống lại kháng nguyên đó[4].
Nghiên cứu về sự thay đổi nồng độ 9 cytokine
liên quan đến đáp ứng của các tế bào Th1 và Th2
trong huyết thanh ở bệnh nhân lao phổi sẽ góp thêm
tư liệu về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao, giúp cho
việc chẩn đoán và tiên lượng trong theo dõi điều trị.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục
tiêu: Đánh giá sự biến đổi về nồng độ một số cytokine
trong huyết thanh máu ngoại vi ở bệnh nhân lao phổi
mới AFB (+) trước và sau 8 tháng điều trị.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh: 39 bệnh nhân lao phổi mới AFB

(+) gồm 28 nam và 11 nữ (từ 18 đến 83 tuổi, tuổi
trung bình 38,72 ± 16,13) điều trị tại Bệnh viện 74
Trung ương từ 04/2010 đến 11/2012.
Nhóm chứng: 32 người bình thường gồm 19
nam và 13 nữ (từ 26 đến 59 tuổi, tuổi trung bình
37,16 ± 8,72) đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh
viện 74 Trung ương.
Các đối tượng trong 2 nhóm được làm xét nghiệm
IL2, IL4, IL5, IL10, IL12, GM-CSF, IFN-γ, TNF- α.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Các bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi
mới AFB(+) theo tiêu chuẩn của CTCLQG, điều
trị phác đồ 2SHRZ/6HE, xét nghiệm nồng độ các
cytokine trước và sau hoàn thành điều trị.
- Nhóm chứng được khám lâm sàng, chụp
X-quang phổi và một số xét nghiệm cơ bản để loại

trừ lao phổi và các bệnh lý khác. Xét nghiệm nồng
độ các cytokine.
- Định lượng nồng độ các cytokine trong
huyết thanh máu ngoại vi tại Trung tâm Nghiên
cứu ứng dụng sinh y dược học – Học viện Quân y,
theo nguyên lý kỹ thuật Flowcytometry – assisted
immunoassayvới hệ thống Bio-Plex do hãng BioRad chế tạo.
- Tiến hành thu thập số liệu xét nghiệm miễn
dịch theo các nhóm bệnh trước điều trị, sau điều
trị và nhóm chứng.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

145


nghiên cứu khoa học

- So sánh nồng độ trung bình của các cytokineở nhóm bệnh trước, sau điều trị và với nhứm chứng.
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm bệnh và nhóm chứng
Nhóm
Giới

Nhóm chứng (n=32)

Nhóm bệnh (n=39)


Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Nữ

13

40,6

11

28,2

Nam

19

59,4

28

71,8

Tuổi trung bình ± SD
a. Chi-squared test


37,16 ± 8,72

p-values
0,271a

38,72 ± 16,13

0,606b

b. T-student test

Tỷ lệ về giới và độ tuổi trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2. Nồng độ trung bình của 9 cytokine trong huyết thanh ở nhóm bệnh trước điều trị và
nhóm chứng
Nhóm

Nhóm chứng

Nhóm bệnh

(n=32)

(n=39)

IL2

0,52 ± 0,81

9,12 ± 31,39


0,042c

IL4

0,26 ± 0,10

1,59 ± 2,34

< 0,001c

IL5

0,53 ± 0,29

4,59 ± 19,29

<0,001c

IL10

1,69 ± 1,31

5,24 ± 9,87

0,835c

IL12

0,88 ± 0,44


5,91 ± 14,44

0,037c

IL13

1,02 ± 0,53

25,70 ± 21,59

<0,001c

GM-CSF

20,09 ± 35,82

24,41 ± 38,48

0,001c

IFN-γ

30,57 ± 11,28

100,07 ± 201,42

0,479c

0,55 ± 0,31


426,57 ± 1936,05

<0,001c

Cytokine

TNF- α

p-values

c. Mann-Whitney test
Nồng độ trung bình của IL2, IL4, IL5, IL12, IL13, GM-CSF và TNF-α ở nhóm bệnh trước điều trị cao
hơn có ý nghĩa so vớinhóm chứng.
Bảng 3. Nồng độ trung bình của 9 cytokine trong huyết thanh ở nhóm bệnh sau điều trị
và nhóm chứng
Nhóm

