Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

một số đặc điểm dịch tễ học bệnh rubella tại tỉnh thái bình giai đoạn 2005 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.48 KB, 58 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút rubella gây ra, bệnh thường xảy
ra ở trẻ em. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Ở trẻ em bệnh thường nhẹ với
các triệu chứng: Sốt nhẹ, buồn nôn, phát ban, sưng hạch bạch huyết sau tai,
cổ, chẩm và đau khớp… Tuy nhiên bệnh rubella có thể gây ra xảy thai, thai
chết lưu và hội chứng rubella bẩm sinh nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3
tháng đầu của thai kì [1], [31].
Bệnh rubella xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và đã từng gây
ra đại dịch. Giai đoạn trước khi có vắc xin (1962 – 1965) dịch rubella xảy ra
trên phạm vi toàn cầu. Tại Mỹ có 12,5 triệu ca mắc rubella với hơn 20.000 trẻ
sơ sinh mắc hội chứng rubella bẩm sinh bao gồm các triệu chứng mù, điếc,
tim bẩm sinh, 11.250 ca thai chết lưu, 2.100 ca chết sơ sinh. Thiệt hại ước
tính khoảng 1,5 tỷ đô la [21], [22], [34]. Vắc xin rubella đã được triển khai
trên 100 nước và điều này đã làm giảm đáng kể số mắc rubella [21]. Tuy
nhiên theo thông báo của Tổ chức Y thế giới trong những năm gần đây hàng
năm có khoảng 200.000 ca mắc rubella mỗi năm, tỷ lệ mắc hội chứng rubella
bẩm sinh là 0,1 – 0,2/1.000 trẻ đẻ sống. Trên thực tế con số này còn lớn hơn
nhiều [31], [32].
Việt Nam là nước chưa triển khai vắc xin rubella trong chương trình
tiêm chủng mở rộng. Số ca mắc rubella được ghi nhận hàng năm trong
chương trình tiêm chủng mở rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn ca và có xu
hướng tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê năm 2011 dịch rubella
xảy ra ở hầu hết các tỉnh với tổng số mắc rubella lên đến hơn 7.259 ca chiếm
55% số ca nghi sởi/rubella được báo cáo [13]. Năm 2012 trên toàn quốc có
185 ca mắc rubella và có xu hướng giảm, tuy nhiên dịch rubella vẫn chưa
được khống chế [14].
2
Tại tỉnh Thái Bình từ năm 2003 đến nay hàng năm đều ghi nhận thấy số
ca mắc rubella, số mắc hàng năm từ vài chục đến vài trăm ca [14]. Đặc biệt
trong những năm gần đây số ca mắc rubella tại tỉnh Thái bình cao nhất toàn


quốc năm 2011 số mắc lên đến gần 1.000 ca [13]. Năm 2012 số ca mắc
rubella tại tỉnh Thái Bình là 59 ca chiếm 31,89% tổng số mắc toàn quốc [14].
Nguyên nhân của tình trạng này do: (1) số mắc bệnh rubella tăng (2) hệ thống
giám sát rubella ngày càng được củng cố và hoàn thiện (3) bệnh sởi đã được
khống chế [11].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về rubella và hội chứng rubella
bẩm sinh. Tuy nhiên ở Việt Nam số liệu về bệnh rubella bắt đầu được giám
sát trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2003 và hệ thống giám sát
điểm hội chứng rubella bẩm sinh được thiết lập từ năm 2011 [10], [11].
Trước tình hình dịch rubella xảy ra trên phạm vi rộng và có nguy cơ
tăng cao các trường hợp xảy thai, thai chết lưu, đẻ non, hội chứng rubella bẩm
sinh với những hậu quả nặng nề tạo gánh nặng cho cộng đồng. Vì vậy đòi hỏi
có những nghiên cứu nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học về đặc
điểm dịch tễ của bệnh, từ đó tiến tới triển khai vắc xin rubella trong chương
trình tiêm chủng mở rộng và khống chế bệnh. Do vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh rubella tại tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2005 – 2012” với hai mục tiêu.
1. Xác định tỷ lệ và xu hướng mắc bệnh rubella tại tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2005 – 2012.
2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh rubella tại tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2005 – 2012.

3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh rubella
1.1.1 Trên thế giới
Năm 1814: Bệnh được mô tả lần đầu tiên do hai nhà khoa học người
Đức Bergen và Orlow, bệnh còn có tên gọi là sởi Đức (German measles).
Năm 1938: Hiro và Tosaka đã phân lập được vi rút từ dịch mũi họng

người bệnh và khẳng định nguyên nhân gây bệnh là do vi rút.
Năm 1940: Báo cáo đầu tiên về hội chứng rubella bẩm sinh. Sau vụ
dịch xảy ra tại Australia, nhà nhãn khoa Norman Gress ghi nhận 78 trường
hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh từ các bà mẹ nhiễm rubella trong thời kỳ
mang thai.
Năm 1962: Parman và Weller lần đầu tiên phân lập được vi rút và xếp
vi rút rubella vào nhóm Togavirus.
Năm 1963 – 1964: Dịch sốt phát ban xảy ra ở Châu Mỹ và Châu Âu
với hàng chục triệu ca mắc rubella và hàng chục nghìn ca mắc hội chứng
rubella bẩm sinh.
Năm 1966: Vắc xin rubella được chế tạo thành công.
Năm 1969: Vắc xin rubella lần đầu tiên được cấp phép sử dụng tại Mỹ.
Năm 1971: Ở Mỹ đã thành công trong việc kết hợp 3 vắc xin sởi, quai
bị, rubella (MMR) trong một mũi tiêm [33].
1.1.2 Việt Nam.
Năm 2003: Các số liệu rubella lần đầu tiên được thu thập trong chương
trình Tiêm chủng mở rộng [11].
4
Năm 2005: Bệnh xuất hiện ở 54/64 tỉnh thành phố, dịch xảy ra với hơn
11.000 ca mắc rubella [12].
Năm 2011: Dịch rubella xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trong toàn quốc
với gần 8.000 ca mắc rubella [13].
1.2 Tác nhân gây bệnh
1.2.1 Vi rút rubella
Thuộc họ Togaviridae và giống Rubivirus. Vi rút rubella chứa vật liệu
di truyền là ARN, có vỏ bọc. Vi rút này có duy nhất 1 typ kháng nguyên,
không có phản ứng chéo với các thành viên khác trong họ Togavirus. Vi rút
rubella bị bất hoạt bởi dung môi lipid, trysin, formalin, tia cực tím, PH thấp và
nhiệt độ cao [2], [4], [17].
1.2.2 Hình thể, cấu trúc

