Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

MỘT số đặc điểm DỊCH tễ học BỆNH cúm ở NGƯỜI và mối LIÊN QUAN với yếu tố KHÍ hậu tại TỈNH hòa BÌNH năm 2006 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

Lấ TH PHNG

MộT Số ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC BệNH CúM
ở NGƯờI
Và MốI LIÊN QUAN VớI YếU Tố KHí HậU
TạI TỉNH HòA BìNH NĂM 2006 - 2015

LUN VN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y T

TRNG I HC Y H NI

Lấ TH PHNG

MộT Số ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC BệNH CúM
ở NGƯờI
Và MốI LIÊN QUAN VớI YếU Tố KHí HậU
TạI TỉNH HòA BìNH NĂM 2006 - 2015
Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số: 60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Thị Thanh Xuân


HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội; Viện
Đào tạo Y học Dự phịng và Y tế Cơng cộng; Phịng Đào tạo Sau đại học; Q Thầy
Cơ trong các Bộ mơn đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
rèn luyện và tu dưỡng tại trường.
Tôi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cô Bộ môn Dịch tễ và Bộ môn Sức khỏe
nghề nghiệp đã tận tình chỉ bảo và truyền thụ các kiến thức q báu, giúp tơi có
thêm kỹ năng tốt hơn trong cơng việc và q trình nghiên cứu khoa học sau này.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS.
Lê Thị Thanh Xuân, người đã giúp tôi phát triển ý tưởng, định hướng nghiên cứu ngay
từ những ngày đầu làm luận văn và tận tình hướng dẫn, động viên tơi trong suốt q
trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh
Hịa Bình, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hịa Bình, Cục Thống kê tỉnh Hịa
Bình đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn, các anh chị đồng nghiệp của tôi, những người
đã giúp đỡ, chia sẻ cùng tơi những khó khăn, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân u trong
gia đình tơi, họ là chỗ dựa tinh thần đã luôn ở bên cạnh cổ vũ, động viên, tạo điều

kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2016


Học viên

Lê Thị Phương


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
Phịng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
Viện Đào tạo Y học Dự phịng và Y tế Cơng cộng - Trường Đại học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Tôi là Lê Thị Phương, Cao học khóa 23, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên
ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Lê Thị Thanh Xn.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2016
Người viết cam đoan

Lê Thị Phương



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh cúm.............................................................................3
1.1.1. Tác nhân gây bệnh......................................................................................3
1.1.2. Quá trình truyền nhiễm...............................................................................5
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học..................................................................................7
1.1.4. Cúm mùa, cúm từ động vật sang người, dịch cúm và đại dịch cúm..............8
1.1.5. Các yếu tố liên quan đến dịch bệnh cúm....................................................10
1.1.6. Phịng, chống bệnh cúm............................................................................12
1.2. Tình hình bệnh cúm ở người trên Thế giới và Việt Nam...............................13
1.2.1. Tình hình bệnh cúm trên Thế giới.............................................................13
1.2.2. Tình hình bệnh cúm ở Việt Nam...............................................................16
1.2.3. Hệ thống giám sát bệnh cúm ở Việt Nam...................................................17
1.3. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh cúm và yếu tố khí hậu..............20
1.3.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và đặc điểm địa bàn, khí hậu tỉnh Hịa Bình. .20
1.3.2. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và bệnh cúm trên thế giới.........................24
1.3.3. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và bệnh cúm ở Việt Nam..........................31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................33

2.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................33
2.4. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................33
2.5. Cỡ mẫu..........................................................................................................33
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin..................................................33
2.7. Biến số nghiên cứu........................................................................................34
2.8. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................38
2.9. Quản lý và phân tích số liệu..........................................................................39


2.9.1. Quản lý số liệu..........................................................................................39
2.9.2. Phương pháp phân tích.............................................................................39
2.10. Sai số và khống chế sai số...........................................................................45
2.10.1. Sai số......................................................................................................45
2.10.2. Khắc phục..............................................................................................45
2.11. Đạo đức nghiên cứu.....................................................................................45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

47

3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm ở người tại Hịa Bình, 2006 – 2015. 47
3.1.1. Sự phân bố ca bệnh cúm trung bình theo tháng..........................................47
3.1.2. Sự phân bố ca bệnh cúm trung bình theo năm............................................48
3.1.3 Sự phân bố ca bệnh cúm theo địa dư..........................................................49
3.2. Mối liên quan giữa bệnh Cúm và một số yếu tố khí hậu...............................56
3.2.1 Phân bố của ca bệnh Cúm theo các yếu tố khí hậu từ 2006-2015.................57
3.2.2. Mối tương quan giữa ca mắc cúm và một số yếu tố khí hậu.......................63
3.2.3. Phân tích hồi quy đa biến giữa số ca mắc cúm và một số yếu tố khí hậu.....68
Chương 4: BÀN LUẬN

