Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ lâm SÀNG của CHỤP KIM LOẠI PHỦ CERAMAGE ở NHÓM RĂNG hàm lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG
CỦA CHỤP KIM LOẠI PHỦ CERAMAGE
Ở NHÓM RĂNG HÀM LỚN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG
CỦA CHỤP KIM LOẠI PHỦ CERAMAGE
Ở NHÓM RĂNG HÀM LỚN
Chuyên ngành: Răng hàm mặt
Mã số

: 62722801



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Tống Minh Sơn
2. TS. Phạm Thanh Hà


HÀ NỘI – 2015
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................2
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu thân răng hàm lớn liên quan tới phục hình........2
1.1.1. Hình thể ngoài thân răng..................................................................2
1.1.2. Hình thể trong thân răng...................................................................3
1.2. Một số vật liệu chụp phục hồi thương tổn thân răng..............................6
1.2.1. Chụp răng.........................................................................................6
1.2.2. Chỉ định và chống chỉ định của chụp răng.......................................6
1.2.3. Một số vật liệu chụp phục hồi thân răng hiện sử dụng trên lâm sàng....7
1.2.4. Chụp kim loại phủ composite Ceramage..........................................9
1.2.5. Composite Ceramage......................................................................11
1.2.6. Chỉ định..........................................................................................13
1.2.7. Quy trình chế tạo chụp kim loại phủ Ceramage.............................13
1.2.8. Một số yếu tố liên quan đến phục hồi.............................................14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................20
2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................20
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu......................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................21

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................21
2.2.2. Cỡ mẫu...........................................................................................21
2.2.3. Cách lấy mẫu..................................................................................21
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu...................................................22
2.3. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................25
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.............................................................25


2.4.1. Khám lâm sàng...............................................................................25
2.4.2. Kỹ thuật tiến hành..........................................................................25
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................26
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................27
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................28
3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới và lý do làm phục hình...................28
3.2. Đặc điểm lâm sàng và Xquang các răng cần phục hình.......................28
3.2.1. Tình trạng tủy răng phục hình và lý do cần làm phục hình............28
3.2.2. Số lượng thành răng còn sau mài cùi.............................................28
3.3. Kết quả ngay sau khi lắp chụp và sau khi lắp chụp 1 tuần...................28
3.4. Kết quả sau khi lắp chụp 1 tháng..........................................................29
3.5. Kết quả sau khi lắp chụp 3 tháng..........................................................31
3.6. Kết quả sau khi lắp chụp 6 tháng..........................................................32
3.7. Kết quả chung sau các thời điểm đánh giá............................................33
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................34
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kích thước ngoài thân răng hàm lớn theo Hoàng Tử Hùng......3

Bảng 1.2. Phân loại hợp kim nha khoa theo ADA 1984...............................9

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thể ngoài thân răng hàm lớn..............................................2
Hình 1.2. Bề dày tổ chức cứng cần mài làm chụp.......................................4
Hình 1.3. Sự gia tăng nhiệt độ tủy trong quá trình mài cùi.......................5
Hình 1.4. Minh họa chụp răng......................................................................6
Hình 1.5. Sự truyền và tán xạ ánh sáng giữa men, ngà răng thật và
Ceramage......................................................................................12
Hình 1.6. Ảnh hiển vi điện tử cho thấy sự đồng nhất giữa các thành
phần hạt của Ceramage (hình bên phải) so với Composite
thông thường................................................................................13
Hình 1.7. Nhận cảm cảm giác ở tủy răng..................................................16
Hình 1.8. Sự sắp xếp cung răng và phân bổ - hướng truyền lực nhai tại
vị trí các răng sau........................................................................17
Hình 1.9. Các dạng đường hoàn tất trên lâm sàng và quét hiển vi điện tử
.......................................................................................................19
Hình 2.1. Mô tả kỹ thuật mài cùi răng.......................................................25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chụp răng là một phương pháp thông dụng trong phục hình răng nhằm
khôi phục tổ chức cứng của răng đã bị mất hoặc bảo vệ chúng trước các tác
động của môi trường bên ngoài. Từ trước tới nay đã có nhiều loại vật liệu
được sử dụng để làm chụp răng nhưng chúng có một số nhược điểm như độ
bền cơ học kém (chụp nhựa), quá cứng nên dễ làm mòn răng đối diện (chụp
kim loại) hoặc tương đối cứng so với men răng và khó sửa chữa khi bị nứt vỡ
(chụp kim loại phủ sứ hoặc chụp sứ toàn phần).

