Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Y TẾ TRƯỜNG HỌC VỀ SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.6 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BÀ RỊA
TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN
________

SÁNG KIẾN :

HƯỚNG DẪN SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ

Người viết: Kim Chi
Chức vụ: Nhân viên Y tế
SÁNG KIẾN :
HƯỚNG DẪN SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
- Trong cuộc sống thực tế khó tránh khỏi những tai nạn nho nhỏ như: côn
trùng đốt, giẫm phải đinh, bỏng, đứt tay, sốt, bong gân …. Thậm chí có cả những
tai nạn nguy hiểm tính mạng: gãy xương đùi, đuối nước ….mà hầu hết học sinh
chưa có kỹ năng xử lý các tai nạn trên (Dựa trên thực tế, học sinh chưa có kỹ năng
1


sơ cứu khi gặp những tình huống đơn giản về sức khỏe như: khi bị đứt tay - đa số
học sinh chưa biết cách cầm máu. Khi bị chảy máu cam - sơ cứu bị sai….. bên cạnh
còn có những kiến thức sai về sơ cứu, nhiều trường hợp ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe, như bôi kem đánh răng vào vết bỏng, ngửa mặt lên khi bị chảy máu cam.
- Để thích ứng các điều kiện tự nhiên – xã hội, con người cần được hình thành
các kỹ năng sống, tuy nhiên giai đoạn hiện nay, học sinh thường chỉ chú trọng trang


bị cho mình những tri thức khoa học, ít chú ý việc trang bị các kỹ năng sống.
Nhưng trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục, Sở, Phòng giáo dục và Nhà trường
đặc biệt quan tâm đến việc trang bị kỹ năng sống cho các em học sinh. Là nhân
viên y tế trường học nên tôi cũng mong muốn đóng góp thêm chút kiến thức ít ỏi
cùng các em tự tin bước vào cuộc đời để yêu thương bản thân, yêu thương con
người, xây dựng - bảo vệ đất nước:
Tự sơ cứu: Trường học có dạy bạn cách tự sơ cứu khi bạn lỡ may bị thương?
Trường học có dạy bạn cách giúp đỡ người khác trong trường hợp khẩn cấp? Tự
trang bị cho bạn thân những kỹ năng sống cơ bản và một chút hiểu biết về sơ cứu
sẽ giúp bạn tự bảo vệ chính mình và giúp đỡ người khác.
- Theo nghiên cứu, người bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông nếu được sơ
cấp cứu kịp thời, sẽ tăng 50% cơ hội sống. Tuy nhiên, thông thường, theo phản xạ
tự nhiên, người nhà hoặc người đi đường thường lập tức bế vác, cõng nạn nhân vào
viện vì cho rằng nên đưa vào viện càng nhanh, càng tốt. Với một số trường hợp,
đây là một sai lầm nghiêm trọng, khiến nạn nhân càng thương tổn nặng nề hơn,
thậm chí dẫn tới tử vong. Ðã có nhiều trường hợp bị chết oan chỉ vì do cách khiêng
lên cáng, lên ô-tô không đúng phương pháp của người thân, của cộng đồng. Chẳng
hạn, nạn nhân bị tổn thương đốt sống cổ hoặc xương chậu ở tình trạng nhẹ, nhưng
người chung quanh lại bế xốc nạn nhân lên đưa đi cấp cứu khiến nạn nhân bị gãy
cột sống cổ hoặc gãy khung chậu, dẫn đến bị liệt toàn thân, thậm chí tử vong.Trong
ngành y tế, cấp cứu trước bệnh viện là một khâu cực kỳ quan trọng. Nếu làm tốt
2


công đoạn này thì nhiều người sẽ được cứu với chi phí thấp nhất, thiết bị đơn giản
nhất. Ngược lại, nếu làm không tốt thì chi phí sẽ đội lên hàng chục, hàng trăm lần
hay hơn nữa, thậm chí còn để nạn nhân, bệnh nhân tử vong.
- Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài này “ Hướng dẫn sơ cấp cứu
ban đầu cho học sinh bậc THCS trong điều kiện thực tế hiện nay” nhằm giải quyết
những tình huống bệnh nhẹ: chảy máu cam, chảy máu phần mềm, ong đốt, chó

