Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tác động của trị liệu nhận thức hành vi đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.17 KB, 20 trang )

Tác động của trị liệu nhận thức hành vi đến
học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu
dựa trên định hình trường hợp

Huỳnh Hồ Ngọc Anh

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Ngọc Khanh
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về học sinh trung học phổ thông và rối
loạn lo âu thường gặp ở độ tuổi này. Xây dựng cấu trúc trị liệu bằng mô hình hành vi –
nhận thức có thể áp dụng đối với học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu. Thiết
kế mô hình định hình trường hợp đối với những thân chủ có rối loạn lo âu.

Keywords: Tâm lý học trẻ em; Tâm lý trị liệu; Học sinh; Trung học phổ thông; Nhận
thức; Rối loại hành vi

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo đánh giá chung của nhiều quốc gia trên thế giới, các rối loạn liên quan đến tâm lý
chiếm 20% -25% dân số. Trong đó rối loạn lo âu là rối loạn thường gặp và phổ biến.Nghiên cứu
của Rieger và cộng sự (1990) cho thấy có khoảng 15% dân số nói chung đã trải nghiệm dấu hiệu
đặc trưng của rối loạn lo âu và 2,3% đến 8,1% đang có rối loạn lo âu hiện hành.
Hiện nay, rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý điển hình, đặc biệt đối với
lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.Theo thống kê, tỉ lệ mắc phải lo âu ước tính ở thanh
thiếu niên và trẻ em khoảng từ 3% đến 20%, làm cho rối loạn lo âu trở thành một trong những
rối loạn thường gặp của trẻ em và thanh thiếu niên (Albano, Chorpita, & Barlow, 2003).Học
sinh trung học phổ thông từ 15 đến 18 tuổi được gọi là lứa tuổi đầu thanh niên (thanh niên học


sinh). Độ tuổi này là giai đoạn hoàn thiện sự phát triển thể chất của con người cả về phương
diện cấu tạo và chức năng. Về thể lực thì đây là thời kỳ sung mãn nhất của đời người. Ở độ
tuổi này các em có nhiều vấn đề để lo âu: học tập, bạn bè, hình ảnh bản thân hiện tại và tương
lai, tình yêu đôi lứa, gia đình, những kỳ vọng mà gia đình cũng như bản thân tự đặt ra. Đó
chính là những lo âu bình thường mà bất cứ người trưởng thành nào cũng từng trải qua.Tuy
nhiên, lo âu diễn ra quá mức sẽ ảnh hưởng đến các chức năng về mặt xã hội như là công việc
học tập, giao tiếp.Nếu quá nặng bệnh nhân sẽ bị tàn tật về mặt xã hội. Điều đáng nói ở đây lo

2
âu ở mức độ nhẹ và vừa thì ít được thể hiện ra bên ngoài như hành vi nên ít được chú ý đến.
Chỉ khi nào nó thật sự ảnh hưởng đến các chức năng của cuộc sống hoặc chuyển sang những
rối loạn khác như trầm cảm thì lúc đó mới được đưa đi khám.
Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân có rối loạn lo âu đạt được hiệu quả thông qua việc
dùng thuốc và trị liệu bằng hành vi – nhận thức. Với phương pháp trị liệu bằng hành vi – nhận
thức bao gồm nhiều nội dung khác nhau như giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách
xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu. Hoặc có
những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố gây cho bệnh nhân lo âu.Từ đó bệnh nhân sẽ dần
dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ mất dần.
Việc áp dụng trị liệu hành vi – nhận thức được chứng minh là có tác động rất lớn đến học sinh
trung học phổ thông tại Mĩ .Tuy nhiên, điều này chưa được phổ biến tại Việt Nam.Đặc biệt tại các
trường trung học phổ thông – nơi học sinh mắc phải rối loạn này rất nhiều, nhưng vì là rối loạn
hướng nội nên ít biểu hiện ra bên ngoài. Do đó chưa được quan tâm chữa trị.
Từ những mong muốn mang đến cho học sinh một cuộc sống tinh thần thoải mái nhất để có
thể học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường, chúng tôi chọn đề tài “Tác động của trị liệu
hành vi – nhận thức đến học sinh Trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường
hợp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khám phá những tác động đạt đượckhi sử dụng liệu pháp hành vi – nhận thức đối với
học sinh THPT có RLLA và những khó khăn được rút ra trong quá trình làm việc.
Hướng dẫn các bước thực hành trị liệu lo âu cho học sinh trung học phổ thông.

3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xem xét mức độ phù hợp của mô hình hành vi nhận thức đối với học sinh có rối loạn
lo âu tại trường Trung học phổ thông Marie Curie thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể tham gia nghiên cứu là 2 học sinh trường Trung học phổ thông
Marie Curie thành phố Hồ Chí Minh đã được sàng lọc từ 200 học sinh của khối lớp 10 và 11.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Cho đến nay phương pháp trị liệu bằng hành vi – nhận thức được chứng minh là có
tác động tích cực đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu tại các quốc gia trên thế
giới. Vì vậy, nó cũng có tác động tích cực đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu
tại Việt Nam.
Niềm tin và sự hợp tác của học sinh là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần
tạo nên sự thành công trong trị liệu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

3
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về học sinh trung học phổ thông và rối loạn lo âu
thường gặp ở độ tuổi này.
Xây dựng cấu trúc trị liệu bằng mô hình hành vi – nhận thức có thể áp dụng đối với
học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu.
Xây dựng mô hình định hình trường hợp đối với những thân chủ có rối loạn lo âu.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu: Việc ứng dụng trị liệu hành vi – nhận
thức cụ thể bằng hai kỹ thuật phơi nhiễm và tái cấu trúc nhận thức đối với học sinh trung học
phổ thông có rối loạn lo âu.
6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Trị liệu học sinh có rối loạn lo âu đã qua sàng lọc ban đầu
6.3. Địa bàn nghiên cứu

