Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án quản lý thiên tai WB5 tại Ban quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập
của cá nhân tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Phạm Tuấn Anh

i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô
trường Đại học Thuỷ Lợi đã truyền đạt cho em kiến thức trong suốt quá trình học
cao học tại nhà trường. Ngoài ra tác giả cảm ơn lãnh đạo Ban quản lý dự án chuyên
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả tìm hiểu số liệu phục vụ
cho việc làm đề tài luận văn. Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư – Trưởng bộ môn Công nghệ và quản lý xây
dựng trường Đại học Thủy Lợi, thầy giáo đã hướng dẫn cho tác giả nhiều kinh
nghiệm, kiến thức quý báu và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Thời gian làm luận văn 4 tháng chưa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm của tác
giả còn hạn chế nên chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Đó là sự giúp
đỡ quý báu để tác giả cố gắng hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu và
công tác sau này.
Tác giả chân thành cảm ơn Hội đồng Seminar về Hội đồng bảo vệ luận văn, các bạn
học viên trong lớp, các đồng nghiệp và gia đình học viên đã tạo điều kiện, đóng góp
ý kiến giúp đỡ để tác giả hoàn thành đề tài luận văn này. Qua đề tài nghiên cứu này
tác giả nhận thêm được nhiều kiến thức phục vụ công tác chuyên môn cũng như


kinh nghiệm nghiên cứu đề tài khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe các thầy cô giáo !

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Danh mục các hình ảnh
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các viết tắt và giải thích thuật ngữ
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………..….2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.............................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................2
6. Kết quả đạt được của đề tài luận văn......................................................................2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH...............................................................................................4
1.1.Thực trạng hiện nay và đánh giá về công tác quản lý và điều khiển tiến độ thi
công xây dựng tại Việt Nam………………………………………………...………4
1.1.1. Thực trạng quản lý tiến độ thực hiện một số dự án hiện nay………..………..4
1.1.2. Đánh giá hiện trạng công tác lập kế hoạch tiến độ thi công hiện nay...............6
1.1.3. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án xây dựng công
trình hiện nay...............................................................................................................8
1.2.Các phương pháp, hình thức lập tiến độ thi công…………………………..….10
1.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình……………………………...….15

1.3.1. Lập tiến độ thi công xây dựng công trình sau khi trúng thầu……………….15
1.3.2. Tổ chức thi công xây lắp theo tiến độ…………………………………..…...23
1.4 Kiểm soát quá trình thực hiện tiến độ của chủ đầu tư………………………….26
1.4.1 Đối với các quá trình, công việc được thực hiện bởi các cơ quan chức năng

iii


quản lý nhà nước………………………………………………………………...…27
1.4.2 Đối với các công việc, quá trình được thực hiện theo hợp đồng kinh tế….…27
Kết luận chương 1……………………………………………………...…………..28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG.......................................................................................................................29
2.1. Tổng quan về tiến độ thi công ...........................................................................29
2.1.1. Khái niệm tiến độ thi công xây dựng công trình.............................................29
2.1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của của tiến độ thi công xây dựng công trình..…29
2.1.3. Phân loại tiến độ thi công xây dựng công trình…………………….……….30
2.1.4. Cơ sở lập tiến độ thi công xây dựng công trình……………………….…….32
2.1.5. Tính tất yếu của quá trình lập kế hoạch tiến độ thi công……………………34
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công…………………35
2.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch tiến độ thi công……...………35
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây lắp ……………………….……36
2.2.3. Yếu tố đảm bảo tiến độ thi công xây dựng……………………………….…39
2.2.4. Quản lý rủi ro đảm bảo tiến độ thi công xây dựng…………………….…….43
2.2.5. Mối quan hệ giữa lập biện pháp tổ chức thi công với lập kế hoạch tiến độ…46
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình..................................................................................................................48
2.4.Giới thiệu một số bài toán trong điều khiển tiến độ………………….……..….50
2.4.1. Bài toán điều chỉnh sơ đồ mạng theo thời gian và nhân lực……………..….51
2.4.2. Bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng theo chỉ tiêu thời gian- chi phí…………….53

2.4.3. Bài toán phân phối và sử dụng tài nguyên tối ưu trong lập kế hoạch và chỉ đạo
sản xuất……………………………………………………………………………..58
2.5. Lập tiến độ thi công dự án theo sơ đồ mạng bằng phần mềm Microsoft Project
2010………………………………………………………………………………...60
2.5.1. Giới thiệu về Microsoft Project………………………………………...……61
2.5.2. Nội dung của Microsoft Project 2010…………………………………….....62
Kết luận chương 2……………………………………...…………………..…........68

