Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ĐặC điểm HìNH ảNH và PHÂN LOạI trượt đốt sống thắt lưng trên x quang thường quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 52 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN PHI HNG

ĐặC ĐIểM HìNH ảNH Và PHÂN LOạI
trợt
đốt sống thắt lng trên x-quang
thờng quy
Chuyờn ngnh chn oỏn hỡnh nh
Mó s: CK 62720501
CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA II
\

Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. Bựi Vn Lnh


HÀ NỘI – 2019


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
BMI
TĐS
OR
TB



Tiếng Việt
Chỉ số khối cơ thể
Trượt đốt sống
Tỷ suất chênh
Trung bình

Tiếng Anh
Body Mass Index
Spondylolisthesis
Odds Ratio

VAS

Thang điểm đánh giá đau

Visual Analog Scale

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ ..................................................................................................1
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH VẼ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trượt đốt sống là sự di chuyển bất thường ra phía trước của thân đốt
sống cùng với cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên, hay gặp nhất là ở
tầng L4-L5 với nguyên nhân chủ yếu là do khuyết eo và thoái hóa [1]. Bệnh
tiến triển dẫn đến hẹp ống sống và lỗ tiếp hợp, chèn ép chóp tủy, rễ thần
kinh… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến
chứng thần kinh nghiêm trọng, nặng nề nhất là liệt chi dưới.
Một phân tích tổng hợp năm 2017 của Yi Xang J. Wang
và cộng sự cho thấy, tỷ lệ xuất hiện trượt đốt sống thắt lưng
sau 50 tuổi ở nữ là 25% và ở nam là 19,1% (Hồng Kong), cao
hơn khoảng 60 đến 70% so với Hoa Kỳ và không có sự khác
biệt với khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) [2].
Về phân loại các dạng trượt đốt sống thắt lưng, phân loại được sử dụng
phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo nguyên nhân (gồm 6 loại) của
Wiltse-Newman; và phân loại theo đặc điểm hình ảnh X-quang thường quy
của Meyerding (5 độ) dựa trên tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt
với độ rộng thân đốt sống trượt hay phân loại của Taillard (4 độ) dựa theo
tỷ lệ phần trăm đốt sống trượt bị trượt ra ngoài so với mặt trên thân đốt
sống dưới.
X. Quang là phương pháp chẩn đoán đơn giản và hiệu quả trong phát

hiện bệnh trượt đốt sống, giúp đánh giá tình trạng mất vững của cột sống,
đánh giá mức độ trượt của đốt sống và giúp phát hiện các biến dạng khác của
cột sống.
Tuy các nghiên cứu trên chỉ mới quan tâm đến mức độ trượt của đốt sống
mà chưa đi sâu phân tích nguyên nhân gây trượt. Mặt khác các nghiên cũng
chỉ mới đánh giá trên kiểu trượt đốt sống ra trước “theo định nghĩa”, trong khi


8

trên thực tiễn ngoài kiểu trượt ra trước, chúng tôi đã gặp khá nhiều các kiểu
khác như trượt đốt sống ra sau, trượt đốt sống sang bên và trượt > 1 đốt sống
(trượt đa tầng), các kiểu trượt này gây khá nhiều phiền toái các nhà chẩn đoán
hình ảnh trong cách đọc kết quả cũng như khó tạo nên tiếng nói chung với các
nhà lâm sàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đặc điểm hình ảnh và phân loại trượt đốt
sống thắt lưng trên X-quang thường quy” với hai mục
tiêu:
1. Đặc điểm hình ảnh trượt đốt sống thắt lưng trên
phim X-quang thường quy.
2. Phân loại trượt đốt sống thắt lưng dựa trên
phim chụp X-quang thường quy.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu vùng cột sống thắt lưng