Trường Trung học phổ thông Marie Curie thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)
- Phương pháp tác động trị liệu
8. Đóng góp mới của nghiên cứu
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Những kết quả thu được về mặt lý luận để làm rõ:
Trị liệu bằng hành vi – nhận thức có tác động tích cực đến học sinh trung học phổ
thông có rối loạn lo âu tại Việt Nam.
Xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh về một phiên trị liệu bằng hành vi – nhận thức.
Xây dựng mô hình định hình trường hợp đối với học sinh có rối loạn lo âu.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về tác động của trị liệu hành vi – nhận thức đến
học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu một cách bài bản đối với từng trường hợp cụ
thể dựa trên phương pháp định hình trường hợp tại Việt Nam.
Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cũng như là cơ sở để các nhà tâm lý lâm
sàng nghiên cứu sâu hơn nữa về việc áp dụng trị liệu hành vi – nhận thức đối với trẻ em Việt
Nam có rối loạn lo âu.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của
luận văn đượctrình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận

4
Chương 2: Xây dựng mô hình
Chương 3: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu



5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vài nét về tình hình nghiên cứu lo âu ở Việt Nam:
Ở nước ta hiện nay vấn đề sức khỏe tâm thần đối với trẻ em và vị thành niên đang được
các ngành các cấp quan tâm. Tuy nhiên, đa số những công trình nghiên cứu đều tập trung tìm ra
nguyên nhân gây rối nhiễu tâm lý và những biện pháp can thiệp mang tính chất chung. Có rất ít
các nghiên cứu độc lập, chuyên biệt đối với rối loạn lo âu và cách điều trị theo hướng trị liệu tâm
lý.
Vài nét tình hình nghiên cứu lo âu ở nƣớc ngoài:
Trong các nghiên cứu về tình trạng lo âu ở trẻ, phải kể đến công trình của M.Prior và
cộng sự (1983 – 2001). Trên 2.443 trẻ được tham gia vào công trình nghiên cứu theo chiều
dọc từ lúc trẻ mới sinh đến 18 tuổi. Kết quả cho thấy 42% trẻ em có tính hay xấu hổ, nhút
nhát, thu mình trước 9 tuổi thường có rối loạn lo âu vào giai đoạn 13-14 tuổi. Warren và
Huston (1997) cho rằng mối quan hệ gắn bó mẹ con kéo dài làm tăng trạng thái lo âu của trẻ.
Sự gắn bó kéo dài là một yếu tố dự đoán quan trọng về trạng thái lo âu của trẻ em
Trên thế giới có rất nhiều trường phái tâm lý nghiên cứu về cách thức trị liệu lo
âu.Mỗi trường phái khác nhau có những cách thức trị liệu khác nhau. Gần đây, trị liệu lo âu
dựa trên trường phái tâm lý học hành vi – nhận thức đang được sự quan tâm của các nhà tâm
lý.
1.2. Học sinh trung học phổ thông
1.2.1. Khái niệm học sinh trung học phổ thông
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
- Sự phát triển tự ý thức
- Lí tưởng sống và tính tích cực hoạt động của học sinh THPT
- Lĩnh vực tình cảm của học sinh THPT.
1.3. Rối loạn lo âu – Các vấn đề về rối loạn lo âu
1.3.1. Định nghĩa rối loạn lo âu

Tổng hợp định nghĩa của các tác giả, chúng tôi định nghĩa như sau: Rối loạn âu là một
cảm xúc rối loạn tâm lý, là sự lo sợ quá mức về một tình huống, có tính chất vô lý, lặp đi lặp
lại và kéo dài ảnh hưởng đến sự thích nghi trong cuộc sống. Lo âu cũng là sự lặp đi lặp lại
những suy nghĩ vô lý, những hành vi mang tính chất nghi thức, đồng thời đi kèm với những
trạng thái về thể chất khó thở, mệt mỏi, không ngủ được, ra mồ hôi tay, tim đập nhanh,…
1.3.2. Các biểu hiện của rối loạn lo âu
Lo âu được biểu hiện như sau:
- Các triệu chứng kích thích hệ thần kinh thực vật: Hồi hộp hoặc tim đập mạnh hoặc tăng nhịp
tim, vã mồ hôi, run rẩy, khô miệng (không do thuốc hoặc mất nước).
Fo rmatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
Bold

6
- Các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng: khó thở, cảm giác nghẹn đau hoặc khó
chịu vùng ngực, buồn nôn hoặc khó chịu vùng bụng (ví dụ cảm giác sôi bụng).
- Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần: Cảm giác chóng mặt, đứng không vững,
ngất hoặc choáng váng, có cảm giác không thật về các đồ vật (tri giác sai thực tại) hoặc cảm
giác cơ thể ở rất xa hoặc “không thực sự ở tại đây” (giải thể nhân cách). Luôn lo lắng, sợ hãi
đến những vấn đề của tương lai.
- Các triệu chứng toàn thân: Có cơn nóng bừng hoặc ớn lạnh, tê cóng hoặc cảm giác kim
châm.
1.3. 3. Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu theo các trường phái tâm lý học
- Cách tiếp cận tâm động học
- Cách tiếp cận theo thuyết gắn bó
- Thuyết tập nhiễm xã hội
- Tiếp cận nhận thức của Beck và Emery
1.3.4. Hậu quả của rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết
hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng
cơ thể. Chính vì thế nó đem lại gánh nặng đáng kể cho cá nhân, gia đình, xã hội

