Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giải pháp xử lý mái đến ổn định mái hạ lưu đập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 117 trang )

1 LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Văn Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng công trình thủy với đề tài “Nghiên
cứu ảnh hưởng của giải pháp xử lý mái đến ổn định mái hạ lưu đập - áp dụng cho
hồ chứa nước Trước Đông – Đà Nẵng” được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của
Quý thầy cô giáo trong Khoa Công trình, Khoa Sau đại học, bộ môn Thủy công, cán
bộ trường Đại học Thủy lợi, cùng các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan, Quý thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã
luôn động viên khích lệ, tạo nhiều thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo – TS Hồ Sỹ Tâm đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện để học viên vượt qua các trở ngại và hoàn
thành luận văn.
Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhưng do thời gian và trình độ có hạn, luận văn
này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong Quý thầy cô, Quý đồng nghiệp và
bạn bè góp ý xây dựng để học viên hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017
Tác giả



Nguyễn Văn Thắng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ............................................................................................. v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA, ĐẬP VÀ AN TOÀN HỒ ĐẬP .............. 4
1.1 Tổng quan về đập , hồ chứa ...................................................................................... 4
1.1.1 Nhiệm vụ, chức năng của đập, hồ chứa ................................................................ 4
1.1.2 Phân loại hồ, đập .................................................................................................. 5
1.1.3 Đặc điểm làm việc của đập vật liệu địa phương ................................................... 7
1.2 Tổng quan về tình hình sửa chữa và nâng cấp đập đất, hồ chứa .............................. 9
1.2.1 Tình hình sửa chữa, nâng cấp đập đất,hồ chứa..................................................... 9
1.2.2 Giải pháp sửa chữa nâng cấp đập đất và hồ chứa .............................................. 12
1.2.3.

Nâng cao đập đất bằng biện pháp đắp áp trúc hạ lưu ....................................... 12

1.3.

Kết luận chương 1: ........................................................................................... 19

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN THẤM, ỔN ĐỊNH, BIẾN DẠNG

ĐẬP ĐẤT ...................................................................................................................... 20
2.1.

Các hình thái đắp áp trúc mái hạ lưu ................................................................ 20

2.1.1.

Các hình thái đắp áp trúc mái hạ lưu ................................................................ 20

2.2. Cơ sở lý thuyết, tính toán thấm cho đập đất ........................................................... 24
2.2.1. Mục đích tính toán thấm ..................................................................................... 24
2.1.2. Các phương pháp tính thấm ................................................................................ 24
2.1.3. Giải bài toán thấm bằng phương pháp phần tử hữu hạn..................................... 26
2.2. Cở sở lý thuyết, tính toán ổn định cho đập đất ....................................................... 31
2.2.1. Các phương pháp tính toán ổn định mái ............................................................. 31
2.2.2. Tính toán ổn định mái theo phương pháp cân bằng giới hạn ............................. 32
2.3. Cơ sở lý thuyết, phân tích tính toán ứng suất – biến dạng của đập đất .................. 37
2.3.1. Các biến dạng trong đập và hậu quả ................................................................... 37
2.3.2. Tính ứng suất biến dạng của đập đất theo phương pháp phần tử hữu hạn ......... 38
iii


2.4. Giới thiệu phần mềm Geo-Studio 2007/w ............................................................. 39
2.5. Ứng dụng phần mềm Geo-Studio trong nghiên cứu và phân tích tính toán .......... 40
2.5.1. Trường hợp nghiên cứu. ..................................................................................... 40
2.5.2.

Phân tích kết quả tính toán thấm ...................................................................... 44

2.5.3.


Phân tích kết quả tính toán ổn định .................................................................. 46

2.6.

Kết luận ............................................................................................................ 57

CHƯƠNG III: ÁP DỤNG HỒ CHỨA NƯỚC TRƯỚC ĐÔNG - ĐÀ NẴNG ............ 59
3.1. Giới thiệu hồ chứa nước Trước Đông – Đà Nẵng .................................................. 59
3.1.1. Nhiệm vụ công trình ........................................................................................... 59
3.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 59
3.1.3. Hiện trạng công trình .......................................................................................... 60
3.1.4.

Điều kiện địa chất công trình ........................................................................... 61

3.1.5. Điều kiện dân sinh, kinh tế ................................................................................. 63
3.2. Thông số thiết kế kỹ thuật ...................................................................................... 63
3.2.1. Cấp công trình .................................................................................................... 63
3.2.2. Chỉ tiêu thiết kế .................................................................................................. 63
3.2.3. Đặc trưng thủy văn ............................................................................................. 64
3.3. Thông số thiết kế nâng cao đập .............................................................................. 65
3.3.1. Cao trình đỉnh đập .............................................................................................. 65
3.3.2. Bề rộng và cấu tạo đỉnh đập ............................................................................... 66
3.3.3. Mái đập và bảo vệ mái đập ................................................................................. 66
3.4. Tính toán ổn định, biến dạng đập ........................................................................... 67
3.4.1. Tính toán thấm và ổn định thấm......................................................................... 67
3.5.