cắn… hay những tình huống nặng nề nguy hiểm đến tính mạng như: tai nạn giao
thông, tai nạn lao động, … giúp các em có kiến thức để chung sống, để yêu thương,
để giúp đỡ cộng đồng.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1/ Mục đích
- Sơ cấp cứu ban đầu là tiết học trang bị những kiến thức thực tế, kỹ năng
cần thiết về sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh về những tình huống
+ Tai nạn nhẹ - trong cuộc sống thường ngày
+ Tai nạn giao thông – khi tham gia giao thông
+ Có kiến thức, sự yêu thương để giúp đỡ người bị nạn.
- Áp dụng ngay vào cuộc sống, vào tình huống xấu của sức khỏe xảy ra từng
ngày để giải quyết các vấn đề về sức khỏe cho chính bản thân học sinh kể cả
người thân và mọi người xung quanh giảm thiểu thấp nhất những hậu quả của tai
nạn, giảm chi phí điều trị, hạn chế những cái chết thương tâm, những cái chết
không đáng phải chết – chết oan ức, đau lòng.
- Học sinh chia sẻ những kiến thức đã học cho gia đình, mọi người xung
quanh để giúp đỡ được nhiều người hơn.

3


+ Người bị nạn chấn thương đốt sống cổ, được mọi người xung quanh bế lên
taxi đưa vào bệnh viện, quá trình bế vác đã làm xương cổ bị gãy nặng hơn, gây ra
tình trạng đứt tủy, các bác sĩ chỉ biết nhìn bệnh nhân chết mà không làm được gì.
- Giúp hình thành, bồi dưỡng, phát triển lòng nhân ái, sự tử tế, sự sẻ
chia, yêu thương con người thông qua việc giúp đỡ người gặp tai nạn. Đẩy lùi
bệnh vô cảm trong giới trẻ. Nâng cao lý tưởng sống và tinh thần trách nhiệm
với xã hội của học sinh.
- Học sinh có kiến thức để bảo vệ chính bản thân tránh khỏi những tai nạn,
góp phần giảm tai nạn giao thông, tai nạn thương tích ở lứa tuổi học sinh.

2. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra: Tham khảo các số liệu về bỏng, tại nạn giao thông, tai nạn lao
động, tai nạn thương tích.
- Quan sát thực trạng:
+ Thực tế học sinh gặp phải vấn đề sức khỏe xuống phòng y tế tại trường,
hầu hết các em không biết cách giải quyết tạm thời như: cầm máu khi bị vết
thương, để máu chảy từ lớp học xuống tới phòng y tế.
+ Những người gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động được mọi người đi
đường cứu giúp nhưng không đúng cách, gây ra tình trạng nặng hơn cho người bị
nạn.
- Vấn đáp: hỏi học sinh về vấn đề sơ cấp cứu ban đầu khi bị tai nạn phải làm
như thế nào, đa số các em đều không biết.
III. Giới hạn của đề tài:

4


Phạm vi nghiên cứu của đề tài: giáo dục kỹ năng Sơ cấp Cứu ban đầu cho
học sinh trường Trung học cơ sở Phước Nguyên, năm học 2013-2014 và năm học
2014-2015
IV. Các giả thiết nghiên cứu:
- Nhân viên Y tế trường học dự kiến được những kỹ thuật sơ cứu mà học sinh
lứa tuổi THCS có thể giải quyết được.
- Nhân viên Y tế có 1 số kỹ năng sư phạm cần thiết trong việc hướng dẫn học
sinh thực hiện sơ cấp cứu ban đầu. Việc học sinh tiếp thu được nhiều hay ít phụ
thuộc rất lớn và khả năng truyền đạt và hướng dẫn của Nhân viên Y tế.
- Thu nhận, ghi nhớ những câu chuyện thực tế lâm sàng trong thời gian thực
tập bệnh viện, công tác, cuộc sống của nhân viên Y tế.
V. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
1/ Cơ sở lí luận:

a. Kĩ năng là gì?
Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào
đó phát sinh trong cuộc sống.
b. Kĩ năng sống là gì?
- Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc
(UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng
và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ
năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình
5


huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả
những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Nói tóm lại, nói tới kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn
nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các
tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa
hơn.
c. Giáo dục kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu là gì?
Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị
bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp
cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị.
Giáo dục kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu là hoạt động nhằm trang bị kiến thức sơ
cấp cứu, kỹ năng thực hành cấp cứu, để học sinh tự tin trong việc xử lý tình huống
sức khỏe xấu của bản thân, của mọi người xung quanh.
Mục tiêu hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh THCS không
dừng lại ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng mà còn tập trung vào mục tiêu xây dựng
nhân cách, làm thay đổi hành vi yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh, góp
phần thay đổi tâm hồn học sinh và qua lăng kính nhìn nhận các em thấy rằng cuộc

sống thật tốt đẹp và màu sắc biết bao.
Hình thức hướng dẫn: Học lý thuyết đi đôi với thực hành
2. Cơ sở thực tiễn:
Cuộc sống luôn có những tai nạn xảy đến với con người. Vì vậy, mỗi con
người cần phải trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để giải quyết các tai nạn
thường gặp phải trong cuộc sống.