Các nghiên cứu của Dweck và Wortman (1982); Strauss và Frame (1987); Turner,
Beidel và Costello (1987) chỉ ra rằng thời thơ ấu có rối loạn lo âu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
một loạt các yếu tố, bao gồm thành tích học tập và hoạt động xã hội. Hơn nữa, trẻ em có rối
loạn lo âu thường có nhiều hơn một rối loạn cùng một lúc.
Nhiều bằng chứng ủng hộ ý kiến rằng các rối loạn lo âu có một khởi phát sớm ở trẻ em
có thể tiếp tục vào tuổi trưởng thành (Albano et al, 2003).Thân chủ có thể lạm dụng chất gây
nghiện; mất ngủ; những vấn đề về dạ dày; nhức đầu; nghiến răng (bruxism).
Lo âu ảnh hưởng đến các chức năng sống bình thường của bệnh nhân. Có thể mất rất
nhiều thời gian hoặc mắc kẹt trong một mô hình suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại như đếm
hoặc rửa tay chỉ để giảm lo âu, căng thẳng.
Hầu hết bệnh nhân rối loạn lo âu luôn cẩn thận với những nơi lạ mà họ đến hoặc
những tình huống mà họ cảm thấy nguy hiểm đe dọa.Chính điều này làm hạn chế giao tiếp
hàng ngày, cũng có thể bệnh nhân sẽ tự cô lập chính mình.
Bệnh nhân rối loạn lo âu thường cảm thấy không thoải mái với những tình huống
nhất định.Điều này duy trì thói quen, đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của môi
trường.
Rối loạn lo âu có nhiều loại nhưng hầu hết tất cả đều nằm trong một phổ các triệu
chứng cảm xúc có tác động đáng kể đến sức khỏe và tình cảm.Các triệu chứng cảm xúc
thường xuyên có mặt hoặc trở thành một phần tính cách của những bệnh nhân rối loạn lo âu.
Fo rmatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
No underline, Font color: Auto
Fo rmatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
No underline, Font color: Auto
Fo rmatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
No underline, Font color: Auto
Fo rmatted: Font: Times New Roman, 12 pt,
No underline, Font color: Auto

7
Bên cạnh đó, bệnh nhân lo âu có thể giảm những chức năng sống, đối với học sinh

kết quả học tập giảm sút, các hoạt động xã hội bị thu hẹp, bệnh nhân cùn mòn giao tiếp xã
hội.
1.3.5. Các phương thức trị liệu rối loạn lo âu
Hiện nay, trên thế giới phổ biến hai phương thức trị liệu rối loạn lo âu đó là trị liệu
bằng thuốc và trị liệu bằng tâm lý.
- Trị liệu bằng thuốc: Biện pháp dùng thuốc đang được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sử
dụng để điều trị về rối loạn lo âu. Sử dụng thuốc là cách thức để giảm lo âu, giảm các biểu
hiện của cơ thể giúp cho bệnh nhân có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
- Trị liệu bằng tâm lý
Trong tâm lý học thì mô hình hành vi – nhận thức được cho là hiệu quả đối với các
thân chủ có rối loạn lo âu. Liệu pháp nhận thức hành vi với hai kỹ thuật chủ yếu là tái cấu trúc
nhận thức và phơi nhiễm giúp thân chủ có thể nhận biết được khi nào cơ thể mình lo âu, có
những suy nghĩ hợp lý và cách thức đương đầu với lo âu. Sau khi trị liệu thân chủ được chuẩn
bị trước để biết những tình huống nào có thể mang lo âu đến và cách thức làm thế nào để vượt
qua lo âu khi không có nhà trị liệu bên cạnh. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi nghiên
cứu những tác động của trị liệu hành vi – nhận thức đến học sinh trung học phổ thông có rối
loạn lo âu.
1.4. Trị liệu hành vi – nhận thức
1.4.1. Tiếp cận hành vi
1.4.2. Tiếp cận nhận thức
1.4.3. Tiếp cận hành vi nhận thức
Định nghĩa: Liệu pháp hành vi nhận thức là một thuật ngữ chung cho các chương trình
đặt trọng tâm vào các kỹ thuật được thiết kế để tạo nên sự thay đổi trong suy nghĩ, để từ đó
thay đổi hành vi và cảm xúc (khí sắc) (Harington, 2000). Trọng tâm chính là học tập các tiến
trình và cách thức thay đổi môi trường bên ngoài của thân chủ để từ đó thay đổi hành vi và
nhận thức. Chương trình huấn luyện gồm ba bước: xác định vấn đề, tìm ra giải pháp và thực
hành giải pháp (Beck và Fernandez, 1998).
1.5. Định hình trƣờng hợp
1.5.1. Thế nào là định hình trường hợp
Kế thừa các điểm mạnh của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đưa ra khái niệm

công cụ cho nghiên cứu của mình như sau: “Định hình trường hợp là một công cụ của các
nhà tâm lý lâm sàng, được xây dựng nhằm mục đích mô tả các vấn đề cơ bản của thân chủ,
áp dụng các lý thuyết về mô hình tâm bệnh để đi đến những giả thuyết về nguyên nhân, các
yếu tố duy trì và củng cố hành vi tâm bệnh, để từ đó dưa ra cách thức can thiệp phù hợp dựa
trên những cơ sở khoa học của các lý thuyết đó. Từ đó nhà tâm lý cùng thân chủ có thể chọn
một biện pháp can thiệp phù hợp nhất đối với thân chủ.”

