Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá phân số dự trữ lưu lượng vành (FFR) ở những bệnh nhân hẹp động mạch vành mức độ trung bình tại bệnh viện Hữu Nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.54 KB, 6 trang )

nghiên cứu khoa học

ĐÁNH GIÁ PHÂN SỐ DỰ TRỮ LƯU LƯỢNG VÀNH ( FFR ) Ở NHỮNG
BỆNH NHÂN HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
Lê Tùng Lam*
*Bệnh viện Hữu Nghị

TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Tìm hiểu vai trò của FFR trong phối hợp chỉ định điều trị can thiệp ở một số bệnh
nhân hẹp ĐM vành mức độ trung bình.
2. Đánh giá mức độ an toàn của phương pháp đo dự trữ lưu lượng vành.
Đối tượng – phương pháp: Trên phim chụp mạch cản quang (DSA) ĐM vành có mức độ hẹp
vừa (40 – 70% ) được đo FFR. Chúng tôi chỉ tiến hành can thiệp cho những bệnh nhân có chỉ số FFR
< 0.8, không can thiệp những bệnh nhân có chỉ số FFR ≥ 0.8. Đánh giá các đặc điểm của nhóm bệnh
nhân ghiên cứu, kết quả đo FFR, những tác dụng phụ trong quá trình đo và theo dõi các bệnh nhân
trong 1 tháng sau thủ thuật. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi lâm sàng.
Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2012 đến tháng 7/2014, tổng số có 37 bệnh
nhân với 45 tổn thương hẹp mức độ trung bình được đo FFR. Tuổi trung bình 72 ± 8, nam giới 31
bệnh nhân (83.78 %). Vị trí ĐM tổn thương và đo FFR lần lượt là: ĐM liên thất trước 23/45; ĐM vành
phải 11/45; ĐM mũ 8/45, có 3 lần đo ở nhánh chéo 1 ĐM liên thất trước. Giá trị trung bình FFR đo
được 0.77 ± 0.16; cao nhất 0.98; thấp nhất 0.46. Có 19 (42,22%) tổn thương FFR<0,8 được can
thiệp ĐM vành; 26 (57,78%) tổn thương FFR≥0,8 điều trị nội khoa. Có 16 bệnh nhân (43,24%) điều trị
can thiệp, 21 bệnh nhân (56,76 %) điều trị nội khoa. Đo FFR giúp không bỏ sót tổn thương 2 trường
hợp (8.5 %), trì hoãn can thiệp 4 trường hợp (19 %) so với đánh giá QCA trên phim chụp DSA ĐM
vành. Biến chứng thường gặp nhất là nhịp chậm (22/37 BN, chiếm 59,5%). Tiếp đó là tụt áp (9/37
bệnh nhân, chiếm 24,3%), ngừng xoang kéo dài (8 bệnh nhân, chiếm 21,6%). Các biến chứng nhẹ,
thoáng qua, tự hết nhanh chóng sau khi hết thời gian tác dụng của adenosine.
Kết luận: Đối với những tổn thương hẹp ĐM vành trung bình: Đo FFR tỏ ra an toàn với bệnh
nhân và có giá trị đánh giá chính xác, khách quan về tổn thương ĐM vành có hay không ảnh hưởng
đến huyết động, giúp cho bác sỹ lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân tử
vong hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chụp động mạch vành qua đường ống thông vẫn
là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch
vành. Trong trường hợp hẹp trung bình (từ 40 –
70 % lòng mạch), rất khó đánh giá chính xác tổn
thương mạch vành có ảnh hưởng tới việc cung
cấp máu cho cơ tim và cần thiết phải can thiệp tái
tưới máu [1,5].