Nhóm chứng

Nhóm bệnh

(n=32)

(n=39)

IL2

0,52 ± 0,81


1,94 ± 10,33

<0,001c

IL4

0,26 ± 0,10

1,96 ± 1,95

<0,001c

IL5

0,53 ± 0,29

1,79 ± 2,23

<0,001c

IL10

1,69 ± 1,31

1,13± 1,06

0,016c

Cytokine


146

Tạp chí

p-values

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Nhóm

Nhóm chứng

Nhóm bệnh

(n=32)

(n=39)

IL12

0,88 ± 0,44

2,21 ± 2,49

0,003c

IL13


1,02 ± 0,53

24,88 ± 17,35

<0,001c

GM-CSF

20,09 ± 35,82

21,86 ± 18,99

<0,001c

IFN-γ

30,57 ± 11,28

65,92 ± 121,12

0,991c

TNF-α

0,55 ± 0,31

30,12 ± 57,57

<0,001c


Cytokine

p-values

c. Mann-Whitney test
Ở nhóm bệnh sau điều trịnồng độ trung bìnhcủaIL2, IL4, IL5, IL12, IL13, GM-CSF và TNF-α cao hơn
vàIL10 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.
Bảng 4. So sánh nồng độ trung bình của 9 cytokine trong huyết thanh ở nhóm bệnh trước và
sau 8 tháng điều trị
Nhóm bệnh

Trước điều trị

Sau điều trị

(n=39)

(n=39)

IL2

9,12 ± 31,39

1,94 ± 10,33

0,042d

IL4


1,59 ± 2,34

1,96 ± 1,95

0,073d

IL5

4,59 ± 19,29

1,79 ± 2,23

0,308d

IL10

5,24 ± 9,87

1,13± 1,06

0,006d

IL12

5,91 ± 14,44

2,21 ± 2,49

IL13


25,70 ± 21,59

24,88 ± 17,35

GM-CSF

24,41 ± 38,48

21,86 ± 18,99

0,789d

IFN-γ

100,07 ± 201,42

65,92 ± 121,12

0,012d

TNF- α

426,57 ± 1936,05

30,12 ± 57,57

0,002d

Cytokine


p-values

0,815d
0,896d

d. Wilcoxon – signed rank test
Nồng độ trung bình của IL2, IL10,IFN-γ, TNF- α ở nhóm bệnh sau điều trị thấp hơn có ý nghĩa so với
trước điều trị (p < 0,05 và p < 0,01).
IV. BÀN LUẬN
Deveci F. và Cs (2005), Chowdhury IH. và
Cs (2014) nghiên cứu đã thấy nồng độ trung bình
trong huyết thanh của IL10, IL12, IFN-γ và TNF-α
ở nhóm lao phổi hoạt động tăng cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm lao phổi không hoạt động và
nhóm người bình thường [2], [3].
Tang S. và Cs (2013) nhận thấy nồng độ trong
huyết thanh của IL2, IFN-γ và TNF-α ở nhóm bệnh
nhân lao phổi hoạt động cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm người bình thường[8].

Bolad A. và Cs (2012) đã thấy nồng độ IL4
trong huyết thanh ở bệnh nhân lao phổi mới
AFB(+) trước điều trị cao hơn so với nhóm người
khỏe mạnh (p = 0,017). Sau điều trị, nồng độ IL4
tăng cao hơn nhưng chưa có ý nghĩa so với trước
điều trị (p = 1) và còn cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm người khỏe mạnh (p = 0,005)[1].
Morosini M. và Cs (2005) nghiên cứu ở bệnh nhân
lao phổi đã thấy tăng IL5 và giảm tỷ lệ IFN-γ/IL5 [6].
Kim SY. và Cs (2012) đã thấy nồng độ IL13 ở

nhóm bệnh nhân lao phổi hoạt động cao hơn so
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