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng
1.1.1.1. Cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống thắt lưng từ L 1 đến L5, 5 đốt sống
cùng dính với nhau thành một khối (S 1 đến S5), 4 đĩa đệm (L1-L2, L2-L3, L3-L4,
L4-L5) và 2 đĩa đệm chuyển tiếp (D12-L1, L5-S1), dây chằng, cơ cạnh sống. Đây
là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể, và có tầm hoạt động rộng theo mọi
hướng. Để đảm bảo chức năng nâng đỡ, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng thẳng,
cột sống thắt lưng hơi cong về phía trước [3]. Do chức năng vận động bản lề
của cột sống thắt lưng, nhất là ở các đốt cuối L 4, L5 nên vùng này thường phát
sinh các bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ học, thoái hóa [4].
1.1.1.2. Cấu tạo đốt sống thắt lưng
Đốt sống thắt lưng gồm các thành phần chính là thân đốt sống, cung đốt
sống, các mỏm đốt sống và lỗ đốt sống.
- Thân đốt sống hình trụ dẹt có hai mặt là nơi tiếp giáp với đốt sống trên,
đốt sống dưới qua đĩa gian đốt sống và một vành xung quanh. Phía trước thân
đốt sống có vỏ mỏng bằng xương cứng, cấu trúc bên trong bằng xương xốp có
thớ xương dày đặc ở phía sau nhiều hơn phía trước do đó phía sau thân đốt
sống có độ vững chắc hơn. Ngoài ra, phía sau thân đốt sống nhiều mạch máu
chui vào nuôi dưỡng xương.
- Cung đốt sống tính từ rìa phần vành của mặt sau thân đốt sống hai bên
quây vào nhau hình thành lỗ đốt sống. Cung đốt sống bao gồm cuống cung
đốt sống phía trước và mảnh cung đốt sống phía sau. Cuống cung đốt sống
gồm có hai cột trụ xương: cột phải và cột trái. Bờ trên và bờ dưới của cuống


10

cung đốt sống lõm vào tạo thành khuyết đốt sống, khuyết sống dưới sâu hơn
khuyết sống trên. Khuyết dưới của đốt sống trên hợp với khuyết trên của đốt
sống dưới tạo thành lỗ gian đốt sống (lỗ liên hợp) nơi dây thần kinh sống đi

qua. Cuống cung đốt sống là phần vững nhất (do có vỏ xương dày và là nơi
tập trung của các bè xương), là nơi truyền lực của toàn bộ hệ thống các cột trụ
về phía thân đốt. Cuống có khả năng chịu được các lực làm xoay, duỗi,
nghiêng sang bên của cột sống. Do đó khi bắt vít qua cuống, vít sẽ có tác
dụng lên toàn bộ đốt sống, tức là tác dụng lên cả 3 cột trụ của cột sống. Vì
vậy, hầu hết các phương tiện cố định cột sống trên thế giới đều sử dụng bắt vít
qua cuống. Roy-Camille là người đi đầu trong việc bắt vít từ phía sau vào
cuống cung để cố định cột sống. Mảnh cung đốt sống đi từ cuống cung đốt
sống đến mỏm gai sau, phía trước có dây chằng vàng bám vào, được tính như
thành sau của ống sống.
- Các mỏm đốt sống đi ra từ cung đốt sống, có hai mỏm ngang hai bên,
hai mỏm khớp trên, hai mỏm khớp dưới và một mỏm ngang phía sau trong đó
mỏm khớp nằm ở điểm tiếp nối giữa cuống, mảnh và mỏm ngang. Trên mặt
sau của nền mỗi mỏm ngang có một củ nhỏ gọi là mỏm phụ. Trên và trong
mỏm phụ có mỏm vú. Mỏm vú là mốc quan trọng để xác định điểm vào
cuống khi muốn bắt vít vào cuống cung.
- Eo đốt sống là phần giao nhau của gai ngang, mảnh và hai mỏm khớp
trên và dưới của một thân đốt sống. Vì một nguyên nhân nào đó mà hình
thành khe hở eo là tổn thương làm mất sự liên tục của cung sau, là nguyên
nhân chủ yếu gây nên trượt đốt sống.
- Lỗ đốt sống do cung đốt sống từ hai phía tạo nên. Các lỗ đốt sống xếp
với nhau theo tuần tự hình thành nên ống sống, là nơi chứa tuỷ sống bên trong
[5], [6], [7].


