Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tai lieu y khoa bài giảng ECZEMA khotailieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.54 KB, 13 trang )

1

BỆNH ECZEMA
(Bệnh chàm)

MỤC TIÊU
1.

Trình bày được những tổn thương cơ bản trong bệnh Eczema

2.

Nêu được các thể lâm sàng của eczema.

3.

Trình bày hướng điều trị bệnh Eczema

ĐẠI CƯƠNG
Eczema là thuật ngữ đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng với viêm da. Đây là bệnh
ngoài da phổ biến hiện nay và trong tƣơng lai do yêu cầu công nghiệp hoá, sử
dụng nhiều hoá chất, Eczema nghề nghiệp sẽ ngày càng tăng lên.
Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng.
Bệnh eczema đƣợc coi là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị
còn khó khăn.
ĐỊNH NGHĨA
Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển
từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám, mảng đỏ da, mụn nƣớc và
ngứa, nguyên nhân phức tạp nhƣng bao giờ cũng có vai trò của "cơ địa dị ứng".
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện đƣợc. Có thể do:


Nguyên nhân bên ngoài.
Các yếu tố vật lý, hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm
ứng thành viêm da, eczema ( các chất này gọi là di nguyên ). Ví dụ: ánh nắng,
thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


2

su, niken, kền, crom…)
Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ...) do chà xát, bôi thuốc linh
tinh... có thể trở thành eczema thứ phát.
Nguyên nhân bên trong.
Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là
nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây Eczema.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Vị trí: có tính chất bất kỳ, vùng da nào cũng có thể bị eczema, tuy nhiên
tuỳ theo từng thể lâm sàng hay gặp ở vị trí nào (trình bày ở phần thể lâm sàng).
Tổn thương cơ bản: Tổn thƣơng có ranh giới rõ rệt với vùng da lành, chỉ
có ở vùng da tiếp xúc với dị nguyên. Ban đầu là ngứa, sau đỏ da, phù, xuất hiện
mụn nƣớc rồi vỡ ra, rỉ nƣớc vàng, khô và tạo mảng tại nơi có dị nguyên.Eczema
phát triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đỏ da: ngứa nhiều, ban đỏ rải rác, phù lớp thƣợng bì
- Giai đoạn hình thành các bọng nƣớc
- Giai đoạn rỉ nƣớc và bội nhiễm gây ra tổn thƣơng chốc lở
- Giai đoạn đóng vẩy: tiến triển lâu dài hình thành mảng liken hóa
1. Giai đọan đỏ da: bệnh bắt đầu bằng trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi

nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa - trên nền đỏ xung huyết nhìn kỹ
thấy có những sẩn tròn lấm tấm nhƣ hạt kê (thực chất là những mụn nƣớc
đang từ dƣới đùn lên) đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.
2. Giai đoạn mụn nước (còn gọi là giai đoạn chảy nƣớc): mụn nƣớc ngày càng
nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thƣơng, mụn nƣớc eczema có
các đặc tính sau:

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


3

- Mụn nƣớc nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1-2 mm
- Nông, tự vỡ
- San sát bên nhau kín khắp bề mặt thƣơng tổn.
- Đùn từ dƣới lên hết lớp này đến lớp khác.
Bề mặt đám tổn thƣơng chi chít các mụn nƣớc. Mụn nƣớc nông, tự vỡ và
do ngứa gãi nên đám tổn thƣơng bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảy
nƣớc, giai đoạn này kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, các mụn nƣớc vỡ đi để lại
điểm trợt nhỏ nhƣ châm kim (còn gọi là giếng eczema của Devergie) nhiều điểm
trợt liên kết thành đám mảng trợt, đỏ rỉ dịch, đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phát
có mủ, vẩy tiết..
3. Giai đoạn lên da non: giai đoạn này đám tổn thƣơng giảm viêm, giảm xung
huyết, giảm chảy dịch, các vết trợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da
nhẵn bóng nhƣ vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm mầu hơn.
4.

