Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh phân phì đại tuyến tiền liệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.93 KB, 5 trang )

nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở
BỆNH PHÂN PHÌ ĐẠI TUYẾN TIỀN LIỆT
Ngô Tuấn Minh*, Lê Việt Thắng*
*Bệnh viện Quân Y 103

TÓM TẮT
Nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng, cận
lâm sàng ở 71 bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.
Kết quả cho thấy: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan với tuổi, nhóm tuổi trên 75 có tỷ lệ
nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn nhóm tuổi dưới 75, p<0,05. OR=4,81. Nhóm có nhiễm khuẩn
đường tiết niệu có điểm IPSS và điểm QoL trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân không có nhiễm
khuẩn đường tiết niệu, p<0,001; Bệnh nhân có albumin máu giảm có tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết
niệu cao hơn nhóm albumin máu bình thường, p<0,05.OR=4,34. Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
ở nhóm bệnh nhân có thể tích nước tiểu tồn dư trên 50ml cao hơn nhóm có thể tích nước tiểu tồn dư
dưới 50ml, OR=6,63, p<0,05. Không thấy liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và kích thước
tuyến tiền liệt, p>0,05.
Từ khóa: Phì đại tuyến tiền liệt, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Nước tiểu tổn dư.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh phổ biến ở
các nước phát triển có tuổi thọ cao, thường gặp ở
những người 50 tuổi trở lên. Sự chèn ép tổ chức
khối tăng sinh vào đường niệu là nguyên nhân gây
cản trở đường niệu và là điều kiện thuận lợi gây ra
các biến chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Theo điều tra dịch tễ học của Trần Đức Hòe và
cộng sự năm 1995 thì tỷ lệ phì đại tuyến tiền liệt ở
nam giới trên 50 tuổi là 50% và tỷ lệ này tăng dần


theo lứa tuổi [2]. Phì đại tuyến tiền liệt tuy không
trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là
những người cao tuổi khi khả năng tự phục vụ hạn
chế. Một trong các biến chứng cấp tính thường
gặp của phì đại tuyến tiền liệt là biến chứng nhiễm
khuẩn đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện
sớm, điều trị đúng, trong một vài trường hợp có
thể gây sẹo đáng kể ở đường tiết niệu, hậu quả
về lâu dài có thể gây suy thận. Nếu hiểu các yếu
tố thuận lợi, các yếu tố nguy cơ gây lên nhiễm
khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân phì đại tuyến

196

Tạp chí

tiền liệt giúp chúng ta phòng tránh, giảm được tỷ lệ
nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Xuất phát từ những
lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục
tiêu: “Nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn
đường tiết niệu và một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nhiên cứu
Đối tượng là 71 bệnh nhân phì đại tuyến tiền
liệt (PĐTTL) điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y
103 từ tháng 7-2014 đến tháng 7-2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Các bệnh nhân
có khối lượng tuyến tiền liệt ≥ 25g trên siêu âm, có

thể có hoặc không kèm theo các triệu chứng phì
đại tuyến trên lâm sàng. Loại trừ các trường hợp
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang nhóm
bệnh nhân nghiên cứu. Chọn mẫu thuận tiện trong
thời gian nghiên cứu.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Bệnh nhân được khai thác các tuổi, điểm
IPSS, điểm Qol, xét nghiệm sinh hóa máu, phân
tích nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu.
Chẩn đoán PĐTTL theo Hội tiết niệu thận học
Việt Nam năm 2013) [1]:
Đánh giá và phân chia mức độ tình trạng
tắc nghẽn bằng bảng điểm đánh giá IPSS
(International Prostatic Symptomatic Score).
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của PĐTTL đến

chất lượng cuộc sống sử dụng bảng khuyến cáo
của Hội nghị tiết niệu quốc tế - 1991 QoL (Quality
of life).
Phân độ thể tích nước tiểu tồn dư (PVR) theo
đồng thuận quốc tế lần thứ 5 về tăng sinh lành tính
tuyến tiền liệt [4].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Tuổi trung bình 71,44 ± 8,06 tuổi, thời gian
phát hiện bệnh trung bình 4,5 ± 3,1 năm.

1. Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân phì
đại tuyến tiền liệt
Bảng 1. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tuổi
Đặc điểm

NKTN (n=11)

Không NKTN (n=60)

Số BN

%

Số BN

%

Tuổi ≥ 75 (n=23)

7

30,4

16

69,6


Tuổi < 75 (n=48)

4

8,3

60

91,7

p

OR

< 0,05

4,81

Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu tăng theo tuổi, do tuổi càng cao, bàng quang giảm khả năng
tống nước tiểu khi nằm lâu hoặc do các bệnh thần kinh, giảm tiết protein Tamm Horfall, tuyến tiền liệt phì
đại và giảm các yếu tố diệt khuẩn.
Nhóm bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên có khả năng bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn 4,81 lần so
với nhóm tuổi nhỏ hơn 75 tuổi, với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Hồng cũng cho thấy, các bệnh
nhân có nhóm tuổi càng cao thì càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu [3]. Tác giả Rowe T.A.,
Juthani-Mehta M. nghiên cứu về NKĐTN ở người già nhận định tuổi cao là yếu tố nguy cơ của NKĐTN
(2014) [9], nghiên cứu của các tác giả Deville W, Yzermans J và cộng sự [7], Teresa Raposo, Antonio
Rodrigues, Adelaide Almeida [8] cũng cho kết quả tương tự.

