Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN sơ THẨM dân sự GIỮA các tòa ÁNTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HÀ MY

PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM
DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HÀ MY

PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM
DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN KIÊN

Hà Nội – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN HÀ MY


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN
SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN ................................................................ 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân
sự giữa các Tòa án ............................................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án .......... 7
1.1.2. Đặc điểm của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa của các Tòa
án ...................................................................................................................................... 12
1.1.3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án .. 12
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về phân định thẩm quyền sơ
thẩm dân sự giữa các Tòa án ......................................................................................... 14
1.3 Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phân định thẩm quyền sơ
thẩm dân sự giữa các Tòa án qua các giai đoạn lịch sử ............................................. 18
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989.............................................................. 18
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004.............................................................. 21

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay......................................................................... 23
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN ....... 26
2.1 Các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp . 26
2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện................................................ 27
2.1.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ...................................................... 51
2.2 Các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng
cấp..................................................................................................................................... 58
2.2.1 Phân định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ.... 60
2.2.2 Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu . 66
2.2.3 Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm
quyền ................................................................................................................................ 68
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM
QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN VÀ KIẾN NGHỊ ............... 71
3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa
các Tòa án ........................................................................................................................ 71
3.1.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
giữa Tòa án các cấp ....................................................................................................... 71
3.1.2 Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
giữa các Tòa án cùng cấp.............................................................................................. 74


3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phân định thẩm quyền sơ thẩm
dân sự giữa các Tòa án................................................................................................... 84
3.2.1 Kiến nghị sửa đổi các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
giữa Tòa án các cấp ....................................................................................................... 84
3.2.2 Kiến nghị sửa đổi các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
giữa các Tòa án cùng cấp.............................................................................................. 86



DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
BLDS: Bộ luật dân sự
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng có vai trò quan trọng trong
hệ thống pháp luật của một quốc gia. Không chỉ là các quy tắc điều chỉnh trình
tự, thủ tục, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của các cơ quan tài phán trong việc giải
quyết tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật, luật tố tụng dân sự còn có vai trò
thiết yếu đảm bảo quyền tiếp cận công lý của các chủ thể cũng là công cụ chính
yếu để tòa án thực thi trách nhiệm bảo vệ công lý của mình.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy để tòa án hoàn thành chức năng nhiệm
vụ của mình, áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật vào giải quyết tranh
chấp áp dụng quy định tố tụng dân sự khi giải quyết vụ việc dân sự thì bƣớc
đầu tiên là xác định loại việc sẽ thuộc thẩm quyền sơ thẩm về dân sự của Tòa
án nhân dân, tiếp theo là cần xác định đƣợc vụ việc đó thuộc thẩm quyền sơ
thẩm của Tòa án cấp nào và Tòa án nơi nào sẽ có thẩm quyền giải quyết. Mặc
dù pháp luật đã có các quy định khá chi tiết về vấn đề này, nhƣng khi áp dụng
để giải quyết các vụ việc dân sự, ngƣời dân hay nhƣ chính các thẩm phán vẫn
còn lúng túng, hay phân vân khi xác định thẩm quyền sơ thẩm.
Bộ luật Tố tụng dân sự càng xây dựng chi tiết, cụ thể, phân định rõ phạm
vi của từng cấp tòa, tòa từng khu vực sẽ giúp ngƣời dân và những ngƣời hành
nghề luật dễ dàng hơn khi tham gia vào tố tụng.
Thế nhƣng trên thực tế, các tranh chấp dân sự ngày càng đa dạng, phong
phú, cùng với mức độ phức tạp tăng cao. Mặc dù pháp luật quy định phân định
thẩm quyền có cụ thể nào đi chăng nữa thì đôi khi vẫn không đáp ứng đƣợc nhu
cầu thực tiễn.

Nghiên cứu vấn đề phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa
án là việc xác định một Tòa án cụ thể sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ
việc dân sự phát sinh. Đây là vấn đề căn bản trong quá trình phân định thẩm
quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án. Khi nghiên cứu về phân định thẩm
quyền sơ thẩm giữa các Tòa án thì hai vấn đề đƣợc tập trung, đó là phân định

1


thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp và phân định thẩm quyền sơ
thẩm dân sự của Tòa án theo phạm vi lãnh thổ.
Từ thực trạng pháp luật về việc xác định thẩm quyền khi xét xử sơ thẩm
dân sự, vƣớng mắc gặp phải, tác giả lựa chọn đề tài "Phân định thẩm quyền sơ
thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam" để có nghiên cứu
chuyên sâu, phân tích những vƣớng mắc gặp phải, từ đó có thể đƣa ra một số
kiến nghị nhằm giải quyết đƣợc vƣớng mắc áp dụng quy định.
2. Tình hình nghiên cứu
Chủ đề thẩm quyền và phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án
theo pháp luật Việt Nam đã nhận đƣợc sự chú ý của không ít các tác giả cả từ
góc độ lý thuyết và thực tiễn. Qua quá trình tìm hiểu tài liệu và thực hiện luận
văn, tác giả nhận thấy đã có các công trình nghiên cứu điển hình về vấn đề
thẩm quyền dân sự của Tòa án, ví dụ nhƣ:
-

