Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế: Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế và giải pháp cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 27 trang )

1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------------------------

DƯƠNG NGÂN HÀ

NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI- 2019


2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
------------------------

DƯƠNG NGÂN HÀ

NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG


QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
2. TS. NGUYỄN SƠN

PHẢN BIỆN 1: _________________________
PHẢN BIỆN 2: _________________________
PHẢN BIỆN 3: _________________________

HÀ NỘI- 2019


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc tế là một trong những phương huy
động vốn mà nhiều DN lựa chọn trong thời gian qua nhằm tìm kiếm nguồn vốn từ bên
ngoài. Hoạt động niêm yết nước ngoài bắt đầu được quan tâm nhiều hơn từ những năm
1980 tại các TTCK lớn như Mỹ và Châu Âu. Hiện nay, số lượng DN niêm yết nước
ngoài ngày càng tăng cho thấy những lợi ích mà hoạt động này mang lại.
Tại TTCK VN, từ năm 2006 đến nay đã có một số công ty niêm yết thông qua
kế hoạch phát hành và niêm yết cổ phiếu tại các SGDCK quốc tế với mục đích huy
động vốn từ TTCK nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng DN NYC thành công là rất ít.
Thêm vào đó, nhu cầu huy động vốn ngày càng tăng cùng với quy mô tăng trưởng của
thị trường dẫn tới khó khăn trong khả năng tiếp cận vốn tại thị trường trong nước.

NYC được coi như giải pháp giúp DN tiếp cận nguồn vốn mới.
Trong thời gian qua, với mục tiêu nâng hạng TTCK lên thị trường mới nổi, cơ
quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện quy mô thị trường, quy tắc hoạt
động phù hợp với thông lệ quốc tế. Với những lợi ích mà NYC mang lại cho DN cũng
như cho TTCK trong nước, thúc đẩy hoạt động niêm yết nước ngoài nên được coi như
một giải pháp nhằm giúp TTCK sớm đạt được mục tiêu nâng hạng.
Tính tới thời điểm hiện nay, chưa có một nghiên cứu chính thức và toàn diện
về hoạt động NYC chứng khoán trên thị trường quốc tế của DN VN. Phần lớn các
nghiên cứu chỉ đề cập ngắn gọn tới các vấn đề như động lực, khó khăn của hoạt
động NYC mà chưa nghiên cứu tổng thể về cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và
thực trạng hoạt động NYC của DN VN trong thời gian qua.
Bởi vậy, thúc đẩy hoạt động NYC của DN VN trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp
DN có thêm sự lựa chọn kênh huy động vốn, cải thiện hoạt động của DN và đạt được
những mục tiêu về phát triển TTCK. Tuy nhiên, với thực trạng hoạt động NYC của
DN VN hiện nay, câu hỏi đặt ra là nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo
của DN Việt Nam? Trở ngại và khó khăn mà DN gặp phải khi thực hiện niêm yết
chéo? Khả năng cũng như mức độ sẵn sàng NYC của DN VN tại thị trường quốc tế?
Trong phạm vi Luận án tiến sỹ, để giải quyết những câu hỏi câu, đề tài “Niêm yết


2

chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế và giải pháp cho Việt Nam” đã được lựa
chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1.

Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

2.1.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết cho hoạt động niêm yết chéo

Lý thuyết phân khúc thị trường
Lý thuyết về sự hiện diện/ sự thừa nhận của nhà đầu tư
Lý thuyết thanh khoản
Giả thuyết liên kết pháp lý
Lý thuyết ưu tiên khu vực
Lý thuyết chiến lược kinh doanh
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về niêm yết chéo
Động lực niêm yết chéo của DN
-

Tiếp cận thị trường vốn quốc tế ((Reese và Weisbach (2002), Doidge và cộng
sự (2004), Hail và Leuz (2009)).

-

Cải thiện mô hình quản trị công ty, công khai thông tin minh bạch (Coffee
(1999, 2002), Stulz (1999), King và Seagal ( 2004)).

-

Cải thiện sự hiện diện tại thị trường quốc tế (Merton (1987), Baker và cộng
sự (2002)).

-

Cải thiện thanh khoản (Amidud và Mendelson (1986), Karolyi (1998)).

Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo của DN
-


Nhóm nhân tố thuộc về DN bao gồm quy mô DN, khả năng sinh lời (Saudagaran
(1998), Pagano (2002), Otavio và công sự (2005), Claessens và Schmukler
(2007)), chiến lược kinh doanh (Bancel và Mittoo (2001), King và Mittoo (2007)),
tăng trưởng doanh thu (Caglio cùng cộng sự (2011)), cấu trúc sở hữu (Doidge và
cộng sự (2006), Leuz và Oberholzer-Gee (2006)), ngành nghề kinh doanh (Miller
và cộng sự (2003), Doidge và cộng sự (2004)).

-

Nhóm nhân tố thuộc về TTCK mục tiêu bao gồm quy mô thị trường (Claessens
và Schmukler (2007)), hệ thống luật chứng khoán (Stulz, 2008) và khoảng cách
về văn hóa (Sarkissian và Schill (2004), Dodd và công sự (2016)).


3

-

Nhóm nhân tố thuộc về thị trường trong nước bao gồm mức độ phát triển của
nền kinh tế (Classens và cộng sự (2007), Caglio và cộng sự (2011)), mức độ
phân khúc của thị trường vốn trong nước (Karolyi, 2004).

2.2.

Tổng quan nghiên cứu trong nước

Cho tới cuối năm 2018, có rất ít nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về niêm yết chéo
chứng khoán trên thị trường quốc tế dành cho DN Việt Nam.Tạ Thanh Bình (2008) đã
tiếp cận theo hướng hoàn thiện khung pháp lý về niêm yết của phiếu của DN VN trên thị
trường quốc tế. Trần Thị Thùy Linh (2007) đã đề cập gián tiếp tới NYC trong nghiên cứu

của mình khi đưa ra lộ trình kết nối song phương giữa SGDCK VN và SGDCK
Singapore. Cùng hướng nghiên cứu đó, Trần Quang Phú (2012) đã đề cập tới NYC như
một mô hình hội nhập của TTCK VN vào TTCK khu vực ASEAN. Nguyễn Thị Tám
(2010), Lê và cộng sự (2017) trong nghiên cứu của mình đã xác định được một số nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở khảo sát và đánh giá nhân tố thuộc chỉ tiêu tài chính tác
động đến NYC của DN VN.
Có thể thấy, nghiên cứu liên quan trực tiếp tới hướng nghiên cứu của Luận án
hiện nay chỉ có đề tài năm 2008 của TS. Trần Thanh Bình. Các nghiên cứu về hội nhập
TTCK tuy có nhắc tới NYC xong không phải hướng nghiên cứu của các tác giả. Bởi
vậy, khoảng trống nghiên cứu đối với hoạt động NYC cần được quan tâm đó là: hệ
thống khung lý thuyết về hoạt động NYC một cách toàn diện, đồng thời nghiên cứu về
kinh nghiệm các nước và bài học liên quan tới cách thức thực hiện niêm yết nước
ngoài đặc biệt là tại các nước có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam.
Từ đó, đi sâu phân tích khả năng và cơ hội NYC của DN VN trong giai đoạn hiện nay
để thấy được những thuận lợi, khó khăn của DN khi thực hiện NYC. Kết quả nghiên
cứu sẽ giúp đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NYC của DN VN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu mục tiêu chính: Thúc đẩy NYC chứng khoán
trên thị trường quốc tế của DN VN
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chính cùng những khoảng trống nghiên cứu đã
chỉ ra, luận án tập trung vào một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:


4

-

Hệ thống hóa khung lý thuyết về NYC chứng khoán trên thị trường quốc tế.


-

Phân tích khả năng thực hiện NYC chứng khoán trên thị trường quốc tế và mức độ
đáp ứng các điều kiện NYC của DN niêm yết VN tại một số thị trường quốc tế.

-

Xác định nhóm DN đáp ứng tốt nhất các điều kiện NYC của các SGDCK quốc
tế bằng cách đánh giá tác động của các nhân tố tới khả năng đáp ứng điều kiện
NYC tại SGDCK Singapore của DN niêm yết tại VN.

-

Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NYC tại VN trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động NYC chứng khoán trên thị
trường quốc tế.

-

Phạm vi nghiên cứu về không gian : Luận án tập trung nghiên cứu các công ty niêm
yết tại SGDCK TP. Hồ Chí Minh. SGDCK Singapore được lựa chọn là thị trường
mục tiêu của DN VN khi thực hiện NYC. Sự lựa chọn SGDCK dựa trên sự phù
hợp về quy mô thị trường, tương đồng văn hóa, khả năng đáp ứng điều kiện niêm
yết cũng như sự phù hợp với nhu cầu và lựa chọn của các nhà quản lý DN.

-


Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án lựa chọn năm 2018 để thực hiện so sánh
đối chiếu khả năng đáp ứng điều kiện NYC và khoảng thời gian từ 2014 tới 2018
để đánh giá tác động của các nhân tố tới khả năng đáp ứng điều kiện NYC của DN
VN tại SGX.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung vào giải quyết ba câu hỏi chính:

Một là, khả năng NYC của các DN niêm yết VN hiện nay như thế nào?
Hai là, nhu cầu NYC của DN niêm yết VN và mức độ đáp ứng các điều kiện NYC của
DN niêm yết VN hiện nay như thế nào?
Ba là, những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng điều kiện NYC của DN
niêm yết tại VN?
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết. Trong
đó sẽ tập trung vào phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp điều tra


5

khảo sát, so sánh đối chiếu và phương pháp định lượng thông qua mô hình Logit và
Cox Hazards.
7. Kết cấu luận án
Luận án được kết cấu thành bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế
Chương 2: Kinh nghiệm niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế và bài học
cho Việt Nam
Chương 3: Khả năng niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế của DN
Việt Nam
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường

quốc tế cho DN Việt Nam
8. Những đóng góp mới của luận án
Về phương diện học thuật: Luận án hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về hoạt động
NYC, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, phương thức thực hiện, cơ sở cho hoạt động
NYC, tác động tích cực và tiêu cực, các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định NYC. Trên
cơ sở những lý thuyết trước đó, luận án đã xác định được một nhóm các nhân tố thuộc
về đặc điểm DN có ảnh hưởng tới khả năng NYC tại thị trường quốc tế.
Về phương diện thực tiễn: Thứ nhất, luận án đã rút ra được 04 bài học kinh nghiệm khi
thực hiện NYC cho DN VN. Thứ hai, luận án đã phân tích toàn diện những khả năng
NYC của DN VN ở thời điểm hiện tại (2018) tương ứng với một số thị trường mục
tiêu lớn trên thế giới. Thông qua khảo sát nhà quản lý DN, cổ đông và tổ chức hỗ trợ,
luận án đã xác định được mức độ sẵn sàng chấp thuận phương án NYC của DN. Thứ
ba, luận án đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc đặc điểm DN
tới khả năng đáp ứng điều kiện niêm yết ban đầu tại SGX nhằm xác định đối tượng
DN có khả năng sẽ thực hiện NYC thành công . Thứ tư, trên cơ sở kết quả nghiên cứu
và định hướng phát triển thị trường, luận án đề xuất nhóm giải pháp đối với hai chủ thể
DN và cơ quan quản lý. Đề xuất bao gồm giải pháp cụ thể cho các chủ thể và Lộ trình
thực hiện NYC trong thời gian tới.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1.1.

Khái niệm niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế

1.1.1. Niêm yết chứng khoán
Khái niệm niêm yết chứng khoán được giải thích tại khoản 17 điều 6 Luật

chứng khoán VN: “Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều
kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hoặc Trung tâm giao dịch
chứng khoán.” Hoặc “Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán đủ điều kiện
vào giao dịch tại SGDCK” (NT. Phương, 2018).
1.1.2. Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế
1.1.2.1.

Niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc tế

Niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc tế là khi công ty niêm yết cổ phiếu
của mình tại một SGDCK không phải thuộc quốc gia mà công ty đó hoạt động
(Arauner, 1996).
1.1.2.2.

Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế

NYC được hiểu là hoạt động niêm yết của một công ty (đã thực hiện niêm yết
lần đầu tại SGDCK trong nước) tại một hoặc nhiều SGDCK nước ngoài.
NYC còn được gọi là niêm yết thứ cấp hoặc niêm yết song song.
1.2.

Chứng khoán niêm yết chéo

1.2.1. Cổ phiếu
NYC cổ phiếu trên thị trường tế có thể được thực hiện thông qua hoạt động phát
hành cổ phiếu lần đầu tại thị trường trong nước sau đó tiến hành niêm yết trên thị
trường nước ngoài (sau khi hoặc cùng lúc với hoạt động niêm yết cổ phiếu tại thị
trường trong nước) hoặc thực hiện IPO đồng thời tại thị trường trong nước và quốc tế
sau đó tiến hành niêm yết ngay sau đó.
1.2.2. Chứng chỉ lưu ký

Chứng chỉ lưu ký (DRs) là một loại chứng khoán được phát hành bởi một ngân
hàng lưu ký, đại diện cho quyền sở hữu cổ phiếu phổ thông của một tổ chức phát hành
ở nước ngoài. DRs được phát hành dưới dạng DRs Mỹ (ADRs), DRs toàn cầu (GDRs)
và DRs khu vực (tùy vào mỗi quốc gia). DRs cho phép các nhà đầu tư quốc tế giao


7

dịch chứng khoán nước ngoài nhưng không chịu những rằng buộc về thời gian cũng
như quy định như đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu.
1.3.