Hình 1.1: Hình thể và cấu trúc vi rút rubella
Vi rút rubella có hình cầu, đường kính 40 – 80 nm, chứa ARN một sợi
(sợi dương) phân cực dương cho phép vi rút gây bệnh, mà không cần sự tham
gia của các protein. Phần nhân của vi rút là một cấu trúc đậm đặc khi nhìn
bằng kính hiển vi điện tử, đường kính 30nm đến 35nm và được bao bọc bởi
lớp vỏ bao liprotein. Hạt vi rút chứa 3 cấu trúc polypeptid: 2 glycoprotein
màng E1 và E2 và một protein capsid (protein C) gắn với ARN không bị
glycosyl hóa [2], [4].
5
1.3 Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh rubella và CRS
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Bệnh rubella
Ở trẻ em bệnh rubella thường nhẹ, thời kỳ ủ bệnh trung bình kéo dài 14
ngày ( từ 12 – 23 ngày). Triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ, viêm kết mạc nhẹ,
nhức đầu, sưng hạch lympho vùng cổ, viêm long đường hô hấp trên, đau khớp
xuất hiện trong vòng 1 – 5 ngày trước khi phát ban. Đau khớp thường xuất
hiện ở người lớn. Ban thường mọc đầu tiên ở mặt sau đó lan dần xuống chân
tay. Ban có đặc điểm là ban sần, không tập trung thành đám, ít gây ngứa,
thường nhẹ hơn ban sởi, khi bay không để lại vết. Ban kéo dài khoảng 3 ngày.
Hình 1.2: Ban sẩn ở bệnh nhân rubella
Biến chứng của bệnh rubella thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em.
Viêm khớp: Gặp ở 70% phụ nữ mắc rubella, hiếm gặp ở trẻ em và nam giới.
Viêm não với tỷ lệ 1/6.000 ca thường xuất hiện ở người lớn hơn trẻ em. Tỷ lệ
tử vong từ 0 – 50% số trường hợp viêm não do rubella [4], [17], [31].
Hội chứng rubella bẩm sinh (CRS)
Phụ nữ mang thai trong những tháng đầu nhiễm rubella có thể gây thai
chết lưu, xảy thai, đẻ non, trọng lượng sơ sinh thấp hoặc mắc hội chứng
6
rubella bẩm sinh (CRS). Nếu người mẹ nhiễm rubella trong vòng 3 tháng đầu
của thai kỳ, 85% trẻ sinh ra mắc CRS với tổn thương có thể xảy ra ở hầu hết

các cơ quan. Nếu nhiễm rubella khi thai nhi từ 20 tuần trở lên tỷ lệ mắc CRS
rất thấp, gần như bằng 0. Các tổn thương trong CRS có thể gặp là: Điếc bẩm
sinh là biểu hiện thường gặp nhất xảy ra ở khoảng 70 – 90% số trường hợp
mắc CRS. Các tổn thương mắt bao gồm: Đục thủy tinh thể bẩm sinh, tăng
nhãn áp bẩm sinh, bệnh võng mạc, các bệnh nhãn cầu to, nhỏ, lệch vị trí …
Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp động mạch phổi, dị tật tại vách ngăn tâm thất… Các
biến chứng khác cũng có thể gặp như chậm phát triển trí tuệ, viêm não màng
não, chậm phát triển, tổn thường gan, lách, tổn thương các cơ quan nội tiết…
Các tổn thương này có thể đơn thuần hoặc phối hợp, tổn thương tạm thời hoặc
vĩnh viễn [4], [31].
1.3.2 Chẩn đoán bệnh rubella và CRS
1.3.2.1 Chẩn đoán rubella
Có rất nhiều tác nhân gây sốt phát ban sẩn như sởi, sốt dengue,
parovirus người B19, vi rút herpes 6 gây bệnh ở người. Vì vậy chẩn đoán
bệnh rubella dựa vào lâm sàng ít được tin cậy và không chẩn đoán xác định
được bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Do vi rút rubella phát triển chậm trên tế bào
nuôi cấy và khó nhận biết hiện tượng hủy hoại tế bào nên không sử dụng phân
lập vi rút để chẩn đoán mà chỉ để nghiên cứu dịch tễ học phân tử của vi rút
rubella. Chẩn đoán huyết thanh học được coi là biện pháp tốt nhất. Có nhiều
phương pháp chẩn đoán huyết thanh học và phương pháp ELISA phát hiện
kháng thể IgM là thích hợp nhất vì có độ nhạy cảm cao, sử dụng rộng rãi và
dễ thực hiện [15], [31].
7
1.3.2.2 Chẩn đoán CRS
Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể đặc hiệu IgM kháng rubella.
Nếu không tìm thấy IgM trong thời kỳ sơ sinh thì có thể loại trừ được CRS.
Phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu trong huyết thanh hoặc nước bọt tại thời
điểm trẻ không nhận được kháng thể mẹ truyền nữa.
Phân lập vi rút rubella hoặc xác định ARN bằng phương pháp RT –

