Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nâng cao năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại huyện Sơn Động,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một
chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình cấp bằng nào
khác.Và công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi, không sao chép từ bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ninh

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: ” Nâng cao năng lực
quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” được hoàn
thành với sự giúp đỡ của Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc
Giang cùng các thầy cô trường Đại học Thuỷ lợi đã hết lòng giúp đỡ cho học viên
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Mạnh và TS. Dương
Đức Toàn đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong tiếp tục nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Ninh

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................. vii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ..... TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................................................................. 3
1.1 Khái quát chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..................3
1.2 Tình hình chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam ................7
1.2.1 Công tác quản lý chất lượng công trình ..................................................................7
1.2.2 Công tác quản lý tiến độ .......................................................................................12
1.2.3 Công tác quản lý khối lượng thi công công trình .................................................13
1.2.4 Công tác quản lý an toàn lao động .......................................................................14
1.2.5 Công tác quản lý môi trường trong xây dựng .......................................................18
1.3 Tình hình chung về công tác quản lý các dự án 30a ở Việt Nam ............................19
Kết luận chương 1 .........................................................................................................24
CHƯƠNG 2 ......... CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ......................................................................... 25
2.1 Quy định của pháp luật về công tác quản lý dự án ..................................................25
2.2 Các mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình..........................................29

2.2.1 Mô hình quản lý dự án xây dựng căn cứ vào trách nhiệm và quyền hạn về quản lý
và điều hành dự án .........................................................................................................29
2.2.2 Mô hình quản lý dự án xây dựng căn cứ vào vai trò và trách nhiệm của người
lãnh đạo dự án................................................................................................................32
2.3 Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý dự án 30a .................39
2.3.1 Vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây
dựng

...................................................................................................................39

2.3.2 Vai trò, trách nhiệm của Chủ đầu tư .....................................................................42
2.3.3 Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư
...................................................................................................................44
2.3.4 Vai trò, trách nhiệm của đơn vị tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư xây dựng ........45
iii


2.3.5 Vai trò, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng ........................................... 45
2.3.6 Vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán đầu tư xây
dựng công trình ............................................................................................................. 47
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án 30a ......................................... 48
2.4.1 Nguồn nhân lực cho quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................................ 48
2.4.2 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng ......... 49
2.4.3 Sự phối hợp giữa các Ban, ngành và địa phương có liên quan đến quản lý dự án
đầu tư xây dựng ............................................................................................................. 50
2.4.4 Các yếu tố điều kiện tự nhiên môi trường kinh tế - xã hội ................................... 52
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 30a TẠI HUYỆN SƠN
ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG ....................................................................................... 54

3.1 Giới thiệu chung về Chương trình 30a tại huyện Sơn Động ................................... 54
3.2 Thực trạng về năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình 30a của
huyện Sơn Động ............................................................................................................ 57
3.2.1 Công tác quản lý chất lượng ................................................................................. 57
3.2.2 Công tác quản lý tiến độ ....................................................................................... 59
3.2.3 Công tác quản lý khối lượng thi công .................................................................. 61
3.2.4 Công tác quản lý an toàn lao động ....................................................................... 64
3.2.5 Công tác quản lý môi trường xây dựng ................................................................ 65
3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng công
trình 30a ......................................................................................................................... 65
3.3.1 Đặc điểm các công trình xây dựng thuộc dự án 30a ở huyện Sơn Động ............. 65
3.3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các dự án 30a ............... 66
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Vòng đời của dự án..........................................................................................5
Hình 1.2. Vụ sập giàn giáo tại Formusa Hà Tĩnh 2015 .................................................16
Hình 1.3. Trường THPT Cù Huy Cận, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh [23] ...............20
Hình 1.4. Thi công đường bê tông ở Nghệ An ..............................................................20
Hình 2.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án [19]...........................................30
Hình 2.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án [19] .....................................................31
Hình 2.3. Mô hình chìa khóa trao tay [20] ...................................................................32
Hình 2.4. Mô hình Ban quản lý dự án tổ chức quản lý dự án theo các bộ phân chức
năng [19] ........................................................................................................................33
Hình 2.5. Mô hình Ban quản lý dự án tổ chức quản lý dự án theo kết cấu tổ chức dạng