Luận án tiến sĩ “Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê
Thu Hà năm 2005 tại Đại học Luật Hà Nội nghiên cứu về sự phân cấp thực hiện
thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự trong hệ thống Toà án theo thủ tục sơ thẩm,
thủ tục phúc thẩm, thủ tục tái thẩm về dân sự. Cách thức tổ chức thực hiện thẩm

quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong mỗi cấp Toà án cũng nhƣ giữa các cấp
Toà án trong hệ thống Toà án. Nghiên cứu những bất cập trong cách thức tổ
chức phân cấp thẩm quyền sơ thẩm, thẩm quyền phúc thẩm, thẩm quyền giám
đốc thẩm, thẩm quyền tái thẩm khi Toà án giải quyết một tranh chấp dân sự.
Luận án không nghiên cứu sự phân cấp thẩm quyền giải quyết việc dân sự
trong hệ thống Toà án ;
-

Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu

tố nước ngoài của Tòa án nhân dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam”
của tác giả Đào Thị Thúy năm 2010 nghành Luật dân sự, Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý
luận về thẩm quyển giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Phân
tích nội dung các quy tắc xác định thẩm quyền giải các vụ việc dân sự có yếu tố
2


nƣớc ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Luận văn chủ yếu nghiên cứu
chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài dƣới góc
độ tƣ pháp Việt Nam, đặt trọng tâm vào khía cạnh xung đột thẩm quyền của toà
án nhân dân về giải quyết các vụ việc dân ;
-

Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về

giải quyết tranh cấp kinh doanh, thương mại‟‟ của Nguyễn Thị Hiên năm 2014
nghành Luật dân sự, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên
cứu và làm rõ các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn áp dụng về thẩm quyền
dân sự theo loại việc của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh,

thƣơng mại. Luận văn không nghiên cứu toàn bộ thẩm quyền của toà án về giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại mà chỉ tập trung nghiên cứu thẩm
quyền theo loại việc của Toà án về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài không xem xét thẩm quyền giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại theo cấp và theo lãnh thổ;
-

Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng

dân sự của Việt Nam” của tác giả Lê Hoài Nam năm 1997;
Tuy nhiên, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu một cách khái
quát về việc phân định thẩm quyền nói chung chứ chƣa thật sự đi sâu giải quyết
câu hỏi cụ thể về phân định thẩm quyền dân sự sơ thẩm giữa tòa án các cấp và
theo lãnh thổ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện theo luật cũ, đã hết
hiệu lực nên không còn nhiều giá trị sử dụng. Do đó, đề tài “Phân định thẩm
quyền sơ thẩm dân sự của các Tòa án theo pháp luật Việt Nam”, tác giả sẽ đi
sâu nghiên cứu khía cạnh phân định thẩm quyền cụ thể là các quy định của
pháp luật Việt Nam về xét xử sơ thẩm của Tòa án bao gồm phân định theo lãnh
thổ (chiều ngang) và phân định theo cấp Tòa án (chiều dọc).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là quy định của pháp luật Việt Nam
về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân, đƣợc quy định tại Bộ luật
Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật, văn bản hƣớng dẫn có liên quan.
3


3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài này, tác giải sẽ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau:Về
thời gian: Tác giả sẽ nghiên cứu quy định của pháp luật từ năm 1945 đến nay.

Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập đã đánh dấu mốc
lịch sử quan trọng nƣớc ta. Kể từ đây, các văn bản pháp luật của Việt Nam
đƣợc ban hành, thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của từng thời
kỳ.Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giải sẽ sơ lƣợc về lịch sử các
quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự và tập trung, phân tích quy
định của pháp luật ở giai đoạn hiện nay, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2014 và các văn bản pháp luật, văn bản hƣớng dẫn có liên quan.Về không gian:
Tác giả tập trung nghiên cứu phạm vi quy định pháp luật quốc gia của Việt
Nam. Ngoài ra, tác giả có nghiên cứu quy định về vấn đề này của một số quốc
gia trên thế giới nhằm mục đích so sánh với quy định của Việt Nam, để đƣa ra
đƣợc hƣớng giải quyết vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng.
4. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu
Đối với đề tài này, bƣớc đầu, tác giả sẽ đi nghiên cứu các vấn đề lý luận
về vấn đề phân định thẩm quyền để có đƣợc cái nhìn tổng quan về vấn đề.
Trong phần này, tác giả cũng nghiên cứu sơ lƣợc về quá trình lịch sử của các
quy định về phân định thẩm quyền dân sự của Việt Nam, thấy đƣợc sự thay đổi
của các quy định qua từng thời kỳ.
Ở phần tiếp theo, tác giả nghiên cứu quy định hiện hành của Việt Nam
về vấn đề phân định thẩm quyền.
Phần cuối, tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định trên, những
vƣớng mắc, và có so sánh với pháp luật nƣớc ngoài để đƣa ra đƣợc hƣớng giải
quyết cho các vƣớng mắc đã nêu.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề tài đặt ra, trong quá trình thực
hiện, tác giả đã vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chung của khoa học