Với sự ra đời của chụp kim loại phủ composite (Composite bonded to
metal), những nhược điểm này đã được giải quyết triệt để. Loại chụp này có
phần khung sườn rất vững chắc do được làm bằng kim loại, và có lớp phủ
không quá cứng do được làm bằng composite nên rất dễ chế tạo, chi phí thấp
do không đòi hỏi máy móc quá phức tạp và điểm cơ bản là do composite có
độ cứng gần như men răng nên chụp răng loại này có khả năng hấp thụ lực
nhai rất tốt, giảm sang chấn lên tổ chức quanh răng và không làm mòn răng
đối diện nhanh như chụp được làm bằng kim loại hoặc sứ. Một ưu điểm rất
lớn của loại vật liệu này là có thể sửa chữa trực tiếp những vết nứt hoặc vỡ
trên lâm sàng mà không làm ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng của chụp.
Với mong muốn xác định tính hiệu quả của loại vật liệu này để có thể
ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh
giá hiệu quả lâm sàng của chụp kim loại phủ Ceramage trên răng hàm
lớn” với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang các răng hàm lớn có chỉ định
làm chụp kim loại phủ Ceramage.
2. Đánh giá hiệu quả lâm sàng của chụp kim loại phủ Ceramage trên
nhóm răng hàm lớn được chỉ định làm phục hình.


2

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu thân răng hàm lớn liên quan tới phục hình
1.1.1. Hình thể ngoài thân răng
Theo Hoàng Tử Hùng, có 1 số đặc điểm chính về thân răng hàm lớn:
Răng hàm lớn trên thường có 3 múi lớn và một múi nhỏ hơn là múi xa
trong, kích thước múi xa trong giảm từ răng hàm lớn thứ nhất đến răng hàm
lớn thứ hai hàm trên. Múi gần trong và múi xa ngoài được nối với nhau tạo

thành gờ chéo. Múi gần ngoài lớn hơn múi xa ngoài. Thân răng có chiều gần
xa nhỏ hơn chiều ngoài trong.
Răng hàm lớn dưới thường có 4 múi lớn và một múi thứ năm nhỏ hơn.
Các múi gần trong, xa trong và gần ngoài - xa ngoài có kích thước gần tương
đương nhau. Thân răng có chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong.

Hình 1.1. Hình thể ngoài thân răng hàm lớn
(Nguồn Internet)


3

Bảng 1.1. Kích thước ngoài thân răng hàm lớn theo Hoàng Tử Hùng
Kích thước ngoài

RHL thứ

RHL thứ

RHL thứ

RHL thứ

thân răng
Chiều cao thân răng
Ngoài trong thân răng
Gần xa thân răng

nhất trên
7,5

11,0
10,0

hai trên
7,0
11,0
9,0

nhất dưới
7,5
10,5
11,0

hai dưới
7,0
10,5
10,0

1.1.2. Hình thể trong thân răng
1.1.2.1. Men răng
Là một mô calci hoá cao độ với thành phần (tính theo khối lượng) gồm:
95% vô cơ là các tinh thể Hydroxy apatide cấu thành trụ men và 1% hữu cơ
(Protein và Lipid) và 4% là nước.
1.1.2.2. Ngà răng
Cũng là một mô calci hoá cao độ nhưng ít hơn men răng. Thành phần
gồm 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% là nước. Trong ngà có nhiều
ống nhỏ chứa các đuôi nguyên sinh chất của các tạo ngà bào, ống ngà có
đường kính khoảng từ 5µm đến 10 µm (1 µm = 10-6m, 1 nm = 10-9 m). Trên
1mm2 cắt ngang qua ngà răng có khoảng từ 20.000 đến 50.000 ống ngà, ngà
răng như vậy là một mô tương tự đối xốp và đàn hồi.

Một trong những nguyên lý cơ bản của phục hồi nha khoa là bảo tồn
được cấu trúc mô răng càng nhiều càng tốt khi mài cùi, phần mô răng sau mài
cần giảm thiểu khả năng gây tổn thương tủy, bề dày phần ngà răng còn lại có
sự tương ứng nghịch với sự đáp ứng của tủy (nói cách khác càng mài mô răng
nhiều thì càng gây hại cho tủy).
Theo Nguyễn Dương Hồng - Trương Mạnh Dũng, độ dày men ngà
trung bình từ sừng tủy đến đỉnh núm răng là 4,1 mm và từ trần buồng tủy tới
rãnh giữa các núm răng là 3,5mm.