Giai đoạn lichen hoá, hằn cổ trâu: Eczema tiến triển lâu ngày da càng


ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm,
các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt nhƣ trong bệnh lichen, quá
trình này gọi là lichen hoá. Ngứa tồn tại dai dẳng.
Chia thành 4 giai đoạn của eczema để dễ hiểu tiến triển cuả một eczema
nhƣng trên thực tế các giai đoạn không thực phân chia rõ rệt nhƣ vậy mà thƣờng
xen kẽ nhau, lồng vào nhau. Ví dụ trên đám tổn thƣơng có vùng là giai đoạn
chảy dịch, có vùng đã bắt đầu lên da non, lúc đó phải đánh giá xem tổn thƣơng
giai đoạn nào chiếm ƣu thế mà chẩn đoán giai đoạn cấp, bán cấp, hay mạn lichen
hoá. Đã sang giai đoạn sau có khi vì một nguyên nhân nào đó (chà xát, bôi thuốc
không phù hợp) lại trở lại giai đoạn trƣớc.

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


4

Bảng 1: các giai đoạn của eczema
Eczema cấp tính

Eczema bán cấp

Eczema mãn

Đám mảng viêm đỏ

Đám mảng giảm viêm,


Đám mảng sẫm màu,

vài mm đến 10-20cm

đóng vẩy, lên da non.

nền cứng cộm xù xì.

Mụn nước nhỏ kín khắp

Da màu hồng bóng

bề mặt, chẩy dịch.
THỂ LÂM SÀNG
1. Eczema tiếp xúc: (contact eczema, contact dermatitis) còn gọi viêm da dị ứng
tiếp xúc. Viêm da dị ứng tiếp xúc là biểu hiện tổn thƣơng da trên một bệnh nhân
có cơ địa dị ứng, đặc trƣng bởi hiện tƣợng quá mẫn muộn với sự tham gia của tế
bào T đặc hiệu.
1.1.Cơ chế bệnh sinh
Viêm da dị ứng tiếp xúc có cơ chế dị ứng muộn. Dị nguyên tiếp xúc trực
tiếp trên mặt da, chui qua da vào tổ chức dƣới da nhờ việc gắn với tế bào
Langerhans của tổ chức nội bì. Chúng vận chuyển các thông tin về dị nguyên
nhanh chóng di tản từ lớp thƣợng bì đến các hạch lympho vùng. Tại đây các
thông tin về dị nguyên đƣợc truyền cho các tế bào lympho T ký ức. Từ các thông
tin đặc hiệu này mà đáp ứng qua trung gian tế bào đƣợc hình thành với sự sản
xuất rất nhiều lymphokin từ tế bào lympho T mẫn cảm. Các tế bào lympho T sẽ
nhanh chóng di chuyển về vùng da có dị nguyên. Các lymphokin từ tế bào
lympho mẫn cảm sẽ kích thích, hoạt hóa, kết dính, hóa ứng động đối với các tế
bào khác nhƣ bạch cầu đơn nhân trung tính di chuyển đến nơi có dị nguyên


Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


5

theo đƣờng ống ngực rồi vào máu và cuối cùng đến tổ chức dƣới da. Sự thâm
nhiễm các tế bào đƣợc thu hút từ mạch máu đến tổ chức dƣới da đã tạo nên tổn
thƣơng tổ chức học điển hình của viêm da tiếp xúc. Sự thay đổi về tổ chức học
trong viêm da dị ứng tiếp xúc quan sát đƣợc khoảng 4 giờ sau khi dị nguyên vào
cơ thể qua da hoặc qua niêm mạc. Hình ảnh nổi bật là thâm nhiễm tế bào viêm
tại tổ chức dƣới da, hiện tƣợng dày sừng ở lớp thƣợng bì xảy ra sớm.
1.2. Phân biệt viêm da tiếp xúc dị ứng với viêm da tiếp xúc không dị ứng.
Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc típ IV tăng mẫn cảm muộn, có
vai trò của lymphô T, khác với viêm da tiếp xúc không dị ứng (nonallergic)
thƣờng gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng (irritant contact dermatitis) không có cơ
chế miễn dịch dị ứng. Viêm da tiếp xúc do kích ứng da thông thƣờng là hậu quả
của việc tiếp xúc thời gian dài với nƣớc (do công việc liên quan đến nƣớc). Công
việc loại này thƣờng là thợ lau chùi, thợ cắt tóc, bồi bàn, ngƣ dân, kỹ sƣ cơ khí.
Trong đó các chất gây kích ứng bao gồm: tác nhân làm sạch Alkaline, chất tẩy
dầu mỡ, các dung môi và dầu mỡ. Các chất đó có thể tác động trực tiếp, phá hủy
da một cách nhanh chóng hoặc – trong trƣờng hợp kích ứng yếu – làm hại da
một cách từ từ sau một thời gian dài phơi nhiễm. Các ban vùng quấn tả ở trẻ em
(viêm da vùng tã lót) là một ví dụ của viêm da kích ứng và có thể biến chứng
phức tạp thành nhiễm trùng, ví dụ: trẻ bị hăm do nấm candida. Để khẳng định
viêm da có phải do công việc/tiếp xúc gây ra hay không cần căn cứ vào: vị trí
ban nổi, đặc thù công việc, sở thích của bệnh nhân, sự khởi phát của ban và sự
cải thiện của ban đỏ sau khi cách ly với công việc.
1.3. Đặc điểm lâm sàng

