Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM CHỨC NĂNG THỊ GIÁC của BỆNH NHÂN đục THỦY TINH THỂ đến KHÁM tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội sử DỤNG bộ CÔNG cụ VF 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.03 KB, 44 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGễ TH XUN THAO

ĐáNH GIá SUY GIảM CHứC NĂNG THị GIáC
CủA BệNH NHÂN ĐụC THủY TINH THể ĐếN
KHáM
TạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI
Sử DụNG Bộ CÔNG Cụ VF-14
Chuyờn ngnh : iu dng
Mó s

: 60720501

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Nguyn Th Lan Anh

H NI 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

TTT



: Thủy tinh thể

ĐTTT

: Đục thủy tinh thể

VF-14

: Visual function index 14

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Khái niệm, triệu trứng bệnh đục thủy tinh thể............................................................3
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................................3
1.1.2. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh ĐTTT............................................................3
1.1.3. Phân loại bệnh ĐTTT...........................................................................................3
1.1.4. Các phương pháp điều trị ĐTTT..........................................................................4
1.2. Tình hình mắc bệnh đục thủy tinh thể trên thế giới và Việt Nam...............................4
1.3. Suy giảm chức năng thị giác của người bị ĐTTT.......................................................5
1.3.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................5
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về suy giảm thị lực do ĐTTT sử dụng VF14 trên thế giới6
1.4. Một số đặc điểm của Khoa Mắt Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội..................................7

1.5. Một số yếu nguy cơ dẫn đến ĐTTT............................................................................7
1.5.1. Tuổi.......................................................................................................................9
1.5.2. Giới tính................................................................................................................9
1.5.3. Tình trạng kinh tế xã hội và một số tác nhân khác...............................................9
1.5.4. Thu nhập trung bình trên tháng............................................................................9
1.5.5. Các bệnh lý toàn thân và tại mắt:.......................................................................10
1.6. Một số yếu tố liên quan đến suy giảm chức năng thị giác........................................10
1.6.1. Mức độ đục TTT................................................................................................10

theo nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ rằng, mức độ đục thủy tinh thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng khác nhau đến chức năng thị giác............................10
Vị trí đục thủy tinh thể có vai trò quyết định đến mức độ ảnh hưởng khác
nhau đến chức năng thị giác.........................................................................11
Đục vỏ.............................................................................................................11
Đục nhân.........................................................................................................11
Đục bao sau....................................................................................................11
{Chua, 2004 #32}............................................................................................11
Ngoài ra mức độ suy giảm chức năng thị giác còn phụ thuộc vào độ của
đục TTT như..................................................................................................11
1.6.2. Mức độ suy giảm thị lực.....................................................................................11

Mức độ thị lực ảnh hướng lớn đến mức độ suy giảm chức năng thị giác.11


Theo WHO khuyến cáo có đến 80% vấn đề suy giảm thị lực là không thể
phòng ngừa được. Những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực
trên toàn cầu là tật khúc xạ chiếm đến 43%, đục TTT đến 33%, bệnh
Glocom chiếm đến 2%. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây phổ biến
nhất suy giảm thị lực.....................................................................................11
Thị lực hiện tại có thể chia làm ba mức độ.................................................11

CHƯƠNG 2....................................................................................................13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................13
2.1. Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................13
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................13
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................13
2.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu.................................................................................................15
2.4. Công cụ và quá trình thu thập số liệu........................................................................16
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu.....................................................................................16
2.4.2. Nội dung bộ câu hỏi gồm 04 phần (Bảng phụ lục)............................................16
2.5. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................17
2.6. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................................18
2.7. Các tính và cho điểm bộ câu hỏi VF-14 [18-23].......................................................19
2.8. Các sai số có thể gặp và biện pháp không chế sai số:...............................................20
2.9. Đạo đức nghiên cứu..................................................................................................20

CHƯƠNG 3....................................................................................................22
DỰ KIẾN KẾT QUẢ....................................................................................22
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...............................................................22
3.2. Điểm trung bình của VF-14 với trình độ học vấn của BN........................................25
3.3. Điểm trung bình của VF-14 với phân loại TTT theo................................................25
3.4. Mức độ ảnh hưởng đến suy giảm chức năng sinh hoạt giữa thị lực, độ chín TTT, tuổi
với điềm VF-14........................................................................................................26

CHƯƠNG 4....................................................................................................27
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................27
4.1. Mức độ suy giảm chức năng thị giác do đục thủy tinh thể.......................................27
4.2. Các yếu tố liên quan đến suy giảm chức năng sinh hoạt do ĐTTT...........................27


DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................28
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................29