PCR trong bệnh phẩm dịch họng trẻ sơ sinh, dịch hút trong đục thủy tinh thể.
Kỹ thuật này được làm tại các phòng thí nghiệm chuẩn thức [4], [15], [31].
1.3.2.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm trường hợp phụ nữ có thai nghi mắc rubella
Đối với trường hợp phụ nữ có thai nghi mắc rubella tiến hành các bước
như sau:
Xét nghiệm huyết thanh bằng kỹ thuật ELISA tìm kháng thể IgM đặc
hiệu kháng rubella tại phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với IgM cần tư vấn cho bệnh nhân
trong lần thăm khám tới và tiếp tục theo dõi bệnh nhân.
Nếu kết quả âm tính với IgM và mẫu máu được lấy trong vòng 4 ngày
kể từ khi phát ban, lấy máu lần hai để xét nghiệm IgM [4], [31].
1.4 Quá trình dịch rubella
1.4.1 Nguồn truyền nhiễm
Người là nguồn truyền duy nhất. Các trường hợp nhiễm rubella thải vi
rút qua chất nhầy mũi họng và có khả năng lây truyền bệnh trong khoảng thời
gian một tuần trước và sau khi xuất hiện ban. Trường hợp nhiễm rubella
không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng có thể trở thành nguồn
truyền nhiễm quan trọng.
Trẻ mắc CRS có thể phân lập được vi rút rubella từ dịch mũi họng,
phân, nước tiểu, dịch não tủy, nước mắt với tỷ lệ trên 80% ở trẻ dưới một
tháng tuổi, 62% ở trẻ 1 – 4 tháng tuổi, 33% ở trẻ 5 tháng đến 8 tháng tuổi,
11% ở trẻ 9 – 12 tháng tuổi, và chỉ có 3% ở trẻ năm thứ 2 [20], [31].
8
1.4.2 Đường truyền nhiễm
Bệnh rubella là một bệnh lây truyền nhiễm theo đường hô hấp do tiếp
xúc với dịch mũi họng của bệnh nhân. Bệnh thường xảy ra ở điều kiện sống
chật hẹp, kín như nhà trẻ, trường học, trại lính tất cả các đối tượng cảm nhiễm
đều có thể mắc bệnh rubella [1], [19].
1.4.3 Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Miễn dịch mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6 – 9 tháng

sau khi hết kháng thể mẹ truyền, trẻ đều có tính cảm nhiễm với bệnh.
Miễn dịch chủ động được tạo ra sau khi mắc bệnh hoặc sau khi tiêm
vắc xin. Miễn dịch sau khi mắc bệnh thường bền vững và tồn tại suốt đời.
Miễn dịch sau khi tiêm vắc xin phụ thuộc vào các trường hợp bệnh lưu hành
tại địa phương [16], [19], [31].
1.5 Đặc điểm dịch tễ bệnh rubella
Bệnh rubella xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, cả nam và nữ,
trẻ em cũng như người lớn [2].
1.5.1 Phân bố bệnh rubella trên thế giới.
Năm 1999, trên toàn thế giới có 874.713 ca rubella, năm 2000 có
671.293 ca rubella, năm 2001 có 836.356 ca. Việc triển khai vắc xin rubella ở
100% nước phát triển làm giảm mạnh số mắc và làm thay đổi đáng kể đặc
điểm dịch tễ học bệnh rubella ở các nước này. Tuy nhiên, dịch rubella vẫn
tiếp tục xảy ra tại nhiều nước đang phát triển [26].
1.5.1.1 Phân bố mắc rubella giai đoạn trước triển khai vắc xin rubella
Tại các nước phát triển giai đoạn trước triển khai vắc xin
Tỷ lệ mắc rubella tại các nước phát triển giai đoạn trước triển khai vắc
xin rất cao: Tại Phần Lan, trước năm 1975 tỷ lệ mắc rubella hàng năm dao
động từ 33 – 249 ca/100.000 dân. Tại Hy Lạp, trong các năm từ 1977 – 1983
tỷ lệ này là 51 – 181 ca/100.000 người. Giai đoạn từ năm 1962 – 1965 đã xảy
9
ra dịch rubella trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại Mỹ ghi nhận 12,5 triệu ca
mắc rubella với 11.000 ca thai chết lưu và 20.000 ca CRS [17].
Tại các nước đang phát triển
Trong những năm gần đây, trên 80% số ca mắc rubella trên thế giới xảy ra
tại các nước thuộc Liên Xô cũ với 150.000 – 500.000 ca mắc rubella hàng năm.
Trong đó nước Nga có số mắc cao nhất. Các nước có số mắc trên 20.000 ca bao
gồm Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Ba Lan, Ukraine. Trong các năm từ 1982 –
2000, tại Kyrgyzstan tỷ lệ mắc dao động từ 4 – 86/100.000 dân [23], [34].
1.5.1.2 Tỷ lệ mắc rubella giai đoạn sau triển khai vắc xin rubella

