Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI điều TRỊ UNG THƯ BIỂU mô dạ dày sớm tại BỆNH VIỆN VIỆT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.07 KB, 91 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là một hoạt động sinh lý hàng ngày của con người để đảm bảo cho
sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày thức làm việc.
Mất ngủ không thực tổn là trạng thái không thoải mái về số lượng
và/hoặc chất lượng giấc ngủ, rối loạn này tồn tại trong một thời gian dài làm
ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh. Mất ngủ từ lâu
được xem là một rối loạn thường gặp, bao gồm khó đi vào giấc ngủ, ngủ
không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong
khi ngủ. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi
ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc [1].
Ngày nay tình trạng mất ngủ ngày càng gia tăng và trở thành một hiện
tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Nghiên cứu tại Na Uy thực hiện
trong từ 1999 – 2000 đến 2009 – 2010 cho thấy tỷ lệ mất ngủ tăng từ 13,1%
lên 15,2%, không hài lòng với giấc ngủ từ 8,2% lên 13,6% [2]. Tại Tây Ban
Nha: 30 – 40% dân số đã bị mất ngủ vào một thời điểm nhất định của cuộc
đời, 9 – 15% tiến triển thành chứng mất ngủ mạn tính và nghiêm trọng [3].
Tại Mỹ: 30 – 60% phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh có các triệu chứng mất
ngủ [4]. Ở Việt Nam rối loạn giấc ngủ chiếm tỉ lệ cao (50 – 80%) và tỉ lệ cao
hơn ở người cao tuổi [1]. Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị mất ngủ bằng
nhóm thuốc benzodiazepin hoặc các thuốc chống trầm cảm an dịu liều thấp.
Tuy nhiên những thuốc này đa phần là điều trị triệu chứng, chưa mang lại
hiệu quả toàn diện. Bên cạnh đó tác dụng không mong muốn của thuốc là
làm cho người bệnh quen thuốc nếu dùng kéo dài gây ra hội chứng cai khi
dừng thuốc [5].
Trong Y học cổ truyền (YHCT), mất ngủ thuộc phạm vi chứng “thất
miên”, “bất mị”, “bất đắc miên” ... và thường kèm thêm các triệu chứng:


2



đau đầu, váng đầu, tâm phiền hay quên. Nguyên nhân mất ngủ do suy giảm
chức năng của các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận… làm cho thần không được
yên ổn, do tinh khí của các tạng này suy giảm, mặt khác còn do tà khí bên
ngoài nhiễu động [6].
Y học phương Đông đã sử dụng nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ
như những bài thuốc, khí công, dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt…
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và mục đích cuối cùng là đưa bệnh
nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Nhiều năm trở lại đây, châm cứu hiện đại đã ứng
dụng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt điều trị các bệnh mạn tính như:
hen phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm mũi dị ứng [7]. Hiện nay, cấy
chỉ đang được áp dụng ở nhiều nơi, thực hiện được trên nhiều mặt bệnh mang
lại hiệu quả tốt trong điều trị. Kỹ thuật này đã được khoa Y học dân tộc -–
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn áp dụng điều trị cho bệnh nhân với hiệu quả tốt,
tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách hệ thống trong điều trị mất ngủ. Vì
vậy tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả của phương pháp cấy chỉ catgut
vào huyệt kết hợp Rotunda trong điều trị mất ngủ không thực tổn” tại bệnh
viện Đa khoa Xanh Pôn với mục tiêu:
1.

Đánh giá hiệu quả của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt kết hợp

2.

Rotunda trong điều trị mất ngủ không thực tổn.
Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ
catgut vào huyệt kết hợp Rotunda trong điều trị mất ngủ không thực
tổn.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Quan niệm về mất ngủ không thực tổn theo y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm
Mất ngủ không thực tổn hay còn gọi là trạng thái mất ngủ mạn tính,
nguyên phát và được định nghĩa: đó là trạng thái không thoả mãn về số lượng,
chất lượng và thời gian ngủ, tồn tại trong một thời gian dài, được đặc trưng
bằng các điểm sau:
- Khó đi vào giấc ngủ: là than phiền thường gặp nhất, có hầu hết các
bệnh nhân.
- Khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm
- Mất ngủ có liên quan đến các stress đời sống, gặp nhiều hơn ở phụ nữ, ở
người lớn tuổi, tâm lý rối loạn và những người bất lợi về mặt kinh tế xã hội. Khi
đi ngủ bệnh nhân có cảm giác căng thẳng lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm.
- Mất ngủ nhiều lần, dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm về
hậu quả của nó, tạo thành một vòng luẩn quẩn có khuynh hướng kéo dài.
- Hậu quả ban ngày: cảm giác mệt mỏi, thiếu hụt giấc ngủ, ảnh hưởng
đến hoạt động xã hội và nghề nghiệp [8].
1.1.2. Bệnh nguyên và bệnh sinh cơ chế mất ngủ
1.1.2.1. Bệnh nguyên


4

- Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến của các rối loạn tâm thần khác
như: rối loạn cảm xúc, tâm căn, thực tổn và ăn uống, nghiện độc chất và tâm
thần phân liệt, của các rối loạn giấc ngủ khác như ác mộng [8].