147


nghiên cứu khoa học

với người khỏe mạnh. Sau 6 tháng điều trị, nồng
độ IL13 giảm so với trước điều trị (p < 0,001) [5].
Qing L. và Cs (2008) cho thấy nồng độ GM-CSF
trong huyết thanh ở bệnh nhân lao phổi hoạt động
trước điều trị cao hơn có ý nghĩa so với sau điều trị và
so với nhóm người khỏe mạnh (p = 0,01)[7].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
ở nhóm bệnh trước điều trị, nồng độ trung bình
của IL2, IL4, IL5, IL12, IL13, GM-CSF, TNF-α cao
hơn có ý nghĩa và IL10, IFN-γ cao hơn chưa có
ý nghĩa so với nhóm chứng. Sau điều trị,nồng độ
trung bình củaIL2, IL4, IL5, IL12, IL13, GM-CSF
và TNF-α cao hơn và IL10 thấp hơn có ý nghĩa
so với nhóm chứng. Nồng độ trung bình của IL2,
IL10,IFN-γ, TNF- α ở nhóm bệnh sau 8 tháng điều

trị thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trị.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ 9 cytokine ở
39 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) trước và sau

điều trị với 32 người bình thường, chúng tôi thấy:
Ở bệnh nhân lao phổi AFB(+) trước điều trị
có tăngnồng độ trung bình của các cytokine liên
quan đến đáp ứngcủa cả tế bào Th1 và Th2. Xu
hướng đáp ứng của Th1 rõ rệt hơn, biểu hiện ở
nồng độ trung bình của IL2, IL12, IFN-γ và TNF-α
tăng cao hơn nhiều so với nhóm chứng. Sau điều
trị, nồng độ trung bình củaIL2, IL5, IL12, IL13, GMCSF, IFN-γ, TNF-α giảm nhưng còn cao hơn so
với nhóm chứng, IL10 giảm thấp hơn nhóm chứng
và IL4 tăng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bolad A, Elhaj A, Elagib A (2012), “Cytokines as Immunological Markers for Follow up of
Disease Activity During the Treatment of Pulmonary Tuberculosis”, SJ Med Sciences, 7(4), pp.
219-228.

(2012), “The responses of multiple cytokines following incubation of whole blood from TB patients,
latently infected individuals and controls with the
TB antigens ESAT-6, CFP-10 and TB7.7”, Scand J
Immunol, 76(6), pp. 580-6.

2. Chowdhury I. H., Ahmed A. M., Choudhuri
S. et al. (2014), “Alteration of serum inflammatory
cytokines in active pulmonary tuberculosis following anti-tuberculosis drug therapy”, Mol Immunol,
62(1), pp. 159-68.

6. Morosini M., Meloni F., Uccelli M. et al.
(2005), “Ex vivo evaluation of PPD-specific IFNgamma or IL-5 secreting cells in the peripheral
blood and lungs of patients with tuberculosis”, Int J
Tuberc Lung Dis, 9(7), pp. 753-9.


3. Deveci F., Akbulut H. H., Turgut T. et al.
(2005), “Changes in serum cytokine levels in active tuberculosis with treatment”, Mediators Inflamm, 2005(5), pp. 256-62.
4. Goldsby R A, Kindt TJ, Osborne BA et al.
(2003), “Cytokines”, Immunology, W.H. Freeman
and Company, 5th Edition, pp. 276-298.
5. Kim S. Y., Park M. S., Kim Y. S. et al.

7. Qing L., L; L., Jin X. et al. (2008), “Clinical
Significance of Determination of Serum GM-CSF
and hs-CRP levels After Treatment in Patients with
Tuberculosis”, Labeled Immunoassays and Clinical Medicine, 15(3), pp. 145-146.
8. Tang S., Cui H., Yao L. et al. (2013), “Increased cytokines response in patients with tuberculosis complicated with chronic obstructive pulmonary disease”, PLoS One, 8(4), pp. e62385.

ABSTRACT
Comparing levels of 9 cytokinesin 39 new tuberculosis patients AFB (+) before and after treatment
with 32 normal people, we obtained the results: In pulmonary TB patients before treatment was found
increase the average value of the concentration of cytokines related to the response of both Th1 and
Th2 cells. Trends of Th1 response more pronounced, expressed in average concentrations of IL2,
IL12, IFN-γ and TNF-α was higher than the control group. After treatment, the average concentration
of IL2, IL5, IL12, IL13, GM-CSF, IFN-γ, TNF-α decreased but still higher than the control group, IL4
increased and lower IL10 than the control group.

148

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX




×