Phương thức niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế

1.3.1. Phát hành cổ phiếu ra công chúng trên thị trường quốc tế
Công ty nước ngoài sẽ lựa chọn thị trường mục tiêu, sau đó hoàn thiện thủ tục
chào bán cổ phiếu ra công chúng tại thị trường đó. Sau khi hoàn tất đợt chào bán, cổ
phiếu sẽ được niêm yết và giao dịch tại SGDCK đã đăng ký.
1.3.2. Phát hành chứng chỉ lưu ký trên thị trường quốc tế
Hoạt động phát hành thường bắt nguồn tư một trong hai phía: nhu cầu sở hữu
DRs của nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhu cầu phát hành DRs nhằm mục đích tăng vốn
của công ty trong nước. Quy trình phát hành DRs sẽ có sự tham gia của tổ chức lưu ký
trong nước và quốc tế (thường là các ngân hàng đầu tư) với vai trò là người quản lý
chính trong đợt phát hành.
1.4.

Cơ sở cho hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế

1.4.1. Điều kiện niêm yết chéo chứng khoán
1.4.1.1.


Điều kiện đăng ký niêm yết chéo

1.4.1.2.

Điều kiện duy trì niêm yết chéo

1.4.2. Sự hài hòa về khung pháp lý giữa thi trường trong nước và thị trường mục tiêu
1.4.2.1.

Quy định về phát hành và niêm yết chứng khoán

1.4.2.2.

Quy định về giao dịch chứng khoán

1.4.2.3.

Một số quy định khác

1.5.

Lợi ích và hạn chế của niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế

1.5.1. Lợi ích của niêm yết chéo
1.5.1.1.

Giảm chi phí vốn

1.5.1.2.


Tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế

1.5.1.3.

Cải thiện hoạt động quản trị công ty

1.5.1.4.

Cải thiện sự hiện diện tại thị trường mục tiêu

1.5.1.5.

Cải thiện thanh khoản của cổ phiếu

1.5.1.6.

Tác động tới thị trường chứng khoán trong nước

1.5.2. Hạn chế của niêm yết chéo


8

1.5.2.1.

Chi phí niêm yết chéo

1.5.2.2.


Rào cản văn hóa

1.5.2.3.

Rủi ro bị hủy niêm yết

1.6.

Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định niêm yết chéo chứng khoán trên thị
trường quốc tế

1.6.1. Đặc điểm doanh nghiệp
1.6.1.1.

Quy mô doanh nghiệp

1.6.1.2.

Khả năng sinh lời

1.6.1.3.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.6.1.4.

Cấu trúc sở hữu

1.6.1.5.


Ngành nghề kinh doanh

1.6.2. Thị trường chứng khoán mục tiêu
1.6.2.1.

Quy mô thị trường

1.6.2.2.

Đặc điểm của thị trường mục tiêu

1.6.2.3.

Khẩu vị đầu tư

1.6.3. Thị trường chứng khoán trong nước
1.6.3.1.

Mức độ phân khúc của thị trường chứng khoán trong nước

1.6.3.2.

Định hướng phát triển hoạt động niêm yết nước ngoài

1.6.3.3.

Sự tương đồngvăn hóa với thị trường quốc tế

1.6.3.4.


Động lực về chính trị

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
2.1.

Kinh nghiệm niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế

2.1.1. Thực trạng hoạt động niêm yết quốc tế
2.1.1.1.

Quy mô thị trường niêm yết nước ngoài

2.1.1.2.

Quy mô giao dịch thị trường niêm yết chéo chứng khoán

2.1.2. Kinh nghiệm quốc tế về niêm yết chéo chứng khoán
2.1.2.1.

Trung Quốc

2.1.2.2.

Nhật Bản


9

2.1.2.3.

2.2.

Hàn Quốc

Bài học kinh nghiệm về thực hiện niêm yết chéo cho Việt Nam

2.2.1. Động lực niêm yết chéo của doanh nghiệp
Quyết định niêm yết chéo phụ thuộc vào loại hình DN và chiến lược kinh
doanh. Công ty thuộc loại hình DN khác nhau sẽ có mục tiêu tiếp cận thị trường thế
giới khác nhau. Công ty NYC thường có quy mô lớn so với thị trường trong nước.
Chiến lược kinh doanh sẽ chi phối quyết định niêm yết chéo. Công ty có thể nhằm
mục tiêu mua bán sáp nhập, tăng sự hiện diện tại thị trường quốc tế, thực hiện chiến
lược tiếp cận thị trường hàng hóa nước ngoài.
2.2.2. Lựa chọn thị trường chứng khoán mục tiêu
Sự lựa chọn thị trường mục tiêu là không giống nhau đối với mỗi DN và mỗi
quốc gia. DN thường sẽ tự quyết định dựa trên khả năng đáp ứng các điều kiện niêm
yết tại thị trường mục tiêu và dựa trên động lực NYC ban đầu. Chính phủ có thể can
thiệp trong giai đoạn đầu nhằm kiểm soát các rủi ro có thể có thông qua việc quy định
danh sách thị trường mục tiêu.
2.2.3. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết chéo tại thị trường trong nước
Để hỗ trợ DN trong hoạt động NYC, cần có một hệ thống văn bản hướng dẫn
chi tiết về cách thức thực hiện chào bán cổ phiếu tại thị trường quốc tế. Các cơ quan
quản lý thị trường cần có sự phối hợp, thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin, niêm yết
chéo. Bên cạnh đó, cần có sự thay đổi kịp thời những nguyên tắc quản trị công ty,
chuẩn mực kế toán, tỷ lệ sở hữu nước ngoài để phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.2.4. Xử lý hậu niêm yết chéo
Hậu NYC bao gồm vấn đề duy trì NYC và hủy NYC. DN cần đáp ứng các điều
kiện duy trì NYC mà mỗi SGDCK đặt ra. Đối với quyết định hủy NYC, cho dù hủy
niêm yết bắt buộc hay tự nguyện, số lượng cổ phần hủy niêm yết cần được xử lý để
đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Phương án được đưa ra có thể là hoàn trả tiền cho

cổ đông đang nắm giữ và thực hiện lưu ký, niêm yết bổ sung tại thị trường chứng
khoán trong nước.


10

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG NIÊM YẾT CHÉO CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giới thiệu về thị trường chứng khoán niêm yết Việt Nam

3.1.

