Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT điều TRỊ TRẬT KHỚP CÙNG VAI đòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

MẠC DUY HẢI

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
TRẬT KHỚP CÙNG VAI ĐÒN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

MẠC DUY HẢI

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
TRẬT KHỚP CÙNG VAI ĐÒN
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
PGS -TS. ĐÀO XUÂN THÀNH

HÀ NỘI - 2020


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

CTCH

: chấn thương chỉnh hình

HSBA

: Hồ sơ bệnh án

KHX

: kết hợp xương

NNC

: nhóm nghiên cứu


TKCVĐ

: Trật khớp cùng vai đòn.

XQ

: Xquang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................2
1.1. Giải phẫu khớp cùng vai đòn..................................................................2
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương đòn.........................................................3
1.1.2. Giải phẫu xương vai..........................................................................4
1.1.3. Chức năng vận động phức hợp của khớp xương vai.........................5
1.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh TKCVĐ..........................................................6
1.2.1. Cơ chế gây tổn thương:.....................................................................6
1.2.2. Phân loại TKCVĐ.............................................................................6
1.3. Trật khớp cùng đòn (Acromioclavicular Joint Dislocation - AJD) []......8
1.3.1. Đại cương..........................................................................................8
1.3.2. Lâm sàng TKMCV............................................................................9
1.3.2. Triệu chứng X quang của TKCVĐ:................................................11
1.3.3. Điều trị phẫu thuật TKCVĐ............................................................13
1.3.4. Các biến chứng sau mổ...................................................................13
1.3.5. Luyện tập phục hồi chức năng sau mổ tái tạo dây chằng quạ đòn..13
CHƯƠNG 2....................................................................................................14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................14

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh...........................................................14
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................14


2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................15
2.3.3. Các biến số nghiên cứu...................................................................15
2.3.4. Kỹ thuật phẫu thuật TKCVĐ..........................................................17
2.4. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật TKCVĐ.......................................22
2.4.1. Đánh giá kết quả gần.......................................................................22
2.4.2. Đánh gía kết quả xa (sau 6 tháng)...................................................23
2.4.3. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................25
2.4.4. Xử lý kết quả...................................................................................26
2.4.5. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu........................................................26
CHƯƠNG 3....................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................27
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu................................................27
3.1.1. Đặc điểm về nhóm tuổi...................................................................27
3.1.2. Phân bố về giới tính........................................................................27
3.1.3. Nguyên nhân TKCVĐ....................................................................28
3.1.4. Vị trí phẫu thuật TKMCV................................................................28
3.1.5. Thời gian tổn thương TKCVĐ trước phẫu thuật.............................28
3.2. Đặc điểm lâm sàng và Xquang..............................................................28
3.2.1.Các triệu chứng lâm sang.................................................................28
3.2.2. Đặc điểm trên XQ...........................................................................29
3.3. Kết quả điều trị TKCVĐ.......................................................................29
3.3.1. Phương pháp phẫu thuật KCVĐ.....................................................29

3.3.2. Kết quả điều trị TKCVĐ theo thang điểm Kawabe........................30
3.3.3. Các biến chứng sau mổ...................................................................30
3.3.4. Phân loại kết quả theo nhóm tuổi....................................................30
3.3.5. Phân loại kết quả theo phương pháp phẫu thuật.............................30
3.3.6. Phân loại kết quả theo đặc điểm XQ...............................................30


3.3.7. Phân loại kết quả theo thời gian TKCVĐ trước phẫu thật..............31
Chương 4.......................................................................................................32
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................32
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................33
DỰ KIẾN KINH PHÍ....................................................................................33
9. Cadenat F.M. The treatment of dislocation and fracture of the outer
end the clavicle. Int Clin. 1917, 1, pp.145-169..............................................1
PHỤ LỤC.........................................................................................................2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố về nhóm tuổi..................................................................27
Bảng 3.2. Phân bố nguyên nhân TKCVĐ...................................................28
Bảng 3.3. vị trí TKMCV...............................................................................28
Bảng 3.4. Thời gian TKCVĐ trước phẫu thuật..........................................28
Bảng 3.5. Phân bố các triệu chứng lâm sàng..............................................28
Bảng 3.6 : Đặc điểm phân bố XQ.................................................................29
Bảng 3.7. Phân bố phương pháp phẫu thuật KCVĐ.................................29
Bảng 3.8. Phân bố kết quả điều trị theo thang điểm Kawabe...................30
Bảng 3.9. biến chứng sau mổ........................................................................30