Kết luận ............................................................................................................ 71


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 73
I. Kết quả đạt được của luận văn .................................................................................. 73
II. Những hạn chế, tồn tại .............................................................................................. 74
III. Kiến nghị ................................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................................... 75
Tài liệu tiếng Anh .......................................................................................................... 75
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 76
iv


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Phân bố đập và hồ chứa trên thế giới ..............................................................4
Hình 1-2: Hiện tượng thấm qua thân đập ........................................................................8
Hình 1-3: Hiện tượng sạt lở mái đập ...............................................................................9
Hình 2-1: Sơ đồ minh họa đắp thiết bị thoát nước kiểu áp mái ....................................20
Hình 2-2: Sơ đồ minh họa đắp thiết bị thoát nước kiểu áp mái kết hợp đắp cơ đập .....21
Hình 2-3: Sơ đồ minh họa đắp đống đá tiêu nước nông ở chân đập .............................21
Hình 2-4: Sơ đồ minh họa đắp đống đá tiêu nước dưới sâu ở chân đập .......................21
Hình 2-5: Sơ đồ minh họa đắp đống đá tiêu nước dưới sâu ở chân đập và đắp cơ đập 22
Hình 2-6: Sơ đồ minh họa đắp đống đá tiêu nước chân đập có rãnh tiêu và đắp cơ đập ...... 22
Hình 2-7: Sơ đồ minh họa đắp lớp phủ bảo vệ tầng lọc ngược kiểu ống khói ..............23
Hình 2-8: Sơ đồ minh họa đắp tầng lọc ngược kiểu ống khói bên trong ......................23
Hình 2-9: Sơ đồ minh họa đắp tầng lọc cho mặt tiếp giáp với đập cũ ..........................23
Hình 2-10: Sơ đồ thấm qua đập. ....................................................................................26
Hình 2-11: Sơ đồ tính toán ổn định mái dốc theo phương pháp mặt trượt ...................33
Hình 2-12: Ứng suất tổng phương Y đập mới sau khi đắp đất. ....................................48
Hình 2-13: Biểu đồ ứng suất mặt tiếp xúc HBP ............................................................49
Hình 2-14: Biểu đồ ứng suất mặt tiếp xúc HTCGC30 ..................................................49

Hình 2-15: Biểu đồ ứng suất mặt tiếp xúc HGC50 .......................................................50
Hình 2-16: Biểu đồ ứng suất mặt tiếp xúc HTCGC50 ..................................................50
Hình 2-17: Biểu đồ ứng suất mặt tiếp xúc HTCGC ......................................................51
Hình 2-18: Chuyển vị mới của đập sau đắp áp trúc. .....................................................53
Hình 2-19: Biểu đồ chuyển vị của mặt tiếp xúc HBP ...................................................54
Hình 2-20: Biểu đồ chuyển vị của mặt tiếp xúc HGC30...............................................54
Hình 2-21: Biểu đồ chuyển vị của mặt tiếp xúc HGC50...............................................55
Hình 2-22: Biểu đồ chuyển vị của mặt tiếp xúc HGC70...............................................55
Hình 2-23: Biểu đồ chuyển vị của mặt tiếp xúc HTCBP ..............................................56
Hình 2-24: Biểu đồ chuyển vị của mặt tiếp xúc HTCGC .............................................56
Hình 3-1: Hồ chứa nước Trước Đông trên bản đồ vệ tinh ............................................59
Hình 3-2: Hiện trạng đập đất hồ Trước Đông ...............................................................60
Hình 3-3: Hiện trạng đập đất hồ Trước Đông ...............................................................61
Hình 3-4: Kết quả ứng suất - biến dạng đập Trước Đông khi đào giật cấp ..................71
v


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Thống kê số lượng hồ chứa của các địa phương ........................................... 6
Bảng 1-2: Các hồ chữa được nâng cấp .......................................................................... 18
Bảng 2-1: Phân loại chiều cao đập đất .......................................................................... 40
Bảng 2-2: Chọn mặt cắt điển hình ................................................................................. 40
Bảng 2-3: Chỉ tiêu lớp đất ............................................................................................. 41
Bảng 2-4: Kết quả tính thấm MNDBT .......................................................................... 43
Bảng 2-5: Kết quả tính thấm MNLTK .......................................................................... 43
Bảng 2-6: Kết quả thấm MNLKT ................................................................................. 44
Bảng 2-7: Kết quả ổn định của MNDBT ...................................................................... 45
Bảng 2-8: Kết quả hệ số ổn định MNLTK .................................................................... 45
Bảng 2-9: Kết quả hệ số ổn định MNLKT .................................................................... 45
Bảng 3-1: Bảng chỉ tiêu vật liệu đất đắp ....................................................................... 62

Bảng 3-2: Theo tiêu chuẩn WB..................................................................................... 64
Bảng 3-3: Đặc trưng hình thái lưu vực sông ................................................................. 64
Bảng 3-4: Kết quả tính toán lượng mưa bình quân lưu vực các hồ chứa...................... 64
Bảng 3-5: Phân phối mưa năm thiết kế ......................................................................... 64
Bảng 3-6: Kết quả tính toán lượng mưa gây lũ trên lưu vực hồ chứa ........................... 65
Bảng 3-7: Kết quả tính toán chuẩn dòng chảy năm cho các lưu vực hồ chứa .............. 65
Bảng 3-8: Tổng hợp kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ tại các tuyến đập.................. 65
Bảng 3-9: Kết quả tính toán điều tiết lũ cho phương án tràn cải tạo, nâng cấp ............ 65
Bảng 3-10: Kết quả tính toán cao trình đỉnh đập thiết kế ............................................. 65
Bảng 3-11: Gradien thấm cho phép của đất đắp thân đập. (TCVN 8216-2009)........... 68
Bảng 3-12: Gradien thấm cho phép của đất nền đập.(TCVN 4253-2013) ................... 68
Bảng 3-13: Kết quả tính toán thấm cho mặt cắt đập thiết kế hồ Trước Đông .............. 68
Bảng 3-14: Kết quả tính toán ........................................................................................ 69

