Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Macaranga balansae Gagnep., thuộc chi Mã Rạng (Macaranga) họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM TOÀN THẮNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI MACARANGA BALANSAE
GAGNEP., THUỘC CHI MÃ RẠNG (MACARANGA)
HỌ THẦU DẦU (EUPHORBIACEAE)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------***----------------

PHẠM TOÀN THẮNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI MACARANGA BALANSAE
GAGNEP., THUỘC CHI MÃ RẠNG (MACARANGA)
HỌ THẦU DẦU (EUPHORBIACEAE)
Ngành: Hoá học
Mã số: 9440112

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Thu Hương


2. PGS. TS. Đoàn Thị Mai Hương

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thu Hương và PGS.TS Đoàn Thị Mai
Hương. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày
TM.Tập thể hướng dẫn

PGS.TS. Trần Thu Hương

tháng

năm 2019

Nghiên cứu sinh

Phạm Toàn Thắng


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Bộ môn Hóa Hữu cơ, Viện Kỹ
thuật Hóa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Hóa sinh
biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình
nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy
cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Viện
Kỹ Thuật Hóa học và Viện Hóa sinh biển cùng tập thể cán bộ của hai
Viện, về sự quan tâm và ủng hộ to lớn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Hóa Hữu cơ, Viện Kỹ thuật
Hóa học, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Phòng Nghiên cứu cấu trúc,
Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
quan tâm giúp đỡ, với những lời khuyên bổ ích và những góp ý quý báu
trong việc thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tôi xin cảm ơn và kính trọng nhất tới PGS.TS Trần Thu Hương và
PGS.TS Đoàn Thị Mai Hương, TS Lê Nguyễn Thành - những người Thầy
đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đơn vị đã giúp đỡ tôi trong việc thử
hoạt tính gây độc tế bào ung thư.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo Phòng Giám định Hóa học
và lãnh đạo Viện Khoa học hình sự, các đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể
gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3

1.1. Vài nét về họ Thầu dầu ........................................................................................ 3
1.1.1. Hình thái của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) .................................................... 3
1.1.2. Sự đa dạng của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam ............................. 4
1.2. Vài nét về chi Macaranga ................................................................................... 5
1.3. Đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của một số loài Macaranga. ..... 7
1.4. Nghiên cứu hoá học chi Macaranga ................................................................. 12
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 12
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 28
2.1. Thu mẫu cây và xác định tên khoa học ............................................................. 28
2.2. Phương pháp xử lý và chiết mẫu ....................................................................... 28
2.3. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất từ mẫu
cây ............................................................................................................................. 29
2.4. Các phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các chất phân lập được từ các
mẫu cây nghiên cứu. ................................................................................................. 30
2.5. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào ........................................................ 30
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................ 34
3.1. Tách chiết, phân lập các chất từ quả cây Macaranga balansae ........................ 34
3.1.1. Xử lý mẫu thực vật và chiết tách quả cây M. balansae .................................. 34
3.1.2. Quy trình phân lập các chất sạch từ quả cây M. balansae ............................. 35
3.1.3. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ của các chất phân lập được từ quả cây
M.balansae. .............................................................................................................. 38
3.2. Tách chiết phân lập các chất từ thân cây Macaranga balansae ........................ 42
3.2.1. Xử lý mẫu thực vật và chiết tách .................................................................... 42
3.2.2. Quy trình phân lập các chất sạch .................................................................... 43
3.2.3. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ của các chất phân lập được............................. 48
3.3. Chiết tách phân lập các chất từ lá cây Macaranga balansae ............................ 51
3.3.1. Xử lý mẫu thực vật và chiết tách .................................................................... 51
3.3.2. Quy trình phân lập các chất sạch từ cặn chiết MeOH .................................... 52
3.3.3. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ của các chất phân lập được............................. 55

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 57
4.1. Các hợp chất được phân lập từ quả cây Macaranga balansae. ........................ 57
4.1.1. Hợp chất 4’-O-methyl-8-prenyltaxifolin (QM1) (hợp chất mới) .................. 57
4.1.2. Hợp chất 5,7-dihydroxy-4’-methoxy-8-prenylflavanone (QM2) .................. 62
4.1.3. Hợp 6,8-diprenyl-4’-O-methylnaringenin (QM3) (hợp chất mới). ............... 64
4.1.4. Hợp chất exiguaflavanone K (QM4).............................................................. 69
4.1.5. Hợp chất 8-prenylnarigenin (QM5) ............................................................... 71
4.1.8. Hợp chất 6,8-diprenylaromadendrin (QM8) .................................................. 75
4.1.9. Hợp chất propolin I (QM9) ............................................................................ 76
i


4.1.10. Hợp chất macarecurvatin A (QM10) ........................................................... 78
4.1.11. Hợp chất 4’-deprenyl-4-O-methylmappain (QM11) (hợp chất mới). ......... 80
4.1.12. Hợp chất 5,7,4’-trihydroxy-8-(2,3-dihydroxy-3-methylbutyl) flavanone
(QM12). .................................................................................................................... 85
4.1.13. Hợp chất isoscopoletin (QM13). .................................................................. 87
4.1.14. Hợp chất 4’-deprenyl mappain (QM14). ..................................................... 87
4.1.15. Hợp chất acid 3,3’,4’-tri-O-methyl ellagic (QM15) .................................... 89
4.1.16. Hợp chất acid protocatechuic (QM16)......................................................... 89
4.1.17. Hợp chất acid gallic (QM17) ....................................................................... 90
4.1.18. Hợp chất acid ellagic (QM18)...................................................................... 90
4.2. Xác định cấu trúc các hợp chất được phân lập từ thân cây Macaranga balansae.
.................................................................................................................................. 92
4.2.1. Hợp chất acid acetylaleuritolic (TM1) ........................................................... 93
4.2.2. Hợp chất vanillin (TM2) ............................................................................ 94
4.2.3. Hợp chất 6-hydroxystigmast-4-en-3-one (TM3) ........................................... 95
4.2.4. Hợp chất β-sistosterol (TM4) ......................................................................... 96
4.2.5. Hợp chất stigmast-4-en-3-one (TM5) ............................................................ 96
4.2.6. Hợp chất stigmastane-3,6-dione (TM7) ......................................................... 98