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu khớp cùng vai đòn [4]...................................................2
Hình 1.2. Giải phẫu minh họa khớp cùng vai đòn [3]..................................3
Hình 1.3. Giải phẫu xương đòn[4].................................................................4
Hình 1.4. Giải phẫu xương vai [4]..................................................................5
Hình 1.5. Chức năng vận động phức hợp của khớp xương vai [5].............6
Hình 1.6. Phân loại TKCVĐ theo Rookwood [2]..........................................8
Hình 1.7. Phân loại TKCVĐ theo Rookwood...............................................9
Hình 1.8. Phân loại TKCVĐ theo Rookwood.............................................10
Hình 1.9. Phân loại theo Rookwood.............................................................10
Hình 1.10. Hình ảnh XQ TYPE 1.................................................................11
Hình 1.11. Hình ảnh XQ TYPE 2.................................................................12
Hình 1.12. Hình ảnh XQ TYPE 3.................................................................12
Hình 1.13. Hình ảnh XQ TYPE 5.................................................................12
Hình 1.14. Hình ảnh XQ TYPE 6.................................................................13


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
TKCVĐ là tổn thương thường gặp do chấn thương vùng khớp vai.
TKCVĐ do dây chằng quạ đòn và tổ chức xơ sụn bao bọc quanh khớp bị đứt
rách làm cho đầu ngoài xương đòn bật ra khỏi diện khớp và nhô cao nên
dễ nhận biết khi thăm khám và xác định rõ khi chụp X quang[1]. TKCVĐ
làm hạn chế vận động dạng của khớp vai, gây đau kéo dài ảnh hưởng đến
chức năng vận động và thẩm mỹ làm cho người bệnh lo lắng. Tùy theo từng
trường hợp TKCVĐ cụ thể (phân loại theo Rockwood chia thành 6 độ) mà
chọn phương pháp và kỹ thuật để điều trị loại tổn thương này như: điều trị
bảo tồn bằng bất động trong thời gian vài ba tuần, treo cao tay hay phẫu thuật
để đặt lại đầu xương đòn vào đúng vị trí rồi cố định bằng néo ép, bắt vít qua
mỏm quạ, nẹp vít, chuyển gân cùng quạ, dùng gân chày trước, hamstring, nội

soi cố định bằng vòng treo, cố định bằng chỉ neo...Mỗi phương pháp có ưu,
nhược điểm khác nhau nhưng đều nhằm mục đích cố định vững khớp cùng
đòn và tái tạo lại dây chằng quạ đòn. TKCVĐ phân loại từ độ III trở lên theo
phân loại của Rockwood C.A [2] được chỉ định phẫu thuật. Điều trị phẫu
thuật TKCVĐ được thực hiện thương xuyên tại các bệnh viện đặc biệt tại
bệnh viện đại học y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai.
Tại trung tâm y tế Đông Triều thuộc bệnh viện hạng 3. Một vài năm gần
đây cũng đã điều trị phẫu thuật TKCVĐ. Tuy nhiên số ca bệnh còn ít, kỹ thuật
còn hạn chế do đó không đủ số liệu để tôi thực hiện nghiên cứu kết quả điều
trị TKCVĐ. Vì vậy nay tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả phẫu
thuật điều trị trật khớp cùng vai đòn” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và XQ trật khớp cùng vai đòn được điều trị
tại khoa chấn thương chỉnh hình – y học thể thao bệnh viện đại học y Hà Nội
và khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Bạch Mai.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị trật khớp cùng vai đòn.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu khớp cùng vai đòn.
Khớp cùng đòn là một khớp động được tạo bởi đầu xa của xương đòn
và mỏm cùng vai, xen giữa là một đĩa đệm fibrocartilagen, bao bọc phía
trước, sau, trên , dưới bởi hệ thống các dây chằng. Dây chằng phía trước và
phía sau là những dây chằng khỏe nhất, được gia cố bới lớp cân của cơ delta
và cơ thang.Các dây chằng khớp có vai trò quan trọng trong việc ổn định các
cử động ra trước và ra sau của khớp cùng đòn. Dây chằng quạ đòn bao gồm 2
dây chằng là dây chằng thang ( trapezoid ligament ) và dây chằng nón (conoid
ligament). Các dây chằng này giúp hạn chế sự di lệch của xương đòn lên trên