6


VI/ Kế hoạch thực hiện:
- Từ tháng 09/2013 đến tháng 05/2015
- Nghiên cứu những thủ thuật sơ cấp cứu ban đầu mà học sinh Bậc Trung Học
Cơ Sở có thể thực hiện được.
+ Xử lý khi bị ong đốt, bọ cạp đốt, chó cắn, rắn cắn
+ Giẫm phải đinh
+ Giẫm phải kim tiêm
+ Bỏng
+ Chảy máu cam
+ Cầm máu vết thương.
+ Ngất
+ Say nắng, say nóng
+ Xử lý khi bị sốt
+ Xử lý khi bị bong gân
+ Kỹ thuật hồi sinh tim phổi
- Bổ sung kiến thức mới, về sơ cấp cứu ban đầu - Tham khảo những tài liệu
có sẵn tại trường như:
+ Cẩm nang sức khỏe cộng đồng – Chủ biên PGS.TS.BSCKII Dương Xuân
Đạm của Nhà Xuất bản Y học.
+ Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở

giáo dục, hướng dẫn tìm hiểu phòng chống, chẩn đoán, điều trị 1 số dịch bệnh,
bệnh tật học đường, tổ chức sơ cấp cứu ban đầu các loại tổn thương do tai nạn
7


ở học sinh và một số quy định pháp luật mới nhất cần biết của Bộ Y tế do nhà xuất
bản Y học phát hành.
+ Tài liệu Sơ cấp cứu ban đầu của Trường Trung cấp Y tế tỉnh bà Rịa
Vũng Tàu.
+ Tham gia khóa học Sơ cấp cứu ban đầu của Trung Tâm Y tế Thành Phố Rịa
do Hội chữ Thập đỏ Thành phố Bà Rịa tổ.
+ Tham gia tập huấn chuyên môn công tác y tế trường học tại trường Trung
cấp y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ ngày 4/11/2014 đến ngày 06/11/2014, trong khóa
học có các bài Sơ cấp cứu ban đầu như : say nắng, say nóng, sốt cao, rắn cắn, bỏng,
ong đốt, ngất, chảy máu cam, hồi sinh tim phổi, phương pháp cầm máu, sơ cứu vết
thương, sơ cứu bong gân – trật khớp….
- Lọc những kiến thức cần thiết, ngắn ngọn để truyền tải đến học sinh 1
cách đơn giản và dễ hiểu nhất, nếu truyền tải cả cơ chế, sinh lý ... học sinh sẽ
không nhớ hết.
Tiến hành soạn bài , hướng dẫn thử nghiệm
B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ Thực trạng và những mâu thuẫn
-Tai nạn thương tích hiện nay là vấn đề bức xúc của nhiều người trên thế giới,
theo số liệu thống kê của WHO trong những năm gần đây tỷ lệ mắc và tử vong do
tai nạn thương tích đang có xu hướng gia tăng, trung bình mỗi ngày trên thế giới có
khoảng 16.000 người chết vì các tai nạn thương tích; kèm theo mỗi trường hợp tử
vong thì có hàng nghìn người bị thương tích và nhiều người trong số đó phải mang
di chứng suốt đời.
Đây là 1 trường hợp mà tôi biết thực tế. Chồng của giáo viên ở Châu Đức bị
tai nạn giao thông, anh bị gãy xương đùi, và được những người xung quanh đưa

