Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Sự tình phát ngôn trong tiếng anh, đối chiếu với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 187 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH MINH

SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TRONG TIẾNG ANH,
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh,đối chiếu
Mã số: 9 22 20 24

LUẬN ÁN TIỄN SĨ NGÔN NGỮ
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Hoàng Tuyết Minh

HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
được công bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thanh Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾTLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn.............................................................. 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trên thế giới........................................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong nước ............................................ 9
1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án................................................................. 11
1.2.1. Ngữ pháp chức năng với vấn đề ba bình diện của câu....................................... 11
1.2.1.1. Khái quát về lí thuyết ba bình diện của câu ..................................................... 12
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa ba bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng................... 23
1.2.2. Khái quát về sự tình và sự tình phát ngôn .......................................................... 25
1.2.2.1. Khái quát về sự tình ......................................................................................... 25
1.2.2.2. Về các kiểu sự tình ........................................................................................... 26
1.2.2.3. Khái quát về sự tình phát ngôn ........................................................................ 30
1.2.2.4. Đặc trưng của sự tình phát ngôn ..................................................................... 34
1.2.2.5. Các kiểu sự tình phát ngôn............................................................................... 38
1.2.3. Khái quát về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu .................................................... 38
1.3. Tiểu kết.................................................................................................................. 41
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VỊ TỐ TRONG SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TIẾNG
ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT ..................................................................... 43
2.1. Khái quát về vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh.................... 43
2.1.1. Đặc trưng của vị tố tiếng Anh ............................................................................. 43
2.1.2. Phân loại vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh............................. 45
2.2. Đặc điểm của vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng
Việt................................................................................................................................ 46
2.2.1. Vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh............................................. 50
2.2.1.1. Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh.. 50
2.2.1.2. Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng không chính
danh............................................................................................................................... 71



2.2.2. Vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Việt............................................. 89
2.2.2.1. Vị tố phát ngôn tiếng Việt được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh.. 89
2.2.2.2. Vị tố phát ngôn tiếng Việt được thể hiện bằng động từ nói năng không chính
danh............................................................................................................................. 108
2.2.3. Đối chiếu vị tố của sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng
Việt .............................................................................................................................. 113
2.2.3.1. Những điểm giống nhau ................................................................................. 113
2.2.3.2. Những điểm khác nhau................................................................................... 115
2.3. Tiểu kết................................................................................................................ 117
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THAM THỂ TRONG SỰ TÌNH PHÁT NGÔN
TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT ..................................................... 119
3.1. Khái quát về tham thể trong cấu trúc sự tình phát ngôn tiếng Anh ............. 119
3.2. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt119
3.2.1. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh........................ 119
3.2.1.1. Tham thể cơ sở ............................................................................................... 119
3.2.1.2. Vấn đề chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh...................................... 133
3.2.2. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Việt........................ 135
3.2.2.1. Tham thể cơ sở ............................................................................................... 135
3.2.2.2. Vấn đề chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Việt...................................... 140
3.2.3. Tương quan giữa các thành tố trong cấu trúc STPN và cấu trúc ngữ pháp của
câu ............................................................................................................................... 140
3.2.4. Đối chiếu tham thể của sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn
tiếng Việt ..................................................................................................................... 143
3.2.4.1. Những điểm giống nhau ................................................................................. 143
3.2.4.2. Những điểm khác nhau................................................................................... 145
3.3. Tiểu kết................................................................................................................ 146
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................... 151
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152



DANH MỤC VIẾT
TẮT STT

Viết tắt

Nghĩa

1.

BN

Bổ ngữ

2.

CC

Chu cảnh

3.

CN

Chủ ngữ

4.

ĐNT


Đích ngôn thể

5.

ĐTNN

Động từ nói năng

6.

HĐNN

Hành động nói năng

7.

HĐNT

Hành động ngôn từ

8.

HVNN

Hành vi ngôn ngữ

9.

NT


Ngôn thể

10. NPCN

Ngữ pháp chức năng

11. PNT

Phát ngôn thể

12. SSĐC

So sánh đốichiếu

13. STPN

Sự tình phát ngôn

14. STPNTA

Sự tình phát ngôn tiếng Anh

15. STPNTV

Sự tình phát ngôn tiếng Việt

16. TNT

Tiếp ngôn thể


17. TTCS

Tham thể cơ sở

18. VT

Vị tố

19. VTPN

Vị tố phát ngôn

20. VTPNTA

Vị tố phát ngôn tiếng Anh

21. VTPNTV

Vị tố phát ngôn tiếng Việt

22. VN

Vị ngữ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngữ pháp chức năng ra đời đã đem đến cho ngôn ngữ thêm một cách
tiếp cận mới, tiếp cận ngôn ngữ trên cả ba bình diện vừa độc lập vừa tương