4.2.7. Hợp chất stigmast-4-en-3,6-dione (TM8) .................................................... 100
4.2.8. Hợp chất coniferyl aldehyde (TM9) ............................................................ 102
4.2.9. Hợp chất acid vanillic (TM10) ..................................................................... 102
4.2.10. Hợp chất 2,3-dihydroxy-1-(4’-hydroxy-3’-methoxyphenyl) propan-1-one
(TM12) ................................................................................................................... 103
4.2.11. Hợp chất stigmastane 3β,5α,6β-triol (TM13) ............................................ 104
4.2.12. Hợp chất dehydroxycubebin (TM14) ........................................................ 106
4.2.13. Hợp chất (-)-dehydroxycubebinone (TM15 - hợp chất mới) ..................... 107
4.2.14. Hợp chất 6,7,8-trimethoxycoumarin (TM16). ........................................... 113
4.2.15. Hợp chất acid 3,4’-dimethylellagic (TM17) .............................................. 114
4.3. Các hợp chất được phân lập từ lá cây Macaranga balansae. ......................... 116
4.3.1. Hợp chất 7-carboxyl-6’-methoxycarbonyl-dehydroxycubebin (LM3 - hợp
chất mới) ................................................................................................................. 117
4.3.2. Hợp chất methyl gallate (LM7).................................................................... 123
4.3.3. Hợp chất isophytol (LM9) ........................................................................... 123
4.3.4. Hợp chất lupeol (LM10) .............................................................................. 124
4.4. Đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được từ cây Macaranga
balansae .................................................................................................................. 127
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 131
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 133
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ........................................ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 135

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh


Tiếng Việt

• Các phương pháp sắc ký:
CC

Column chromatography

Sắc kí cột

GC

Gas chromatography

Sắc ký khí

TLC

Thin-layer chromatography

Sắc kí lớp mỏng

PTLC

Preparative thin-layer

Sắc kí lớp mỏng điều chế

chromatography
KT


Kết tinh
• Các phương pháp phổ:

IR

Infrared spectroscopy

Phổ hồng ngoại

ESI-MS

Electrospray Ionization Mass

Phổ khối phun mù điện

Spectroscopy
ESI-HRMS
1

H NMR

13

C NMR

DEPT

High resolution electrospray


Phổ khối phân giải cao phun mù

ionization mass spectroscopy

điện

Proton Nuclear Magnetic

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance Spectroscopy

proton

Carbon-13 Nuclear Magnetic

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance Spectroscopy

carbon-13

Distortionless Enhancement by

Phổ DEPT

Polarisation Transfer
COSY

Correlation Spectroscopy


Phổ tương tác 2 chiều đồng hạt
nhân 1H-1H

HSQC

HMBC

NOESY

Heteronuclear Single Quantum

Phổ tương tác hai chiều trực tiếp

Correlation

dị hạt nhân 1H-13C

Heteronuclear Multiple Bond

Phổ tương tác đa liên kết hai

Correlation

chiều dị hạt nhân

Nuclear Overhauser Effect

Phổ NOESY


Spectroscopy
ROESY

Phổ ROESY

Rotating-frame nuclear

iii


Overhauser Effect
Spectroscopy
δH

Chemical displacement of

Độ dịch chuyển hóa học của

proton

proton

Chemical displacement of

Độ dịch chuyển hóa học của

carbon

carbon


CD

Circular dichroism spectrum

Phổ lưỡng sắc tròn

DBE

Double bond equivalent

Số tương đương nối đôi

δ (ppm)

Chemical shift (parts per

Độ chuyển dịch hóa học (phần

million)

triệu)

J (Hz)

Coupling constant (Hertz)

Hằng số tương tác (Hertz)

s


singlet

br

broad

d

doublet

dd

double-doublet

t

triplet

dt

double-triplet

Q

quartet

dq

double-quartet


M

multiplet

δC

• Thử hoạt tính sinh học:
MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

Minimum inhibitory
concentration

OD

Optical density

Mật độ quang học

IC50

Inhibitory concentration 50

Nồng độ ức chế 50% đối tượng
thử

LD50

Liều chết 50% động vật thử


lethal dose 50

nghiệm
Tế bào ung thư

TBUT

Cancer cell

Hep-G2

Human hepatocellular carcinoma Ung thư gan người

KB

Human epidermic carcinoma

Ung thư biểu mô người

LU-1

Human lung carcinoma

Ung thư phổi người

MCF-7

Human breast


Dòng tế bào ung thư vú người

adenocarcinoma cell line
A549

Human lung cancer cell line
iv

Dòng tế bào ung thư phổi người


Pan C1

Hela

Human pancreatic cancer cell Dòng tế bào ung thư tuyến tụy
line

người

Human Cervical cancer cell line

Dòng tế bào ung thư cổ tử cung
người

FBS

Fetal Bovine Serum

Huyết thanh phôi bò


ATCC

American type culture collection

Trung tâm lưu trữ giống nuôi
cấy Hoa Kỳ

DMEM

RPMI

Dulbecco's

Modified

Eagle Môi trường nuôi cấy tế bào

Medium

DMEM

Roswell park memorial institute

Môi trường nuôi cấy tế bào mật
độ cao

• Các hóa chất, dung môi (tên của các hợp chất được viết theo nguyên
bản Tiếng Anh):
ACN


Acetonitrile

ABTS

2,2'-azino-bis(3- ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid)

DMSO

Dimethyl sulfoxide

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazine

MeOH

Methanol

EtOH

Ethanol

EtOAc

Ethyl acetate

SRB

Sulforhodamine B


TMS

Tetramethylsilane

Glc

-D-glucose

Rha

α-L-rhamnose

Me

CH3

CTPT

Công thức phân tử

• Các ký hiệu khác:
Đnc.