vi


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có một hệ thống hạ tầng thủy lợi (hồ, đập và hệ thống tưới, tiêu) thuộc loại
lớn trên thế giới. Trong số gần 7.000 đập có quy mô khác nhau, có hơn 675 đập được
xếp loại là đập lớn (có chiều cao hơn 15m hoặc từ 5 ÷ 15m với dung tích hồ chứa hơn
3 triệu m3) và số lượng đập nhỏ (có chiều cao dưới 15m và dung tích đập dưới 3 triệu
m3), ước tính có hơn 6.000 đập và phần lớn trong số đó là đập đất. Với nhiệm vụ chính
là hồ chứa thủy lợi hoặc thủy điện, thì khá nhiều đập trong số những đập này có nhiệm
vụ đa mục tiêu, hỗ trợ điều tiết lũ và cung cấp nước với khối lượng lớn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn các hồ chứa, nhằm duy trì
và tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã đưa ra một Chương trình Quốc gia về an toàn đập
vào năm 2003. Chương trình đã rà soát và đánh giá hiện trạng an toàn đập trên cả nước
và xác định khoảng 1.800 hồ chứa thủy lợi có nguy cơ mất an toàn, cần được sửa chữa

nâng cấp. Chi phí khôi phục các công năng thiết kế và cải thiện an toàn đập ước tính
khoảng 17.000 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm thực hiện, bằng nhiều nguồn vốn (trái phiếu
Chính phủ, ODA, ngân sách địa phương), chương trình đã sửa chữa, nâng cấp cho
khoảng 600 hồ chứa (khoảng 30% so với nhu cầu) với kinh phí đầu tư xấp xỉ 12.000 tỷ
đồng, đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên vận hành cho một số địa phương và đơn vị
quản lý hồ chứa được sửa chữa. Hiện nay Chương trình đang được rà soát điều chỉnh
và trình Chính phủ phê duyệt vào năm 2015. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục thủy
lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, còn khoảng 1.150 đập cần khôi phục
công năng thiết kế và/hoặc cải thiện an toàn. Ước tính cần hơn 19.000 tỷ đồng để hỗ
trợ cho các hoạt động tổng thể nhằm cải thiện an toàn đập từ cấp Quốc gia đến hệ
thống.
Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DaRSIP/WB8) vay vốn Ngân hàng Thế giới
WB đang chuẩn bị thực hiện là một nằm trong các dự án hỗ trợ cho Chương trình bảo
đảm an toàn hồ chứa của Chính phủ. Mục tiêu của dự án là tăng cường bảo vệ cho
người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội hạ du đập đang phải đối mặt với rủi ro của
sự cố, tăng cường thể chế và nâng cao năng lực quản lý an toàn đập ở cấp Quốc gia và
cấp hệ thống phù hợp với định hướng phát triển ngành. Phạm vi thực hiện của dự án
tại 34 tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên. Kết quả chủ yếu của dự án là
450 đập có nguy cơ sự cố cao sẽ được sửa chữa, nâng cấp để khôi phục các nhiệm vụ

1


thiết kế, tăng cường ổn định, bảo đảm thoát lũ và giảm thiểu rủi ro, nâng cao mức an
toàn, được xác định bằng chỉ số rủi ro trước và sau quá trình cải tạo; 718 hồ chứa thủy
lợi được thiết lập hệ thống giám sát, hỗ trợ vận hành và cảnh báo lũ hạ du;...
Số lượng 450 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao được xác định là có các hư hỏng
thường gặp về kết cấu như:
- Thấm/ rò rỉ qua thân đập, thấm dọc cống lấy nước.
- Lún/ chuyển vị tuyến và các bộ phận thân đập.

- Sạt lở/ xói mòn mái đập, đỉnh đập.
- Không đủ khả năng xả lũ.
- Hư hỏng khớp nối và xói lở dọc cống lấy nước; các cửa van điều tiết của cống lấy
nước gặp các hư hỏng như: han rỉ, mục ruỗng, thiết bị nâng hạ bị kẹt, hầu hết các hồ
chứa thiếu quy trình vận hành - bảo trì và kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
Hiện nay, phương pháp đắp áp trúc là một trong nhữ phương pháp thường gặp trong
việc nâng cấp hồ chứa, cụ thể là đắp áp mái hạ lưu nhằm nâng cao đỉnh đập và tăng ổn
định mái
Tuy nhiên, khi đắp thi công đắp áp trúc theo tiêu chuẩn TCVN 8297-2009 thì đối với
mái có hệ số mái lớn hơn 3 có thể không cần giật cấp. Nhưng trên thực tế thi công thì
các đơn vị thi công cho đào giật cấp tăng độ ma sát với mái đấp mới nhưng nó lại làm
cho vùng giật cấp bị đầm không chặt.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết để chỉ ra độ ổn định của mái đắp hạ lưu.
2. Mục đích của đề tài
Mục tiêu của đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của giải pháp xử lý mái đến ổn định
mái hạ lưu đập - áp dụng cho hồ chứa nước Trước Đông – Đà Nẵng” là:
- Nội dung đề tài đề cập đến quá trình xử lý mặt tiếp xúc,công tác đắp áp trúc trong
quá trình thi công. Nghiên cứu tính ổn định và biến dạng của mái đất mới.
- Nghiên cứu tính ổn định và biến dạng của hồ chứa Trước Đông về mặt tích nước hồ
chứa được đánh giá có xem xét một cách đặc biệt đến an toàn đập.
- Quá trình đắp áp trúc không rút cạn hồ chứa.