71


4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm tại Hịa Bình từ 2006 đến 2015...................71
4.1.1. Dịch tễ cúm trung bình theo tháng.............................................................71
4.1.2. Dịch tễ cúm trung bình theo năm..............................................................73
4.1.3. Đặc điểm dịch tễ học cúm theo địa dư.......................................................74
4.1.4. Tính chu kỳ của dịch cúm.........................................................................78
4.1.5 Bàn luận về cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................80
4.2. Mối liên quan giữa bệnh Cúm và một số yếu tố khí hậu tại tỉnh Hịa Bình giai
đoạn 2006- 2015.........................................................................................84
4.3 Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................95
KẾT LUẬN

96

KHUYẾN NGHỊ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTN


Bệnh truyền nhiễm

CDC

Centers for Disease Control
(Trung tâm kiểm soát bệnh tật)

HTGS

Hệ thống giám sát

HCC

Hội chứng cúm

NĐTB

Nhiệt độ trung bình

TTYTDP

Trung tâm Y tế Dự phòng

VSDT

Vệ sinh dịch tễ

WHO

World Health Organization

(Tổ chức y tế Thế giới)

YTDP

Y tế dự phòng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tự tương quan giữa các ca mắc cúm từ 2006 – 2015.........................56

Bảng 3.2:

Hệ số tương quan giữa số ca cúm và yếu tố nhiệt độ theo năm từ
2006-2015..........................................................................................63

Bảng 3.3:

Hệ số tương quan giữa số ca cúm và yếu tố độ ẩm, lượng mưa, số
ngày mưa, số giờ nắng, số ngày nắng theo năm từ 2006-2015...........65

Bảng 3.4:

Phân tích hồi quy đơn biến giữa số ca mắc cúm và một số yếu tố khí
hậu tại Hịa Bình từ năm 2006 - 2015................................................66

Bảng 3.5:

Mối liên quan giữa số ca cúm với độ trễ ca bệnh 1 tháng, độ trễ độ ẩm

1 tháng và nhiệt độ trung bình............................................................68

Bảng 3.6:

Mối liên quan giữa số ca cúm với độ trễ độ ẩm 1 tháng, lượng mưa
và số ngày rét đậm.............................................................................69

Bảng 3.7:

So sánh R2 các mơ hình mơ tả mối liên quan giữa ca mắc cúm và một
số yếu tố khí hậu................................................................................69

Bảng 4.1:

Một số đặc điểm địa bàn và phân bố tỷ lệ mắc cúm/100.000 dân......75

Bảng 4.2:

Tóm tắt mối liên quan giữa bệnh cúm và một số yếu tố khí hậu qua
các nghiên cứu...................................................................................85


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Số lượt mắc cúm trung bình 10 năm theo tháng.............................47

Biểu đồ 3.2:

Tỷ lệ mắc cúm/100.000 dân theo năm từ 2006-2015.....................48


Biểu đồ 3.3:

Diễn biến dịch cúm tại Hịa Bình từ 2006-2015.............................53

Biểu đồ 3.4:

Tính chất chu kỳ của dịch cúm từ năm 2006-2015.........................54

Biểu đồ 3.5:

Mơ hình đỉnh dịch cúm từ năm 2006 - 2015..................................55

Biểu đồ 3.6:

Hệ số tự tương quan của bệnh cúm với các độ trễ (Lag) khác nhau.....56

Biểu đồ 3.7:

Phân bố số ca mắc cúm và nhiệt độ trong 10 năm theo tháng........57

Biểu đồ 3.8:

Phân bố các trường hợp mắc cúm và nhiệt độ theo các tháng trong
10 năm từ 2006- 2015....................................................................57

Biểu đồ 3.9:

Phân bố các trường hợp mắc cúm và số ngày rét đậm, số ngày nắng
nóng theo các tháng trong 10 năm từ 2006- 2015...........................58


Biểu đồ 3.10: Phân bố phân bố số ca mắc cúm và số ngày có nhiệt độ trên 20ºC
chênh lệch nhiệt độ trong 10 năm theo tháng.................................59
Biểu đồ 3.11:

Phân bố số ca mắc cúm và lượng mưa, số ngày mưa trong 10 năm
theo tháng.......................................................................................60

