Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

Phân tích, đánh giá tác động của chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.84 KB, 40 trang )

KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

BCV. Đặng Đình Luyến
nguyên PCN. UBPL


Chuyên đề này gồm các nội dung chính sau đây:
1. Một số vấn đề chung về chính sách và phân tích, đánh giá chính sách.
2. Vai trò phân tích, đánh giá tác động chính sách của đại biểu Hội đồng nhân dân
trong xây dựng, ban hành nghị quyết.
3. Một số kỹ năng phân tích chính sách
4. Cách thức và kỹ năng đánh giá tác động chính sách.


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH
GIÁ CHÍNH SÁCH


1. Các văn bản có chứa chính sách
- Các nghị quyết, văn kiện, chỉ thị của Đảng.
- Các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
+ Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
+ Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


1. Các văn bản có chứa chính sách


+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
+ Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp.
- Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp; nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp và các văn bản khác.


2. khái niệm chính sách
- Theo các nhà khoa học thì chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể quyền
lực về một lĩnh vực nhất định và các biện pháp, kế hoạch để thực hiện đường lối ấy.
- Theo Nghị định số 34/2016/ND-CP của Chính phủ, thì chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà
nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
- Theo Từ điển tiếng Việt, thì chính sách là sách lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất
định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra.


3. Các loại chính sách
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại, chính sách quốc
phòng; chính sách giáo dục.
- Chính sách phát triển nhân lực, chính sách kinh doanh.
- Chính sách phát triển công nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách phát triển nông thôn,
chính sách phát triển miền núi, chính sách tạo việc làm.
- Chính sách dài hạn, chính sách trung hạn, chính sách ngắn hạn.
- Chính sách vĩ mô, chính sách vi mô, chính sách trung ương, chính sách địa phương và các loại chính
sách khác.


4.


Công

cụ

điều

tiết



vai

trò

của

chính

sách

- Mỗi chính sách cócông cụ điều tiết riêng để thực hiện.
Ví dụ: Chính sách tiền tệ sử dụng công cụ tỷ giá, lãi xuất, phát hành tiền. Chính sách nhà ở xã hội sử dụng công cụ tín dụng, ưu đãi
đầu tư, đất đai, các công cụ khác, v v ..….
- Mỗi chính sách được ban hành có thể có lợi cho đất nước, xã hội, cho đa số, cho vấn đề chung, nhưng đồng thời cũng có thể bất
lợi cho một nhóm người hoặc có thể làm thiệt hại lợi ích nhất định của Nhà nước, xã hội.
- Các chính sách luôn có mối quan hệ với nhau: chẳng hạn chính sách kinh tế và chính sách xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Chính sách kinh tế nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất, đưa xã hội đến phồn vinh, dân giầu nước mạnh để giải quyết các vấn đề xã
hội; ngược lại chính sách xã hội nhằm tạo ra sự công bằng, bình đẳng, xây dựng xã hội văn minh, làm động lực cho sự phát triển kinh
tế.



5. Phân tích chính sách
- Phân tích chính sách là một quá trình xử lý các thông tin bằng công cụ phân tích nhằm đưa
ra các phương án lựa chọn giải quyết vấn đề nhất định.
- Phân tích chính sách là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của
chính sách nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp với mục tiêu và thực tiễn.
- Các thời điểm phân tích chính sách:
+ Phân tích trước khi ban hành chính sách.
+ Phân tích sau khi thực hiện chính sách.


6. Mục tiêu phân tích chính sách
- Phân tích chính sách nhằm góp phần nâng cao chất lượng và kết quả đạt được của quá
trình hoạch định chính sách.
- Phân tích chính sách là quá trình tìm kiếm, đưa ra giải pháp hữu ích và hợp lý để làm cơ sở
cho việc xem xét, quyết định chính sách.
- Phân tích chính sách là một giai đoạn của quá trình hoạch định chính sách và diễn ra, tác
động đến tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng, ban hành chính sách.