4



xã hội và các phƣơng pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các
phƣơng pháp chủ yếu bao gồm:
- Phương pháp phân tích: đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để chia tách
đề tài thành các mặt, các vấn đề, các khía cạnh khác nhau để từ đó chọn lọc các
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. Cụ thể: phƣơng pháp phân tích đƣợc sử
dụng để làm sáng tỏ các quy định của vấn đề phân định thẩm quyền sơ thẩm
dân sự của Tòa án nhân dân;
- Phương pháp tổng hợp: Phƣơng pháp này giúp liên kết các mặt, các
vấn đề, các khía cạnh từ các thông tin thu thập đƣợc thành một chỉnh thể thống
nhất đầy đủ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phƣơng pháp này sẽ đƣợc sử dụng
nhằm mục đích tìm ra đƣợc những vƣớng mắc khi áp dụng các quy định về
phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự vào thực tiễn của ngành Tòa án các cấp.
Ngoài ra, tác giả sẽ so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với một số quốc
gia trên thế giới về vấn đề phân định thẩm quyền, đối chiếu với quy định pháp
luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để tìm ra đƣợc hƣớng giải quyết
vƣớng mắc
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, cấu trúc luận văn bao gồm những mục
sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phân định thẩm quyền sơ thẩm
dân sự giữa các Tòa án
1.1 Khái niệm vàý nghĩa cuủa iệc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
giữa các Tòa án
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về phân định thẩm
quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án
1.3 Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phân định thẩm
quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án qua các giai đoạn lịch sử

5



Chương 2: Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về phân
định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án
2.1 Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp
2.2 Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân định thẩm quyền sơ
thẩm dân sự giữa các Tòa án và kiến nghị
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân
sự giữa các Tòa án
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phân định thẩm
quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án
Kết luận

6


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN
ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC
TÒA ÁN
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền
sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án
1.1.1. Khái niệm về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các
Tòa án
Khái niệm thẩm quyền gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ
quan trong bộ máy Nhà nƣớc. Vì thế để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ
này, nhà nƣớc trao cho các cơ quan những thẩm quyền riêng và có sự phân định
rõ ràng về thẩm quyền giữa chúng. Tòa án là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
xét xử các vụ án, vụ việc trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính….Trong
lĩnh vực dân sự (theo nghĩa rộng), Tòa án có chức năng giải quyết các loại tranh

chấp, yêu cầu trong lĩnh vực dân sự (theo nghĩa hẹp), lao động, kinh doanh
thƣơng mại, hôn nhân gia đình.... Việc quy định hợp lý về thẩm quyền dân sự
của Tòa có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của
công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể thực hiện đƣợc quyền yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để có thể hiểu rõ về việc
phân định thẩm quyền dân sự giữa các Tòa án thì chúng ta cần làm rõ các khái
niệm liên quan [47].
Thuật ngữ "thẩm quyền" bắt nguồn từ tiếng la tinh "competentia" có hai
nghĩa là: thứ nhất là phạm vi các quyền hạn của cơ quan hoặc ngƣời có chức vụ
nào đó; thứ hai là phạm vi những kiến thức và kinh nghiệm mà ai đó có [47].
Trong quan hệ điều hành và quản lý nhà nƣớc, thẩm quyền thông thƣờng đƣợc
hiểu theo nghĩa đầu tiên.
Lý luận pháp luật của các quốc gia trên thế giới đƣa ra nhiều cách hiểu
khác nhau về thuật ngữ này. Trong tiếng Pháp, thẩm quyền “Compétence”
đƣợc hiểu là quyền của cơ quan nhà nƣớc, hành chính hay tƣ pháp, quan chức
hành chính hay tƣ pháp đƣợc làm một số việc, đƣợc quyết định và ra một số
văn bản về một số vấn đề trong phạm vi đƣợc pháp luật cho phép [1]. Theo
7


Lenmeiunier, tác giả cuốn từ điển pháp luật của Pháp thì cho rằng thẩm quyền
của Tòa án đƣợc hiểu là “khả năng của một Tòa án xem xét một vụ việc trong
phạm vi pháp luật cho phép” [52, tr.74].
Trong tiếng Anh, ngƣời ta dùng thuật ngữ “Jurisdistion” để chỉ thẩm
quyền hoặc phán quyền - tức là quyền lắng nghe và phán quyết vụ kiện hay đƣa
ra án lệnh nào đó của tòa án một vùng lãnh thổ mà trong phạm vi đó thẩm
quyền của Tòa án (Jurisdistion of Court) đƣợc thi hành [1].
Theo Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển bách khoa năm 1999
thì thẩm quyền là: “Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của
các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nƣớc do luật pháp quy định