dự án [20].......................................................................................................................35
Hình 2.6. Mô hình Ban QLDA tổ chức quản lý dự án theo kết cấu tổ chức dạng ma
trận [21] .........................................................................................................................37
Hình 2.7. Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia dự án đầu tư xây dựng [19] ............51
Hình 3.1. Công tác thi công kênh dẫn Huyện Sơn Động ..............................................58
Hình 3.2. Công tác giải phóng mặt bằng thi công kênh dẫn tại Huyện Sơn Động .......60
Hình 3.3.. Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ Chương trình 30a của Chính phủ
trên địa bàn Huyện từ năm 2011- 2015 .........................................................................61
Hình 3.4. Cán bộ Ban kiểm tra khối lượng thi công nhà văn hóa thôn Thanh Trà, xã Lệ
Viễn, huyện Sơn Động ..................................................................................................62
Hình 3.5. Thi công công trình dân dụng trên địa bàn Huyện Sơn Động .......................64
Hình 3.6. Cơ cấu bộ máy tổ chức đề xuất của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình 30a huyện Sơn Động .............................................................................................71
Hình 3.7. Quy trình giám sát để quản lý khối lượng thi công công trình......................72
Hình 3.8. Quy trình quản lý an toàn lao động trên công trường ...................................75
Hình 3.9. Quy trình quản lý môi trường trong xây dựng ..............................................81

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mục tiêu cụ thể của Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a [5] ..... 21
Bảng 2.1. Các văn bản quy định về xây dựng công trình ............................................. 27
Bảng 3.1. Nhu cầu số lượng cán bộ tập huấn trong các năm 2020 - 2025.................... 68

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Từ viết tắt


Từ viết đầy đủ

BQLDA

Ban quản lý dự án

BT

Bồi thường

CĐT

Chủ đầu tư

ĐTXDCT

Đầu tư xây dựng công trình

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất


TMĐT

Tổng mức đầu tư

TVGS

Tư vấn giám sát

TKBVTC

Thiết kế bản vẽ thi công

BC KT – KT

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

vii



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài
Sơn Động là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, trong những năm vừa qua Đảng,
Chính phủ ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách đặc thù cho huyện nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương; đặc biệt là Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, đây là
một chương trình phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự
chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, các dân tộc
thiểu số ở 62 huyện nghèo trong cả nước, sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với
các huyện khác trong khu vực.
Từ năm 2008 đến nay bằng nguồn vốn 30a huyện Sơn Động đã đầu tư được 101 dự án
công trình, nhưng dự án chưa phát huy được hiệu quả vì trong 101 dự án công trình
này có 07 công trình chậm tiến độ, 03 công trình xuống cấp hư hỏng nặng, 05 công
trình không phát huy hết công năng sử dụng như trong hồ sơ thiết kế.
Vì vậy, việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp về việc tổ chức thực hiện, nhằm phát
huy hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng là một công tác quan trọng và hết sức cần
thiết đối với huyện Sơn Động.
Xuất phát từ các vấn đề đó cùng với sự đồng ý của khoa Công trình trường đại học
Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của thầy TS. Đinh Thế Mạnh, TS
Dương Đức Toàn tác giả đã lựa chọn luận văn: “Nâng cao năng lực quản lý các dự án
đầu tư xây dựng tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn
Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng kết và đánh giá thực trạng về công tác quản lý dự án các công trình xây dựng và
công trình 30a ở Việt Nam để đề xuất các giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện để
tăng cường hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 30a trên
địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

1



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng lực quản lý
các dự án đầu tư xây dựng tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực quản lý các dự
án đầu tư xây dựng công trình 30a tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết: Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các quy định của Pháp luật trong công tác quản
lý dự án.
Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: xem xét các yếu tố phát triển khi nghiên cứu
đề tài gồm các lĩnh vực kinh tế xã hội, môi trường, sinh thái…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến công tác quản lý dự án các loại công
trình xây dựng nói chung và công trình 30a nói riêng ở Việt Nam;
Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1

Khái quát chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


Quản lý dự án (QLDA) được hiểu là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn
lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành
đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt
nhất cho phép [1].
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực
hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát
các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn
lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động
thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu hiện dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc
theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao
động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai
đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập trình lịch cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi
nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù
hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện,
báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình
thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ
cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án.
Về vai trò của công tác QLDA, tác giả Lê Văn Thịnh cho rằng quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình có ba vai trò quan trọng xuyên suất vòng đời của dự án: (1) Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công trình lớn,
phức tạp; (2) - Áp dụng các phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết
3


hệ thống mục tiêu dự án; (3) - Quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng
của các nhân tài chuyên ngành. Ngoài ra, tác giả này cũng cho biết vòng đời của dự án
(Project life cycle) gồm 4 giai đoạn: hình thành, phát triển, thực hiện – quản lý và kết

