Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Liên quan giữa nồng độ testosteron huyết tương với thời gian mắc bệnh, glucose máu và HbA1c ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.17 KB, 6 trang )

nghiên cứu khoa học

LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TESTOSTERON HUYẾT TƯƠNG
VỚI THỜI GIAN MẮC BỆNH, GLUCOSE MÁU VÀ HbA1c
Ở BỆNH NHÂN NAM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Nguyễn Thị Phi Nga*, Hồ Thị Lê**, Phạm Cao Kỳ*
*Bệnh viện Quân Y 103, ** Học viện Quân Y

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan của nồng độ testosteron với thời gian mắc bệnh, glucose máu
lúc đói và HbA1c ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 90 bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 và
37 nam giới bình thường.
Kết quả: Có liên quan giữa nồng độ testosteron với thời gian mắc bệnh đái tháo đường. Có
tương quan nghịch giữa nồng độ testosteron bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 với HbA1c (r = -0,235, p <
0,05). Chưa thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ testosteron huyết tương với glucose
máu lúc đói.
Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, nồng độ testosteron huyết tương.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tình trạng giảm nồng độ các hormon sinh
dục mà đại diện và chủ yếu ở nam giới là giảm
testosteron được chứng minh là tương đối thường
gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Trên
đối tượng nam đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, giảm
testosteron được giải thích bởi sự phối hợp nhiều
cơ chế bệnh sinh. Sự giảm nồng độ testosteron
dẫn đến nhiều hậu quả như suy sinh dục hay


làm trầm trọng các biểu hiện của bệnh đái tháo
đường. Ngược lại, các đặc trưng trên đối tượng
nam đái tháo đường như thời gian mắc bệnh hay
mức độ kiểm soát bệnh cũng ảnh hưởng đến nồng
độ testosteron. Đã có nhiều nghiên cứu đơn lẻ về
nồng độ testosteron trên đối tượng nam đái tháo
đường, tuy nhiên mối liên quan với các đặc trưng
trên của bệnh thì chưa rõ. Do vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Tìm hiểu
mối liên quan của nồng độ testosteron với thời
gian mắc bệnh, glucose và HbA1c ở bệnh nhân
nam đái tháo đường týp 2.

1. Đối tượng nghiên cứu

272

Tạp chí

Gồm 127 nam giới, chia làm hai nhóm:
Nhóm bệnh (gồm 90 bệnh nhân nam ĐTĐ týp
2 điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết Bệnh viện Quân Y
103 từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015).
Nhóm chứng (gồm 37 nam giới bình thường
đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện 103).
- Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh:
Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đồng ý tham gia
nghiên cứu. ĐTĐ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ 1997 và WHO
công nhận 1998. Chẩn đoán týp 2 dựa vào một số

tiêu chuẩn của WHO (1985) có vận dụng cho phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
- Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng:
Các nam giới bình thường, có độ tuổi tương
đương nhóm bệnh.
- Tiêu chuẩn loại trừ:

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Nhóm nghiên cứu:
+ Mắc các rối loạn về chức năng sinh dục
(không do ĐTĐ).

Đánh giá theo mục tiêu kiểm soát glucose
máu lúc đói theo WHO (2002), dựa vào chỉ số
glucose máu lúc đói và HbA1c.

+ Bệnh nhân đang dùng các thuốc ảnh hưởng
đến nồng độ testosteron.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiểm soát
glucose máu, HbA1c

+ Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính: suy
thận mạn (không do ĐTĐ), suy gan mạn, bệnh đa
u tủy xương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hội
chứng kém hấp thu.


Chỉ tiêu

+ Bệnh nhân không thu thập đủ số liệu hoặc
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nhóm chứng: Các trường hợp dùng thuốc
ảnh hưởng đến nồng độ testosteron hoặc không
đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tốt

Chấp nhận
được

Kém

Glucose máu
4,4 - 6,1 6,1 - ≤ 7,0
lúc đói (mmol/l)

> 7,0

HbA1c (%)

> 7,5

< 6,5

6,5 ≤ - ≤ 7,5


2.2.4. Nồng độ testosteron toàn phần huyết
tương
- Phương pháp định lượng: Sử dụng nguyên
lý miễn dịch men định lượng vi chất (Microparticle
enzym immuno assay - MEIA) trên hệ thống máy
xét nghiệm sinh hóa miễn dịch tự động Architect
CI16000 (Abbott) tại Khoa Sinh hóa Bệnh viện 103.