8
1.5.2. Chức năng của định hình trường hợp
- Hướng dẫn trị liệu hiệu quả. Nghĩa là, nó xem xét tất cả các phương pháp điều trị mà bệnh
nhân đang được nhận, không chỉ là một phương pháp cụ thể nào. Sau đó nhà trị liệu cùng
bệnh nhân sẽ chọn cho mình một kế hoạch trị liệu phù hợp nhất đối với trường hợp của mình.
- Ngăn chặn lối mòn kinh nghiệm có sẵn của các nhà tâm lý lâm sàng giúp họ có thể chọn một
nội dung và kế hoạch trị liệu phù hợp nhất với từng trường hợp của mình.
1.5.3. Một số mô hình định hình trường hợp cơ bản

9
CHƢƠNG 2
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
2.1.1. Kế hoạch nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3. Giới thiệu chung về quá trình thực hành:
2.1.4. Xây dựng mô hình hành vi – nhận thức và mô hình định hình trường hợp
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận, chúng tôi tiến
hành xây dựng hai mô hình phục vụ cho trị liệu rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông.
Đây là hai mô hình vừa mang tính tổng hợp song cũng cụ thể trong quá trình trị liệu.
2.1.4.1. Mô hình trị liệu lo âu dựa trên trường phái hành vi nhận thức
Mô hình trị liệu hành vi nhận thức cho học sinh Trung học sinh trung học phổ thông
bao gồm bốn mô-đun hạt nhân: phát triển danh sách những điều gây nên sợ hãi, học về lo âu,

phơi nhiễm và tái cấu trúc nhận thức. Bên cạnh đó có những kỹ thuật đi kèm như thư giãn,
hình thành những kỹ năng mới giúp thân chủ có thể cải thiện hành vi và cảm xúc của mình.
a. Thang sợ hãi
Mục tiêu của mô-đun này là xây dựng một danh sách những điều gây nên sợ hãi.Đây
sẽ là những phần cơ bản để sau này sử dụng cho phần phơi nhiễm.Thang sợ hãi cũng chính là
một phần quan trọng trong bốn mô-đun của cốt lõi của trị liệu lo âu.
b. Học về lo âu
Mục tiêu: Mục tiêu của phần này là giáo dục thân chủ về lo âu, từ đó xây dựng nhân
tố cơ bản để thực hành phơi nhiễm, truyền cho thân chủ sự lạc quan về những tình huống của
chính bản thân thân chủ và khuyến khích thân chủ tham gia trị liệu. Đây là mô-đun hạt nhân
của trị liệu lo âu.
c. Phơi nhiễm – tiếp cận dần lo âu
Mô-đun này gồm có hai phần: Phơi nhiễm đối với tình huống thật và phơi nhiễm
tưởng tượng.
Mục tiêu: Giúp thân chủ kiểm soát lo âu và có phương pháp tự trị liệu cho mình khi
có lo âu.Đây là những bài thực hành được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi mức độ lo âu
giảm xuống và mất dần các vấn đề lo sợ cần được phơi nhiềm của thân chủ.
d. Tái cấu trúc nhận thức
Tái cấu trúc nhận thức là một kỹ thuật quan trọng trong trị liệu hành vi – nhận thức với
mục đích thay đổi những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý để giúp thân chủ có thể điều
chỉnh cảm xúc, giải quyết và đương đầu với những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Mục tiêu:
Giới thiệu về những ý tưởng lo âu do suy nghĩ của chính bản thân mang lại và mối
quan hệ của lo âu và suy nghĩ, giới thiệu kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức có thể thay đổi suy
nghĩ, niềm tin tiêu cực đang ngự trị trong đầu thân chủ. Qua đó hình thành những suy nghĩ
đương đầu, điều chỉnh cảm xúc, giải quyết vấn đề và thực hành những kỹ năng liên cá nhân.
e. Những bài tập thư giãn
Thư giãn là một phương pháp hành vi giúp con người chú tâm tập mềm các cơ bắp,
điều hòa nhịp thở, mang lại trạng thái tinh thần thư thái, thoải mái.
Ý nghĩa của tập thư giãn:

 Khi cơ thể căng thẳng sau đó thư giãn các cơ thể sẽ thải ra chất “endorphin”, chất này làm
cho ta thoải mái hơn.

10
 Thư giãn giúp ta chịu đựng và chấp nhận được những cảm xúc tiêu cực và những căng
thẳng thường gặp trong cuộc sống.
 Những bài tập thư giãn ngắn có thể thực hiện được mọi lúc mọi nơi, giúp ta lấy lại được
bình tĩnh trong chốc lát.
f. Các buổi thực hành
Trên đây là mô hình hành vi nhận thức mà chúng tôi xây dựng để trị liệu cho trẻ có rối loạn
lo âu. Với những kỹ thuật trên chúng tôi tạm thời đưa cấu trúc chương trình trị liệu gồm 10 buổi,
kéo dài từ 6 – 7 tuần, mỗi buổi khoảng 60 – 70 phút. Trong mỗi buổi trẻ chỉ làm việc riêng với nhà
trị liệu.Bắt đầu từ buổi 2, buổi nào cũng dành từ 5 đến 10 phút để hỏi về những điều thân chủ muốn
nói hôm nay. Sau đó cùng thân chủ đưa ra lịch làm việc của buổi hôm nay: mục tiêu là gì, phân tích
mục tiêu nào cần làm trước. Đối với các buổi thực hành chúng tôi nêu rõ mục đích, tiến trình thực
hiện và kết quả mong đợi trong từng buổi.
Buổi 1: Xây dựng mối quan hệ
Mục đích: Thiết lập mối quan hệ, tìm hiểu những thông tin về thân chủ, lí do vì sao thân
chủ đến với trị liệu, nói rõ nguyên tắc làm việc cũng như những điều cần làm khi trị liệu.
Kết quả mong đợi:Thân chủ chấp nhận trị liệu, và chấp nhận cho gia đình biết về kế hoạch
trị liệu cũng như ký vào cam kết chấp nhận cho thân chủ tham gia trị liệu. Thân chủ hiểu được
tiến trình làm việc của một phiên trị liệu tâm lý, bước đầu có thể trình bày những vấn đề của bản
thân đối với nhà trị liệu.
Buổi 2, 3: Học về lo âu
Mục đích:Truyền đạt những ý nghĩ về lo âu, giúp thân chủ hiểu như thế nào là lo âu,
dấu hiệu nào cho ta biết khi bản thân ta lo âu, cái gì gây ra và duy trì lo âu, lo âu có ích và
không có ích khi nào
Kết quả mong đợi: Sau hai buổi này thân chủ có thể nhận biết lúc nào thì cơn lo âu
đến, với những tình huống nào thì lo âu có thể xảy ra, những hành động, suy nghĩ, cảm xúc
nào diễn ra lúc đó và kết nối nó thành tam giác cảm xúc – suy nghĩ – hành động. Thân chủ có