thúc dự án.
Giai đoạn hình thành dự án có các công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu,
xác định quy mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định
các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;
Giai đoạn phát triển: Xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực,
kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu cầu chất lượng, phê duyệt
dự án;
Giai đoạn thực hiện (hay giai đoạn triển khai): Thông tin tuyên truyền, thiết kế quy
hoạch và kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, đấu thầu xây dựng và tổ chức thi
công xây dựng, quản lý và kiểm soát;
Giai đoạn kết thúc: Hoàn thành công việc xây dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành
thử công trình, giải thể nhân viên, kiểm toán và tất toán.
Các thành phần tham gia dự án là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan, hoặc là
những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: Chủ đầu
tư, Nhà tài trợ hoặc người cung cấp tài chính, Ban quản lý dự án, Khách hàng, Nhà
thầu chính và các nhà thầu phụ, Các nhà cung ứng, Cơ quan quản lý nhà nước, Nhân
dân địa phương, Nhà bảo hiểm,….

4


Hình 1.1. Vòng đời của dự án
Về nội dung của công tác QLDA, nghiên cứu của TS. Từ Quang Phương [19] đã chỉ ra
rằng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện thực hiện bảy
nội dung cơ bản. Một là quản lý kế hoạch dự án, quản lý mục tiêu, tính khả thi của dự
án, các tác động tích cực và tiêu cực của dự án, lập dự án, xây dựng quy trình xin phê
duyệt, thực hiện các quy trình thiết kế, đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu tư vấn, thi công
.... Hai là quản lý chi phí và nguồn lực bao gồm công việc quản lý nguồn tài chính cho
dự án, loại chi phí, thời gian cần sử dụng, giá trị, các phương án chi phí, số vốn lưu
động, thời gian trả lãi... đồng thời quản lý nhân sự, máy móc, công nghệ, thông tin, các

đối tác hỗ trợ ... Ba là quản lý tiến độ như cơ cấu tổ chức, quản lý, cơ chế QLDA, chế
độ lương, thưởng, phạt, tiến độ theo kế hoạch. Bốn là quản lý hợp đồng bao gồm quản
lý phương thức và nội dung hợp đồng, đàm phán, ký kết hợp đồng, tính chất và các
tình huống xảy ra, phương thức thanh toán. Năm là quản lý thi công xây lắp bao gồm:
quản lý chất lượng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng,
quản lý an toàn lao động, quản lý tác động môi trường. Sáu là quản lý rủi ro của dự án

5


bao gồm: Phân tích độ nhạy cảm và khả năng rủi ro, tính điểm hòa vốn, các yếu tố tác
động đến điểm hòa vốn, tính giá trị kỳ vọng, lập danh sách các phương án lựa chọn khi
có rủi ro. Bảy là quản lý vận hành dự án bao gồm: Phương thức quản lý, cơ cấu quản
lý, chi phí vận hành, quản lý, bảo hành, bảo trì, các công nghệ vận hành mới.
Về nhiệm vụ của công tác quản lý dự án, TS.Nguyễn Tấn Bình [16] cho rằng để dự án
thành công và hiệu quả, công tác QLDA phải thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là
nhiệm vụ quản lý về phía Nhà nước và nhiệm vụ quản lý của các đơn vị cơ sở.
Đối với nhiệm vụ quản lý về phía Nhà nước: (1) Xây dựng các chiến lược phát triển,
kế hoạch định hướng; cung cấp thông tin, dự báo để hướng dẫn đầu tư. Xây dựng kế
hoạch định hướng cho các địa phương làm cơ sở hướng dẫn đầu tư cho các nhà đầu tư.
(2) Xây dựng luật pháp: quy chế và các chính sách quản lý đầu tư như luật xây dựng,
luật thuế, luật đầu tư, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai, luật đấu thầu... (3) Tạo môi
trường kinh tế thuận lợi và quy định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư thông
qua các kế hoạch định hướng, dự báo thông tin, luật pháp và chính sách đầu tư. (4)
Điều hoà thu nhập giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, người lao động và các
lực lượng dịch vụ, tư vấn, thiết kế... phục vụ đầu tư. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng
đối với người lao động trong lĩnh vực thực hiện đầu tư. Tổ chức các doanh nghiệp Nhà
nước để tham gia điều tiết thị trường và thực hiện đầu tư vào lĩnh vực chỉ có Nhà nước
mới đảm nhiệm. Xây dựng chính sách cán bộ lĩnh vực đầu tư, quy định chức danh và
tiêu chuẩn cán bộ; quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và xử lý vấn đề cán bộ thuộc

thẩm quyền Nhà nước. (5) Thực hiện sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt
động đầu tư, chống các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư. (6) Đảm bảo đáp ứng đòi hỏi
phát triển của đất nước theo đường lối mà các Đại hội Đảng đã vạch ra, chuyển biến
nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
một cách hợp lý. (7) Vận dụng kinh nghiệm của các nước vào hoàn cảnh Việt Nam để
xây dựng luật lệ, thể chế và phương thức quản lý đầu tư phù hợp với yêu cầu của quản
lý nền kinh tế nói chung và mở rộng quan hệ với các nước khác trong lĩnh vực đầu tư.
(8) Đề ra các giải pháp quản lý sử dụng vốn cấp phát cho đầu tư từ ngân sách, từ khâu
xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, quy hoạch, thiết kế và thi công xây lắp
công trình. (9) Quản lý việc sử dụng các nguồn vốn khác để có các biện pháp thích