iv


CHƯƠNG 3 : LỰA CHỌN TIẾN ĐỘ THI CÔNG HỢP LÝ CHO CÔNG TRÌNH
SỬA CHỮA NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC LÁCH BƯỞI……………..………69
3.1 Giới thiệu tổng quan về dự án và hạng mục sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước
Lách Bưởi xã Nghi Văn huyện Nghi Lộc – tiểu dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo
an toàn cho cụm hồ chứa nước Bản Muỗng, Chõ Quan, Xốp Thập, Khe Lau, Khe
Làng và Lách Bưởi thuộc dự án quản lý thiên tai WB5 tỉnh Nghệ An…….………69
3.1.1. Tổng quan về dự án………………………………………………………….69
3.1.2. Giải pháp kỹ thuật các hạng mục của gói thầu………………………………70
3.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn của nơi đặt công trình………………………….71
3.2. Thành phần kết cấu công trình hồ chứa nước Lách Bưởi.…………………….72
3.2.1. Đập đất ………………………………………………………………...……72
3.2.2. Tràn xả lũ ………………………………………...…………………………74
3.2.3. Cống lấy nước ………………………………………………………………75
3.3 Thực trạng những kết quả và tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tiến độ dự
án tại Ban quản lý dự án thời gian qua…………………………………………….76
3.4. Lập tiến độ xây dựng hồ chứa nước Lách Bưởi bằng phương pháp sơ đồ
mạng………………………………………………………………………….…….80
Kết luận chương 3…………………………………………………………...…..…95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………...…………………96

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................98

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Nội dung

Trang

Hình 1.1

Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

5

Hình 1.2

Mô hình kế hoạch tiến độ ngang

11

Hình 1.3

Mô hình kế hoạch tiến độ xiên thể hiện tiến độ

12

Hình 2.1


Mối quan hệ giữa chi phí và thời gian thi công

56

Hình 3.1

Kế hoạch tiến độ thi công phương án 1 theo sơ đồ mạng

83

Hình 3.2

Biểu đồ phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình theo

84

phương án 1
Hình 3.3

Hình thức đưa vốn vào công trình tăng dần theo thời gian

85

Hình 3.4

Vốn đưa vào công trình theo các phương án

86

Hình 3.5


Tiến độ thi công xây dựng hạng mục theo phương án đề

88

xuất (phương án 2)
Hình 3.6

Biểu đồ tích lũy vốn đầu tư xây dựng công trình theo

89

phương án 2
Hình 3.7

Biểu đồ phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình theo

90

phương án 2
Hình 3.8

Biểu đồ lũy tích vốn đầu tư xây dựng công trình theo
phương án 2

vi

91



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Thống kê các trục trặc thường gặp và nguyên nhân

46

Bảng 3.1

Thời gian thi công các công việc chính của hạng mục sửa

80

chữa nâng cấp hồ chứa nước Lách Bưởi theo phương án 1
Bảng 3.2

Khối lượng công việc cần thực hiện của hạng mục thi công

81

xây dựng
Bảng 3.3

Đề xuất tiến độ thi công các công việc chính của hạng mục

86


sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Lách Bưởi theo phương án
2
Bảng 3.4

Thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư cho phương án 1

93

Bảng 3.5

Thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư cho phương án 2

93

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BQLDA


Ban quản lý dự án

2

CĐT

Chủ đầu tư

3

CTXD

Công trình xây dựng

4

DAĐT

Dự án đầu tư

5

DA

Dự án

6

ĐTXD


Đầu tư xây dựng

7

NSNN

Ngân sách nhà nước

8

NT

Nhà thầu

9

NTTC

Nhà thầu thi công

10

QLDA

Quản lý dự án

11

QLTĐTH


Quản lý tiến độ thực hiện

12

TC

Thi công

13



Tiến độ

14

TĐTH

Tiến độ thực hiện

15

TĐTC

Tiến độ thi công

16

XDCT


Xây dựng công trình

viii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dự án Quản lý thiên tai (gọi tắt là WB5 hay dự án) là một trong những dự án do
chính phủ đầu tư nhằm hỗ trợ việc thực hiện “chiến lược quốc gia phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai tới năm 2020”. Một phần kinh phí của dự án được cấp từ khoản
vay ngân hàng thế giới và dự án sẽ được thực hiện tại 10 tỉnh miền Trung Việt Nam
trong đó có tỉnh Nghệ An. Mục tiêu dự án là tăng cường khả năng ứng phó của con
người và tài sản kinh tế trước thiên tai tạ các lưu vực sông lựa chọn thuộc các tỉnh
dự án, trong khuôn khổ chung của chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai tới năm 2020. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, thiết kế dự án đã đạt
được việc sử dụng cách tiếp cận lưu vực sông, tập trung đầu tư vào những lưu vực
sông chính, lồng ghép các hợp phần để tránh những nỗ lực nhỏ lẻ, sử dụng các biện
pháp công trình và phi công trình nhằm giảm tính dễ tổn thương đối với hiểm họa
thiên nhiên. Dự án được thiết kế với 5 hợp phần gồm có: Hợp phần 1: tăng cường
năng lực thể chế, hệ thống thông tin và lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai, hợp
phần 2: Tăng cường hệ thống dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo sớm thiên tai
có nguồn gốc khí tượng thủy văn, hợp phần 3: quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng. Hợp phần 4: Hỗ trợ đầu tư giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các TDA ưu tiên,
Hợp phần 5: Quản lý dự án.
Hiện nay đã có rất nhiều đề tài dự án, chương trình khoa học và các phần mềm tính
toán hỗ trợ việc thực hiện và quản lý tiến độ thi công xây dựng nói chung và công
trình thủy lợi nói riêng. Tuy nhiên các kết quả mới chỉ dùng ở lại ở góc độ vĩ mô
chưa đi sâu vào từng đặc thù công trình riêng biệt. Do đó việc thực hiện đề tài luận
văn có tiêu đề “Đề xuất giải pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án Quản lý thiên