- Do tâm lý: mất ngủ thường xảy ra sau một sang chấn tâm lý hoặc xảy
ra sau một loạt những sự kiện bất lợi trong cuộc sống.
- Có một số trường hợp bị mất ngủ mạn tính ngay từ khi còn nhỏ.
- Yếu tố gia đình, cũng như vai trò của nhân cách: chưa có tài liệu nào
khẳng định cụ thể.
- Các nguyên nhân thông thường: thay đổi công việc, rối loạn nhịp thức
ngủ, buồn rầu, suy nhược…
1.1.2.2. Bệnh sinh cơ chế mất ngủ
Ngày nay người ta thấy có hai hệ thống thần kinh chi phối chu kỳ thức
ngủ: một hệ thống phát ra giấc ngủ và quá trình ngủ và hệ thống kia là thời
gian ngủ trong 24 giờ (một ngày).
Brerino và cs (1975), Kales và cs (1984), Gaillar (1978 – 1990) đưa ra hai
giả thuyết về mất ngủ, sự cân bằng thức ngủ có thể bị rối loạn bởi hai lý do sau:
* Giả thuyết thứ nhất: mức độ hoạt động của hệ thống thần kinh trung
ương tăng lên một cách bất thường dẫn đến sự tăng lên toàn bộ, dai dẳng của
mức độ thức trong cân bằng thức ngủ. Hậu quả là:
- Ban ngày: tăng thức tỉnh thường xuyên, sự cảnh tỉnh xấu
- Ban đêm: giai đoạn 1 của giấc ngủ bị rút ngắn, giảm giai đoạn 2, đôi
khi cả giai đoạn 4 làm thức giấc tăng lên, chia cắt giấc ngủ ra.
* Giả thuyết thứ hai: rối loạn các chức năng của nhân vùng dưới đồi nơi
mà nó kiểm tra giấc ngủ, làm giảm nhu cầu với giấc ngủ và cũng dẫn đến hậu
quả: thức giấc tăng lên, chia cắt giấc ngủ ra [9], [10], [11].
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ không thực tổn


5

1.1.3.1. Theo tiêu chuẩn của ICD – 10
1. Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, hay chất
lượng giấc ngủ kém.

2. Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất là ba lần trong một tuần trong ít
nhất là một tháng.
3. Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó
khăn trong hoạt động chức năng lúc ban ngày.
4. Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần
kinh hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi, hoặc do dùng thuốc.
1.1.3.2. Lâm sàng
* Các triệu chứng về giấc ngủ
- Thời lượng giấc ngủ giảm: tất cả các bệnh nhân đều giảm số lượng
thời gian mất ngủ, chỉ ngủ được 3 – 4 giờ/ 24 giờ, thậm chí có bệnh nhân
thức trắng đêm.
- Khó đi vào giấc ngủ: đây là than phiền hay gặp đầu tiên. Bệnh nhân
không thấy có cảm giác buồn ngủ, trằn trọc, căng thẳng lo âu, thường mất từ
hơn 30 phút đến 1h30 phút mới đi vào giấc ngủ.
- Hay tỉnh giấc vào ban đêm: giấc ngủ của bệnh nhân bị chia cắt ra, giấc
ngủ chập chờn, không ngon giấc, thường tỉnh giấc và khi đã tỉnh giấc thì rất
khó ngủ lại.
- Hiệu quả của giấc ngủ được tính theo công thức sau:
Số giờ ngủ/ số giờ nằm trên giường x 100%
Ở người bình thường hiệu quả giấc ngủ từ 85% trở lên, còn người mất
ngủ hiệu quả giảm đi nhiều tuỳ theo mức độ giấc ngủ, nếu nặng có thể giảm
xuống dưới 65%.
- Thức giấc sớm: đa số bệnh nhân phàn nàn là ngủ ít quá, tỉnh dậy sớm.
Các bệnh nhân thường có thói quen nằm lại trên giường để xem có ngủ lại


6

được không, vì vậy nhiều khi họ rời khỏi giường rất muộn so với lúc họ chưa
bị mất ngủ.