PHỤ LỤC.......................................................................................................31


DANH MỤC BẢNG
1.1. Khái niệm, triệu trứng bệnh đục thủy tinh thể............................................................3
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................................3
1.1.2. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh ĐTTT............................................................3
1.1.3. Phân loại bệnh ĐTTT...........................................................................................3
1.1.4. Các phương pháp điều trị ĐTTT..........................................................................4
1.2. Tình hình mắc bệnh đục thủy tinh thể trên thế giới và Việt Nam...............................4
1.3. Suy giảm chức năng thị giác của người bị ĐTTT.......................................................5
1.3.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................................5
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về suy giảm thị lực do ĐTTT sử dụng VF14 trên thế giới6
Các nghiên cứu trên thế giới: một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tình trạng suy
giảm chức năng do ĐTTT rất cao chiếm đến 48.8% trong số bệnh nhân mù trong
nghiên cứu. Theo WHO có khoảng 51% nguyên nhân gây mù do ĐTTT, trong đó có
33% người suy giảm chức năng do ĐTTT.....................................................................6
1.4. Một số đặc điểm của Khoa Mắt Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội..................................7
1.5. Một số yếu nguy cơ dẫn đến ĐTTT............................................................................7
1.5.1. Tuổi.......................................................................................................................9
1.5.2. Giới tính................................................................................................................9
1.5.3. Tình trạng kinh tế xã hội và một số tác nhân khác...............................................9
1.5.4. Thu nhập trung bình trên tháng............................................................................9
1.5.5. Các bệnh lý toàn thân và tại mắt:.......................................................................10
1.6. Một số yếu tố liên quan đến suy giảm chức năng thị giác........................................10

1.6.1. Mức độ đục TTT................................................................................................10
1.6.2. Mức độ suy giảm thị lực.....................................................................................11
2.1. Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................13
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................13
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................13
2.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu.................................................................................................15
Với cõ mẫu nghiên cứu là 33% BN bị suy giảm chức năng thị giác do ĐTTT...........16
2.4. Công cụ và quá trình thu thập số liệu........................................................................16
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu.....................................................................................16
2.4.2. Nội dung bộ câu hỏi gồm 04 phần (Bảng phụ lục)............................................16
2.5. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................17
2.6. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................................18
2.7. Các tính và cho điểm bộ câu hỏi VF-14 [18-23].......................................................19
2.8. Các sai số có thể gặp và biện pháp không chế sai số:...............................................20
2.9. Đạo đức nghiên cứu..................................................................................................20
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...............................................................22

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................22
Bảng 3.2. Một số thông tin liên quan đến thị lực và mức độ suy giảm TL:
.........................................................................................................................23
Bảng 3.3. Một số thông tin liên quan đến phân loại ĐTTT.......................23


Bảng 3.4. Điểm trung bình mức độ suy giảm chức năng do ĐTTT của BN
.........................................................................................................................24
3.2. Điểm trung bình của VF-14 với trình độ học vấn của BN........................................25

Bảng 3.5. Mối liên hệ giữa điểm VF-14 với trình độ học vấn của BN......25

3.3. Điểm trung bình của VF-14 với phân loại TTT theo................................................25

Bảng 3.6. Điểm trung bình của VF-14 với phân loại TTT theo.................25
3.4. Mức độ ảnh hưởng đến suy giảm chức năng sinh hoạt giữa thị lực, độ chín TTT, tuổi
với điềm VF-14........................................................................................................26

Bảng 3.7. Mức độ ảnh hưởng đến suy giảm chức năng sinh hoạt giữa thị
lực, độ chín TTT, tuổi với điềm VF-14........................................................26
4.1. Mức độ suy giảm chức năng thị giác do đục thủy tinh thể.......................................27
4.2. Các yếu tố liên quan đến suy giảm chức năng sinh hoạt do ĐTTT...........................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là tình trạng thủy tinh
thể (TTT) của mắt bị mờ, có thể hình dung như một tấm kính bám đầy bụi
mờ. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ngoài ra còn gặp ở những bệnh nhân
(BN) trẻ tuổi hoặc trẻ em do đục thủy tinh thể (ĐTTT) bẩm sinh, do chấn
thương mắt, do sử dụng thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến gây
mù lòa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tổn hại nhiều đến chức
năng sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của con người.
Trong các bệnh lý ở người cao tuổi (NCT), bệnh đục thể thuỷ tinh
(ĐTTT) là một bệnh rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây giảm thị lực và mù loà ở người cao tuổi (NCT). Bệnh ĐTTT tuy
không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với tiến bộ y học hiện đại, phương pháp phẫu
thuật điều trị ĐTTT đã trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều so với trước
đây. Vì vậy, ĐTTT được xếp vào nhóm bệnh gây mù loà có thể phòng tránh
được, bệnh ĐTTT có khả năng chữa khỏi, nếu phát hiện sớm[1]

Tại Việt Nam Theo thống kê báo cáo của Bộ Y tế (BYT) hàng năm
ĐTTT là bệnh gây mù cao, Ở Mỹ tỉ lệ đục TTT là 50% ở nhóm người từ 6570 tuổi, tăng dần tới 70% ở những người trên 75 tuổi. Ở Việt Nam, theo kết
quả điều tra quốc gia các bệnh lý mắt gầy mù ở người trên 50 tuổi chiếm
74%, số mắt bị ĐTTT với thị lực thấp < ĐNT@3m (thị lực của BN đếm được
ngón tay cách xa 3m – thị lực này được định nghĩa là mù) cần phẫu thuật là
9000.000 ca [2]. Bệnh nhân ĐTTT có với rất nhiều các dấu hiệu khó chịu
được mô tả khi đến khám bệnh như nhìn mờ, khó lái xe, khó đọc sách báo,