Phân số dự trữ lưu lượng vành (Fractional
Flow Reserve, viết tắt: FFR) là một thông số được
đo trong lúc chụp ĐMV. FFR giúp thầy thuốc trả
lời câu hỏi liệu tổn thương hẹp có ảnh hưởng đến
huyết động mạch vành và cần phải can thiệp tái
tưới máu hay không. Nhiều tác giả trên thế giới đã
chứng minh vai trò của FFR trong chẩn đoán và
định hướng điều trị bệnh mạch vành[8]. Tại Bệnh
viện Hữu Nghị Hà Nội, đo FFR đã được triển khai
ứng dụng trong thực hành tại khoa tim mạch can
thiệp từ năm 2012.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

259



nghiên cứu khoa học

Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh
giá phân số dự trữ lưu lượng vành ở những bệnh
nhân hẹp động mạch vành mức độ trung bình tại
bệnh viện Hữu nghị Hà Nội” với 2 mục tiêu:
1. Bước đầu tìm hiểu vai trò của phân số dự
trữ lưu lượng vành trong phối hợp chỉ định điều
trị can thiệp ở một số bệnh nhân hẹp động mạch
vành mức độ trung bình.
2. Đánh giá mức độ an toàn của của phương
pháp đo dự trữ lưu lượng vành.
II. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Nghiên cứu được tiến hành tại khoa
Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
từ tháng 10/2012 đến tháng 7/2014. Bệnh nhân
chẩn đoán cơn đau thắt ngực ổn định, chụp động
mạch vành qua da, đánh giá hẹp vừa (40 – 70%)
được đo FFR và đồng ý tham gia nghiên cứu.

bảo tồn nếu FFR ≥ 0,8. Lựa chọn bóng và stent tùy
theo thủ thuật viên. Theo dõi các biến chứng của
quá trình đo FFR.
5. Theo dõi dọc theo thời gian: Các bệnh nhân
được theo dõi trong thời gian nằm viện. Sau khi
xuất viện, bệnh nhân được theo dõi trong tối thiểu
30 ngày, qua khám bệnh định kỳ và gọi điện thoại
trực tiếp (với những người bệnh ở xa không có
điều kiện đến Bệnh viện Hữu Nghị khám lại).
6. Xử lý số liệu: Chúng tôi xử lý và phân tích số

liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả phân tích
được coi là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p<0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 37 bệnh nhân với 45 tổn thương hẹp ĐM
vành trung bình được đo FFR.
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu

2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân chẩn đoán hội
chứng vành cấp, phì đại thất trái tiên phát hoặc
thứ phát. Bệnh nhân có tình trạng nội khoa nặng
như suy thận nặng, nhiễm khuẩn nặng, bệnh lý ác
tính giai đoạn cuối, bệnh nhân có các chống chỉ
định với adenosine như nhịp chậm kéo dài, blốc
nhĩ thất chưa được đặt máy tạo nhịp, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính,…

Tuổi

72,03 ± 8,2

Nam giới

31 (83,78%)



Tăng huyết áp

22 (59,5%)


3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang, có theo dõi dọc theo thời gian.



Đái tháo đường

13 (35,1%)



Rối loạn lipid máu

11 (29,7%)

4. Thu thập dữ liệu: Bệnh nhân được khám lâm
sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo
mẫu bệnh án nghiên cứu. Chụp ĐMV cho bệnh
nhân qua đường động mạch đùi hoặc động mạch
quay, sử dụng ống thông can thiệp các loại JL, JR
cỡ 5F, 6F, 7F. Tiến hành đo FFR nếu có chỉ định.
Can thiệp mạch vành nếu FFR < 0,8 và điều trị



Hút thuốc

8 (11,6%)


Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
(n=35)

Giá trị

Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành

Suy tim

5 (13,5%)

Suy thận

3 (8,1%)

Vị trí động mạch vành đo FFR nhiều nhất là
ĐM liên thất trước 57.8%, ĐM vành phải 24.4%
và ĐM mũ 17.8 %.

Bảng 2. Kết quả đo FFR
Giá trị trung bình

Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Chung (n=45)

0.77 ± 0.16


0.46

0.98

FFR<0.8 (n=19)

0.69 ± 0.15

0.46

0.78

FFR≥0.8 (n=26)

0.86 ± 0.08

0.82

0.98

Trong số 37 bệnh nhân có 16 bệnh nhân (43,24 %) điều trị can thiệp, 21 bệnh nhân ( 56,76 %) điều
trị nội khoa.