Melting point

Điểm nóng chảy

VAST


Vietnam Academy of Science

Viện Hàn lâm Khoa học và

and Technology

Công nghệ Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất QM1 và hợp chất tham khảo............. 57
Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất QM2 và hợp chất tham khảo............. 63
Bảng 4.3 Số liệu phổ NMR của hợp chất QM3 và hợp chất tham khảo.............. 64
Bảng 4.4. Dữ liệu NMR của hợp chất QM4 và hợp chất tham khảo ................... 70
Bảng 4.5. Dữ liệu NMR của hợp chất QM5 và hợp chất tham khảo ................... 71
Bảng 4.6. Dữ liệu NMR của hợp chất QM6 và hợp chất tham khảo ................... 73
Bảng 4.7. Dữ liệu NMR của hợp chất QM7 và hợp chất tham khảo ................... 74
Bảng 4.8. Dữ liệu NMR của QM8 và hợp chất tham khảo.................................. 75
Bảng 4.9. Dữ liệu NMR của hợp chất QM9 và hợp chất tham khảo ................... 77
Bảng 4.10. Dữ liệu NMR của hợp chất QM10 và hợp chất tham khảo ............... 79
Bảng 4.11. Dữ liệu NMR của hợp chất QM11 và hợp chất tham khảo mappain 82
Bảng 4.12. Dữ liệu NMR của hợp chất QM12 và hợp chất tham khảo ............... 86
Bảng 4.13. Dữ liệu NMR của hợp chất QM13 và hợp chất tham khảo ............... 87
Bảng 4.14. Dữ liệu NMR của hợp chất QM14 và hợp chất tham khảo ............... 88
Bảng 4.15. Dữ liệu NMR của hợp chất QM16 và hợp chất tham khảo ............... 89
Bảng 4.16. Dữ liệu NMR vủa QM17 và hợp chất tham khảo ............................. 90
Bảng 4.17. Dữ liệu NMR của hợp chất QM18 và hợp chất tham khảo ............... 91
Bảng 4.18. Dữ liệu NMR của hợp chất TM1 và hợp chất tham khảo ................. 93

Bảng 4.19. Dữ liệu NMR của hợp chất TM3 và hợp chất tham khảo ................. 95
Bảng 4.20. Dữ liệu NMR của hợp chất TM5 và hợp chất tham khảo ................. 97
Bảng 4.21. Dữ liệu NMR của hợp chất TM7 và hợp chất tham khảo ................. 99
Bảng 4.22. Dữ liệu NMR của hợp chất TM8 và hợp chất tham khảo ............... 101
Bảng 4.23. Dữ liệu NMR của hợp chất TM12 và hợp chất tham khảo ............. 103
Bảng 4.24. Dữ liệu NMR của hợp chất TM13 và hợp chất tham khảo ............. 105
Bảng 4.25. Dữ liệu NMR của hợp chất TM14 và hợp chất tham khảo ............. 106
Bảng 4.26. Dữ liệu phổ và tương tác HMBC của hợp chất TM15 .................... 113
Bảng 4.27. Dữ liệu NMR của hợp chất TM16 và hợp chất tham khảo ............. 114
Bảng 4.28. Dữ liệu NMR của hợp chất TM17 và hợp chất tham khảo ............. 115
Bảng 4.29. Dữ liệu phổ và tương tác HMBC của hợp chất LM3. ..................... 122
Bảng 4.30. Dữ liệu NMR của hợp chất LM9 và hợp chất tham khảo ............... 124
vi


Bảng 4.31. Dữ liệu NMR của hợp chất LM10 và hợp chất tham khảo ............. 125
Bảng 4.32. Giá trị IC50 của các chất có hoạt tính ............................................... 128
Bảng 4.33. Giá trị IC50 của các chất có hoạt tính ............................................... 130

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình A: lá cây M. balansae, B: cây M. balansae, C: quả cây M.
balansae. ............................................................................................................... 28
Hình 3.1. Sơ đồ ngâm chiết quả cây M. balansae. ............................................... 34
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập cặn chiết ethyl acetate của quả cây M. balansae ......... 37
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập cặn chiết methanol của quả cây M. balansae. ............. 38
Hình 3.4. Sơ đồ ngâm chiết mẫu khô thân cây M. balansae. ............................... 43
Hình 3.5. Sơ đồ phân lập cặn chiết EtOAc........................................................... 46

Hình 3.6. Sơ đồ phân lập cặn chiết MeOH. .......................................................... 48
Hình 3.7. Sơ đồ ngâm chiết mẫu lá cây M. balansae. .......................................... 52
Hình 3.8. Sơ đồ phân lập cặn chiết MeOH. .......................................................... 54
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM1 và 8-prenyltaxifolin................... 57
Hình 4.2. Phổ 1H-NMR của hợp chất QM1. ........................................................ 59
Hình 4.3. Phổ DEPT của hợp chất QM1. ............................................................. 60
Hình 4.4. Phổ HSQC của hợp chất QM1. ............................................................ 60
Hình 4.5. Một số tương tác chính trên phổ HMBC của hợp chất QM1............... 61
Hình 4.6. Phổ HMBC của hợp chất QM1. ........................................................... 61
Hình 4.7. Phổ CD của hợp chất QM1. ................................................................. 62
Hình 4.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM2.................................................... 62
Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM3 và hợp chất ionchocarpol A. ..... 64
Hình 4.10. Phổ 1H-NMR của hợp chất QM3. ...................................................... 66
Hình 4.11. Phổ 13C-NMR của hợp chất QM3. ..................................................... 66
Hình 4.12. Phổ COSY của hợp chất QM3. .......................................................... 67
Hình 4.13. Phổ HSQC của hợp chất QM3. .......................................................... 68
Hình 4.14. Phổ HMBC của hợp chất QM3. ......................................................... 68
Hình 4.15. Một số tương tác COSY và HMBC của hợp chất QM3. ................... 69
Hình 4.16. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM4.................................................. 69
Hình 4.17. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM5.................................................. 71
Hình 4.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM6.................................................. 72
Hình 4.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM7.................................................. 74
Hình 4.20. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM8.................................................. 75
viii