8


đến bệnh viện bằng xe máy, sau đó anh chết do sock, vì xương đùi là 1 xương lớn
của cơ thể bị gãy sẽ rất đau, người bị nạn chết do quá đau (sock). Nhưng nếu, lúc
đấy có 1 người biết về sơ cấp cứu ban đầu, để anh nằm yên, gọi xe cấp cứu hoặc
nẹp cố định lại. Sau đó mới đưa đến bệnh viện thì anh đã không chết, bỏ lại bố
mẹ và cô vợ mang thai 7 tháng. Anh ra đi là sự mất mát lớn của gia đình.
- Ở Việt Nam tai nạn thương tích hiện nay cũng đang là một trong những
nguyên nhân chính gây nên tử vong và tàn tật cho nhiều trẻ em đang ở tuổi học trò.
Theo thông báo của Bộ Y tế tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em chiếm
75% trong khi đó tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 12%, các bệnh
mãn tính khác chỉ chiếm 13% (Số liệu DA tai nạn thương tích trẻ em BYT-2004).
Các loại tai nạn thương tích thường gặp ở lứa tuổi học sinh
* Tai nạn giao thông: Xảy ra khi các em tham gia giao thông do chủ quan vi
phạm luật giao thông hoặc do gặp phải tình huống bất ngờ, sự cố đột xuất không
kịp tránh gây ra thiệt hại tính mạng và sức khỏe .
* Bỏng: Là tai nạn thương tích gây tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da bị
tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, các tai nạn thương tích da do nước sôi, lửa, điện,
chất hóa học... được coi là những trường hợp bỏng. Nhận thức sai về sơ cứu bỏng
chiếm tỷ lệ cao. Chỉ có 36,2% biết cắt bỏ quần áo, 15,4% biết dùng nước lạnh
ngâm vết bỏng, và 28,6% biết băng phủ vết bỏng và cho trẻ uống nước. thậm chí
cứu chữa sai lầm như đắp bùn non, bôi nước mắm, giấm hoặc kem đánh răng lên
vết bỏng. Những phương pháp này khiến bệnh trạng bệnh nhân trở nên trầm trọng
hơn và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
* Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với nguồn
điện dẫn đến bị thương tích hay tử vong .
* Ngã: Là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã rơi từ trên cao
xuống hoặc ngã trên cùng một mặt phẳng.
9



* Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích bị chìm trong chất lỏng
như nước, dầu, xăng dẫn đến ngạt do thiếu ô-xy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong.
* Ngộ độc: Là do hít, ăn , uống các loại độc tố dẫn đến tử vong.
* Động vật cắn là những trường hợp thương tích do động vật cắn (Chó, mèo,
chuột, rắn, cáo chồn, khỉ...) đốt (ong, côn trùng...) húc (trâu, bò, dê...) đá (ngựa...).
* Vật sắc nhọn: Do vô tình va vấp, dẫm phải các vật sắc nhọn hoặc vũ khí tấn
công dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
- Công tác dạy sơ cấp cứu ban đầu tại các trường học do nhân viên y tế tổ
chức dạy chưa được thực hiện, khai thác, chưa được đầu tư đúng mức vì nhân
viên Y tế trong thời gian thực tập bệnh viện, làm việc chính thức thường xúc
tiếp xúc với những trường hợp tai nạn … sẽ có kinh nghiệp thực tế để truyền
đạt cho các em.
- Phụ huynh và có thể cả giáo viên khi xảy ra các sự cố sức khỏe do chưa có
kiến thức sơ cứu tốt nên chỉ các em thực hiện sơ cứu sai. VD: Chảy máu cam, qua
quá trình khảo sát 7 phụ huynh và 02 giáo viên, nếu bị chảy máu cam sẽ làm thế
nào? đều trả lời là: ngửa đầu ra sau. Cách này sai hoàn toàn, ngửa đầu ra sau không
giúp cầm máu, máu chảy ngược vào trong miệng, người bị nạn sẽ nuốt luôn xuống
dạ dày (nếu chảy nhiều) khi ngửa đầu ra sau chúng ta không thấy máu chảy ra
ngoài nên nghĩ rằng máu đã được cầm.
- Tình trạng thực tế là học sinh không có kiến thức sơ cấp cứu ban đầu để ứng
phó với các tình huống xấu, các tình huống ngoài tầm kiểm soát, các em không biết
cách cầm máu, thường để máu chảy trong suốt thời gian từ nơi bị nạn đến khi có
người giúp đỡ hoặc cầm máu sai.
II/ Các biện pháp giải quyết vấn đề
1./ Công tác chuẩn bị:
10