tác với nhau là bình diện ngữ pháp, bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ
dụng. Mô hình lí thuyết này được dùng để soi sáng nhiều hiện tượng ngôn
ngữ ở nhiều cấp độ vốn được coi là nan giải đối với các khuynh hướng ngữ
pháp hình thức. Từ góc nhìn của ngữ pháp chức năng, những hiện tượng nan
giải này được lý giải một cách hiệu quả hơn, hợp lí hơn. Thực tế nghiên cứu
cho thấy rằng trong số các vấn đề được ngữ pháp chức năng quan tâm nghiên
cứu trong thời gian gần đây có vấn đề các loại hình sự tình trong các ngôn
ngữ khác nhau.
Việc nghiên cứu các loại sự tình trong tiếng Anh nói chung được một
số tác giả theo hướng chức năng quan tâm nghiên cứu, như: S. Dik (1997),
W.L. Chafe (1981), M.A.K Halliday (1985, 1994), M.A.K Halliday và
M.I.M Matthiessen (2004), C. Cobuild (1990), G. Thompson (1996, 2004)...
Các công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra được mô hình chung của sự
tình phát ngôn nói chung như số lượng các thành tố trong sự tình phát ngôn,
vị trí các thành tố trong sự tình phát ngôn. Tuy nhiên, sự tình phát ngôn trong
tiếng Anh vẫn chưa quan tâm nghiên cứu sâu nên còn nhiều vấn đề mới được
đưa ra mà chưa được giải quyết sâu, như vấn đề về vị tố phát ngôn, vấn đề
các tham thể và chu cảnh của sự tình phát ngôn, sự giống và khác nhau giữa
sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt... Ở Việt Nam,
công trình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong tiếng Việt được nhiều tác giả
bàn đến như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995), Diệp Quang
Ban (2012), Hoàng Văn Vân (2005). Ngoài ra, sự tình phát ngôn tiếng Việt
còn là đề tài của một số luận văn luận án, tiêu biểu là Lê Thị Thơm (2012).
Trong luận án này, tác giả đã cung cấp một bức tranh tổng quát về sự tình

1


phát ngôn trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ pháp - ngữ dụng.
Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu sự tình phát ngôn tiếng Anh,

đối chiếu với tiếng Việt, dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng để tìm ra
những nét tương đồng và dị biệt của loại sự tình này trong hai ngôn ngữ.
Là kiểu sự tình có vai trò quan trọng và xuất hiện nhiều trong giao tiếp
cũng như trong một số loại hình văn bản, sự tình phát ngôn tiếng Anh cần
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa như
hiện nay. Trong sử dụng và giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường, giáo viên
và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các vị tố phát ngôn,
cấu trúc ngữ nghĩa của các tham thể. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Anh đối
chiếu với tiếng Việt là việc làm cần thiết trong quá trình dạy và học ngoại ngữ
ở Việt Nam, trong đó có vấn đề nghiên cứu các loại sự tình từ góc độ so sánh
đối chiếu.
Chính vì các lí do trên, chúng tôi lựa chọn “Sự tình phát ngôn trong
tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt” dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng
làm đối tượng nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận
án
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ đặc điểm của sự tình phát
ngôn trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị
biệt của các vị tố, các tham thể trong sự tình phát ngôn (STPN) tiếng Anh và
tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chưc năng hệ thống (NPCNHT).
Để đạt được các mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát cơ sở lý luận về ngữ pháp chưc năng hệ thống theo quan
điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam để từ đó xác lập
khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài;
- Khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả đặc trưng của các vị tố, các
tham thể trong STPN tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của NPCNHT.

2



- So sánh đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt của các vị
tố, các tham thể trong STPN tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của
NPCNHT.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vị tố, tham thể và các chu cảnh
trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ
nghĩa và đặc điểm ngữ dụng của các vị tố và các tham thể trong sự tình phát
ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt.
Tư liệu của luận án là 2411 câu chứa sự tình phát ngôn tiếng Anh được
thu thập từ 08 tác phẩm văn học Anh - Mỹ, bao gồm: The thorn birds (Colleen
Mccullough); Harry Potter and the Philosopher‟s Stone (J. K. Rowling);
Harry Potter Chamber of and the Secrets (J. K. Rowling); Harry Potter and
the Prisoner of Azkaban (J. K. Rowling); Harry Potter and the Goblet of Fire
(J. K. Rowling); Harry Potter and the Order of the Phoenix (J. K.
Rowling); Gone with the wind (Margaret Mitchell) và If Tomorrow Comes
(Sidney Sheldon) (1985). Bản dịch tiếng Việt của tác phẩm The thorn birds mà
chúng tôi lựa chọn là bản dịch "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Phạm
Mạnh Hùng. Tuyển tập Harry Potter chúng tôi lựa chọn các bản dịch của Lý
Lan. Tiểu thuyết Gone with the wind chúng tôi chọn bản dịch của Dương
Tường. Tiểu thuyết If Tomorrow Comes chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn
Bá Long.
Tư liệu tiếng Việt được thu thập được từ trong các tác phẩm văn học
sau: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và cô gái đến từ hôm qua (Nguyễn Nhật
Ánh); tuyển tập Nam Cao; tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; tuyển
tập truyện ngắn Chu Lai, tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng; truyện ngắn

nữ đặc sắc Việt Nam từ 1986 đến nay, ăn mày dĩ vãng (Chu Lai).
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Khi tiến hành công việc nghiên cứu về sự tình phát ngôn trong tiếng
Anh, đối chiếu với tiếng Việt, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng khi miêu tả
4