tai WB5 tại Ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Nghệ An” là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu hướng tới chủ yếu là:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về tiến độ và công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án nói
chung.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng cho công trình Sửa chữa,
nâng cấp đảm bảm an toàn cho hồ chứa nước: Lách Bưởi thuộc dự án Quản lý thiên
tai WB5 do ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ xây dựng cho công trình
Sửa chữa, nâng cấp đảm bảm an toàn cho hồ chứa nước: Lách Bưởi thuộc dự án
Quản lý thiên tai WB5 do ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Tiến độ và công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng cho
hạng mục công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
+ Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng cho công trình
Sửa chữa, nâng cấp đảm bảm an toàn cho hồ chứa nước: Lách Bưởi thuộc dự án
Quản lý thiên tai WB5 do ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
+ Cách tiếp cận: tiếp cận các cơ sở lý thuyết về tiến độ và quản lý tiến độ thi công
xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về công tác
quản lý tiến độ công trình xây dựng.
+ Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả luận văn có sử

dụng tổng hợp các phương pháp sau đây: phương pháp tổng hợp, phân tích hệ
2


thống, phân tích định tính và định lượng, phương pháp so sánh, các phương pháp
thống kê kết hợp với khảo sát thực tế...
5. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận văn mang ý nghĩa thực tiễn như sau:
+ Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về lý thuyết công tác quản lý và điều khiển
tiến độ thi công xây dựng công trình.
+ Làm rõ thực trạng về các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tiến độ thi công
xây dựng công trình hạng mục của hồ chứa nước Lách Bưởi, thuộc dự án Quản lý
thiên tai WB5 thực hiện tại ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An.
+ Đề xuất đưa ra giải pháp về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình hạng
mục của hồ chứa nước Lách Bưởi, thuộc dự án Quản lý thiên tai WB5 thực hiện tại
ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An.
6. Kết quả đạt được
Đề tài luận văn đã đề xuất được giải pháp về quản lý tiến độ thi công xây dựng công
trình hạng mục của hồ chứa nước Lách Bưởi, thuộc dự án Quản lý thiên tai WB5
thực hiện tại ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An.

3


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.Thực trạng hiện nay và đánh giá về công tác quản lý và điều khiển tiến độ

thi công xây dựng tại Việt Nam
1.1.1. Thực trạng quản lý tiến độ thực hiện một số dự án hiện nay
Kế hoạch tiến độ thi công là phần văn bản rất quan trọng trong việc thiết kế tổ chức
thi công xây dựng công trình. Trong thời gian vừa qua, tiến độ thực hiện dự án đầu
tư xây dựng đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, song vẫn còn nhiều dự án bị chậm
tiến độ, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Theo báo
cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu năm 2014 tại công văn số
3114/BKHĐT-GSĐT ngày 22/5/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì hiện nay có
nước có 39.173 dự án được khởi công mới và đang hoàn thành (trong đó gồm các
dự án có nguồn vốn nhà nước trên 30%). Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ và Thủ
tướng chỉnh phủ thường xuyên có những chỉ đạo quyết liệt, song nhiều dự án vẫn
còn chậm tiến độ. Cụ thể năm 2014 có 2.869 dự án chậm tiến độ, chiếm 7,32% số
dự án thực hiện trong kỳ. Năm 2013 là 9,59% với 3.006 dự án chậm tiến độ. Các
nguyên nhân chậm tiến độ là do: công tác giải phóng mặt bằng (1.063 dự án, chiếm
2,71% số dự án thực hiện trong kỳ) do bố trí vốn không kịp thời (659 dự án, chiếm
1,68%) do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (248 dự án,
chiếm 0,63%) do thủ tục đầu tư (304 dự án, chiếm 0,78%) và do các nguyên nhân
khác (557 dự án, chiếm 1,42%) . Kết quả trong báo cáo cho thấy các dự án thực
hiện đầu tư trong năm 2014 phải điều chỉnh có 3.717 dự án chiếm 9,49% tổng số dự
án thực hiện trong kỳ.
Một số dự án bị chậm tiến độ nổi cộm được các phương tiện thông tin truyền thông
phản ánh trong thời gian vừa qua như:
+ Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: sau hơn 3 năm triển khai, tuyến đường
cao tốc có quy mô lớn nối Hà Nội đi thành phố Hà Phòng với tổng mức đầu tư gần
4


25.500 tỷ đồng mới thực hiện được hơn 20% khối lượng. Dù phải thông xe vào năm
2014, nhưng cho tới nay tuyến cao tốc thuộc loại hiện đại nhất Việt Nam vẫn khó
khăn bộn bề và gần như tất cả các gói thầu đều chưa đạt yêu cầu.