11

Hình 1.1. Đốt sống thắt lưng và đĩa gian đốt sống [8]
1.1.2. Các thành phần liên kết giữa các đốt sống.
1.1.2.1. Khớp giữa các thân đốt sống (đĩa đệm cột sống)

Là loại khớp bán động. Đĩa đệm nằm trong khoang gian đốt bao gồm:
mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy. Đường kính của đĩa đệm bằng đường kính
của thân đốt sống tương ứng. Bình thường, cột sống có 23 đĩa đệm trong đó
cột sống thắt lưng có 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển tiếp (lưng - thắt lưng,
thắt lưng - cùng). Chiều cao của đĩa đệm tăng dần từ đoạn cổ đến đoạn cùng


12

trong đó trung bình đoạn thắt lưng là 9 mm và chiều cao của đĩa đệm L4-L5
là lớn nhất. Đĩa đệm tạo nên khoảng 25% chiều dài cột sống và là yếu tố tạo
nên những đường cong thứ phát của cột sống [5], [6], [7].
1.1.2.2. Khớp giữa các mỏm khớp
Là loại khớp động. Đây là các khớp hoạt dịch có bao khớp bọc xung
quanh. Ở vùng cột sống thắt lưng các diện khớp nằm trên mặt phẳng gần đứng
dọc, diện khớp trên quay vào trong, diện khớp dưới quay ra ngoài. Các diện
khớp này nằm ngay sau chỗ chạy ra của các dây thần kinh sống. Đây cũng là
mốc quan trọng để xác định vị trí vào của cuống khi bắt vít.
1.1.2.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng
Dây chằng dọc trước: phủ mặt trước, trước bên thân đốt sống và phần
trước của vòng sợi đĩa đệm từ đốt sống C 1 đến xương cùng. Những sợi trong
cùng hòa lẫn với vòng sợi trải từ thân đốt này qua đĩa đệm đến thân đốt kế cận
giúp cố định đĩa đệm vào bờ trước thân đốt sống.
Dây chằng dọc sau: nằm ở mặt sau của thân đốt sống từ C 2 đến xương
cùng. Dây chằng này dính chặt vào vòng sợi và dính chặt vào bờ thân xương.
Dây chằng dọc sau rộng hơn ở phía trên, khi chạy tới thân đốt sống thắt lưng,
dây chằng này chỉ còn là một dải nhỏ, không phủ kín hoàn toàn giới hạn sau
của đĩa đệm, ở phần sau-bên lại được tự do (Stahl 1977).
Dây chằng vàng: phủ phần sau của ống sống và bám vào lỗ tiếp hợp trải
căng từ cung đốt này tới cung đốt khác tạo nên một bức vách thẳng ở phía sau

ống sống để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh. Dây chằng vàng hầu như lấp
kín khoang liên mảnh cung đốt sống nhưng chúng có một khe hẹp, qua đó,
các đám rối tĩnh mạch ở bên ngoài và bên trong ống sống tiếp nối với nhau.
Dây chằng vàng có tính đàn hồi, khi cột sống vận động, nó góp phần kéo cột
sống trở về nguyên vị trí cũ. Chiều dày của dây chằng vàng tăng dần liên tục
từ trên xuống dưới .


13

Hình 1.2. Dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng vàng [8]
1.1.2.4. Phân bố thần kinh cột sống
Các nhánh sợi thần kinh sống từ D12 đến S4 được liên kết với nhau tạo
thành hai đám rối thần kinh là: đám rối thắt lưng và đám rối cùng [3].
Đám rối thắt lưng:
Đám rối thắt lưng được tạo nên bởi nhánh trước của ba dây thần kinh
sống thắt lưng đầu tiên, hầu hết nhánh trước của thần kinh sống 4 và được
phân nhánh như sau [3]:
- Thần kinh chậu - hạ vị.
- Thần kinh chậu - bẹn.
- Thần kinh sinh dục đùi.
- Thần kinh bịt.
- Thần kinh đùi.
- Thần kinh bì đùi ngoài.


14

Hình 1.3. Đám rối thắt lưng [8]
Đám rối cùng:

Tạo bởi thân thắt lưng cùng, nhánh trước của ba thần kinh sống cùng đầu
tiên và một phần nhánh trước của thần kinh sống cùng 4. Toàn bộ nhánh trước
của dây thần kinh thắt lưng 4, thắt lưng 5 và được phân nhánh như sau [3]:
- Thần kinh ngồi.
- Thần kinh thẹn.
- Thần kinh hông to đường kính khoảng 1cm được phân chia thành các
nhánh là thần kinh chày và thần kinh mác chung.
+ Thần kinh chày (thần kinh hông khoeo trong) chứa các sợi thuộc rễ S 1,
tới mắt cá trong, chui xuống gan bàn chân và kết thúc ở ngón chân út.
+ Thần kinh mác (thần kinh hông khoeo ngoài) chứa các sợi thuộc rễ L 5,
đi xuống mu chân, kết thúc ở ngón chân cái [3].
Các sợi thần kinh phân bố theo hai đám rối là đám rối thắt lưng và đám
rối cùng chi phối cho phần cảm giác, vận động cho hầu hết các vùng từ thắt
lưng trở xuống [3], [5], [6], [7].