Biểu đồ 1. So sánh mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS giữa hai nhóm có NKĐTN và
không NKĐTN

Điểm IPSS trung bình của nhóm có NKTN là 22,1 ± 6,8 cao hơn nhóm không có NKTN 12,4 ± 5,5,
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Các bệnh nhân có NKTN có triệu chứng đường tiểu dưới nặng hơn,
thường xuyên hơn nhóm BN không có NKTN, tình trạng tắc nghẽn đường niệu nặng nề hơn.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

197


nghiên cứu khoa học

Biểu đồ 2. So sánh diểm chất lượng cuộc sống QoL giữa hai nhóm có NKĐTN và không NKĐTN
Điểm chất lượng cuộc sống QoL ở nhóm có nhiễm khuẩn đường tiết niệu (5,1± 0,9) cao hơn so với
nhóm không có nhiễm khuẩn đường tiết niệu (2,9 ± 0,9), có ý nghĩa với p < 0,001. Do phải trải qua tình
trạng nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn, các triệu chứng rối loạn tiểu tiện nặng nề nên điểm QoL trung bình ở
nhóm có NKTN rất cao.
2. Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân
phì đại tuyến tiền liệt
Bảng 2. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tình trạng giảm albumin máu

Albumin máu

NKTN (n=11)

Nhóm

Không NKTN (n=60)

Số BN


%

Số BN

%

Giảm (n=19)

6

31,6

13

68,4

Bình thường (n=52)

5

9,6

47

90,4

OR, p
OR=4,34
p< 0,05


Nhóm bệnh nhân giảm albumin máu có tỷ nhiễm NKTN là 31,6%, cao hơn nhóm có albumin máu
bình thường (9,6%), khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. OR=4,34. Vậy tình trạng dinh dưỡng kém có lẽ suy
giảm miễn dịch của bệnh nhân và có liên quan đến tình trạng NKTN. BN có albumin máu giảm có khả
năng bị NKĐTN cao gấp 4,34 lần BN có albumin máu bình thường. Nghiên cứu Allon M, Radeva M, Bailey
J và cs (2005) cũng chỉ ra mối liên quan giữa giảm albumin máu và tình trạng nhiễm khuẩn trên đối tượng
bệnh nhân lọc máu chu kỳ [5]. Tác giả Toba K, Sudoh N, Ouchi Y và cs cũng nhận định giảm albumin huyết
thanh là yếu tố nguy cơ của NKTN[11].
Bảng 3. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và thể tích nước tiểu tồn dư
Nhóm

PVR

NKTN (n=7)

Không NKTN (n=59)

Số BN

%

Số BN

%

≥ 50 ml (n = 9)

3

33,3


6

66,7

< 50 ml (n = 57)

4

7,0

53

93,0

OR, p
OR=6,63
p<0,05

Nước tiểu tồn dư trong phì đại tuyến tiền liệt được tạo thành là do cơ chế bít tắc đường ra của dòng
nước tiểu ở cổ bàng quang [10], đây sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển.
Tỷ lệ bệnh nhân NKTN ở nhóm có PVR≥ 50 ml cao hơn nhóm PVR< 50 ml, khác biệt có ý nghĩa với
p < 0,05. Khả năng bị NKTN ở nhóm BN có PVR mức độ trung bình và nặng cao hơn nhóm có PVR là

198

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



nghiên cứu khoa học

6,63 lần (OR=6,63). Nghiên cứu của Caron F, Alexandre K, Pestel-Caron M và cs (2015) cũng chỉ ra mối
liên quan giữa thể tích nước tiểu tồn dư và tình trạng NKĐTN [6].
Bảng 4. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu với kích thước tuyến tiền liệt trên
siêu âm
NKTN (n=7)

Không NKTN (n=59)

KT TTL trên siêu âm
(gram)

Số BN

%

Số BN

%

25 - < 30 (n= 10)

2

20

8


80

30 - 39 (n=24)

4

16,7

20

83,3

40 - 49 (n=14)

1

7,1

13

92,3

50 - 59 (n=10)

1

10

9


90

> 60 (n=13)

3

23,1

10

76,9

p

> 0,05

Không có sự liên quan giữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu và kích thước tuyến tiền liệt trên, p > 0,05.
Như vậy ta thấy kích thước tuyến tiền liệt không đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh NKTN ở bệnh
nhân phì đại tuyến tiền liệt, tuyến to nhưng không phát triển về phía đường niệu, không gây hẹp đường
niệu thì không phải là yếu tố thuận lợi cho NKTN, một tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ tuy nhiên sự phì đại
của nó lại phát triển vào trong lòng đường niệu sẽ gây bít tắc dòng nước tiểu, tạo nước tiểu tồn dư trong
bàng quang,gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới và đó là điều kiện thuận lợi cho NKTN.
IV. KẾT LUẬN

nhiễm khuẩn đường tiết niệu, p < 0,001.