6


hợp nhằm đảm bảo sự cân đối tổng thể toàn bộ nền kinh tế. (10) Đề ra các biện pháp
nhằm đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu
dùng và an toàn cho xã hội. (11) Quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư từ khi bỏ vốn đến
khi thanh lý các tài sản do đầu tư tạo ra.
Đối với nhiệm vụ quản lý của các đơn vị cơ sở: (1) Tổ chức thực hiện từng công cuộc
đầu tư cụ thể của đơn vị theo dự án đã được duyệt thông qua các hợp đồng ký kết với
các đơn vị có liên quan theo pháp luật hiện hành. (2) Quản lý sử dụng nguồn vốn đầu
tư từ khi lập dự án, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư theo yêu cầu đề ra
trong dự án được duyệt. (3) Quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí của hoạt động đầu
tư ở từng giai đoạn khác nhau, từng hoạt động khác nhau của dự án và toàn bộ dự án.
(4) Quản lý đầu tư về phía Nhà nước và về phía các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
cần được phân biệt cho rõ nhằm tránh tình trạng Nhà nước vừa là trọng tài vừa là
người thực hiện.
Như vậy, để nâng cao năng lực QLDA đầu tư xây dựng công trình (XDCT), các cơ
quan QLDA phải nâng cao năng lực ở từng khâu trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Cụ thể là : công tác quản lý chất lượng, công tác quản lý tiến độ, công tác quản lý khối

lượng thi công công trình, công tác quản lý an toàn lao động trên công trường xây
dựng và công tác quản lý môi trường xây dựng.
1.2

Tình hình chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam

1.2.1 Công tác quản lý chất lượng công trình
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn
khá phổ biến nhưng chậm được khắc phục. Chất lượng một số công trình xây dựng
còn thấp, hoặc có sự cố về chất lượng. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại một số
địa phương vẫn còn cao. Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, nợ đọng kéo dài
trong xây dựng cơ bản, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vẫn đang là vấn đề gây
nhiều bức xúc trong xã hội.
Mặc dù hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, dự toán xây dựng tuy đã cơ bản phủ kín
các hoạt động xây dựng nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề lạc hậu so với công nghệ,

7


biện pháp thi công mới mà chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, ảnh hưởng đến việc
thanh quyết toán vốn đầu tư.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn tập trung tăng cường quản lý chất lượng các công trình
trọng điểm, công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình có quy mô lớn, phức tạp,
ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng; tăng cường công tác quản lý chi phí xây dựng
công trình, tích cực rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các định mức kinh tế - kỹ
thuật. Đồng thời, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chuyên ngành xây dựng, kịp thời phát
hiện, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hiện tượng sai phạm, tiêu cực,
thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Có thể thấy, thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, việc tăng cường quản lý chất
lượng công trình theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP đã góp phần tích cực

nâng cao chất lượng công trình và phòng chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây
dựng.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm tra vào khoảng 8,2% trong năm 2015 và khoảng
5,39% trong năm 2016, trong đó có những công trình tỷ lệ cắt giảm chi phí lên đến
trên 20%; tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế vào khoảng 25% trong năm 2015
và khoảng 43,8% trong năm 2014, qua đó đã phòng ngừa được nhiều sai phạm, rủi ro
về chất lượng công trình. Tỷ lệ sự cố chất lượng công trình xây dựng năm 2016 cũng
đã giảm so với 2015. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2016 cả nước có 47 sự cố
công trình xây dựng, chiếm khoảng 0,1% tổng số công trình xây dựng, giảm 23 công
trình so với năm 2015 [5].
Thông qua việc kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào khai thác
sử dụng, cơ quan chuyên môn về xây dựng đã phát hiện một số tồn tại, sai sót trong
công tác khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng và yêu cầu
chủ đầu tư, các nhà thầu chấn chỉnh kịp thời.