4

Theo Tống Minh Sơn - Nguyễn Thị Như Trang đo bề dày men ngà các
răng hàm lớn trên Conebeam CT.
Bề dày men ngà
Dày nhất mặt nhai
Mỏng nhất mặt nhai
Mặt bên

R6T
5,1mm
3,2mm
2,9mm

R7T
5,2mm
3,5mm
2,9mm

R6D

4,8mm
3,1mm
2,7mm

R7D
5,0mm
3,6mm
2,8mm

Mài mặt nhai theo hình dạng giải phẫu răng sẽ tạo khoảng hở tương
xứng, tránh việc mài răng quá mức. Khoảng hở tối thiểu để đáp ứng nhu cầu
của phục hình là 1,5mm cho múi ngoài, 1,0mm cho múi trong, 1,0mm cho các
gờ và hố rãnh. Việc mài các thành trục tương ứng với trục răng để bảo tồn tối
đa mô răng và hướng tháo lắp của phục hình nên song song với trục của răng.
Các răng hàm lớn hàm dưới thường có khuynh hướng nghiêng về phía lưỡi từ
9-14 độ, nếu mài cùi thẳng góc với mặt phẳng nhai của cung hàm dưới sẽ lấy
đi nhiều mô răng một cách không cần thiết. Ở một số trường hợp với các răng
xoay trục, đổ… có thể dùng phương pháp chỉnh nha dựng lại trục răng như
vậy sẽ cho phép mài các thành trục ít hội tụ, cùi răng sẽ có sự lưu giữ phục
hình tốt hơn.

Hình 1.2. Bề dày tổ chức cứng cần mài làm chụp
Nguồn www. Infodentis.com
1.1.2.3. Tủy răng


5

Là một mô liên kết đặc biệt giàu mạch máu và thần kinh.
Có một loại tế bào đặc biệt là các tạo ngà bào xếp thành một hàng ở sát

vách tủy. Các tạo ngà bào liên tục tạo ra ngà thứ phát làm cho hốc tủy ngày
càng hẹp lại. Tủy có 2 nhiệm vụ: tạo ngà và tiếp nhận cảm giác nhờ các dây
thần kinh với các đầu tận cùng ở sát vách tủy hoặc chui vào các ống ngà.
Sự thoái hóa của tủy xảy ra nhiều năm sau khi mài cùi đã được đưa vào
y văn. Sự thoái hóa của tủy do tăng nhiệt độ, các kích thích hóa học, vi khuẩn
có thể gây viêm tủy không hồi phục khi chúng tác động trên các ống ngà vừa
bộc lộ. Việc mài cùi phải căn cứ vào cấu trúc buồng tủy, kích thước buồng tủy
có thể đánh giá trên phim Xquang và nó giảm theo tuổi. Trên 50 tuổi, kích
thước tủy buồng giảm theo chiều cao (chiều mặt nhai - cổ răng) nhiều hơn là
giảm theo chiều ngoài - trong (chiều má - lưỡi).
Theo Zach L, Cohen, 1965 nhiệt độ đáng kể được phát sinh do lực ma
sát giữa mũi khoan và mô răng trong khi mài.
Nhóm I: có hơi từ turbine và
có nước tưới
Nhóm II: hơi turbin và không
có nước tưới
Nhóm III: tay khoan chậm
và có nước tưới
Nhóm IV: tay khoan chậm và
không có tưới nước
Hình 1.3. Sự gia tăng nhiệt độ tủy trong quá trình mài cùi
Nguồn : Zach L, Cohen G, Pulp response to externally applied heat, Oral
Surg Oral Med Oral Pathol, 1965
1.2. Một số vật liệu chụp phục hồi thương tổn thân răng


6

Các thương tổn mất chất của thân răng có thể gặp: Sâu răng, các bất
thường trong quá trình hình thành và phát triển răng hoặc các tổn thương tổ

chức cứng không do sâu: mòn răng, tiêu cổ răng,... hay chấn thương răng gãy
vỡ một phần hay toàn bộ thân răng đòi hỏi phải phục hồi lại thân răng trên
lâm sàng.
1.2.1. Chụp răng
Theo tác giả Nguyễn Văn Bài: chụp răng là một chụp có hình dạng
thân răng phục hồi toàn phần hoặc một phần răng trên một răng riêng rẽ sau
khi răng này được mài toàn phần hay một phần tùy theo loại chụp được chỉ
định làm.