các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các vị tố, tham thể và
chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, và sự tình phát ngôn tiếng Việt.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để
đối chiếu tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa sự tình phát ngôn tiếng
Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt và chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của sự
tình phát ngôn trong hai ngôn ngữ này.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các thủ pháp sau:
- Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Thủ pháp này được dùng để phân
tích các thành tố nghĩa biểu hiện của sự tình phát ngôn tiếng Anh và các
tham thể, đặc biệt là phân tích đặc điểm của động từ nói năng với vai trò là vị
tố của sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt.
- Thủ pháp thống kê phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để thống
kê các loại các vị tố, các tham thể và phân loại các loại này trong sự tình phát
ngôn tiếng Anh và tiếng Việt.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã chỉ ra các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của
vị tố, các tham thể và chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu
với sự tình phát ngôn tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu này có thể góp
phần vào việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường và góp phần tìm hiểu
thêm về văn hóa của người Anh trong giao tiếp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về lý luận: Luận án làm sáng tỏ các đặc điểm của sự tình phát ngôn
tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt trong sự tình phát
ngôn tiếng Anh và tiếng Việt ở các bình bình diện nói trên.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào trong
quá trình giảng dạy sự tình phát ngôn tiếng Anh (STPNTA) và sự tình phát
ngôn tiếng Việt (STPNTV), giúp giáo viên có cơ sở để giảng dạy các đặc

5


trưng cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của các phát ngôn tiếng
Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt.
7. Bố cục của luận
án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên
quan
đến
án

luận
Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu

trong nước và ngoài nước của sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, nhấn mạnh
đến tình hình nghiên cứu động từ nói năng trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án gồm: lý thuyết về ngữ pháp chức
năng, lý thuyết về sự tình (khái quát về khái niệm liên quan đến sự tình, sự
tình phát ngôn và những đặc trưng cơ bản của sự tình phát ngôn trong tiếng

Anh và tiếng Việt, phân loại sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với
tiếng Việt), lý thuyết về ba bình diện của câu là ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ
dụng; lí thuyết về so sánh đối chiếu.
Chương 2: Đặc điểm vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối
chiếu với tiếng Việt
Trong chương này, luận án phân loại và miêu tả các vị tố phát ngôn
của tiếng Anh và tiếng Việt. Thông qua miêu tả, luận án chỉ ra những tương
đồng và khác biệt của vị tố phát ngôn trong hai ngôn ngữ này.
Chương 3: Đặc điểm tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối
chiếu với tiếng Việt
Chương này miêu tả các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh
trên cả 3 bình diện (ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng). Thông qua miêu tả,
luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của các tham thể phát ngôn
trong hai ngôn ngữ này.
6


Cuối cùng là phần Phụ lục của luận án.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trên thế giới
Ngữ pháp chức năng (NPCN) là một hướng tiếp cận mới của ngôn ngữ

học cuối thế kỷ XX. Ngữ pháp chức năng đã nghiên cứu các quy tắc chi phối
hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện hình thức và nội dung trong mối
liên hệ có tính chức năng thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ. Các
loại sự tình nói chung là một trong những trọng tâm nghiên cứu của NPCN.
Qua văn liệu, có thể thấy việc nghiên cứu động từ và câu trong tiếng Anh
theo ngữ pháp chức năng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm. Có
nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận. Các tác giả tiêu biểu gồm: M.A.K. Halliday (1985, 1994); S.C
Dik, Simon (1989, 1997, 2005); A. Siewierska (1991); Alice Caffarel (2006),
T.Givón (1984, 1990), J.R. Martin& et al (1985, 1997), S.C Dik (1997,
2005)... Các công trình này đã cho những kết quả quan trọng trên bình diện
tổng thể về câu nói chung và câu với động từ nói năng nói riêng.
Trong số các tác giả tiêu biểu của ngữ pháp chức năng trong tiếng Anh thì
S. C. Dik (1989, 1997, 2005), M.A.K Halliday (1985, 1994) và T.Givón
(1984,
1990) được xem là những đại diện tiêu biểu và người có công lớn trong việc
đề xuất một mô hình các kiểu sự tình phù hợp cả về phương diện lí luận và
thực tiễn. S. C. Dik coi động từ là thành phần tạo nên kết cấu vị ngữ hạt
nhân, mà kết cấu vị ngữ hạt nhân là một chỉnh thể chỉ định của một lớp các sự
tình.Theo ông, loại sự tình [- động] (- dynamic) là loại sự tình không bao hàm
bất kỳ sự biến đổi nào, và được gọi là tình huống (situation). Tất cả những sự
tình không phải là tình huống là những sự tình [+động] (+dynamic), là các sự
8


kiện (event). Giữa tình huống và sự kiện, Dik phân biệt chúng với thông
số [+ chủ ý]