Biểu đồ 3.12: Phân bố số ca mắc cúm và lượng mưa trung bình theo các tháng
trong 10 năm từ 2006 - 2015..........................................................60
Biểu đồ 3.13: Phân bố số ca mắc cúm và độ ẩm trong 10 năm theo tháng...........61
Biểu đồ 3.14: Phân bố số ca mắc cúm và độ ẩm trong theo các tháng trong 10 năm...61
Biểu đồ 3.15: Phân bố số ca mắc cúm và số giờ nắng, số ngày nắng trong 10 năm
theo tháng.......................................................................................62
Biểu đồ 3.16: Phân bố số ca mắc cúm và số giờ nắng theo các tháng trong 10 năm
từ 2006- 2015.................................................................................62
Biểu đồ 3.17: Mối tương quan giữa số ca mắc cúm và một số yếu tố khí hậu từ
2006- 2015.....................................................................................68


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 3.1:

Sự phân bố tỷ lệ mắc cúm/100.000 dân theo địa dư từ năm
2006 – 2010......................................................................................49

Bản đồ 3.2:

Sự phân bố tỷ lệ mắc cúm/100.000 dân theo địa dư từ năm

2011 – 2015......................................................................................50

Bản đồ 3.3:

Sự phân bố tỷ lệ mắc cúm/100.000 dân trung bình 10 năm từ 2006
đến 2015 theo địa dư........................................................................51

Bản đồ 3.4:

Phân bố tỷ lệ mắc cúm/100.000 dân từ năm 2006 đến 2015 theo địa dư...51

Bản đồ 3.5:

Mật độ dân số trung bình 10 năm.....................................................52

Bản đồ 3.6:

Mật độ cúm trung bình 10 năm.........................................................52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cúm (tên tiếng Anh là Influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm
(thuộc họ Orthomyxoviridae) gây ra. Bệnh có biểu hiện của viêm đường hơ hấp, có
thể dẫn đến viêm phổi nặng và tử vong nếu khơng được phát hiện và xử trí kịp thời
[1]. Bệnh cúm nguy hiểm do tính chất lây lan nhanh và có thể gây thành dịch. Trong
vịng ba thế kỷ qua, thế giới đã chứng kiến nhiều đại dịch cúm với khoảng cách
giữa các đại dịch khơng có quy luật khoảng 10 đến 50 năm, trong đó có 3 đại dịch
xảy ra vào thế kỷ XX khiến hàng chục triệu người mắc và tử vong [2]. Cho đến nay,

mặc dù đã có vắc xin phịng bệnh nhưng bệnh cúm vẫn lưu hành khắp thế giới, là
một trong những nguyên nhân gây tử vong cao tại nhiều quốc gia và là vấn đề y tế
cơng cộng tồn cầu [3].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 510% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3
triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người
tử vong [4]. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu trường
hợp mắc bệnh cúm [1]. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phịng (YTDP), bệnh cúm
ln đứng đầu trong số 10 bệnh truyền nhiễm (BTN) có số mắc lớn nhất [5]. Bệnh ghi
nhận quanh năm và nhiều hơn vào mùa đơng xn. Tại Hịa Bình, bệnh cúm vẫn
đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặc biệt tại các vùng khó khăn.
Theo WHO, tình trạng khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới
sức khỏe của cộng đồng, đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh
hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt
nắng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra [6]. Biến đổi khí hậu (BĐKH) có tác động
khác nhau trên hệ sinh thái và sức khỏe con người [7]. Trong bối cảnh biến đổi khí
hậu tồn cầu hiện nay, vai trị của các yếu tố khí hậu với bệnh cúm đã được thảo
luận, vì chúng có thể góp phần đáng kể vào sự bùng nổ lớn của dịch cúm. Một số
nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh cúm và các yếu
tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa…) theo quy mô không gian và thời gian
[8], [9], [10].


2

Việt Nam là đất nước nhiệt đới với sự lưu hành của các chủng vi rút cúm A
(H3N2, H5N1, H1N1), cúm B và là một trong 5 quốc gia được cảnh báo sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng [11]. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến bệnh cúm.
Bằng chứng về ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến bệnh cúm chưa được xác định
rõ ràng [12]. Hịa Bình là tỉnh miền núi nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm [13],

và là 1 trong 7 tỉnh có chỉ số mức độ nhạy cảm sức khỏe với tác động của BĐKH
cao nhất trên toàn quốc [14], những năm gần đây Hịa Bình cũng đã chịu nhiều tác
động trực tiếp từ BĐKH. Biểu hiện rõ rệt nhất là mưa lớn bất thường, rét đậm rét
hại, nắng nóng kéo dài. Các hiện tượng này xuất hiện thất thường khó dự đốn, tác
động tới đời sống người dân. Theo thống kê của Ban chỉ huy phịng chống lụt bão
tỉnh Hịa Bình, tổng thiệt hại về vật chất do mưa lũ gây ra năm 2012 tại Hịa Bình
ước tính khoảng 40 tỷ đồng [15].
Vậy sự phân bố của bệnh cúm ở Hịa Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện
nay như thế nào? Trong xu thế các yếu tố khí hậu biến đổi hiện nay có liên quan gì tới
tình hình bệnh cúm của Hịa Bình? Với những câu hỏi trên chúng tơi tiến hành nghiên
cứu: “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm ở người và mối liên quan với yếu tố
khí hậu tại tỉnh Hịa Bình, năm 2006-2015” nhằm các mục tiêu sau:
1.

Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm ở người tại tỉnh Hịa Bình từ
năm 2006 đến 2015.

2.

Mô tả mối liên quan giữa bệnh cúm và một số yếu tố khí hậu tại tỉnh Hịa Bình
từ năm 2006 đến 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh cúm
Bệnh cúm được ký hiệu trong phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 là J10,11
[16], và là bệnh thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của Việt

Nam [17].
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh cúm do vi rút cúm gây ra. Vi rút cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, bao
gồm 6 nhóm vi rút: Vi rút cúm A, vi rút cúm B, vi rút cúm C, vi rút Thogoto, vi
rút Isa và vi rút Quaranja [18]. Trong đó vi rút cúm A, B, C gây bệnh cho người. Vi
rút cúm A lưu hành phổ biến trên gia cầm, người và các động vật khác như lợn,
ngựa... là căn nguyên gây nên các đại dịch lớn trên toàn cầu. Vi rút cúm B thường
gây bệnh nhẹ, thường chỉ gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ, đặc biệt trẻ em. Vi rút
cúm C có gây bệnh, ghi nhận với số lượng nhỏ [19].
 Hình thái, cấu trúc
Dưới kính hiển vi điện tử vi rút cúm có dạng hình cầu, hình trứng hoặc một
số ít có dạng hình sợi đường kính 20nm và dài từ 200-300nm, đường kính trung
bình 80-120nm.


4

Hình 1.1. Cấu trúc hạt vi rút cúm A.
Nguồn: />Thành phần cấu trúc từ trong ra ngoài của hạt vi rút gồm là bộ máy di truyền
RNA (genome), vỏ (capsid) và vỏ bọc ngồi (envelop) (Hình 1.1). Bên trong vi rút
có cấu tạo phức tạp gồm protein capsid và các sợi ARN liên kết với nhau thành
các nucleocapsid có cấu trúc đối xứng xoắn. Vỏ của vi rút được cấu tạo bởi 2 lớp lipid,
trên bề mặt 2 lớp vỏ lipid này là khoảng 500 chồi gai khác nhau nhú lên từ bề mặt của
vi rút, mỗi chồi gai có độ dài từ 10-14nm. Các chồi gai này được cấu tạo bởi các
glycoprotein, là hai loại kháng nguyên quan trọng là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu
HA (hemaglutinin) và kháng nguyên trung hòa NA (Neuraminidase). Hai kháng
nguyên HA và NA quyết định đến khả năng gây bệnh của vi rút cúm. HA là 1
glycoprotein có khả năng ngưng kết hồng cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút
bám vào thụ thể và thâm nhập vào tế bào chủ. NA có bản chất là 1 enzyme đóng vai
trị như một mắt xích quan trọng trong việc giải phóng vi rút từ tế bào nhiễm và lan

tỏa vi rút trong đường hô hấp. Genome của vi rút A, B là ARN sợi đơn âm gồm 8
phân đoạn, riêng vi rút cúm C gồm 7 phân đoạn, có chiều dài khoảng 10 đến 15 kb.
Hệ gen của vi rút cúm gồm 8 phân đoạn ARN mã hoá cho 10 protein. Mỗi phân
đoạn mã hóa cho 1 hoặc 2 protein cấu trúc hoặc không cấu trúc: 7 protein cấu trúc
PB1, PB2, PA, HA, NA, NP và M1 và 3 protein không cấu trúc (Nonstructureral)
NS1, NS2 và M2 đối với vi rút cúm A và NB đối với virút cúm B. Protein M1 là
một protein nền, là thành phần chính của vi rút có chức năng bao bọc RNA tạo nên
phức hợp RNP và tham gia vào quá trình “nảy chồi” của vi rút. Protein M2 là chuỗi
polypeptide bé, là protein chuyển màng - kênh ion (ion channel) cần thiết cho khả
năng lây nhiễm của vi rút, chịu trách nhiệm “cởi áo” vi rút trình diện hệ gen ở bào
tương tế bào chủ trong quá trình xâm nhiễm trên vật chủ. PB1; PB2; PA là các ARN
polymerase giúp cho quá trình sinh tổng hợp vi rút thế hệ mới trong tế bào vật chủ
[1], [18], [19], [20], [21]. Vi rút cúm A gồm 16 loại kháng nguyên HA (xếp từ 1- 16)
và 9 loại kháng nguyên NA (xếp từ 1-9). Các phân týp gây bệnh chính ở người là