Hình 1.1 Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
(nguồn: Ảnh hiện trường năm 2016)
+ Dự án cầu Nhật Tân (huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) : công
trình trọng điểm quốc gia. Theo quyết định phê duyệt của Bộ GTVT, dự án cầu
Nhật Tân bắt đầu triển khai từ cuối năm 2007 và hoàn thành vào quý IV năm 2010.
Là dự án trọng điểm và được kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực giao thông cho cầu Thăng
Long, nhưng đến năm 2014 tất cả gói thầu đều bị chậm chễ trong việc giải phóng
mặt bằng hết gần 27 tháng của gói thầu thi công đường dẫn cầu Nhật Tân thuộc địa
phận huyện Đông Anh ( Hà Nội) khiến dự án này phải bổ sung chi phí hơn 150 tỷ
đồng cho nhà thầu Nhật Bản. Và số tiền này sẽ được cộng vào tổng mức đầu tư của
dự án.

5


+ Dự án Chung cư C7 Giảng Võ (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) : dự án do công
ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội – Hadinco làm chủ đầu tư. Dự án có
tổng mức đầu tư 91 tỷ đồng với quy mô 17 tầng. Chung cư được khởi công vào
tháng 5 năm 2009 và dự kiến bàn giao vào năm 2013, tuy nhiên tới năm 2015 thì dự
án mới được bàn giao.
+ Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh đi Trung Lương: chiều dài 39,8 km
đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố gồm : Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền
Giang được đưa vào khai thác sử dụng tạm thời từ ngày 3/2/2010. Tuy nhiên sau 9
tháng đưa vào hoạt động, tuyến đường nối Tân Tạo – Chợ Đệm có 14 đoạn với tổng
chiều dài 4,9 km bị lún, trong tổng số hơn 11 km của tuyến đường này. Đoạn lún
sâu nhất tới 32 cm.
+ Tại Ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An
(đơn vị đại diện chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Nghệ An) cũng có một số dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành bị chậm tiến độ.

Đơn cử như tại dự án đầu tư xây dựng mới hồ Khe Lãi tại huyện Quỳnh Lưu bị
chậm tiến độ khoảng 12 tháng, gây ra thiệt hại về chi phí do phải điều chỉnh tổng
mức đầu tư khoảng hơn 200 tỷ đồng. Hay như tại dự án đầu tư xây dựng cống Ba
Ra ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bị chậm tiến độ do khâu khảo sát, thiết kế sai
và nguồn vốn chậm, dẫn tới phải điều chỉnh tổng mức đầu tư gây thiệt hại hàng
trăm tỷ đồng.
1.1.2. Đánh giá hiện trạng công tác lập kế hoạch tiến độ thi công hiện nay
Ở nước ta hiện nay, việc lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình còn sơ
sài, chưa chặt chẽ, phụ thuộc vào nhiều nhà thầu. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng cũng có quan tâm nhưng một số doanh nghiệp xây dựng vẫn có
khuýnh hướng coi trọng sản xuất xem thường quản lý, coi trọng giá trị sản lượng
xem nhẹ hiệu quả, quan tâm tới tiến độ, giá rẻ bỏ mặc chất lượng. Để được thắng
thầu, một số doanh nghiệp đã cố tính lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng có thời

6


gian càng ngắn càng tốt mà không hoặc ít chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng tác động
như về năng lực về tài chính, về máy móc thiết bị và về tiền vốn, công nghệ xây
dựng. Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của hồ sơ thiết kế tổ chức thi
công, đến chất lượng của hồ sơ dự thầu.
Bên cạnh đó, những công trình có chuẩn bị cũng chỉ có tiến độ thi công và một số
bản vẽ trình bày một vài biện pháp thi công nhưng cũng sơ sài và chỉ có tác dụng
tượng trưng. Các quyết định về công nghệ hầu như phó mặc cho các cán bộ thi công
phụ trách công trình, cán bộ thi công này cùng lúc làm hai nhiệm vụ vừa là người
thiết kế công nghệ, vừa là người tổ chức sản xuất. Đối với những công trình quy mô
lớn và phức tạp thì ngay cả những cán bộ giàu kinh nghiệm và năng lực cũng không
thể làm tròn cả 2 nhiệm vụ đó, công việc xây dựng sẽ tiến hành một cách tự phát,
do đó dễ xảy ra những lãng phí lớn về sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị,
đặc biệt dẫn đến kéo dài thời gian thi công và làm tăng chi phí một cách vô lý. Quy