Hình 4.21. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM9.................................................. 76
Hình 4.22. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM10................................................ 78
Hình 4.23. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM11 và 4’-deprenyl-mappain. ....... 80
Hình 4.24. Phổ 1H-NMR của hợp chất QM11. .................................................... 81

Hình 4.25. Phổ 13C-NMR của hợp chất QM11. ................................................... 83
Hình 4.26. Phổ COSY của hợp chất QM11. ........................................................ 83
Hình 4.27. Phổ HMBC của hợp chất QM11. ....................................................... 84
Hình 4.28. Phổ HMBC giãn rộng của hợp chất QM11........................................ 84
Hình 4.29. Tương tác HMBC và COSY của hợp chất QM11. ............................ 85
Hình 4.30. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM12................................................ 85
Hình 4.31. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM13................................................ 87
Hình 4.32. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM14................................................ 87
Hình 4.33. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM15................................................ 89
Hình 4.34. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM16................................................ 89
Hình 4.35. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM17................................................ 90
Hình 4.36. Cấu trúc hóa học của hợp chất QM18................................................ 90
Hình 4.37. Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ quả cây Macaranga
balansae ............................................................................................................... 92
Hình 4.38. Cấu trúc của hợp chất TM6 và TM11 ............................................... 92
Hình 4.39. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM1. ................................................. 93
Hình 4.40. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM2. ................................................. 94
Hình 4.41. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM3. ................................................. 95
Hình 4.42. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM5. ................................................. 96
Hình 4.43. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM7. ................................................. 98
Hình 4.44. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM8. ............................................... 100
Hình 4.45. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM9. ............................................... 102
Hình 4.46. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM10. ............................................. 102
Hình 4.47. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM12. ............................................. 103
Hình 4.48. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM13. ............................................. 104
Hình 4.49. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM14. ............................................. 106
Hình 4.50. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM15. ............................................. 107
ix



Hình 4.51. Phổ 1H-NMR của hợp chất TM15. .................................................. 108
Hình 4.52. Phổ DEPT của hợp chất TM15. ....................................................... 109
Hình 4.53. Phổ HSQC của hợp chất TM15. ...................................................... 109
Hình 4.54. Phổ HSQC giãn rộng của hợp chất TM15 (tiếp). ............................ 110
Hình 4.55. Phổ HSQC giãn rộng của hợp chất TM15 (tiếp). ............................ 110
Hình 4.56. Phổ COSY của hợp chất TM15. ...................................................... 111
Hình 4.57. Phổ HMBC giãn rộng của hợp chất TM15. ..................................... 111
Hình 4.58. Phổ NOESY giãn rộng của hợp chất TM15. ................................... 112
Hình 4.59. Một số tương tác chính trên phổ HMBC và COSY của hợp chất
TM15. ................................................................................................................. 112
Hình 4.60. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM16. ............................................. 113
Hình 4.61. Cấu trúc hóa học của hợp chất TM17. ............................................. 114
Hình 4.62. Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ thân cây Macaranga
balansae. ............................................................................................................. 116
Hình 4.63. Cấu trúc của các hợp chất trùng ....................................................... 117
Hình 4.64. Cấu trúc của hợp chất LM3 và hợp chất tham khảo. ....................... 117
Hình 4.65. Phổ 1H-NMR của hợp chất LM3. .................................................... 118
Hình 4.66. Phổ DEPT của hợp chất LM3. ......................................................... 119
Hình 4.67. Phổ COSY của hợp chất LM3. ........................................................ 120
Hình 4.68. Phổ HMBC của hợp chất LM3. ....................................................... 121
Hình 4.69. Phổ NOESY giãn rộng của hợp chất LM3. ..................................... 121
Hình 4.70. Một số tương tác chính trên phổ HMBC và COSY của hợp chất
LM3. .................................................................................................................. 123
Hình 4.71. Cấu trúc hóa học của hợp chất LM7. ............................................... 123
Hình 4.72. Cấu trúc hóa học của hợp chất LM9. ............................................... 123
Hình 4.73. Cấu trúc hóa học của hợp chất LM10. ............................................. 124
Hình 4.74. Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ lá cây cây Macaranga
balansae. ............................................................................................................. 127

x



MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với công cuộc phát triển kinh tế thì việc chăm sóc sức khoẻ
ban đầu và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia trên
thế giới. Do đó, nhu cầu về sử dụng thuốc để phòng ngừa và chữa trị những căn
bệnh nan y đặc biệt là ung thư ngày càng cao, trong đó một trong những hướng
chính để phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư là nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất
có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chính vì vậy việc nghiên cứu hoá học cũng như hoạt
tính sinh học của các loài cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một
cách hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Việt Nam là một nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm với 3/4 diện tích là rừng.
Với những đặc thù về khí hậu thiên nhiên như vậy, Việt Nam có một hệ thực vật
phong phú và đa dạng với trên 12.000 loài, trong đó có trên 3.200 loài thực vật
được sử dụng làm thuốc trong Y học dân gian, mở ra tiềm năng nghiên cứu về các
hợp chất tự nhiên từ các loài thực vật của Việt Nam.
Qua đó cho thấy nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú mà trong
chúng còn chứa biết bao nhiêu điều lý thú, biết bao nhiêu tác dụng tiềm ẩn cho đến
nay chúng ta còn chưa biết hết. Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về cây cỏ, về các
hợp chất thiên nhiên luôn là đề tài hấp dẫn, mới mẻ và phong phú.
Chi Mã rạng (Macaranga) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có khoảng
hơn 300 loài, chủ yếu phân bố ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, đặc biệt là ở
Châu Á, tập trung nhiều ở Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học
và hoạt tính sinh học cho thấy một số loài Macaranga chứa các hợp chất có cấu trúc
và hoạt tính đặc biệt lý thú trong đó có hoạt tính chống ung thư.
Kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học trong khuôn khổ hợp tác Pháp - Việt cho
thấy dịch chiết EtOAc của cây Macaranga balansae ức chế sự phát triển dòng tế
bào ung thư KB ở nồng độ 1 µg/ml là 20 %. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài
Macaranga balansae Gagnep., thuộc chi Mã Rạng (Macaranga) họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae)”