7. Nội dung và phương pháp phân tích, đánh giá chính sách
- Phân tích, đánh giá tính toàn vẹn của chính sách là:
+ Đối chiếu chính sách với đường lối chung xem chính sách có thể hiện đầy đủ và phù hợp với đường lối chung không.
+ Đối chiếu chính sách với yêu cầu của thực tế xem chính sách có đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn không.
- Phân tích, đánh giá tính thống nhất của chính sách là:
+ Đối chiếu các bộ phận của một chính sách xem các bộ phận có thống nhất với nhau không.
+ Đối chiếu một chính sách với hệ thống chính sách hiện hành xem có thống nhất không, có đồng bộ không.
- Phân tích, đánh giá tính khả thi của chính sách là:
Đối chiếu chính sách với điều kiện thực hiện chính sách, bao gồm:

+ Nhân lực: số lượng, năng lực, phẩm chất, sự sẵn sàng.
+ Kinh phí, vật lực.
+ Thời gian vật chất.


7. Nội dung và phương pháp phân tích, đánh giá chính sách
- Phân tích, đánh giá các tác nhân của chính sách là:
(Tác nhân là nhân tố kích thích để khởi xướng một chính sách)
Xem xét các loại tác nhân: tính cấp thiết giải quyết vấn đề; yêu cầu của công tác quản lý; yêu cầu của lợi ích cộng đồng; yêu cầu của
lợi ích cục bộ (nhóm lợi ích) đối với chính sách như nào.
- Đánh giá chính sách: được tiến hành trước khi ban hành chính sách và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện chính sách để so sánh.
- Các đối tượng chịu tác động của chính sách: chịu tác động trực tiếp và chịu tác động gián tiếp (tác động tích cực, tác động tiêu cực).
- Xem xét khi áp dụng chính sách mới sẽ tác động đến sự phát triển chung của địa phương như thế nào; tác động đối với doanh
nghiệp, người dân, xã hội, môi trường, ngân sách nhà nước và tác động đến quyền, nghĩa vụ của người dân như thế nào.


II. VAI TRÒ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẠI BIỂU HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG, BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT


1. Vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với phân tích, đánh giá tác động chính sách
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng đối với phân tích, đánh giá tác động chính sách trong quy trình xây dựng, ban
hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình.
- Trong quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết mà không thực hiện tốt việc phân tích, đánh giá tác động của chính sách thì sẽ
ban hành chính sách có chất lượng hạn chế, không dự báo được nguồn lực, các điều kiện cần thiết để thực hiện, tính khả thi không
cao, không phù hợp với thực tiễn, v v
- Trước khi quyết định ban hành chính sách thì phải thực hiện tốt quy trình phân tích, đánh giá tác động của chính sách.
- Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân là chủ thể quyết định cuối cùng để ban hành chính sách và chụi trách nhiệm
chính trị về quyết định của mình. Vì vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải có năng lực, trình độ, tâm huyết và dành nhiều thời
gian để phân tích, đánh giá tác động và quyết định chính sách.



2. Các hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được ban hành khi Hội đồng nhân dân thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Có nhiều nghị quyết của Hội đồng nhân dân chứa các chính sách.
- Trong số các nghị quyết của Hội đồng nhân dân chứa các chính sách, thì có những nghị
quyết có tính quy phạm pháp luật; nhưng cũng có những nghị quyết không có tính quy phạm
pháp luật. Quy trình ban hành của 2 loại nghị quyết này khác nhau.


3. Quy trình ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân chứa chính sách, đồng thời có tính quy phạm pháp luật
3.1. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân chứa chính sách, đồng thời có tính quy phạm pháp luật
Theo quy định của Luật BHVBQPPL 2015, bao gồm:
- Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định:
+ Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
+ Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
+ Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
+ Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã được ban hành để quy định những vấn đề được luật giao.


3.2. Quyền và trách nhiệm của chủ thể đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

- Ủy ban nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có quyền đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh và có trách nhiệm:
+ Tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của đề nghị xây dựng nghị quyết.
+ Tổ chức nghiên cứu, xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn
lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành chính sách sau khi được thông qua.

+ Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trong trường hợp cần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp về chính sách với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây
dựng nghị quyết.
+ Thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết và trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng nghị
quyết.


3.3. Quyết định xây dựng và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc xây dựng nghị quyết, bao gồm quyết định các chính
sách và phân công cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự thảo nghị quyết, thời hạn trình Hội đồng nhân dân dự thảo nghị quyết.
- Cơ quan soạn thảo nghị quyết có trách nhiệm bảo đảm sự phù hợp, thống nhất của dự thảo nghị quyết với các chính sách
đã được thông qua, phù hợp với văn bản giao quy định chi tiết; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối
tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết.
- Dự thảo nghị quyết được cơ quan tư pháp thẩm định, Ủy ban nhân dân cho ý kiến, Ban thẩm tra và trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh xem xét thông qua.