trình công nghệ xây dựng còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ hoàn thiện, không theo
nguyên tắc . Việc tổ chức thi công bố trí còn thiếu sót, lộn xộn, không khoa học gây
ra tình trạng công nhân phải làm thêm giờ, năng suất thấp, chất lượng không đều do
đó tiến độ thường bị chậm, công tác quản lý kém và giá thành xây dựng biến động.
Ngoài ra công tác đánh giá và phê duyệt các phương án tiến độ xây dựng còn tùy
tiện, theo chủ quan của nhà thầu và các cơ quan đầu tư, cơ quan cấp vốn.
Có thể thấy, thời gian thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả đầu tư, phục vụ cho sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Tình trạng
chậm tiến độ diễn ra phổ biến, thậm chí công trình hoàn thành theo đúng kế hoạch
chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhất là nhóm công trình sử dụng nguồn vốn Nhà nước.
Mới đây tại hội nghị về công tác xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải,
cục quản lý xây dựng chất lượng công trình giao thông đã kể tới hàng loạt dự án
trọng điểm quốc gia treen địa bàn thủ đô bị chậm tiến độ như cao tốc Nội Bài – Lào
Cai, Hà Nội – Hải Phòng, cầu Nhật Tân, đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa
đạt được kết quả thống nhất trong công tác giải phóng mặt bằng. Đây là nguyên

7


nhân chính gây ra chậm tiến độ dự án. Các dự án chậm tiến độ do Bộ Giao thông
vận tải làm chủ đầu tư đã phải đền bù cho nhà thầu nước ngoài. Điển hình dự án cầu
Nhật Tân bị chậm tiến độ giải phóng mặt bằng mà phải đền bù 200 tỷ đồng.
Việc chậm trễ trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chi phí. Phần lớn các
dự án bị chậm tiến độ đều làm tăng chi phí, thậm chí tăng đến 20%-30% tổng mức
đầu tư. Chậm bàn giao đưa công trình vào khai thác, vận hành còn có nghĩa là vốn
đầu tư bị ứ đọng, quy vòng chậm gây ra thiệt hài cho nhà thầu, chủ đầu tư, nhà nước
và xã hội. Trong chừng mức nhất định, không đảm bảo đúng tiến độ còn có nghĩa là
chất lượng của một số phần việc không đảm bảo. Do đó không thể xem nhẹ công
tác lập kế hoạch tiến độ thi công. Kế hoạch tiến độ thi công cần lập sát với tình hình
thực tế, phù hợp với kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu. Bên cạnh đó việc lập kế

hoạch tiến độ xây dựng cần chú ý tới các công việc được thực hiện theo quy trình
kỹ thuật hợp lý, tuân thủ các nguyên tắc và phải được kiểm soát.
1.1.3. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án xây dựng
công trình hiện nay
1.1.3.1. Những tồn tại trong khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, lập dự án khả thi
Một số dự án không có quy hoạch hoặc quy hoạch chất lượng thấp, khảo sát thiết kế
không tốt, sai sót về khối lượng công trình lớn, trong quá trình thi công phải sửa
đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình. Một số
dự án việc quy hoạch vĩ mô chậm chễ hơn so với đà phát triển của cả nước hoặc quy
mô vĩ mô bị sai hỏng không phù hợp hoặc thay đổi liên tục đều là nguyên nhân dẫn
tới chi phí tăng, kéo dài thời gian thực hiện kế hoạch tiến độ xây dựng.
Khâu thiết kế hiện nay có điểm yếu là tính chuyên nghiệp không cao, trình độ nhân
viên thấp từ đó dẫn đến các giải pháp kỹ thuật thiết kế không đúng, không hợp lý
làm ảnh hưởng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình, những
giải pháp cho tổng công trình thiếu cụ thể, thiết kế sơ sài, không sát với thực tế nên
giá thành công trình nhiều khi không kiểm soát được. Nhiều dự án lập phương án

8


khả thi chỉ nêu lên 1 phương án gọi là cho có và hết sức sơ sài không có phân tích
so sánh gì.
1.1.3.2. Những tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
Tình trạng phê duyệt lại nhiều lần và khá phổ biến hiện nay, thậm chí một số dự án
được phê duyệt, điều chỉnh sau khi đã hoàn thành quá trình xây dựng. Thực chất là
hợp pháp hóa các thủ tục thanh quyết toán khối lượng phát sinh điều chỉnh. Điều
hình như dự án mở rộng nhà máy đường Quảng Ngãi không thực hiện khảo sát,
thiết kế, lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà sau khi bàn giao đã
vào sử dụng mới xin phê duyệt, vi phạm nghiệm trọng quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng.

1.1.3.3. Những tồn tại trong khâu kế hoạch hóa đầu tư
Trong những năm qua, mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng tình trạng đầu tư dàn trải
trong bố trí kế hoạch của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc
phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây thất thoát và lãng phí
lớn, dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp nhưng chậm được khắc phục.
Việc bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước còn dàn trải thiếu tập trung, số
lượng các dự án năm sau lớn hơn năm trước là điểm yếu và lắp đi lặp lại nhiều năm
nay. Do đó số dự án tích tụ lại quá lớn, vượt qua khả năng cân đối của ngân sách và
của nền kinh tế nói chung.
Việc bố trí các dự án dàn trải còn thể hiện ở bình quân vốn bố tri cho các dự án qua
các năm có xu hướng giảm dần. Việc phân cấp quản lý trong quản lý đầu tư là phù
hợp nhưng việc bám sát ở nhiều địa phương để đầu tư tập trung có trọng điểm chưa
có kết quả rõ rệt.
1.1.3.4. Những tồn tại trong khâu tổ chức thực hiện và nghiệm thu thanh toán