nhƣ thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền của Viện kiểm sát các cấp,
của cơ quan Công an các cấp… Hành động, quyết định trong phạm vi thẩm
quyền do luật pháp quy định là điều kiện để đảm bảo trật tự pháp luật và pháp
chế thống nhất, tránh đƣợc sự trùng lặp, lấn sân trong thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan các cấp, các ngành. Vƣợt qua thẩm quyền, làm trái thẩm
quyền trong ban hành các văn bản, quyết định là cơ sở pháp lý để hủy bỏ các
văn bản ấy”[43, tr.459].
Nhƣ vậy, dƣới những góc độ khác nhau thì khái niệm “thẩm quyền”
đƣợc giải thích có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu chung quy lại,
thẩm quyền là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi, giới hạn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cá nhân hoặc cơ quan nhà nƣớc trong việc thực thi
quyền lực nhà nƣớc đƣợc pháp luật quy định. Ở thuật ngữ này chứa đựng
những thành tố nhất định nhƣ sau: thứ nhất đó là quyền hạn của cơ quan nhà
nƣớc hoặc cá nhân để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình; và thứ hai
là quyền hạn này đƣợc pháp luật thừa nhận và quy định chi tiết về nội dung và
phạm vi; cá nhân hoặc cơ quan đó chỉ đƣợc thực hiện trong phạm vi pháp luật
cho phép.
Đi vào nội dung cụ thể hơn về khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án,
thông thƣờng đƣợc hiểu là thẩm quyền xét xử lần đầu tiên đối với các vụ việc
dân sự. Trong quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng), có thể phát sinh tranh chấp có
nhu cầu cần giải quyết hoặc phát sinh yêu cầu cần đƣợc cơ quan có nhà nƣớc
công nhận. Đối với ngƣời khởi kiện hoặc ngƣời yêu cầu, vấn đề đầu tiên và
8


quan trọng nhất mà họ quan tâm và thắc mắc đó là cơ quan nào, chi tiết hơn là
Tòa án cụ thể nào sẽ giải quyết vụ việc của mình. Do đó nhu cầu thông qua các
quy định xác định rõ Tòa án có thẩm quyền xét xử lần đầu tiên là một điều tất
yếu cho quá trình giải quyết vụ án. Theo giáo trình tố tụng dân sự, Khoa Luật –
ĐHQGHN, “Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ

việc dân sự và quyền ra các quyết định khi giải quyết các vụ việc đó theo thủ
tục tố tụng dân sự ở cấp sơ thẩm” [16,tr. 69].
Trên thế giới, thẩm quyền dân sự sơ thẩm đƣợc tiếp cận chủ yếu dƣới
hai góc độ: thẩm quyền theo loại việc và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thẩm quyền theo loại việc (hay còn đƣợc gọi là thẩm quyền chung) xác
định những loại vụ việc cụ thể nào thuộc quyền xem xét, giải quyết của Tòa án
theo thủ tục tố tụng dân sự sơ thẩm. Loại thẩm quyền này có đặc điểm là không
xác định rõ Tòa án cụ thể nào sẽ giải quyết vụ việc mà tập trung phân định rõ
những nội dung tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền xem xét của hệ thống
Tòa án nói chung. Về kỹ thuật pháp lý, việc xác định thẩm quyền theo loại việc
đƣợc xây dựng trên cơ sở phân loại pháp luật của mỗi quốc gia; luật công – luật
tƣ; luật dân sự - luật hình sự. Ví dụ nhƣ ở các nƣớc thuộc hệ thống châu Âu lục
địa có truyền thống phân loại pháp luật thành luật công và luật tƣ thì hệ thống
và thẩm quyền theo vụ việc của các tòa án cũng đƣợc xác định tƣơng ứng với
sự tồn tại của tác tòa án dân sự, tòa hành chính, tòa hình sự. Bên cạnh đó, pháp
luật một số quốc gia dựa trên giá trị tranh chấp để phân loại các loại việc dân
sự. Pháp luật tố tụng Pháp xác định Tòa án thẩm quyền hẹp (Tribunal de paix)
có thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự nhỏ, giá trị tranh chấp đến 30.000 fr
(trƣớc khi sử dụng đồng Euro). Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng (Tribunal de
Grande Instance) có thẩm quyền xét xử các vụ kiện có giá trị tránh chấp lớn
hơn 30.000 fr [37, tr.160-161]. Ngoài ra, còn có các Tòa án dân sự chuyên trách
giải quyết các vụ việc trong các lĩnh vực cụ thể bao gồm Tòa án thƣơng mại
(Tribunal de Commerce), Tòa án lao động (Conseil prud hommes), và tòa xét
xử hợp đồng nông nghiệp (Tribunal paritaire des baux ruraux). Pháp luật tố
tụng của Đức cũng xác định Tòa án địa phƣơng (Amtsgericht) có thẩm quyền
xét xử các tranh chấp có giá trị đến 5.000 EUR. Tòa án khu vực (Landgericht),