3.4.
Hội

đồng

Về
nhân

ban
dân

hành


nghị
cấp

quyết
huyện,

của


- Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức việc soạn thảo, lấy ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự
thảo nghị quyết và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét thông qua.
- Các nghị quyết do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành bảo đảm tiếp tục cụ thể hóa các
chính sách của luật giao.
- Bảo đảm các quy định của nghị quyết ban hành kịp thời, phù hợp với các quy định của Luật giao, các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.


4. Trình tự ban hành nghị quyết không có tính quy phạm pháp luật
- Ngoài các nghị quyết có tính quy phạm pháp luật nêu trên, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp phân công cho các cơ quan chuẩn bị các dự thảo nghị quyết để trình Hội đồng nhân dân.
- Trong quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết thì cơ quan soạn thảo có thể tổ chức tọa đàm, khảo sát thực tiễn; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ
chức, cá nhân, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chụi sự tác động trực tiếp của văn bản.
- Thời gian lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến và việc tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết được áp dụng tương tự như đối với việc xây dựng dự thảo
nghị quyết quy phạm pháp luật.
- Dự thảo nghị quyết có thể được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định, Ủy ban nhân dân xem xét, cho ý kiến, Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra
trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Hội đồng nhân dân xem xét thông qua nghị quyết.


5. Khái quát vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân về phân tích, đánh giá tác động chính sách trong quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết


Việc thực hiện vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân về phân tích, đánh giá tác động chính sách khi:
- Tham gia lập, thảo luận, thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Tham gia soạn thảo dự thảo nghị quyết.
- Tham gia vào quá trình góp ý kiến về dự thảo nghị quyết.
- Tham gia thẩm tra dự thảo nghị quyết.
- Tham gia phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
- Tham gia kỳ họp Hội đồng nhân dân để thảo luận, xem xét thông qua nghị quyết.
- Tham gia các hoạt động khác trong quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết.


III. MỘT SỐ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH


1. Sự cần thiết ban hành chính sách mới để giải quyết vấn đề bất cập
Để ban hành chính sách mới nhằm giải quyết vấn đề bất cập thì phải tiến hành các hoạt động sau:
- Làm rõ bối cảnh xuất hiện vấn đề bất cập mà cần phải giải quyết.
- Tìm nguyên nhân làm phát sinh vấn đề bất cập. Tại sao vấn đề bất cấp xuất hiện và tồn tại.
Ví dụ: túi ny lông thải ra rất nhiều ở ngoài môi trường; cá chết nhiều ở sông hồ; nông sản của nông dân không bán
được, giá rất thấp, v v ..
Những vấn đề nêu trên, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần phải tìm ra nguyên nhân, để từ đó đưa ra các giải pháp,
bao gồm ban hành chính sách mới nhằm giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất.


2. Các giải pháp lựa chọn để giải quyết vấn đề bất cập
Mỗi vấn đề bất cập đều có thể đưa ra các phương án khác nhau để phân tích, đánh giá và lựa
chọn phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Thông thường các cơ quan chức năng đưa ra 3
phương án sau đây:
- Không làm gì (giữ nguyên chính sách hiện hành, không ban hành chính sách mới) để tự xã hội
điều chỉnh, giải quyết.

- Không ban hành chính sách mới, nhưng phải tuyên truyền, giáo dục, động viên và tăng cường
nguồn lực để thực hiện chính sách hiện hành….
- Ban hành chính sách mới để giải quyết vấn đề bất cập.


3. Xác định mục tiêu ban hành chính sách mới
- Nếu cần ban hành chính sách mới để giải quyết vấn đề bất cập, thì cần xác định rõ mục tiêu của chính sách
đó.
- Mục tiêu chính sách mới phải cụ thể, rõ ràng, có thể đạt được, phù hợp với thực tiễn và thời gian giải quyết.
- Cần phải phân tích, đánh giá mục tiêu chính sách mới xem có tính khả thi không, có duy ý chí không, có phù
hợp với chính sách chung của Nhà nước không.
- Cần xác định các mục tiêu ưu tiên; phân tích xác định những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách mới.
Chính sách mới cần thực hiện ở đâu, như thế nào thì tốt; đồng thời nêu các cơ hội, thách thức, khó khăn khi thực
hiện chính sách mới.


×