9


Tiến độ xây dựng công trình chậm dẫn ra phổ biến ở nhiều dự án, theo tổng kết của
cơ quan thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư xây dựng thì có tới hơn một nửa
các dự án thanh tra kiểm tra bị chậm tiến độ.
Bên cạnh đó công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán,
hoàn toàn là bản sao của thiết kế, hình thức dẫn tới khối lượng nghiệm thu không
đúng với thực tế thi công. Vậy để hạn chế những tồn tại từ khâu quy hoạch, lập dự
án đến khâu nghiệm thu thanh toán để dự án xây dựng hoàn thành đúng tiến độ. Các
cơ quan chuyên môn về quản lý xây dựng nhà nước cần nâng cao hơn nữa trách
nhiệm của mình trong công tác quản lý dự án đầu tư, công tác đền bù giải phóng
mặt bằng nơi thực hiện dự án. Nâng cao chất lượng việc lựa chọn nhà thầu tham gia
từ khâu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát đến nhà thầu thi công xây dựng. Lựa chọn
được nhà thầu xây lắp có đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật, tài chính để có thể

đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu đặt ra. Đưa ra những chế tài phù hợp với các
trường hợp để xảy ra tình trạng chậm tiến độ hoàn thành các dự án. Có thể xử phạt
đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm cố ý kéo dài thời gian hoàn thành
công trình nhằm trục lợi. Mục tiêu hoàn thành dự án theo kế hoạch tiến độ được coi
trọng nhưng chất lượng công trình cần được coi trọng hơn nữa. Nếu tiến độ hoàn
thành vượt kế hoạch mà chất lượng không đảm bảo thì thà đảm bảo chất lượng mà
chậm tiến độ còn tốt hơn. Chính vì vậy mà chất lượng của công tác lập kế hoạch
tiến độ thi công cho dự án hiện nay cần được sự quan tâm đúng mức hơn nữa.
1.2 Các phương pháp, hình thức lập tiến độ thi công
Ở dạng sơ đồ, kế hoạch tiến độ được thể hiện dưới ba hình thức sau đây:
a/ Sơ đồ ngang:
Mô hình kế hoạch tiến độ ngang do nhà khoa học Gantt đề xướng năm 1917, là kỹ
thuật quản trị tiến trình và thời gian thực hiện công việc của dự án, trên đó công
việc được biểu diễn bằng những đoạn thẳng nằm ngang, có độ dài nhất định, chỉ
thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc công việc khi tổ chức các

10


công việc theo trình tự công nghệ nhất định. Hình 1.1 dưới đây là một ví dụ về thể
hiện tiến độ theo sơ đồ ngang.

Hình 1.2 Mô hình kế hoạch tiến độ ngang
(Nguồn: Giáo trình Tổ chức thi công – GS.TS Nguyễn Huy Thanh)
Ưu điểm:
+ Dễ thiết lập, làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện các
công tác;
+ Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc.
Nhược điểm:
+ Không thể hiện được mối liên hệ giữa các công tác, không phản ánh rõ quy trình

công nghệ. Trong dự án có nhiều công tác thì nhược điểm này thể hiện rất rõ.
Tuy vậy, sơ đồ ngang được ứng dụng nhiều trong xây dựng để thể hiện tiến độ thực
hiện dự án, tiến độ thực hiện từng công việc, tổng tiến độ thi công công trình với dự
án có quy mô nhỏ, không phúc tạp. [7]
b/ Sơ đồ xiên

11


Hình 1.3 Mô hình kế hoạch tiến độ xiên thể hiện tiến độ
(Nguồn: Giáo trình Tổ chức thi công – GS.TS Nguyễn Huy Thanh)
Sơ đồ xiên là kỹ thuật quản trị tiến trình và thời gian các hoạt động (công việc) của
dự án trên trục tọa độ hai chiều trong đó trục hoành biểu diễn thời gian thực hiện
công việc, trục trung biểu diễn không gian tiến hành công việc, các khoảng không
gian này chính là các bộ phận nhỏ của đối tượng xây lắp (khu vực, đợi, phân đoạn
công tác...) công việc được biểu diễn bằng một đường xiên riêng biệt.
Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ thuộc vào tính chất công việc và
sơ đồ tổ chức thi công. Về nguyên tắc các đường xiên không được cắt nhau, trừ
trường hợp là các công việc độc lập với nhau về công nghệ và không gian thực hiện.
Hình 1.2 là một ví dụ thể hiện tiến độ theo sơ đồ xiên.
Ưu điểm:
+ Thể hiện được diễn biến công việc cả trong không gian và thời gian nên có tính
trực quan cao.
+ Thích hợp với các công trình có nhiều hạng mục giống nhau, mức độ lặp lại của
các công việc cao. Đặc biệt thích hợp với các công tác có thể tổ chức thi công dây
chuyền.