- Một số dị nguyên ngoại giới hay gây eczema tiếp xúc nhƣ: Nikel, potassium
dichromate, fomaldehyte, xi măng, cao su, neomycin, Streptomycin...

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


6

- Vị trí: xuất hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc thƣờng là vùng hở, có khi in hình vật
tiếp xúc (ví dụ hình quai dép, hình dây đeo đồng hồ...)
- Tổn thƣơng cơ bản: da đỏ xung huyết, có khi đỏ xung huyết mạnh, hơi nề, trên
bề mặt có mụn nƣớc, có khi có bọng nƣớc, cấp tính trợt ƣớt, chảy dịch, phù nề.
Có thể có hình thái mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.
- Ngừng tiếp xúc bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh tái phát
hoặc nặng lên.
- Test áp da, test con tem (Patch test) với dị nguyên thƣờng dƣơng tính, nhƣng
không đƣợc làm khi bệnh đang tiến triển hay đang điều trị corticoids.
2. Eczema cơ địa, viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) (AD).
2.1. Đặc điểm dịch tễ học
- Bệnh hay gặp ở tuổi ấu thơ từ 2 tháng đến 2 tuổi, ở trẻ em, thanh thiếu niên và
cả ở ngƣời lớn. Dƣới 7 tuổi chiếm 80- 90%, khoảng 10 % bệnh kéo dài đến tuổi
trƣởng thành.
- Có 70% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị hen, viêm mũi dị ứng, sốt mùa cỏ khô
(hayfever) hoặc eczema.
2.2. Cơ chế bệnh sinh
- Có sự hình thành và tăng IgE còn gọi là viêm da tăng IgE, một phản ứng tăng
mẫn cảm do giải phóng chất hoạt mạch từ tế bào Mastocytes hoặc Basophils.
- Các yếu tố làm trầm trọng bệnh là do dị nguyên hay do thức ăn, xúc động căng

thẳng thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý tuyến giáp, nhiễm tụ cầu đặc biệt
là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
2.3. Biểu hiện lâm sàng
- Là một bệnh kinh diễn hay tái phát, các thƣơng tổn lâm sàng chủ yếu là:

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


7

+ Viêm da: dát đỏ kèm sẩn mụn nƣớc.
+ Khô da, xây xƣớc, nhiễm trùng thứ phát.
+ Hằn cổ trâu.
2.4. Các biểu hiện lâm sàng theo lứa tuổi:
* Eczema cơ địa tuổi sơ sinh và nhũ nhi, ấu thơ.
- Thƣờng gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi.
- Vị trí: ban đầu tổn thƣơng xuất hiện ở má, trán (hình móng ngựa), quanh
miệng, đầu, sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, bẹn.
- Tổn thƣơng là dát đỏ, có nhiều mụn nƣớc trên bề mặt, trợt, chảy dịch
mạnh, nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết.
- Có thể kèm iả lỏng, viêm tai giữa.
* Eczema cơ địa thời kỳ trẻ em/thanh thiếu niên
- Lứa tuổi 2-3 tuổi đến 12- 20 tuổi.
- Là các đám mảng lichen hoá (hằn cổ trâu) dạng đĩa lúc đâu ở các mặt duỗi,
đầu gối, cùi tay, sau lan đến các nếp gấp, ngoài ra có thể sẩn ngứa, da khô,
hằn cổ trâu.
- Có khi kèm đục thuỷ tinh thể, viêm kết mạc.
* Eczema cơ địa ngƣời lớn