3.1.1. Quy mô thị trường chứng khoán niêm yết
3.1.2. Thanh khoản thị trường niêm yết
3.1.3. Chứng khoán niêm yết
3.2.

Khả năng niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế của doanh
nghiệp Việt Nam

3.2.1. Thị trường chứng khoán trong nước
Mặc dù vị thế của TTCK VN so với thị trường khu vực và thế giới đã có những
cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng các SGDCK VN vẫn được đánh
giá là thị trường có quy mô nhỏ, mức độ bảo vệ nhà đầu tư chưa cao.
3.2.2. Hợp tác niêm yết với các Sở giao dịch chứng khoán thế giới
Trong thời gian qua, các nhà quản lý thị trường đã có những động thái tích cực
trong các hoạt động ký kết thỏa thuận hợp tác, trở thành thành viên của các tổ chức
toàn cầu nhằm thúc đẩy hoạt động hội nhập giữa TTCK trong nước và quốc tế.
3.2.3. Khung pháp lý cho hoạt động niêm yết chéo
3.2.3.1.


Quy định về phương thức phát hành và niêm yết chứng khoán

Khung pháp lý cho hoạt động chào bán và niêm yết chứng khoán nước ngoài
quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Chương VII trong Thông tư 162 quy định
về Phát hành chứng khoán tại nước ngoài của các DN VN.
3.2.3.2.

Quy định về thị trường mục tiêu

Được quy định tại Điều 64, Mục 3 của Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
3.2.3.3.

Quy định về cơ cấu sở hữu

Quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các DN niêm yết được
nêu tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP. NYC phải tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa
của nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.4. Kinh nghiệm niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế của doanh
nghiệp Việt Nam


11

3.2.4.1.

Thực trạng hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế
của doanh nghiệp Việt Nam

Hoạt động NYC của các DN VN đã được thực hiện từ hơn 10 năm trước đây.

Thời điểm năm 2007 đã có nhiều DN VN đưa ra kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên
SGDCK nước ngoài. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế từ thủ tục, pháp lý nên các kế hoạch
này hầu hết đều bị tạm dừng, mặc dù DN cũng như các cơ quan quản lý thị trường đã
có những nỗ lực cố gắng.
Bảng 3-5. Các DN đã có kế hoạch NYC cổ phiếu trên thị trường quốc tế
STT

Năm

Công ty

Nội dung Nghị quyết

SGDCK

SGDCK

niêm yết

mục tiêu

1

CTCP Sữa VN

2007

Phát hành cổ phiếu niêm yết trên TTCK nước ngoài

HSX


SGX

2

Tổng công ty cổ

2009

Thông qua phát hành và niêm yết cổ phiếu PVD tại

HSX

SGX

HSX

SGX

HSX

SGX

phần

3

Khoan




TTCK Singapore.

Dịch vụ khoan dầu

Tăng vốn điều lệ tương ứng với lượng cổ phần phát

khí

hành thêm.

Tổng công ty Tài

2010

Xóa bỏ một số lượng cổ phần PVFC hiện đang niêm

chính cổ phần dầu

yết (tối đa không quá 90.000.000 cổ phần) tại HOSE

khí VN

để phục vụ chào bán và niêm yết tại Singapore
(SGX)
Chấp thuận niêm yết và thông qua các kế hoạch chào
bán tại SGX

4


Công ty cổ phần

2011

VINCOM
5

Masan

Phát hành thêm cổ phần, chào bán và niêm yết cổ
phần phát hành thêm tại SGDCK Singapore.

2011

Phát hành cổ phiếu phổ thông hoặc DRs riêng lẻ cho

HSX

dưới 100 nhà đầu tư nước ngoài.
6

Công ty cổ phần

2011

Kinh Đô

Phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác nước ngoài,

HSX


sử dụng số lượng cổ phiếu này để phát hành DRs
toàn cầu sau đó niêm yết tại TTCK nước ngoài

7

Tổng công ty Khí

2012

Chủ trương niêm yết cổ phiếu của PV Gas tại SGX

VN – Công ty cổ

Chưa

SGX

niêm yết

phần
8

9

Công ty cổ phần

2012

Phát hành DRs hay các công cụ chứng khoán tương


phát triển bất động

tự liên quan tới cổ phần của công ty (phát hành thêm

sản Phát Đạt

cổ phiếu, phát hành riêng lẻ)

Công ty cổ phần

2014

tập đoàn FLC

/201
7

Niêm yết cổ phiếu tại Singapore

HSX

LSE/
SGX

HSX

SGX



12

10

Công ty cổ phần

2018

Phát hành cổ phiếu phổ thông, Trái phiếu Công ty

Tập đoàn Đầu tư

hoặc Trái phiếu Chuyển đổi được phép niêm yết ở

địa ốc Nova

nước ngoài

HSX

SGX

Nguồn: Nghị quyết ĐHĐCĐ các năm của các công ty
Bảng 3-6. Một số DN đã thất bại trong hoạt động niêm yết nước ngoài
Năm

Công ty

Mã CK


SGDCK

SGDCK

Lý do thất bại

mục tiêu
2010

2008

CTCP đầu tư và xây

Chưa

dựng VN - Cavico

niêm yết

CTCP Sữa VN

VNM

HSX

NASDAQ

Vi phạm hàng loạt tiêu chuẩn về công
bố thông tin và thị giá cổ phiếu


SGX

Thủ tục giữa TTLK VN và Singapore,
điều kiện về cổ đông khác nhau

2012

CTCP Hoàng Anh Gia

HAG

HSX

SGX

Số lượng cổ phiếu quốc tế phát hành ít
và ít giao dịch thực hiện

Lai
2014

CTCP Tập đoàn FLC

FLC

HSX

SGX

Thủ tục pháp lý


2016

Vietjet

VJE

HSX

HKSE

Thủ tục pháp lý

Nguồn: Tổng hợp
3.2.5. Mức độ sẵn sàng chấp thuận phương án niêm yết chéo
3.2.5.1.

Động lực và khó khăn của hoạt động niêm yết chéo

Động lực huy động vốn từ thị trường quốc tế và chiến lược kinh doanh hướng
tới thị trường nước ngoài được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới quyết
định NYC của DN. Thêm vào đó, NYC được coi như một công cụ nhằm quảng bá
hình ảnh DN tại thị trường trong nước.
Khó khăn lớn nhất thuộc về tiêu chuẩn NYC khắt khe và sự khác biệt trong
chuẩn mực BCTC của VN và quốc tế. Khung pháp lý cho hoạt động NYC chưa đầy đủ
cũng được đánh giá là tạo ra nhiều khó khăn cho DN khi muốn tiếp cận thị trường vốn
quốc tế.
3.2.5.2.