- Chất lượng giấc ngủ: có sự khác biệt lớn giữa người ngủ tốt và người
mất ngủ. Người ngủ tốt sau một đêm thấy cơ thể thoải mái, mọi mệt nhọc
biến mất, vẻ mặt tươi tỉnh. Người mất ngủ sau một đêm không đem lại sức
lực và sự tươi tỉnh, một giấc ngủ chập chờn đôi khi khó xác định được là có
ngủ hay không ngủ. Diện mạo vẻ mặt mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, dáng vẻ
chậm chạp, hay ngáp vặt.
* Các triệu chứng liên quan tới chức năng ban ngày
Trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày: là hậu quả của trạng
thái thiếu hụt giấc ngủ. Bệnh nhân mô tả thấy suy yếu, thụ động, ít quan tâm
đến công việc luôn luôn suy nghĩ tập trung vào sức khoẻ và giấc ngủ của họ.
Khó hoàn tất công việc trong ngày, kém thoải mái về cơ thể và giảm hứng thú
trong công việc tiếp xúc với gia đình và bạn bè.
* Các rối loạn tâm thần kèm theo:
Các triệu chứng tâm thần thứ phát sau mất ngủ: khó tập trung chú ý, hay
quên, trạng thái trầm cảm, lo âu, dễ ức chế cảm xúc, cáu gắt, bực tức.
1.1.3.3. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ
* Test tâm lý:
- Test Beck: thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory)
Viện sức khoẻ tâm thần đã chuẩn hoá và hiện nay test Beck là công cụ
được dùng để hổ trợ chẩn đoán rối loạn cảm xúc trầm cảm [12], [13].
- Test Zung (1974): thang đánh giá lo âu Zung (Self rating Anxiety Scale)
Cả 2 test này được Tổ chức y tế thế giới thừa nhận là các test hỗ trợ lâm
sàng chẩn đoán lo âu và trầm cảm.


7

- PSQI: thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (Sleep Quality
Index) của Daniel J. Buysse và cs năm 1998, nhằm đánh giá các chỉ số về chất
lượng giấc ngủ.

Năm 2001, ở Việt Nam PSQI đã được chuẩn hóa. Các tác giả đã nhận
thấy thang đo này có giá trị sử dụng đáng tin cậy trong lâm sàng để đánh giá
mức độ mất ngủ và có thể dùng nó để theo dõi tiến triển mất ngủ [14], [15].
* Điện não đồ: điện thế pha chậm của giấc ngủ có sự tăng chậm và tới
mức thấp hơn trong các bảng delta và theta.
1.1.4. Các phương pháp điều trị mất ngủ không thực tổn
1.1.4.1. Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp kiểm soát tác nhân kích thích: sau nhiều đêm mất ngủ, môi
trường giường ngủ và phòng ngủ trở thành tác nhân gây lo âu và căng thẳng.
Liệu pháp kiểm soát tác nhân kích thích cố gắng điều chỉnh mối liên quan
không tốt này bằng cách thuyết phục bệnh nhân ra khỏi giường và tiến hành
các hoạt động bên ngoài phòng ngủ khi bệnh nhân không ngủ được, và quay
lại giường sau khi cảm thấy buốn ngủ. Mục đích là tái lập lại mối liên hệ
không gian trong phòng ngủ và giấc ngủ.
- Liệu pháp thư giãn: nhằm giảm tối thiểu thức giấc và lo lắng bằng sử
dụng một số kỹ thuật chuyên dụng.
- Liệu pháp nhận thức: cố gắng vượt qua những suy nghĩ và niềm tin về
khó khăn với giấc ngủ. Liệu pháp này cũng nhằm vượt qua những suy nghĩ bi
quan như quá thổi phồng về hậu quả của mất ngủ.
- Giáo dục vệ sinh giấc ngủ: chú trọng vào các tác nhân môi trường như
tiếng ồn trong phòng ngủ, tránh những tín hiệu bên ngoài như đồng hồ, tránh
uống caffeine vào buổi chiều, tránh dùng rượu để gây ngủ, cần tiến hành hoạt
động thư giãn trước khi đi ngủ [16].


8

1.1.4.2. Liệu pháp hóa dược
Liệu pháp hóa dược thường có tác dụng nhanh hơn liệu pháp tâm lý.
Tuy nhiên, lợi ích của nó chỉ được ghi nhận trong thời gian điều trị tích cực.

Sau một thời gian sử dụng ngắn, liệu pháp hóa dược cần phải dừng lại.
Khi điều trị cần chú ý:
-

Các thuốc có thời gian bán hủy ngắn, tác dụng nhanh (Triazolam, Zolpidem,
Lopxazolam…): tạo giấc ngủ nhanh sâu, cảm giác thoải mái khi ngủ dậy.
Nhưng gây hiện tượng tăng triệu chứng mất ngủ và có thể dẫn đến những pha

-

mất nhớ nếu dùng thường xuyên.
Các thuốc có thời gian bán hủy vừa và chậm (Oxazepam, Flurazepam,
Diazepame…): có tác dụng ổn định và ít làm tăng sự mất ngủ. Nhược điểm:
Rất dễ bị lạm dụng và có thể tích luỹ ở người nhiều tuổi dẫn đến nhận thức

-

chậm chạp, thất điều, ngã.
Các thuốc giải lo âu Benzodiazepine khi sử dụng nên khởi đầu bằng liều thấp
và chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn, không nên sử dụng kéo dài vì dễ gây lệ