8


Hình 1.1. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng công trình
Công tác quản lý chất lượng công trình luôn được chủ đầu tư quan tâm. Hình 1.1 cho
thấy cán bộ giám sát của chủ đầu tư đi kiểm tra chất lượng thi công công trình tòa nhà
Quốc Hội. Việc kiểm tra cần kiểm tra kỹ và chi tiết, cán bộ giám sát luôn bám sát hiện
trường.
Hàng năm, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ chất lượng các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện, công
trình cầu treo, các công trình thép dạng tháp viễn thông, truyền thanh, truyền hình trên
phạm vi cả nước.
Bộ cũng đã hướng dẫn các địa phương tổ chức việc xác định và công bố chỉ số giá xây
dựng, xây dựng chỉ số giá xây dựng quốc gia để công bố kể từ năm 2012. Đến nay, 55
địa phương đã công bố chỉ số giá xây dựng và Bộ Xây dựng đã xác định chỉ số giá xây

dựng quốc gia chuyển Tổng cục Thống kê công bố theo quy định. [13]
Trong hai năm 2015 và 2016, Thanh tra Bộ Xây dựng đã thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành xây dựng phát hiện ra nhiều sai phạm; đồng thời, kiến nghị điều chỉnh thanh
toán, xuất toán, thu hồi hàng ngàn tỷ đồng chi sai nguyên tắc, sai khối lượng, xử phạt
vi phạm hành chính hàng tỷ đồng, kiến nghị xử lý trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá
nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Bộ đã nghiên cứu, trình
9


Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định về thanh tra chuyên ngành xây dựng và xử
phạt vi phạm hành chính trong ngành xây dựng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp;
tình trạng thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ thi công, nợ đọng trong xây dựng cơ bản
vẫn còn là vấn đề gây nhiều bức xúc; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung một số định mức
kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu thực
tiễn.
Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở
nước ta vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọng
rất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một công trình xây dựng. Vì vậy để tăng
cường quản lý dự án, chất lượng công trình xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương và địa phương đã:
Ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quy
phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất vật liệu
mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ, công
nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói chung và
quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng.
Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại các

Hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định.
Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượng
cao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành.
Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp
quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây
dựng. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, các
nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ các chức năng
của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, quy phạm nghiệm thu
công trình xây dựng.
10


Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn nhiều vấn đề
cần thiết phải sửa đổi bổ sung nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng, đó là:
Những quy định về việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng trong Luật Đấu thầu
còn thiếu cụ thể và chưa cân đối giữa yếu tố chất lượng và giá dự thầu. Đó là những
quy định có liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu, quy định về chất lượng công
trình hồ sơ mời thầu. Đặc biệt là quy định việc lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu lại
căn cứ vào giá dự tầu thấp nhất mà chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất
lượng đến hiệu quả đầu tư cả vòng đời dự án.
Những quy định chế tài xử lý, phân rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong quản
lý chất lượng còn thiếu cụ thể. Chế tài chưa đủ mạnh để răn đe phòng ngừa:
Đối với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát đó là những quy định chế tài đối với chủ
đầu tư khi vi phạm trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, đối với các nhà thầu khảo sát,
thiết kế, thẩm định là những quy định chế tài khi họ vi phạm các quy định về quản lý
chất lượng.
Đối với giai đoạn xây dựng đó là những điều quy định chế tài đối với các chủ thể về
quản lý chất lượng trong quá trình đấu thầu, xây dựng bảo hành, bảo trì.
Cần có chế tài cụ thể vi phạm điều nào, điểm nào thì xử lý thế nào? Phạt bao nhiêu

tiền, bao nhiêu % giá trị hợp đồng, đưa vào danh sách “đen”, cấm có thời hạn, vi phạm
thế nào thì thu hồi giấy phép kinh doanh, gây hậu quả mức nào thì truy cứu trách
nhiệm hình sự…
Các hoạt động về xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, môi trường, đến tài
sản. Các doanh nghiệp hoạt động xây dựng phải là các doanh nghiệp kinh doanh có
điều kiện. Vì vậy cần phải ban hành các quy định về năng lực của tổ chức này với các
quy định trong giấy phép kinh doanh phù hợp với từng cấp công trình.
Về công tác đào tạo còn mất cân đối giữa thầy và thợ, đặc biệt là đội ngũ đốc công, thợ
cả. Công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án, chủ đầu tư chưa được coi trọng, nhiều chủ
đầu tư, ban quản lý dự án làm trái ngành trái nghề, không đủ trình độ năng lực lại
không được đào tạo kiến thức quản lý dự án.
Công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng còn chưa được coi
trọng đúng mức và hoạt động còn hạn chế, thiếu một mạng lưới kiểm định chất lượng
11


xây dựng trong phạm vi cả nước, đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này còn
hạn chế.