9



có thẩm quyền xét xử dân sự đối với các vụ tranh chấp có giá ngạch từ 5.000
EUR trở lên [37, tr.291].
Tòa án Hoa Kỳ, do đặc trƣng bởi chính quyền liên bang (có tính liên kết
không chặt chẽ) nên có hai hệ thống Tòa án độc lập là Tòa án liên bang và Tòa
án bang. Hệ thống Tòa án bang thƣờng bao gồm Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm
và Tòa án tối cao. Tòa sơ thẩm có thể bao gồm Tòa sơ thẩm địa phƣơng có
thẩm quyền riêng và Tòa sơ thẩm bang có thẩm quyền chung. Hệ thống Tòa án
Liên bang bao gồm các Tòa án quận (U.S district courts) là Tòa sơ thẩm với
thẩm quyền chung và các Tòa án thẩm quyền riêng (ví dụ: Tòa án phá sản, Tòa
án thuế), Tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Phần lớn các vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các Tòa án bang. Tòa án Liên bang chỉ có
thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau:
(1) Các vụ việc về Hiến pháp Liên bang, các hiệp định hoặc luật Liên
bang. Ví dụ: các vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án Liên bang, các tranh chấp liên quan đến việc thực thi các luật chứng
khoán Liên bang thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Liên bang;
(2) Các vụ tranh chấp mà nguyên đơn và bị đơn ở các bang khác nhau và
giá trị tranh chấp trên 75.000 USD. Trong một số ít trƣờng hợp là tranh
chấp giữa quốc gia nƣớc ngoài với công dân của một bang và tranh chấp
giữa công dân của một bang với một thể nhân hoặc pháp nhân nƣớc
ngoài. [37, tr. 217-218]
Đối với pháp luật Anh, thẩm quyền sơ thẩm dân sự thuộc thẩm quyền
của Tòa án địa phƣơng (Country Courts) và Tòa án cấp cao (High Courts).
Thông thƣờng, Tòa án cấp cao chỉ xém xét các vụ việc quan trọng, phức tạp,
giá trị lớn. Giá trị yêu câu hoặc tranh chấp phải lớn hơn 15.000 Bảng Anh
(không phải yêu cầu bồi thƣờng thƣơng tích cá nhân) hoặc lớn hơn 50.000
Bảng Anh đối với yêu cầu bồi thƣờng thƣơng tích cá nhân. Tòa án địa phƣơng
có thẩm quyền chung để xem xét bất cứ khiếu nại nào xuất phát từ hợp đồng
hoặc bồi thƣờng trách nhiệm dân sự với bất kể giá trị tranh chấp, đọ phức tạp
và sự quan trọng. Tuy nhiên có một vài các khiếu kiện liên quan đến hợp đồng

và bồi thƣờng trách nhiệm dân sự mà Tòa án địa phƣơng không đƣợc trao thẩm

10


quyền xem xét, giải quyết đó là các khiếu kiện liên quan đến tội phỉ báng và vu
khống [50, tr.14].
Thẩm quyền theo lãnh thổ là quyền của một Tòa án cụ thể, trong việc
xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi lần
đầu tiên giải quyết các vụ việc đó, đƣợc xác định trên cơ sở nơi cƣ trú, nơi có
trụ sở của một trong các bên đƣơng sự, nơi phát sinh các sự kiện hoặc các dấu
hiệu khác do pháp luật quy định. Thông thƣờng pháp luật trên thế giới dựa trên
hai cơ sở để xác định thẩm quyền theo lãnh thổ: một là, mối liên hệ giữa đƣơng
sự (thƣờng là bị đơn) với Tòa án ở một khu vực địa lý nhất định, và mối liên hệ
giữa khu vực địa lý của đối tƣợng tranh chấp với Tòa án nhất định. Ngoài ra, có
thể xem xét yêu cầu của nguyên đơn, sự thỏa thuận giữa các đƣơng sự để xác
định thẩm quyền của Tòa án cụ thể [16, tr. 70].
Do tổ chức hệ thống Tòa án Việt Nam hiện nay là tổ chức theo đơn vị
hành chính – lãnh thổ, trong đó cả Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân
dân cấp huyện đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự ở cấp xét xử sơ
thẩm, nên khác với nhiều quốc gia trên thế giới, thẩm quyền xét xử dân sự cấp
sơ thẩm ở Việt Nam còn đƣợc xem xem dƣới góc độ thẩm quyền của các Tòa
án các cấp, tức xác định Tòa án cấp tỉnh hay Tòa án cấp huyện sẽ có thẩm
quyền giải quyết vụ việc.
Chính vì lí do trên, trong phạm vi đề tài, tác giả không tập trung phân
tích việc phân định thẩm quyền theo loại việc, mà tập trung phân tích việc phân
định thẩm quyền theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ để xác định rõ Tòa án cụ
thể nào có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự. Việc phân tích chi tiết các
loại việc trong phạm vi đề tài chỉ nhằm mục đích xác định rõ loại việc nào
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh theo

quy định của pháp luật hiện hành.
Nhƣ vậy, phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án, theo ý
kiến của tác giả, là việc phân định quyền hạn giữa các Tòa án nhằm xác định
Tòa án cụ thể có quyền xem xét các vụ việc dân sự và có quyền đưa ra các
quyết định khi giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự cấp sơ
thẩm.

11


1.1.2. Đặc điểm của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa
của các Tòa án
Thứ nhất, phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án là việc
xác định thẩm quyền của Tòa án xém xét, giải quyết vụ việc dân sự lần đầu
tiên. Điều này để phân biệt với thẩm quyền phúc thẩm dân sự, thông thƣờng ít
đƣợc nhắc đến do việc xác định thẩm quyền này đơn thuần là quan hệ hành
chính – lãnh thổ với Tòa án nhân dân cấp trên. Tuy nhiên đặc điểm này nhấn
mạnh vai trò quan trọng, là bƣớc đầu tiên cần thực hiện khi xem xét giải quyết
vụ việc dân sự.
Thứ hai, việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án có
tính chất cụ thể. Theo đó, kết quả của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân
sự giữa các Tòa án là việc xác định cụ thể Tòa án nào sẽ có thẩm quyền xem
xét, giải quyết và đƣa ra các quyết định liên quan đến vụ việc đang tranh chấp,
yêu cầu. Đặc điểm này cũng nhằm phân biệt với thẩm quyền dân sự theo loại
việc – có ý nghĩa phân loại các tranh chấp, yêu cầu dựa trên đặc điểm, tính chất
phức tạp của vụ việc để xác định những tranh chấp, yêu cầu nào thuộc thẩm
quyền xem xét, giải quyết của Tòa dân sự nói chung.
Thứ ba, việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án dựa
trên cơ sở kết quả của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh thổ
và việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các cấp Tòa án. Đây là một