2

thường xuyên phải thay kính [3]. Để khảo sát tình trạng đục thủy tinh thể ảnh
hưởng đến suy giảm thị lực mức độ ra sao để đưa ra hướng tư vấn hợp lý, hỗ
trợ bác sỹ giữa vấn đề thay thủy tinh thể hay trì hoãn phẫu thuật và hướng dẫn
BN sử dụng kính đổi màu hay hỗ trợ thị lực cho người bệnh. Chính vì vậy tôi
làm đề tài này để khảo sát chính xác thực trạng thủy tinh thể gây suy giảm
như thế nào đến thị lực, với tên đề tài như sau:
“Đánh giá suy giảm chức năng thị giác của bệnh nhân đục thủy tinh
thể đến khám tại Bệnh viện đại học y Hà Nội sử dụng bộ công cụ VF-14”
Với 02 mục tiêu cụ thể:
1.

Mô tả sự suy giảm chức năng thị giác của BN đục TTT

2.

Các yếu tố liên quan đến mức mức độ suy giảm chức năng thị giác do
đục TTT



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, triệu trứng bệnh đục thủy tinh thể
1.1.1. Khái niệm
Đục thể thuỷ tinh là tình trạng mờ đục của thể thuỷ tinh do các nguyên
nhân khác nhau gây ra. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà ở các
nước đang phát triển. Tuy nhiên nếu được phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân
tạo bệnh nhân vẫn có khả năng phục hồi được thị lực [4], [5].
1.1.2. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh ĐTTT
- Nhìn mờ như đám mây
- Nhìn vào ban đêm thấy khó khăn hơn
- Nhạy cảm với ánh sáng và ánh sáng chói
- Cần ánh sáng mạnh hơn để đọc sách
- Nhìn thấy nhiều quầng xung quanh đèn
- Thường xuyên phải thay đổi mắt kính
- Nhìn thấy màu phai hoặc ố vàng
- Nhìn đôi trong một mắt[6]
1.1.3. Phân loại bệnh ĐTTT
1.1.3.1. Phân loại theo nguyên nhân
 Đục TTT bẩm sinh.
 Đục TTT già.
 Đục TTT do chấn thương.
 Đục TTT do chuyển hóa
 Đục TTT thứ phát


4


1.1.3.2. Phân loại theo hình thái
 Đục vỏ
 Đục nhân
 Đục bao sau [7-8]
1.1.3.3. Phân loại theo mức độ cứng của nhân (thường dùng)
 Độ 1: Nhân mềm, màu xám nhạt.
 Độ 2: Nhân hơi cứng, xám hay màu xám vàng.
 Độ 3: Nhân cứng trung bình, màu vàng nhạt.
 Độ 4: Nhân cứng, màu nâu hoặc màu hổ phách.
 Độ 5: Nhân rất cứng màu nâu, hoặc đen.
1.1.3.4. Phân loại theo độ chín.
 Chưa hoàn toàn
 Đục toàn bộ (đục chín)
 Đục TTT phồng
 Đục quá chin
 Đục Morgagnian.[9]
1.1.4. Các phương pháp điều trị ĐTTT
Để điều trị ĐTTT trước đây có rất nhiều phương pháp như lấy TTT
ngoài bao, rạch đường hầm củng mạc. Nhưng hiện tại hiệu quả nhất là áp
dụng phương pháp phẫu thuật thay TTT bằng phương pháp Femtosecond
Laser-Assisted[10] hoặc Phương pháp Phaco (Phacoemlsification)[11]
1.2. Tình hình mắc bệnh đục thủy tinh thể trên thế giới và Việt Nam
Tại Việt Nam, nguyên nhân gây ra mù lòa lớn chính là ĐTTT chiếm
khoảng 74% trong các nguyên nhân [12], Ở Mỹ tỷ lệ ĐTTT là 50% ở nhóm


5

người từ 65 - 74 tuổi, tăng dần tới 70% ở những người trên 75 tuổi[13]. Hiện
nay mỗi năm cả nước phẫu thuật được khoảng 300.000 - 350.000 ca ĐTTT.

