Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

LO âu và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI rút b mạn điều TRỊ tại KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN BẠCH MAI, 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.48 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐỖ THU NGA

LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM
BỆNH VIỆN BẠCH MAI, 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐỖ THU NGA

LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM
BỆNH VIỆN BẠCH MAI, 2019
Chuyên ngành

: Điều dưỡng

Mã số

: 8.72.03.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AST

Aspartate transaminase

ALT

Alanin transaminase

Billirubin TP

Billirubin toàn phần

Billirubin TT

Billirubin trực tiếp

CLS


Cận lâm sàng

DSM-IV

Diagnostic and Statistical Manual verson IV

FACIT-F

Functional Assessment of Chronic Illness Therapy
Fatigue Scale (Version 4)

HADS

Hospital Anxiety and Depression Scale

HARS

Hamilton anxiety rating scale

HBeAg

Hepatitis B envelope Antigen

HbeAb

Hepatitis B envelope Antibody

HBV DNA

Hepatitis B virus deoxyribonucleic


HCC

Hepatocellular carinoma

HBsAg

Hepatitis B surface Antigen

ICD

International Classification of Diseases

NMVR

Người mang vi rút

PT

Prothrombin

QOL

Quality of life

S-TAI

State-Trait Anxiety Inventory

UTG


Ung thư gan

VG B

Viêm gan B

VR

Vi rút

WHO

World Health Organization

XG

Xơ gan

Zung

Self - Rating Anxiety Scale


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH



7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan vi rút B (VGB) đã, đang và sẽ còn là vấn đề y tế toàn cầu. Thống kê
cho thấy có hơn 2 tỷ người trên thế giới nhiễm vi rút viêm gan B (HBV), trong đó
khoảng 400 triệu người đang mang HBV mạn tính và mỗi năm có khoảng 1 triệu người
tử vong do xơ gan (XG) và ung thư gan (UTG) [43]. Nhiễm HBV có thể gây nên nhiều
mức độ bệnh khác nhau từ người mang vi rút mạn tính không triệu chứng đến viêm gan
cấp tính, viêm gan tối cấp tính, viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan [59].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở khu vực Đông Nam Á, ước tính có
khoảng 100 triệu người sống với HBV với 300.000 ca tử vong mỗi năm. Ở một số
nước như Thái Lan và Myanmar, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính là từ 5% đến
7% ở người trưởng thành [5].
Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn
tính (VRVG B) cao nhất. Nhìn chung, khoảng 10 triệu người dân bị VRVG B, tỷ lệ
viêm gan vi rút B ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là từ 9% đến
14%, khu vực nông thôn có tỷ lệ cao hơn thành phố với tỷ lệ khoảng 19% [25],
[45]. Những người bệnh VRVG B không được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ tăng
25-30% đến nguy cơ phát triển xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) với di
chứng suy gan và tử vong. Người ta cho rằng VRVG B có thể là nguyên nhân gây ra
58.650 bệnh nhân bị xơ gan, 25.000 bệnh nhân bị HCC, và 40.000 ca tử vong [44].
Không chỉ tiến triển thành xơ gan hay ung thư biểu mô tế bào gan dẫn đến tử
vong mà viêm gan vi rút B mạn tính còn ảnh hưởng nhiều mặt đến sức khỏe của con
người, gây gánh nặng lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, bệnh nhân
bị viêm gan B mãn tính hoặc các biến chứng của bệnh này ảnh hưởng đáng kể đến
căng thẳng tâm lý và tinh thần của họ, và cuối cùng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống (QOL) [15].