Mức độ sẵn sàng chấp thuận phương án niêm yết chéo

Bảng 3-1. Mức độ sẵn sàng chấp thuận phương án NYC

Tác động của NYC
DN

Công ty chứng khoán

Huy động vốn
Quảng bá hình ảnh tại thị trường quốc tế
Cải thiện quản trị công ty
Huy động vốn
Quảng bá hình ảnh tại thị trường quốc tế
Cải thiện quản trị công ty

75%
100%
100%
100%
100%
100%


13

Cổ đông
Dự định NYC
DN
Cổ đông
Công ty chứng khoán


Bảo vệ cổ đông thiểu số
Tăng khả năng tiếp cận thông tin cho cổ đông

75%
100%

Chưa từng có ý định
Có mục tiêu trong tương lai
Đồng ý thông qua phương án NYC
Tư vấn tài chính cho DN khi NYC là cần thiết
Sẽ triển khai khi DN phát sinh nhu cầu

100%
50%
85.5%
100%
66.67%

Nguồn: Kết quả khảo sát
3.2.5.3.

Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu được cho là có quy mô vốn lớn, có sự tương đồng về văn
hóa khu vực và phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Bảng 3-2. Thị trường mục tiêu của DN VN
Thị trường mục tiêu

DN


Cổ đông

Công ty chứng khoán

SGX
HKSE
LSE
NYSE

75%
50%
0%
25%

78.3%
58.9%
21.4%
26.8%

100%
66.67%
0%
0%

Nguồn: Kết quả khảo sát
3.2.6. Mức độ đáp ứng điều kiện niêm yết tại một số Sở giao dịch chứng khoán
quốc tế của DN Việt Nam
3.2.6.1.

Điều kiện niêm yết ban đầu


Bảng 3-3. Số lượng công ty niêm yết HSX đáp ứng đủ điều kiện về tài chính
TIÊU CHUẨN TÀI CHÍNH

SGDCK
NYSE

LSE
LxSE
HKE

SGX

*

Lợi nhuận
Doanh thu và dòng tiền
Doanh thu
Giá trị vốn hóa thị trường
Giá trị vốn hóa thị trường
Lợi nhuận
Giá trị vốn hóa thị trường/doanh thu/dòng tiền
Giá trị vốn hóa thị trường/ doanh thu
Lợi nhuận
Giá trị vốn hóa thị trường/lợi nhuận
Giá trị vốn hóa thị trường/doanh thu

SỐ LƯỢNG CÔNG TY
ĐỦ ĐIỀU KIỆN*
32

6
17
302
303
154
34
23
52
67
42

Các chỉ tiêu tài chính được lấy từ BCTC 2018 đã kiểm toán của các công ty niêm yết.

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mức độ đáp ứng về các tiêu chuẩn tài chính chỉ mang tính tương đối. So sánh
sự khác biệt giữa VAS và IFRS cho thấy cách ghi nhận doanh thu sẽ tạo ra ít khác biệt
hơn so với lợi nhuận.


14

3.2.6.2.
-

Điều kiện niêm yết bổ sung

Lịch sử hoạt động
Các công ty hiện đang niêm yết tại HOSE đều đảm bảo tiêu chuẩn của SGDCK

TP. Hồ Chí Minh là có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên dưới hình thức công ty cổ

phần, còn lịch sử hoạt động 100% DN từ 3 năm trở lên.
-

Phân phối cổ phiếu cho cổ đông
Bảng 3-12. Quy định về phân phối cổ phiếu được áp dụng tại một số SGDCK

SGDCK

NYSE

LSE

Số lượng công ty

Tỷ lệ sở hữu công chúng/số lượng cổ đông

đủ điều kiện*

*Có ít nhất 5000 cổ đông sở hữu từ 100 cổ phiếu trở lên

75%

*Ít nhất 2.5 triệu cổ phiếu được nắm giữ bởi công chúng

100%

Ít nhất 25% lượng cổ phiếu phổ thông đã niêm yết phải được phân phối ra
công chúng tại một hoặc nhiều quốc gia thành viên khu vực kinh tế Châu

78.8%


Âu (EEA)
LxSE

Ít nhất 25% lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết được phân phối cho các nhà
đầu tư.

SGX

*Có ít nhất 500 cổ đông tại thời điểm niêm yết, nếu SGDCK nước sở tại và

100%
100%

SGX không có chương trình hợp tác thì phải có ít nhất 500 cổ đông tại
Singapore hoặc 1000 cổ đông toàn cầu
*Nếu công ty NYC thông qua IPO sẽ quy định theo giá trị chào bán cổ
phiếu, công ty phải tuân thủ tỷ lệ cổ phần chào bán cho cổ đông (từ 20%
đến 40%) và tỷ lệ cổ phần chào bán tối đa cho mỗi cổ đông (từ 0.4% đến
0.8%)
HKSE

*Có ít nhất 300 cổ đông tại thời điểm niêm yết

100%

*Có ít nhất 25% tổng số cổ phần đã phát hành được nắm giữ bởi công

83%-94%


chúng
*Tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất không quá 50%

* Dựa trên các công ty niêm yết đã đủ điều kiện về tài chính theo quy định tại các SGDCK.

Nguồn: Baker McKenzie
-

Tỷ lệ cổ phần cháo bán ra công chúng
Một số SGDCK đưa ra quy định về tỷ lệ cổ phần chào bán tối thiểu đối với DN

nước ngoài khi thực hiện NYC. Tỷ lệ cổ phần chào bán tại thị trường nước ngoài củ
DN VN sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu còn lại của nhà đầu tư nước lại tại thị trường
trong nước.


15

Bảng 3-4. Số lượng công ty niêm yết HSX đáp ứng điều kiện tài chính, tỷ lệ sở
hữu nước ngoài và tỷ lệ cổ phần đại chúng
Điều kiện
niêm yết ban
đầu
32

Tỷ lệ sở hữu nước
ngoài và tỷ lệ cổ
phần công chúng
18


Doanh thu và dòng tiền

6

3

Doanh thu

17

9

LSE

Giá trị vốn hóa thị trường

302

225

LxSE

Giá trị vốn hóa thị trường

303

266

HKE


Lợi nhuận

154

125

Giá trị vốn hóa thị trường/doanh thu/dòng tiền

34

20

Giá trị vốn hóa thị trường/ doanh thu

23

11

Lợi nhuận

52

34

Giá trị vốn hóa thị trường/lợi nhuận

67

44


Giá trị vốn hóa thị trường/doanh thu

42

25

SGDCK

NYSE

Tiêu chuẩn tài chính

Lợi nhuận

SGX

* LSE có quy định về tỷ lệ tối thiểu phân phối tại các nước thuộc khu vực EEA là 25%, số
lượng công ty có tỷ lệ sở hữu NN là nhỏ hơn 24%

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sau khi xem xét mức độ đáp ứng các điều kiện niêm yết mà SGDCK đưa ra, nghiên
cứu sinh tìm ra được 20 DN niêm yết có mức đáp ứng tốt nhất điều kiện niêm yết ban
đầu tại SGX và thực hiện đối chiếu với các SGDCK còn lại
3.2.6.3.