5

H1N1, H2N2, H3N2, H5N1 [22]. Đây cũng là các phân týp liên quan đến các vụ
dịch và đại dịch cúm trước đây ở người.
 Tính chất hóa lý của vi rút
Vì bản chất của vi rút cúm là lipoprotein, vi rút cúm có sức đề kháng yếu, dễ
bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 oC và các
chất hoà tan lipit như ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cresyl, cồn...Tuy
nhiên, vi rút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và
độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0oC đến 4oC sống được vài tuần, ở -20oC và đông khô sống
được hàng năm [1].
 Kháng ngun và tính đa dạng chủng
Vi rút cúm A ln biến đổi trong vật liệu di truyền để tạo ra 2 kiểu đột biến:
Trượt kháng nguyên (antigenenic drift): Là khi có đột biến ngẫu nhiên xảy ra

ở gen mã hóa cho hemaglutinin. Hiện tượng trượt kháng nguyên là nguyên nhân
gây ra các dịch cúm mùa nhỏ tản phát.
Trôi kháng nguyên (antigenic shift): Cơ chế quan trọng nhất trong hiện tượng
trôi kháng nguyên là sự trao đổi tích hợp (reassortment). Điều này xảy ra khi hai
hay nhiều chủng vi rút cúm, đặc biệt là giữa vi rút cúm người và vi rút cúm gia cầm,
cùng xâm nhập vào 1 tế bào vật chủ và tại đó, các đoạn gen hốn vị cho nhau dẫn
đến sự hình thành một chủng vi rút cúm mới. Hiện tượng trôi kháng nguyên là
nguyên nhân gây ra các đại dịch cúm ở người [23].
1.1.2. Quá trình truyền nhiễm
 Nguồn truyền nhiễm
Ổ chứa vi rút cúm tiên phát là người. Bệnh nhân đào thải vi rút ra mơi trường
bên ngồi khi ho, hắt hơi với chất bài tiết qua đường hô hấp. Thời gian đào thải vi
rút kéo dài từ 1 ngày trước cho tới 7 ngày sau khi khởi phát. Thời gian đào thải vi
rút cúm ở trẻ em dài hơn, có thể lên tới 13 ngày.
Trong các vụ dịch cúm gia cầm ở người, gia cầm mắc bệnh cũng là nguồn


6

bệnh chủ yếu. Khi gà bị bệnh, nhiều bộ phận của gà có thể bị nhiễm vi rút. Người
tiếp xúc với gia cầm hoặc các sản phẩm từ gia cầm ốm có thể lây nhiễm tác nhân
gây bệnh qua đường hô hấp [1].
 Phương thức lây truyền
Vi rút cúm lây truyền từ nguồn bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Sự
lây truyền có thể diễn ra theo những cơ chế sau đây:
- Tiếp xúc trực tiếp: Sự lây truyền có thể xảy ra khi tiếp xúc gần với người
bệnh và trực tiếp hít phải những giọt nước bọt với đường kính ≥ 5 μm bắn ra khi
người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… Những giọt nước bọt được di chuyển và đọng
lại ở niêm mạc mũi, miệng của vật chủ mới khi họ ở trong phạm vi 1m xung quanh
nguồn bệnh.

- Tiếp xúc gián tiếp: Sự lây truyền xảy ra khi tác nhân gây bệnh được truyền
sang người lành khi họ tiếp xúc với những vật liệu, vật dụng bị nhiễm vi rút gây
bệnh từ nguồn bệnh (bệnh nhân hoặc gia cầm ốm, chết) như bàn tay, dụng cụ, chất
thải... bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
- Khơng khí nhiễm vi rút: Vi rút cúm được phát tán ra không khí từ các giọt
nước bọt rất nhỏ (đường kính < 5μm) tồn tại và bay lơ lửng trong khơng khí trong
một khoảng thời gian dài. Con người có thể hít phải chúng dù ở một khoảng cách xa
nguồn bệnh. Tuy nhiên các bằng chứng cho thấy vai trò của việc lây truyền bệnh
cúm qua khơng khí là khơng hoặc rất ít quan trọng [23].
 Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với
các chủng vi rút cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em. Sau khi
bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với vi rút gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch
thường không bền, phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm
trước đây và khơng có tác dụng bảo vệ đối với những týp vi rút mới. Miễn dịch có


7

được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của vi rút cúm.
Trẻ em, người già, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường
dễ cảm nhiễm hơn những người khác [1].