12



Nhược điểm:
+ Là loại mô hình điều hành tĩnh, nếu khối lượng công việc nhiều và tốc độ thi công
không đều thì mô hình trở nên rối và mất đi tính trực quan, không thích hợp với
những công trình phức tạp
+ Sơ đồ xiên được ứng dụng phần lớn là cho các qua trình được chuyên môn hóa và
tổ chức theo dây chuyền. Dạng khuyếch đại của SĐX (gọi là dây chuyền liên hợp)
được dùng khi lập tiến độ thực hiện dự án trong thành phần hồ sơ dự án. [7]
c/ Sơ đồ mạng
Mô hình mạng lưới là một đồ thị có hướng biểu diễn trình tự thực hiện tất cả các
công việc, mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa chúng, nó phản ánh tính quy luật của
công nghệ sản xuát và các giải pháp được sử dụng để thực hiện chương trình nhằm
mục tiêu đề ra.
Một quá trình sản xuất xây dựng gồm nhiều quá trình thành phần hay công việc xây
lắp. Do tính chất công nghệ hoặc do yêu cầu tổ chức mà các công việc này có liên
quan mật thiết tới nhau, phản ánh qua các mối liên hệ giữa các thời điểm bắt đầu
hoặc kết thúc của chúng. Nếu liên kết chung đúng với mối quan hệ vốn có đó của
chúng thì cả quá trình thi công sẽ được biểu diễn bằng một mô hình có dạng như
mạng lưới, trong đó gồm có nhiều công việc, liên kết với nhau, có hướng phát triển
được biểu diễn bằng mũi tên theo chiều đi từ sự kiện bắt đầu đến sự kiện kết thúc.
Đó là một đồ thị có hướng.
Sơ đồ mạng lưới dùng trong xây dựng được phân thành nhiều loại căn cứ vào nhiều
dấu hiệu khác nhau như:
Theo liên hệ với trục thời gian, người ta phân biệt sơ đồ mạng lưới theo tỷ lệ thời
gian và sơ đồ mạng lưới tự do.
Sơ đồ mạng lưới theo tỷ lệ thời gian là loại sơ đồ trong đó thời hạn bắt đầu và kết
thúc của các công việc được xác định một cách chính xác trên trục thời gian. Như
13


vậy trong dạng cổ điển, độ dài mũi tên biểu thị công việc nào sẽ bằng số đơn vị thời

gian thực hiện công việc đó, mà số thời gian này được xác định trên trục thời gian
được lấy làm căn cứ để thiết lập sơ đồ mạng.
Sơ đồ mạng lưới tự do là loại sơ đồ được vẽ một cách tự do, độ dài các mũi tên thể
hiện công việc không bị gò ép bởi một tỷ lệ nào cả, miễn là cho thấy một mạng lưới
rõ ràng dễ đọc, dễ thể hiện quá trình sản xuất đúng các quy trình kỹ thuật và yêu cầu
tổ chức.
Theo đối tượng thể hiện hay sản phẩm của quá trình sản xuất, phân biệt sơ đồ mạng
lưới một mục tiêu và sơ đồ mạng lưới đa mục tiêu
Sơ đồ mạng lưới một mục tiêu là loại sơ đồ thể hiện tiến độ thi công mà kết quả
cuối cùng là một sản phẩm được bàn giao một lần trọn vẹn. Đây là loại thường
dùng, thường lập nhất trong thi công xây dựng. Nó có thể thu được khi lập tiến độ
thi công một bộ phận công trình hay tổng tiến độ thi công một công trình.
Sơ đồ mạng lưới đa mục tiêu có nhiều sản phẩm được bàn giao vào các thời kỳ khác
nhau trong quá trình thi công. Loại sơ đồ mạng lưới này được thiết lập cho trường
hợp thi công liên hợp nhà và công trình có chia làm nhiều đợt xây dựng và bàn giao
đưa vào sử dụng.
Sơ đồ mạng lưới mũi tên công việc, là loại sơ đồ trong đó người ta dùng mũi tên để
thể hiện công việc, tại các điểm đầu và điểm cuối mũi tên thì biểu diễn bằng vòng
tròn thể hiện sự bắt đầu và kết thúc công việc.
Theo tính chất số liệu ban đầu để phân biệt 2 loại là mạng tiền định và mạng ngẫu
nhiên.
Sơ đồ mạng lưới tiền định là loại mạng lưới trong đó thời gian hoàn thành từng
công việc được coi như cố định và được tính toán trước. Còn sơ đồ mạng lưới ngẫu
nhiên là loại mạng có thời hạn thực hiện từng công việc được coi là những đại
lượng ngẫu nhiên, có giá trị trung bình và phương sai nhất định.