Hình 1.4. Minh họa chụp răng
(Nguồn: www. Indiahealthguru.com)
1.2.2. Chỉ định và chống chỉ định của chụp răng
1.2.2.1. Chỉ định
Dùng để bảo vệ cho các răng bị mất quá nhiều mô răng do sâu hoặc vỡ.
Dùng để bao bọc các răng bị thiểu sản hay bị mòn mặt nhai quá mức
mà không thể khắc phục được bằng các phương pháp khác.
Dùng để điều chỉnh vị trí các răng bị lệch lạc về vị trí hoặc khớp cắn.
Dùng để bọc răng sẽ mang móc cho hàm giả tháo lắp nếu răng đó có
mô răng yếu hoặc hình thể không thích hợp cho việc bám giữ của móc.
Dùng làm trụ cầu.


7

Chống chỉ định
Răng có buồng tuỷ quá to nếu muốn bảo tồn tuỷ
Răng bị bệnh nha chu chưa được điều trị
Răng có chiều cao thân răng quá thấp
Răng bị lệch trục quá nhiều
1.2.3. Một số vật liệu chụp phục hồi thân răng hiện sử dụng trên lâm sàng

Loại chụp
Chụp nhựa

Ưu điểm
Tương đối dễ chế tạo

Nhược điểm
Độ bền cơ học kém

Được làm hoàn toàn bằng Thẩm mỹ tương đối Nhanh lão hóa
nhựa Acrylic

tốt

Vệ sinh không tốt

Chi phí thấp

Chụp kim loại toàn phần

Phải mài ít tổ chức Quá cứng dễ làm mòn

Được đúc hoàn toàn bằng cứng của răng
kim loại

răng đối diện

Rất chắc chắn, có độ Dễ dẫn nhiệt và nhiệt nên
chính xác cao nên khó dễ ảnh hưởng đến tủy răng
sâu răng tái phát


Khó phát hiện sâu răng tái

Tương đối dễ chế tạo

phát ở răng mang chụp

Chi phí thấp

Kém thẩm mỹ, vệ sinh
không tốt do dễ bị giắt thức
ăn và một số bệnh nhân cảm

Chụp kim loại phủ nhựa

thấy mùi kim loại
Thẩm mỹ tương đối Quá cứng nếu mặt nhai

Được đúc bằng hợp kim tốt nếu được làm ở không được phủ nhựa nên
kim loại sau đó phủ nhựa vùng răng cửa và kỹ dễ làm mòn răng đối diện.
ra bên ngoài

thuật viên có tay nghề Quá mềm nếu phủ nhựa
cao

mặt nhai do đó mặt nhai bị


8


Chi phí thấp

mài mòn nhanh
Mối liên kết cơ học giữa
lớp nhựa và lớp kim loại
không được tốt nên nhựa
dễ bị bong
Vệ sinh không tốt
Khó phát hiện sâu răng tái
phát ở răng mang chụp

Chụp kim loại phủ sứ

Thẩm mỹ tốt

Kém thẩm mỹ
Tương đối cứng nên dễ

Được đúc bằng hợp kim Độ bền cơ học tốt

làm mòn răng đối diện.

kim loại sau đó phủ sứ ra Vệ sinh tốt

Chi phí tương đối cao.

bên ngoài

Đòi hỏi máy móc chuyên
dụng.

Khó sửa chữa khi bị nứt
hoặc vỡ sứ

Chụp sứ toàn phần

Khối lượng tổ chức Tương đối cứng nên dễ
cứng phải mài ít đặc làm mòn răng đối diện.
biệt là khi làm mặt dán Chi phí cao.
sứ

Đòi hỏi máy móc chuyên

Có độ khít sát tốt nên dụng.
giảm sâu răng tái phát

Khó sửa chữa khi bị nứt

Thẩm mỹ tốt

hoặc vỡ sứ

Độ bền cơ học tốt
Vệ sinh tốt
Nghiên cứu của Coornaert J và cs cho thấy tỷ lệ vỡ sứ của chụp sứ kim
loại là 5% với thời gian theo dõi là 5 năm [4].
1.2.4. Chụp kim loại phủ composite Ceramage
1.2.4.1. Thành phần kim loại cấu tạo nên sườn chụp