Quy tắc quản trị công ty

Sử dụng danh sách 20 DN niêm yết có mức độ đáp ứng tốt nhất điều kiện niêm
yết ban đầu tại SGX, nghiên cứu sinh so sánh điều kiện duy trì niêm yết chéo (quy tắc
quản trị công ty, chuẩn mực BCTC quốc tế). Mức độ đáp ứng quy tắc quản trị công ty

tương đối tốt, tuy nhiên chỉ có 04 DN niêm yết đã từng công bố BCTC theo IFRS
trong 03 năm liên tục.
3.3.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng đáp ứng điều
kiện niêm yết chéo của doanh nghiệp Việt Nam

3.3.1. Dữ liệu
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Với biến phụ thuộc là DN có đáp ứng đủ điều kiện NYC tại SGX hay không,
mô hình hồi quy nhị phân Logit và mô hình tỷ lệ rủi ro Cox Hazards được sử dụng để
xác định khả năng đáp ứng điều kiện NYC của DN VN.


16

3.3.3. Mô hình nghiên cứu
-

Mô hình logit:
𝒍𝒏 {

𝑷𝒊
} = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏 𝑳𝒏𝑻𝑨𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟐 𝒍𝒆𝒗𝒆𝒓𝒂𝒈𝒆𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟑 𝒔𝒂𝒍𝒆𝒈𝒓𝒐𝒘𝒕𝒉𝒊,𝒕−𝟏
𝟏 − 𝑷𝒊
+ 𝜷𝟒 𝒇𝒐𝒓𝒆𝒊𝒈𝒏𝒕𝒐𝒕𝒂𝒍𝒔𝒂𝒍𝒆𝒔𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟓 𝒓𝒐𝒂𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟔 𝒔𝒕𝒂𝒕𝒆𝒐𝒘𝒏𝒊,𝒕−𝟏
+ 𝜷𝟕 𝒇𝒐𝒓𝒆𝒊𝒈𝒏𝒐𝒘𝒏𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟖 𝒃𝒍𝒐𝒄𝒌𝒉𝒐𝒍𝒅𝒆𝒓𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟗 𝒃𝒍𝒐𝒄𝒌𝒉𝒐𝒍𝒅𝒆𝒓𝟐𝒏𝒅𝒊,𝒕−𝟏
+ 𝒊𝒏𝒅𝒖𝒔𝒕𝒓𝒚(𝒅𝒖𝒎𝒎𝒚) + 𝑼𝒊𝒕

-


Mô hình Cox Hazards:
𝒍𝒏 {

𝒉(𝒕)
} = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏 𝑳𝒏𝑻𝑨𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟐 𝒍𝒆𝒗𝒆𝒓𝒂𝒈𝒆𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟑 𝒔𝒂𝒍𝒆𝒈𝒓𝒐𝒘𝒕𝒉𝒊,𝒕−𝟏
𝒉𝟎 (𝒕)
+ 𝜷𝟒 𝒇𝒐𝒓𝒆𝒊𝒈𝒏𝒕𝒐𝒕𝒂𝒍𝒔𝒂𝒍𝒆𝒔𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟓 𝒓𝒐𝒂𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟔 𝒔𝒕𝒂𝒕𝒆𝒐𝒘𝒏𝒊,𝒕−𝟏
+ 𝜷𝟕 𝒇𝒐𝒓𝒆𝒊𝒈𝒏𝒐𝒘𝒏𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟖 𝒃𝒍𝒐𝒄𝒌𝒉𝒐𝒍𝒅𝒆𝒓𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜷𝟗 𝒃𝒍𝒐𝒄𝒌𝒉𝒐𝒍𝒅𝒆𝒓𝟐𝒏𝒅𝒊,𝒕−𝟏
+ 𝒊𝒏𝒅𝒖𝒔𝒕𝒓𝒚(𝒅𝒖𝒎𝒎𝒚) + 𝑼𝒊𝒕

Trong đó:
i: công ty thứ i (i=1-305)
t: năm (t=2014-2018)
Biến phụ thuộc:
-

sgxlistit: nhận giá trị 1 khi công ty i đáp ứng điều kiện NYC tại năm t, nhận giá
trị 0 trong trường hợp ngược lại.

-

Pi: Xác suất để doanh nghiệp i NYC tại SGX (để sgxlistit nhận giá trị 1)

-

h(t): khả năng NYC tức thời của DN i năm t

Biến độc lập:
-


LnTAit: Logarit tổng tài tài sản của DN i năm t

-

leverageit: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của DN i năm t, được tính bằng tổng nợ/tổng tài sản

-

salegrowthit: tăng trưởng doanh thu của DN i năm t, được tính bằng doanh thu năm
sau/doanh thu năm trước.

-

foreigntotalsalesit: tỷ lệ doanh thu xuất khẩu/tổng doanh thu của DN i năm t

-

roait: tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của DN i năm t

-

stateownit: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước của DN i năm t

-

foreignownit: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài của DN i năm t

-


blockholder5it: Tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn trên 5% của DN i năm t (không bao gồm
cổ đông Nhà nước)

-

blockholder2ndit: sở hữu của cổ đông lớn trên 10% của DN i năm t


17

-

industry: biến giả (dummy) cho các ngành (theo chuẩn phân ngành của HSX đang
áp dụng cho các công ty niêm yết)

3.3.4. Kết quả mô hình nghiên cứu
3.3.4.1.

Thống kê mô tả dữ liệu

3.3.4.2.

Kết quả

3.3.5. Kết luận
Tổng tài sản và ROA đóng vai trò quan trọng, tác động tích cực tới khả năng
đáp ứng điều kiện niêm yết tại SGX. Đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực làm giảm
khả năng đáp ứng điều kiện NYC của công ty. Đối với nhóm chỉ tiêu về cấu trúc sở
hữu, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được tìm thấy là có tác động tích cực tới
xác suất NYC, hay công ty được sở hữu bởi càng nhiều cổ đông nước ngoài thì sẽ có

khả năng đáp ứng điều kiện NYC cao hơn. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, cổ đông nhà
nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng đáp ứng điều kiện NYC bởi các tác động từ
việc hạn chế lợi ích cá nhân của cổ đông tại các TTCK quốc tế. Biến ngành có ý nghĩa
thống kê đối với biến sgxlist1 có ý nghĩa thị trường mục tiêu khác nhau sẽ tác động
khác nhau tới khả năng đáp ứng điều kiện NYC.