9



(controlled/ uncontrolled), khi mà các thực thể tham gia có khả năng quyết
định sự tình đó tồn tại được hay không. Sự tình được cho là [-chủ ý] là sự tình
không kiểm soát được, tức khi mà các thực thể tham gia trong đó không có
khả năng quyết định sự tồn tại của sự tình.
Với quan điểm về cấu trúc ngữ nghĩa của câu, W.L Chafe (1970) cho
rằng câu được “cấu tạo xung quanh yếu tố vị ngữ tính nào đó” [71, tr.69] và
“bản chất của động từ sẽ quy định cái sẽ hiện diện làm phần còn lại của câu”
[71, tr.69]. Theo tiêu chí xác định đặc trưng ngữ nghĩa của các vị từ, ông chia
cấu trúc nghĩa của câu thành ba loại cơ bản: (1) Trạng thái; (2) Quá trình; (3)
Hành động.
Trong cách phân loại các sự tình của S. Dik (1997) hay cấu trúc nghĩa
câu của W.L. Chafe (1970), chúng tôi thấy các tác giả không đề cập đến sự
tình phát ngôn hay sự tình nói năng, mà chỉ xem chúng thuộc về kiểu sự tình
hành động nói chung mà thôi. Tuy nhiên, cách phân chia của hai tác giả này
đã được chúng tôi sử dụng làm cơ sở để xác lập nên đặc trưng của sự tình
phát ngôn, đặc biệt là dựa trên hai thông số [+ động] và [+ chủ ý] của S. Dik.
Trong khung lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, M.A.K Halliday
(1985), (1994) M.A.K Halliday và M.I.M Matthiessen (2004) đặt động từ
trong các mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đó là mối quan hệ hiện
thực hóa đồng thời các loại nghĩa (hay chức năng, bởi lẽ trong ngữ pháp chức
năng hệ thống, nghĩa được đồng nhất với chức năng), đó là nghĩa ý niệm
(ideal meaning), liên nhân (interpersonal meaning) và văn bản (textual
meaning). M.A.K Halliday (2004) xác định chức năng ý niệm của câu “là sự
biểu hiện kinh nghiệm”, “là nghĩa hiểu như là “nội dung”, là “sự biểu hiện của
những cái mà trong nghĩa bao quát nhất chúng tôi có thể gọi là quá trình
(process): những hành động, những biến cố, những quá trình nhận thức và
những mối quan hệ”; chức năng liên nhân của câu là “sự thay đổi các vai trò
trong những cách tác động lẫn nhau bằng ngôn từ: những sự trình bày, những
sự hỏi, những sự đề nghị và ra những mệnh lệnh, cùng với những tình thái


10


kèm theo”; chức năng văn bản là “tính thích hợp đối với ngữ cảnh vừa là phần
văn bản đi trước (và đi sau) vừa là ngữ cảnh của tình huống” và “là xây dựng
một thông điệp”.
Dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống, M.A.K Halliday
(1985), (1994), (2004) đã phân chia các sự tình thế giới thành ba miền chính:
thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới các mối quan hệ trừu tượng.
Tương ứng với chúng là sáu kiểu quá trình: quá trình vật chất (material
process), quá trình hành vi (behavioural process), quá trình tinh thần (mental
process), quá trình quan hệ (relational process), quá trình tồn tại
(existentialprocess) và quá trình phát ngôn (verbal process) (trong luận án
của chúng tôi, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ sự tình phát ngôn).
Quan điểm nghiên cứu của M.A.K Halliday và M.I.M Matthiessen chủ
yếu đề cập đến chức năng nghĩa biểu hiện của các quá trình, trong đó có phản
ánh các chức năng cú pháp. Tuy nhiên, hệ thống kinh nghiệm của các tác giả
là hệ thống mang tính khái quát hóa cao, các học giả xem ý nghĩa của quá
trình như ý nghĩa biểu thị kinh nghiệm của cú/ mệnh đề, chứ không xem xét
đến ý nghĩa biểu hiện của bản thân các động từ hiện thực hóa lõi quá trình. Do
đó, bản thân cấu trúc cú pháp của các tiểu loại động từ hiện thực hóa lõi các
quá trình cũng như các vai nghĩa ngữ pháp của các thành tố tham gia các quá
trình chưa được đề cập đến một cách chi tiết và đó cũng là mục tiêu mà luận
án này muốn thực hiện.
Trong khoảng hai ba chục năm gần đây, một loạt các công trình nghiên
cứu về ngữ pháp chức năng theo quan điểm của M.A.K Halliday đã ra đời.
Các công trình thể hiện những kiến thức được chi tiết và cụ thể hóa về ngữ
pháp chức năng, như C. Cobuild (1990), G. Thompson (2014). Trên quan
điểm của ngữ pháp chức năng kết hợp với việc nghiên cứu các điển dạng ngữ

nghĩa của các Động từ nói năng theo nghĩa dụng học (theo nghĩa rộng), các
nhà ngữ pháp học chức năng cho rằng chính động từ “làm nên hạt nhân ngữ
nghĩa (semantic core) của mệnh đề” [93, tr.19] và “điển dạng của động từ mà