- Chủ yếu là hằn cổ trâu, vị trí đặc biệt là các nếp kẽ lớn và bàn tay, ở nữ
giới có thể có viêm núm vú, viêm môi.
- Tiến triển mạn tính, có khi chuyển thành hen hoặc sốt mùa cỏ khô.
3. Eczema vi khuẩn

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


8

Do dị ứng với độc tố của vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc độc tố của nấm
Trichophyton, epidermophyton. Vị trí: thƣờng xuất hiện trên các vết xây xát da
nhiễm khuẩn, vết côn trùng đốt, vết bỏng, lỗ rò, vết mổ...Đám tổn thƣơng trợt,
chảy dịch, có mủ dịch, vẩy tiết, giới hạn tƣơng đối rõ. Quanh đám tổn thƣơng có
thể có một số mụn mủ, nhọt "kiểu vệ tinh". Có trƣờng hợp ngoài đám tổn
thƣơng chính ở mặt, thân mình, các chi có các đám đỏ nhỏ, bề mặt lẩn mẩn sẩn,
mụn nƣớc và ngứa gọi là "ban dị ứng thứ phát xa".
4. Eczema thể đồng tiền (Nummular eczema):
Có đặc điểm là có các đám tổn thƣơng hình tròn, oval nhƣ đồng xu, ban
đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nƣớc, sẩn, hơi nề, sau có vẩy tiết, vảy da, lichen
hoá giới hạn rõ, thƣờng khu trú ở thân mình, mặt duỗi của chi, trƣớc xƣơng chầy,
mu bàn tay. Thƣờng gặp ở đàn ông tuổi trung niên, nhất là mùa thu đông.
5. Eczema da dầu, viêm da da dầu (Seborrheic dermatitis)
Là bệnh da mạn tính thƣờng gặp, có đặc tính là đỏ da và trên có vẩy, vẩy
mỡ ở vùng tuyến bã hoạt động mạnh nhƣ mặt, đầu và các nếp gấp, giới hạn
tƣơng đối rõ, khô. Thƣờng gặp phần lớn ở ngƣời 20 - 50 tuổi, có thể gặp ở trẻ em
(những tháng đầu), tuổi ấu thơ, niên thiếu. Nam thƣờng bị nhiều hơn.
MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐẶC HIỆU

- Định lƣợng IgE toàn phần: nồng độ Ig E thƣờng tăng cao trong các bệnh dị
ứng
- Test lẩy da (prick test)
- Phản ứng phân hủy tế bào mast hoặc tiêu bạch cầu đặc hiệu nhằm phát hiện
kháng thể hoặc kháng nguyên đặc hiệu thông qua mức độ vỡ của các tế bào
trên
- Test áp: xác định dị nguyên nghi ngờ: dị nguyên nghi ngờ đƣợc hoà trong

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


9

vaselin, áp trên da trong một loại đĩa nhỏ. Sau 24-48 giờ mở ra kiểm tra vùng
da đó. Nếu trên da vùng có dị nguyên đỏ, ngứa, sẩn phù, ranh giới rõ, có thể
có mụn nƣớc thì test áp dƣơng tính (+). Ngƣời ta có thể đọc sau 48 giờ đọc
lần thứ nhất, tức 96 giờ sau khi tiếp xúc dị nguyên. Có thể làm test áp với
nhiều dị nguyên cùng lúc.
BIẾN CHỨNG
- Nhiễm vi khuẩn: nhiễm tụ cầu vàng rất hay gặp tại các vùng da bị tổn
thƣơng vỡ, rỉ nƣớc. Việc xâm nhập dễ dàng của vi khuẩn qua da là do sự
thay đổi thành phần lipid trên bề mặt da và tăng sự kết dính của vi khuẩn
với lớp thƣợng bì. Lâm sàng thể hiện: phản ứng viêm rầm rộ trên da, da tấy
đỏ, đau, mụn nƣớc có dịch đục, mủ. hạch ngoại vi to, đau. Có thể sốt.
- Nhiễm virus: tổn thƣơng gồm nhiều bọng nƣớc, đau rát, dịch trong hoặc
đục, có nhiều chỗ hoại tử.
- Bệnh lý phối hợp: hen, viêm mũi dị ứng..
ĐIỀU TRỊ ECZEMA