-

thuộc thuốc.
Có thể sử dụng kết hợp các thuốc gây ngủ, thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm
cảm trong điều trị mất ngủ, vì mất ngủ liên quan mật thiết với lo âu và trầm
cảm [1], [17].
1.2. Quan niệm về mất ngủ theo y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Mất ngủ thuộc phạm vi chứng thất miên, chỉ triệu chứng rối loạn giấc ngủ,

nhẹ thì bệnh nhân khó vào giấc ngủ, ngủ nhưng dễ tỉnh giấc, sau khi tỉnh thì
không ngủ lại được hoặc ngủ không sâu giấc, trường hợp nặng có thể cả đêm
không ngủ được [18].
1.2.2. Nguyên nhân và các thể bệnh


9

1.2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây ra thất miên. Nạn kinh cho rằng thất miên ở
người cao tuổi là do: “Khí huyết suy, cơ nhục bất hoạt, vinh vệ chi đạo sáp.”
Đến tác giả Sào Nguyên Phương trong quyển Chư bệnh nguyên hầu luận cho
rằng: “Đại bệnh hậu, tạng phủ thượng hư, vinh vệ bất hòa, …. âm khí hư, vệ
khí độc hành vu dương, bất nhập vi âm, cố bất đắc miên (sau khi bị bệnh
nặng, tạng phủ hư, dinh vệ không điều hòa, âm hư, vệ dương không vào được
âm gây ra mất ngủ). Sách Cảnh nhạc toàn thư có viết: “Gây ra thất miên có
thể có nhiều nguyên nhân, nhưng chỉ cần nắm rõ hai chữ chính tà. Giấc ngủ
vốn thuộc âm, do thần làm chủ, thần yên thì ngủ được, thần không yên thì
không ngủ được.”
Cơ chế gây bệnh chủ yếu của chứng thất miên là “tâm thần thất dưỡng”
(tâm chủ thần minh, khí huyết hư không nuôi dưỡng được tạng tâm, gây ra
chứng mất ngủ) và “tâm thần bất an” (do tà khí nhiễu loạn tâm thần gây ra
mất ngủ) [19].
1.2.2.2. Các thể bệnh
Chứng thất miên được chia thành các thể: Tâm tỳ lưỡng hư, Âm hư hỏa
vượng, Tâm đởm khí hư, Đàm nhiệt, Can uất hóa hỏa [19].
-

Thể Tâm tỳ lưỡng hư
Mất ngủ, ngủ hay mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, tâm quý, hay quên, có thể kèm

theo hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, chân tay rã rời, ăn uống không ngon
miệng, hoặc đầy bụng chán ăn, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu trắng
mỏng hoặc dày nhờn, mạch tế nhược.
Pháp điều trị: Dưỡng tâm kiện tỳ.
Phương: Bài Quy tỳ thang gia giảm.

-

Thể Tâm đởm khí hư


10

Mất ngủ, khi ngủ dễ tỉnh giấc, hay sợ hãi, dễ bị giật mình, tâm quý, khí
đoản, người mệt mỏi nhưng khó ngủ, người gầy, sắc mặt nhợt; hoặc mất ngủ
tâm quý, hoa mắt chóng mặt, miệng họng khô khát, chất lưỡi nhợt, rêu trắng
mỏng hoặc chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế hoặc huyền nhược.
Pháp điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định chí.
Phương: Bài An thần định chí hoàn gia giảm.
-

Thể Đàm nhiệt
Mất ngủ, nặng đầu, tức ngực tâm phiền, có thể kèm buồn nôn, nôn, ợ
hơi, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt hoặc đại tiện táo, cả đêm mất ngủ, chất
lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm, hòa trung an thần.
Phương: Bài Ôn đản thang gia Hoàng liên, Qua lâu.

-


Thể Can uất hóa hỏa
Mất ngủ, tính tình dễ cáu gắt, tức ngực, đau tức vùng mạng sườn, miệng
khát thích uống nước, đắng miệng, mắt đỏ, nước tiểu vàng hoặc bệnh nhân
đau đầu dữ dội, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch
huyền sác hoặc huyền hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh can tả nhiệt, an thần.
Phương: Bài Long đởm tả can thang gia giảm.

-

Trong phạm vi đề tài này xin đề cập đến thể Âm hư hỏa vượng.
Tâm ở trên thuộc hỏa, thuộc dương; Thận ở dưới thuộc thủy, thuộc âm. Hai
tạng giao nhau để giữ được thế quân bình gọi là “tâm thận tương giao” [20].
Thận âm hư, tâm thận bất giao, âm hư sinh nội nhiệt làm nhiễu động
thần minh nên tâm phiền, mất ngủ, tâm quý, bồn chồn, đánh trống ngực, hay
quên. Thận âm hư không nuôi dưỡng được não tủy nên bệnh nhân chóng mặt,
ù tai, mộng tinh. Lưng là phủ của thận, thận âm hư bệnh nhân thường nhức