260

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



nghiên cứu khoa học

Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị can thiệp và điều trị nội khoa
n

Tỷ lệ %

BN can thiệp (FFR < 0.8)

16

43.24

BN điều trị nội khoa (FFR ≥ 0.8)

21

56.76

Tổng số

37

100

Bảng 4. Chỉ định can thiệp theo kết quả chụp ĐM vành và đo FFR
Theo kết quả chụp DSA

Can thiệp đặt stent
Theo FFR


Tổng số



Không

Có(FFR < 0.8)

17

2

19

Không(FFR≥0.8)

4

22

26

21

24

45

Tổng số

Trong số 45 tổn thương hẹp vừa ĐMV, nếu
dựa trên kết quả chụp ĐMV, có 21 trường hợp
(46,66 %) bác sỹ muốn can thiệp ĐMV. Tuy nhiên
kết quả đo FFR cho thấy chỉ 17 tổn thương cần
can thiệp (80,95%). Có 4 tổn thương sau khi đo
FFR đã trì hoãn can thiệp, chiếm 19%. Ngược
lại, trong số 24 tổn thương mạch vành định điều
trị bảo tồn khi đánh giá trên chụp DSA, có 2 tổn
thương hẹp đáng kể về mặt huyết động (8,5 %)
sau khi đo FFR, vì thế cần tái tưới máu. Tổng số,
có 6/ 45 trường hợp mà thầy thuốc thay đổi quyết
định điều trị sau khi đo FFR, chiếm tỷ lệ 13,5%.
Bảng 5. Số ca có biến chứng trong quá trình
đo FFR
Biến chứng

Số BN

Tỷ lệ %

Nhịp chậm

22/37

59.5 %

Tụt áp

9/37


24.3 %

Ngừng xoang

8/37

21.6 %

Chóng mặt

5/37

13.5 %

Co thắt động mạch vành

3/37

8.1 %

Bloc A V

3/37

8.1 %

Khó thở

2/37


5.4 %

Đau ngực

2/37

5.4 %

Tất cả 37 bệnh nhân đều được theo dõi các
biến cố tim mạch trong khi nằm viện. 35 bệnh
nhân (94,6%) hoàn thành thời gian theo dõi 30
ngày sau xuất viện. Trong thời gian đó, không có

trường hợp nào tử vong, không có bệnh nhân nào
tái nhập viện vì NMCT, đau ngực.
IV. BÀN LUẬN
Trong NC chúng tôi tuổi khá cao (72 ± 8), nam
chiếm ưu thế (83.78 %) phù hợp với kết quả của
một số tác giả nước ngoài và đặc thù bệnh nhân
Bệnh viện Hữu nghị quản lý (BN cao tuổi, nam
nhiều hơn nữ) [3].
Giá trị FFR trung bình của 45 tổn thương
là 0,77 ± 0,16. FFR thấp nhất là 0,46, cao nhất
là 0,98. Độ biến thiên tương đối cao của nhóm
nghiên cứu cho thấy mặc dù đều chỉ là hẹp vừa
ĐMV, nhưng ảnh hưởng huyết động có thể rất
trầm trọng (FFR=0,46), hoặc gần như không gây
ảnh hưởng gì về huyết động (FFR=0,98). Có 19/45
(42,22%) trường hợp FFR ≥ 0,8, 26/45 (57,78 %)
ca FFR<0,8. Kết quả này tương tự những nghiên

cứu khác so sánh QCA với FFR. Theo Fisher và
cộng sự, mức độ hẹp ĐMV ở nhóm FFR dương
tính là 71%, lớn hơn đáng kể so với nhóm FFR âm
tính là 58%, p=0,0001[9] [2].
Những công trình nghiên cứu của Pijls và
De Bruyne đã chứng minh vai trò của FFR trong
trường hợp hẹp vừa ĐMV. FFR có tương quan
chặt chẽ với tình trạng thiếu máu cơ tim, và có
thể được dùng để tiên lượng biến cố tim mạch
của người bệnh [7,11,12]. Ngưỡng chẩn đoán
thiếu máu cơ tim được các tác giả thống nhất là
FFR<0,8 [5,12]. FFR<0,8 chứng tỏ tổn thương
hẹp có ý nghĩa và cần tái tưới máu, trong khi
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

261


nghiên cứu khoa học

FFR≥0,8 thì có thể điều trị bảo tồn mà không làm
tăng nguy cơ tim mạch cho bệnh nhân. Trong số
45 tổn thương hẹp ĐMV mà chúng tôi nghiên cứu,
57,78 % không ảnh hưởng đến huyết động và chỉ
cần điều trị nội khoa. Trong nghiên cứu FAME, với
620 tổn thương hẹp vừa ĐMV, tỷ lệ FFR≥0,8 cũng
lên tới 65% [13]. Như vậy, kết quả của chúng tôi
tỷ lệ FFR < 0.8 cao hơn kết quả của nghiên cứu