8

1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học
 Gặp nhiều ở trẻ nhỏ
Mức độ mắc bệnh cúm thay đổi theo lứa tuổi, cao nhất ở trẻ em thuộc lứa tuổi
nhỏ và giảm ở những người lớn. Tuy nhiên, khi bệnh cúm xâm nhập vào các vùng

dân cư thưa thớt (như các hòn đảo xa cách đất liền) thì tất cả mọi người đều mắc bệnh
cúm, khơng phân biệt lứa tuổi. Nói chung trong mỗi vụ dịch, tỷ lệ mắc bệnh vừa ở
đầu vụ dịch, rồi tăng ở giữa vụ dịch và giảm ở cuối vụ dịch.
 Thường xảy ra nơi đông dân cư, mật độ tiếp xúc cao,
chật chội, ẩm thấp
Mức độ mắc bệnh cúm liên quan chặt chẽ với mật độ dân chúng, điều này là
đặc trưng cho các bệnh truyền nhiễm lây bằng đường khơng khí - giọt nhỏ. Ở các
thành phố mức độ mắc bệnh cúm cao hơn ở nơng thơn và kéo dài cả năm. Cịn ở
nơng thơn, chỉ thấy những đợt bột phát ngắn hạn, cách xa nhau.
 Tính theo mùa (tăng cao trong các tháng lạnh và ẩm)
Bệnh cúm lan truyền khắp các nước, nhưng mức độ mắc bệnh ở các nước có
khí hậu ơn hịa cao hơn các nước có khí hậu nóng, nhưng trong những vụ dịch lớn
thì khơng có sự khác nhau. Mức độ mắc bệnh cúm thay đổi theo mùa, giảm trong
mùa nóng và tăng lên trong mùa mát và lạnh [24].
 Tính chu kỳ
Những đợt bột phát cúm do một loại vi rút gây ra, phát sinh theo định kỳ,
thường 2 - 3 năm một lần. Nếu có một vài loại vi rút lưu hành trong quần thể dân
cư, thì hầu như hàng năm đều phát sinh một đợt dịch cúm, đôi khi đến 2 lần trong
một năm. Kết luận là tính chu kỳ của dịch cúm khơng đều đặn như một số bệnh
nhiễm khuẩn khác lây truyền theo đường không khí - giọt nhỏ (sởi, ho gà).
 Dễ lây và lan truyền nhanh
Do phương thức lan truyền bằng nước bọt hoặc chất nhầy đường hô hấp của
người bệnh vào không khí nên bệnh rất dễ lây và lan truyền nhanh nhưng nhất thời
vì tác nhân gây bệnh khơng tồn tại được lâu ở ngoại cảnh và đa số những người cảm
thụ đã có miễn dịch [25].


9

1.1.4. Cúm mùa, cúm từ động vật sang người, dịch cúm và đại dịch cúm

Cúm mùa
Cúm theo mùa là loại cúm xảy ra hàng năm, chủ yếu do các chủng vi rút
cúm A(H3N2), cúm A/H1N1, cúm B và cúm C. Ở vùng ơn đới bệnh có xu hướng
xảy ra vào mùa đông. Vi rút cúm theo mùa lưu hành trên toàn thế giới, dễ dàng lây
lan từ người sang người và có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở bất cứ lứa tuổi nào.
Người có nguy cơ nhiễm bệnh nặng và tử vong bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ
nhỏ, người già, người suy giảm miễn dịch, người có bệnh mãn tính. Vi rút cúm
theo mùa thay đổi liên tục, một người có thể bị nhiễm vi rút cúm nhiều lần trong
suốt cuộc đời. Do đó các thành phần của vắc xin cúm mùa được xem xét thường
xuyên và cập nhật định kỳ để đảm bảo hiệu quả vắc xin. Tiêm chủng là cách hiệu
quả nhất để phòng bệnh [4].
 Cúm từ động vật sang người, biến thể cúm
Con người cũng có thể bị nhiễm vi rút cúm thường xuyên được lưu hành
ở động vật (được gọi là cúm từ động vật sang người), chẳng hạn như vi rút cúm
gia cầm phân nhóm A/H5N1 và A/H9N2 và lợn phân týp vi rút cúm A/H1N1
và A/H3N2. Các loài khác bao gồm ngựa và chó cũng có giống của riêng mình vi
rút cúm.
Cúm gia cầm/cúm chim: Có nhiều loại vi rút cúm xuất hiện tự nhiên ở gia
cầm. Chim hoang có thể mang vi rút và có thể khơng bị bệnh; tuy nhiên, gia cầm có
thể bị nhiễm vi rút và thường chết do vi rút này. Hầu hết các vi rút cúm gia cầm
không lây sang người, tuy nhiên một số vi rút như cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9 đã
gây bệnh nghiêm trọng ở người, một số vi rút cúm gia cầm khác mặc dù hiếm gặp
nhưng cũng đã được ghi nhận ở người những năm gần đây bao gồm H7N7, H9N2,
H10N8. Các ca nhiễm bệnh ở người đã xảy ra là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị
nhiễm bệnh cịn sống hoặc đã chết, đơi khi là các chất thải (phân) của gia cầm.
Khơng có bằng chứng cho thấy bệnh có thể lây lan sang người thơng qua thực phẩm
đã nấu chín. Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy bệnh cúm lây trực tiếp từ người