1.2.2 Công tác quản lý tiến độ
Việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình ở nước ta hiện nay chưa hợp lý chặt
chẽ, tùy thuộc vào nhà thầu và chưa được các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp xây dựng có khuynh hướng coi trọng sản xuất
xem thường quản lý, coi trọng giá trị sản lượng xem nhẹ hiệu quả, quan tâm tới tiến
độ, giá rẻ bỏ mặc chất lượng. Các doanh nghiệp để có thể thắng thầu, đã cố tình lập kế
hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình có thời gian càng ngắn càng tốt mà không
hoặc ít chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng tác động như năng lực về tài chính, về máy
móc thiết bị và về tiền vốn, về công nghệ xây dựng. Những hành vi này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng của hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, đến chất lượng của
hồ sơ dự thầu.

Những công trình có chuẩn bị cũng chỉ có tiến độ thi công và một số bản vẽ trình bày
một vài biện pháp thi công nhưng rất sơ sài và chỉ có tác dụng tượng trưng, trong quá
trình thi công hầu như không sử dụng đến. Các quyết định về công nghệ hầu như phó
mặt cho cán bộ thi công phụ trách công trình, cán bộ thi công này cùng lúc làm hai
nhiệm vụ vừa là người thiết kế công nghệ, vừa là người tổ chức sản xuất. Đối với
những công trình quy mô lớn và phức tạp thì ngay cả những cán bộ giàu kinh nghiệm
và năng lực cũng không thể làm tròn cả hai nhiệm vụ đó, công việc xây dựng sẽ tiến
hành một cách tự phát không có ý đồ toàn cục, do đó dễ xảy ra những lãng phí lớn về
sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí một
cách vô lý.
Về công nghệ xây dựng thì quy trình tùy tiện và chất lượng không ổn định, sai đâu sửa
đó. Về tổ chức thi công, vì giá nhân công rẻ mạt, nên công tác thiết kế tổ chức thi công
hời hợt, bố trí sắp xếp lộn xộn, không khoa học gây ra tình trạng công nhân phải làm
thêm giờ, năng suất thấp, chất lượng không đều do đó tiến độ thực hiện thường bị
chậm, công tác quản lý kém và giá thành xây dựng tăng cao. Ngoài ra, công tác đánh

12


giá và phê duyệt các phương án tiến độ xây dựng còn tùy tiện, theo chủ quan của nhà
thầu và cả cơ quan đầu tư, cơ quan cấp vốn.
Thực tế trong thời gian qua cho thấy trong cả nước đã có rất nhiều dự án chậm tiến độ
thực hiện gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế đất nước. Trong năm 2015 Bộ Xây dựng
đã rà soát hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn thủ đô như cao tốc Nội Bài
- Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Nhật Tân, đường dẫn cầu Nhật Tân - sân bay
Nội Bài vẫn chưa đạt kết quả thống nhất trong công tác giải phóng mặt bằng. Đây là
nguyên nhân chính gây chậm tiến độ dự án. Các dự án chậm tiến độ do Bộ Giao thông
vận tải làm chủ đầu tư đã phải đền bù cho nhà thầu nước ngoài. Cụ thể, với dự án cầu
Nhật Tân, nhà thầu Toky đã đòi tiền đền bù (sơ sơ tính khoảng 200 tỉ đồng) do chậm
tiến độ 1,5 năm mà nguyên nhân chính là chậm trễ trong công tác giải phóng mặt

bằng.
Các công việc nếu không được thực hiện theo quy trình kỹ thuật hợp lý và không tuân
thủ nghiêm ngặt thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành thì không thể kiểm soát
được, từ đó người quản lý, chủ đầu tư không thể biết được chính xác thời hạn hoàn
thành dự án.Việc chậm trễ trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí.
Phần lớn các dự án bị chậm tiến độ đều làm chi phí tăng, thậm chí tăng đến 20% - 30%
tổng giá trị. Chậm bàn giao đưa công trình vào vận hành còn có nghĩa là vốn đầu tư bị
ứ động, quay vòng chậm gây ra thiệt hại cho nhà thầu, chủ đầu tư, Nhà nước và xã hội.
Trong chừng mực nhất định, không đảm bảo đúng tiến độ còn có nghĩa là chất lượng
của một số phần việc không đảm bảo.