9


Năm 1984, Alloy Classification of the American Dental Association
(ADA) đã đưa ra một phân loại đơn giản dựa trên cơ sở thành phần kim loại
quý đối với hợp kim nha khoa.
Bảng 1.2. Phân loại hợp kim nha khoa theo ADA 1984
Loại hợp kim
Rất quý

Khối lượng kim loại quý
»40wt% Au và »60wt% nguyên tố kim loại quý

Quý
Thường

(Au+Ir+Os+Pd+Rh+Ru)
» 25 wt% nguyên tố kim loại quý
< 25 wt% nguyên tố kim loại quý

Năm 2003, Hội đồng khoa học của ADA đã xem xét lại sự phân loại,
bao gồm thêm Titanium như một mục riêng trong nha khoa với đặc tính tương
hợp sinh học cao nhất và được coi như một kim loại quý.
Các tiêu chí chung của hợp kim đúc trong nha khoa.
Phải có tính tương hợp sinh học, không tạo ra độc chất gây nguy hiểm,
hoặc gây dị ứng với người sử dụng hoặc bệnh nhân.
Phục hình phải có tính chống ăn mòn và không bị thay đổi trong môi
trường miệng.
Các đặc tính lý học và cơ học như tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng cháy,
hệ số giãn nở nhiệt, độ bền… cần được đáp ứng thỏa mãn các giá trị tối thiểu
và thay đổi theo những đòi hỏi khác nhau của các ứng dụng phục hình.
Đơn giản dễ sử dụng, dễ thao tác trên labo và lâm sàng

Giá thành kinh tế
Riêng với gia công trong labo, hợp kim cần dễ nấu chảy, dễ đúc, dễ hàn,
dễ đánh bong, không phản ứng với vật liệu làm khuôn đúc.
Hợp kim được sử dụng cho chụp kim loại phủ Composite:
Từ những năm 1928, các hợp kim thường (Co-Cr, Ni-Cr, Ni-Cr-Co)
được đưa vào sử dụng và được chấp nhận ngày càng phổ biến. Năm 1978 một


10

khảo sát trên 1000 labo ở Hoa Kỳ cho thấy chỉ có 29% các labo sử dụng các
hợp kim này nhưng tỉ lệ này đã tăng lên 66% vào năm 1980 và 71% và năm
1981. Trong đó thành phần Crom có vai trò tạo được tính thụ động, chống gỉ
và chống mòn
Thành phần các hợp kim thường cơ bản sử dụng làm cầu, chụp:
Các hợp kim
Các hợp kim Niken-Crom
Các hợp kim Crom-Cobalt

Thành phần % theo khối lượng
61-81%Ni,11-27%Cr, 2-5%Mo
53-67%Co,25-32%Cr,2-6%Mo

Titanium và hợp kim titanium
Titan được lấy tên từ thần Titan, con của Gaia và Uranus, được phát hiện
ở Anh lần đầu vào năm 1791. Đây là một kim loại chuyển tiếp màu trắng bạc,
nhẹ, cứng, bề mặt bong láng, chống ăn mòn tốt kể cả với acid, khí clo và với
các dung dịch muối thông thường. Ở trạng thái tinh khiết dễ dàng kéo sợi, dễ
gia công, nhiệt độ nóng chảy cao nên được dùng làm kim loại chịu nhiệt, cứng
như thép nhưng nhẹ hơn 40%. Các đặc tính này giúp Titan chịu được sự mỏi

kim loại.
Khoảng 95% lượng Titan được dùng ở dạng Titan dioxide (TiO2), là
một biocompatible (không độc hại và không bị từ chối bởi cơ thể, tương hợp
sinh học tốt nhất) được sử dụng rộng rãi trong các phẫu thuật cấy ghép nha
khoa, các bộ phận cơ thể khác…
Hợp kim Titanium thường có thêm 4% hay 6% nhôm và 4%Vanadium
Với công nghệ đúc sườn kim loại: các lá kim loại được ép nóng và xử lý
nhiệt làm tăng độ bền, cho phép tạo ra các lõi kim loại có độ dày chỉ 100μm
hoặc mỏng hơn, do đó có thể tiết kiệm mô răng và tăng độ dày lớp Composite
nhờ đó tăng tính thẩm mỹ.
1.2.5. Composite Ceramage