11


chúng đóng vai trò hạt nhân ngữ nghĩa của mệnh đề sẽ xác định điển dạng
mệnh đề” [93, tr.32], “động từ chính là thành tố trung tâm của mệnh đề”
[110, tr.50] hay “đặc trưng của động từ sẽ qui định các thành tố còn lại nào
được phép đi theo động từ” [111, tr.34]. Với những quan điểm trên, các tác
giả T. Givón [93] và R. Huddleston et al [111] đi theo hướng kết hợp giữa các
mặt nội dung và mặt hình thức của động từ bằng việc miêu tả các điển dạng
mệnh đề đơn và cấu trúc của chúng. Các tác giả miêu tả đồng thời: “(a) điển
dạng ngữ nghĩa của động từ, (b) điển dạng cú pháp của mệnh đề đơn, (c) các
vai nghĩa của người tham gia, (d) vai trò cú pháp và tính đánh dấu của chúng,
bao gồm: trật tự từ, hình thái học, và các đặc trưng khác” [93, tr.90].
Như có thể thấy, trong các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà
ngôn ngữ học về động từ nói năng (ĐTNN), do sự hữu hạn của các thông số
ngữ nghĩa dùng để phân loại các kiểu sự tình, hầu hết các tác giả đều chưa
tách riêng nhóm ĐTNN riêng thành một nhóm mà gộp chung vào cùng nhóm
với các động từ khác nói chung.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong nước
Trong trào lưu ngữ pháp chức năng, động từ nói năng cũng như sự
tình phát ngôn bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Đã có những nghiên cứu
về những vấn đề liên quan đến động từ nói năng - thành phần đóng vai trò
cốt lõi - vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Việt. Có thể kể đến các tác giả
sau: Nguyễn Lai (2001), Bùi Minh Toán (2012), Cao Xuân Hạo (1991,
2004); Hoàng Văn Vân (2005); Diệp Quang Ban (2012); Nguyễn Văn Hiệp
(2009, 2012)...

Động từ chỉ hành vi nói năng (Động từ nói năng - ĐTNN) có số lượng
lớn, nhóm động từ này bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã
hội. Trong các công trình trước đây, một số nhà ngôn ngữ học như Nguyễn
Kim Thản, Bùi Minh Toán, Nguyễn Hữu Quỳnh, Diệp Quang Ban, Nguyễn
Anh Quế, Đái Xuân Ninh và Hoàng Văn Thung, Nguyễn Thị Quy... thường
xếp ĐTNN vào nhóm với các động từ khác có cùng cơ cấu nghĩa như: Động

12


từ tác động, động từ hành động, động từ đánh giá nhận xét, động từ cảm
nghĩ – nói năng, động từ phát nhận, động từ hướng ngoại, động từ gây
khiến. Nguyễn Hữu Quỳnh, Bùi Minh Toán cho rằng Động từ gây khiến
chính là thuộc trong nhóm những ĐTNN và ĐTNN chính là thuộc nhóm
Động từ hướng ngoại, Động từ tác động và chúng có vị trí ngang bằng nhau.
Các tác giả Nguyễn Kim Thản (2008), Bùi Minh Toán (2012), Diệp
Quang Ban (2005, 2012)... đã phân loại ĐTNN dựa vào mặt hình thức ngữ
pháp, khả năng kết hợp của từ và các tiểu loại động từ khác. Vì các tác giả
coi trọng vấn đề hình thức nên đã phân chia ĐTNN vào các nhóm của tiểu
động từ khác có cùng cơ cấu hình thức. Điều này dẫn đến sự không nhất
quán vì có nhiều ĐTNN có những đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp giống nhau
lại được xếp vào các bậc khác nhau.
Ở góc độ từ vựng học và ngữ dụng học, tác giả Đỗ Hữu Châu (2001,
2007) đã có cách tiếp cận mới hơn và hợp lí hơn trong cách phân chia nhóm
ĐTNN. Tác giả đã xếp ĐTNN trong một tiểu loại riêng, phân chia và sắp xếp
ĐTNN trong sự phân biệt với động từ Nói và động từ Cảm nghĩ và lập mô
hình ngữ nghĩa cho các ĐTNN. Dựa theo cách phân chia nhóm ĐTNN theo
cách hành vi ở lời theo cách phân chia của Searle và trên cơ sở của phân tích
đặc tính cú pháp của ĐTNN trong phát ngôn ngữ vi mà xác định động từ ngữ
vi và động từ không ngữ vi (động từ ngữ vi: xin lỗi, cảm ơn, ...; động từ

không phải ngữ vi: chửi, cãi, dọa, nịnh, ...)
Hai đại diện tiêu biểu của ngữ pháp chức năng là Dik và Halliday đã
có tác động mạnh mẽ tới các nhà Việt ngữ học. Vì vậy, nhiều nhà Việt ngữ
học đã quan tâm nghiên cứu tiếng Việt từ góc nhìn ngữ pháp chức năng.
Trong Việt ngữ học, ngữ pháp chức năng được nghiên cứu trong các công
trình tiêu biểu như Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng (Cao Xuân Hạo
(1991)); Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Cao Xuân Hạo (chủ biên, 2004));
Vị từ tiếng Việt và các tham tố của nó (so sánh với tiếng Nga và tiếng Anh)
(Nguyễn Thị Quy (1995)); Ngữ pháp tiếng Việt (Diệp Quang Ban (2012)).