8

Chất lượng cuộc sống được định nghĩa là nhận thức của cá nhân về vị trí của
họ trong cuộc sống trong bối cảnh hệ thống văn hóa và giá trị mà họ sống và liên
quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ (WHO, 1996).
Viêm gan vi rút B mạn tính có thể tương quan với một số rối loạn tâm thần, chẳng
hạn như lo âu, trầm cảm và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [5], [64].
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của VGVR B mạn tính đối với QOL của bệnh nhân
đã được tiến hành và công bố ở nhiều nghiên cứu trên thế giới [31], [40], thậm chí
còn có nghiên cứu hệ thống hoàn thành bộ câu hỏi, bảng kiểm để đánh giá về QOL
trên bệnh nhân viêm gan B. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc giảm rõ rệt về
chất lượng cuộc sống ở người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh mạn tính thường gần đây
mới bắt đầu được chú ý tại Việt Nam nên số lượng, chất lượng và quy mô của các
nghiên cứu này còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu của điều dưỡng - những
người chăm sóc bệnh nhân VGVR B mạn tính hàng ngày, gần đây nhất chỉ có
nghiên cứu của Đoàn Thị Bến [9] đánh giá về vấn đề chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân viêm gan vi rút B mạn tính điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch
Mai năm 2016. Trong nghiên cứu này, Đoàn Thị Bến ghi nhận thấy tỷ lệ lo âu của
bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính rất cao (> 40%). Vì lý do đó, chúng tối tiến
hành đề tài này với hai mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng lo âu trên người bệnh viêm gan vi rút B mạn tính tại khoa
truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, năm 2019.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh.



9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh viêm gan vi rút B mạn tính
1.1.1. Tình hình nhiễm viêm gan vi rút B
Theo WHO ước tính có khoảng hai tỷ người đã nhiễm HBV, trong đó trên 400
triệu người đang mang HBV mạn tính trên thế giới [43]. Tỷ lệ người mang HBV
mạn tính thay đổi theo khu vực địa lý, dao động từ 10-20% dân số ở Trung Quốc,
các nước vùng Đông Nam Á, quần đảo Tây Thái Bình Dương và khu vực SubSahara của Châu Phi đến dưới 1% ở khu vực Bắc Âu và Bắc Mỹ. Trong đó khoảng
75% thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Khoảng 15-40% trường
hợp viêm gan B mạn tính phát triển thành xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan; trong
đó khoảng 1/2 triệu người chết mỗi năm vì ung thư gan [16], [59].

Hình 1.1. Tỷ lệ người mang HBV ở các khu vực trên thế giới năm 2005
(Nguồn )
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao trên thế giới,
khoảng từ 20-26% quần thể người khoẻ mạnh có HBsAg dương tính [43], ước
tính có khoảng 6,4 triệu người nhiễm HBV năm 1990 nhưng năm 2005 số người


10

nhiễm HBV là 8,4 triệu. Nhờ có chương trình tiêm chủng phòng ngừa nhiễm HBV
bằng vaccine mà tỷ lệ nhiễm HBV dự tính sẽ giảm xuống vào năm 2025, ước tính
có 8 triệu người nhiễm. Tuy nhiên, tình hình xơ gan, ung thư gan và tử vong do
nhiễm HBV lại tăng lên mạnh mẽ. Tính từ năm 1990 có 21.900 bệnh nhân xơ gan,
9.400 bệnh nhân ung thư gan và 12.600 bệnh nhân tử vong do HBV. Dự tính đến

năm 2025 số liệu tương ứng tăng lên là 58.650 bệnh nhân xơ gan, 25.000 bệnh nhân
ung thư gan và 40.000 tử vong liên quan đến HBV [44]. Người mang HBV mạn
tính có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, theo Beasley đánh giá
nguy cơ tiến triển mắc ung thư gan của những người mang HBV mạn tính cao gấp
98,4 lần so với người bình thường [53].
1.1.2. Sinh lý bệnh viêm gan B mạn tính
Những người bị viêm gan vi rút (VGVR) B mạn tính có khoảng 15-40% phát triển
thành xơ gan và 2-5% phát triển thành ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC) [21].
Nhiễm VGVR B mạn tính trải qua 4 giai đoạn biểu hiện bởi sự nhân lên và
của vi rút và đáp ứng miễn dịch [20].
-

Giai đoạn dung nạp miễn dịch: vi rút viêm gan B xâm nhập và gắn vào tế bào gan.
Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm. HBV DNA rất cao nhưng ít triệu chứng
lâm sàng, men gan trong giới hạn bình thường, không có hoặc có rất ít tổn thương
mô bệnh học.

-

Giai đoạn đào thải miễn dịch: thường xảy ra ở những thanh thiếu niên hoặc người
trưởng thành bị nhiễm viêm gan B, kéo dài vài tuần đến 1-2 năm. Lượng ALT và
DNA của HBV tăng lên; mất HbeAg và xuất hiện HbeAb có thể xảy ra ở 50% trẻ
em và người lớn bị nhiễm bệnh trong vòng 5 năm và 70% trong số đó trong vòng 10
năm.