2


3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
- Xuất phát từ thực tiễn, tìm hiểu tổng kết đánh giá các phương pháp đắp áp trúc nâng
cao ổn định mái.
• Hệ thống hồ chứa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tuy còn nhiều tồn

tại, khiếm khuyết cần được khắc phục nhưng nó chiếm một vị thế rất quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Đó là
sản phẩm vô cùng quý giám kết quả của bao thế hệ đã dày công nghiên cứu, đầu tư về
sức lực, trí tuệ và vật chất rất đáng trân trọng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tổng hợp và kế thừa tài liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy.
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Sử dụng mô hình tính toán Geoslope
4. Kết quả đạt được
- Tổng quan về ổn định mái hạ lưu đập.
- Kiểm tra ảnh hưởng của phương pháp xử lý mái đến ổn định đập đất.
- Đánh giá phương án tối ưu cho từng loại đập đất.

3


CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA, ĐẬP VÀ AN TOÀN HỒ ĐẬP
1.1 Tổng quan về đập , hồ chứa
1.1.1 Nhiệm vụ, chức năng của đập, hồ chứa
Hồ chứa nước trên thế giới được xây dựng và phát triển rất đa dạng, phong phú. Hiện
thế giới có hơn 45.000 hồ. Trong đó châu Á có 31.340 hồ (chiếm 70%), Bắc và Trung
Mỹ có 8.010 hồ, Tây Âu có 4.227 hồ, Đông Âu có 1.203 hồ, châu Phi 1.260 hồ, châu
Đại Dương 577 hồ (ICOLD). Ngoài những con số kể trên thì số lượng các hồ đập nhỏ
với mục tiêu tưới (hồ thủy lợi) còn gấp nhiều lần, đặc biệt ở các\ nước như Canada,
Nauy, Iceland, Đức, Úc, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam...

Hình 1-1: Phân bố đập và hồ chứa trên thế giới
Hồ chứa là những công trình sử dụng tổng hợp nguồn nước và mang tính đa chức
năng. Hồ cấp nước cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt; hồ
điều tiết dòng chảy, phòng chống lũ lụt, chống hạn, hồ tạo nguồn thuỷ năng cho phát

điện, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch, thể dục thể thao, y tế, hồ cải tạo cảnh
quan môi trường, sinh thái, cấp nước duy trì dòng chảy trong sông về mùa kiệt. Khi
một hồ chứa nước được xây dựng, sẽ tạo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội cho cả
một khu vực; tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp, phân bổ lao động, lập các
trung tâm dân cư mới. Mặt khác, trong một số trường hợp còn góp phần đảm bảo an
ninh, quốc phòng.

4


1.1.2 Phân loại hồ, đập
1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc
Hồ chứa nước tự nhiên: được hình thành một cách tự nhiên do sự vận động của vỏ trái
đất có tác dụng giữ cân bằng cho môi trường sinh thái và được con người cải tạo nâng
cấp theo hướng phục vụ lợi ích con người và xã hội.
Hồ chứa nước nhân tạo: do con người chủ động xây dựng để sử dụng tổng hợp nguồn
nước phục vụ sự phát triển dân sinh, kinh tế, quốc phòng, an ninh.
Thống kê sơ bộ theo số lượng hồ ở Việt Nam thì hồ tự nhiên chiếm 5,17%, hồ nhân
tạo chiếm 94,83%.
1.1.2.2 Phân loại theo nhiệm vụ chính
Hồ chứa xây dựng để tưới là chính (kết hợp nuôi cá, cải tạo môi trường), ở Việt Nam
tính theo số lượng loại này chiếm 96,76%[10].
Hồ chứa xây dựng để tưới, phát điện là chính (có phòng lũ), ở Việt Nam tính theo số
lượng loại này chiếm 2,78%.
Hồ chứa xây dựng để du lịch là chính: Ở Việt Nam tính theo số lượng loại này chiếm
0,46%.
1.2.2.3 Phân loại theo lãnh thổ 6648 hồ
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 6.648 hồ chứa [3] nước thủy lợi các loại,
trong đó:
Hồ có dung tích trên 100 triệu m3:


16 hồ

Hồ có dung tích từ (10 ÷ 100) triệu m3:

87 hồ

Hồ có dung tích từ (5 ÷ 10) triệu m3:

68 hồ

Hồ có dung tích từ (3 ÷ 5) triệu m3:

84 hồ

Hồ có dung tích từ (1 ÷ 3) triệu m3:

459 hồ

Hồ có dung tích từ (0,2 ÷ 1) triệu m3:

1.752 hồ

Hồ có dung tích dưới 0,2 triệu m3:

4.182 hồ

5



Bảng 1-1: Thống kê số lượng hồ chứa của các địa phương
Số lượng hồ (loại, dung tích triệu m3)
Tổng

TT Địa phương
>100 >10 5÷10
1
2
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Hà Giang
Cao Bằng
Lai Châu
Điện Biên
Lào Cai
Yên Bái
Tuyên Quang
Bắc Kạn
Thái Nguyên
Lạng Sơn
Sơn La
Phú Thọ
Vĩnh Phúc
Hà Nội
Bắc Giang
Quảng Ninh
Hải Dương
Hòa Bình
Ninh Bình

Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Kom Tum
Gia Lai
Đắk Lắk

5÷3
1
1

3
3

1

4
2
1
1


1

1
1

3
2

1
2

1
2

1
1

3
4
2
7
1

3
6
8
6
6
2
2

5
2
5
2
3
1
3
8

3÷1 1÷0,5 0,5÷0,2

2
1
3
1
1
4
1

2
3
6
3
4
1
1
3
1
3
1

2
2
2
7

8
10
2
6
13
4
29
4
8
14
15
1
27
4
14
38
44
17
23
3
4
13
7
29
9

3
16
5
20

1
2
6
4
1
1
3
1
6
7
5
2
4
2
2
1
8
1
2
3

6

6
5

1
2
3
26
6
3
5
23
2
46
5
12
16
27
4
43
4
15
70
95
33
18
8
1
12
25
31
7
5
7

5
63

11
8
1
1
8
28
18
19
7
16
1
36
17
18
42
15
10
80
10
30
133
88
42
29
11
10
5

48
37
9
5
13
13
138

hồ
21
17
2
8
11
64
34
25
21
55
9
120
30
47
79
66
16
153
21
71
260

243
104
81
27
17
40
84
113
28
19
39
30
239

Tổng hồ
< 0,2

Cộng
triệu m3
2
8
8
3
78
122
443
6
129
50
78

222
240
44
388
76
81
368
23
455
492
102
53
118
28
4
33
28
46
13
0
68
68
136

23
25
25
11
89
186

478
31
150
105
87
342
270
91
467
142
97
521
44
526
752
345
157
199
55
21
73
112
159
41
19
98
98
375



Số lượng hồ (loại, dung tích triệu m3)
Tổng

TT Địa phương
>100 >10 5÷10
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45

Đắk Nông
Lâm Đồng
Ninh Thuận
Bình Thuận
Tây Ninh
Bình Phước
Bình Dương
Đồng Nai
B.R - Vũng Tàu
An Giang
Kiên Giang
Tổng cộng


1

1

4
3
3
2
1
4
4

5÷3

1
2

1
3

3

3

2
2
2
2

2

2
4

3÷1 1÷0,5 0,5÷0,2
12
13
5
2
2
14
1
4
6

47
11
1
3

59
13
2
4

8
2
1
2
1


5

459

710

1.042

1
1

1
16

106

68

84

hồ

Tổng hồ
< 0,2

Cộng
triệu m3

120
46

11
18
4
32
5
13
19
2
1

28
167
1
5
0
15
0
2
5
3
0

148
213
12
23
4
47
5
15

24
5
1

2.466

4.182

6.648

(Trích tài liệu báo cáo kiểm tra an toàn các hồ chứa của TCTL báo cáo Bộ tại văn
bản số 774/TCTL-QLCT ngày 13/8/2012).
1.1.3 Đặc điểm làm việc của đập vật liệu địa phương
Đập đất thường là loại không tràn nước: Để đảm bảo tháo lũ, lấy nước tưới hoặc cung
cấp nước phải xây dựng nhưng công trình riêng như đường tràn tháo lũ; cống lấy
nước.
Thấm qua thân đập và nền: Khi mực nước thượng lưu dâng cao, trong thân đập sẽ hình
thành dòng thấm từ thượng lưu về hạ lưu. Trong thân đập có mặt bão hoà; phía trên
đường bão hoà có khu nước mao dẫn. Độ cao khu mão dẫn tuỳ thuộc vào loại đất.
Dưới đường bão hoà đất chịu đẩy nổi của nước và chịu lực thuỷ động do thấm.

7


Hình 1-2: Hiện tượng thấm qua thân đập
Chịu tác hại của nước và nhiệt độ: Trong thời gian mưa, một phần nước sẽ thấm vào
đập và một phần chảy trên mái đập có thể gây bào mòn và xói đất, hiện tượng này tiếp
diễn làm giảm mặt cắt đập, gây biến dạng. Trong thiết kế đập cần có hệ thống thoát
nước mưa ở đỉnh và mái đập nhằm tập trung nước vào các rãnh xây và chuyển xuống
hạ lưu không cho chảy tràn lan trên đập. Khi nhiệt độ thay đổi, có thể gây nứt nẻ thân

đập, nhất là các loại sét, pha sét có tính co ngót rất lớn.
Ảnh hưởng của nước thượng, hạ lưu đối với mái đập: Mực nước thượng, hạ lưu đập
có thể gây phá hoại đất ở mái đập. Dưới tác động của sóng các kết cấu bảo vệ mái đập
có thể bị phá vỡ, gây xói lở thân mái, làm trôi các tầng bảo vệ.
Biến dạng của nền và thân đập: Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, đất thân đập
và nền bị biến dạng. Chuyển vị đứng làm giảm chiều cao của đập. Biến dạng làm đập
và các thiết bị chống thấm bằng đất nứt nẻ, gây nguy hiểm cho đập[5].
Sự phong hóa vật liệu: Do quá trình xây dựng, hình thành đập từ rất lâu, thi công bằng
phương pháp thủ công dẫn đến chất lượng thi công không đảm bảo tốt nhất. Vật liệu
đắp đập bi phong hóa theo thời gian gây khả năng mất ộn định đập ngày càng lớn.