15

Hình 1.4. Chi phối thần kinh cảm giác vùng thắt lưng cùng [8]
1.2. Định nghĩa trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống là sự di chuyển bất thường ra phía trước của thân đốt
sống cùng với cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên.
1.3. Phân loại các dạng trượt đốt sống thắt lưng
Có 2 tiêu chí phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay là phân loại
theo nguyên nhân và phân loại theo mức độ trượt đốt sống thắt lưng của đốt
sống trượt so với đốt sống phía dưới.
1.3.1. Phân loại Wiltse-Newman
Phân loại của Wiltse-Newman dựa trên nguyên nhân gây trượt đốt sống
thắt lưng, có 6 loại:



16

- Trượt đốt sống bẩm sinh: Đây là loại trượt đốt sống do rối loạn phát
triển, xuất hiện từ thời niên thiếu, liên quan đến thiểu sản của phần trên xương
cùng. Thường tiến triển. Loại này bao gồm 2 phân nhóm:
+ Phân nhóm IA: Thiểu sản mấu khớp, định hướng khe khớp nằm trên
mặt phẳng hướng ra sau, thường kèm theo gai đôi.
+ Phân nhóm IB: Thiểu sản mấu khớp, định hướng khe khớp nằm trên
mặt phẳng hướng vào trong.
- Trượt đốt sống do khuyết eo. Trượt đốt sống liên quan đến tổn thương
vùng eo, chia thành 3 phân nhóm:
+ Phân nhóm IIA: Khuyết eo do gãy mệt.
+ Phân nhóm IIB: Loại trượt này do eo dài quá mức, được giải thích là
do sự gãy và liền xương vùng eo xảy ra liên tục.
+ Phân nhóm IIC: Chấn thương gãy eo gây trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống do thoái hóa: Thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoái hóa đĩa
đệm và mấu khớp làm mất tính bền vững vốn có của cột sống nên gây trượt.
- Trượt đốt sống do bệnh lý: Các bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc ung thư làm
phá hủy cấu trúc của cột sống dẫn đến trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống do chấn thương: Chấn thương gây gãy cuống sống, mấu
khớp làm mất vững cột sống, một số trường hợp gây trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống sau phẫu thuật: Phẫu thuật cắt cung sau hoặc cắt cung
sau mở rộng kèm theo cắt các mấu khớp dẫn đến trượt đốt sống, đặc biệt trên
những bệnh nhân mất vững cột sống hoặc có tiềm tàng mất vững trước đó [9].
1.3.2. Phân loại Meyerding
Phân loại của Meyerding chia trượt đốt sống thắt lưng thành 5 mức độ
xác định bằng tỷ lệ trượt dựa trên phim X quang quy ước (tư thế nghiêng). Tỷ
lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng thân đốt sống trượt.
- Độ I: trượt 0-25% thân đốt sống.



17

- Độ II: trượt 26-50% thân đốt sống.
- Độ III: trượt 51-75% thân đốt sống.
- Độ IV: trượt 76-100% thân đốt sống.
- Độ V: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rơi khỏi bề mặt thân đốt dưới [10].
1.3.3. Phân loại Taillard
Phân loại của Taillard chia chia trượt đốt sống thắt lưng thành 4 mức độ
theo tỷ lệ phần trăm đốt sống trượt bị trượt ra ngoài so với mặt trên thân đốt
sống dưới.
- Trượt độ I: đốt sống trượt di lệch trong khoảng 25% so với đường kính
trước-sau mặt trên thân đốt sống dưới
- Trượt độ II: đốt sống trượt di lệch từ 25% - 50% so với đường kính
trước-sau mặt trên thân đốt sống dưới.
- Trượt độ III: đốt sống trượt di lệch từ 50% - 75% so với đường kính
trước-sau mặt trên than đốt sống dưới
- Trượt độ IV: đốt sống trượt di lệch lớn hơn 75% so với đường kính
trước sau mặt trên thân đốt sống dưới [11].