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả
cắt ngang, có so sánh giữa nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng.

- Tiêu chuẩn bất thường nồng độ testosteron (T)
Được đánh giá là bệnh lý khi nồng độ
testosteron huyết tương của nhóm bệnh lớn
hơn (tăng) hoặc nhỏ hơn (giảm) so với nồng độ
testosteron trung bình huyết tương của nhóm
chứng cộng hoặc trừ 1 lần độ lệch chuẩn (tăng:
testosteron > + SD, giảm: testosteron < – SD).

2.2. Các biến số dùng trong nghiên cứu
2.2.1. Tuổi:
Tuổi bệnh nhân là tuổi tại thời điểm nhập viện.
2.2.2. Thời gian mắc bệnh (TGMB) đái tháo
đường:

2.3. Xử lý số liệu


Đơn vị tính bằng năm, chia thành 2 nhóm: <
5 năm, ≥ 5 năm.

Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương
pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0
và Microsoft Excel 2007.

2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiểm soát
glucose máu:
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm tuổi và nồng độ testosteron huyết tương nhóm nghiên cứu
Chỉ tiêu

Nhóm ĐTĐ
(n = 90)

Nhóm chứng
(n = 37)

p

Tuổi trung bình (năm)

62,19 ± 10,29

58,38 ± 11,15

> 0,05


Trung bình

4,54 ± 1,99

5,53 ± 2,35

< 0,05

Cao nhất

10,09

11,68

Thấp nhất

0,13

1,19

Testosteron (ng/ml)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,19 ± 10,29. Kết quả này cũng
tương tự với tuổi trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu của các tác giả Lê Thanh Toàn (61,1 ±
19,9) [3] và Ngô Thị Thu Trang (62,8 ± 11,2) [4]. Có thể nhận thấy các nghiên cứu đều kết luận tuổi mắc
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


273


nghiên cứu khoa học

bệnh tương đối cao. Điều này phù hợp với đặc
điểm bệnh ĐTĐ týp 2, khi tuổi cao là yếu tố nguy
cơ của bệnh.
Nồng độ testosteron huyết tương ở nhóm
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu này là
4,54 ± 1,99 ng/ml, giảm so với nhóm chứng (5,53
± 2,35 ng/ml) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Một số cơ chế được chứng minh cho sự
giảm nồng độ testosteron ở bệnh nhân ĐTĐ gồm
có suy giảm tuyến sinh dục (do giảm lưu lượng
máu nuôi dưỡng, rối loạn hoạt động thần kinh chi
phối, căng thẳng kéo dài do bệnh mạn tính…) dẫn
đến giảm hoạt động của các nhóm tế bào của tinh
hoàn, trong đó có tế bào Legdig, làm giảm sản
sinh testosteron. Đồng thời, sự tăng đường máu
còn gây giảm kích thích tiết LH, dẫn đến giảm tổng
hợp testosteron của tế bào Leydig. Ngoài ra, còn
do sự giảm tổng hợp và tăng tiêu hủy Lipid trong
khi testosteron là một steroid hormon, được tổng
hợp phần lớn từ cholesterol. Ở bệnh nhân ĐTĐ,
quá trình tổng hợp và tiêu hủy lipid bị rối loạn dẫn
đến giảm tổng hợp testosteron. Như vậy, ở bệnh
nhân ĐTĐ, hàm lượng testosteron huyết tương
sẽ giảm thấp và cả globulin gắn hormon sinh dục


cũng giảm thấp.
Nhiều tác giả nghiên cứu nồng độ testosteron
trên bệnh nhân nam đái tháo đường cũng cho
kết quả tương tự. Như nghiên cứu tiến hành trên
1089 bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 điều trị tại Trung
tâm ĐTĐ ở Amman, Jordan của tác giả Ayman A
AI Hayek và cộng sự (2009) rút ra kết luận rằng
36,5% bệnh nhân có giảm testosteron huyết
tương, 29% có biểu hiện của hội chứng suy sinh
dục nam [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh
và cs (2007) ghi nhận nồng độ testosteron huyết
tương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 giảm so với nhóm
chứng (9,7 ± 3,74 ng/ml so với 10,4 ± 3,42 ng/ml)
[2]. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Y Dược Huế của
Nguyễn Thị Bạch Oanh và cộng sự (2011) kết luận
rằng nồng độ testosteron trung bình của nhóm
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (4,5 ± 1,59 ng/ml) giảm so
với nhóm chứng (5,27 ± 1,59 ng/ml) có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05 [1].
Có thể thấy rằng kết quả này cùng với các
nghiên cứu kể trên đều cho thấy sự giảm nồng độ
testosteron huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
Testosteron còn được coi là một chỉ dấu để tiên
lượng bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