đặc điểm đặc thù của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam do đặc
trƣng của Việt Nam là hệ thống Tòa án đƣợc xây dựng gắn liền với đơn vị hành
chính – lãnh thổ nên trong cùng một khu vực địa lý, có nhiều hơn một Tòa án
có thể có thẩm quyết sơ thẩm dân sự (Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án
nhân dân cấp tỉnh). Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo
các cấp Tòa án đƣợc xác định dựa trên thẩm quyền của Tòa án theo loại việc.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa
các Tòa án
Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong chính sách hoàn thiện hệ thống tƣ pháp của Việt
Nam, đồng thời đảm bảo các quyền hiến định, đảm bảo đƣợc hành lang pháp lý
cho việc giao lƣu quan hệ dân sự của đất nƣớc.
12


Thứ nhất, việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự góp phần tạo điều
kiện để giải quyết vụ việc nhanh chóng, khách quan. Kết quả của quá trình
phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự sẽ giải quyết đƣợc vấn đề Tòa án cụ thể
nào có thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc. Do đó, các quy định về việc
phân định thẩm quyền trƣớc hết sẽ giúp các đƣơng sự dễ dàng xác định đúng
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình, đồng thời các Tòa án sẽ có
cơ sở để xác định rõ mình có hay không có thẩm quyền xét xử vụ án, để kịp
thời trong việc thụ lý hoặc hƣớng dẫn đƣơng sự nộp hồ sơ vụ việc đến Tòa án
phù hợp.
Thứ hai, việc phân định thẩm quyền xét xử đảm bảo chất lƣợng giải
quyết các vụ án dân sự. Tòa án nhân dân cấp huyện là Tòa án gần dân hơn, nên
nếu quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện càng rộng
càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tham gia vào quá trình tố tụng. Tuy
nhiên, xét về trình độ chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật thì Tòa án
nhân dân cấp tỉnh cỏ ƣu thế hơn, do đó đối với những vụ việc phức tạp, nhiều

tình tiết thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có điều kiện tốt nhất để đảm bảo quyền
và lợi ích của các đƣơng sự.
Thứ ba, việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý,
khoa học tránh đƣợc sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án
với các cơ quan nhà nƣớc, giữa các Tòa án với nhau. Từ đó, góp phần tạo điều
kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các việc dân sự,
nâng cao đƣợc hiệu quả giải quyết việc dân sự, góp phần thúc đẩy cho hoạt
động giao dịch, giao lƣu dân sự
Thứ tƣ, quy định về việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các
Tòa án đảm bảo nguyên tắc xét xử công bằng, quyền tiếp cận công lý của ngƣời
dân. Việc cho phép Tòa án nơi cƣ trú, nơi có trụ sở của bị đơn có thẩm quyền
thụ lý, xem xét và giải quyết vụ án đảm bảo sự công bằng giữa các đƣơng sự do
bị đơn là trƣờng hợp tham gia vụ kiện một cách bị động, chƣa có chuẩn bị trƣớc
nên đƣợc tạo điều kiện xét xử ở Tòa án có mối quan hệ mật thiết với mình để
thuận tiện hơn trong quá trình theo đuổi vụ án.
Thứ năm, phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự đảm bảo sự thuận tiện
trong quá trình giải quyết vụ án và thi hành án. Đây là ý nghĩa quan trọng mà
13


việc phân định hƣớng tới và mau chóng đạt đƣợc hiệu quả tối đa. Các tranh
chấp chủ yếu đƣợc giải quyết tại Tòa án cấp huyện (ngoại trừ các tranh chấp có
giá trị lớn, tình tiết phức tạp…) và cụ thể thông thƣờng là toà án nơi cƣ trú của
bị đơn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án xen xét, thu thập và xác
minh chứng cứ cũng nhƣ tiến hành các thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết
vụ án. Tòa án nhân dân nơi có bất động sản giải quyết vụ việc cũng tạo điều
kiện thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện thi hành án.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của
đội ngũ cán bộ ở Tòa án. Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa

án phải thực hiện đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về phân định
thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án
Để xây dựng các quy định về việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
giữa các Tòa án một cách hợp lý, đúng đắn, phù hợp với đƣờng lối cải cách tƣ
pháp của đất nƣớc, việc xây dựng phải đƣợc nghiên cứu trên các cơ sở khoa
học.
a) Việc xây dựng các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự phải
phù hợp với Hiến pháp và các quy định của pháp luật về tổ chức hệ thống
Tòa án nhân dân
Do thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo lãnh thổ là một cơ sở để phân định
thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án nên việc xây dựng các quy định về
thẩm quyền sơ thẩm dân sự phải phù hợp với quy định của Hiến pháp về thẩm
quyền của tòa án nhân dân và các quy định của pháp luật về tổ chức hệ thống
Tòa án nhân dân. Hiện nay, hệ thống Tòa án của Việt Nam bao gồm các Tòa án
sau:
„‟1. Tòa án nhân dân tối cao;
2. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
4. Các Tòa án quân sự;
5. Các Tòa án khác do luật định.‟‟
[Điều 2, 29].
14


Theo đó, chức năng xét xử sơ thẩm dân sự theo quy định của luật này
thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Do đó việc xây dựng các quy
định về xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự cần dựa trên cơ sở các quy định
này.