Hình 1.5. Phân loại Meyerding (A) và phân loại Taillard (B) [10], [11]


18

1.4. Cận lâm sàng TĐS thắt lưng [13]
1.4.1. X quang thường qui cột sống thắt lưng
Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản và hiệu quả trong phát hiện
bệnh TĐS đồng thời giúp đánh giá tình trạng mất vững của cột sống, mức độ

trượt của đốt sống và phát hiện các tổn thương khác như mất đường cong sinh
lý, thoái hóa, lún, xẹp đốt sống, hẹp khe gian đốt...
- Tư thế thẳng trước
Ở một số trường hợp, TĐS có thể được phát hiện, hoặc ít nhất là có nghi
ngờ trên phim Xq thẳng đạt chuẩn [27]. TĐS thắt lưng gây ra bán trật diện
khớp trước và diện khớp sau của khớp hoạt dịch, điều này dẫn đến gai ngang
của đốt sống L5 chồng lên cánh xương cùng, trường hợp nặng, có thể thấy
dấu hiệu “Mũ Napoleon ngược” do L5 trượt ra trước hoàn toàn.

Hình 1.6. Dấu hiệu “Mũ Napoleon ngược”


19

- Tư thế nghiêng:
Phim chụp ở tư thế nghiêng là phương pháp hiệu quả để đánh giá mức
độ TĐS. Sự di chuyển của đốt sống xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc và khi
trọng tâm của cơ thể dồn xuống ở tư thế đứng, là nguyên nhân khiến phim
chụp nghiêng có giá trị cao trong việc xác định tổn thương [29]. Meyerding
đã dựa trên phim Xq nghiêng chia mức độ TĐS thành 04 độ: -Trượt độ 1 khi
đốt sống trên trượt di lệch trong vòng 1/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
-Trượt độ 2 khi đốt sống trên trượt di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều rộng của thân
đốt sống dưới. -Trượt độ 3 khi đốt sống trên trượt di lệch từ 1/2 đến 3/4 chiều
rộng của thân đốt sống dưới. -Trượt độ 4 khi đốt sống trên trượt di lệch lớn
hơn 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Có tài liệu chia 5 độ, TĐS độ 5 là
khi đốt sống trượt hoàn toàn.

Hình 1.7. Các mức độ trượt đốt sống theo phân loại Meyerding [1]
Taillard cũng đưa ra phương pháp phân độ TĐS trong đó mức độ trượt
được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần di lệch của đốt sống trên so với

đường kính trước sau của mặt trên thân đốt sống dưới. Phương pháp này được
nhiều nhà lâm sàng áp dụng do nó chi tiết và cụ thể hơn.


20

- Tư thế phim nghiêng động

Hình 1.8. Hình ảnh TĐS trên phim Xq nghiêng động
Xq động cột sống thắt lưng tư thế cúi tối đa và ưỡn tối đa là phương
pháp tốt nhất phát hiện những chuyển động bất thường trong bệnh lý mất
vững cột sống. Hai chỉ tiêu chính đánh giá sinh cơ học của cột sống thắt lưng
là độ trượt và độ gập góc. Các hình ảnh Xq có giá trị tiên lượng mức độ nặng
của bệnh bao gồm: biến dạng gập góc, độ trượt của đốt sống, biến dạng mặt
trên của xương cùng và biến dạng hình thang của thân đốt sống trượt. Đây là
các dấu hiệu phản ánh chính xác sự mất vững cột sống.
- Tư thế chếch 2 bên
Đa số các trường hợp dễ dàng phát hiện hình ảnh khuyết eo, đặc biệt ở tư
thế chếch 3/4 giúp phát hiện chính xác tổn thương này là hình ảnh dây gẫy cổ
chó (Scotty dog). Phần lớn bệnh nhân chỉ có khuyết eo ở 1 đốt sống, nhưng
cũng có thể gặp ở nhiều đốt sống khác nhau.