1


Mục tiêu của luận án:
Nghiên cứu để làm rõ thành phần hóa học của của loài Macaranga balansae
tìm kiếm các hoạt tính gây độc tế bào, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng và định
hướng nghiên cứu ứng dụng loài thực vật trên một cách hiệu quả.
Nội dung của luận án:
1. Phân lập các hợp chất từ thân, lá, quả loài Macaranga balansae bằng các
phương pháp sắc ký.
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.
3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được trên
một số dòng tế bào ung thư người.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về họ Thầu dầu
Họ Thầu dầu là một trong những họ lớn và phức tạp nhất trong hệ thực vật
Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong hệ thực vật Việt Nam, Thầu dầu
(Euphorbiaceae) được coi là họ lớn, có nhiều loài (sau các họ Lan - Orchidaceae,
Đậu - Leguminosae, Lúa - Graminae) trong số 305 họ Thực vật bậc cao có mạch.
Họ Thầu dầu trước đây bao gồm 5 phân họ: Acalyphoideae, Crotonoideae,
Euphorbioideae, Oldfieldioideae và Phyllanthoideae. Ba phân họ đầu tiên là các
phân họ đơn noãn (một noãn) trong khi hai phân họ sau là đôi noãn (hai noãn) [1].
1.1.1. Hình thái của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Họ Thầu dầu (danh pháp khoa học là Euphorbiaceae) và được gọi là họ Đại

kích, Ba Mảnh Vỏ là một trong những họ lớn của thực vật có hoa có số loài đa dạng
và phong phú nhất với 240 chi và khoảng 6700 - 7500 loài. Đây cũng là họ có
những loài cây kinh tế, cây thuốc có giá trị ở Việt Nam. Phần lớn là cây thân thảo,
nhưng ở khu vực nhiệt đới cũng tồn tại các loài cây bụi hoặc cây thân gỗ. Một số
loài cây chứa nhiều nước và tương tự như các loại xương rồng [1].
Họ này phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, với phần lớn các loài tập trung
trong khu vực sinh thái Indomalaya và sau đó là khu vực nhiệt đới châu Mỹ. Tại
khu vực nhiệt đới châu Phi cũng có nhiều loài, giống, thứ, nhưng không đa dạng
như hai khu vực kể trên. Tuy nhiên, chi Euphobia cũng có nhiều loài trong các khu
vực không nhiệt đới như Địa Trung Hải, Trung Đông, miền nam châu Phi hay miền
nam Hoa Kỳ. Lá mọc so le, hiếm khi mọc đối với các lá kèm. Hình dạng lá chủ yếu
là các lá đơn, nhưng cũng có loài lá phức, chủ yếu là loại dạng chân vịt, không thấy
dạng lông chim. Các lá kèm có thể bị suy thoái thành gai, lông tơ hay các tuyến
nhỏ. Hoa đối xứng xuyên tâm thường là đơn tính, với hoa đực và hoa cái thường
trên một cây. Ở đây có một sự đa dạng lớn về cấu trúc hoa. Chúng có thể là cùng
gốc hay khác gốc. Các nhị hoa có thể từ 1 đến 10 (có thể nhiều hơn). Hoa cái là loài
dưới bầu, nghĩa là với bầu nhụy lớn. Quả thường là loại quả nứt, đôi khi là quả
hạch. Loại quả nứt điển hình là regma, một loại quả nang với 3 hoặc nhiều hơn các
ô, mỗi ô tách ra khi chín thành các phần riêng biệt và sau đó nổ để phân tán các hạt
nhỏ. Các loài cây trong họ này chứa một lượng khá lớn các độc tố thực vật chủ yếu
3


là các ester diterpene, alkaloid, glycoside và các chất độc dạng ricin. Nhựa (mủ)
dạng sữa hay latex là tính chất đặc trưng của các phân họ Euphorbioideae và
Crotonoideae, nhựa mủ này là độc hại ở phân họ Euphorbioideae nhưng lại không
độc hại ở phân họ Crotonoideae. Nhiều cây trong họ Thầu dầu có tầm quan trọng về
kinh tế, cây thuốc có giá trị ở Việt Nam. Đáng chú ý trong số đó là: Cao su (Hevea
braziliensis) - một cây công nghiệp quan trọng, tiếp theo là Sắn (Manihot esculenta)
- nguồn nguyên liệu cho tinh bột có giá trị ở các tỉnh trung du, miền núi và Tây

Nguyên. Một số loài cây khác được trồng làm cây cảnh như hoa trạng nguyên
(Euphorbia pulcherrima) [2].
Đến nay, đã thống kê được khoảng 75 loài thuộc 30 chi trong họ Thầu dầu
được sử dụng làm thuốc trong y học dân tộc ở nhiều địa phương trong cả nước. Một
số sản phẩm thuốc như “HEPAMARIN”, “XUVIR”, “TRIVIGA” dùng chữa trị các
bệnh về gan; “ABANA” có tác dụng hạ lipid, ức chế tổng hợp cholesterol ở gan…
đã được chế biến từ các loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthum amarus), Chó đẻ răng
cưa (Phyllanthus urinaria), Me rừng (Phyllanthus emblica)…“Trà hoà tan
MALLOTUS” Thực phẩm chức năng dùng hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, đã
được chế biến từ loài Ba bét trắng (Mallotus apelta). Những thông tin đã có cho
thấy, hầu như tất cả các chi và loài trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) đều có khả
năng sinh tổng hợp và tích luỹ các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao.
Trong đó có nhiều hợp chất thuộc các nhóm triterpenoid, flavonoid, alkaloid,
diterpenoid, phorbol diterpene, phorbol ester, benzopyran…có hoạt tính kháng oxy
hoá, gây độc tế bào, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm…được chiết xuất từ
những loài thuộc các chi Ba bét (Mallotus), Ba đậu (Croton), Me (Phyllanthus),
Dầu mè (Jatropha), Đơn tía (Excoecaria).
1.1.2. Sự đa dạng của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam
Ở Việt Nam, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) hiện đã biết có 75 chi cùng
khoảng trên 450 loài và 16 thứ; trong số đó có 1 chi (Noi – Oligoceras), cùng 131
loài (chiếm 31,58% số loài của cả họ) và 9 thứ (khoảng 56,25%) được coi là đặc
hữu. Phần lớn các loài và thứ đặc hữu đều chỉ gặp phân bố rất hạn chế ở một vài địa
phương trong cả nước. Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) đã ghi nhận có 5 loài của
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) thuộc loại quý hiếm và bị đe doạ tuyệt chủng [1, 2, 3,
4