thể hiểu lo âu là bình thường, chỉ bất thường khi lo âu quá mức. Muốn kiểm soát lo âu phải
tập luyện phơi nhiễm và phải được giám sát để có thể có những bằng chứng chống lại khi lo
âu bất hợp lý.
Buổi 4: Thang sợ hãi
Mục đích:Hình thành danh sách điều gây sợ cho thân chủ để, đây chính là những tình
huống sẽ sử dụng trong mô-đun thực hành phơi nhiễm sau này.
Kết quả mong đợi: Thân chủ có thể sử dụng thuần thục nhiệt kế cảm xúc và hình thành
một thang sợ hãi theo thứ tự từ thấp đến cao.
Buổi 5,6: Thực hành phơi nhiễm đối với tình huống thật
Mục đích:Cùng thân chủ thực hành những tình huống phơi nhiễm dựa trên thang sợ
hãi đã được thiết lập từ buổi trước.
Kết quả mong đợi: Sau buổi trị liệu thân chủ làm được bài tập về nhà, hiểu thế nào là
thực hành phơi nhiễm, chấp nhận lo âu đến với mình nhưng mình có thể đuổi được lo âu.
Buổi 7: Thực hành phơi nhiễm tƣởng tƣợng
Mục đích: Giống như phơi nhiễm đối với tình huống thật thì phơi nhiễm tưởng tượng
được sử dụng để thực hành đối với những kích thích không dễ thực hiện trong cơ thể.
Kết quả mong đợi:Thân chủ chấp nhận được lo âu của mình, hiểu mình phải làm gì
khi lo âu đến. Thông qua bài tập thư giãn thân chủ có phương pháp điều chỉnh nhịp thở, điều
chỉnh các cơ của mình khi lo âu đến.
Buổi 8,9: Tái cấu trúc nhận thức:

11
Mục đích:Giúp thân chủ nhận ra được những suy nghĩ vô lý, tìm bằng chứng bác bỏ
những suy nghĩ đó và thay thế nó bằng những suy nghĩ hợp lý để điều chỉnh cảm xúc và giải
quyết các vấn đề của thân chủ.
Kết quả mong đợi:Thân chủ phân biệt được những suy nghĩ lo âu đang diễn ra trong
đầu và sử dụng những công cụ đã được dạy để có thể đối phó với những suy nghĩ đó.
Buổi 10: Kế hoạch cho tƣơng lai và kết thúc trị liệu
Mục đích: Dự báo trước những tình huống khó khăn mà thân chủ có thể gặp trong
tương lại, củng cố những gì thân chủ đã học và giúp thân chủ thực hành thuần thục những kỹ

thuật này.
Kết quả mong đợi: Thân chủ nhớ được những kỹ thuật đã học, có tâm thế chuẩn bị cho
những lo âu sắp tới. Bài kiểm tra cuối cùng lo âu có thể giảm hẳn so với ban đầu.
2.1.4.2. Mô hình định hình trường hợp sử dụng đối với rối loạn lo âu
Như đã trình bày ở trên về định nghĩa, chức năng và các mô hình định hình trường hợp
cơ bản.Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày mô hình định hình trường hợp sẽ được sử dụng trong
nghiên cứu của mình.Mô hình định hình trường hợp của chúng tôi gồm năm bước. Bước 1:
phát triển danh sách vấn đề; Bước 2: chẩn đoán; Bước 3: cá nhân hóa định hình trường hợp
dựa trên các mô hình trị liệu; Bước 4: phát triển kế hoạch trị liệu dựa trên định hình trường
hợp; Bước 5: chữa trị.
Bƣớc 1: Phát triển danh sách vấn đề
Bƣớc 2: Chẩn đoán
Dựa vào DSM IV và ICD 10 để có thể chẩn đoán những rối loạn hiện tại của thân
chủ. Đồng thời, tham khảo ý kiến chuyên gia đối với những chẩn đoán có nhiều rối loạn cùng
một lúc để có hướng trị liệu thích hợp.
Bƣớc 3: Cá nhân hóa định hình trƣờng hợp dựa trên các mô hình trị liệu
Sử dụng các mô hình lý thuyết để đưa ra những nhân tố cơ bản và định hướng trong trị
liệu.Dựa trên những vấn đề hiện tại của thân chủ và chẩn đoán chúng ta lựa chọn mô hình trị
liệu phù hợp với vấn đề hiện tại, kiểu thần kinh và cá tính của thân chủ.Đối với mỗi mô hình
lý thuyết khác nhau cho chúng ta cách giải thích về nguyên nhân, yếu tố duy trì, cách thức trị
liệu khác nhau. Định hình trường hợp giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng đối với tứng vấn đề
của thân chủ .Từ đó chúng ta và thân chủ có thể nhìn rõ vấn đề của bản thân họ đồng thời
chọn mô hình trị liệu phù hợp với rối loạn hiện tại của thân chủ.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài tôi chúng tôi chỉ sử dụng 4 mô hình lý thuyết: mô hình
hành vi, mô hình nhận thức, mô hình hành vi – nhận thức và mô hình chấp nhận để định hình
trường hợp cho những trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Bƣớc 4: Phát triển kế hoạch trị liệu dựa trên định hình trƣờng hợp
Chọn mô hình: Cùng thân chủ lựa chọn mô hình trị liệu tốt nhất dựa trên định hình
trường hợp.