Bảng 2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh, mức độ kiểm soát glucose máu, HbA1c
Chỉ tiêu
Thời gian mắc bệnh
(năm)


Kiếm soát glucose máu
lúc đói (mmol/l)

Kiểm soát HbA1c (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

< 5 năm

52

57,8

≥ 5 năm

38

42,2

Trung bình

4,9 ± 4,5

Tốt/Chấp nhận được (≤ 7)

17

18,9


Kém (> 7)

73

81,1

Trung bình

11,77 ± 5,81

Tốt (< 6,5)

14

15,6

Chấp nhận được (6,5 - 7,5)

12

13,3

Kém (> 7,5)

64

71,1

Trung bình


9,05 ± 2,26

Thời gian mắc bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,9 ± 4,5 năm, phần lớn bệnh nhân
mắc bệnh trong vòng 5 năm. Kết quả này cũng tương tự với nhận định của các tác giả Lingxu và cs (5,17
± 3,5 năm) [10], Ngô Thị Thu Trang (5,3 ± 4,3 năm; 52,7% bệnh nhân mắc bệnh < 5 năm).
Trong các tiêu chí đánh giá kiểm soát ĐTĐ theo Hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam 2009, chúng
tôi chọn 2 chỉ tiêu là glucose máu và HbA1c. Đa số các nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận việc

274

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

kiểm soát các chỉ tiêu này ở đối tượng bệnh nhân
nhập viện còn kém. Tại Hoa Kỳ có 64% BN ĐTĐ
có HbA1c > 7,5; còn con số này ở châu Á là 79%.
Tác giả Lê Thanh Toàn kết luận 20,5% số bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 có mức glucose máu tốt/chấp
nhận được và 79,5% kém [3], trong khi nghiên cứu
của Ngô Thị Thu Trang cho thấy tỉ lệ BN có mức
glucose máu lúc đói tốt/chấp nhận được chiếm
20%, thấp hơn so với nhóm kiểm soát kém (80%),
tỉ lệ nhóm có mức HbA1c kiểm soát kém là 70%,
nồng độ glucose máu trung bình là 12,15 ± 6,17
mmol/l, nồng độ HbA1c trung bình là 9,69 ± 2,80%

[4].

Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả
tương tự, với các nồng độ glucose máu và HbA1c
trung bình lần lượt là 11,77 ± 5,81 mmol/l và 9,05
± 2,26 (%) với 18,9% bệnh nhân kiểm soát tốt/
chấp nhận được chỉ tiêu glucose máu lúc đói trong
khi 81,1% số bệnh nhân kiểm soát kém. Ngoài ra,
tỉ lệ bệnh nhân có mức HbA1c kiểm soát kém là
71,1%. Như vậy, các nghiên cứu đều cho thấy việc
kiểm soát bệnh ở phần lớn bệnh nhân còn kém.
Điều này có thể do hiểu biết về bệnh, việc tuân
thủ điều trị và theo dõi của bệnh nhân còn hạn
chế. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu đòi hỏi
bệnh nhân đi khám và nhập viện.

2. Liên quan giữa nồng độ testosteron huyết tương với thời gian mắc bệnh và mức độ kiểm soát
bệnh ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2
Bảng 3. Liên quan giữa nồng độ testosteron với thời gian mắc ĐTĐ
Chỉ tiêu

Thời gian mắc ĐTĐ (năm)

p

< 5 (n = 52)

≥ 5 (n = 38)

Nồng độ testosteron (ng/ml)


4,96 ± 1,92

3,96 ± 1,97

< 0,05

Giảm testosteron [n (%)]

8 (15,4)

13 (34,2)