13


Sự tình phát ngôn tiếng Việt (STPNTV) được tiếp tục bàn đến trong
công trình Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm
chức năng hệ thống (2005) của Hoàng Văn Vân. Trong công trình này, tác
giả bàn về quá trình phát ngôn bao gồm các tiêu chí định nghĩa, nhận diện
quá trình, cấu trúc nghĩa biểu hiện. Tuy nhiên, những vấn đề được tác giả đặt
ra mới chỉ dừng lại ở những nhận xét tổng quan, tác giả chưa khảo sát, xử lí
và phân tích cụ thể các vấn đề về Sự tình phát ngôn tiếng Việt.
Cụ thể hơn và chuyên biệt hơn, nghiên cứu về sự tình phát ngôn, trong
tiếng Việt có thể kể đến một số luận văn, luận án, tiêu biểu là Sự tình phát
ngôn tiếng Việt (Lê Thị Thơm (2012)). Luận án trên đã cung cấp một bức
tranh tổng quát về sự tình phát ngôn trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ nghĩa ngữ pháp - ngữ dụng. Đây là cơ sở để chúng tôi đối chiếu với STPN tiếng
Anh.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu toàn diện
dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng về sự tình phát ngôn trong tiếng Anh,
cũng như đối chiếu sự tình phát ngôn giữa tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra
những nét tương đồng và dị biệt của loại sự tình này trong hai ngôn ngữ. Đây
chính là nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra trong luận án này.

1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án
1.2.1. Ngữ pháp chức năng với vấn đề ba bình diện của câu
Có nhiều mô hình nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có hai cách tiếp cận
đối tượng khác nhau là tiếp cận theo mô hình hình thức và tiếp cận theo mô
hình chức năng. Cách tiếp cận mô hình hình thức có từ rất sớm, ở cách tiếp
cận này, ngôn ngữ được coi như là một đối tượng và chức năng chủ yếu của
ngôn ngữ là biểu hiện tư duy. Câu của một ngôn ngữ được miêu tả độc lập
với ngữ cảnh (free-context), cú pháp độc lập với nghĩa học, dụng học...
Ngược lại, cách tiếp cận theo mô hình chức năng coi ngôn ngữ là một tương
tác xã hội, chức năng chủ yếu của ngôn ngữ là giao tiếp. Câu của một ngôn
ngữ phải được miêu tả trong ngữ cảnh (sensitive-context), chiều ưu tiên đi từ
dụng học đến nghĩa học và cú pháp. Nói như vậy có nghĩa là trong ba bình
14


diện nghiên cứu thì dụng học giữ vai trò quyết định: nghĩa học phụ thuộc vào
dụng học và cú pháp thì phụ thuộc vào nghĩa học và dụng học.
Nghiên cứu ngôn ngữ theo mô hình chức năng được hình thành
khoảng giữa những năm 80 của thế kỉ XX, được gọi chung là ngữ pháp chức
năng (Functional Grammar). Ngữ pháp chức năng khác với các khuynh
hướng ngữ pháp trước nó ở chỗ cách tiếp cận này lấy chức năng giao tiếp
của ngôn ngữ là chức năng chủ yếu là và điểm xuất phát để xây dựng hệ
thống lý thuyết của mình.
Mô hình lí thuyết ba bình diện của câu có nguồn gốc từ lý thuyết tín
hiệu học của Ch.W.Morris (1938), đó là quan điểm cho rằng cần nghiên cứu
các hệ thống tín hiệu ở các mặt trong một thể thống nhất, đó là kết học
(syntactics), nghĩa học (semantics) và dụng học (pragmatics). Vận dụng lí
thuyết này, các nhà ngữ pháp chức năng đã phân biệt ba bình diện khác nhau
của ngôn ngữ là bình diện nghĩa học, bình diện ngữ pháp và bình diện ngữ
dụng.

Đại diện nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng ngữ pháp chức năng nổi bật
nhất là Halliday, với lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống. Halliday được
cho là chịu ảnh hưởng của trường phái London, với những đại diện như J.R
Firth và Malinowski. Với ngữ pháp chức năng hệ thống, các hiện tượng ngôn
ngữ nói chung không chỉ được xem xét ở cả 3 phương diện là ngữ pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng, theo đó nghiên cứu câu nói bao giờ cũng đặt trong khung
diễn ngôn rộng hơn. Cụ thể, theo mô hình 3 siêu chức năng hay 3 loại nghĩa
của Halliday, tất cả bình diện đều biểu nghĩa, và ngữ pháp chức năng hệ
thống cho rằng ngữ pháp là một tập hợp những lựa chọn để biểu đạt nghĩa,
gồm nghĩa biểu hiện, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản.
1.2.1.1. Khái quát về lí thuyết ba bình diện của
câu
Bình diện ngữ nghĩa
Nghĩa biểu hiện
Quan niệm về nghĩa biểu hiện
15