4]. Các chi có số loài phong phú và đa dạng nhất trong họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) lần lượt là: Me (Phyllanthus) - 48 loài, Ba đậu (Croton) - 45 loài,
Ba bét (Mallotus) - 37 loài, Chòi mòi (Antidesma) - 29 loài; các chi Cỏ sữa

(Euphorbia), Bọt ếch (Glochidion) và Mòng lông (Trigonostemon) đều có 26 loài,
Rau ngót (Sauropus) - 23 loài. Các chi có trên 10 loài gồm: Bồ cu vẽ (Breynia), Ba
soi (Macaranga), Cách hoa (Cleistanthus), Thàu táu (Aporosa), Thổ mật (Bridelia),
Da gà (Actephila). Tai tượng (Acalypha) - 8 loài. Tới 30 chi chỉ có 1 loài duy nhất.
Những chi còn lại thường gồm 2 - 4 loài. Các chi có số loài được coi là đặc hữu
phong phú lần lượt là: Me rừng (Phyllanthus) - 26 loài, Ba đậu (Croton) - 19 loài,
Mòng lông (Trigonostemon) - 10 loài, Rau ngót (Sauropus) - 9 loài, Bồ cu vẽ
(Breynia) - 8 loài, Cách hoa (Cleistanthus) - 7 loài, Ba bét (Mallotus) - 6 loài, Da gà
(Actephila) - 6 loài, Bọt ếch (Glochidion) - 5 loài và Vông đỏ (Alchornea) - 4 loài.
Các dạng sống gặp ở họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có thể là cỏ hàng năm, cỏ nhiều
năm, bụi, bụi trườn, dây leo, gỗ nhỏ hoặc gỗ lớn. Chúng phân bố khá rộng rãi ở các
hệ sinh thái khác nhau từ các vùng ven biển, ruộng vườn, đồng cỏ đến các thảm cây
bụi và các loại hình rừng thứ sinh hoặc nguyên sinh trên núi cao.

1.2. Vài nét về chi Macaranga
Chi Mã rạng hay chi Ba soi (danh pháp khoa học là Macaranga) là một chi lớn
phân bố ở khu vực nhiệt đới và là chi duy nhất của phân tông Macaranginae. Có nguồn
gốc từ châu Phi, châu Á, châu Đại dương, chi Macaranga gồm khoảng hơn 300 loài
khác nhau. Các loài Macaranga có lá mọc so le, thường chia thùy, có lá kèm. Hoa khác
gốc xếp thành chùm hay bông đơn hoặc kép. Hoa đực có đài xếp van và một số lượng
nhiều nhị có bao phấn mở nắp ngang. Hoa cái có bầu rời, không có đĩa mật. Trong y
học cổ truyền cây được dùng để trị bệnh viêm gan thể hoàng đản, trị bụng trướng nước
và bí tiểu tiện, lá cây được dùng sắc nước làm thuốc lọc máu và phòng bệnh cho phụ
nữ sau khi sinh đẻ [1, 2, 3, 4].
• Vị trí
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Bộ Thầu dầu (Euphorbiales)
5



Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Chi Mã rạng (Macaranga)
Tác giả Phạm Hoàng Hộ đã liệt kê trong quyển “Cây cỏ Việt Nam” ở Việt
Nam có 13 loài Macaranga [1]:
-

M. triloba (Bl.) Muell.-Arg - Mã rạng ba thùy, long màng, Ba Soi ba thùy.

-

M. tanarius (L.) Muell-Arg - Ba soi lông mềm, Ba soi quả một ô, Bạch đàn
nam.

-

M. indica Wight. - Mã rạng Ấn Độ, Ba soi Ấn Độ, Ba soi hoa tuyến.

-

M. kurzii (O. Ktze) Pax & Hoffm - Mã rạng Kuzr, Săn bù, Ba soi lá nhỏ.

-

M. denculata (Blume) Muell.-Arg - Mã rạng răng, Ba soi, lá nến.

-

M. henryi (Pax & Hoffm) - Mã rạng Henry, Ba soi lá thuôn.


-

M. sampsonii Hance. - Mã rạng Sampson, Ba soi khe núi.

-

M. microcarpa (Pax & Hoffm) - Mã rạng trái nhỏ, Ba soi trái nhỏ.

-

M. trichocarpa (Reichb. & Zoll.) Muell-Arg - Mã rạng trái có lông, Ba soi
lông sao.

-

M. andamanica Kurz - Mã rạng Andaman, Ba soi Andaman.

-

M. auriculata (Merr.) A.-Shaiv - Mã rạng tai, Ba soi lá tai.

-

M. balansae Gagn. - Mã rạng Balansa, Ba soi lông tơ, Ba soi Ba vì.

-

M. trigonostemoides Croiz. - Mã rạng nhị ba cạnh, Ba soi nhị ba cạnh.
Trong số các loài trên thì có nhiều cây đã được dùng làm thuốc chữa bệnh


trong y học cổ truyền cụ thể như các loài sau [1, 2, 3, 4]:
-

M. denticulata (Ba soi): nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

ở một số nước châu Á như ở Vân Nam, Trung Quốc rễ cây được dùng trị viêm
gan thể hoàng đàn, vỏ thân dùng trị bụng trướng nước và bí tiểu tiện. Ở Hải
Nam, người ta dùng nước sắc lá cây làm thuốc lọc máu và phòng bệnh cho
phụ nữ lúc sinh đẻ để tránh các rối loạn. Ở các nước Đông Dương, nước sắc
của cây được dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống liên tục trong 15 ngày đầu sau
khi sinh, vỏ cây dùng ăn nhai với trầu như vỏ chay. Ở Malaysia, người ta
cũng dùng nước sắc lá cây uống sau khi sinh đẻ và để rửa các vết thương.