14


Mạng tiền định được sử dụng ngay từ lúc khởi thủy của phương pháp sơ đồ mạng

lưới, có tên gọi là phương pháp đường găng, viết là CPM ( viết tắt của từ tiếng Anh
là Critical Parth Method) thuật toán được tác nghiệp trên mạng mũi tên công việc.
Cũng vì vậy mà nhiều khi loại mạng mũi tên, công việc còn được gọi là mạng CPM.
Mạng ngẫu nhiên gắn với một phương pháp tính đặc trưng có tên gọi là kỹ thuật
ước lượng và đánh giá chương trình, viết tắt là PERT (tiếng Anh là Program
Evaluation Review Technic). Vì vậy các mạng ngẫu nhiên thường được gọi là mạng
PERT và ngược lại khi nói đến PERT được hiểu là mạng ngẫu nhiên.[8]
1.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Quản lý tiến độ thi công là tổ hợp các hoạt động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất
được thực hiện đúng kế hoạch về trình tự và thời gian.
Các hoạt động đó bao gồm lập tiến độ, tổ chức quá trình sản xuất theo tiến độ và
kiểm soát tiến độ thực hiện các quá trình sản xuất.
1.3.1. Lập tiến độ thi công xây dựng công trình sau khi trúng thầu
1.3.1.1. Các nguyên tắc lập tiến độ
Tiến độ được lập trên nguyên tắc sau:
Tiên tiến về khoa học: Cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các phương
pháp tổ chức lao động khoa học, tổ chức thi công theo dây chuyền
Kỹ thuật, chất lượng: Nội dung tiến độ thi công phải bao quát được cấc yêu cầu về
kỹ thuật thi công, công việc và trình tự thực hiện chúng phải được xác định theo
đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, lao động, vật liệu xây dựng và xe máy để thực
hiện các quá trình phải được bố trí, cung cấp một cách kịp thời, đảm bảo về yêu cầu
công nghệ - kỹ thuật thi công cũng như về điều kiện yêu cầu kiểm tra và nghiệm
thu.

15


Chính xác và khả thi: Các công việc được bóc tách đầy đủ chính xác các đặc trưng
như khối lượng và nhu cầu về các loại nguồn lực. Các định mức kỹ thuật phải thực
tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thi công cụ thể, đáng tin cậy.

Hiệu quả kinh tế: Tiến độ phải mang lại hiệu quả tài chính cụ thể cho nhà thầu thi
công nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, phân chia và phối hợp tốt các quá trình sản
xuất.
An toàn: Tiến độ lập ra phải đảm bảo an toàn trong quá trình thi công .
Sơ đồ lập ra phải linh động, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tác nghiệp: Sơ đồ phải mạch lạc nội
dung tiến độ, hình thức đơn giản thuận tiện cho người thi công dễ theo dõi và thực
hiện.
Sử dụng tài nguyên thi công điều hòa. [7];[8]
1.3.1.2. Căn cứ lập kế hoạch tiến độ
Kế hoạch tiến độ được lập dựa trên:
- Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật – thi công, thiết kế bản vẽ thi công, sô liệu về khao sát
- Tiến độ thi công theo hợp đồng đã ký.
- Hồ sơ dự thầu và kế hoạch tiến độ tham gia dự thầu, kế hoạch phối hợp cúa các
đơn vị tham gia thi công và cung ứng vật tư. máy móc, thiết bị cho công trình
- Hợp đồng xây dựng và các điểu kiện cam kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư hoặc với
thầu chính.
- Tiên lượng, dự toán thi công, tổng dư toán thi công đã duyệt (hay giá hợp đồng thi
công);
- Thời hạn thi cóng đã được không chế: Quy định thời gian khởi công và hoàn
thành;

16


- Các nguồn cung cấp và khả nãng cung cấp, điểu kiện sử dụng nguồn lực, phương
án thi công các công tác chú yếu của nhà thầu;
- Các quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn, chế độ, định mức, năng lực của đơn vị
xây dưng.
- Năng lực của chính nhà thầu và các thầu phụ (nếu có)
1.3.1.3. Mô hình lập và thể hiện kế hoạch tiến độ

Mô hình kế hoạc tiến độ là một biểu kế hoạch trong đó quy định trình tự và thời
gian thực hiện các công việc, các quá trình hoặc hạng mục công trình cùng những
yêu cầu về các nguồn tài nguyên và thứ tự dùng chúng đề thực hiện các nhiệm vụ kế
hoạch đưa ra.
Tùy theo yêu cầu, nội dung và cách thể hiện có 4 loại mô hình kế hoạch tiến độ như
sau:
- Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số: Dùng để lập kế hoạch đầu tư và thi công dài
hạn trong các dự án
+ Phần 1: Trình bày thứ tự và tên gọi các hạng mục đầu tư cùng giá trị công tác
tương ứng
+ Phần 2: Dùng các con số để chỉ sự phân bố vốn tài nguyên dùng để xây dựng các
hạng mục theo thời gian. Phần này quy ước tử số là tổng giá trị đầu tư các hạng
mục, mẫu là phần giá trị xây dựng.
+ Phần 3: Tổng hợp vốn đầu tư cho các khoảng thời gian và toàn bộ kế hoạch
- Sơ đồ ngang: Dùng các đường thẳng nằm ngang để mô tả tiến trình thực hiện các
công việc

17


×