FAME.
Trong thực tế lâm sàng, đánh giá bằng mắt
thường mức độ tổn thương ĐMV trên phim chụp
mạch cản quang vẫn là cơ sở để can thiệp tái tưới
máu. Ở nhiều trung tâm tim mạch can thiệp, đây
là biện pháp duy nhất sẵn có. Mặc dù đánh giá
theo kết quả chụp ĐMV nhanh chóng và tương đối
chính xác, nhất là với những thầy thuốc nhiều kinh
nghiệm [6], nó vẫn có sai số và kết luận thu được
không phải lúc nào cũng đồng nhất. Theo Fisher
và cộng sự, các thầy thuốc thường chỉ thống nhất
với nhau trong khoảng 70% trường hợp hẹp ĐMV,
đặc biệt là nếu hẹp ĐMV mức độ vừa [6].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu chỉ dựa
đơn thuần theo kết quả chụp ĐMV, thầy thuốc
có xu hướng can thiệp trong 46,66% trường hợp
(21/45 tổn thương). Trong khi dựa theo FFR, tỷ
lệ tái tưới máu chỉ là 80,95% (17/21 tổn thương).
Đo FFR đã giúp chúng tôi trì hoãn 4/21 ca có ý
định can thiệp nếu chỉ dựa vào chụp DSA, đồng
thời can thiệp ĐMV trong 2/24 trường hợp có ý
định điều trị bảo tồn. Như vậy chúng tôi đã trì
hoãn được 19% số ca đặt stent không cần thiết
và thay đổi quyết định điều trị can thiệp trong 2
trường hợp hẹp vừa ĐMV (chiếm 8.5%) không
có ý định can thiệp nếu chỉ dựa vào kết quả chụp
mạch. Kết quả nghiên cứu FAME cho thấy, có
thể giảm 30% số stent sau khi sử dụng FFR [6].
Rõ ràng, khi ĐMV hẹp mức độ vừa, không nên
dựa đơn thuần vào kết quả chụp mạch vành để

đưa ra quyết định tái tưới máu. Nhất là trong kỷ
nguyên stent bọc thuốc, khi tỷ lệ tắc lại stent do
huyết khối muộn ngày càng cao [10], đồng thời
các tác dụng phụ do dùng thuốc chống ngưng tập
tiểu cầu kéo dài cũng là điều thầy thuốc cần cân
nhắc. Khi hình ảnh giải phẫu còn chưa rõ ràng,
tốt nhất là có thăm dò chức năng chứng minh
tình trạng hẹp động mạch vành có ảnh hưởng
đến nuôi dưỡng cơ tim.

262

Tạp chí

Biến chứng của đo FFR chủ yếu do 2
nguyên nhân: các thao tác liên quan đến dây dẫn
áp lực, và tác dụng phụ của adenosine tiêm mạch
vành[4].
Là một guide wire ngậm nước (hydrophylic),
với kích thước hoàn toàn tương tự các dây dẫn
thông thường, chính vì vậy không gây khó khăn
cho bác sĩ can thiệp trong quá trình thao tác.
Guide wire áp lực có thể đưa qua các tổn thương
xoắn vặn cũng như qua các mắt stent (trong
trường hợp đánh giá FFR của nhánh bên sau can
thiệp nhánh chính). Chúng tôi không gặp trường
hợp tách thành ĐMV nào do guide wire áp lực.
Có 3 trường hợp co thắt mạch vành nhiều trong
lúc đưa guide wire vào lòng mạch vành (chiếm
8,1 %). Với những bệnh nhân này, chúng tôi đã