11

1.2.5.1. Thành phần của bột dẻo Ceramage
Bột dẻo Ceramage chứa 73% khối lượng tinh thể sứ siêu mịn hòa trong
bộ khung polymer hữu cơ vì thế nó có được những ưu điểm của cả sứ và
composite nên thích hợp cho nhiều chỉ định khác nhau. Thành phần hạt độn
chính của bột dẻo Ceramage là UDMA, zirconium silicate. Nghiên cứu của
Jie L và cs (2013) cho thấy độ bền uốn của Ceramage trước thử nghiệm chịu
lực xoay tròn 40000 vòng là 171,2  10,5Mpa và sau khi thử nghiệm chịu lực
là 155,5  16,9 Mpa, cao hơn so với các vật liệu tương tự khác (Meta Color
Prime art, Solidex, Estenia C&B, Clearfil Majesty) [13]. Cũng theo nghiên
cứu này, độ cứng của Ceramage trước khi chịu lực là 77,6  8,3 độ Vickers và
sau khi chịu lực nó trở nên cứng hơn một chút (78,010,1 độ Vickers). Do có
độ cứng vừa phải nên chụp răng giả loại này không làm mòn răng đối diện
nhanh như những chụp sứ thông thường [19].



12

Hình 1.5. Sự truyền và tán xạ ánh sáng giữa men, ngà răng thật
và Ceramage
Nguồn : shofu.com
Bột dẻo Ceramage không gây độc với cơ thể, có thể gây xung huyết da
và mắt nếu tiếp xúc trực tiếp. Khi làm việc phải sử dụng găng tay cao su hoặc
latex, tránh tiếp xúc trực tiếp qua da với bột dẻo chưa được trùng hợp.
1.2.5.2. Thành phần của dung dịch trộn Ceramage
Thành phần nguy cơ Dimethyl Aminoethyl Methacrylate chiếm tỷ lệ
dưới 5%. Chất này có thể tăng nhạy cảm cho da, mắt và niêm mạc nếu tiếp
xúc trực tiếp và cần phải mang găng tay và kính bảo hộ khi làm việc. Những
chất này chỉ có nguy cơ khi chưa được trùng hợp có nghĩa là chúng chỉ có thể
gây phản ứng bất lợi cho Kỹ thuật viên khi làm việc không được bảo hộ chứ
không có nguy cơ cho bệnh nhân.
1.2.6. Chỉ định


Cầu, chụp Ceramage toàn phần



Cầu, chụp kim loại phủ Ceramage



Phục hình trên Implant




Inlays/ onlays



Veneers



Phục hình tạm dùng trong thời gian dài



Làm răng giả trong phục hình tháo lắp


13

Hình 1.6. Ảnh hiển vi điện tử cho thấy sự đồng nhất giữa các thành phần
hạt của Ceramage (hình bên phải) so với Composite thông thường
Nguồn shofu.com
1.2.7. Quy trình chế tạo chụp kim loại phủ Ceramage
- Mài cùi răng và lấy mẫu
- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng
- Đúc sườn kim loại tại Labo
- Phủ Ceramage lên sườn kim loại
- Mài chỉnh và đánh bóng chụp
- Gắn chụp

1.2.8. Một số yếu tố liên quan đến phục hồi
1.2.8.1. Quá trình mòn răng

Mòn răng là sự tổn thương bề mặt răng mà không phải do sâu răng hay
bởi chấn thương. Sự mòn răng bất bình thường có thể gây ảnh hưởng đến
men, ngà và tủy răng.
Mòn răng được phân ra nhiều loại và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nghiên cứu này đề cập mòn nhóm răng sau, nguyên nhân do cọ mòn tại chỗ,