Ngoài ra, trƣớc đây Luật Tổ chức Tòa án 2002, tổ chức hệ thống Tòa án
nhân dân của Việt Nam không quy định việc có thể thành lập các tòa chuyên
trách ở Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, Luật Tổ chức Tòa án 2014 đã
có thêm quy định về Tòa án chuyên trách này, vì vậy khi xây dựng Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015, Quốc hội đã bổ sung các quy định về việc phân định thẩm
quyền những vụ việc các Tòa án này có quyền xem xét, giải quyết để phù hợp
với các quy định về cơ cấu hệ thống Tòa án hiện nay.
b) Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự phải dựa trên tính chất phức
tạp của từng loại vụ việc
Đây là cơ sở quan trọng để xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo các
cấp Tòa án. Đối với các đƣơng sự, việc tiến hành giải quyết vụ việc ở Tòa án
nhân dân cấp huyện – là Tòa án gần với họ nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
các đƣơng sự trong quá trình tiến hành tố tụng. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp
huyện cũng là Tòa án có ƣu thế lớn nhất để thu thập, xác minh chứng cứ. Vì lẽ
đó, về lý thuyết, Tòa án nhân dân cấp huyện có nhiều điều kiện để thực hiện
việc giải quyết vụ việc dân sự. Thực tế hiện nay, trong chiến lƣợc cải cách tƣ
pháp của nƣớc ta, nhà nƣớc cũng khuyến khích và tạo điều kiện để mở rộng
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát
triển, giao lƣu dân sự phát triển thì những tranh chấp hay yêu cầu về dân sự
ngày càng trở nên phức tạp. Đó không còn là những hợp đồng giá trị nhỏ giữa
các thƣơng nhân đơn lẻ thông thƣờng mà có thể là những tranh chấp từ dự án
đầu tƣ có yếu tố nƣớc ngoài…Với tính chất phức tạp đó, Tòa án nhân dân cấp
huyện không có đủ điều kiện để xem xét một cách toàn diện, đúng đắn nội dung
của vụ việc. Vì lẽ đó, đối với một số các loại tranh chấp, yêu cầu phức tạp, giá
trị lớn hoặc quan trọng, pháp luật sẽ phân định cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh –
nơi có đầy đủ các điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật để giải
quyết vụ việc một cách công bằng, khách quan, đúng pháp luật.
15



c) Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự phải dựa trên tiêu chí về số
lượng, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán, thư ký và cán bộ
Tòa án.
Cùng với việc xác định tính chất phức tạp của vụ việc dân sự, việc xem
xét số lƣợng, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán, thƣ ký và cán bộ
Tòa án có vai trò liên đới với nhau, để xây dựng các quy định về phân định
thẩm quyền phù hợp. Mỗi cấp Tòa án lại có những ƣu thế riêng trong việc giải
quyết vụ án. Nếu Tòa án nhân dân cấp huyện có ƣu thế thuận lợi cho việc thu
thập, xác minh chứng cứ thì Tòa án nhân cấp tỉnh lại có ƣu thế về chuyên môn,
nghiệp vụ, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật để tiến hành giải quyết vụ kiện. Do
đó cần phải kết hợp xem xét đồng thời cả hai yếu tố này để có sự phân định
thẩm quyền hợp lý, khoa học.
d) Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự phải đảm bảo quyền tiếp cận
công lý của công dân và tạo thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ việc
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
giữa các Tòa án. Bảo đảm quyền tiếp cận công lý vừa là mục đích, vừa là động
lực thúc đẩy việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự. Bảo đảm quyền tiếp cận
công lý là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Điều này có nghĩa
là, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự phải bảo đảm khi các chủ thể
trong quan hệ dân sự bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp thì pháp luật ghi
nhận cho các chủ thể có thể khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án xét xử buộc ngƣời
có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, buộc ngƣời vi phạm phải
bồi thƣờng thiệt hại hoặc công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý.
Pháp luật cần có những quy định để công dân dễ dàng nhất, thuận tiện nhất
thực hiện quyền tiếp cận công lý của mình. Chính vì vậy, khi xây dựng các quy
định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự, cần dựa trên nguyên tắc này để
ƣu tiên những Tòa án có mối liên hệ gần gũi với các đƣơng sự để họ thực hiện
các quyền tố tụng của mình. Ví dụ nhƣ ƣu tiên Tòa án nhân dân gần nhất với
đƣơng sự là Tòa án nhân dân cấp huyện hay xác định dựa trên cơ sở nơi cƣ trú,

làm việc hoặc nơi có trụ sở của một trong các bên đƣơng sự.