- Lên ý tưởng cho việc trang bị kiến thức sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh bậc
THCS, lựa chọn những thủ thuật sơ cứu phù hợp với lứa tuổi này.
- Tham khảo thêm tài liệu sơ cứu ban đầu trên mạng internet
- Học hỏi thêm từ thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy – truyền tải, các bác sĩ
làm cấp cứu nhiều năm trong bệnh viện có nhiều kinh nghiệm lâm sàng.
- Kinh nghiệm lâm sàng từ bản thân của Nhân viên Y tế trong thời gian đi học,
đi lâm sàng, đi làm, cuộc sống thực tế….
- Tham gia các khóa học sơ cấp cứu ban đầu của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
- Hướng dẫn cho học sinh bằng Power point sẽ truyền tải được nhiều hình ảnh
giúp học sinh hứng thú và tập trung hơn.
- Chọn những từ ngữ dễ hiểu, đơn giản, ngắn ngọn, súc tích nhằm mục đích
học sinh có thể nhớ ngay tại chỗ.
- Soạn nội dung hướng dẫn
2/ Công tác tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa hướng dấn sơ cấp cứu ban
đầu Giáo dục học sinh kỹ năng sống về sơ cấp cứu ban đầu cơ bản và cần thiết.
-

Giáo dục học sinh lòng nhân đạo, giúp đỡ mọi người xung quanh.

-

Truyền đạt kiến thức tự bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm

-

Các nội dung hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu
Stt
1.
2.

3.
4.
5.
6.








Nội dung
Giới thiệu về sơ cấp cứu
Bọ cạp đốt
Ong đốt
Chó dại cắn
Rắn cắn
Giẫm phải đinh
11

Phương pháp Ghi chú
Power point
Power point
Power point
Power point
Power point
Power point



-

7.
8.
9.




Giẫm phải kim tiêm
Sơ cứu khi bị bỏng
Sơ cứu khi chảy máu cam

10.



Sơ cứu khi bị ngất

11.
12.
13.
14.





Sơ cứu bong gân
Cầm máu vết thương

Say nắng, say nóng
Kỹ thuật hồi sinh tim phổi

15.



Xử lý khi sốt






Power point
Power point
Power point +
Thực hành
Power point +
Thực hành
Power point
Power point
Power point
Video chọn lọc
+ Thực hành
Power point

Nội dung sơ cứu ngắn ngọn, súc tích, dễ hiểu, mang tính ứng dụng cao nhưng vẫn
đảm bảo đúng kiến thức, quy trình và được soạn bằng Power point, sử dụng những
clip có sẵn trên internet, kết hợp thực hành những kỹ thuật sơ cứu đơn giản nhằm

truyền đạt đến học sinh hiệu quả nhất – Cô Chi
+ Thời gian hướng dẫn + thực hành: 80 phút
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Lớp
6a1, 6a2, 6a3
6a4, 6a5, 6a6
8a1, 8a3, 8a6
8a2, 8a4, 8a5
7a1, 7a2, 7a3
7a4, 7a5, 7a6
9a1, 9a2, 9a3
9a4, 9a5, 9a6

Thời gian
Lần 1
Lần 2
Lần 1
Lần 2
Lần 1
Lần 2
Lần 1

Lần 2

Ghi chú

22/12/2014
23/12/2014
24/12/2014
25/12/2014

III/ Hiệu quả áp dụng:
Sau buổi sinh hoạt ngoại khóa hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu, học sinh nắm
được những kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cơ bản:
- Học sinh biết cách xử lý chảy máu cam trước khi xuống phòng y tế, không
còn trường hợp học sinh ngửa mặt lên trời như trước.
12


- Đa số học sinh biết cách ấn chặt vết thương đang chảy máu trong thời gian từ
nơi bị nạn đến phòng y tế trường hay bệnh viện.
- Nắm được các kiến thức đã học qua bài kiểm tra sau giờ hướng dẫn với 90%
học sinh đạt điểm giỏi.
- Có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc giúp đỡ mọi người xung quanh khi
họ gặp nạn.
- Có ý thức, kiến thức bảo vệ bản thân trước những tai nạn …
Bảng so sánh năm học 2014-2015 (buổi sinh hoạt diễn ra vào cuối học kỳ I)