Phát triển kế hoạch điều trị dựa trên mô hình đã lựa chọn, nhằm mang lại sự thống
nhất giữa các buổi trị liệu.
Cùng thân chủ tìm ra hai loại mục tiêu điều trị:Mục tiêu đầu ra và mục tiêu quá trình
Bƣớc 5: Chữa trị.
Đây là bước cuối cùng sau khi đã lựa chọn được mô hình trị liệu, nhà trị liệu tiến hành
trị liệu cho thân chủ dựa trên mô hình trị liệu đã lựa chọn.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm thang đo
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
2.2.4. Phương pháp tác động trị liệu


12


13
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Giai đoạn sàng lọc
Được sự cho phép của ban giám hiệu, chúng tôi tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên 2 lớp 10
và 2 lớp 11 và phát khoảng 200 bảng hỏi. Sau khi xử lý bảng hỏi chúng tôi đã chọn ra 15 em
có điểm số lo âu từ 40 đến 55.
Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm những học
sinh trong đối tượng lo âu để trao đổi về tình hình của các em.Sau đó gửi giấy mời từng em để
gặp riêng tại phòng tâm lý của trường.Tại đây chúng tôi phỏng vấn sâu về những điều các em
trả lời trong bảng hỏi để xem thật sự những vấn đề lo âu đó đối với các em là như thế nào,
thời gian diễn ra bao lâu.
Kết quả của quá trình sàng lọc đã chọn được 3 học sinh có vấn đề về lo âu. Tuy nhiên,
có 1 em bỏ trị liệu do gia đình muốn em chấm dứt trị liệu, nên không có kết quả cuối cùng.

Hai học sinh còn lại có vấn đề rối loạn stress sau sang chấn và ám sợ xã hội
3.2 Trình bày phƣơng thức trị liệu đối với trƣờng hợp cụ thể
Với mỗi trường hợp chúng tôi đều tiến hành theo trình tự như sau:
- Nền tảng
 Vấn đề hiện tại
 Về bản thân thân chủ
 Hành vi, thái độ và diện mạo
 Mục tiêu của bệnh nhân
 Lịch sử bệnh: Không có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
 Sự kiện kích hoạt
- Danh sách vấn đề:
 Mối quan hệ
 Chức năng cuộc sống
 Sức khỏe tâm thần
- Chẩn đoán
- Định hình trường hợp
- Phát triển kế hoạch trị liệu
- Tiến hành trị liệu
- Đánh giá kết quả sau khi trị liệu
- Khó khăn và thuận lợi khi trị liệu
Dưới đây chúng tôi trình bày tóm tắt cách thức làm việc đối với hai trường hợp cụ thể
mắc phải rối loạn Stress sau sang chấn và rối loạn ám ảnh sợ xã hội.
3.2.1. Trường hợp học sinh có rối loạn stress sau sang chấn

14
- Sơ lược vể những vấn đề gây nên rối loạn cho thân chủ
 Mối quan hệ:
+ Trang thương mẹ, muốn nói để mẹ hiểu những suy nghĩ đang diễn ra trong lòng nhưng lại
cảm thấy khó bộc lộ cảm xúc. Trang biết rằng chỉ cần nói ra thì mọi việc sẽ được giải quyết
nhưng không thể nói được.

+ Mối quan hệ với em gái trục trặc, Trang cảm thấy mình không thương em, hay la em. Tuy
vậy, Trang vẫn thấy được điểm mạnh từ em gái mình.
+ Trang mặc cảm về chuyện trong quá khứ nên chưa bao giờ em nghĩ rằng mình có thể mở
lòng với người bạn trai nào vì em sợ khi biết được chuyện của mình người bạn đó không chấp
nhận, sẽ làm cho mình đau khổ.
+ Trang sợ ba mẹ biết chuyện của mình, em cho rằng khi biết chuyện ba mẹ sẽ la mắng em.
+ Đối với ba, Trang thấy thoải mái và dễ dàng nói chuyện hơn.
 Chức năng cuộc sống:
+ Hiện tại lực học của Trang giảm sút. Giáo viên chủ nhiệm than phiền công tác đoàn thể em
hơi chểnh mảng và không tập trung trong học tập.
+ Lo lắng nhiều khi nghe những vấn đề về lạm dụng tình dục
 Sức khỏe tâm thần:
+ Triệu chứng lo âu: Trang cảm giác buồn, lo lắng, sợ hãi mỗi khi nhớ về quá khứ. Em cảm
nhận sự tuyệt vọng về tương lai, về việc đi tìm hạnh phúc sau này.Kết quả của về lo âu trên
thang của Zung Trang đạt trên 43.
+ Khó đi vào giấc ngủ và ngủ rất ít.
+ Kết quả thang đo trầm cảm của Beck Trang không đáp ứng điểm số trầm cảm.
- Chẩn đoán chính xác: Thân chủ mắc phải rối loạn Stress sau sang chấn
- Xây dựng định hình trường hợp của H.T.T.Trang theo bốn trường phái: Trường phái hành
vi, trường phái nhận thức, trường phái hành vi nhận thức, trường phái Mindfullness và chấp
nhận.
- Mục tiêu đầu ra
 Cải thiện mối quan hệ của thân chủ và gia đình
 Trang có thể ngủ yên giấc và không bị trằn trọc vào ban đêm
 Thân chủ có thể chấp nhận vấn đề trong quá khứ của mình là một tai nạn không mong
muốn
 Thân chủ có cách thức để bảo vệ mình tránh những tình huống lạm dụng tình dục có thể
xảy ra.
- Mục tiêu quá trình:
 Làm việc với nhận thức của thân chủ