11

mỏi lưng. Miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có
rêu, mạch tế sác là triệu chứng của âm hư hỏa vượng.
Triệu chứng: Mất ngủ, tâm phiền, chóng mặt, ù tai, hay quên, nhức mỏi
lưng, con trai bị mộng tinh, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít
rêu hoặc không có rêu, mạch tế sác.
Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần
1.2.3. Tình hình nghiên cứu điều trị mất ngủ bằng phương pháp YHCT
trong nước và trên thế giới
Đoàn Văn Minh (2009) tiến hành điện châm nhóm huyệt Nội quan, Thần

môn, Tam âm giao trên bệnh nhân MNKTT ở 2 nhóm nghiên cứu, nhóm I (thể
tâm tỳ hư), nhóm II (thể tâm thận bất giao), đưa ra kết luận: thời lượng giấc
ngủ tăng lên rõ rệt sau điều trị (p < 0,001). Không còn bệnh nhân có triệu
chứng thức giấc sớm. Chất lượng giấc ngủ theo đánh giá chủ quan có tiến
triển tốt sau điều trị [21].
Nguyễn Thị Minh Thu và Phạm Bá Tuyển (2015) đánh giá tác dụng cảu bài
thuốc AT1 trong điều trị MNKTT thấy 92% bệnh nhân có kết quả điều trị tốt [22].
Vũ Thị Châu Loan (2016) điều trị mất ngủ không thực tổn cho 66 bệnh
nhân ở Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái bằng phép thư giãn YHCT
theo bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng kết hợp bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan
cho thấy kết quả chung ở nhóm nghiên cứu đạt 87,9% tốt và 12,1% khá [23].
Xuan (2007) đã so sánh giữa châm cứu và sử dụng thuốc Estazolam ở
bệnh nhân mất ngủ cho thấy: Estazolam tốt hơn điều trị châm cứu trong việc
kéo dài thời gian ngủ và điều trị châm cứu tốt hơn trong việc cải thiện tình
trạng ban ngày với p < 0,05 [24].
Yao HF và cs (2012) đã tiến hành đánh giá hiệu quả của châm cứu và
cấy chỉ cho bệnh nhân mất ngủ. Kết quả cho thấy cả hai phương pháp đều làm


12

giảm hiệu quả thời gian vào giấc và có tác dụng kéo dài giấc ngủ. Hiệu quả
điều trị bằng phương pháp cấy chỉ tương đối tốt hơn [25].
1.2.4. Phương pháp cấy chỉ
1.2.4.1. Khái niệm
Cấy chỉ thường gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ có
nghĩa là đưa chỉ tự tiêu vào huyệt của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích
lâu dài qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu. Cấy chỉ là một
phương pháp châm cứu đặc biệt, một bước tiến của châm cứu hết hợp với y
học hiện đại [26].

1.2.4.2. Cơ chế của cấy chỉ
- Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một
Protein tự tiêu trong vòng 20 – 25 ngày, khi đưa vào cơ thể (mỗi lần cấy cách
nhau 15 – 20 ngày), như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng
thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch vì vậy mà
không xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
- Chỉ catgut là một protein trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa – sinh tại
chỗ làm tăng tái tạo protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.
- Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra
một kích thích cơ học như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như cơ chế tác
dụng của châm cứu. Tuy nhiên cách giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu
hiện nay chưa thống nhất, cách giải thích được nhiều người công nhận nhất là
giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh – nội tiết thể dịch (YHHĐ) và học thuyết kinh lạc (YHCT).
+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh – nội tiết thể dịch.


13

Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới. Dựa vào hiện
tượng chiếm ưu thế vỏ não của Utomski thì khi kích thích được đầy đủ sẽ tiến
tới làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.
+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT: khi có bệnh tức
là mất cân bằng Âm - Dương, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc.
Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm – Dương và điều hòa cơ năng hoạt động
của hệ kinh lạc [27].
1.2.4.3. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu,
ra viện chờ liệu trình điều trị tiếp theo
+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu

thường xuyên.
Chống chỉ định
+ Người bệnh đang sốt cao.
+ Tăng huyết áp kịch phát
+ Phụ nữ có thai
+ Những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu
+ Những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.
1.2.4.4.Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh bằng phương pháp cấy chỉ trong
và ngoài nước
Đỗ Thị Nhung và cs (2018) đã đánh giá tác dụng của cấy chỉ trong điều trị
rối loạn chuyển hóa Lipid máu thể đàm thấp. Tác giả nhận thấy độ chênh lệch về
Triglycerid trước và sau điều trị giảm 1,0 ± 0,7 tương đương 16,4%, LDL-C
trước và sau điều trị giảm 0,9 ± 0,6 tương đương 20,04% [28].