1. Các thuốc điều trị
Thuốc làm mềm da
Thuốc làm mềm da là thuốc cơ bản để xử lí eczema, có tác dụng làm dịu
da, giảm kích ứng, ngăn da khỏi bị khô, tác động nhƣ một lớp bề mặt và sử dụng
nhƣ chất thay thế xà phòng. Thuốc làm mềm da có dạng kem, thuốc mỡ, có thể
sử dụng trực tiếp lên da hoặc thêm vào bồn nƣớc để tắm (ví dụ, kem dƣỡng ẩm,
sữa tắm, sản phầm thay thế xà phòng rửa tay). Có rất nhiều loại chế phẩm khác
nhau tùy thuộc vào mức độ làm mềm da. Chế phẩm làm mềm da nên đƣợc sử
dụng thƣờng xuyên để giữ cho da ẩm, do đó tùy trƣờng hợp mà sử dụng vài lần
hay nhiều hơn mỗi ngày. Một số bệnh nhân eczema lầm tƣởng rằng việc tắm rửa

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


10

sẽ làm eczema nặng hơn. Cần khuyên họ sử dụng sản phẩm làm mềm da, tránh
dùng các xà phòng thông thƣờng và nƣớc hoa tắm (do các loại xà phòng thƣờng
gây khô da và có thể sẽ làm eczema trầm trọng hơn) và việc tắm sẽ giúp loại bỏ
mảnh vụn da bong ra.
Corticoid tại chỗ
Có thể dùng dƣới dạng kem và thuốc mỡ từ mức độ nhẹ đến mạnh:
Mức 1: nhẹ : hydrocortisone (DermAid; Sigmacort) đƣợc sử dụng không
kê đơn để điều trị viêm da kích ứng và dị ứng, côn trùng cắn, eczema từ nhẹ đến
vừa. Chống chỉ định của loại này là da bị nhiễm trùng (ví dụ: trong bệnh nấm
chân, mụn giộp ở môi, trên mặt, quanh hậu môn, và bộ phận sinh dục). Trẻ trên
10 tuổi và ngƣời trƣởng thành có thể sử dụng, và liệu trình không nên quá 1 tuần.
Mức 2: Vừa phải: Clobetasone butyrate (Eumovate cream); Triamcinolone

acetonide (aristocort, kenacomb) đƣợc dùng trong liệu pháp ngắn ngày trị
eczema và viêm da tiếp xúc ở ngƣời trên 12 tuổi. Không dùng cho viêm da bã
nhờn.
Mức 3: Betamethasone valerate (Betnovate), Bethamethasone dipropionate
(Diprosone

cream/ointment);

Mometasone

furoate

(eg

elocon);

methylprednisolone aceponate (Advantan)
Mức 4: Clobetasol dipropinate, Betamethasone dipropionate (eg Diprosone
OV cream/ointment)
Thuốc trị ngứa
Thuốc trị ngứa đôi khi có ích, mặc dù vẫn chƣa có bằng chứng về hiệu quả
khi dùng. Ngứa trong eczema không liên qua đến histamine, do đó việc sử dụng
thuốc kháng histamine vào buổi tối là không cần thiết. Calamine hoặc
crotamiton có thể dùng ở dạng kem hoặc nhũ tƣơng. Trên thị trƣờng có sản

Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang



11

phẩm kết hợp giữa crotamiton với hydrocortisone. Chỉ định cho loại này là
giống với hydrocortisone
2. Điều trị cụ thể theo giai đoạn bệnh
1. Eczema cấp: Viêm đỏ, trợt, chảy dịch, có mủ, vẩy tiết.
 Tại chỗ:
- Dùng các thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, ráo nƣớc nhƣ rửa bằng các
dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, nƣớc muối sinh lý 9 %, đắp gạc
dung dịch Nitrat bạc 0,25 %, Rivanol 1%o, dung dịch Yarish hoặc dung
dịch berbenri 1% trong 3-5 ngày đầu. Sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím
Metin 1%, dung dịch xanh Metilen 1%, dung dịch Milian, kết hợp hồ nƣớc.
- Chống viêm: Mục đích: bảo vệ và hàn gắn hàng rào da bảo vệ cơ thể.
Corticoid tại chỗ dạng mỡ nhƣ: diflucortolon, diprosalic, betamethasone,
dermovat… bôi 1-2 lần/ngày. Liều dùng corticoid tùy thuộc mức độ, mật
độ tổn thƣơng. Không dùng trên mặt vì gây teo da, sạm da. Không dùng
khi có bội nhiễm trên da, chú ý liều cao ảnh hƣởng tuyến thƣợng thận và
sự phát triển của trẻ
 Toàn thân.
- Với eczema đang trong giai đoạn cấp tính cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích
thích (cà phê, ruợu...)
- Tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên nếu phát hiện đƣợc.
- Tránh cào, gãi chà xát, tránh xà phòng, tắm nƣớc ấm, tắm suối khoáng.
- Kháng sinh toàn thân nếu bội nhiễm nặng: thƣờng dùng nhóm macrolid vì
ít gây phản ứng dị ứng
- Chống ngứa, chống dị ứng: kháng histamin tổng hợp. Chlopheniramin
(4mg) 2 viên/ ngày hoặc Histalong 10mg 1 viên / ngày.

Bệnh Eczema


GV Nguyễn Hương Giang


12

- Vitamin C (0,10g) 10Viên /ngày
- Eczema đang vƣợng lan rộng, có ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định
corticoids uống một đợt nếu không có chống chỉ định.
2. Eczema bán cấp: Giảm viêm, giảm chảy nƣớc, bắt đầu khô da, lên da non.
 Tại chỗ:
- Chống viêm: Bôi mỡ Corticoid + kháng sinh nhƣ: mỡ Synalar- Neomycin,
mỡ Celesytodezem - Neomycin.
 Toàn thân.
- Sử dụng các dung dịch làm mềm da giàu chất béo nhƣ dầu tắm Dermagor,
balneum
- Chống ngứa, chống dị ứng
3. Eczema mãn lichen hoá: Đám tổn thƣơng sẫm màu, cứng cộm liken hoá, xù
xì thô ráp.
- Bôi một trong các thuốc sau: Goudrar, Coaltar: tan nhiễm cuộn.
- Mỡ corticoids: mỡ Flucinar, mỡ Diprpsali mỡ Demovate, mỡ betnvate.
- Uống: kháng Histamin tổng hợp.
- Vitamin C1g/ ngày.
- Nếu cần và không có chống chỉ định cho một đợt Prednisolon.
- Giữ nƣớc cho da dùng cream, mỡ làm ẩm da (Lacticare...) trong các đợt
bệnh ổn định hoặc sau khi làm sạch da, bôi các thuốc giàu lipid nhƣ mỡ
Atonyl…
PHÒNG BỆNH
- Theo dõi, đề phòng tránh tiếp xúc lại với các dị nguyên.
- Sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động để hạn chế mức thấp nhất việc tiếp
xúc lại dị nguyên


Bệnh Eczema

GV Nguyễn Hương Giang


13

- Phát hiện và điều trị các bệnh dị ứng mắc kèm nhƣ hen, viêm mũi dị ứng.

CÂU HỎI
1. Trình bày những tổn thƣơng cơ bản trong bệnh eczema
2. Trình bày cơ chế bệnh sinh và những đặc điểm tổn thƣơng trong bệnh
eczema tiếp xúc (viêm da dị ứng tiếp xúc)
3. Trình bày những đặc điểm lâm sàng trong bệnh eczema cơ địa
4. Trình bày hƣớng điều trị cụ thể bệnh eczema

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng da liễu (2008) Nhà xuất bản Y học
2. Nguyễn Năng An (2007) Nội bệnh lý phần dị ứng-miễn dịch lâm sàng, nhà
xuất bản Y học, pp 87-96
3. Greene R.J., Harris N.D., Goodyer L.I. (2008) Pathology and Therapeutics
for Pharmacists - A Basis for Clinical Pharmacy Practice, 3nd edition,
University of London, UK
4. Kasper DL, Braunwald E, Fauci AS, Hauser SL, Longo DL, Jameson JL,
Loscalzo J. (2008). Harrison’s Principles of Internal Medicine, 17th edition,
McGraw-Hill Medical Publishing Division.

Bệnh Eczema


GV Nguyễn Hương Giang



×