Như vậy số ca bệnh ĐTTT còn tồn đọng là khá lớn (chưa kể số bệnh nhân
mắc mới phát sinh hàng năm). Do đó trong những năm tới, bên cạnh việc
nâng cao chất lượng phẫu thuật ĐTTT, Việt Nam cần phải tăng nhanh số
lượng người bệnh được phẫu thuật mới có thể đạt được các mục tiêu phòng
chống mù lòa theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo đánh giá mới
nhất của WHO, ĐTTT chiếm 51% bệnh mù thế giới, đại diện cho khoảng 20
triệu người (2010). Mặc dù ĐTTT có thể được phẫu thuật hoàn toàn, nhưng ở
nhiều quốc gia, có nhiều rào cản tồn tại khiến bệnh nhân không thể phẫu
thuật. Đục thủy tinh thể vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù. Khi mọi người
trên thế giới sống lâu hơn, số người bị đục thủy tinh thể được dự đoán sẽ tăng
lên. Đục thủy tinh thể cũng là một nguyên nhân quan trọng của giảm thị lực ở
cả các nước phát triển và đang phát triển [14] Tại Sơn Tây Trung Quốc tỉ lệ
mù lòa cao do đục TTT [15].
1.3. Suy giảm chức năng thị giác của người bị ĐTTT
1.3.1. Các khái niệm liên quan
1.3.1.1. Thị lực:
Là khả năng của mắt nhận thức rõ các chi tiết, nói một cách chính xác
hơn, thị lực là khả năng của mắt nhận biết riêng biệt hai điểm ở gần nhau. Như
vậy hai điểm này sẽ được nhìn dưới một góc được gọi là góc thị giác [16]
Đối với bảng thị lực chữ E cở chữ 18 và bệnh nhân đứng cách 6m thì
được đánh giá như sau: kết quả thị lực nhìn xa là một phân số, tử số là khoảng
cách thử tính bằng mét và mẫu số là cở chữ thử. Nếu bệnh nhân đọc được 3
trong 4 chữ cỡ chữ 18 khoảng cách 6m thì thị lực là 6/18. Nếu đọc được 3


6

trong 4 chữ cỡ chữ 60 khoảng cách 6m thì thị lực là 6/60....Ghi kết quả thị lực
từng mắt và thị lực 2 mắt phối hợp.


1.3.1.2. Suy giảm chức năng thị giác
Suy giảm chức năng thị giác do đục TTT gây nên ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng cuộc sống, khó khăn với những hoạt động thường nhật bình
thường như đọc sách, lái xe, giao tiếp và đi bộ, học tập, nấu ăn, xem ti vi dù
bất kể lứa tuổi nào [17]
1.3.1.3. Công cụ đo lường suy giảm chức năng thị giác do đục thủy tinh thể.
Có rất nhiều bộ công cụ đo lường mức độ suy giảm chức năng thị giác
như IVI11, NEI-RQL-42, RSVF, IDEEL, LVQOL, NEI-VQF25, VAQ, ADVS
nhưng bộ công cụ VF-14 (visual function index 14) là chỉ số đo lường chức
năng thị giác của tác giả Steinberg et al và cộng sự thích hợp cho BN đục thủy
tinh thể với kiểm định Cronbach's Alpha là 0.85 [18], được phân tích kỹ
lưỡng CFA và Rasch và là bộ công cụ được cho là xúc tích cô đọng, và đã
được sử dụng và dịch theo nhiều thứ tiếng khác nhau, sử dụng rộng rãi trên
nhiều quốc gia, tại Pháp [19], tại . Như vậy nó mang tính phổ biến và dễ dàng
sử dụng [20].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về suy giảm thị lực do ĐTTT sử dụng VF14
trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới: một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy
tình trạng suy giảm chức năng do ĐTTT rất cao chiếm đến 48.8% trong số
bệnh nhân mù trong nghiên cứu. Theo WHO có khoảng 51% nguyên nhân
gây mù do ĐTTT, trong đó có 33% người suy giảm chức năng do ĐTTT
Hậu quả của ĐTTT làm suy giảm rất nhiều vấn đề trong đó các sinh hoạt
chung như vận động đi lại, lái xe đọc sách, và đôi khi cả một số biến chứng


7

muộn gây nên. Ngoài ra ĐTTT còn là hậu quả của các bệnh lý toàn thân như
cao huyết áp, tiểu đường, chấn thương, cách bệnh lý tim mạch. Đục TTT còn
là gây nên bệnh Glocom thứ phát.