-

Giai đoạn ba là giai đoạn kiểm soát miễn dịch: giai đoạn này liên quan đến sự nhân
lên của virus không phát hiện được. HbeAg không hoạt động, HBV DNA thấp hoặc
không phát hiện được, ALT bình thường và gan có tổn thương viêm nhẹ.



11

-

Giai đoạn tái hoạt và nhân lên: Giai đoạn này đã số có HbeAg âm tính, HBV DNA tăng,
ALT cao từng đợt và mức độ viêm hoại tử tế bào gan ở mức độ vừa và nặng.
1.1.3. Triệu chứng của nhiễm viêm gan vi rút B mạn tính
Hầu hết bệnh nhân nhiễm VGVR B mạn tính không có triệu chứng đặc hiệu.
Số triệu chứng thường xuất hiện: mệt mỏi, đau mỏi người, sốt, chán ăn, buồn
nôn và đau bụng. Ngoài ra các triệu chứng khác có thể gặp: vàng da, ăn kém, sụt
cân, phù,…
1.1.4. Tiến triển của bệnh
Nhiễm VGVR B được chẩn đoán là mạn tính khi có HBsAg dương tính kéo
dài từ 6 tháng trở lên.
Nhiễm VGVR B mạn là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh tật liên quan
đến gan trên toàn cầu, bao gồm các biến chứng nặng nề gây tử vong như xơ gan
(còn bù, mất bù) và ung thư tế bào gan, tỷ lệ mắc xơ gan còn bù ở những bệnh nhân
mắc HBV là từ 8% đến 20% [51], [16].
1.1.5. Ảnh hưởng của viêm gan vi rút B mạn tính
VGVR B mạn tính không chỉ dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư biểu mô tế
bào gan (HCC) mà còn là gánh nặng lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đây
là vấn đề đáng được quan tâm của xã hội. Giai đoạn bệnh có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng cuộc sống (QoL) của bệnh nhân [15].
VGVR B mạn tính gây hậu quả đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm lý
của bệnh nhân. Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy sức khỏe thể chất ở
những bệnh nhân mắc VGVR B mạn tính thấp hơn đáng kể so với những người
không mắc VGVR B mạn tính [40]. Ngoài ra, thường gặp tậm lý đau khổ ở những
bệnh nhân VGVR B mạn tính, trong đó trầm cảm và lo âu là phổ biến nhất.

Hơn nữa, VGVR B mạn tính cũng ảnh hưởng đến sức khỏe xã hội của bệnh
nhân. Tại Singapore, tổng chi phí cho VGVR B mạn tính đã vượt quá 279 triệu
USD. Ở Việt Nam, bệnh nhân VGVR B mạn tính phải chịu gánh nặng tài chính cho
điều trị, do đó dẫn đến tình trạng phổ biến là việc điều trị chậm trễ [61]. Năm 2008,


12

ước tính tổng chi phí cho nhiễm VGVR B là khoảng 4,4 tỷ USD, trong đó chi phí y
tế trực tiếp chiếm 70%. Tổng chi phí cho VGVR B mạn tính và HCC lần lượt là
450,35 đô la Mỹ và 1883,05 đô la Mỹ, rất cao so với tổng sản phẩm quốc nội bình
quân đầu người năm 2008 của Việt Nam [61]. Ngoài ra, bệnh nhân, những người
chăm sóc và gia đình cũng trải qua những gánh nặng đáng kể do các vấn đề về sức
khỏe và xã hội.
1.2. Rối loạn lo âu
1.2.1. Một số khái niệm về lo âu
1.

1.2.1.1. Lo âu bình thường
Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn và

các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại,
vươn tới. Lo âu cũng là tín hiệu cảnh báo trước những mối đe dọa đột ngột, trực tiếp do
đó giúp con người tồn tại và thích nghi [9]. Lo âu bình thường có chủ đề rõ ràng trong
cuộc sống như công việc, học tập… và mang tính chất nhất thời. Khi những sự kiện
trong đời sống ảnh hưởng đến tâm lý chủ thể hết tác động thì lo âu cũng không còn
hoặc còn lại rất ít triệu chứng [26].
1.2.1.2. Lo âu bệnh lý
Khác với lo âu bình thường, lo âu bệnh lý có thể xuất hiện không có liên quan
tới một mối đe dọa rõ ràng nào hoặc các sự kiện tác động đã chấm dứt nhưng vẫn còn

lo âu, mức độ lo âu cũng không tương xứng với bất kì một đe dọa nào để có thể tồn tại
hoặc kéo dài. Khi mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt các hoạt động, lúc đó được gọi là lo
âu bệnh lý [10]
Lo âu bệnh lý thường kéo dài và lặp đi lặp lại với các triệu chứng như: mạch
nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an. Lo
âu bệnh lý cũng là lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, không có chủ đề rõ ràng,
mang tính chất mơ hồ, vô lý [62], [68].