 Cải thiện mối quan hệ của thân chủ với mẹ và em gái

15
 Bản thân Trang có thể đọc và cảm nhận những bài báo hoặc xem phim có nội dung về lạm
dụng tình dục.
 Thân chủ chấp nhận những bài tập phơi nhiễm tưởng tượng và phơi nhiễm với chính
những vấn đề thực của mình.
 Trang có thể hiểu rằng khi người đàn ông yêu mình thật sự thì họ có thể thông cảm đối với
những tai nạn của mình, bản thân em có thể đưa ra quyết định cho cuộc đời mình.
- Tiến trình làm việc: Trao đổi với Trang về tiến trình làm việc, một phiên trị liệu sẽ kéo dài
khoảng 10 buổi, mỗi buổi khoảng 60 đến 70 phút. Nhà trị liệu chỉ làm việc riêng với thân chủ,
chia sẻ với thân chủ những nguyên tắc làm việc và giải đáp những thắc mắc của thân chủ.
- Đánh giá kết quả sau khi trị liệu
 Kết thúc trị liệu điểm lo âu của thân chủ đã giảm hẳn.
 Thân chủ nắm bắt được những điều đã học nhanh chóng và thực hành thành công.
 Bản thân thân chủ ý thức được tác dụng của việc thực hành.
 Sau khi trị liệu thân chủ biết chấp nhận bản thân và có suy nghĩ về tương lai tốt đẹp hơn.
- Thuận lợi khi trị liệu:
 Niềm tin của Trang đối với trị liệu là điều kiện thuận lợi khi làm những bài tập khó trong
kỹ thuật phơi nhiễm và tái cấu trúc nhận thức.
 Sự nhìn nhận và động viên của gia đình tạo nên sự hứng khởi và vui vẻ cho thân chủ trong
quá trình trị liệu.
 Bản thân Trang có một sự nỗ lực, cố gắng và kiên trì khi đi đến cùng trong tiến trình trị
liệu.
3.2.2. Trường hợp thân chủ ám ảnh sợ xã hội
- Sơ lược những vấn về gây nên rối loạn lo âu cho thân chủ
 Mối quan hệ:
+ Quá phụ thuộc vào mẹ, bản thân em không tự làm bất kỳ chuyện gì. Những chuyện em làm
đều do mẹ muốn và bảo em làm.
+ Không thấy nói đến ba nhiều.

+ Đối với chị gái, em có nói chuyện nhưng tính cách hai chị em trái ngược nhau nên em cảm
thấy khó chịu.
+ Mặc dù muốn có bạn nhưng Nhi không thể kết bạn vì sợ.
+ Cách quan tâm chăm sóc của mẹ làm lo lắng của Nhi ngày càng tăng cao, mẹ bảo vệ Nhi
bằng cách tránh những tình huống làm cho em lo lắng.
 Chức năng cuộc sống
+ Em lo lắng khi đứng trước đám đông, sợ hãi khi ai đó nhìn mình vì thế em tránh những tính
huống đi ra ngoài.
+ Chỉ đi ra đường khi có mẹ và chị gái đi cùng như thế mới cảm thấy an toàn.

16
+ Học lực không được cao lắm, điều này làm em lo lắng rất nhiều.
+ Thân chủ rất ít vận động, từ nhỏ không chơi bất kỳ một môn thể thao nào. Vì vậy thân chủ
luôn có cảm giác buồn chán và thiếu năng lượng.
 Sức khỏe tinh thần.
+ Không có tiền sử rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần và các bệnh thực thể.
+ Các biểu hiện lo âu của Nhi: sợ hãi, run rẩy, nghẹt thở, đỏ mặt, lúng túng khi đứng trước
đám đông.
+ Kết quả kiểm tra lo âu bằng thang Zung Nhi đạt 52
+ Kết quả thang đo trầm cảm của Beck, Nhi đạt 14.
- Chẩn đoán: Nhi đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của ám ảnh sợ xã hội.
- Xây dựng định hình trường hợp của Đ.H.Nhi theo bốn trường phái: Trường phái hành vi,
trường phái nhận thức, trường phái hành vi nhận thức, trường phái Mindfullness và chấp
nhận.
- Mục tiêu đầu ra
 Có thể tập trung học tốt hơn.
 Đi học một mình mà không cần mẹ hoặc chị đi cùng
 Không trốn tránh khi có người lạ vào nhà
 Kết thân với một người bạn trên lớp
 Tham gia vào buổi tiệc cuối năm của lớp

- Mục tiêu quá trình:
 Chấp nhận làm việc với nhà trị liệu mỗi tuần một đến hai lần
 Nói chuyện với người nhà thân chủ để cùng có cách thức làm việc phù hợp
 Học kỹ năng thư giãn và tập thể dục hàng ngày
 Tập và thực hành những kỹ năng xã hội thích hợp
 Trải nghiệm những lo âu thực sự và lo âu không thực sự.
 Làm việc với sơ cấu nhận thức sai lệch
- Tiến trình làm việc: Chúng tôi trao đổi với Nhi về tiến trình làm việc, một phiên trị liệu
sẽ kéo dài khoảng 10 buổi, mỗi buổi khoảng 60 đến 70 phút. Nhà trị liệu chỉ làm việc riêng
với thân chủ, chia sẻ với thân chủ những nguyên tắc làm việc và giải đáp những thắc mắc của
thân chủ.
- Đánh giá kết quả sau trị liệu
 Kết thúc trị liệu mức độ lo âu của Nhi giảm.
 Nhi nắm được kỹ thuật đương đầu và thực hành trong mọi tình huống
 Nhi có thể tự mình làm một số việc mà trước đây em không thể làm được: nói chuyện với
bạn, đi đến siêu thị một mình, bưng nước mời khách,…
- Thân chủ chấp nhận đương đầu với những lo âu của mình.