Tại Việt Nam một số nghiên cứu về tình trạng ĐTTT được đăng trên các
bài báo chung, hiện tại chưa có mô tả chi tiết.
Sử dụng VF-14 được đưa vào rất nhiều các nghiên cứu mức độ ảnh
hưởng ở bệnh lý đáy mắt của một loạt tác giả từ những năm 1994 Steinberg et
all và cộng sư [23], Messrs Linder and Weis, Dr Chang, and Ms Hay tại
Vancouver, Columbia [20]. Tại Trung tâm y tế Flinder, Adelaide, Nam Úc, Úc
trong một nghiên cứu thuần tập 210 BN đục thủy tinh thể cho độ chính xác
đến 125%, và tác giả cũng mô tả kỹ càng rằng VF-14 có độ dài câu hỏi phù
hợp để đo lường kết quả phẫu thuật đục thủy tinh thể với thời gian thử nghiệm
ngắn [24]. Trong một nghiên cứu tại Hồng Công, sử dụng nghiên cứu cỡ mẫu
4.3% tại Shunyi, miền bắc Trung Quốc [25]
1.4. Một số đặc điểm của Khoa Mắt Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội.
Khoa Mắt Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập trên cơ sở tách từ
liên chuyên khoa Mắt- Tai Mũi Họng- Phẫu thuật thẩm mỹ. Hiện tại với số
lượng nhân lực cơ hữu 07 nhân viên, và các cộng tác viên đến từ bộ môn. Với
số lượng khám mỗi tháng trung bình 1000 BN, triển khai rất nhiều các phẫu
thuật, trong đó có phẫu thuật thay TTT. Theo thống kê năm 2018 có 124 ca
phẫu thuật thay TTT trung bình mỗi tháng 10 chiếm khoảng 1% trong tổng số
BN đến khám bệnh.
1.5. Một số yếu nguy cơ dẫn đến ĐTTT.
Đục thể thuỷ tinh được nhắc tới trước tiên bởi có tới khoảng 25- 50 triệu
người có thị lực < 1/20 là do căn bệnh này. Tỷ lệ bệnh tăng tương ứng với
tuổi: ở tuổi 65 đến 74 tuổi là 18% và tới 45,9% ở tuổi từ 75 đến 84.


8

Bệnh khá dễ dàng để sàng lọc trong cộng đồng. Do vậy việc theo dõi , điều trị
phẫu thuật là rất khả thi và sẽ giảm bớt gánh nặng mù loà cho xã hội.
Glôcôm, nhất là glôcôm góc mở vẫn là một nguyên nhân hàng đầu gây mù loà

trên phạm vi toàn cầu . Có khoảng 2 triệu người Mỹ bị căn bệnh này trong khi
đó chỉ có phân nửa đến khám và điều trị tại các cơ sở nhãn khoa. Tỷ lệ
glôcôm góc mở nguyên phát tăng từ 0,1 % ở tuổi 40-49 lên tới 3% ở tuổi trên
70. Việc phát hiện bệnh khá phức tạp bởi vì thực hiện thăm khám nhãn áp, thị
trường không thể thực hiện rộng rãi trong cộng đồng. Hơn nữa triệu chứng
bệnh lại rất lu mờ nhất là thể bệnh nhãn áp không cao. Điều này dẫn tới có
một tỷ lệ bệnh nhân đáng kể không được phát hiện bệnh và điều trị sớm, tỷ lệ
mù loà do bệnh vẫn còn cao. Công cụ hữu ích của y tế dự phòng là thăm
khám nhãn áp và đáng giá gai thị 3 năm một lần, những trường hợp nghi ngờ
có thể tăng lên một năm/ một lần. Đó là tổn thương vùng võng mạc trung tâmvùng hoàng điểm, do vậy ảnh hưởng xấu tới thị lực trung tâm và việc nhìn chi
tiết sự vật.
Hút thuốc, uống rượu đều làm giảm ngưỡng nồng độ các enzyme chống
oxi hoá tại võng mạc [26]. Các enzyme này có tác dụng bảo vệ võng mạc
trước các tác nhân oxi hoá, nhất là khi mắt phơi nhiễm trước ánh sáng mặt
trời. Phơi nắng quá nhiều đều không tốt cho cả thể thuỷ tinh và võng mạc.
Ngoài các yếu tố độc hại trên thì các stress oxi hoá được qui kết là tham gia
vào quá trình bệnh sinh gây đục thể thuỷ tinh và thoái hoá hoàng điểm người
già, để ủng hộ cho quan điểm phòng ngừa tác hại của gốc tự do đối với cơ thể
nói chung và mắt nói riêng các hãng dược phẩm đã cho ra đời các viên
vitamin tổ hợp có chứa vitamin A, C, E đã được biết đến từ lâu do tác dụng
chống oxi hoá mạnh. Ngoài ra còn có dạng viên chứa vitamin A-E-C kèm


9

theo các yếu tố đồng enzyme chống oxi hoá như selen, đồng, kẽm cũng rất
sẵn có trên thị trường [27]. Các thuốc này được chỉ định rộng rãi cho những
người có nguy cơ cao đối với đục thể thuỷ tin, cơ địa vữa xơ động mạch, cao
huyết áp , rối loạn mỡ máu, những người nghiện thuốc lá và rượu . Người
lành cũng có thể dùng thuốc có cân nhắc và không thường xuyên để phòng