8


Hình 1-3: Hiện tượng sạt lở mái đập
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố: trong quá trình làm việc, đập vật liệu địa phương có các
nguy cơ sụt lún do điều kiện thời tiết biến đổi, tổ mối, hang chuột…
1.2 Tổng quan về tình hình sửa chữa và nâng cấp đập đất, hồ chứa
1.2.1 Tình hình sửa chữa, nâng cấp đập đất,hồ chứa
1.2.1.1. Tình hình sửa chữa, nâng cấp đập đất, hồ chứa trên thế giới
Theo thống kê của hội đập lớn quốc tế (ICOLD) tính đến năm 2009 hiện có hơn 33000
đập lớn trên thế giới, số lượng đập vừa và nhỏ chưa thống kê hết được. trong đó Trung
Quốc là quốc gia đứng đầu về số lượng đập và hồ chứa trên thế giới chiếm tới 50%,
Việt Nam đứng thứ 16 số lượng đập và hồ chứa trên thế giới. Tuy nhiên các đập và hồ
chứa đã được xây dựng từ rất lâu, công nghệ cũ kết hợp biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn
đến 35% nguyên nhân mất an toàn đập là do nước tràn đỉnh, xuất hiện lũ vượt tần suất
với tuần suất dày hơn dẫn đến sảy ra hỏng hóc sat lở, nguy cơ vỡ đập tăng cao. Ví dụ
như : Tháng 8 năm 1975, mưa đặc biệt lớn ở thượng nguồn sông Hoài dẫn đến trận
Đại hồng thủy, 2 trong tổng số 10 hồ nước lớn (hồ nước Bản Kiều và hồ nước Thạch
Mạn Than) cùng với 58 hồ nước vừa và nhỏ khác vùng Zhumadian (Trú mã điếm) tỉnh

Henan (Hà Nam) Trung Quốc bị vỡ đập do nước tràn đỉnh, 11 triệu mẫu đất nông
nghiệp bị phá hoại, 11 triệu người bị bị ảnh hưởng, hơn 26 nghìn người chết, 5.96 triệu

9


ngôi nhà bị phá hủy, cuốn trôi 3.743 triệu con gia súc gia cầm, 102 km tuyến đường
Bắc Kinh – Quảng Châu dọc tuyến Nam Bắc Trung Quốc bị phá hoại, ách tắc giao
thông 18 ngày, thiệt hại kinh tế gần 10 tỉ NDT, trở thành một trong những thảm họa vỡ
đập lớn nhất trên thế giới. Sự kiện này được thế giới gọi chung là “Sự kiện vỡ đập hồ
nước Bản Kiều’’. Đứng trước thách thức lớn đó hiện nay trên thế giới đã có nhiều giải
pháp nâng cao an toàn đập và trong số đó phương pháp sửa chữa và nâng cao đập và
hồ chứa được ứng dụng nhiều trên thế giới.
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu kỹ thuật về vấn đề sửa chữa và nâng
cấp hồ chứa. Một số nghiên cứu có thể kể đến dưới đây:
Nic Lane đã đi sâu phân tích những rủi ro của đập, các biện pháp quản lý an toàn đập,
hạn chế những thiệt hại do đập hư hỏng gây ra, và một số biện pháp nâng cấp đập đất
ở Mỹ. Đây là báo cáo được chuẩn bị cho các thành viên của Hạ nghị viện Mỹ.
T. Tingsanchalia, S. Tanmaneeb đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sự an toàn của Đập
Sruai, Chaing Rai, Thái Lan theo tiêu chí về thủy văn. Các phương pháp tính toán
mưa, lũ lớn nhất khả năng đã được áp dụng từ đó xác định chiều cao đập và so sánh
với chiều cao đập thiết kế để đánh giá tính an toàn của đập.
Yuefeng Sun, Haotian Chang, Zhengjian Miao, Denghua Zhong đã tập trung nghiên
cứu an toàn đập dựa trên việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến tràn đập như
phương pháp tính toán chiều cao đập, sóng, gió, tần suất thiết kế, từ đó thiết lập một
phương pháp mô phỏng và đánh giá nguy cơ tràn đập đất.
1.2.1.2. Tình hình sửa chữa nâng cấp đập đất và hồ chứa tại Việt Nam.
Những tổn thất có thể do các sự cố mất an toàn đập, những vấn đề tồn tại tiềm tàng
trong hệ thống các hồ đập đã đề cập ở trên, cộng với những hệ lụy của việc biến đổi
khí hậu, mật độ dân cư đông đúc cũng như yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở khu hạ

du đập đã nói lên yêu cầu bức thiết của công tác quản lý an toàn đập ở nước ta.
Các hồ chứa có dung tích trên 100 triệu m3 hầu hết đã được sửa chữa nâng cấp (hoặc
mới xây dựng) theo các dự án VWRAP, WB5, WB7… , nhìn chung thì các hồ có dung
tích trên 100 triệu m3 đã đảm bảo an toàn trong điều kiện thời thiết không quá bất
thường.
Phần lớn các hồ có dung tích (10 ÷ 100) triệu m3 đã được Bộ NN&PTNT, các tỉnh đầu
tư sửa chữa, nâng cấp các công trình đầu mối, các hồ này về cơ bản có đủ khả năng
đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, hiện vẫn có hư hỏng công trình đầu mối ở một số công
10


trình cần được theo dõi sát hoặc sửa chữa ngay, đa phần là ở đập vật liệu địa phương.
Đối với đập đất, các hiện tượng hư hỏng gồm:
- Thấm qua thân đập và thấm nền, thấm vòng qua hai vai đập,
- Xói lở mái hạ lưu và hư hỏng lớp gia cố mái thượng lưu.
- Mối xâm hại thân đập đất gây sụt lún trong thân đập, mái đập và làm thấm mất nước.
- Cống lấy nước: bê tông thân cống bị xâm thực, thấm hai bên mang cống.
- Tràn không đủ năng lực xả, thấm qua mang tràn và xói lở bể, sân tiêu năng…