Bảng 3-20. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng
Biến

Kết quả
của các
nghiên
cứu

Dự phóng

SGXLIST
Kết quả Kết quả

mô hình
hình
Cox

SGXLIST1
Kết quả Kết quả

mô hình
hình
Cox



18

Logit

Hazards

Logit

Hazards

Tích cực

Giả thuyết H1: Quy mô công ty có ảnh
hưởng tích cực tới khả năng đáp ứng
điều kiện NYC của DN

Tích
cực

Tích cực

Tích
cực

Tích cực

Đòn bẩy
tài
chính


Tiêu cực

Giả thuyết H2: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính
có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng đáp
ứng điều kiện NYC của DN

Tiêu
cực

Tiêu cực

Tiêu
cực

Tiêu cực

Tăng
trưởng
doanh
thu

Tích cực

Giả thuyết H3: Công ty đang trong giai
đoạn phát triển sẽ có khả năng đáp ứng
điều kiện NYC cao hơn

Không
có ý

nghĩa

Không
có ý
nghĩa

Không
có ý
nghĩa

Không có
ý nghĩa

Không
có ý
nghĩa

Không
có ý
nghĩa

Tiêu
cực

Tiêu cực

Tích cực

Tích
cực


Tích cực

Không có
ý nghĩa

Quy mô
công ty

Giả thuyết H4: Tỷ trọng doanh thu xuất
khẩu có ảnh hưởng tích cực tới khả
năng đáp ứng điều kiện NYC của DN

Doanh
thu xuất
khẩu

Tích cực

ROA

Tích cực

Giả thuyết H5: Khả năng sinh lời có
ảnh hưởng tích cực tới khả năng đáp
ứng điều kiện NYC của DN

Tích
cực


Tiêu cực

Giả thuyết H6: Tỷ lệ sở hữu của Nhà
nước có ảnh hưởng tiêu cực tới khả
năng đáp ứng điều kiện NYC của DN

Không
có ý
nghĩa

Tiêu cực

Không
có ý
nghĩa

Tích
cực

Tích cực

Tích
cực

Tích cực

Tiêu
cực

Tiêu cực


Tiêu
cực

Không có
ý nghĩa

Không
có sự
khác
biệt
giữa các
ngành

Không
có sự
khác biệt
giữa các
ngành

Có sự
khác
biệt

Có sự
khác biệt

Tỷ lệ sở
hữu của
Nhà

nước
Tỷ lệ sở
hữu
nước
ngoài

Tỷ lệ sở
hữu của
cổ đông
lớn

Tiêu cực

Ngành
kinh
doanh

Có sự
khác biệt
về khả
năng
NYC
giữa các
ngành

Giả thuyết H7: Tỷ lệ sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng tích
cực tới khả năng đáp ứng điều kiện
NYC của DN
Giả thuyết H8: Tỷ lệ sở hữu của cổ

đông lớn trên 5% có ảnh hưởng tiêu
cực tới khả năng đáp ứng điều kiện
NYC của DN
Giả thuyết H9: Nhóm cổ đông lớn sở
hữu trên 10% sẽ có ảnh hưởng tiêu cực
tới khả năng đáp ứng điều kiện NYC
của DN

Giả thuyết H10: Các DN khác ngành
nhau có khả năng đáp ứng điều kiện
NYC là khác nhau

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3.6. Hạn chế của mô hình


19

Mô hình nghiên cứu còn hạn chế về phạm vi không gian và thời gian nghiên
cứu. Dữ liệu mô hình có thể mở rộng toàn bộ DN niêm yết trên TTCK VN và thời gian
kéo dài từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên có kế hoạch NYC.
3.4.

Đánh giá chung về khả năng niêm yết chéo của DN Việt Nam

3.4.1. Thuận lợi
3.4.1.1.

Tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong nước


3.4.1.2.

Khung pháp lý cho hoạt động niêm yết chứng khoán

3.4.1.3.

Thỏa thuận hợp tác giữa các Sở giao dịch chứng khoán trong nước và quốc tế

3.4.1.4.

Kinh nghiệm niêm yết chứng khoán trên thị trường nước ngoài của các DN Việt
Nam

3.4.1.5.

Mức độ đáp ứng tốt điều kiện niêm yết chéo tại một số thị trường quốc tế

3.4.1.6.

Mức độ chấp thuận phương án niêm yết chéo

3.4.2. Khó khăn
3.4.2.1.

DN chưa sẵn sàng niêm yết chéo chứng khoán

3.4.2.2.

Hoạt động hợp tác quốc tế về niêm yết nước ngoài còn hạn chế


3.4.2.3.

Khung pháp lý cho hoạt động niêm yết chéo chưa đây đủ

3.4.2.4.

Mức độ đáp ứng điều kiện duy trì niêm yết chéo chưa cao

3.4.2.5.

Cấu trúc sở hữu chưa hợp lý tại nhiều doanh nghiệp niêm yết

3.4.3. Nguyên nhân
3.4.3.1.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất, nhận thức của DN về lợi ích của hoạt động NYC còn hạn chế
Thứ hai, tâm lý e ngại tiếp cận thị trường vốn quốc tế xuất phát từ rào cản về ngôn ngữ
và văn hóa
Thứ ba công ty chưa chủ động lập BCTC theo chuẩn mực quốc tế
Thứ tư, lợi ích cá nhân của nhóm cổ đông lớn chi phối tới quyết định NYC
Thứ năm, DN vẫn duy trì mức room 49% dành cho nhà đầu tư nước ngoài
3.4.3.2.

Nguyên nhân từ phía các chủ thể khác

Thứ nhất, quy mô TTCK còn nhỏ so với khu vực
Thứ hai, hoạt động NYC chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các cơ quan quản

lý thị trường.


20

Thứ ba, có sự khác biệt giữa VAS và IFRS
Thứ tư, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các DN còn cao
Thứ năm, chế tài xử phạt vi phạm về công khai thông tin trong giao dịch chưa mang
tính răn đe
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHÉO
CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CHO DN VIỆT NAM
4.1.

Định hướng phát triển hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị
trường quốc tế

4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường
quốc tế của cơ quan quản lý
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường
quốc tế từ phía doanh nghiệp
4.2.

Giải pháp thúc đẩy hoạt động niêm yết chéo của doanh nghiệp Việt Nam

4.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp niêm yết
4.2.1.1.

Hiểu rõ lợi ích của hoạt động niêm yết chéo

4.2.1.2.


Cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

4.2.1.3.

Thực hiện công bố thông tin bằng ngôn ngữ quốc tế

4.2.1.4.

Cải thiện hoạt động quản trị công ty phù hợp với thông lệ quốc tế

4.2.1.5.

Chủ động lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực quốc tế

4.2.1.6.

Xác định ngành kinh doanh chính và có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu nước
ngoài theo lộ trình phù hợp

4.2.2. Giải pháp đối với cơ quan quản lý và các chủ thể khác
4.2.2.1.

Chính phủ

Thứ nhất, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình các giải pháp mà Đề án Cơ cấu lại TTCK
đã được Chính phủ phê duyệt và Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào VN
Thứ hai, quan tâm tới hoạt động phát hành và niêm yết trên quốc tế
Thứ ba, thống nhất các văn bản liên quan tới tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Thứ tư, khuyến khích hoạt động niêm yết của DN nước ngoài tại VN

4.2.2.2.

Bộ Tài chính


21

Thứ nhất, nhanh chóng thực hiện xin ý kiến của Thủ tướng chính phủ Đề án áp dụng
chuẩn mực BCTC quốc tế, quyết liệt triển khai các mục tiêu của Đề án
Thứ hai, thực hiện ký kết thỏa thuận chấp thuận chuẩn mực BCTC mới của VN
Thứ ba, cần có lộ trình cụ thể cho hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn để thực hiện
nhanh chóng và hiệu quả hơn
Thứ tư, có thể nghiên cứu xây dựng Đề án liên quan tới phát hành và niêm yết chứng
khoán trên thị trường quốc tế.
4.2.2.3.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Thứ nhất, xây dựng khung pháp lý đầy đủ liên quan tới hoạt động chào bán và niêm
yết chứng khoán tại thị trường quốc tế
Thứ hai, xem xét quy định về tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông là công chúng tại công ty
nhằm hạn chế mức độ tập trung quyền biểu quyết trong một nhóm cổ đông.
Thứ ba, phối hợp với BTC trong việc thực hiện thí điểm áp dụng chuẩn mực BCTC
quốc tế.
Thứ tư, tăng cường hoạt động hợp tác ở cấp quản lý với các thị trường với các SGDCK
lớn trên thế giới, đề xuất nhóm thị trường mục tiêu trong giai đoạn đầu để khuyến khích
DN NYC.
4.2.2.4.

Sở giao dịch chứng khoán


Thứ nhất, tăng cường thỏa thuận hợp tác và trao đổi thông tin với các SGDCK
nước ngoài
Thứ hai, thống nhất chuẩn phân ngành theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế
Thứ ba, cải thiện điều kiện niêm yết thông qua việc áp dụng các quy định của
Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo Thông lệ tốt nhất.
4.2.3. Các chủ thể khác
Trung tâm lưu ký chứng khoán
Tổ chức lưu ký chứng khoán
Công ty chứng khoán
Tổ chức kiểm toán
4.3.

Đề xuất lộ trình niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế cho
doanh nghiệp Việt Nam


22

4.3.1. Đề xuất lộ trình niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế
Giai đoạn 1: từ 2019 tới 2022
Giai đoạn 2: Từ 2022 đến 2025
Giai đoạn 3: từ 2025 đến 2030
4.3.2. Đề xuất niêm yết chéo trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore
4.3.2.1.

Cơ sở lựa chọn thị trường mục tiêu

Thứ nhất, SGX được nhiều DN VN lựa chọn; Thứ hai, SGX có tỷ lệ lựa chọn cao nhất
trong kết quả khảo sát về thị trường mục tiêu của NYC; Thứ ba, SGX là SGDCK có

quy mô niêm yết nước ngoài lớn nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và có sự
tương đồng về văn hóa với VN; Thứ tư, SGX chấp nhận BCTC đối chiếu theo IFRS;
Thứ năm, SGX có mức độ đáp ứng điều kiện NYC khá tốt.
4.3.2.2.

Xác định doanh nghiệp đáp ứng điều kiện niêm yết chéo

Sau khi sàng lọc lần lượt theo các điều kiện: Điều kiện tài chính (thỏa mãn một
trong ba điều kiện của SGX), tỷ lệ sở hữu còn lại của nhà đầu tư nước ngoài tại thời
điểm cuối năm 2018 lớn hơn 5%, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại thời điểm cuối năm 2018
nhỏ hơn 75% (tỷ lệ này nhằm đảm bảo tính đại chúng của cổ phiếu – tương ứng 25%
cổ phiếu được nắm giữ bởi công chúng đầu tư), số lượng cổ đông trên 1000 (do chưa
có thỏa thuận hợp tác giữa SGDCK VN và Singapore về vấn đề NYC) có 47 DN đáp
ứng các điều kiện nộp hồ sơ niêm yết chéo tại SGX.
4.3.2.3.

Phương thức phát hành và niêm yết

Phát hành chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR)
Phát hành cổ phiếu
4.3.2.4.

Duy trì niêm yết chéo và hủy niêm yết chéo
cần đáp ứng các điều kiện về quản trị công ty, công bố thông tin, các BCTC

được lập theo chuẩn mực quốc tế,…
Đối chiếu với các DN đáp ứng điều kiện niêm yết tại SGX, chỉ có 04 DN đã thực
hiện công bố BCTC theo IFRS trong ba năm gần nhất.
Bảng 4-2. DN VN đã công bố BCTC theo IFRS và đáp ứng điều kiện niêm yết
tại SGX

ST
T


chứng
khoán

Tên công ty

Có Ủy ban kiểm toán, Ủy
ban Nhân sự, Ủy ban Thù
lao

Tỷ lệ
thành viên
HĐQT độc

Có thành
viên
HĐQT là


23

lập
1

TCB

NHTMCP Kỹ Thương VN


Đáp ứng

14.29%

người
nước ngoài
1

2

VIC

Tập đoàn VinGroup

33.33%

1

3

VNM

CTCP Sữa VN

Chưa thành lập các Tiểu ban
(Ủy ban) trực thuộc
Đáp ứng

30.00%


1

4

VPB

NHTMCP VN Thịnh Vượng

Hiện có Ủy ban Nhân sự, Ủy
ban Quản trị rủi ro

20.00%

0

Nguồn: tác giả tổng hợp

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của luận án đã hệ thống lại khung lý thuyết đẩy đủ về hoạt
động NYC. Dựa trên những phân tích nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều thị trường
khác nhau trên toàn cầu và một số lý thuyết cơ sở, luận án đã khái quát những tác động
tích cực và tiêu cực NYC mang lại cho DN niêm yết cũng như xác định cơ sở lý thuyết


×