bệnh và nâng cao sức khoẻ.
1.5.1. Tuổi
Đục thể thủy tinh không phân bố đều trong những nhóm tuổi, 82% của
tất cả những người mù là ở tuổi 50 hoặc già hơn. Theo Duke – Elder 65%
những người đục thể thủy tinh ở độ tuổi 60 và 90% người ĐTTT xảy ra ở
những người tuổi 65; 100% những người ở độ tuổi 80 và hơn [28]
1.5.2. Giới tính
Theo hầu hết các nghiên cứu tỉ lệ bệnh nhân bị ĐTTT ở nữ có tỉ lệ cao
hơn ở nam giới[29], [30],[31]
1.5.3. Tình trạng kinh tế xã hội và một số tác nhân khác
Trên 90% số người khiếm thị đang sống ở các nước đang phát triển . Ở
những vùng kinh tế đang phát triển thì số lượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ
cao, và tỷ lệ người ĐTTT cũng tăng theo. Những tác nhân như tiếp xúc với tia
cực tím, thiếu vitamin A, chỉ số khối cơ thể cao và các rối loạn chuyển hóa.
Sử dụng hàng ngày vi chất dinh dưỡng đã nêu trong ba năm chỉ làm giảm một
phần rất nhỏ sự tiến triển của ARC [32]
Những người tham gia đã góa vợ hoặc chưa lập gia đình có tỷ lệ mù lòa
cao hơn gấp đôi so với người đã kết hôn (OR, 2.4; 95% CI, [33]
1.5.4. Thu nhập trung bình trên tháng
Ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng suy giảm thị lực do điều kiện phẫu
thuật TTT bị trì hoãn kéo dài dẫn đến thực tế mức độ suy giảm đến tồi tệ họ


10

mới đi đăng ký phẫu thuật TTT, tại Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù,
khoảng 66,1% người mù là do ĐTTT tính đến năm 2007, trong đó có 1/3
trong tổng số đó là những người nghèo không có điều kiện mang lại ánh sáng,
điều này phù hợp với điều tra mù lòa chung trên thế giới báo cáo WTO 2011
là 3.18% [34]

1.5.5. Các bệnh lý toàn thân và tại mắt:
Theo nghiên cứu của Yu Xiaoning và các cộng sự huyết áp cao có mối
liên hệ rất mật thiết với ĐTTT cùng với tỉ lệ chênh và độ tin cậy (CI) đến 95%
[35], nghiên cứu này đúng với cả người mông cổ và người da trắng.
Bệnh đái tháo đường cũng có một số ảnh hưởng rất lớn đến ĐTTT dẫn
đến suy giảm chức năng rất nhiều, với ước tỉnh tỉ lệ đái tháo đường chiếm
khoảng 2.8% năm 2000 và ước tình khoảng 4.4% năm 2030 do tình trạng béo
phì và thói quen ăn uống không khoa học, tỉ lệ ĐTTT tăng gấp 2 đến 5 lần ở
người mắc bệnh tiểu đường[36]. Trong một số nghiên cứu ở bệnh nhân bị đột
quỵ chỉ có 8% BN có thị lực bình thường sau khi phát hiện đột quỵ, số còn lại
suy giảm thị lực, mức độ này tương quan với tỉ lệ đột quỵ hay gặp ở người
lớn tuổi thì tỉ lệ đục thủy tinh thể càng cao [37]
Đục TTT không những làm suy giảm chức năng mắt và còn gây hậu quả
nghiêm trọng khi biến chứng Glocom [38] dẫn đến mất thị lực không thể hồi.
Tất cả các yếu tố trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của người bị
ĐTTT, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày của BN.
1.6. Một số yếu tố liên quan đến suy giảm chức năng thị giác.
1.6.1. Mức độ đục TTT
theo nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ rằng, mức độ đục thủy tinh thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng khác nhau đến chức năng thị giác.


11

Vị trí đục thủy tinh thể có vai trò quyết định đến mức độ ảnh hưởng khác
nhau đến chức năng thị giác
- Đục vỏ
- Đục nhân
- Đục bao sau
{Chua, 2004 #32}

Ngoài ra mức độ suy giảm chức năng thị giác còn phụ thuộc vào độ của
đục TTT như
 Chưa hoàn toàn
 Đục toàn bộ (đục chín)
 Đục TTT phồng
 Đục quá chin
 Đục Morgagnian.
1.6.2. Mức độ suy giảm thị lực
Mức độ thị lực ảnh hướng lớn đến mức độ suy giảm chức năng thị giác.
Theo WHO khuyến cáo có đến 80% vấn đề suy giảm thị lực là không thể
phòng ngừa được. Những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực trên
toàn cầu là tật khúc xạ chiếm đến 43%, đục TTT đến 33%, bệnh Glocom
chiếm đến 2%. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây phổ biến nhất suy giảm
thị lực.
Thị lực hiện tại có thể chia làm ba mức độ

Bình thường (>6/12)
Nhẹ (6/12 -6/18)
Trung bình- nặng


12

(≤6/18)