< 0,05

Thời gian mắc ĐTĐ được coi là một trong những yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện và mức độ trầm trọng
của các biến chứng. Kết quả của chúng tôi cho thấy có liên quan giữa nồng độ testosteron huyết tương
với thời gian mắc bệnh. Cụ thể, nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm có nồng độ testosteron
giảm thấp và tỉ lệ giảm testosteron cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có thời gian này < 5 năm
(3,96 ± 1,97 ng/ml so với 4,96 ± 1,92 ng/ml; và 34,2% so với 15,4%; p < 0,05).
Nghiên cứu của Ayman A.và cs trên 1089 nam ĐTĐ týp 2 tại trung tâm điều trị ĐTĐ Amma, Jordan
trong 1 năm cũng cho nhận định tương tự khi thấy nồng độ testosteron thấp hơn và tỉ lệ giảm testosteron
cao hơn ở nhóm có thời gian ĐTĐ ≥ 10 năm so với nhóm có thời gian mắc bệnh < 10 năm, có ý nghĩa
thống kê (p = 0,005) [5].
Tuy nhiên, tác giả Ganesh HK khi nghiên cứu trên 100 nam ĐTĐ týp 2 tại Ấn Độ lại kết luận tình trạng
suy sinh dục không có liên quan với thời gian mắc bệnh [7].
Thời gian mắc ĐTĐ càng dài, tác động của tình trạng glucose máu cao càng nhiều lên chức năng
tuyến sinh dục, cũng như giải phẫu mạch máu, thần kinh chi phối hoạt động tuyến sinh dục dẫn đến giảm
sản xuất testosteron. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt bệnh, có thể khống chế được sự xuất hiện các biến
chứng cũng như sự suy giảm chức năng sinh dục theo thời gian.

Bảng 4. Phương trình tương quan giữa nồng độ testosteron huyết tương với glucose máu lúc
đói và HbA1c
Chỉ tiêu

Phương trình

r

p

Glucose máu lúc đói
(mmol/l)

T = -0,035 * Glucose + 4,951

-0,102

> 0,05

HbA1c (%)

T = -0,207 * HbA1c + 6,415

-0,235

< 0,05
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


275


nghiên cứu khoa học

Biểu đồ 1. Tương quan giữa nồng độ testosteron với nồng độ HbA1c
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá
tương quan giữa nồng độ glucose máu và HbA1c
với nồng độ testosteron huyết tương. Kết quả cho
thấy Có tương quan nghịch, mức độ yếu giữa nồng
độ testosteron với nồng độ HbA1c, r = - 0,235, p <
0,05. Chưa thấy tương quan có ý nghĩa thống kê
giữa nồng độ testosteron huyết tương với glucose
máu lúc đói.
Các tác giả khác cũng cho thấy có liên quan
giữa testosteron huyết tương với glucose máu và
HbA1c. Grosman nhận định có tương quan nghịch
giữa nồng độ testosteron huyết tương với nồng
độ glucose máu (r = -0,11; p = 0,005) khi nghiên
cứu rối loạn chuyển hóa ở nam trưởng thành [8].
Nghiên cứu nguy cơ bệnh tim mạch trên 50 nam
giới của Simon và cs cho thấy nhóm nam giới có
giảm testosteron huyết tương có nồng độ glucose
máu lúc đói và glucose máu sau ăn 2 giờ cao hơn
nhóm có testosteron bình thường (p < 0,04 và p
< 0,02 tương ứng) [11]. Ayman A và cs cũng kết
luận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,009)
về nồng độ testosteron, tỉ lệ bệnh nhân giảm
testosteron giữa nhóm có mức HbA1c tốt/chấp
nhận được so với nhóm có chỉ số này ở mức kém

khi nghiên cứu 1089 bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2
[5]. Một nghiên cứu khác trên 255 bệnh nhân nam
ĐTĐ týp 2 của Fukui M và cs cũng cho kết quả có
tương quan nghịch giữa testosteron huyết tương
với HbA1c (r = -0,278, p < 0,0001) [6].
Như vậy, nồng độ testosteron huyết tương có
liên quan với mức độ kiểm soát glucose máu và

276

Tạp chí

HbA1c. Nghiên cứu của chúng tôi thấy có tương
quan giữa nồng độ testosteron với HbA1c mà
chưa thấy liên quan giữa mức độ kiểm soát nồng
độ glucose máu với testosteron, có thể do xét
nghiệm glucose máu tại một thời điểm phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như chế độ ăn ngày hôm trước,
đồng thời glucose máu cũng chưa phản ánh chính
xác và ổn định thực trạng kiểm soát bệnh trong
thời gian dài bằng HbA1c. Tuy nhiên, kiểm soát tốt
ĐTĐ vẫn là mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh,
giúp ngăn chặn các biến chứng mạn tính trong
đó có suy sinh dục. Ngược lại, testosteron cũng
tác động lên việc cải thiện nồng độ HbA1c ở bệnh
nhân ĐTĐ. Boyanov nghiên cứu hiệu quả của liệu
pháp testosteron trong 3 tháng trên 48 bệnh nhân
nam ĐTĐ týp 2, kết quả cho thấy HbA1c giảm
1,8% (p < 0,05). Nghiên cứu khác của tác giả
Kapoor cũng nhận định bổ sung testosteron cho

bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 giúp HbA1c giảm được
0,4% (p = 0,03) [9].
IV. KẾT LUẬN
Nhóm bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 có thời gian
mắc bệnh ≥ 5 năm có nồng độ testosteron thấp
hơn và tỉ lệ giảm testosteron cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm mắc bệnh < 5 năm (3,96 ±
1,97 ng/ml so với 4,96 ± 1,92 ng/ml và 34,2% so
với 15,4%; p < 0,05). Có tương quan nghịch giữa
nồng độ testosteron bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2
với HbA1c (r = -0,235, p < 0,05). Chưa thấy tương
quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ testosteron
huyết tương với glucose máu lúc đói.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bạch Oanh, Nguyễn Hải Thủy,
Nguyễn Cửu Lợi (2012), “Nồng độ Testosterone ở
bệnh nhân đái tháo đường típ 2”, Tạp chí Nội tiết
– Đái tháo đường. 6/2012 (Kỷ yếu toàn văn các đề
tài khoa học – Hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường
Toàn quốc lần thứ IV), pp. 317 – 324.
2. Nguyễn Văn Quýnh, Trần Đình Thắng,
Nguyễn Xuân Hiệp (2007), “Nghiên cứu nồng độ
Testosteron ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2”,
Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học: Hội nghị

khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và
chuyển hóa lần thứ 3.

glycated albumin to glycated hemoglobin in men
with type 2 diabetes”, Diabetes Care. 31(3), pp.
397-401.
7. Ganesh H K., H. A. Vijaya Sarathi, J. George
et al. (2009), “Prevalence of hypogonadism in
patients with type 2 diabetes mellitus in an Asian
Indian study group”, Endocr Pract. 15(6), pp. 513-20.
8. Grosman H., M. Rosales, B. Fabre et al.
(2014), “Association between testosterone levels
and the metabolic syndrome in adult men”, Aging
Male. 17(3), pp. 161-5.

3. Lê Thanh Toàn (2011), Nghiên cứu mật
độ xương, tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân đái
tháo đường điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy bằng
phương pháp DEXA, Học viện Quân Y.

9. Hugh Jones T. (2010), “Effects of
testosterone on Type 2 diabetes and components
of the metabolic syndrome”, Journal of Diabetes.
2(3), pp. 146-156.

4. Ngô Thị Thu Trang (2013), Nghiên cứu mật
độ xương, tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân nữ, đái
tháo đường týp 2, Học viện Quân y.

10.Ling Xu, Mei Cheng, Xiangqun Liu et

al. (2006), “Bone mineral density and its Related
Factors in Elderly Male Chinese Patients with
Type 2 Diabetes”, Archives of Medical Research.
38, pp. 259-264.

5. Al Hayek A., Y. S. Khader, S. Jafal et al.
(2013), “Prevalence of low testosterone levels in
men with type 2 diabetes mellitus: a cross-sectional
study”, J Family Community Med. 20(3), pp. 179-86.
6. Fukui M., M Tanaka, G Hasegawa et al.
(2008), “Association between serum bioavailable
testosterone concentration and the ratio of

11. Simon D., MA Charles, K Nahoul et
al. (1997), “Association between plasma total
testosterone and cardiovascular risk factors in
healthy adult men: The Telecom Study”, J Clin
Endocrinol Metab. 82(1), pp. 682-5.

ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN CONCENTRATION OF PLASMA TESTOSTERONE
AND DURATION OF DIABETES, GLUCOSE AND HbA1c LEVELS IN MALE PATIENTS WITH
TYPE 2 DIABETES
Objective: To evaluate the relationship between plasma testosterone levels and duration of
diabetes, levels of fasting glucose and HbA1c in male patients with type 2 diabetes.
Method: Prospective, cross-sectional study conducted in 90 male patients with type 2 diabetes
and 37 heathy males.
Results: There was a relation between plasma testosterone level with duration of diabetes. There
was a negative correlation between plasma testosterone level with HbA1c (r = -0.235, p < 0.05). The
correlation between concentration of plasma testosteron and fasting glucose level was not statistically

significant.
Keywords: type 2 diabetes, concentration of plasma testosterone.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

277



×