10


sang người. Kiểm soát bệnh ở động vật là bước đầu tiên quan trọng trong việc giảm
rủi ro nguy cơ bệnh trên người.
Cúm lợn: Lợn có thể nhiễm nhiều loại vi rút cúm của cả người và gia cầm,
có thể phát triển thành dịch bệnh. Hiện tượng pha trộn gene (thường gọi là tái tổ
hợp) giữa vi rút cúm gia cầm và vi rút cúm của các lồi có vú, trước hết là lợn, được
coi là nguyên nhân của sự bùng phát đại dịch cúm ở người, nếu không được khống
chế sớm và hiệu quả. Khi các loại vi rút cúm A/H3N2 lưu hành ở lợn bắt đầu lây
nhiễm sang người tại Hoa Kỳ vào năm 2011 thì vi rút cúm này được gọi là biến thể
(với 1 chữ “v” đặt sau tên của vi rút) để phân biệt vi rút cúm ở người và ở lợn.
 Đại dịch
Một đặc điểm chung của đại dịch cúm là có sự gia tăng đột ngột tỷ lệ mắc và
tử vong, với sự lan truyền rất nhanh trên thế giới (do được gây ra bởi vi rút có tính
lây nhiễm cao cho quần thể khơng có tính miễn dịch).. Có 3 điều kiện cần thiết để
xuất hiện đại dịch cúm. Thứ nhất là chủng vi rút hoang dại có thể truyền sang
người. Thứ hai là vi rút mới có khả năng nhân lên ở người và gây bệnh. Thứ ba là vi
rút mới có khả năng truyền từ người sang người và gây ra các vụ đại dịch lớn [26].
Đại dịch thường xảy ra trên tồn thế giới trong vịng 1 năm và ảnh hưởng tới 1/4
tổng dân số trên thế giới. Khả năng của y tế và hệ thống cấp cứu đáp ứng thường bị
quá tải bởi số lượng mắc bệnh quá lơn trong cộng đồng. Thường đại dịch xảy ra vào
đợt 2 và đôi khi là đợt dịch thứ 3. Đại dịch thường bắt đầu một cách đồng loạt ở các
nơi khác nhau trên thế giới.
Dịch
Giữa các vụ đại dịch có thể xảy ra các dịch cúm với quy mô thay đổi. Vi rút
cúm có tỷ lệ đột biến cao và kháng ngun bề mặt ln có xu hướng biến đổi. Chỉ
cần những đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên, tạo ra một chủng cúm
A mới. Về bản chất, đây chỉ là những biến đổi nhỏ trên các vi rút đã lưu hành trên
thế giới. Hàng năm, quá trình này gây nên dịch cúm trên diện rộng, thường xảy ra
vào cuối thu và đầu xuân, thường do vi rút cúm A/H3N2 và A/H1N1.



11

1.1.5. Các yếu tố liên quan đến dịch bệnh cúm
 Khả năng tồn tại của vi rút cúm
Độ ẩm: Khả năng tồn tại của vi rút tăng lên khi độ ẩm tuyệt đối giảm ở cả
trong giọt bắn và trên bề mặt. Khả năng lan truyền cúm hiệu quả nhất trong điều
kiện độ ẩm tuyệt đối (và độ ẩm tương đối) thấp, truyền qua phạm vi tiếp xúc ngắn
hạn không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm tuyệt đối (và độ ẩm tương đối). Có bằng chứng
cho thấy độ ẩm tuyệt đối giảm là yếu tố xúc tác cho dịch cúm mùa tại các vùng ôn
đới, nhưng điều này không đúng với các vùng nhiệt đới.
Bức xạ mặt trời: Vi rút cúm bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời
Nhiệt độ: khả năng tồn tại của vi rút giảm khi nhiệt độ tăng lên. Khả năng lan
truyền hiệu quả nhất ở nhiệt độ thấp; truyền qua phạm vi tiếp xúc ngắn hạn khơng
bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ [27].
Khí ozon: khi nồng độ khí ozone là 20ppm thì 99,999% vi rút cúm bị bất
hoạt sau 2,5 giờ xông hơi khử trùng [28].
 Tính cảm nhiễm và miễn dịch của vật chủ
Độ ẩm: trong điều kiện khơng khí khơ, độ ẩm thấp có thể gây ra tổn thương
niêm mạc mũi, làm suy yếu hệ thống miễn dịch đường hô hấp trên của vật chủ.
Nhiệt độ: việc hít phải khơng khí lạnh gây co mạch ở mũi và đường hô hấp,
dẫn đến giảm lưu lượng máu, làm giảm bớt nguồn cung của bạch cầu và thực bào
hoạt động của cơ thể. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cũng có thể gây hại đến chức
năng miễn dịch.
Số giờ nắng: thời gian con người tiếp xúc với bức xạ mặt trời, hay số giờ
nắng, cũng có thể điều chỉnh miễn dịch ở quy mơ thời gian theo mùa liên quan đến
tình trạng dự trữ vitamin D của cơ thể. Nồng độ vitamin D phụ thuộc vào việc tiếp
xúc với bức xạ tia cực tím beta, sự thiếu hụt vitamin này rất phổ biến trong các quần
thể ôn đới trong mùa đông và quần thể nhiệt đới trong mùa mưa khi bức xạ mặt trời
là thấp nhất [27].