Theo Halliday (1995), nghĩa biểu hiện của câu là thể hiện các mẫu thức

16


kinh nghiệm. Người nói khi diễn đạt một hiện tượng ngoài đời sống thường sẽ
sắp xếp lại theo cách nhìn của mình và diễn đạt lại theo các quan hệ ngữ nghĩa
và ngữ pháp tùy thuộc vào những hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Theo Bùi Minh Toán (2012) thì "Nghĩa biểu hiện của câu là thành
phần nghĩa biểu thị vật, việc, hiện tượng (gọi chung là sự tình) trong thực tế
khách quan được phản ánh vào trong câu qua lăng kính chủ quan của người
nói người (viết)" [51, tr.173]

Cấu trúc nghĩa biểu hiện
Nghĩa biểu hiện của câu là hình ảnh những sự tình trong hiện thực
khách quan được phản ánh trong câu nói hoặc văn bản. Vì vậy, dù không hoàn
toàn đồng nhất với sự vật hiện tượng bên ngoài đời sống, nhưng giữa sự tình
và nghĩa biểu hiện có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sự tình thông qua nhận
thức của người nói, người viết được phản ánh vào trong câu trở thành nghĩa
biểu hiện của câu.
Như trên đã trình bày, nghĩa biểu hiện của câu là thành phần nghĩa phản
ánh một sự tình nào đó của hiện thực. Các sự tình này là một khối nhưng có
thể phân tích thành mô hình nghĩa, gồm lõi nội dung của sự tình và các thực
thể tham gia vào sự tình đó. Lõi nội dung của sự tình thường được diễn đạt
hoặc bằng động từ hoặc bằng tính từ hoặc bằng từ chỉ quan hệ không dùng
độc lập, hay có khi là danh từ. Về mặt cú pháp, những từ này được gọi là vị tố
(predicator). Bên cạnh các quan hệ với hiện thực khách quan, các yếu tố tham
gia vào sự tình còn thực hiện chức năng nghĩa nhất định được gọi là vai nghĩa.
Các vai nghĩa này được phân biệt thành hai loại là tham thể và chu cảnh.
Vị tố: Thành tố quan trọng nhất trong mỗi câu, hạt nhân cho mỗi sự
tình và quyết định đặc trưng và bản chất của sự tình đó chính là Vị tố, mà
trong ngữ pháp truyền thống thường được gọi là vị từ hay vị ngữ. Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng khái niệm vị từ có thể được hiểu theo nhiều cách rất khác nhau,
trong đó có cách hiểu như một phạm trù từ vựng - ngữ pháp.
Trước hết, theo quan điểm của lý thuyết ngữ pháp dựa trên cơ sở ngữ

17


nghĩa thì vị từ được dùng trong cả ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tiêu biểu cho quan
điểm này là Tésnière. Theo Tésnière, ngữ pháp là vấn đề của ngôn ngữ chứ
không phải của logic, và câu chỉ có một đỉnh duy nhất là vị ngữ. Do vậy, vị
ngữ là trung tâm tổ chức ngữ nghĩa và cú pháp của câu. Đồng quan điểm này,

Fillmore cũng cho rằng, nghiên cứu ngữ pháp trước hết phải nói đến nghĩa,
phải bàn đến ngữ pháp mang tính nghĩa.
Đồng quan điểm trên, các tác giả Việt ngữ học như Nguyễn Văn Hiệp,
Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Quy cũng gọi thành tố cốt lõi
trong câu là vị từ.
Ngữ pháp chức năng đã chuyển quan niệm câu có hai đỉnh sang quan
niệm câu chỉ có một đỉnh. Theo Nguyễn Văn Hiệp (2012) thì ngữ pháp truyền
thống, do chịu ảnh hưởng của logic, đã phân tích câu thành hai thành phần
chính là chủ ngữ và vị ngữ, tương ứng với chủ thể (S) và vị thể (V) của mệnh
đề. Ngược lại, theo Tésnière, ngữ pháp là vấn đề của ngôn ngữ chứ không
phải của logic, và câu chỉ có một đỉnh duy nhất là vị ngữ. Do vậy, vị ngữ là
trung tâm tổ chức ngữ nghĩa và cú pháp của câu.
Cũng theo Nguyễn Văn Hiệp (2012) thì trong lí thuyết kết trị của
Tésnière, thuật ngữ Vị từ (predicate) được xác định theo một cách hoàn toàn
khác: vị từ được xác định thông qua khái niệm vị tố (predicator), khái niệm vị
tố được xác định thông qua khái niệm biểu thức quy chiếu (reference
expression).
Nguyễn Thị Quy (2002) đã giải thích, nội dung của sự thể trong câu
thường được thể hiện bằng một vị ngữ (hay ngữ vị từ), các tham tố thường
được thể hiện bằng các danh ngữ (hay ngữ danh từ). Theo tác giả thì vị từ có
chức năng tự mình làm thành một vị ngữ, trung tâm ngữ pháp, trung tâm ngữ
nghĩa. Nói cách khác, đó là một phạm trù từ loại bao gồm động từ và tính từ.
Từ trước đến nay, ngữ pháp truyền thống vẫn chủ trương tách vị từ thành hai
từ loại. Nguyễn Tài Cẩn (1999) cho rằng: “Nếu chúng ta quan tâm đến sự xác
lập các phạm trù hơn là đến sự phân chia thành các nhóm từ cụ thể thì thiết
nghĩ lợi hơn vẫn là tách thành hai từ loại. Trong tiếng Anh vẫn có những
18