tăng liều nitroglycerin tiêm mạch vành. Nhờ đó hệ
mạch vành ở thượng tâm mạch giãn tối đa. Bệnh
nhân có thể được tiếp tục đo FFR, đồng thời tình
trạng dòng chảy mạch vành ở đoạn xa không bị
ảnh hưởng.
Adenosine có tác dụng giãn mạch và ức chế
dẫn truyền qua nút nhĩ thất. Do vậy, nhịp chậm,
tụt huyết áp, ngừng xoang là những biến chứng
do thuốc phổ biến nhất trong nghiên cứu của
chúng tôi. Có 59,5% trường hợp xuất hiện nhịp
chậm, trong đó 21,6% là ngưng xoang kéo dài trên
3 giây. Chúng tôi ghi nhận một trường hợp xuất
hiện cơn Adam-Stokes sau tiêm adenosine mạch
vành. Tuy nhiên không có trường hợp nào cần
phải dùng máy tạo nhịp do biến chứng nhịp chậm.
Tỷ lệ tụt huyết áp khá cao (24,3%) tuy nhiên không
có trường hợp nào cần dùng thuốc vận mạch để
nâng huyết áp. Thời gian bán hủy của adenosine
rất ngắn (chỉ từ 10-20 giây), vì thế tác dụng phụ
của thuốc đều tự phục hồi.
Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tỷ lệ các
biến chứng của thủ thuật. De Bruyne, một trong
những người đầu tiên ứng dụng FFR trong tim
mạch can thiệp, nhận thấy các tác dụng phụ của
adenosine phổ biến và rõ rệt hơn nếu truyền thuốc
bằng bơm tiêm điện qua đường tĩnh mạch trung
tâm. Nếu tiêm adenosine trực tiếp vào mạch vành,
gần như không gây các rối loạn hệ thống trầm
trọng [4].


Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

V. KẾT LUẬN
1. Phân số dự trữ lưu lượng vành (FFR) ở bệnh
nhân tổn thương động mạch vành mức độ
trung bình trên phim chụp DSA: FFR có vai trò
quan trọng trong việc chỉ định can thiệp.
• Giá trị FFR trung bình của 45 tổn thương
là 0,77 ± 0,16. Giá trị FFR thấp nhất là 0,46; cao
nhất là 0,98.
• Tổn thương hẹp động mạch vành trung
bình có FFR < 0.8 là 42,22 % (19/ 45 tổn thương),
có FFR > 0.8 là 57,78 % (26/45 tổn thương).
• Tỷ lệ hẹp ĐMV có ảnh hưởng huyết động
là 30,6% (19/62 trường hợp), tỷ lệ hẹp không ảnh
hưởng đến huyết động là 69,4% (43/62 trường
hợp).
• Khảo sát FFR giúp trì hoãn can thiệp 19%
so với chụp động mạch vành DSA.

• Khảo sát FFR giúp không bỏ sót tổn thương
can thiệp 8,5% so với chụp động mạch vành DSA.
2. Phương pháp đo dự trữ lưu lượng vành
(FFR) trong thủ thuật chụp và can thiệp động
mạch vành qua da: Tương đối an toàn, không có
các biến chứng nặng nề cần phải can thiệp.
• Một số tác dụng phụ do thuốc và do thao

tác trong quá trình đưa dây dẫn áp lực trong lòng
động mạch vành lúc tiến hành đo FFR: Nhịp chậm
59,5%; tụt áp 24,3%; ngừng xoang 21,6%; co thắt
động mạch vành 8,1%, chóng mặt 5,4%; khó thở
5,4%. Các triệu chứng trên tự hết nhanh chóng,
không cần thiết phải xử lý và không gây nguy hiểm
cho bệnh nhân.
• Không ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào
có biến chứng sau thủ thuật đo FFR trong 1 tháng
theo dõi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lân Việt, Phạm Việt Tuân (2008).
Tìm hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật ở bệnh nhân
điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong
thời gian 5 năm (2003-2007). Trường Đại học Y
Hà Nội.
2. J. R. Arnold, T. D. Karamitsos, T. J. Pegg
et al., (2010). Adenosine stress myocardial contrast
echocardiography for the detection of coronary
artery disease: a comparison with coronary
angiography and cardiac magnetic resonance.
JACC Cardiovasc Imaging, 3(9):934-43.
3. M. A. Christou, G. C. Siontis, D. G. Katritsis
et al., (2007). Metaanalysis of fractional flow
reserve versus quantitative coronary angiography
and noninvasive imaging for evaluation of
myocardial ischemia. Am J Cardiol, 99(4):450-6.
4. B. De Bruyne, N. H. Pijls, E. Barbato et al.,
(2003). Intracoronary and intravenous adenosine

5’-triphosphate, adenosine, papaverine, and
contrast medium to assess fractional flow reserve
in humans. Circulation, 107(14):1877-83.
5. B. De Bruyne, J. Sarma (2008). Fractional
flow reserve: a review: invasive imaging. Heart,
94(7):949-59.