14

Năm 2016, Feng Y đã nghiên cứu tác dụng của cấy chỉ trên bệnh nhân
đau nửa đầu thấy điểm VAS và triệu chứng lâm sàng cải thiện hơn so với điện
châm với p < 0,05 [29].
Năm 2017, Deng S và cs đã tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị lâm sàng
của cấy chỉ catgut đối với bệnh nhân rò hậu môn ở giai đoạn I và II. Tác giả
đưa ra kết luận cấy chỉ catgut có tác dụng giảm đau nhanh, hiệu quả, khả năng
tái phát trong 3 tháng thấp hơn và giá thành điều trị rẻ hơn so với dùng thuốc
YHHĐ [30].
Hiện nay phương pháp cấy chỉ đã không ngừng được cải tiến về phương
tiện và thao tác kỹ thuật trong quá trình phát triển và ứng dụng của nó.


15


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán là Mất ngủ không thực tổn theo YHHĐ và
Thất miên thể Âm hư hỏa vượng theo YHCT, đảm bảo tiêu chuẩn nghiên
cứu, có tuổi từ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại khoa Y học dân tộc Bệnh
viện đa khoa Xanh Pôn từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh nghiên cứu
2.1.1.1. Y học hiện đại
Theo tiêu chuẩn của ICD – 10 mục F51.0 :
-

Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, hay chất lượng
giấc ngủ kém.

-

Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất là ba lần trong một tuần trong ít nhất là
một tháng.

-

Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó khăn
trong hoạt động chức năng lúc ban ngày.

-

Không có nguyên nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần kinh
hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi, hoặc do dùng thuốc.

2.1.1.2. Y học cổ truyền
Người bệnh được chẩn đoán chứng thất miên thuộc thể âm hư hỏa vượng
trên lâm sàng gồm có các triệu chứng sau:



Vọng chẩn: chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu.



Văn chẩn: tiếng nói nhỏ, rõ, hơi thở không hôi.



Vấn chẩn: tâm phiền, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hay quên, nhức mỏi lưng,
con trai bị mộng tinh, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô khát nước.


16



Thiết chẩn: mạch tế sác.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả các người bệnh đều được sàng lọc bằng kỹ năng lâm sàng, cận
lâm sàng và các test tâm lý.



Lo âu bệnh lý: test Zung > 50 điểm (Phụ lục 3).




Trầm cảm bệnh lý: test Beck > 19 điểm (Phụ lục 4).



Mất ngủ liên quan đến bệnh thực thể tại não.



Mất ngủ liên quan đến bệnh thực thể ngoài não.



Mất ngủ liên quan đến bệnh loạn thần: tâm thần phân liệt, trầm cảm loạn thần,
hưng cảm loạn thần.



Người bệnh có kèm các bệnh lý cơ thể như: tăng huyết áp từ độ 2 trở lên, suy
thận nặng, suy gan, suy tim nặng.



Phụ nữ có thai.



Người bệnh đang điều trị các bệnh truyền nhiễm, lao, ung thư, lạm dụng chất

gây nghiện.
2.2. Chất liệu nghiên cứu
2.2.1. Thuốc nghiên cứu
- Tên

thuốc: Rotunda 30mg

- Hãng

sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW2

- Dạng

bào chế: Viên nén. Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén

- Thành

phần: Rotundin

- Hàm

lượng: 30mg

- Liệu

trình trong nghiên cứu: Ngày uống 02 viên lúc 21 giờ trước khi đi

ngủ trong 21 ngày.



17

2.2.2. Công thức huyệt điều trị
Theo phác đồ của Bộ Y tế gia huyệt An miên 2, gồm có: Nội quan, Thần
môn, Tam âm giao, Bách hội, An miên 2, Thận du. (Phụ lục 1).

2.2.3. Dụng cụ
2.2.3.1. Cấy chỉ
- Kim cấy chỉ chuyên dụng
- Chỉ catgut Chromic số 4.0 của Đức
- Pince, kẹp có mấu, kéo cắt chỉ, đĩa petri
- Khay men, bông, băng dính
2.2.3.2. Điện châm
- Kim châm cứu vô khuẩn dùng một lần
- Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 70 độ
- Máy điện châm hai tần số bổ tả
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, can
thiệp so sánh trước – sau có đối chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức
Trong đó:


18

n1: cỡ mẫu nhóm chứng
n2: cỡ mẫu nhóm nghiên cứu

α là xác suất xảy ra sai lầm loại I, α = 0,05
β là xác suất xảy ra sai lầm loại II, β = 0,1
với P1 = 55,5% và P2 = 25,5% tương ứng là tỷ lệ người bệnh nhóm II và
tỷ lệ người bệnh nhóm I đạt kết quả điều trị tốt trong nghiên cứu tại Bệnh viện
YHCT Trung Ương.
Kết quả thu được n = n1 = n2 = 33
Như vậy: 66 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được ghép cặp tương
đồng về tuổi, giới và thời gian mắc bệnh được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: gồm 33 người bệnh được điều trị bằng cấy chỉ 1 lần

tại D0 kết hợp uống Rotunda ngày 02 viên lúc 21 giờ trong 21 ngày.
- Nhóm chứng: gồm 33 người bệnh được điều trị bằng điện châm kết hợp