động từ điển hình và những tính từ điển hình có khả năng khác nhau trong

việc tổ chức đoản ngữ, vậy vẫn có sự đối lập dứt khoát giữa hai phạm trù chỉ
hành động và chỉ tính chất.” [9, tr.332]. Nhưng theo ý kiến của nhiều nhà
ngôn ngữ học theo hướng chức năng hiện nay như Nguyễn Văn Hiệp, Lê Thị
Lan Anh thì không nên tách thành hai loại động từ và tính từ vì không có một
ranh giới rõ ràng giữa hai từ loại này.
Bên cạnh quan điểm cho rằng, vị từ được dùng trong cả ngữ pháp và
ngữ nghĩa thì có quan điểm cho rằng vị tố thuộc về nghĩa, vị từ thuộc về
ngữ pháp. Tiêu biểu cho quan điểm này là Bùi Minh Toán. Bùi Minh Toán
(2012) đã làm rõ khái niệm vị từ và vị tố. Theo Bùi Minh Toán thì vị tố và
vị từ có quan hệ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau…. Vị từ thuộc
phạm trù từ loại, còn vị tố thuộc phạm trù chức năng nghĩa.
Như vậy, có nhiều quan điểm về vị từ và vị tố. Trong phạm vi luận
án này, để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi cho rằng vị tố là các
tên gội thuộc nghĩa còn vị từ được dùng như một phạm trù từ loại.
Tham thể: Theo M.A.K. Halliday thì trong sự tình phát ngôn (mà ông
nói là quá trình phát ngôn), vị tố phát ngôn (VTPN) là trung tâm, ngoài ra còn
có các tham thể (cơ sở) tham gia cùng vị tố (VT) trong sự tình phát ngôn
(STPN). Các tham thể (cơ sở) này (dạng đầy đủ) bao gồm: phát ngôn thể
(PTN), tiếp ngôn thể (TNT), đích ngôn thể (ĐTN) và ngôn thể (NT). M.A.K.
Halliday không đi sâu vào các biểu hiện cụ thể của Ngôn thể, vốn là tham tố
trọng yếu của hành động nói năng. Ngoài ra, với lời dẫn trực tiếp và gián tiếp,
Halliday cho rằng đây là một thành phần được chiếu xạ và có quan hệ đồng
đẳng với bộ phận dẫn nhập (cấu trúc chính của động từ nói năng).
Ví dụ: "It was my fault," Amy told her father. "We were playing ball,
and Tracy ran after the ball and told me to wait, but I climbed up on the wall
so I could see her better and I fell in the water. But Tracy saved me, Daddy."
"Con có lỗi", Amy nói với bố. "Con và cô đang chơi bóng, cô Tracy
chạy đi nhặt bóng và bảo con chờ, nhưng con lại trèo lên tường để có thể nhìn

19



theo cô rõ hơn và ngã nhào xuống nước. Cô Tracy đã cứu con bố ạ".
Trong ví dụ trên: Vị tố phát ngôn là told; phát ngôn thể (PTN) là Amy,
tiếp ngôn thể (TNT) là her father, đích ngôn thể (ĐTN) là Tracy và ngôn thể
(NT) là It was my fault và We were playing ball, and Tracy ran after the ball
and told me to wait, but I climbed up on the wall so I could see her better and
I fell in the water. But Tracy saved me, Daddy.
Matthiessen (1995) đã liệt kê và làm rõ các tham thể trong sự tình phát
ngôn. Theo ông, Phát ngôn thể là người hay nguồn tượng trưng nào đó. Tiếp
ngôn thể là kẻ tiếp nhận phát ngôn. Đích ngôn thể là cái đích mà hành động
phát ngôn hướng tới. Ngôn thể là cái được nói ra hay tên gọi của phát ngôn
đó. Cũng theo ông thì, một quá trình (sự tình) phát ngôn điển hình có thể được
trình bày bằng cấu trúc dưới đây:
PNT + sự tình: phát ngôn + TNT + NT + ĐNT
Ví dụ: Tracy told the receptionist inside, "I'd like to see Mr. Conrad
Morgan, please." Tracy nói với nhân viên tiếp tân bên trong, "Tôi muốn gặp
ông Conrad Morgan, làm ơn."
Trong ví dụ trên, PNT là Tracy, Sự tình phát ngôn là told, TNT là the
receptionist inside, NT là Tracy nói với nhân viên tiếp tân bên trong, "Tôi
muốn gặp ông Conrad Morgan, làm ơn, ĐNT là Mr. Conrad Morgan.
Khi được diễn đạt trong câu, năm thành tố của Sự tình phát ngôn tiếng
Anh (STPNTA) cũng được hiện thực hóa, tuy rằng cũng có lúc, do ngữ cảnh,
do tình huống hoặc do nhiệm vụ thông báo mà một hay một số thành tố trên
bị tỉnh lược đi. Tuy nhiên, thành tố bị tỉnh lược luôn luôn được giả định trong
ý nghĩa của vị tố, trong cấu trúc nghĩa của sự tình.
Ví dụ:
He

said


loudly.

PNT

VTPN

Chu cảnh

20


×