13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán bị ĐTTT tại khoa Mắt BV Đại
học Y Hà Nội.
- Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân không có khả năng trả lời (bệnh nhân tâm thần, có vấn đề về
ngôn ngữ, rối loạn hành vi).
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Khoa Mắt BV Đại học Y Hà Nội
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 05 năm 2020.
- Thời gian thu thập số liệu: tháng 8/2019 - tháng 4 năm 2020
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả cắt ngang đánh giá mức độ suy giảm chức năng thị
giác do ĐTTT, từ đó đưa ra các yếu tố liên quan đến mức độ suy giảm chức năng.
- Các BN già nghe không rõ, có thể giải thích rõ ràng bộ câu hỏi bằng
cách nói to rõ ràng. Hỏi đi hỏi lại đến khi hiểu vấn đề cần hỏi.
- Bộ công cụ được dịch rõ ràng và chạy thử 30 bệnh nhân, vì không có từ
đa nghĩa nên không bị lẫn lộn hay hiểu nhầm bộ câu hỏi.
- Cách đo thị lực:


14

Đo thị lực xa
Nguyên tắc:
- Bệnh nhân phải đứng cách xa bảng thị lực 5m hoặc 6m tuỳ bảng thị lực

- Bảng thị lực phải được chiếu sáng với cường độ trung bình 100 lux.
- Đo thị lực từng mắt, khi đo mắt này phải bịt kín mắt kia và ngược lại.
- Nếu bệnh nhân từ chỗ sáng vào chỗ tối phải cho bệnh nhân nghỉ chừng
15-20 phút để thời gian đảm bảo sự thích nghi của võng mạc.
Các phương pháp đo:
* Dùng bảng thị lực: Đối với bảng thị lực vòng hở Londolt cho bệnh
nhân đứng cách bảng thị lực 5m, lần lượt chỉ các dòng từ lớn tới nhỏ. Ghi lại
thị lực tương ứng với hàng nhỏ nhất mà bệnh nhân còn có thể đọc được.
Cách ghi: MP: 10/10 MT: 5/10
* Thị lực đếm ngón tay: Nếu đứng xa 5m bệnh nhân không đọc được
hàng chữ lớn nhất trên bảng thị lực, cho bệnh nhân tiến gần đến bảng thị lực
để đọc các hàng chữ trên bảng thị lực, kết quả cũng là hàng chữ nhỏ nhất mà
bệnh nhân có thể đọc được nhưng khi đó cách ghi là MP: 2/10-2m. Hoặc cho
bệnh nhân đếm số ngón tay thầy thuốc đưa ra trước mắt bệnh nhân. Kết quả thị
lực là khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân còn đếm đúng số ngón tay đưa ra.
VD: MP: ĐNT @3m MT: ĐNT @1m
Người ta quy ước ĐNT xa 5m tương đương thị lực 1/10 hay 5/50. Như
vậy ĐNT xa 1m tương đương thị lực 1/50, ĐNT 2@m tương đương thị lực
2/50, ĐNT @0,5m = 1/100.
* Thị lực bóng bàn tay: Khi bệnh nhân không thể đếm đúng ngón tay
thầy thuốc đưa ra, ta thử khua bàn tay trước mắt bệnh nhân, bệnh nhân nhận
biết có vật đang cử động trước mắt. Kết quả là khoảng cách xa nhất mà bệnh
nhân còn nhận biết được có vật cử động. Vd: MP: BBT @0,2m.


15

* Thị lực hướng sáng: Dùng đèn pin chiếu vào mắt bệnh nhân lần lượt
theo các vị trí, chính giữa, trên, dưới, trái, phải và bảo bệnh nhân chỉ hướng
của nguồn ánh sáng tới.

* Thị lực sáng tối: Chiếu 1 nguồn sáng vào mắt bệnh nhân, bệnh nhân
biết có ánh sáng, cắt nguồn sáng đi bệnh nhân thấy tối, như vậy là cảm giác
AS(+), nếu không còn cảm giác sáng tối là bệnh nhân mù tuyệt đối.
. Đo thị lực nhìn gần
Để đo thị lực gần chúng ta dùng một bảng thị lực gần, bệnh nhân cầm
bảng ở khoảng cách đọc sách hoặc nhìn gần bình thường. Khoảng cách này
thường khoảng 33-40m. Các bảng thị lực nhìn gần thường dùng thang điểm
“N”, N5 là chữ in rất nhỏ và N8 xấp xỉ kích thước chữ in báo. Một số bảng thị
lực nhìn gần dùng thang Jaeger. N5 có kích thước bằng J13 và N8 bằng J16.
- Phương pháp đo thị lực gần:
+ Bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế
+ Ánh sáng được chiếu từ phía sau qua vai
+ Đưa cho bệnh nhân bảng thị lực nhìn gần và yêu cầu bệnh nhân đọc.
Thị lực gần đo được là hàng chữ nhỏ nhất mà bệnh nhân đọc thoải mái và ta
sẽ đo khoảng cách từ mắt đến bảng thị lực nhìn gần.
- Cách ghi: nếu bệnh nhân không kính đọc được cỡ chữ N12 thì ghi N12
không kính. Nếu với kính nhìn gần đọc được N16 thì ghi N16 với kính nhìn gần
2.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu
- Chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Chọn đối tượng nghiên cứu là BN đến khám mắt tại BV Đại Học Y
Hà Nội.
+ Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán bị ĐTTT.