13

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý [10]
Lo âu bình thường

Lo âu bệnh lý

Lo âu không làm ảnh hưởng đến Lo âu gây mất ổn định các hoạt động,
công việc, hoạt động hàng ngày.
ảnh hưởng đến nghề nghiệp, cuộc sống
xã hội.
Lo âu có thể kiểm soát được.

Lo âu không thể kiểm soát được.

Lo âu gây khó chịu đôi chút, không Lo âu hết sức khó chịu, bồn chồn, căng
nặng nề.
thẳng.
Lo âu giới hạn trong một số tình Lo âu trong mọi tình huống bất kỳ,
huống có thật, hoàn cảnh đặc trưng, luôn có xu hướng chờ đợi những kết
cụ thể.

cục xấu.
Lo âu chỉ tồn tại trong một thời Lo âu kéo dài ngày này qua ngày khác
điểm nhất định
trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng
1.2.2. Phân loại các rối loạn lo âu [10]
Phân loại theo ICD-10
-

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ gồm: lo âu ám ảnh sợ khoảng trống, lo âu ám ảnh sợ
xã hội, lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu, các rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác, lo âu ám ảnh sợ
không biệt định.

-

Các rối loạn lo âu khác gồm: rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hỗn
hợp lo âu và trầm cảm, các rối loạn lo âu hỗn hợp khác, các rối loạn lo âu không
biệt định khác, rối loạn lo âu không biệt định.
Phân loại theo DSM – IV

-

Rối loạn lo âu không biệt định bao gồm rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

-

Rối loạn hoảng sợ không bao gồm ám ảnh sợ đám đông

-

Rối loạn lo âu lan tỏa


-

Rối loạn hoảng sợ bao gồm ám ảnh sợ đám đông

-

Ám ảnh sợ đám đông không có tiền sử rối loạn hoảng sợ

-

Ám ảnh sợ xã hội


14

-

Ám ảnh sợ đặc hiệu

-

Rối loạn ám ảnh nghi thức

-

Rối loạn stress cấp

-


Rối loạn stress sau sang chấn
1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu
Những người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy rất sợ hãi, không chắc
chắn cùng với những biểu hiện đa dạng và phức tạp. Họ thường xuyên lo lắng
và không thể kiểm soát sự lo lắng, không thể thư giãn, khó tập trung, khó ngủ
và duy trì giấc ngủ, hay bất chợt giật mình, bồn chồn và cáu gắt. Ngoài ra các
triệu chứng cơ thể thường gặp là: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng,
đau nhức cơ bắp, run rẩy, co giật, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, khó thở, cảm giác
như hết hơi, buồn nôn...[10].
1.2.4. Các thang điểm đánh giá lo âu
Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá các mức độ rối loạn tâm lý
ở bệnh nhân, trong đó có thang đo lo âu Zung, thang tự đánh giá mức độ lo âu
S-TAI (State-Trait Anxiety Inventory), thang đánh giá lo âu Hamilton
(Hamilton anxiety rating scale – HARS), thang đánh giá lo âu và trầm cảm
trên bệnh nhân tại bệnh viện (HADS)…

-

Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self - Rating Anxiety Scale):do W.W. Zung
(1971) đề xuất là một phương pháp xác định mức độ lo lắng ở những bệnh nhân có
các triệu chứng lo âu chủ yếu tập trung vào những rối loạn phổ biến nhất, những
vấn đề căng thẳng thường gây ra lo lắng. Test này được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu bao gồm 20 câu hỏi trong đó
15 câu hỏi về gia tăng sự lo lắng và 5 câu giảm. Có hai dạng đánh giá là tự đánh giá
và đánh giá lâm sàng. Các câu hỏi được tính điểm theo 4 mức tần suất xuất hiện
triệu chứng:
+ 1 điểm: không có hoặc ít thời gian.
+ 2 điểm: đôi khi.