Sau khi triển khai vắc xin rubella trong chương trình TCMR, số ca
mắc, tỷ lệ mắc rubella tại các nước này giảm rõ rệt. Tuy nhiên, sau một thời
gian triển khai vắc xin, có sự gia tăng trở lại số mắc và tỷ lệ mắc tại một số
nước, tuy nhiên số mắc và tỷ lệ mắc giai đoạn này thường thấp hơn nhiều so
với trước khi triển khai vắc xin.
Hy Lạp triển khai vắc xin rubella từ năm 1989 cho trẻ 15 tháng tuổi với
1 liều vắc xin duy nhất. Năm 1993 xảy ra một vụ dịch rubella lớn ở Hy Lạp số
mắc chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi lớn, đặc biệt ở nhóm phụ nữ có thai và dẫn
tới số mắc CRS tăng. Do vậy, Hy Lạp đã điều chỉnh chiến lược tiêm vắc xin
rubella, thực hiện tiêm bổ sung mũi 2 vắc xin MMR. Nhờ đó, trong các năm
tiếp theo số mắc rubella giảm rõ rệt. Từ năm 2004, tỷ lệ mắc rubella rất thấp,
đạt 0,02/100.000 dân [24].
Mỹ là nước đầu tiên triển khai vắc xin rubella trong chương trình
TCMR (năm 1969). Sau khi triển khai tiêm vắc xin, số mắc rubella giảm
mạnh, mặc dù số mắc tăng trở lại trong một vài năm. Số mắc rubella năm
1976 giảm 78% so với năm 1969. Đến năm 1983, số ca mắc tại Mỹ giảm
xuống dưới 1.000 ca, đạt mục tiêu khống chế bệnh rubella đến năm 1990. Đến
năm 2000, số mắc giảm xuống dưới 30 ca mỗi năm, hầu hết là ca rubella xâm
nhập [19].
10
Tại Hồng Kông: Vắc xin rubella được đưa vào chương trình TCMR từ
rất sớm xong đến năm 1994, bệnh rubella mới được đưa vào danh sách các
bệnh phải báo cáo. Số ca được phát hiện có xu hướng tăng trong những năm
từ 1994. Trên thực tế con số này có thể cao hơn. Năm 1997, ghi nhận vụ dịch
rubella đầu tiên xảy ra tại đây [21].
1.5.1.3 Phân bố mắc rubella theo mùa
Rubella là bệnh có tính chất mùa, bệnh thường xảy ra vào mùa đông
xuân. Tỷ lệ mắc cao nhất vào khoảng cuối đông, đầu xuân [1].
Theo Julia Brotherton (2001), tại Australia phần lớn ca bệnh xuất hiện
vào mùa xuân [25].

1.5.1.4 Phân bố mắc theo nhóm tuổi
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trước khi triển khai vắc xin trên diện rộng,
tuổi trung bình nhiễm vi rút rubella là 6 – 12 tuổi tại các nước phát triển và 2
– 8 tuổi tại khu vực thành thị của các nước đang phát triển. Việc triển khai
tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ sẽ làm tăng tỷ lệ cảm nhiễm ở người lớn, đặc biệt ở
nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ. Điều này thể hiện rất rõ tại Hy Lạp trong những
năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 [20], [28].
Theo báo cáo của CDC và PAHO, 2005, tại Mỹ sau khi triển khai vắc
xin rubella (1969 – 1976), tỷ lệ mắc rubella giảm ở tất cả các nhóm tuổi
nhưng giảm rõ nhất ở nhóm dưới 15 tuổi [18].
Tại Hy Lạp tỷ lệ PNTSĐ mắc rubella trong tổng số ca mắc chiếm tỷ lệ
cao nhất trong năm 1993 khi xảy ra vụ dịch quy mô lớn nhất so với các năm
xảy ra trước đó. Tỷ lệ PNCT dao động trong khoảng 20 – 35% vào những
năm cuối 80 và đầu năm 90 [29].
Tại Australia các ca nam mắc rubella tập trung ở nhóm nam thanh
niên trẻ, trong khi các ca nữ giới mắc rubella ở hầu hết các giai đoạn của
độ tuổi sinh đẻ [24].
11
Nhìn chung, ở các nước chưa triển khai vắc xin rubella và các nước
phát triển trước giai đoạn triển khai vắc xin, bệnh rubella thường gặp ở nhóm
tuổi nhỏ (dưới 10 tuổi). Tại các nước đã triển khai vắc, bệnh thường gặp ở
nhóm tuổi lớn hơn (tuổi từ 15 trở lên) .
1.5.1.5 Phân bố mắc theo giới
Bảng 1.1: Tình hình phân bố ca mắc rubella theo giới tại Australia giai đoạn
1991 – 2000 (Julia Brotherton & Mohammad Hibib, 2001) [25].
Năm Tỷ lệ mắc/100.000 nam Tỷ lệ mắc/100.000 nữ
1991 1,1 0,9
1992 7,1 3,8
1993 27,1 12,3
1994 4,9 2,6