và xuống dưới.[3]

Hình 1.1. Giải phẫu khớp cùng vai đòn [4]


3

Hình 1.2. Giải phẫu minh họa khớp cùng vai đòn [3]
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương đòn.
Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai, nằm
ngang phía trước và trên của lồng ngực. Xương gồm có 1 thân và 2 đầu.
Thân xương cong hình chữ S, cong lõm ra trước ở ngoài và cong lõm ra
sau ở phần trong, điểm yếu của thân xương nằm ở chỗ nối giữa 1/3 ngoài và
2/3 trong, nơi thường bị gãy khi chấn thương.
Ðầu xương
- Ðầu ức: hướng vào trong, có diện khớp ức khớp với cán ức.
- Ðầu cùng vai: Hướng ra ngoài, dẹt và rộng, có diện khớp cùng vai
khớp với mỏm cùng vai [3].


4

Hình 1.3. Giải phẫu xương đòn[4]
1.1.2. Giải phẫu xương vai.
Xương vai là một xương dẹt hình tam giác, gồm hai mặt, nằm phía sau
bên của phần trên lồng ngực. Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.
- Các mặt
+ Mặt sườn: lõm là hố dưới vai.
+ Mặt lưng: có gai vai chia mặt này thành hai phần không đều nhau:
phần trên nhỏ gọi là hố trên gai, phần dưới lớn gọi là hố dưới gai .

-Gai vai là một mảnh xương hình tam giác chạy chếch lên trên và ra
ngoài, sờ được dưới da. Ở phía ngoài gai vai dẹt lại tạo nên mỏm cùng vai.
Các bờ
- Có ba bờ là bờ trong, bờ ngoài và bờ trên. Ở phía ngoài bờ trên có
mỏm quạ là một mỏm xương có thể sờ thấy được trên người sống.
- Các góc
+ Góc trên: hơi vuông, nối giữa bờ trên và bờ trong.
+ Góc dưới: hơi tròn, nối giữa bờ trong và bờ ngoài. Trong tư thế giải
phẫu, góc dưới nằm ngang mức đốt sống ngực VII.
+ Góc ngoài: có một diện khớp hình soan, hơi lõm gọi là ổ chảo. Ô
chảo dính với thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ xương vai.[3]


5

Hình 1.4. Giải phẫu xương vai [4]
1.1.3. Chức năng vận động phức hợp của khớp xương vai


Gấp 165°-180°, duỗi 30° -60°. Tầm vận động gấp có thể bị hạn chế khi
xoay ngoài (nếu xoay ngoài tối đa tay chỉ gập được 30°).



Dạng: 150° đến 180°. Tầm vận động dạng bị hạn chế nếu đồng thời
xoay trong (nếu xoay trong tối đa, dạng chỉ khoảng 60°). Khép 75° qua
bên kia thân. (Độngtác dạng lớn hơn khi xoay ngoài> trung tính> xoay
trong).




Xoay trong- ngoài từ 60° đến 90° mỗi động tác (tổng cộng từ 120° đến
180°). Xoay bị hạn chế khi dạng tay (tư thế giải phẫu, tay xoay 180°,
nhưng khi dạng 90° thì tay chỉ xoay được 90°).