15

+ 3 điểm: phần lớn thời gian
+ 4 điểm: hầu hết hoặc tất cả thời gian
Kết quả được đánh giá:
T < 50%: Không có lo âu bệnh lý
T > 50%: Có lo âu bệnh lý.
-

Thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait Anxiety Inventory): Để đo lường
sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu hiện tại. Có hai loại
phiên bản cho cả người lớn và trẻ em. Công cụ này là 2 bảng tự đánh giá gồm tổng
số 40 câu hỏi, mỗi bảng là 20 câu, người bệnh sẽ tự đánh giá theo các mức độ và
được quy ra điểm: 1 điểm, 2 điểm, 3 điểm và 4 điểm. Ở mỗi bảng, số điểm nằm
trong khoảng 20-80 điểm, điểm càng cao thì càng cho thấy sự lo lắng nhiều hơn.
Với người lớn, thời gian yêu cầu để hoàn thành bảng đo là 10 phút. Đây là một
phương pháp đánh giá nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng và rất phổ biến trên thế giới,
được dịch ra nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên khi muốn tìm sự thay đổi về
tâm lý trong một khoảng thời gian ngắn thì thang đo này vẫn còn hạn chế do mục
đích tìm các dấu hiệu lo âu đã tồn tại trong thời gian dài.

-

Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale – HARS): Đây là
thang đo được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng đặc biệt là trong các nghiên cứu
hiệu quả điều trị lo âu. Thang đo này bao gồm 14 nhóm câu hỏi cho các triệu chứng
và tương đối chi tiết, thường được sử dụng đánh giá các triệu chứng lo âu trong rối
loạn lo âu lan tỏa. Thang đánh giá lo âu của Hamilton (HAM- A) thuộc phạm vi
công cộng và được sử dụng để đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
lo âu, bao gồm đánh giá 14 triệu chứng và dấu hiệu. Mỗi mục được tính theo thang

điểm 5, từ 0 (không có mặt) đến 4 (nghiêm trọng). 0 = Không có mặt, 1 = Nhẹ, 2 =
Trung bình, 3 = Nặng, 4 = Rất nặng. Tổng số điểm nằm trong khoảng từ 0 đến 56,
dưới và bằng 17 là mức độ nghiêm trọng nhẹ, 18 - 24 là mức độ nhẹ đến trung bình
và 25 - 30 là trung bình đến nặng, trên 30 là mức độ nghiêm trọng. Thời gian được
quản lý khoảng 10-15 phút. (Hamilton, 1960)


16

-

Thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh viện HADS [50]: Đây là
công cụ có giá trị và đáng tin cậy để sàng lọc, đánh giá các triệu chứng lo âu và
trầm cảm của bệnh nhân tại bệnh viện. Thang đo này rất đơn giản, dễ hiểu và dễ
dàng hoàn thành trong khoảng thời gian chưa đến 5 phút, gồm 14 câu hỏi tự trả lời
về những triệu chứng của chính người bệnh trong thời gian tuần kế trước, bao gồm
7 câu đánh giá lo âu (HADS – A) và 7 câu cho trầm cảm (HADS – D). Mỗi câu hỏi
có 4 lựa chọn theo các mức độ tương ứng với các số điểm từ 0 đến 3. Sau khi tính
tổng điểm cho mỗi phần, từ 11 điểm trở lên là rối loạn lo âu hay trầm cảm thực sự,
từ 8 đến 10 điểm là có thể có triệu chứng của lo âu hay trầm cảm, từ 0 đến 7 điểm là
bình thường. Vì vậy trong luận văn chúng tôi sử dụng thang này để đo tình trạng lo
âu, trầm cảm ở bệnh nhân.
1.3. Lo âu và mối liên hệ với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm gan vi
rút B mạn tính
1.3.1. Tâm lý của bệnh nhân viêm gan B mạn tính
Mặc dù với những tiến bộ trong y học về chẩn đoán cũng như điều trị
VGVR B mạn tính,
nhưng khi đối mặt với căn bệnh này, người bệnh vẫn rất nhiều những
vấn đề lo lắng bao gồm sự suy giảm sức khỏe và chức năng của gan theo
thời gian, chi phí và thuốc điều trị,...