1995 57,7 18,1
1996 14,0 6,3
1997 2,9 2,0
1998 1,3 1,2
1999 0,8 0,6
2000 4,7 1,1
1991 – 2000 12,0 4,8
Tại Australia giai đoạn 1991 – 2000, tỷ lệ mắc rubella/100.000 dân ở
nam giới là 12 và ở nữ giới là 4,8. Trong giai đoạn này, nữ giới chiếm 28,5%
tổng số ca mắc (1503/5270) so với 70% ở nam giới (3693/5270) và 74 ca
không có thông tin về giới tính. Sự khác biệt này là do giai đoạn 1971 – 1992
Australia duy trì chiến lược chỉ tiêm vắc xin rubella cho học sinh nữ trong
trường học. Nam giới không tiêm vắc xin rubella, do vậy tỷ lệ mắc ở nhóm
này cao hơn nữ. Tuy nhiên, đến năm 1993, Australia đã đưa ra chiến lược mới
tiêm vắc xin MMR cho trẻ 10 – 16 tuổi, cả trẻ trai và trẻ gái. Sau 5 năm thực
hiện chiến lược mới, số ca mắc giảm rõ và tỷ lệ mắc rubella/100.000 dân ở
hai nhóm nam và nữ tương đương nhau (1997 – 1999) [19].
1.5.1.6 Đặc điểm vụ dịch:
12
Khoảng cách giữa các vụ dịch:
Tại các nước giai đoạn trước triển khai vắc xin rubella và các nước
chưa triển khai vắc xin chu kỳ dịch kéo dài khoảng 3 – 6 năm, sau triển khai
vắc xin khoảng cách giữa các vụ dịch tăng dần. Việc triển khai vắc xin cho trẻ
em gồm cả trẻ trai và gái sẽ làm giảm sự lây truyền vi rút trong quần thể, do
vậy làm tăng khoảng cách giữa các vụ dịch [21].
Quy mô vụ dịch:
Theo nghiên cứu của Davidkin, Peltola H. Và Leinikki P. (2004): Giai
đoạn trước triển khai vắc xin tại Phần Lan thường xảy ra các vụ dịch có quy
mô lớn với khoảng cách ít năm giữa các vụ dịch. Năm 1990 – 1991, sau 8
năm triển khai chiến lược tiêm vắc xin MMR cho trẻ, xuất hiện 2 vụ dịch nhỏ

với 200 – 300 ca [22].
Theo tác giả Panagiotopoulos T. , Georgakopoulou T. (2004): Năm 1993 xảy
ra vụ dịch rubella với quy mô lớn tại Hy Lạp. Sau 1993, chỉ xảy ra các vụ
dịch rubella nhỏ chủ yếu ở các nhóm thanh niên trẻ. Năm 1999, trước khi dịch
rubella lây truyền trong dân chúng, đã xảy ra vụ dịch rubella nhỏ trong doanh
trại bộ đội [29].
Theo nghiên cứu của James L. Gale và cs. (1972) tại Đài Loan sau 10 năm
không xảy ra dịch rubella, dịch xuất hiện năm 1968 ở các tỉnh phía Bắc và đầu
năm 1969 ở các tỉnh phía Nam, các năm 1970 và 1971 không tái phát xảy ra dịch.
Tỷ lệ tấn công cao ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung và Nam có tỷ lệ tấn
công thấp hơn. Tỷ lệ tấn công ở nhóm trẻ đi học là 84% (huyết thanh học) [24].
Theo báo cáo của CDC & PAHO, trước khi triển khai vắc xin rubella
hàng năm tại Mỹ xảy ra hàng loạt vụ dịch rubella lớn. Chỉ trong các năm 1962
– 1965 có 12,5 triệu ca mắc. Sau triển khai vắc xin rubella, trong những năm
1970 mặc dù số mắc rubella giảm mạnh nhưng vẫn xảy ra dịch với nhóm trẻ
13
vị thành niên lớn và thanh niên trong các trường cấp III, trung học và đại học,
doanh trại quân đội và nhân viên y tế. Trong những năm 1980, vẫn ghi nhận
các vụ dịch xảy ra trong trường đại học, cơ sở y tế và các cơ quan. Trong năm
1990, ghi nhận các vụ dịch xảy ra ở nhóm người lớn chưa tiêm chủng vắc xin
rubella tại các trường trung cấp, nơi làm việc, vùng tôn giáo và nhà tù. Từ
những năm 2000, tại Mỹ không ghi nhận vụ dịch nào. Đến 2004, CDC xác
nhận đã cắt đứt chu trình lây truyền bệnh rubella tại Mỹ [18].
Theo nghiên cứu của Kklau & cs., 1998 từ tháng 10/1996 – 6/1997, tại
Hồng Kông đã xảy ra vụ dịch với số mắc rubella trên 4.000 ca. Các ca mắc
tập trung ở nhóm trẻ trai 10 – 12 tuổi [20].
Theo các nghiên cứu Youngwang Yan, tại huyện Jingzhou, tỉnh Hubei,
Trung Quốc, khi tiến hành theo dõi 11 năm, đã phát hiện 566 ca rubella với 3
đỉnh vào các năm 1992, 1997 và 2002 và 13 vụ dịch. Số ca mắc rubella trong
các vụ dịch rubella chiếm 96,6% tổng số ca mắc .

Thời gian xảy ra dịch:
Theo Puthavathana P, tại Thái Lan (2004) đã xảy ra vụ dịch rubella
trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1983 đến tháng 8 năm 1984, đỉnh dịch
rubella nằm tại tháng 3 [22].
Theo nghiên cứu của Jame L. Gale và cs., 1972 tại Đài Loan sự thay
đổi mùa làm thay đổi sự phát triển dịch rubella. Sự lây truyền không xảy ra
vào mùa hè [27].
Theo Kklau & cs., 1998 tại Hồng Kông dịch xảy ra từ tháng 10/1996
– 6/1997 [20].
Khả năng lây nhiễm do tiếp xúc
Theo Puthavathana P, 1985 tại Thái Lan, tỷ lệ nhiễm rubella ở người có
tiếp xúc với ca bệnh là 5,14%. Tình trạng mắc bệnh ở nhóm tiếp xúc không
phụ thuộc mối quan hệ giữa người tiếp xúc và người mắc bệnh [22].
Theo nghiên cứu của Jame L. Gale và cs., 1972 tại Đài Loan, những
14
nơi có tỷ lệ tấn công cao, nếu trẻ trước tuổi đi học có anh, chị đi học thì trẻ dễ
mắc rubella hơn. Tỷ lệ tấn công thứ cấp trong gia đình là 60% dù trong gia
đình có hoặc không có trẻ đi học [18].
Theo Murakami, 2005 tại Việt Nam tỷ lệ mắc trong nhóm có tiếp xúc
với ca bệnh là 9,2% [26].
1.5.2 Phân bố bệnh rubella tại Việt Nam.
Phân bố bệnh rubella theo thời gian:
Từ năm 2000, để tăng cường công tác giám sát sởi, các ca sốt, phát ban
nghi sởi đã được lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Một số
mẫu huyết thanh có kết quả IgM kháng sởi âm tính được tiếp tục xét nghiệm
tìm kháng thể IgM kháng rubella [5].
Biểu đồ 1.1: Kết quả xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng rubella của phòng thí
nghiệm vi rút hô hấp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, năm 2000 – 2004 [5].
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có IgM kháng rubella (+) trong toàn quốc từ năm
2005 – 2012 cũng ở mức cao, riêng có 2 năm 2009 tỷ lệ này là 15,9% và năm