uống Rotunda ngày 02 viên lúc 21 giờ trong 21 ngày.
2.3.3. Quy trình nghiên cứu
2.3.3.1. Chọn bệnh nhân
- Các bệnh nhân mất ngủ vào viện được thăm khám lâm sàng toàn diện theo
YHHĐ và thăm khám theo phương pháp YHCT để lựa chọn thể bệnh. Thông qua
thăm khám loại trừ những đối tượng không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Ghi kết quả test PSQI được đánh giá trước và sau quá trình điều trị và
hiệu quả điều trị.
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu được ghi chép nhất quán theo mẫu
bệnh án.
- Chọn các bệnh nhân thoả mãn các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu
(66 bệnh nhân).
2.3.3.2. Quy trình điều trị


19


- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa bình thường.
- Chuẩn bị dụng cụ: các dụng cụ theo mục 2.2.3.
- Tiến hành
* Cấy chỉ:
+ Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.
+ Cắt chỉ Catgut thành từng đoạn khoảng 1cm. Luồn chỉ vào nòng kim.
+ Xác định chính xác huyệt định cấy chỉ. Sát trùng vùng huyệt
+ Châm kim nhanh qua da và đẩy từ từ tới huyệt.
+ Đẩy nòng kim để chỉ nằm vào huyệt, đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa
cấy chỉ, ấn tay lên rồi rút kim ra, dán băng dính lên để giữ gạc.
+ Liệu trình: cấy chỉ 01 lần tại thời điểm D0.
* Điện châm:
+ Bước 1:
. Xác định và sát trùng da vùng huyệt
. Chọn kim có độ dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng định châm.
+ Bước 2: châm kim vào huyệt theo các thì sau:
. Thì 1: tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt;
tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
. Thì 2: đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt“Đắc
khí” (người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt
vừa châm kim, người thực hiện cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).
+ Bước 3: kích thích huyệt bằng máy điện châm. Nối cặp dây của máy
điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ - tả của máy điện châm:
. Tần số (đặt tần số cố định): tần số tả từ 5 – 10 Hz, tần số bổ từ 1 – 3 Hz.
. Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 – 150 microAmpe (tuỳ theo mức
chịu đựng của người bệnh).
+ Bước 4: rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.


20


+ Liệu trình châm ngày 1 lần, thời gian 25 – 30 phút/lần trong 21 ngày.
2.3.3.3. Theo dõi sau điều trị
- Bệnh nhân được theo dõi trong quá trình điều trị để phát hiện các bất
thường. Các bất thường sẽ được bác sĩ thăm khám đánh giá về mức độ và xử
trí. Có thể xem xét ngừng điều trị nếu các tác dụng không mong muốn làm
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, bệnh nhân khó chịu nhiều và từ
chối tiếp tục tham gia vào nghiên cứu.
- Các bệnh nhân được đánh giá vào 2 thời điểm: trước điều trị (D0) và
sau điều trị 21 ngày (D21).
2.3.4. Các chỉ số theo dõi
2.3.4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh.
2.3.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Các triệu chứng về giấc ngủ được đánh giá tại thời điểm D0 -D21
- Chất lượng giấc ngủ chủ quan của người bệnh
- Thời lượng giấc ngủ mỗi đêm của bệnh nhân (giờ/ đêm).
- Hiệu quả thói quen đi ngủ = (số giờ ngủ/ số giờ nằm trên giường) x 100%.
- Tần suất mất ngủ: số đêm mất ngủ trong một tuần (lần/ tuần).
- Thời gian vào giấc ngủ (phút)
- Tần suất thức giấc sớm (lần/ tuần).
- Các triệu chứng cơ thể kèm theo: Mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, lo
lắng không ngủ được, hay quên, hoa mắt chóng mặt.
- Tình trạng buổi sáng của người bệnh.
* Điểm đánh giá chung mức độ rối loạn giấc ngủ Test PSQI:
Test PSQI của Daniel J.Buysse và cs, 1998, nhằm đánh giá các chỉ số về
chất lượng giấc ngủ. Test PSQI là một công cụ đơn giản hiệu quả, có 9 câu
hỏi bao gồm 7 yếu tố của giấc ngủ.



21

- Yếu tố 1: Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân.
- Yếu tố 2: Giai đoạn đi vào giấc ngủ
- Yếu tố 3: Thời lượng giấc ngủ
- Yếu tố 4: Hiệu quả của thói quen đi ngủ
- Yếu tố 5: Các rối loạn trong giấc ngủ
- Yếu tố 6: Sự sử dụng thuốc ngủ
- Yếu tố 7: Rối loạn trong ngày
* Các chỉ tiêu theo YHCT tại thời điểm D0 – D21:
Sắc mặt, sắc lưỡi, đại tiện, tiểu đêm.
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
* Đánh giá mức độ mất ngủ tại thời điểm D0 – D21 theo thang
điểm Pittsburg (PSQI)
Với mỗi yếu tố trong thang điểm có các mức độ được cho điểm như sau:
Không có rối loạn: 0 điểm
Rối loạn nhẹ:

1 điểm

Rối loạn vừa:

2 điểm

Rối loạn nặng:

3 điểm

Tổng điểm PSQI gồm điểm của 7 yếu tố. Mức độ mất ngủ được chia
thành 4 thang điểm đánh giá:

Tốt:

0 điểm

Khá:

1 – 7 điểm

Trung bình:

8 – 14 điểm

Kém:

15 – 21 điểm

So sánh điểm PSQI trung bình, mức độ về rối loạn giấc ngủ theo PSQI
tại thời điểm D0 – D21 ở mỗi nhóm và so sánh giữa 2 nhóm.
*Đánh giá bệnh nhân theo YHCT
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá bệnh nhân theo YHCT
Triệu chứng

Đánh giá


22

- Đỏ: 3 điểm

Sắc mặt


- Hồng khô: 2 điểm
- Hồng nhuận: 1 điểm
- Đỏ giáng: 3 điểm

Sắc lưỡi

- Hồng khô: 2 điểm
- Hồng nhuận: 1 điểm
- Táo kết >3 ngày/lần: 3 điểm

Đại tiện

- Táo 2 – 3 ngày/ lần: 2 điểm
- Ngày 1 lần : 1 điểm
- > 3 lần: 3 điểm

Tiểu đêm

- 2 – 3 lần: 2 điểm
- ≤ 1 lần: 1 điểm

Đánh giá mức độ cải thiện của bệnh nhân chia làm 4 mức độ:
Tốt:

4 điểm

Khá:

5 – 7 điểm


Trung bình: 8 – 10 điểm
Kém:

10 – 12 điểm

2.3.6. Xử lý số liệu
- Số liệu nghiên cứu được phân tích xử lý trên phần mềm Stata 13.
- Thuật toán sử dụng so sánh kết quả:
+ So sánh χ2: so sánh giữa các tỷ lệ.
+ T-Test Student: so sánh 2 giá trị trung bình.
2.4. Sai số và hạn chế sai số


Hạn chế



Phương pháp chọn mẫu thuận tiện không đảm bảo tính đại diện



Thời gian nghiên cứu kéo dài, đối tượng dễ từ bỏ nghiên cứu hoặc không tuân
thủ đầy đủ liệu trình điều trị



Cách khắc phục



23



Trình bày và giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về quá trình điều trị và
nghiên cứu, chỉ tiến hành nghiên cứu khi đối tượng đồng ý và cam kết tham
gia đầy đủ.
2.5. Đạo đức nghiên cứu



Đề cương nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học bệnh viện Xanh
Pôn chấp thuận.
Người bệnh mất ngủ vao điêu tri tại Bệnh viện đk Xanh Pôn



Với người bệnh: trước khi tiến hành nghiên cứu trên người bệnh chúng tôi
thông báo rõ mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành khi có sự đồng
Test tâm
lý
thuận của người
bệnh.



Kham lâm sang
(YHHĐ, YHCT)

(test Beck, test Zung)


Trong quá trình nghiên cứu người bệnh không đỡ, nặng lên sẽ được ngừng
điều trị để chuyển sang phương pháp điều trị khác phù hợp.



Mục đích của nghiên cứu này là nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trị
Chẩn đoan Mất ngủ không thực tổn
(n=66)
cũng như chăm sóc sức khỏe cho người
dân.

Nhóm nghiên cứu
(n=33)
- Cấy chỉ
- Uống Rotunda

Thời điểm D0:
Chỉ tiêu lâm sang
Test PSQI

Nhóm chứng
(n=33)
- Điện châm
- Uống Rotunda

Nhóm nghiên cứu
(n=33)

Thời điểm D21:

Chỉ tiêu lâm sang
Test PSQI

Nhóm chứng
(n=33)

Đanh gia hiêu qua điêu tri va so sanh giưa hai nhom

n
Hình 2.1: Sơ đồKêt
quyluâtrình
nghiên cứu


24

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi
Nhóm

Nhóm chứng

Tuổi
18 – 49
50 – 59
60 – 69
> 70
Tổng

Tuổi TB
(

X ± SD

Nhóm nghiên cứu

Tổng

n

%

n

%

n

%

3
4
14
12
33

9,09
12,12
42,42

36,37
100

3
3
15
12
33

9,09
9,09
45,45
36,37
100

6
7
29
24
66

9,09
10,61
43,93
36,37
100

p

> 0,05

> 0,05

63,48 ± 11,99

65,24 ± 9,84

64,36 ± 10,92

)
Min = 27 tuổi; max = 81 tuổi

Nhận xét:
Phân bố tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm chứng và nhóm nghiên
cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.


25

Tuổi trung bình của nghiên cứu là 64,36 ± 10,92, bệnh nhân thấp nhất là
27 tuổi, cao tuổi nhất là 81 tuổi.


×