14

thường do tiếp xúc giữa răng với răng giữa hai hàm có thể là mòn răng do ăn
nhai hoặc do thãi quen như tật nghiến răng, thãi quen cắn siết hai hàm [26].
Khi răng bị xoi mòn, mô răng mềm đi khiến răng dễ bị bòn do cọ xát,
có thể vì nghiến răng hoặc do sự mài mòn của bàn chải đánh răng quá cứng
kết hợp với kem đánh răng có chứa chất tẩy trắng.
Sang thương xoi mòn răng là những sang thương hình chén trên đỉnh
múi, bờ cắn và bờ bên hoặc những sang thương nông ở cổ răng, không có sự
cọ xát hay mài mòn. Sự mòn của phần men mất khoáng ở những vị trí tương
tác răng – răng gây ra các diện mòn trên những răng đối diện. Sự mất khoáng
trên men và ngà ở cổ răng có thể thay đổi một cách vật lý do mài mòn và trở
thành những sang thương rãnh. Những sang thương này phát triển thành sang
thương dạng chêm do sự tương tác liên tục giữa sự xoi mòn và mài mòn, biểu
hiện là những diện rộng ống ngà xơ hoá được tạo thành do phản ứng với kích
thích, ảnh hưởng đến ngà sống và gây quá cảm với sự thay đổi nhiệt và va
chạm [25] [50] [69].
Mòn răng do ăn nhai là một quá trình tự nhiên khi bề mặt của răng tiếp
xúc với răng đối diện. Quá trình này có thể xảy ra nhanh hơn nếu răng tiếp
xúc với một bề mặt cứng hơn nó như sứ trên sườn kim loại hoặc kim loại toàn
phần [3], [10], [20].
Để làm giảm quá trình mài mòn này người ta đã ứng dụng sứ toàn phần
và sứ nhiệt độ thấp có độ cứng thấp hơn. Tuy nhiên sứ toàn phần với khung

sườn bằng Zirconia dễ bị sứt vỡ lớp sứ phủ ngoài [18] còn các loại sứ toàn
phần khác lại có độ bền của khung sườn kém [6], [21].
Việc sử dụng kỹ thuật CAD-CAM cho phép chế tạo các răng sứ nguyên
khối mà không cần phủ thêm các lớp sứ bên ngoài làm tăng độ bền của chụp.


15

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là thẩm mỹ hạn chế, chỉ làm được
chụp răng đơn lẻ hoặc các phục hình nhỏ [22].
Quá trình ăn mòn nhanh làm giảm kích thước dọc và tăng độ nhạy cảm
của răng [15].
Để đo độ mài mòn của răng trước đây người ta thường dùng phương
pháp đo độ mòn theo chỉ số [2],[8],[16]. Tuy nhiên phương pháp này có
nhược điểm là mang tính chủ quan, các tiêu chí đánh giá phức tạp và cần phải
có nhiều thời gian mới xác định được mức độ mòn.
Xác định độ mòn của răng bằng các phương pháp gián tiếp cho kết quả
tố hơn. Có thể xác định độ mòn trên mẫu thạch cao [7],[11],[17], bằng đồ họa
máy tính [1],[5],[14].
1.2.8.2. Nhạy cảm ngay sau điều trị
Với các chụp làm trên răng sống, cảm giác đau có thể xuất hiện ngay
sau khi gắn chụp. Cảm giác này có thể dai dẳng hoặc không liên tục với nhiều
mức độ khác nhau tùy thuộc ngưỡng chịu đau của bệnh nhân, ngưỡng kích
thích, mức độ buồng tủy và hình thái học của ngà răng và có thể xuất hiện
muộn (vài ngày hay vài tháng).

Hình 1.7. Nhận cảm cảm giác ở tủy răng


16


Nguồn: www.dentistryindia.net
Theo lý thuyết của Brannstrom về sự dẫn truyền thuỷ lực, hầu như tất
cả những cơn đau sau điều trị có liên hệ tới sự di chuyển dịch bên trong ống
ngà. Những yếu tố làm tăng sự di chuyển dịch sẽ góp phần gây ra đau sau
điều trị:
 Không khí bị nhốt lại trong ống ngà
 Sau khi lấy đi lớp mùn ngà bằng dung dịch “conditioner” có tính
acid
 Sự thay đổi nhiệt, đặc biệt là đồ lạnh
 Gia tăng số lượng và kích thước ống ngà
 Phục hồi không kín
 Gắn chụp với những vật liệu nén
1.2.8.3. Sâu răng tái phát
Thuật ngữ “Sâu răng tái phát” được giới hạn cho những sâu răng nằm ở
bờ rìa giữa cùi răng với phục hồi và là lý do thường gặp nhất để thay thế phục
hồi. Sâu răng tái phát được khởi đầu bằng vi kẽ (microleakage) - có nghĩa là
một lượng rất nhỏ chất dịch lưu chuyển ở giao diện răng và phục hồi. Jorgensen
và Wakumoto (1968) cho rằng những khe hở <35-50µm ở nơi tiếp xúc giữa răng
và phục hồi sẽ không gây sâu răng tái phát.
Theo Ozer, kích thước những khe hở đó phải từ 250-400µm thì mới phát
triển thành sâu răng tái phát. Trong những vi kẽ, người ta tìm thấy rất nhiều
loại vi khuẩn này chủ yếu nằm ở tổn thương mềm hơn ở những tổn thương
cứng và trung bình.
Không thấy có sự khác nhau giữa các mẫu vi khuẩn lấy từ sâu răng tái
phát và sâu răng nguyên phát.
Vì vậy, cần sát trùng mô răng trước khi gắn phục hồi đó phòng chống
sâu răng tái phát.
1.2.8.4. Vị trí của phục hồi liên quan với khớp cắn