2012 là 12,6%, các năm còn lại tỷ lệ này khá cao từ 47% – 67% . Tỷ lệ % mẫu xét
nghiệm có IgM kháng rubella (+) cao điều này cho thấy vi rút rubella là tác nhân
đáng lưu ý gây hội chứng sốt phát ban trong những năm gần đây [14].
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Huyền (2004 – 2006)
cho thấy dịch rubella xảy ra tại miền Bắc, Việt Nam có tích chất chu kì trên 2
năm, với tỷ lệ mắc rubella/100.000 dân là từ 2 – 25/100.000 dân. Bệnh rubella
tại miền Bắc, Việt Nam có tính chất theo mùa. Tháng 2 – 4 hàng năm có số
mắc rubella cao hơn các tháng còn lại, đỉnh dịch vào tháng 3 hàng năm [3].
Phân bố bệnh rubella theo địa lý:
15
Theo Huỳnh Thị Phương Liên (2003), cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 15
tuổi đã từng phơi nhiễm với vi rút rubella tại Tiên Lãng, TP. Hải Phòng
(8,4%) thấp hơn huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa (19,2%) [4].
Phân bố bệnh rubella theo giới tính:
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Huyền (2004 – 2006), tại
miền Bắc, Việt Nam hàng năm nhóm nam giới có số mắc cao hơn nóm nữ
giới (chiếm > 50% tổng số mắc hàng năm) [3].
Phân bố bệnh rubella theo tuổi:
Theo nghiên cứu tại miền Bắc, Việt Nam (2004 – 2006), tỷ lệ mắc bệnh
ở trẻ em (52,53%) là cao hơn người lớn (47,47%). Phần lớn các ca bệnh tập
trung ở nhóm tuổi 10 – 14 tuổi (33,03% tổng số ca mắc bệnh) và 15 – 19 tuổi
(38,54%) [3].
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Phương Liên về tỷ lệ phơi nhiễm với vi
rút rubella, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng trên nhóm đối tượng trẻ dưới
15 tuổi thấy các ca phơi nhiễm tập trung ở nhóm 10 – 14 tuổi (47/61 = 77%)
[4]. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Phượng về vụ
dịch rubella tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2005 cho thấy tất cả các
trường hợp bệnh nằm ở nhóm tuổi từ 18 tuổi trở lên, tập trung ở nhóm 18 – 25
tuổi (50,5%) và nhóm 26 – 30 tuổi (44,1%) [6].
1.6 Các biện pháp phòng chống

Trước tiên cần phòng cho các bà mẹ mang thai không bị nhiễm rubella
để phòng trừ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
1.6.1 Biện pháp dự phòng
Giáo dục sức khỏe truyền thông cho cộng đồng các kiến thức cần thiết
về bệnh rubella:
Cách thức lây truyền của bệnh, nguồn truyền nhiễm, đường truyền
nhiễm của bệnh rubella, sự cần thiết phải tiêm vắc xin phòng bệnh rubella.
16
Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin:
Vắc xin rubella:
Vắc xin rubella đơn giá được nghiên cứu thành công và được cấp giấy
phép sử dụng lần đầu tiên vào năm 1969. Hiện nay có rất nhiều loại vắc xin
rubella đang được sử dụng dưới dạng vắc xin đơn giá phối hợp với vắc xin sởi
(vắc xin MR), phối hợp với vắc xin sởi và quai bị ( vắc xin MMR). Khi vắc
xin được bảo quản ở nhiệt độ 4°C, hiệu lực của vắc xin duy trì ít nhất 5 năm.
Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8°C và tránh ánh sáng [2], [33].
Các vắc xin rubella đều ở dạng tiêm.
Miễn dịch thụ động:
Trong một số thử nghiệm, người ta sử dụng globulin miễn dịch kháng
rubella liều cao (20ml) cho phụ nữ có thai đã tiếp xúc với ca mắc rubella
nhằm đánh giá khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm rubella. Kết quả thử
nghiệm này không phòng được nhiễm vi rút rubella nhưng có thể thay đổi
triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Một vài trường hợp không phải phá
thai nhưng giá trị thử nghiệm này chưa được biết rõ ràng [1].
1.6.2 Kiểm soát bệnh nhân, người tiếp xúc
Báo cáo cho cơ quan y tế địa phương: Báo cáo số ca sốt phát ban nghi
rubella và ca nghi CRS.
Cách ly: Tại cơ quan, trường học và bệnh viện, cách ly các ca nghi mắc
rubella, trẻ em không được đến trường và người lớn không được đến nơi làm
việc trong vòng 7 ngày sau phát ban. Tránh để các trường hợp này tiếp xúc