21

a

b

c


d

Hình 1.9. Hình ảnh khuyết eo trên phim X quang cột sống thắt lưng
nghiêng và chếch 3/4 [1]
A. Trượt đốt sống 1 tầng;
B Trượt đốt sống nhiều tầng
C,D. Hình ảnh khuyết eo
Nhìn chung, phim chụp nghiêng có thể phát hiện 19% tổn thương
khuyết eo, trong khi đối với phim chụp chếch nghiêng với góc chếch phù hợp
thì tỷ lệ này lên tới 84%.
1.4.2. Chụp bao rễ thần kinh có thuốc cản quang
Đây là phương pháp có thể phát hiện được những chèn ép rễ thần kinh,
đánh giá vùng đuôi ngựa, tình trạng hẹp ống sống. Tuy nhiên phương pháp
này hiện nay ít được sử dụng do có tính chất can thiệp và do sự xuất hiện của
nhiều phương tiện chẩn đoán hiện đại hơn.


22

1.4.3. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT)
Cho phép đánh giá về xương rất tốt, tuy nhiên trượt đốt sống là bệnh lý
đặc trưng bởi những biến đổi hình thái cột sống liên quan tới vận động. CLVT
chụp cắt ngang cột sống ở trạng thái tĩnh, khảo sát mô mềm kém nên ít được
sử dụng.
1.4.4. Chụp cộng hưởng từ (CHT)
CHT cho thấy hình ảnh giải phẫu các thành phần của cột sống như tủy
sống, dây chằng, tổ chức phần mềm cạnh cột sống, hình ảnh đốt sống bất
thường trong TĐS: những biến đổi ở các mấu khớp do quá trình thoái hóa và
viêm làm cho bề mặt khớp đinh hướng theo chiều trước sau gây nên TĐS.

Tuy khả năng phát hiện khe hở eo không nhạy bằng CLVT nhưng trên
hình ảnh CHT cũng có thể thấy tổn thương này.
CHT là phương pháp nhạy nhất trong chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm. CHT
còn cho thấy hình ảnh hẹp ống sống.
Ngoài ra CHT còn quan sát được tất cả hình ảnh của các tổ chức lân cận
như khối cơ, da, tổ chức dưới da...

Hình 1.10. Phim cộng hưởng từ trượt đốt sống thắt lưng L5 – S1 [1]
CHT là phương pháp chẩn đoán không can thiệp, không có biến chứng.
Vì vậy, đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng nhiều nhất hiện
nay để chẩn đoán TĐS cùng với chụp X quang động cột sống.


23

1.5. Chẩn đoán xác định TĐS thắt lưng [14]
 Lâm sàng:
Dựa vào các triệu chứng như đau cột sống thắt lưng, hạn chế vận động
cột sống, dấu hiệu bậc thang, dấu hiệu chèn ép rễ, dấu hiệu đau cách hồi.
 Cận lâm sàng:
- Chụp X quang thường qui CSTL đã có thể chẩn đoán xác định trượt đốt
sống thắt lưng.
- Chụp cộng hưởng từ CSTL để xác định chính xác nguyên nhân trượt
đốt sống và đánh giá cả những tổ chức xung quanh cột sống như dây chằng,
chèn ép rễ thần kinh...
1.6. Điều trị TĐS thắt lưng
Có 2 phương pháp cơ bản là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Chỉ định
phương pháp điều trị phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ trượt, nguyên
nhân gây trượt, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và các bệnh kèm theo .
1.6.1. Điều trị bảo tồn [15]

Là phương pháp điều trị triệu chứng, đôi khi giúp bệnh nhân tránh được
cuộc mổ nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với việc dùng thuốc phối hợp với cố định
bằng áo nẹp cột sống và phục hồi chức năng.
Chỉ định điều trị bảo tồn áp dụng cho hầu hết các trường hợp trượt đốt
sống thắt lưng chỉ có triệu chứng đau lưng mà chưa có dấu hiệu chèn ép rễ
thần kinh, trừ những trường hợp trượt đốt sống do chấn thương hoặc trượt đốt
sống độ III trở lên trên bệnh nhân trượt đốt sống do phẫu thuật.
Các bước tiến hành
- Bất động trong thời kỳ cấp tính từ 1-3 ngày, bệnh nhân được nằm ngửa
trên giường cứng ở tư thế giảm đau nhất, kết hợp các loại thuốc chủ yếu là