6. J. J. Fischer, H. Samady, J. A. McPherson
et al., (2002). Comparison between visual
assessment and quantitative angiography
versus fractional flow reserve for native coronary
narrowings of moderate severity. Am J Cardiol,
90(3):210-5.
7. J. J. Fischer, X. Q. Wang, H. Samady et al.,
(2006). Outcome of patients with acute coronary
syndromes and moderate coronary lesions
undergoing deferral of revascularization based
on fractional flow reserve assessment. Catheter
Cardiovasc Interv, 68(4):544-8.
8. M. Hamilos, A. Peace, G. Kochiadakis et al.,
(2010). Fractional flow reserve: an indispensable
diagnostic tool in the cardiac catheterisation
laboratory. Hellenic J Cardiol, 51(2):133-41.
9. T. S. Kristensen, T. Engstrom, H. Kelbaek
et al., (2010). Correlation between coronary
computed tomographic angiography and fractional
flow reserve. Int J Cardiol, 144(2):200-5.
10. G. Lemesle, C. Delhaye, L. Bonello et
al., (2008). Stent thrombosis in 2008: definition,
predictors, prognosis and treatment. Arch

Cardiovasc Dis, 101(11-12):769-77.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

263


nghiên cứu khoa học

11. N. H. Pijls, P. van Schaardenburgh, G.
Manoharan et al., (2007). Percutaneous coronary

Interventional Cardiology Fellows Course.
13. P. A. Tonino, B. De Bruyne, N. H. Pijls

intervention of functionally nonsignificant stenosis:

et al., (2009). Fractional flow reserve versus

12. Martyn Thomas (2009). How to do

angiography for guiding percutaneous coronary

FFR and interpret measurement. 4th European

intervention. N Engl J Med, 360(3):213-24.

ABSTRACT
EVALUATE FRACTIONAL FLOW RESERVE (FFR)IN PATIENTS WITH INTERMEDIATE

CORONARY ARTERY STENOSIS IN HUU NGHI HANOI HOSPITAL
Aims:
-Study the role of FFR in combined therapy interventions in patients with intermediate coronary
artery stenosis.
-Evaluating the safeness of coronary flow reserve measurement method.
Method:
On the Digital Substraction Angiography (DSA) images, coronary artery stenosis with intermediate
narrowness (40-70%) was mesuared for FFR.
Mesuared FFR > 0.8: No intervention or medical treatment.
Mesuared FFR < 0.8: Ballon angioplasty and stenting intervention.
Report side effects occur during FFR measurement and follow up the patients 1 month after the
procedure.
Results:
The study was conducted from October 2012 to July 2014 with total 37 patients in which 31
were male (83.78%). The average age was 72 ± 8. From these 37 patients, 45 intermediate coronary
artery stenosis were subjected for FFR measurement. The artery stenosis and FFR measurement
areas are: LAD (23/45); RCA (11/45); and LCX (8/45). There were three measurements in diagonal
1 of the LAD. The average FFR value is 0.77 ± 0.16; maximum value is 0.98 and minimum value is
0.46. 19 intermediate coroary artery stenosis with FFR <0.8 (42.22%) were subjected to angioplasty
intervention. 26 intermediate coroary artery stenosis with FFR ≥ 0.8 (57.78%) were subjected to
medical treatment. In total, there were 16 patients (43,24%) undergone angioplasty intervention; and
21 patients (54.76%) undergone medical treatment. FFR measurement helped to avoid overlooking
injuries in 2 cases, and to delay intervention in 4 cases (19%) compared with the method of evaluating
QCA in DSA images of artery coronary.
During FFR measurement, the most common complication is bradycardia (59.5%), following by
hypotension (24.3%) and stop prolonged sinus (21.6%). Complications are mild, transient, and ended
quickly after the effects of adenosine had wore off.
Conclusion:
In patients with intermediate coronary artery stenosis, FFR measurement is a safe procedure. It
provides a valuable objective assessment of coronary artery damages, whether the damages affect

the haemodynamic of coronary artery or not. This information can help doctors choose the best
treatment for patients.

264

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



×