17
Thuận lợi và khó khăn
 Thuận lợi: Nhi nắm bắt vấn đề nhanh chóng và tin tưởng vào trị liệu.
 Gia đình là sự trợ giúp tốt trong quá trình trị liệu.
 Khó khăn: Gần nghỉ hè nên khó làm phơi nhiễm với những tình huống trong lớp học.
3.3. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình hành vi – nhận thức đối với học sinh
THPT có rối loạn lo âu
3.3.1. Thuận lợi
- Quy trình rõ ràng, cụ thể dễ thực hiện và áp dụng đối với học sinh THPT.
- Những thân chủ có RLLA tại trường THPT Marie Curie hầu như ở mức độ vừa và nhẹ chính
vì thế quá trình làm việc dễ dàng và trong thời gian ngắn.
- Thân chủ là học sinh THPT đã có tầm hiểu biết nhất định. Vì vậy, việc hiểu và nắm bắt

những kỹ thuật của CPT ít gặp khó khăn.
3.3.2. Khó khăn
- Thân chủ không tự nguyện đến phòng trị liệu nên mất nhiều thời gian giải thích về những rối
loạn của thân chủ.
- Gia đình chấp nhận cho trẻ tham gia trị liệu nhưng không thể chờ đợi kết quả cuối cùng khi
trị liệu kết thúc. Chính vì thế cản trở tiến trình trị liệu của trẻ.















18
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Mô hình trị liệu hành vi – nhận thức đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, thời gian trị liệu
ngắn vì thế rất phù hợp để trị liệu cho học sinh THPT có rối loạn lo âu.
- Thân chủ có rối loạn lo âu sau thời gian trị liệu biểu hiện về lo âu giảm dần. Thân chủ có
phương pháp để tự điều chỉnh lo âu dựa trên những kỹ thuật đã học.
- Mô hình hành vi – nhận thức có thể thành công hơn nếu có sự hợp tác của cha mẹ.
2. Khuyến nghị

- Các trường THPT nên quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Việc
thành lập phòng tâm lý học đường là vấn đề cấp thiết cần có sự quan tâm của các ngành, các
cấp.
- Đội ngũ nhà tâm lý học đường cần được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản.
- Cần nghiên cứu mô hình hành vi – nhận thức đối với từng rối loạn lo âu cụ thể.
- Có thể kết hợp mô hình trị liệu hành vi – nhận thức với mô hình trị liệu hệ thống gia đình.

References
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Võ Văn Bản, Thực hành trị liệu tâm lý, Nxb Y học, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em,
1992.
2. Bộ môn tâm thần học – Đại học y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, Tâm thần học, 2005
3. Vũ Dũng, Từ điển tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa.
4. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập tâm lý học, Nxb Chính trị quốc gia, 2005.
5. Dƣơng Thị Diệu Hoa (chủ biên),Giáo trình tâm lý học phát triển, Nxb Đại học sư phạm,
2007.
6. Hội khoa học Tâm lí –Giáo dục Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chăm sóc sức
khỏe tình thần”, 2008.
7. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan,Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Giáo dục,
2001.
8. Nguyễn Công Khanh, Tâm lí trị liệu, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.
9. Đặng Bá Lãm – Weiss Bahr, Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.
10.Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn đồng chủ biên, Từ điển tâm lý học, Nxb Giáo dục
Việt Nam, 2009.
11. Nguyễn Thị Nho, Tâm lí học phát triển, Nxb ĐHQG Hà nội, 1999.

19
12. Nguyễn Thị Hằng Phƣơng, Nghiên cứu nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh
Trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ tâm lý, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội,

2007.
13. Nguyễn Văn Siêm, Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên,Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007.
14. Nguyễn Thơ Sinh, Tư vấn tâm lý căn bản, Nxb Lao động, 2006.
15. Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trần Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng Minh, Bước
đầu áp dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi (CBT) cho trẻ em có rối loạn lo âu (RLLA),
2004.
16. Lƣơng Hữu Thông, Sức khỏe tâm thần và các rối loạn tâm thần thường gặp, Nxb Lao
động.
17. Nguyễn Khắc Viện, Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, Nxb Y học, 2008.

TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƢỚC NGOÀI
18. Bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Geneva, 1992.
19. Paul Bennett (PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc biên dịch), Tâm lý học dị thường và lâm
sàng, 2003.
20. Pierreb Daco (Võ Phƣơng Liên dịch), Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lí học hiện
đại, Nxb thống kê, 2004.
21. B.R.Hergenhahn (Lƣu Văn Hy dịch), Nhập môn lịch sử Tâm lý học, Nxb Thống kê,
2003.
22. O.V.Kecbicop, M.V.Cookina, R.A Natgiarop, A.V. XNHE Gionhepxki, Tâm thần học,
1980.
23. Roret S.Feldman (Trung tâm dịch thuật), Những điều trọng yếu trong tâm lí học, Nxb
thống kê, 2004.
24. Barry D.Smith – Harold J.Vetter (Nguyễn Kim Đân dịch), Các học thuyết về nhân
cách, Nxb Văn hóa thông tin, 2005.

TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
25. David H.Barlow, V.Mark Durand, Abnormal psychology An Integrative Approach,
2005.
26. Aaron T.Beck, Cognitive Therapy, 1993.

27. Bruce F.Chorpita, Modular Cognitive Behavioral Therapy for childhood Anxiety
Disorders, 2007.

20
28. Diagnostic and Statistical manual of Mental Disorders Fourth Edition Text Revision
DSM – IV – TR. Kathryn Geldard and David Geldard,Counselling Adolescents the practice
Approach second edition, 2004.
29. Dawn Hubner, Ph.D illustrated by Bonnie Matthews, Worry too much, 2006.Craig
Winston LeCroy, Handbook of Evidence – Based Treatment
for children and adolescents, 2008.
30. Paul Stallard, Think good – Feel good, 2002.
31. Peter Sturmey, Clinical Case Formulation Varieties of Approaches, 2009.

×