Qua nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm
khuẩn đường tiết niệu và một số đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng ở 71 BN phì đại tuyến tiền liệt,
chúng tôi rút ra một vài nhận xét sau:


+ Bệnh nhân có albumin máu giảm có tỷ
lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn nhóm
albumin máu bình thường, p < 0,05. OR=4,34.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nhóm bệnh
nhân có thể tích nước tiểu tồn dư trên 50ml cao
hơn nhóm có thể tích nước tiểu tồn dư dưới 50ml
, OR=6,63, p < 0,05. Không thấy liên quan giữa
nhiễm khuẩn đường tiết niệu và kích thước tuyến
tiền liệt, p > 0,05.

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan với
tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết
niệu càng cao, p < 0,05. OR=4,81. Nhóm có nhiễm
khuẩn đường tiết niệu có điểm IPSS và điểm QoL
trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân không có
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Lê Chuyên (2013), “Hướng dẫn xử trí
tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt”, Hội Tiết niệu
thận học Việt Nam.
2. Trần Đức Hòe (1996), “Kết quả điều tra
dịch tễ học u xơ tuyến tiền liệt”, Tạp chí Y học
Quân sự, 2, tr.69-74.
3. Hồ Thị Hồng (2013), “Đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn tiết niệu cấp tính”, Học viện Quân Y, Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Abrams P., Griffiths D., Hofner K. (2000),

“The Urodynamic assessment of lower urinary

tract symptom", Benign Prostatic Hyperplasia,
5th International Consultation on Benign Prostatic
Hyperplasia, pp.227-82.
5. Allon M., Radeva M., Bailey J., et al. (2005),
“The spectrum of infection-related morbidity in
hospitalized haemodialysis patients”, Nephrol Dial
Transplant, 20(6), pp.1180-6.
6. Caron F., Alexandre K., Pestel-Caron M.,
et al. (2015), “High bacterial titers in urine are
predictive of abnormal postvoid residual urine
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

199


nghiên cứu khoa học

in patients with urinary tract infection”, Diagn
Microbiol Infect Dis, 83(1), pp.63-7.
7. Deville W. L., Yzermans J. C., van Duijn
N. P., et al. (2004), “The urine dipstick test useful
to rule out infections. A meta-analysis of the
accuracy”, BMC Urol, 4, pp.4.
8. Linhares I., Raposo T., Rodrigues A., et al.
(2013), “Frequency and antimicrobial resistance
patterns of bacteria implicated in community
urinary tract infections: a ten-year surveillance
study (2000-2009)”, BMC Infect Dis, 13, pp.19.


9. Rowe T. A., Juthani-Mehta M. (2014),
“Diagnosis and management of urinary tract
infection in older adults”, Infect Dis Clin North Am,
28(1), pp.75-89.
10.Ruud Bosch J. L. (1995), “Postvoid residual
urine in the evaluation of men with benign prostatic
hyperplasia”, World J Urol, 13(1), pp.17-20.
11. Toba K., Sudoh N., Ouchi Y., et al. (1993),
“The importance of the host nutritional and immune
status on the prognosis of urinary tract infection in
the elderly”, Nihon Ronen Igakkai Zasshi, 30(6),
pp.487-96.

ABSTRACT
STUDY ON RELATION BETWEEN URINARY TRACT INFECTION AND SOME CLINICAL AND
LABORATORY CHARACTERISTICS IN PROSTATE HYPERPLASIVE PATIENTS
Study on relation between urinary tract infection and some clinical and laboratory characteristics
in 71 patients with prostate hypertrophy. The results showed that:ratio of urinary tract infections of
patients with over 75 ages is higher significantly thanthat of under 75 patients, p <0.05, OR = 4.81.
In urinary tract infection patients,averagescores of IPSS and QoL arehigher than patients without
urinary tract infection, p <0.001; Ratio of urinary tract infection in serum low albumin is higher patients
with normal blood albumin, p<0.05. OR = 4.34. Prevalence of urinary tract infection of patients with
post void residual greater than 50ml higher than group withpost void residual less than 50ml, OR =
6.63, p <0.05. No relation between urinary tract infections and prostate size, p> 0.05.
Keywords: Prostate Hyperplasia, Urinary Tract Infection, Post Void Residual.

200

Tạp chí


Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



×