1.2.3 Công tác quản lý khối lượng thi công công trình
Trong những năm qua công tác đầu tư xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, ưu tiên cho đầu
tư xây dựng mỗi năm hàng chục nghìn tỷ đồng bằng các nguồn vốn như: Trái
phiếu Chính phủ, ngân sách tập trung trong nước và các nguồn vốn tín dụng của các
tổ chức ngân hàng quốc tế (ADB, WB, JICA,…), nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng,
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; xây dựng nông thôn mới; hạn chế,
giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khi hậu toàn cầu thực hiện định hướng,

13


chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó hàng loạt các công trình
được triển khai xây dựng, trọng tâm là xây dựng các công trình Thuỷ lợi phục vụ đa
mục tiêu với các giải pháp công trình và công nghệ tiên tiến được áp dụng đã hoàn
thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời
sống của nhân dân, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ổn định sản
xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Cụ thể như: Hồ chứa nước
Định Bình, tỉnh Bình Định; Hồ chứa nước IaMlar, tỉnh Gia Lai; Cống Thảo Long, tỉnh

Thừa Thiên - Huế; +ống Cái Hóp, tỉnh Trà Vinh .
Tuy nhiên, cũng còn có nhiều công trình xảy ra sự cố do sai sót trong quản lý thi
công như: vỡ đập Suối Trầu – Khánh Hóa, nguyên nhân do đào hố móng cống quá
hẹp không còn chỗ để người đầm đứng đầm đất ở mang cống. Đất đắp không được
chọn lọc, nhiều nơi chỉ đạt dung trọng khô gk = 1,4T/m3, đổ đất các lớp quá dày,
phía dưới mỗi lớp không được đầm chặt, giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là
những chỗ quan trọng như mang cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông,
không kiểm tra dung trọng đầy đủ; Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà do thi công
không đảm bảo chất lượng, đầm đất không đạt dung trọng nên khi hồ bắt đầu chứa
nước, đất không được cố kết chặt, gặp nước thì tan rã; Đập Cà Giây ở Bình Thuận
đã thi công gần đến đỉnh đập, nước trong hồ đã dâng lên gần đến cao trình thiết kế
thì xuất hiện nhiều lỗ rò xuyên qua thân đập phá hoại toàn bộ thiết bị tiêu nước
trong thân đập làm đập bị sụt xuống suýt vỡ, nguyên nhân chủ yếu là do thi công
hai khối đập cách nhau quá xa, xử lý nối tiếp không tốt, hai khối lún không đều
xuất hiện vết nứt giữa hai khối. Còn rất nhiều sự cố trong nhiều năm qua mà chưa có
một tổng kết đầy đủ, song thường là những công trình nhỏ, công tác quản lý chất
lượng thường không được quan tâm một cách đầy đủ [14].

1.2.4 Công tác quản lý an toàn lao động
Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác An toàn lao
động (ATLĐ) trong lĩnh vực xây dựng đã được ban hành và dần đi vào cuộc sống như:
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định số
59/2015/NĐ-CP... quy định các nội dung quản lý về an toàn lao động, trách nhiệm của
các chủ thể tham gia thi công xây dựng công trình.
14


Nghị định số 32/2015/NĐ-CP Quy định về quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng,
trong đó có nội dung quy định chi phí an toàn lao động.
Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 là Thông tư đầu tiên về ATLĐ của Bộ

Xây dựng. Căn cứ vào các quy định tại Thông tư, Thanh tra lao động, Thanh tra xây
dựng đã xử phạt vi phạm hành chính về ATLĐ; Cơ quan quản lý nhà nước, các cơ
quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác ATLĐ trong
phạm vi quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến ATLĐ đã được ban hành,
tuy nhiên, nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành đã lâu và không còn phù hợp
với quy định của pháp luật như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng
số QCVN 18:2014/BXD; TCXDVN 296:2004 - Giàn giáo các yêu cầu về an toàn...
cần được rà soát để sửa đổi, bổ sung.
Bên cạnh đó, hàng năm Bộ Xây dựng đều ban hành các Chỉ thị nhằm chấn
chỉnh và tăng cường công tác đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng. Năm 2015 Bộ
Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BXD ngày 02/11/2015 về việc đảm bảo an
toàn trong thi công xây dựng.
Mặc dù công tác ATLĐ là một chính sách lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm, các
văn bản quy phạm quy phạm pháp luật về công tác ATLĐ đã góp phần tích cực vào
việc quản lý ATLĐ, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và điều chỉnh ý
thức của người sử dụng lao động, người lao động, tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực tế vẫn còn một số vấn đề tôn tại như:
Việc huấn luyện, phổ biến pháp luật về lĩnh vực ATLĐ chưa đầy đủ, hoặc có tổ chức
thì chỉ mang tính hình thức, nội dung huấn luyện còn chung chung, chưa đi sâu vào
lĩnh vực lao động đặc thù, nhất là người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động;
Ý thức chấp hành pháp luật về ATLĐ của người lao động còn thấp, không tuân thủ các
biện pháp bảo đảm an toàn lao động, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân;
Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATSVLĐ, như thiết bị nâng, cẩu trục, cần cẩu
tháp không được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá
trình vận hành, khai thác. Chất lượng kiểm định của một số tổ chức kiểm định còn
chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định;