Gấp (khép) ngang 135° và duỗi (dạng) ngang 45°.[5]


6

Hình 1.5. Chức năng vận động phức hợp của khớp xương vai [5]
1.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh TKCVĐ.
1.2.1. Cơ chế gây tổn thương:
Cơ chế thương tổn thường là do đập vai xuống nền cứng trong tư thế
cánh tay khép, làm cho xương bả vai bị đẩy xuống dưới theo phản lực bởi sự
va chạm mạnh của xương đòn với xương sườn 1. Các tác động ban đầu làm
tổn thương các dây chằng cùng đòn. Dây chằng quạ CC (coracoclavicular
8 động
ligament) là một trong những8dây chằng khỏe nhất của cơ thể. Với tác
mạnh, năng lượng được truyền tới các dây chằng cung đòn, và kết quả là làm
tổn thương các dây chằng dẫn đến tình trạng trật khớp cùng đòn.
1.2.2. Phân loại TKCVĐ
N và Allman ban đầu mô tả trật khớp cùng đòn với 3 type I, II, III
Tossy
vào năm 1960.Đến năm 1984 tác giả Rockwood ghi nhận và bổ sung thêm
vào sự phân loại các type IV,V,VI theo bảng sau:



7

Bảng 1.1. Phân loại TKCVĐ theo Rookwood [2]

Theo đó:
- Độ I là dãn dây chằng cùng đòn, dây chằng quạ đòn còn nguyên.
- Độ II: đứt dây chằng cùng đòn, dãn dây chằng quạ đòn.
- Từ độ III: đứt dây chằng cùng đòn, đứt hoàn toàn dây chằng quạ đòn,
độ III với đầu ngoài xương đòn di lệch 25- 100% so với đối bên.
- Độ IV là đầu ngoài xương đòn di lệch ra sau vào cơ thang.
- Độ V là đầu ngoài xương đòn di lệch hơn 100% so với đối bên.
- Độ VI hiếm gặp với đầu ngoài xương đòn di lệch vào mặt dưới mỏm quạ.


8

Hình 1.6. Phân loại TKCVĐ theo Rookwood [2]
1.3. Trật khớp cùng đòn (Acromioclavicular Joint Dislocation - AJD) []
1.3.1. Đại cương
Khớp cùng đòn được hợp lại bởi đầu ngoài xương đòn và mặt trong của
mỏm cùng vai. Trật khớp cùng đòn xảy ra khi bạn té ngã, vai bị va đập trực
tiếp hoặc khi bạn nâng vật nặng. Trật khớp cung đòn là một chấn thương
không hề hiếm gặp, xảy ra ở các độ tuổi khác nhau, thường do các tai nạn
thể thao, các tai nạn giao thông với tư thế ngã đập bên vai xuống. [6] Vào
đầu những năm 400 trước CN, Hipocrates đã ghi nhận rằng AJD thường
được chẩn đoán như một chấn thương khớp vai.Việc điều trị AJD cũng
không tuân theo một khuôn mẫu hằng định nào và kết quả cũng thay đổi
dựa vào các type tổn thương. Các kỹ thuật ngày càng đa dạng và đem lại
hiệu quả ngày càng cao.



9

1.3.2. Lâm sàng TKMCV
Thường xảy ra sau tai nạn ngã đập vai hoặc mang vật năng.
Triệu chứng:
Khi trật khớp cùng đòn sẽ có các biểu hiện: sưng, đau, bầm tím, và
cùng vai nhô lên hơn so với bình thường. Cụ thể:
Type I:

Hình 1.7. Phân loại TKCVĐ theo Rookwood
-Tăng nhạy cảm vùng khớp cùng đòn khi chạm
-Sưng nề, bầm tím cùng khớp
-Đau nhẹ khi vận động tay
-Thường không đau quanh vùng của dây chằng quạ-đòn
Type II