Sự cẳng thẳng tâm lý và lo âu này diễn ra hàng ngày không chỉ với
bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình bệnh nhân và những người chăm
sóc. Những tổn thương về cả thể chất và tâm thần này có thể gây ra tình
trạng mất khả năng lao động hoặc thực hiện các vai trò xã hội của người
bệnh. Do đó cần có sự chú ý đến vấn đề lo âu và có những can thiệp hợp lý,
kịp thời nhằm cải thiện đời sống tinh thần sẽ có thể mang đến những hiệu
quả điều trị tốt hơn cho người bệnh.


17

1.3.2. Lo âu và viêm gan vi rút B mạn tính
Có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến sức khỏe tâm lý, các yếu tố gây
căng thẳng tâm lý xã hội liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân
viêm gan vi rút B mạn tính [35], [49]. Lo âu, cùng với trầm cảm là những
vấn đề gặp phổ biến và quan trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh VGVR B
mạn tính. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 96 bệnh nhân được
theo dõi trong ít nhất một năm đã được đăng tải năm 2013 cho thấy tỉ lệ lo
âu nghiêm trọng ở bệnh nhân VGVR B mạn tính lên tới 2,1%; đáng chú ý là
có tới 15,6% bệnh nhân đã tứng có rối loạn lo âu trước đó [31]. Trong một
nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Medicine vào tháng 05/2016 được
tiến hành trên 77 bệnh nhân viêm gan B và 53 bệnh nhân thuộc nhóm
chứng đã cho thấy tỷ lệ lo âu trong nhóm bệnh nhân viêm gan vi rút B cao
hơn đáng kể nhóm chứng với ý nghĩa thống kê p < 0,001 [70]. Cũng như
trong nghiên cứu của Đoàn Thị Bến đánh giá về vấn đề chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính điều trị tại khoa Truyền
nhiễm Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 nhận thấy tỷ lệ lo âu của bệnh nhân
viêm gan vi rút B mạn tính rất cao (> 40%) [9].



18

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh viêm gan vi rút B mạn tính điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm,
Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
-

Bệnh nhân >=16 tuổi.

-

Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm VGVR B mạn.
Lựa chọn theo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan vi rút B mạn theo hướng dẫn
chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B của Bộ Y tế [12]:

o HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
o AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.
o Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển (được xác định bằng sinh thiết

gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn
nguyên khác
-

Bệnh nhân có khả năng giao tiếp được.

-


Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân <16 tuổi, không thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
Bệnh nhân nhiễm VGVR B mạn tính có xơ gan mất bù và đang có kèm theo
các bệnh cấp tính nặng hoặc các bệnh mạn tính khác ảnh hưởng đến tình trạng lo âu,
chất lượng cuộc sống như: nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy thận nặng, bệnh
tim mạch nặng, thiếu máu nặng…
2.2. Địa điểm nghiên cứu.
Tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.


19

2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 07 năm 2019.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Tính cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho xác định/ước lượng một tỷ lệ trong nghiên
cứu mô tả như sau:
N = Z2 1-α/2 P(1-P)/d2
Trong đó:
P: tỷ lệ ước tính. Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Bến trước đó, tỷ lệ lo âu trên
bệnh nhân viêm gan B là 43% do đó chúng tôi lấy p=0,4.
d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn (confident limit around the point
estimate), thường lấy d = 0.05 (5%)
Z: Z score tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn, thường lấy 95%
- 95% CI, 2-side test Z = 1.96
Cỡ mẫu tính theo công thức mà nghiên cứu lấy được là 194 bệnh nhân
Chọn mẫu nghiên cứu:

Cách chọn mẫu: Thuận tiện
Từ danh sách người bệnh nhập viện điều trị nội trú với chẩn đoán nhiễm
VGVR B mạn được cập nhật theo từng ngày tại khoa Truyền nhiễm đối chiếu với
tiêu chuẩn chọn người bệnh vào nghiên cứu, chọn ra người bệnh phù hợp với tiêu
chuẩn nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, thu thập theo mẫu phiếu bộ câu hỏi
nghiên cứu được thiết kế trước cho tới khi đủ số lượng người bệnh theo cỡ mẫu đã
ước tính.
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.4.3. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu
2.4.3.1. Sử dụng bệnh án nghiên cứu thiết kế sẵn (phụ lục 1,2,3) để thu thập các chỉ số về:
* Đặc điểm chung của bệnh nhân:


20

Tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn…ngày vào viện,
ngày ra viện, số ngày điều trị, mã bệnh nhân điều trị nội trú.
* Đặc điểm lâm sàng:
- Triệu chứng lâm sàng tại thởi điểm vào viện: chán ăn (giảm cân, mức độ), mệt
mỏi, vàng da vàng mắt, đầy bụng khó tiêu, phù …..
* Đặc điểm cận lâm sàng:
- Các chỉ số huyết học: Hồng cầu, Huyết sắc tố, bạch cầu, tiểu cầu…
- Các chỉ số đông máu: PT, INR
- Các chỉ số sinh hóa máu: AST, ALT, Glucose, Protein, albumin, Bilirubin,…
- Các chỉ số vi sinh: HBV DNA,…
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, …
2.4.3.2. Đánh giá tình trạng lo âu:
Sử dụng thang đo HADS (phụ lục II)
Thang đo HADS trong nghiên cứu này sử dụng 14 câu hỏi, trong đó 7 câu hỏi

nằm trong phần đo lo âu (HADS-A) và 7 câu hỏi nằm trong phần đo trầm cảm
(HADS-D). Mỗi câu có 4 mức độ trả lời tương ứng với điểm 0,1,2,3.
Kết quả được phân tích theo tổng điểm các câu hỏi theo các mức độ:


Từ 0 đến 7 điểm: bình thường



Từ 8 đến 10 điểm: có thể có triệu chứng của lo âu/trầm cảm



Từ 11 đến 21 điểm: lo âu thực sự/ trầm cảm thực sự
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng điểm cắt 8 để đánh giá tình trạng lo âu,
trầm cảm.
2.4.3.3. Đánh giá tình trạng mệt mỏi (Functional Assessment of Chronic Illness
Therapy (FACIT) Fatigue Scale (Version 4) (FACIT-F)
Thang đo mệt mỏi trong nghiên cứu sử dụng 13 câu hỏi. Mỗi mục được tính
theo thang điểm 5. Từ 0 = Hoàn toàn không, 1 = Một chút, 2 = Hơi mệt, 3 = Khá
nhiều, 4 = Rất nhiều. Kết quả được phân tích theo tổng từ 0-52 điểm các câu hỏi
chia theo mức độ:



Từ 0 đến 16 điểm: Không mệt mỏi


21




Từ 17 đến 25 điểm: Mệt mỏi nhẹ



Từ 26 đến 52 điểm: Mệt mỏi rõ
2.4.3.4. Phân tích các yếu tố liên quan tới lo âu:
- Liên quan giữa lo âu với trầm cảm
- Liên quan với đặc điểm nhân khẩu
- Liên quan với đặc điểm lâm sàng
- Liên quan với đặc điểm cận lâm sàng
- Liên quan với nhu cầu chăm sóc trong quá trình điều trị
2.4.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu gồm 2 phần: phần phỏng vấn trực tiếp người
bệnh và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án nội trú.
2.4.4.1. Thu thập số liệu từ phỏng vấn người bệnh.
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ được nghiên cứu viên giải thích rõ về nghiên cứu
và sẽ được phỏng vấn bởi nghiên cứu viên theo hồ sơ nghiên cứu.
2.4.4.2. Thu thập số liệu từ bệnh án nội trú
Số liệu dựa phiếu phỏng vấn người bệnh và thông tin trong bệnh án điều trị
nội trú tại khoa Truyền nhiễm của từng đối tượng nghiên cứu.
Công cụ thu thập số liệu:
*Các thông tin về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và hồ sơ mẫu (phụ lục 1)
*Thang điểm đánh giá lo âu trầm cảm (HADS) (phụ lục 2)
Thông tin thu thập qua bộ câu hỏi có sẵn được thiết kế dựa trên nhóm biến số
chỉ số và thang đo lường về sự lo âu và trầm cảm tại bệnh viện (Hospital Anxiety
and Depression Scale – HADS)
*Thang điểm đánh giá mệt mỏi (Facit-F) (phụ lục 3)