Chảy máu cam

Học kỳ I

Học kỳ II


Số học sinh biết xử lý

0
8

Tỷ lệ %
0%
100%

Ghi chú

Tỷ lệ %
15%
92%

Ghi chú

Tỷ lệ %
0%
87%

Ghi chú

Cầm máu vết thương

Học kỳ I
Học kỳ II



Số học sinh mắc
6
8

Số học sinh mắc
32
25

Số học sinh biết xử lý

5
23

Ong đốt

Học kỳ I
Học kỳ II

Số học sinh mắc
12
8

Số học sinh biết xử lý

0
7

C/ KẾT LUẬN

I/ Ý nghĩa của đề tài với công tác:
- Qua buổi sinh hoạt ngoại khóa hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu có ý
nghĩa thiết thực trong cuộc sống của các em học sinh, các em có kiến thức phòng
tránh các tai nạn rủi ro có thể xảy ra với bản thân, tự tin ứng phó với các tình
huống đã được học từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.
- Tự bản thân xử lý được các tình huống về sức khỏe khi không có ai giúp đỡ,
góp phần bồi dưỡng tính tự lập của học sinh
13


- Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự nhiệt tình giúp đỡ những người gặp tai nạn hay
gặp khó khăn khiến các em thấy cuộc sống có ý nghĩa.
- Thực tế hơn cả là các em nhiệt thành giúp đỡ bạn trong trường khi bạn bị
bệnh, bị ốm.
- Phát hiện những học sinh thông minh, nhạy bén rất thích hợp để theo ngành
y.

-

II/ Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
Sưu tầm những câu chuyện thực tế, kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống về

-

sơ cứu ban đầu để kể cho học sinh nghe, các em đặc biệt rất thích nghe kể chuyện.
Người hướng dẫn thật thoải mái, trò chuyện với các em như bạn bè,
truyền tải bằng tất cả nhiệt huyết, năng lượng, sự chân thành của bản thân với

-


mong muốn mang tất cả kiến thức cần thiết mà bản thân đang có đến học sinh.
Chuẩn bị các món quà nhỏ, phát khi các em trả lời câu hỏi. Học sinh hào

-

hứng, lắng nghe và trả lời sẽ khiến buổi sinh hoạt vui vẻ và sinh động hơn.
Nếu hướng dẫn 03 lớp/1 lần (gần 100 học sinh) cần có 02 giáo viên ngồi
dưới giữ trật tự, vì nhân viên y tế chưa có kinh nghiệm quản lý học sinh trong buổi

-

dạy và còn 1 số học sinh cá biệt, tăng động.
Nên sử dụng Power point trong quá trình hướng dẫn học sinh, Power point
cho nhân viên Y tế các hình ảnh sinh động, các video… nhằm thu hút sự chú ý,

-

giúp học sinh nhớ được bài ngay tại buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Có thể triển khai mô hình này đến các trường khác tùy theo từng độ tuổi để
tăng khả năng bảo vệ bản thân, ứng phó với các tình huống xấu, giúp đỡ - yêu
thương con người của học sinh, góp phần tạo 1 thế hệ tốt cho xã hội, cho đất nước.

-

III/ Đề xuất, kiến nghị
Nhà trường tổ chức một hội thi, thi lý thuyết và thực hành về sơ cấp cứu ban
đầu qua các hình thức như: rung chuông vàng, thực hành các kỹ thuật ở mỗi địa

-


điểm ….
Tổ chức buổi diễn tập ứng phó sơ cấp cứu với các trường hợp cháy, tai nạn

-

giao thông, động đất…..
Tổ chức văn nghệ với đa dạng thể loại như kịch, nhảy, múa, vè ….về sơ cứu
ban đầu….
14


Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị:
Bà Rịa, ngày 08 tháng 10 năm 2015
…………………………………………. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
…………………………………………. nghiệm của bản thân tôi viết, không sao
…………………………………………. chép nội dung của người khác.
………………………………………….
………………………………………….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Kim Chi

Tài liệu tham khảo:
-

Cẩm nang sức khỏe cộng đồng – Chủ biên PGS.TS.BSCKII Dương Xuân

-

Đạm của Nhà Xuất bản Y học.

Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở
giáo dục, hướng dẫn tìm hiểu phòng chống, chẩn đoán, điều trị 1 số dịch
bệnh, bệnh tật học đường, tổ chức sơ cấp cứu ban đầu các loại tổn thương
do tai nạn ở học sinh và một số quy định pháp luật mới nhất cần biết của Bộ

-

Y tế do nhà xuất bản Y học phát hành.
Tài liệu Sơ cấp cứu ban đầu của Trường Trung cấp Y tế tỉnh bà Rịa

-

Vũng Tàu.
Một số thông tin trên mạng internet

15


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

16



×