6


-

M. indica (Ba soi Ấn Độ): trong y học dân gian Trung Quốc, lá cây được

dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương, còn ở Ấn Độ người ta lấy chất gôm từ cây
đắp lên vết thương.
-

M. triloba (Ba soi ba thùy): Ở Malaysia, lá cây được dùng làm thuốc giã đắp

mụn nhọt ở đầu, trong khi người dân Java sử dụng nước sắc lá và quả trị đau dạ dày.
-


M. henryi (Ba soi lá thuôn): Trong thành phần rễ cây có chứa độc tố, được

dùng ngoài trị một số bệnh như phong thấp, đau xương và đòn ngã tổn
thương.
-

M. tanarius (Ba soi lông mềm): nước sắc của lá dùng để chữa lỵ. Ở

Malaysia, lá cây được sử dụng làm thuốc đắp vết thương và rễ cây dùng để nấu
nước trị sốt. Ở Indonesia, nước nấu từ vỏ cây dùng để chữa lỵ và dùng cho phụ nữ
sau sinh để uống. Ở Philippines, nhựa vỏ cây được dùng để điều trị vết thương,
nước sắc của rễ cây được dùng để trị ho ra máu, sốt.
-

M. Kurzii (Ba soi lá có đuôi): Ở Vân Nam, Trung Quốc, cành và lá được

dùng làm thuốc trị lở loét.
1.3. Đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của một số loài
Macaranga [1, 2, 3, 4].
Ba soi andaman - Macaranga andamania Kurzu.
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ. Ở nước ta,
có gặp từ Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Nha Trang.
- Giá trị sử dụng
Gỗ cứng, thớ mịn, có thể dùng trong xây dựng tạm thời.
Ba soi - Macaranga denticulata (Blume) Muell.-Arg.
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Việt Nam, Myanmar, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái
Lan, Malaysia và Indonesia. Ở nước ta, cây mọc từ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú

Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến Ninh
Thuận.

7


Cây mọc ở ven rừng, trên nương rẫy bỏ hoang, ven đường đi ở độ cao lên tới
600 - 1100 m; đôi khi mọc thành từng đám gần như thuần loại. Cây ưa sáng, mọc
nhanh, ưa đất ấm, tầng đất dày, tái sinh bằng hạt rất mạnh. Ra hoa tháng 3 - 6, có
quả tháng 11 - 12.
- Giá trị sử dụng
Nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc ở một số nước châu Á như ở
Vân Nam, Trung Quốc rễ cây được dùng trị viêm gan thể hoàng đàn, vỏ thân dùng
trị bụng trướng nước và bó tiểu tiện. Ở Hải Nam, người ta dùng nước sắc lá cây làm
thuốc lọc máu và phòng bệnh cho phụ nữ sinh đẻ để tránh các rối loạn tiêu hóa. Ở
các nước Đông Dương, nước sắc của cây được dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống liên
tục trong 15 ngày đầu sau khi sinh, vỏ cây dùng ăn nhai với trầu như vỏ chay. Ở
Malaysia người ta cũng dùng nước sắc lá cây uống sau khi sinh đẻ và để rửa các vết
thương.
Ba soi lá tai - Macaranga auriculata (Merr.) Airy Shaw (Malotus auriculata
Merr.).
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc (đảo Hải
Nam), Malaysia, Indonesia và Philippines. Ở nước ta có gặp từ Lạng Sơn, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ) đến Thanh Hóa,
Nghệ An.
Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, trạng thái nguyên sinh và
nhất là rừng thứ sinh sau nương rẫy lên đến độ cao 650 - 900 m. Cây ưa sáng, ưa đất
ẩm, màu mỡ, thoát nước, mọc thích hợp trên đất phù sa, dốc tụ, tầng đáy. Mùa hoa
tháng 1 - 5; mùa quả chín tháng 6 - 8.

- Giá trị sử dụng
Gỗ cứng, thớ mịn, có thể dùng trong xây dựng tạm thời, làm trụ mỏ, đồ gỗ
thông thường, làm giá thể cấy nấm, mộc nhĩ, làm củi đun. Vỏ cây có sợi và tanin.
Ba soi lông tơ - Macaranga balansae Gagnep.
- Sinh thái và phân bố
Loài đặc hữu của Việt Nam, có gặp từ Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Nghệ An vào tới Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
8


Cây mọc trong rừng thứ sinh, địa hình vùng đồi, lên tới độ cao 500 - 600 m.
Cây ưa sáng đòi hỏi độ ẩm và độ phì tương đối khắt khe. Thường mọc rải rác ven
khe, ven nương rẫy, dọc đường rừng, chân núi, tái sinh bằng hạt. Mùa hoa tháng 3 5, mùa quả tháng 7 - 9.
- Giá trị sử dụng
Gỗ trắng, mềm, chống mối mọt; có thể dùng trong xây dựng tạm thời, làm
cọc cột, trụ mỏ, nguyên liệu bột giấy. Giá thể cấy nấm và mộc nhĩ, làm củi đun. Vỏ
có sợi, tanin, hạt chứa dầu.
Ba soi ba thùy - Macaranga triloba (Bl.) Muell.-Arg
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Singapore, Indonesia,
Malaysia và Philippines. Ở nước ta gặp tại Đồng Nai, Bình Dương và đảo Phú
Quốc.
Cây ưa sáng và ẩm, mọc dọc theo sông hoặc suối, bìa rừng thường xanh hoặc
rừng rụng lá, từ vùng thấp lên đến độ cao 400m.
- Giá trị sử dụng:
Lá chứa nhiều tannin, đến 14% trọng lượng khô. Vỏ chứa chất gôm. Quả cây
có độc. Lá cũng chứa alkaloid. Ở Malaysia, lá được dùng làm thuốc giã đắp mụn
nhọt ở đầu. Còn ở Giava, nước sắc lá và quả được dùng trị đau dạ dày.
Ba soi lá thuôn - Macaranga henryi (Pax et Hoffm.) Rehd.
- Sinh thái và phân bố

Phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở nước ta, có gặp tại Sa Pa, tỉnh Lào
Cai và Hòa Bình. Cây mọc trong rừng thưa tới độ cao 1500m. Ra hoa vào tháng 3 4.
- Giá trị sử dụng
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ cây có độc, được dùng ngoài trị phong thấp
đau xương và đòn ngã.
Ba soi Ấn độ - Macaranga indica Wight (M. adenanthera Gagnep.)
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, nam Trung Quốc, đông Himalaya, Sri Lanca và
Việt Nam. Ở nước ta, có gặp từ Lạng Sơn, Vĩnh Phúc vào Lâm Đồng
9


Cây mọc ở rừng thường xanh, nơi ẩm và trên các trảng cây bụi vùng đồi núi
thấp tới độ cao 700 - 800 m. Ưa sáng, mọc nhanh, có khi tạo thành từng đám gần
như thuần loại. Cây đòi hỏi đất tốt nên không mọc trên các loại đất có tầng mỏng.
Mùa quả tháng 8 - 12.
- Giá trị sử dụng
Gỗ mềm, chỉ sử dụng làm củi, có thể làm nguyên liệu bột giấy, chế xơ sợi
nhân tạo, làm bao bì kiện hàng, giá thể cấy nấm, mộc nhĩ. Vỏ có sợi dùng làm giấy,
bện thừng, dệt bao tải bông nhân tạo. Hạt chứa dầu dùng trong công nghiệp nhẹ.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá dùng trị đòn ngã tổn thương, còn ở Ấn Độ,
chất gôm từ cây dùng đắp vết thương.
Ba soi khe núi - Macaranga sampsonii Hance
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Australia, Nhật Bản, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan và Indonesia.
Ở nước ta cây mọc ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Giang, Hòa
Bình, Hà Nội và một vài khu vực ở Trung và Nam Bộ.
- Giá trị sử dụng
Trong y học cổ truyền cây được dùng để trị bệnh viêm gan thể hoàng đản, trị

bụng trướng nước và bí tiểu tiện, lá cây được dùng sắc nước làm thuốc lọc máu và
phòng bệnh cho phụ nữ sau sinh đẻ.
Ba soi lông mềm - Macaranga tanarius (L.) Muell.-Arg
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Philippines, Australia. Ở nước ta, có gặp từ Lào Cai, Lai Châu, Lạng
Sơn, Hòa Bình và các tỉnh phía Nam. Cây mọc trong các lùm bụi, rừng đồng bằng.
Ưa sáng và ưa ẩm. Có quả tháng 8.
- Giá trị sử dụng
Nhân dân ta thường sắc nước lá để chữa lỵ, nước sắc của rễ để chữa sốt và
cầm máu. Nhựa của thân cây dùng làm keo dán. Y học dân gian Malaysia dùng lá
giã nhuyễn để đắp lên vết thương và cũng dùng nước sắc của rễ để trị sốt. Ở
Indonesia, nước sắc của vỏ cây dùng uống trị lỵ, vỏ cũng là vị thuốc dùng cho phụ
10


nữ sinh đẻ uống, nước chiết của lá có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn
Staphylococcus. Còn ở Philippines, nhựa lấy từ lát cắt vỏ cây tươi cũng dùng để
điều trị vết thương, nước sắc rễ dùng để trị ho ra máu. Ở một số nơi của nước này
người ta còn lấy vỏ và cả lá rụng dùng để chế rượu uống. Vỏ cũng là một vị thuốc
dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống. Ở Thái Lan thuốc sắc từ rễ cây này dùng để hạ sốt,
giảm ho. Rễ cây phơi khô được sử dụng như một vị thuốc gây nôn. Tại một số địa
phương người ta dùng lá cây tươi để đắp lên vết thương với mục đích chống viêm.
Người ta còn dùng bột của vỏ cây và lá để kết tủa các albumin khi nấu mật mía. Ở
nam Xumatra, người ta cho quả vào dầu cọ khi đang nấu để làm cho dầu cọ được
trắng hơn.
Ba soi lá có đuôi - Macaranga kurzii (kuntze) Pax et Hofm. (M. Andersonii
Craib)
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Myanmar, Tây Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,

Thái Lan. Ở nước ta, có gặp từ Bắc Kạn qua Nghệ An, Hà Tĩnh vào tới Khánh Hòa,
Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng.
Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới; địa hình đồi và núi thấp
đến núi trung bình, ở độ cao lên đến 1500 - 1600 m. Cây ưa sáng, thường xuất hiện
ở rừng phục hồi sau khai thác, trên các nương rẫy bỏ hóa. Ưa đất ẩm, tầng dày màu
mỡ và thoát nước. Ra hoa tháng 3 - 5, có quả chín tháng 7 - 9.
- Giá trị sử dụng
Gỗ xấu, chóng bị mối mọt, dễ mục, có thể dùng đóng đồ gia đình thông
thường, làm guốc, diêm, nguyên liệu bột giấy, giá thể cấy nấm và mộc nhĩ hoặc làm
củi đun. Vỏ cây cho sợi tanin. Hạt cây chứa dầu.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), cành và lá được dùng ngoài làm thuốc trị lở loét.
Ba soi lông sao - Macaranga trichocarpa (Reichb.&Zoll.) Muell-Arg
- Sinh thái và phân bố
Phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia,
Indonesia. Ở nước ta, có gặp từ Nghệ An đến Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh và An Giang.
Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới và rừng thưa, dọc theo
11


×