Các hồ có dung tích từ (3 ÷ 10) triệu m3, theo báo cáo của các địa phương, một số hồ bị
hư hỏng công trình đầu mối tương đối nặng. Hiện tượng hư hỏng như đã nêu ở trên
nhưng mức độ trầm trọng hơn. Thậm chí có hồ tràn bằng đất không được gia cố, rò rỉ cửa
van nặng ở cống và tràn… Nói chung, ngoài các công trình đã được sửa chữa, nâng cấp,
các hồ còn lại đều không đảm bảo khả năng chống lũ theo tiêu chuẩn hiện hành nên mức
độ đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ rất hạn chế.
Các hồ có dung tích dưới 3 triệu m3, đây là các hồ chiếm phần lớn các hồ chứa ở nước
ta (6393/6648). Đánh giá chung về mức độ an toàn, ngoài một số lượng nhỏ các hồ đã
được sửa chữa, nâng cấp, các hồ còn lại đều ở mức an toàn không cao. Phần lớn các hồ
này đều được đầu tư xây dựng từ những năm 1960 ÷ 1970 nên thiếu tài liệu thiết kế
(nhất là tài liệu thủy văn), chất lượng thi công không tốt, công tác duy tu bão dưỡng

không được quan tâm thích đáng nên nên công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình
trạng mất an toàn phổ biến gồm: Đập không đủ cao độ chống lũ theo QCVN 0405:2012/BNNPTNT và các tiêu chuẩn hiện hành, công trình đầu mối xuống cấp tương
tự như các công trình nêu ở mục trên nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Các hồ có dung tích dưới 3 triệu m3, đây là các hồ chiếm phần lớn các hồ chứa ở nước
ta (6393/6648). Đánh giá chung về mức độ an toàn, ngoài một số lượng nhỏ các hồ đã
được sửa chữa, nâng cấp, các hồ còn lại đều ở mức an toàn không cao. Phần lớn các hồ
này đều được đầu tư xây dựng từ những năm 1960 ÷ 1970 nên thiếu tài liệu thiết kế
(nhất là tài liệu thủy văn), chất lượng thi công không tốt, công tác duy tu bão dưỡng
không được quan tâm thích đáng nên nên công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình
trạng mất an toàn phổ biến gồm: Đập không đủ cao độ chống lũ theo QCVN 0405:2012/BNNPTNT và các tiêu chuẩn hiện hành, công trình đầu mối xuống cấp tương
tự như các công trình nêu ở mục trên nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

11


1.2.2 Giải pháp sửa chữa nâng cấp đập đất và hồ chứa
Căn cứ vào số liệu kiểm định, đánh giá hiện trạng để đề ra các giải pháp công trình
thực sự sát thực tế nhằm tiết kiệm chi phí, nâng mức an toàn cao. Các giải pháp công
trình cần tập trung theo các nội dung sau :
Đối với đập đất :
- Nâng cao cao trình và hoàn chỉnh mặt cắt đập đảm bảo chống lũ theo các Quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đối với các công trình quan trọng phải kiểm tra độ an
toàn theo tuần suất lũ cực hạn (PMF). Nội dung bao gồm : mở rộng và nâng cao đỉnh
đập, xử lý xói, sạt lở mái thượng, hạ lưu, kiểm tra chất lượng đất đắp đập để quyết
định về sự cần thiết phải đắp áp trúc, làm bổ sung tầng lọc ngược…
- Thực hiện tốt việc xử lý triệt để thấm trong thân và nền đập. Công tác này muốn xử
lý triệt để cần phải khoanh vùng ảnh hưởng thật chi tiết. Xử lý thấm thông dụng vẫn là
giải pháp khoan phụt, để phát huy hiệu quả và giảm chi phí nên áp dụng công nghệ
phụt tuần hoàn cho nền đất và thân đập, công nghệ phụt 2 nút cho nền đá. Thực hiện
khoan phụt không bố trí quá nhiều hàng gây lãng phí nhưng cũng không nên quá its sẽ

không phát huy tác dụng. Công tác sửa chữa nâng cấp nên bố trí khoan phụt theo 3
hàng trong đó 2 hàng ngoài giữ và vách nông hơn, hàng giữa phụt chính thức theo thiết
kế.
- Bổ sung thiết bị quan trắc còn thiếu theo tiêu chuẩn hiện hành. Việc có đầy đủ số
liệu quan trắc và được phân tích sẽ góp phần quan trọng cảnh báo sớm sự cố đập, ngăn
từ xa các sự cố hư hỏng, vỡ đập.
1.2.3. Nâng cao đập đất bằng biện pháp đắp áp trúc hạ lưu

Hiện nay biện pháp đắp áp trúc là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất để nâng cao
an toàn đập đất. có hai phương án chính đó là đắp áp trúc thượng lưu và đắp áp trúc hạ
lưu. Trong phạm vi luận văn tác giả chỉ xin đề xuất nghiên cứu và ứng dụng phần mềm
Geo studio để tính toán và phân tích về biện pháp đắp áp trúc phía hạ lưu.
Ưu nhược điểm của biện pháp đắp áp trúc mái hạ lưu
- Ưu điểm :
+ Vật liệu thi công có sẵn tại khu vực có dự án, sử dụng vật liệu tại chỗ dễ thi công,

và tạo thành đập đồng chất.
+ Tăng ổn định cho đập đất mái hạ lưu.
+ Tính phổ biến cao, tiết kiệm chi phí hơn các giải pháp sửa chữa đập đất khác.