với phụ nữ có thai.
Thông báo cho cộng đồng tình hình dịch rubella và các biện pháp
phòng bệnh [2].
1.6.3 Chăm sóc và điều trị
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho rubella. Cách chữa chủ
17
yếu vẫn là cho bệnh nhân nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, sử dụng các thuốc nâng cao
thể trạng đặc biệt là vitamin, để tăng khả năng chống đỡ của cơ thể. Bệnh
rubella thường khỏi trong vòng vài ngày. Sử dụng globulin miễn dịch có tác
dụng phòng nhiễm rubella cho phụ nữ có thai, tuy nhiên hiệu quả của biện
pháp này không cao [2].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
• Phân nhóm đối tượng:
Quần thể đích: Là toàn bộ dân số sống tại tỉnh Thái Bình từ năm 2005
đến năm 2012.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là hồ sơ bệnh nhân mắc rubella tại
tỉnh Thái Bình từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2012.
18
Đối tượng nghiên cứu của bộ số liệu: Là các ca bệnh mắc rubella tại
tỉnh Thái Bình từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2012.
• Định nghĩa ca rubella
− Ca rubella xác định phòng thí nghiệm: Ca nghi sởi/rubella có kết
quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với kháng thể IgM đặc hiệu với
rubella, hoặc xác định được đoạn gen đặc hiệu của vi rút rubella hoặc
phân lập được vi rút rubella.
− Ca rubella xác định dịch tễ học: Ca nghi sởi/rubella có liên quan dịch tễ
học với trường hợp rubella được chẩn đoán xác định phòng thí nghiệm
hoặc khi ổ dịch/dịch rubella đã được xác định phòng thí nghiệm những

trường hợp đầu tiên thì những trường hợp khác trong ổ dịch/dịch là ca
xác định rubella dịch tễ học.
− Ca có thể rubella: Là trường hợp nghi sởi/rubella không lấy được mẫu
bệnh phẩm hoặc mẫu bệnh phẩm không đúng quy định, không có triệu
chứng viêm long nhưng có một trong các triệu chứng sau: nổi hạch cổ,
chẩm, sau tai, sưng đau khớp.
• Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
+ Sống tại tỉnh Thái Bình thời điểm mắc bệnh tại thời gian hồi cứu số liệu
nghiên cứu.
+ Bao gồm mọi lứa tuổi thuộc cả hai giới.
+ Có phiếu điều tra ca bệnh rubella.
+ Được chẩn đoán xác định mắc rubella.
• Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân sốt, phát ban được chẩn đoán loại trừ rubella.
+ Các trường hợp sốt phát ban không được điều tra theo phiếu và các đối tượng
bỏ sót không thuộc đối tượng nghiên này.
19
2.2 Địa điểm nghiên cứu:
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Thái Bình là một tỉnh thuộc Đồng
bằng Sông Hồng, tiếp giáp với 5 tỉnh thành phố: Phía Bắc giáp với Hải
Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, phía Nam giáp với Nam Định, phía Tây giáp
với Hà Nam, phía Đông tiếp giáp với biển Đông. Năm 2012 dân số tỉnh Thái
Bình là 1.787.300 người với diện tích là 1567,4 km². Đơn vị hành chính của
tỉnh được chia thành 7 huyện, 1 thành phố, 10 phường , 9 thị trấn và 267 xã.
Khoảng cách từ xã xa nhất đến trung tâm huyện là 20 km và đến trung tâm
tỉnh là 50 km. Hệ thống Bệnh viện đa khoa các tuyến trực thuộc sự quản lý
chỉ đạo của Sở y tế. Tại tuyến tỉnh, và có thể có người bệnh đến từ các tỉnh
lân cận. Đây là một tỉnh có hệ hống báo cáo và quản lý số liệu tương đối tốt.
Trong những năm gần đây tại tỉnh Thái Bình liên tục xảy ra dịch rubella đặc

biệt năm 2011 dịch rubella xảy ra trên quy mô lớn [8].
2.3 Thời gian nghiên cứu
20
Thời gian nghiên cứu của đề tài: Từ tháng 11/2012 – 6/2013.
Thời gian nghiên cứu của bộ số liệu: Từ ngày 01/01/2005 đến ngày
31/12/2012.
2.4 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang hồi cứu.
2.5 Mẫu nghiên cứu
Áp dụng phương pháp lấy mẫu toàn bộ, tiến hành chọn các bệnh nhân
mắc rubella từ 01/01/2005 đến 31/12/2012 cho đến khi hết số bệnh nhân đáp
ứng đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Dựa vào danh sách bệnh nhân mắc rubella
từ năm 2005 – 2012 đã được xác nhận bởi hệ thống giám sát các bệnh truyền
nhiễm của Dự án Tiêm chủng mở rộng để tuyển chọn đối tượng nghiên cứu.
Kết quả là có 1405 trường hợp mắc rubella của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005
– 2012 đáp ứng tiêu chuẩn và được đưa vào nghiên cứu.
2.6 Các biến số, chỉ số
2.6.1 Một số biến số dùng trong nghiên cứu:
− Tuổi bệnh nhân: Tính theo ngày sinh (dương lịch).
− Giới tính bệnh nhân: Nam hoặc nữ.
− Nơi bệnh nhân ở khi bị bệnh: Phân theo huyện.
− Tháng năm bệnh nhân mắc bệnh: Là tháng, năm bệnh nhân bắt đầu
phát ban.
2.6.2 Một số chỉ số dùng trong nghiên cứu
Bảng 2.1 Danh sách chỉ số dùng trong nghiên cứu
Mục
tiêu
Tên chỉ số Định nghĩa
Phương
pháp

thu thập
Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ và xu hướng mắc bệnh rubella tại tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2005 – 2012
Hồi cứu
số liệu
rubella
tại Văn
phòng
21
Tỷ lệ mắc
rubella/100.00
0 dân
Mục tiêu 2: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh rubella tại
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 – 2012
Theo
thời
gian
Số mắc theo
tháng
Tổng số mắc rubella tháng đó trong các năm
từ 2005 – 2012.
Chỉ số mắc
trung bình
tháng trong
1năm
Chỉ số mắc
trung bình
tháng trong 8
năm
Theo