10

Hình 1.8. Phân loại TKCVĐ theo Rookwood
-Đau nhiều vùng khớp
-Sưng phồng lộ rõ
-Đau khi vận động tay
- Có điểm lồi lên trên đỉnh vai tương ứng với đầu tận của xương đòn.Nếu
lấy tay sờ, ấn cảm giác như ấn phím đàn dương cầm, nên còn được gọi là
“dấu hiệu phím dương cầm”
-Vùng dây chằng quạ đòn đau nhiều khi chạm vào
Type III,IV,V,VI


Hình 1.9. Phân loại theo Rookwood


11

Thường là những va chạm rất mạnh xảy ra khi tai nạn, sự tổn thương các
tổ chức là rất nhiều, biểu hiện chung thường là:
-Sau chẩn thương, ngay lập tức cần phải có sự hỗ trợ của khuỷu tay để
khép cánh tay
- Hạn chế cử động dạng cánh tay do đau
-Sưng nề rõ rệt
-Đau nhiều vùng khớp và vùng các dây chằng quạ- đòn
-Khi cử động khớp có thể nghe thấy tiếng “pốp”
-Vai tổn thương bị biến dạng , hoặc nổi gồ lên phần đỉnh vai
-Khớp cùng đòn không còn vững chắc
1.3.2. Triệu chứng X quang của TKCVĐ:
Là phương tiện chẩn đoán, đánh giá kết quả điều trị TKCVĐ.
Kết quả chụp X quang KCVĐ chụp 2 tư thế thẳng và nghiêng lưu hsba.

Hình 1.10. Hình ảnh XQ TYPE 1


12

Hình 1.11. Hình ảnh XQ TYPE 2

Hình 1.12. Hình ảnh XQ TYPE 3

Hình 1.13. Hình ảnh XQ TYPE 5



13

Hình 1.14. Hình ảnh XQ TYPE 6
1.3.3. Điều trị phẫu thuật TKCVĐ.
- Chỉ định cho TYPE III, IV, V, VI.
1.3.4. Các biến chứng sau mổ
- Nhiễm khuẩn vết mổ
- Viêm khớp
- Tổn thương các cơ quan lân cận do dụng cụ
- Dày dính các dây chằng sau mổ
1.3.5. Luyện tập phục hồi chức năng sau mổ tái tạo dây chằng quạ đòn
Mang đai chóp xoay trong sáu tuần với chương trình tập như sau:
1-2 tuần sau mổ: tập thụ động dang 30, đưa trước 30, xoay trong 80,
không xoay ngoài
3-4 tuần sau mổ: Tập chủ động có trợ giúp một phần: dang 45, đưa trước
45, xoay trong 80, không xoay ngoài
5-6 tuần sau mổ: tập chủ động dang 60, đưa trước 60, xoay trong tối đa,
xoay ngoài tối đa
Sau 7 tuần: sinh hoạt nhẹ nhàng, bỏ đai
Có thể làm việc nặng hoặc chơi thể thao sau 6 tháng.


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật trật khớp cùng vai đòn tại khoa chấn
thương chỉnh hình – y học thể thao bệnh viện đại học y Hà Nội và khoa chấn

thương chỉnh hình bệnh viện Bạch Mai.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh
- Tất cả Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật trật khớp cùng vai đòn đơn
thuần tại khoa chấn thương chỉnh hình – y học thể thao bệnh viện đại học y
Hà Nội và khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2016
đến tháng 1/2021.
- Có bệnh án phẫu thuật, đầy đủ thông tin liên hệ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trật khớp cùng vai đòn có tổn thương xương đòn và xương mỏm
cùng vai.
- BN có tiền sử bệnh tâm thần, không có khả năng tham gia nghiên cứu.
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại khoa chấn thương chỉnh hình – y học thể thao bệnh viện
đại học y Hà Nội và khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Bạch Mai. .
-Thời gian từ tháng 5/2020 đến tháng 06/2021.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, hồi cứu.
- Cỡ mẫu: Mẫu thuận tiện gồm những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
- Mẫu tối thiểu


15

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Tất cả các bệnh nhân được thu thập thông tin ghi chép đầy đủ theo mẫu
bệnh án thống nhất.
- Gián tiếp phỏng vấn bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp và nghi
chép đầy đủ các thông tin theo chỉ tiêu vào bệnh án nghiên cứu.