16

Cỡ mẫu: Được áp dụng theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt
ngang tỷ lệ:
Với cõ mẫu nghiên cứu là 33% BN bị suy giảm chức năng thị giác do ĐTTT
[Peige Song1, #84]

•P = 5%

+ P: tỷ lệ ước tính
+ d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn (d=5%)
+ Z: Z-score tương ứng với mức có ý nghĩ thống kê mong muốn (mức ý nghĩa
thống kê mong muốn là 95%: Z=1,96)
- Thay thế vào công thức ta có kết quả là: 339BN
Lý tưởng: Xin lấy hết toàn bộ số lượng BN trong thời gian nghiên cứu
tại BV đại học Y Hà Nội.
2.4. Công cụ và quá trình thu thập số liệu
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu
2.4.1.1. Quá trình xây dựng bộ câu hỏi
Quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ câu hỏi gồm 03 bước:
+ Tìm bộ câu hỏi phù hợp.
+ Xin ý kiến chuyên gia.
+ Thu thập bộ câu hỏi
Nghiên cứu đã tham khảo bộ câu hỏi trên tổng quan tài liệu và phân tích
của nghiên cứu của một nhóm tác giả Drs Steinberg, MD và cộng sự [18]
2.4.2. Nội dung bộ câu hỏi gồm 04 phần (Bảng phụ lục)
 Bộ thông tin cơ bản của đối tượng và bệnh lý kèm theo.
 Phiếu đánh giá thị lực và chẩn đoán của bác sỹ.
 Nội dung bộ câu hỏi VF-14.


17

a. Thông tin chung bao gồm
 Tuổi
 Giới
 Trình độ học vấn/ chuyên môn cao nhất.

 Nghề nghiệp.
 Thu nhập trung bình/ tháng
b. Thị lực hiện tại
 Thị lực không kính.
 Thị lực có kính (kính lỗ, kính thử).
 Mức độ suy giảm thị lực.
 Chẩn đoán của bác sỹ (tình trạng, mức độ ĐTTT), bệnh mắt kèm
theo (Bệnh Glocom và bệnh khác)
c. Các bệnh lý kèm theo
 Bệnh huyết áp cao
 Bệnh tiểu đường.
 Các bệnh lý tim mạch.
 Các bệnh lý khác.
d. Các nội dung bộ câu hỏi VF-14
Bộ câu hỏi VF-14 gồm 14 câu hỏi có 05 mức độ lựa chọn trả lời. Bộ câu
hỏi đã kiểm định với giá trị Cronbach's alpha=.85 [18]
Nếu BN có bất cứ câu trả lời nào không liên quan đến phần nội dung câu
hỏi sẽ khoanh vào “Không liên quan”
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Sau khi BN được thử thị lực và khám bệnh có chẩn đoán xác định bị ĐTTT
- Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua


18

tập huấn cho điều tra viên (gồm các điều dưỡng tại Khoa Mắt được tập huấn
kỹ càng cùng với sự hợp tác của 03 bác sỹ trong khoa)
- Điều tra viên hỏi độc lập từng BN, ghi lại thông số lựa chọn trong một
số trường hợp, còn lại cho BN tự điền vào phiếu thu thập dưới sự giám sát của
điều tra viên.

- Tập hợp tại chỗ, sau đó nhập liệu, làm sạch số liệu ngay trong ngày.
2.6. Phương pháp phân tích số liệu
- Quản lí số liệu:
Sau khi thu thập số liệu, phiếu điều tra được kiểm tra đầy đủ thông tin,
các câu hỏi được trả lời đầy đủ. Sau đó phiếu được đưa lại cho nghiên cứu
viên để làm sạch, mã hóa và nhập số liệu bằng phần mềm EpiData. Xử lý số
liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Phân tích số liệu:
+ Nhập số liệu bằng Epidata, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22
Thống kê mô tả bao gồm trung bình, độ lệch chuẩn, tần số và tỷ lệ phần trăm.
Thống kê suy luận bao gồm phân tích sự khác biệt, ước lượng khoảng, phân
tích tương quan. Mô hình hồi quy đa biến xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống. P<0,05 xem xét có ý nghĩa thống kê.
+ Phân tích mô tả những bảng, biểu thể hiện tần số của các biến nghiên cứu.
+ Các câu hỏi tự điền sẽ được chỉnh sửa và mã hóa cho các mục đề nhập
máy tính và tất cả các câu hỏi sẽ được kiểm tra lại bởi điều tra viên chính.
Những dữ liệu được nhập vào máy tính, làm sạch và phân tích bằng cách sử
dụng Microsoft Office Excel (phiên bản 2010) và IBM SPSS (phiên bản
20.0). Số liệu sẽ được phân tích với một loạt các phương pháp thống kê được
trình bày trong phần này rõ ràng. Thống kê mô tả sẽ được sử dụng để tính
toán khoảng tin cậy tần số, độ lệch chuẩn và 95% cho mỗi loại ở các phần của


×