24

chống viêm giảm đau, an thần, giãn cơ nhẹ và các thuốc vitamin nhóm B liều
cao. Cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc giảm đau chống viêm nhất là khi
sử dụng cho người cao tuổi.
- Vật lý trị liệu có thể ược áp dụng sau 1-2 tuần với mục đích để tăng sức
mạnh, độ dẻo dai của hệ thống gân cơ, dây chằng và làm vững cột sống. Bệnh
nhân trượt đôt sống thắt lưng được khuyến cáo là nên tập bằng xe đạp kết hợp
với bơi và hạn chế đi bộ.
- Sau 4-6 tuần điều trị đúng liệu trình mà bệnh nhân không cải thiện thì
có thể tiêm Steroid ngoài màng cứng. Có tác dụng làm giảm đau lưng và giảm
các triệu chứng gây ra do chèn ép thần kinh. Chế phẩm thường dùng là
Methylprednisolone.
- Cố định ngoài: sử dụng áo nẹp cột sống cố định ngoài. Vừa là phương
pháp điều trị, vừa là phương pháp giúp đánh giá mức độ đáp ứng của bệnh
nhân khi cố định cột sống.
1.6.2. Điều trị phẫu thuật TĐS thắt lưng [1] [16] [17]
Mục tiêu chung là ngăn chặn sự tiến triển của trượt, làm vững cột sống,

giải phóng chèn ép rễ thần kinh, cải thiện triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên 1
số quan điểm còn chưa thống nhất như: có nắn chỉnh cột sống về giải phẫu
bình thường hay không, vấn đề ghép xương hay vấn đề giải phóng chèn ép
thần kinh...
Chỉ định mổ tuyệt đối được đặt ra khi:
- Trượt đốt sống do nguyên nhân chấn thương ở bất cứ mức độ nào.
- Trượt đốt sống do nguyên nhân sau phẫu thuật cột sống và có biểu hiện
của chèn ép thần kinh.
- Trượt đốt sống từ độ III trở lên và có biểu hiện của chèn ép thần kinh.


25

Chỉ định mổ tương đối khi:
- Trượt đốt sống nguyên nhân do thoái hóa có biểu hiện đau lưng có hoặc
không có kèm theo dấu hiệu chèn ép thần kinh.
- Trượt đốt sống nguyên nhân sau phẫu thuật cột sống chỉ có biểu hiện
đau lưng mà không có dấu hiệu chèn ép thần kinh.
- Trượt đốt sống do bệnh lý chỉ định mổ tùy thuộc vào chỉ định của bệnh
lý gây ra trượt.
- Trượt đốt sống có chỉ định bảo tồn nhưng điều trị nội khoa kết hợp vật
lý trị liệu đúng và đủ liệu trình 3 tháng không hiệu quả.
- Trượt đốt sống có mất vững cột sống.
- Trượt đốt sống ở người cao tuổi hoặc kèm theo bệnh toàn thân, thể
trạng yếu cần cân nhắc đến khả năng chịu đựng cuộc mổ.
Kết quả điều trị phụ thuộc vào thời gian diễn biến bệnh và khả năng phát
hiện sớm các triệu chứng chèn ép rễ và các yếu tố gây mất vững cột sống như
tiêu eo đốt sống [18].
1.7. Tình hình nghiên cứu về bệnh TĐS thắt lưng
Thế giới và trong nước đều có rất nhiều nghiên cứu về bệnh TĐS thắt

lưng mở ra cái nhìn toàn diện hơn về bệnh cũng như là ngày càng có nhiều
phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Năm 2000, Moller đã tiến hành nghiên cứu trên 111 bệnh nhân là người
lớn bị TĐS thắt lưng với mục tiêu xác định các triệu chứng lâm sàng và sự
giảm chức năng ở bệnh nhân TĐS thắt lưng. Các triệu chứng được báo cáo
gồm đau thắt lưng và/hoặc đau thần kinh tọa, có nghĩa là không có sự khác
biệt với những đau lưng do các nguyên nhân khác, các triệu chứng của TĐS
thắt lưng thường nghèo nàn, mơ hồ và cần thiết phải có chụp X quang để xác
định TĐS [19].


×