địa

Tỷ lệ mắc
rubella /
100.000 dân
Tỷ lệ mắc theo
huyện (%)
Theo
giới
Tỷ lệ mắc
rubella theo
giới (%)
Tỷ suất mắc
bệnh nữ : nam
Theo
nhó
m
tuổi
Tỷ lệ mắc
rubella đặc
trưng theo
nhóm tuổi
Tỷ lệ mắc
rubella theo
nhóm tuổi trên
tổng số các ca
mắc rubella(%)
2.7 Phương pháp thu thập thông tin
2.7.1 Nguồn số liệu
Hồi cứu số liệu có sẵn tại Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia

22
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ).
2.7.2 Phương pháp
Hồi cứu các thông tin về tình trạng bệnh nhân mắc rubella.
Thu thập các thông tin chung về số huyện, số xã, dân số sử dụng trong
số liệu thứ cấp từ năm 2005 – 2012 của Tổng cục Thống Kê.
2.7.3 Hệ thống báo cáo và điều tra ca bệnh rubella
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống cáo và điều tra ca sốt, phát ban nghi sởi/rubella
Khi ca nghi sởi/rubella được phát hiện và báo cáo, Trung tâm Y tế
huyện hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ tiến hành điều tra ca bệnh theo
phiếu và lấy mẫu bệnh phẩm. Phiếu điều tra và mẫu bệnh phẩm sau đó được
TCMR quốc gia
Viện VSDTTƯ
TCMR khu vực
Labo vi rút hô hấp các
Viện VSDT/Pasteur
Bệnh viện tỉnhTTYTDP tỉnh
Bệnh việnTTYT huyện
Y tế thônTrạm y tế xã
Bệnh nhân
Y tế tư nhânTrường học
23
gửi về Phòng thí nghiệm vi rút hô hấp thuộc các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur
(tỉnh Thái Bình gửi phiếu và mẫu về Phòng thí nghiệm Vi rút hô hấp Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương là phòng thí nghiệm đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế
giới). Tại đây, mẫu bệnh phẩm được tiến hành làm xét nghiệm tìm kháng thể
IgM kháng sởi và rubella để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Kết quả xét nghiệm
sẽ được gửi tới Văn phòng Tiêm chủng miền Bắc và Văn phòng Tiêm chủng
quốc gia, đồng thời gửi trả cho các tỉnh gửi mẫu xét nghiệm. Dựa trên kết quả
này, các ca nghi ngờ sởi/rubella sẽ được chẩn đoán. Nếu kết quả xét nghiệm

rubella dương tính thì đó là ca rubella chẩn đoán phòng thí nghiệm. Nếu kết
quả xét nghiệm rubella âm tính thì đó không phải là ca rubella. Nếu ca nghi
sởi/rubella không được lấy mẫu làm xét nghiệm thì chẩn đoán cuối cùng sẽ
được dựa trên các triệu chứng lâm sàng theo định nghĩa tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế thế giới.
2.8 Phương pháp xử lý phân tích số liệu
• Làm sạch số liệu: Số liệu trước khi phân tích được làm sạch thông qua
các bước sau:
- Bước 1: Lập danh sách (khung mẫu) tất cả các hồ sơ bệnh nhân mắc
rubella sống tại tỉnh Thái Bình từ 01/01/2005 đến 31/12/2012.
- Bước 2: Lập danh sách các bệnh nhân thiếu thông tin, tìm lại phiếu
điều tra tại Văn phòng Tiêm chủng miền Bắc, cơ sở quản lý dữ liệu
tại tỉnh Thái Bình để bổ sung thông tin còn thiếu.
- Bước 3: Phân loại hồ sơ bệnh nhân mắc rubella theo các huyện của
tỉnh Thái Bình và thời gian mắc bệnh từ 2005 đến 2012.
• Phương pháp nhập liệu:
- Nhập liệu bằng phần mềm access và sử dụng phần mềm access files
compare để so sánh hai kết quả nhập liệu.
24
• Phương pháp phân tích số liệu:
- Số liệu được phân tích bằng chương trình Stata 11.0.
25
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
− Nghiên cứu không tiến hành trực tiếp với người bệnh mà chỉ thông qua
các hồ sơ sẵn có tại Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, VSDT
Trung ương trong giai đoạn nghiên cứu.
− Nghiên cứu được phép của Viện VSDT Trung ương và đã thông báo cho
cơ quan cung cấp số liệu về mục đích, nội dung và quá trình nghiên cứu.
− Các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ chi tiết không sử dụng cho
phân tích cũng như đưa vào các báo cáo.

− Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích điều tra về tình hình dịch tễ bệnh
rubella, không có bất cứ ảnh hưởng nào tới kinh tế, phong tục, tập quán,
truyền thống văn hóa cũng như sức khỏe của người dân tại địa phương.
− Chỉ dùng kết quả nghiên cứu cho mục đích nghiên cứu sức khỏe
cộng đồng.
− Kết quả này sẽ được sử dụng trong xác định kế hoạch phòng chống
bệnh rubella và CRS trong những năm tới.

×