16


Bên cạnh đó, khi phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án
cũng cần cân nhắc là sự thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ án. Do hiện nay,
những tranh chấp, yêu cầu không chỉ phát sinh trong phạm vi nhỏ hẹp nơi công
dân sinh sống mà có thể phát sinh ở bất cứ đâu. Trong một số trƣờng hợp, nếu
dựa trên tiêu chí ƣu tiên sự thuận lợi cho quyền khởi khiện của các chủ thể,
pháp luật vô hình chung gây ra những khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án.
Ví dụ nhƣ đối với những tranh chấp liên quan đến bất động sản hoặc tranh chấp
phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Trong các trƣờng hợp đó, để thuận lợi cho quá
trình xem xét, giải quyết vụ án, việc thu thập và xác minh chứng cứ, cần ƣu tiên
Tòa án nơi có bất động sản hoặc nơi thực hiện hợp đồng để giải quyết một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn.
e) Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự phải bảo đảm
quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết.
Nguyên tắc này là một trong những cơ sở quan trọng để các đƣơng sự có
thể lựa chọn phƣơng thức hiệu quả nhất trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, đồng thời cũng là nguyên tắc cốt lõi, xuyên suốt cần đƣợc thực
thi trong các quy định về pháp luật dân sự. Điều này cũng đã góp phần làm
giảm bớt áp lực giải quyết các tranh chấp của Toà án, giúp cho việc giải quyết
tranh chấp đƣợc nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian của Tòa án và
của đƣơng sự.
Trong hơn 10 năm qua, việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa
các Tòa án đã có nhiều biến chuyển, đổi mới theo hƣớng đảm bảo các nguyên
tắc cơ bản của tố tụng dân sự và đảm bảo tốt nhất các quyền tố tụng của công
dân. Thi hành Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã đề ra định hƣớng tổng thể về cải

cách tƣ pháp, tăng cƣờng tính độc lập của Tòa án với các cơ quan, tổ chức
chính quyền địa phƣơng bằng cách chuyển dần từ mô hình tổ chức Tòa án theo
đơn vị hành chính – lãnh thổ sang mô hình tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét
xử của đa số các nƣớc trên thế giới. Vì vậy Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có
những quy định gia tăng thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy
nhiên, nhƣ phân tích ở trên đây, việc phân định thẩm quyền muốn hợp lý cần
xem xét và dựa trên số lƣợng, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán,
17


thƣ ký và cán bộ Tòa án, vì vậy cần thực hiện một cách thận trọng, có lộ trình
khoa học, đảm bảo sự phát triển bền vững cho việc cải cách tƣ pháp.
1.3 Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phân định
thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án qua các giai đoạn lịch sử
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989
1.3.1.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến 1954
Cách mạng tháng 08/1945 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt
Nam. Tháng 09/1945, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ
lâm thời đối mặt với hàng loạt khó khăn kinh tế, xã hội – hậu quả của thời kỳ
xâm lƣợc của thực dân Pháp. Về lĩnh vực tƣ pháp, Chính phủ lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 (Sau đây
gọi là Sắc lệnh 47) đã khẳng định
“Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước
Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ
nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi
ấn định trong sắc lệnh này.” – [Điều 1; Sắc lệnh 47]
Chƣơng thứ 5, Sắc lệnh 47 quy định về thủ tục tố tụng, điều thứ 11:
“Trước các toà án ở Nam bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà
Nẵng sẽ áp dụng thủ tục ấn định trong nghị định ngày 16 tháng 3 năm
1910 của nguyên Toàn quyền Đông Dương và những nghị định sửa đổi

nghị định ấy. Bộ luật dân sự tố tụng thủ tục Pháp (Code de Procédure
civile franổaise) không thi hành nữa.”
Năm 1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời đƣợc thành lập sau cuộc Tổng
tuyển cử đã thông qua Sắc lệnh số 13 ngày 24/ 01/1946 về tổ chức các Tòa án
và ngạch thẩm phán (Sắc lệnh 13) và Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về việc ấn
định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án
(Sắc lệnh 51). Đây là những văn bản pháp luật quy định cụ thể về thủ tục tố
tụng đầu tiên của đất nƣớc, đƣợc áp dụng thống nhất toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, cơ quan tƣ pháp đƣợc tổ chức gồm:
Ban tƣ pháp xã: ở mỗi xã, ban thƣờng vụ của Ủy ban hành chính cấp xã sẽ
kiêm chức năng tƣ pháp. Ban tƣ pháp xã có quyền hòa giải tất cả các việc dân
sự và thƣơng sự, không có chức năng xét xử;
18


Tòa án sơ cấp: ở mỗi quận, có một Tòa án sơ cấp. Tòa sơ cấp xử sở thẩm
“Những việc dân sự hay thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơ n
định trên 150 đồng, nhưng dưới 450 đồng” [Điều 6, Sắc lệnh 51]. “Trước khi
xét xử, hai bên phải tiến hành hòa giải” [Điều 9, Sắc lệnh 51]
Tòa án đệ nhị cấp: Ở mỗi tỉnh và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, và
Sài Gòn - Chợ Lớn, có một toà án đệ nhị cấp. Về dân sự, Chánh án đƣợc xử
một mình. Đối với lĩnh vực dân sự, Tòa nhị đệ cấp có quyền xét xử sơ thẩm
những vụ việc sau:

19


×