15



Công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ cũng như chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để
thay đổi hành vi của người lao động và người sử dụng lao động.
Điều kiện và môi trường lao động đa dạng, phức tạp, nhiều công việc đặc biệt khó
khăn nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động trong khi các nhà thầu với kỹ thuật, công
nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công chưa được coi trọng đúng mức là một trong
số nguyên nhân dẫn đến mất ATLĐ.
Về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trong xây dựng, các địa phương để xẩy ra nhiều
TNLĐ nhất trong năm 2016 là: TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương, TP. Hà
Nội, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tĩnh, Long An, Thái Nguyên, Thanh Hóa. Trên toàn
quốc đã xẩy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn, trong đó: Số vụ TNLĐ chết
người: 629 vụ (tăng 6,2% so với năm 2014); Số người chết: 666 người (tăng 5,7% so
với năm 2014); Số người bị thương nặng: 1.704 người (tăng 10,4% so với năm 2014) .
Nguyên nhân chủ yếu để xẩy ra TNLĐ chết người: Do người sử dụng lao động chiếm
52,8%, do người lao động 18,9%, do nguyên nhân khác 28,3%. Các yếu tố chấn
thương chủ yếu gây TNLĐ (% trên tổng số người bị TNLĐ): Ngã, rơi từ trên cao
(35%), do vật rơi, đổ sập (25%), điện giật (14%), máy, thiết bị (8%) và các yếu tố khác
(18% ) [15].

Hình 1.2. Vụ sập giàn giáo tại Formusa Hà Tĩnh 2015

16


Hình 1.2 là hình ảnh về vụ sập giàn giáo tại Formusa Hà Tĩnh năm 2015, Theo báo cáo
ban đầu, nguyên nhân sơ bộ là do hệ thống má phanh thủy lực của giàn giáo bị trục
trặc dẫn đến việc giàn giáo bị sập đổ. Hệ thống giàn giáo có chiều cao 20 mét, dài 40
mét và rộng 35 mét. Trong quá trình hạ giàn giáo để chuẩn bị đổ bê tông mới thì hệ
thống giàn giáo bị sập đổ, khi đó có khoảng 50 người đang làm việc ở đó.

Về công tác hướng dẫn, kiểm tra công tác ATLĐ của Bộ Xây dựng, năm 2016, Bộ
Xây dựng giao Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục Giám định phối hợp với các cơ
quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra ATLĐ trong thi công xây dựng tại các công
trình xây dựng do Tổng công ty Licogi và TCT Xây dựng Hà Nội thi công và các công
trình trọng điểm thuộc Danh mục do Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình
xây dựng kiểm tra, nghiệm thu như: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Dự án Đường
sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Thủy điện Trung Sơn, Hầm Đèo Cả, Đường Cao tốc
Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân
2 – Vĩnh Tân 4, Cầu Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Về công tác quản lý ATLĐ tại các địa phương, kết quả điều tra của Cục Giám định
năm 2016 về công tác quản lý ATLĐ trong xây dựng theo báo cáo gửi về của 36 địa
phương như sau: 36 địa phương ban hành văn bản hướng dẫn về công tác ATLĐ trong
xây dựng; 32 Sở Xây dựng chưa có cán bộ chuyên trách về ATLĐ, số cán bộ được cập
huấn về ATVSLĐ hàng năm đạt hơn 50%. Công tác thanh tra, kiểm tra ATLĐ trong
thi công xây dựng tại một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở,
ban ngành; công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ còn chồng chéo; tùy từng địa
phương mà giao cho Sở Xây dựng (SXD) chủ trì hoặc phối hợp.
Về việc triển khai thực hiện công tác ATLĐ của các doanh nghiệp, qua kiểm tra,
hướng dẫn công tác ATLĐ trong xây dựng tại các Tổng công ty, công trình, dự án
lớn, nhìn chung các chủ thể có liên quan ý thức được tầm quan trọng của công tác
ATLĐ, có tổ chức, thực hiện công tác ATLĐ, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư, các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, có lập biện pháp đảm bảo ATLĐ
trong thiết kế biện pháp thi công. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp (đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ) chưa tuân thủ đầy đủ và đúng quy định về ATLĐ; vi
phạm chủ yếu là về huấn luyện ATLĐ, lập biện pháp đảm bảo ATLĐ, kiểm tra, giám
sát ATLĐ. Theo báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về ATLĐ trong xây dựng tại 36 địa

17



×