17

- Khi thực hiện phục hồi, cần xác định chính xác vị trí của những núm
răng đối diện sẽ tì lên chụp phục hồi từ đó có những biện pháp giảm lực tác
động lên phục hồi - ở tư thế lồng múi tối đa (các răng trên 2 cung hàm có
nhiều điểm tiếp xúc nhất) múi tựa tiếp khớp với gờ bên hoặc hố giữa của răng
đối diện. Múi tựa chính là những điểm chịu lực, là những trụ chống để duy trì
chiều cao khớp cắn.

Hình 1.8. Sự sắp xếp cung răng và phân bổ - hướng truyền lực nhai
tại vị trí các răng sau
Nguồn: www.docstoc.com/docs/118964930/Lecture-5-Alignment-andOcclusion.

Tiếp xúc núm răng với các răng đối diện gồm
Tiếp xúc núm - hố với các ưu điểm:
 Đây là loại tiếp xúc lý tưởng đảm bảo cho lực nhai truyền đi theo
trục dọc của răng, gần hố trung tâm của răng hàm
 Loại trừ được tác động của lực nhai lên khe giữa hai răng, tránh
được sự di chuyển của hai răng gần kề về hai phía khi nhai, tránh đẩy mảnh
thức ăn vào kẽ răng
 Giảm sự mòn răng và di chuyển răng do tiếp xúc ổn định


18

Tại răng hàm lớn, tiếp xúc núm hố bao gồm các núm gần trong răng hàm
lớn trên tựa trên hố trung tâm của răng hàm lớn dưới, các núm xa trong của
răng hàm lớn trên tựa trên hố xa của răng hàm lớn đối diện.
Tiếp xúc núm - rãnh thường gặp trên cung răng tự nhiên là sự tiếp xúc

1 răng lên 2 răng đối diện do các răng trên lùi về phía xa và ra ngoài hơn
các răng dưới.
1.2.8.5. Vị trí đường hoàn tất
Đường hoàn tất là phần rất quan trọng của cùi răng, là đường mài cuối
cùng xung quanh mỏm cụt thân răng nơi rìa chụp ôm lấy thân răng mài. Nếu
không có sự sát khít giữa rìa chụp và cùi răng thì ở chỗ kẽ hở ra cement gắn lộ
ra sẽ tan rã dần trong môi trường miệng gây bong chụp, mặt khác tại vị trí này
không nhẵn sẽ là nơi tích tụ thức ăn và mảng bám vi khuẩn gây sâu cùi răng
và viêm nha chu.
A, B: bờ xuôi
C, J : bờ cong
D, I: bờ vai nghiêng
K, E: bờ vai


19

Hình 1.9. Các dạng đường hoàn tất trên lâm sàng và quét hiển vi điện tử
Nguồn: />Vị trí đường hoàn tất có thể ở trên lợi, ngang lợi dưới lợi và trên cùng một
cùi răng có thể có một hay nhiều loại đường hoàn tất tùy chỉ định lâm sàng.


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân trên 18 tuổi

BN cần làm ít nhất 1 chụp răng hàm lớn tại các răng không có triệu chứng.
Đối diện răng làm chụp là răng tự nhiên.
Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các răng đã bị mất tổ chức cứng quá nhiều đòi hỏi các điều trị bổ sung
như phẫu thuật kéo dài thân răng, phẫu thuật cắt bỏ nửa răng, răng có chốt
ngà cũng như bệnh nhân có một số tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng tới
việc đánh giá kết quả điều trị như bệnh khô miệng, tiết nước bọt ít đều không
được đưa vào nghiên cứu này.


BN có triệu chứng ở khớp thái dương hàm.



BN bị mòn răng.



BN có tật nghiến răng.



BN có tiền sử mắc các bệnh có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên
cứu.



BN có tình trạng nha chu kém, răng lung lay.




BN không thể đến tái khám thường xuyên.



BN cần phải làm thêm nhiều điều trị nha khoa khác.


×