Thông tin thu thập qua bộ câu hỏi có sẵn được thiết kế dựa trên nhóm biến số
chỉ số và thang đo lường về sự mệt mỏi theo Functional Assessment of Chronic
Illness Fatigue Scale (Version 4)


22

Người thu thập số liệu: Đỗ Thu Nga cùng với sự hỗ trợ của các nhân viên y
tế tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.
2.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Số liệu sau khi được làm sạch sẽ được nhập vào máy tính và quản lý bằng
phần mềm Epidata 3.1
- Các số liệu được xử lý và phân tích sử dụng phần mềm SPSS 22.0
- Trong quá trình xử lý, các số liệu bị thiếu, vô lý, ngoại lai được kiểm tra và
khắc phục.
- Các thông kê mô tả và thống kê suy luận thực hiện thông qua tính toán giá trị
trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn cho các biến định lượng và tỷ số, tỷ lệ cho các
biến định tính.
- Sau bước hồi quy, thực hiện phân tích ANOVA và Independent Sample T – Test
- Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 được áp dụng.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Ban lãnh đạo Khoa Truyền
nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Hội Đồng đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học khoa
Khoa học Sức khỏe trường Đại học Thăng Long
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng mục đích và
nội dung nghiên cứu, đều tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Bất kỳ bệnh nhân nào từ chối tham gia nghiên cứu đều được tôn trọng quyết
định và bệnh nhân vẫn tiếp tục theo dõi, điều trị tại Khoa Truyền nhiễm không có
bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
Số liệu nghiên cứu mang tính đánh giá chung chứ không nhằm cụ thể vào bất kỳ

ai. Thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bảo mật hoàn toàn.
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu được mã hóa dưới dạng mã số riêng
của nghiên cứu không lấy tên cá nhân cụ thể.


23

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số có 194 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Chúng tôi đã thu thập
thống kê và phân tích để đưa ra một số kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng và quá trình điều trị của đối
tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nam
T
t

Đặc điểm đối
tượng nghiên cứu

Nữ

Chung

SL

%


SL

%

SL

%

146

75,3

48

24,7

194

100

=< 35

62

42,5%

22

45,8%


84

43,3
%

36 - 59

72

49,3%

18

37,5%

90

46,4
%

p

Nhóm tuổi

>= 60
Mean (SD)

12

8,2%


40,17
(12,274)

8

16,7%

40,25
(15,196)

20

10,3
%

0,159

40,19
(13,016)

Địa phương
Hà nội
Ngoại tỉnh

44

30,1%

14


29,2%

58

29,9
%

102

69,9%

34

70,8%

136

70,1
%

56

38,4%

23

47,9%

79


40,7
%

0,899

Nghề nghiệp
Công/nông dân

0,358


24

Nam
T
t

Đặc điểm đối
tượng nghiên cứu

Nữ

Chung

SL

%

SL


%

SL

%

146

75,3

48

24,7

194

100

Trí thức

14

9,6%

7

14,6%

21


10,8
%

Học sinh, SV

4

2,7%

1

2,1%

5

2,6%

Khác

72

49,3%

17

35,4%

89


45,9
%

50

34,2%

18

37,5%

68

35,1
%

p

Trình độ học vấn
Bậc học phổ thông
Cao đẳng + Đại
học

96

65,8%

30

62,5%


126

64,9
%

Độc thân, chưa có
gia đình

24

16,4%

11

22,9%

35

18,0
%

Có GĐ,
chung

122

0,682

Tình trạng hôn nhân


sống

83,6%

37

77,1%

159

82,0
%

0,311

Đặc điểm kinh tế
Thu
BQ/tháng

nhập

Mean (SD)
Hộ nghèo

8.90 ( 6.06)
2

1.4%


0,003

5.46 ( 2.30)

8.13 (5.63)

2

4

2,1%
0,237

0,454

4.2%

Hộ không nghèo

144

98.6%

46

95.8%

190

97.9

%

Khả năng tự chi
trả

91

62,3%

27

56,3%

118

60,8
%

Vay mượn

55

37,7%

21

43,8%

76


39,2


25

Nam
T
t

Đặc điểm đối
tượng nghiên cứu

Nữ

Chung

SL

%

SL

%

SL

%

146


75,3

48

24,7

194

100

p

%
Bảo hiểm y tế

Không

99
47

67,8%
32,2%

38
10

79,2%
20,8%

137

57

70,6
%
29,4
%

0.134


×