Dinh dưỡng: Nồng độ vitamin D và bổ sung vitamin D có thể có tác dụng bảo
vệ chống lại bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác ở người [29].


12

Việc bổ sung vitamin C và E có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm.
Sự thiếu hụt selen cũng có tác động tiêu cực lên hệ thống miễn dịch và mức độ
nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
những con chuột thiếu selenium có mức độ nhiễm cúm nghiêm trọng hơn ở những
con chuột có đầy đủ selenium. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung cũng
liên quan đến bệnh hơ hấp ở người cao tuổi [27].
Ơ nhiễm khơng khí: tình trạng ơ nhiễm khơng khí trong nhà và ngoài trời đều
ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chất ơ nhiễm khơng khí được
tìm thấy có liên quan nhiều nhất đến bệnh cúm là ozone (O 3), nitơ đioxit (NO2),
sulfua đioxit (SO2), chất hạt có đường kính khí động học dưới 10 micromet (PM10)
[30], [31], [32].
 Tỷ lệ tiếp xúc:
Nhiệt độ: Một giả thuyết cho rằng đỉnh dịch cúm trong mùa đơng bởi vì mọi
người dành nhiều thời gian ở trong nhà, đóng cửa sổ, hít thở khơng khí của nhau.
Trung bình một người sử dụng hơn 2 giờ ở trong nhà mỗi ngày trong thời tiết lạnh,
làm gia tăng tỷ lệ tiếp xúc. Ở nhiều vùng ôn đới, bệnh cúm xảy ra vào mùa đông, tuy
nhiên tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh cúm thường diễn ra quanh năm.
Lượng mưa: dịch cúm vùng nhiệt đới có xu hướng xảy ra vào mùa mưa.
Trung bình mỗi người dành khoảng 0,5 giờ trong nhà mỗi ngày vào những ngày
mưa nhiều hơn so với những ngày khơng mưa. Tuy nhiên khơng có mối liên hệ rõ
ràng giữa lượng mưa và dịch cúm ở vùng ôn đới [27].
Hành vi con người và kinh tế xã hội: Hành vi của con người liên quan đến
việc tăng hay giảm tần suất phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh. Những yếu tố đó bao
gồm: hành vi giao lưu và tiếp xúc, thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng,

đeo khẩu trang, tiêm vắc xin phòng bệnh hay thói quen khơng có lợi cho sức khỏe
như hút thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh cúm [23]. Tỷ lệ tấn
công của cúm cao tại hộ gia đình, trường học, khu vực khép kín như nhà nội trú,
nhà hộ sinh, cơ sở quân sự và trong máy bay du lịch hàng không. Sự lan truyền cúm
ở các vùng ôn đới chủ yếu qua các “giọt bắn”, ở vùng nhiệt đới lan truyền cúm chủ


13

yếu qua tiếp xúc [33]. Sự lan truyền cúm qua du lịch hàng không là yếu tố làm gia
tăng tỷ lệ tiếp xúc và lan truyền bệnh cúm trên toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy
đóng cửa trường học có thể có một tác động đáng kể với sự lan truyền cúm ở trẻ em,
việc trẻ em đến trường trở lại sau kỳ nghỉ là một yếu tố xúc tác cho dịch cúm [27].
Tình trạng kinh tế xã hội thấp làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Khu vực đông dân cư và
tập trung đầu mối giao thơng có nhiều khả năng trở thành trung tâm dịch [34].
1.1.6. Phòng, chống bệnh cúm
 Chẩn đoán phát hiện sớm: Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
 Yếu tố dịch tễ:
Trong vòng 7 ngày:
- Sống hoặc đến từ vùng có cúm.
- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác
định mắc cúm.
 Lâm sàng:
Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt.
- Các triệu chứng về hô hấp:
+ Viêm long đường hơ hấp.
+ Đau họng.
+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác

+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
 Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ Xét nghiệm dương tính với vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real
time RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch
tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Ni cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- Cơng thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.


×