2.3.3. Các biến số nghiên cứu

Tên biến
Mục

Nhóm tuổi

tiêu 1

Định nghĩa biến
Nhóm 1: dưới 16 tuổi

Phương pháp
lấy số liệu
hsba

Nhóm 2: từ 16 tuổi đến 60 tuổi
Giới tính

Nhóm 3: từ 60 tuổi trở lên
Nam

Nguyên nhân

Nữ
Tai nạn giao thông, tai nạn lao hsba

hsba

động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn

khác
Cơ chê chấn Trực tiếp, gián tiếp

hsba

thương
Vị trí
Bên phải, bên trái, cả hai
Triệu chứng - Đau

hsba
Hsba, Phỏng vấn

lâm sàng

gián tiếp.

- Sưng nề
- Bầm tím
- Vai tổn thương bị biến dạng ,
hoặc nổi gồ lên phần đỉnh vai
- Khớp cùng đòn không còn
vững chắc


16

Phân loại trên - Theo phân loại từ type1 đến hsba
Mục


phim XQ
type6
Thời gian từ TKCVĐ đến sớm < 3 tuần

tiêu 2

khi
thương

chấn TKCVĐ đến muộn >= 3 tuần
đến

khi phẫu thật
Thời
gian
nằm

HSBA, Phỏng vấn

HSBA

viện

điều trị phẫu
thuật
TKCVĐ.
Phương pháp Chia 3 nhóm.

HSBA


điều trị phẫu - .Cố định khớp cùng đòn
thuật

- Cố định giữa mỏm quạ và
xương đòn
- Tái tạo dây chằng

Kết quả điều - Rất tốt 90 - 100 điểm,
trị TKCVĐ

Phỏng vấn

- Tốt 80 - 89 điểm,

Theo

thang - Trung bình 70 - 79 điểm,

điểm

- Xấu < 70 điểm).

Kawabe.
Các biến - Chảy máu sau mổ
chứng sau mổ - Nhiễm khuẩn vết mổ
- Viêm khớp
- Tổn thương các cơ quan lân
cận do dụng cụ
- Dày dính các dây chằng sau


HSBA, Phỏng vấn.


17

mổ

Thời

gian

Phỏng vấn.

tháo nẹp
2.3.4. Kỹ thuật phẫu thuật TKCVĐ
2.3.4.1. Xử trí phẫu thuật cấp cứu TKCVĐ[6]:
- Cố định qua khớp cùng vai đòn: có thể dùng đinh Kirschner, néo ép,
vít, nẹp
- Cố định quạ đòn: cố định xương đòn với mỏm quạ bằng vít, buộc vòng.
- Tái tạo dây chằng quạ đòn với dây chằng quạ mỏm cùng vai, thường
phối hợp cắt đầu ngoài xương đòn.
- Tái tạo dây chằng quạ đòn phối hợp với cố định quạ đòn, thêm hay
không cắt đoạn đầu xương đòn.
2.3.4.2. Tái tạo muộn, xử trí di chứng TKCVĐ[6].
- Dùng chỉ không tiêu cố định quạ đòn.
- Cắt đoạn đầu ngoài xương đòn
- Tái tạo dây chằng quạ mỏm cùng vai.
2.3.4.3. Một số kỹ thuật mổ cơ bản điều trị TKCVĐ [8]
- Hiện tại có khoảng hơn 60 phương pháp phẫu thuật khác nhau, các
phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào nổi

chội hơn cả, do vậy không có một tiêu chuẩn vàng nào cho phẫu thuật trật
khớp cùng đòn.


×