12


- Nhược điểm :
+ Do lớp đập cũ đã được đưa vào vận hành lâu năm lớp đất đắp đã cố kết nên khi đắp

lớp mới vào có sự chênh lệch giữa hai lớp đất.
+ Diện tích giải phóng mặt bằng phía hạ lưu lớn.
+ Khối đắp phía hạ lưu có hệ số thấm lớn hơn tránh trường hợp đẩy trồi đất khi đập cũ


thấm mạnh.
Hiện nay đa số các nhà thầu tư vấn đều đưa ra biện pháp xử lý chỗ tiếp giáp giữa hai
lớp đất bằng biện pháp đào giật cấp nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào quy định củ
thể chiều cao đào giật cấp hay đào giật cấp thẳng hay đào giật cấp nghiêng. Đã có
nhiều công trình xử lý bằng biện pháp đào bạt phẳng. Vậy trong nghiên cứu này sẽ chỉ
ra biện pháp nào có tính ổn định cao hơn trong các biện pháp được đặt ra.

13


STT

1

HIỆN TRẠNG

SỬA CHỮA

Hồ chứa
nước Đại
Thắng

Mái đập thượng, hạ
lưu không được gia
cố, nhiều chỗ bị
sóng sói sâu tạo
thành các hàm ếch
(30-40cm)

Mở rộng đỉnh đập từ

3.5m thành 5m, đắp
áp trúc mái hạ lưu

Qua quá trình hoạt
động đã có nhiều
hư hỏng xuống cấp
làm giảm khả năng
tích nước và tưới
tiêu, gây nguy cơ
mất an toàn phía
Hạ Lưu

Đắp tôn cao, mở rộng
mặt cắt đập về phía hạ
lưu theo mặt cắt thiết
kế; đất đắp có hệ số
đầm chặt K ≥ 0,97.
Đỉnh đập được gia cố
bằng BT M200 dày 20
cm. Làm mới tường
chắn sóng bằng BT
M200

14

HỒ
CHỨA

2


Hồ chứa
nước Đạ
Tẻh

MẶT CẮT NGANG

Hình
Thức
đắp


STT

3

15

HỒ
CHỨA

HIỆN TRẠNG

SỬA CHỮA

Hồ Chứa
Ngòi Là 2

Đỉnh đập đã bị
xuống cấp và thiếu
các thiết bị đảm

bảo an toàn như
tường chắn, thiết bị
cột tiêu, chiếu sang.
Thượng lưu và hạ
lưu mặt đập chưa
được gia cố và bị
ảnh hưởng nghiêm
trọng do xói lở,
thậm chí chỗ bị xói
sâu tới 70-80cm,
hình thành các hố
sâu. Mặt đập hạ lưu
bị lấn chiếm do
việc trồng cây với
mật độ dày, có thể
dễ dàng quan sát
hiện tượng rò rỉ

- Đối với mái thượng
lưu: Xử lý xói lở và
đắp áp trúc mái; Bóc
lớp đất thực vật, xử lý
mặt tiếp xúc với khối
đắp mới; Dùng đất
đắp lại theo hệ số mái
cũ. Gia cố bằng đá lát
trong khung bê tông
- Đối với mái hạ lưu:
Bóc lớp đất thực vật,
xử lý mặt tiếp xúc với

khối đắp mới; Dùng
đất đắp lại theo hệ số
mái cũ. Gia cố trồng
cỏ và đống đá mái hạ
lưu

MẶT CẮT NGANG

Hình
Thức
đắp

Bạt
phẳng


STT

HỒ
CHỨA

HIỆN TRẠNG

SỬA CHỮA

Hồ nước
Khe Tân

Được thiết kế là
đập đồng chất, do

bão đã làm hư
hỏng, sụp nhiều
đoạn.Đá lát khan
mái thượng lưu
không ổn định, mùa
lũ năm nào cũng bị
sập, gãy. Hệ thống
đo đường bão hòa
bị cong vênh, mất
tác dụng, một số
ống đã mất

Tôn cao, mở rộng mặt
cắt đập về phía thượng
lưu theo mặt cắt thiết
kế bằng đất đắp có hệ
số đầm chặt K ≥ 0,97.
Đỉnh đập được gia cố
bằng BT M200 dày 20
cm. Tường chắn sóng
cao 1,0 m bằng BTCT
M200

4

16
5

Đê tả Cầu
Chảy


Nâng cấp bề rộng mặt
đê, hoàn thiện mặt cắt
đê, mở rộng 2 bên mái
đê

MẶT CẮT NGANG

Hình
Thức
đắp

Bạt
phẳng kết
hợp giật
cấp

Bạt
phẳng


STT

HỒ
CHỨA

HIỆN TRẠNG

SỬA CHỮA


6

17

7

Hồ Thạch
Bàn

Đáp áp trúc mái Hạ
lưu, tăng ổn định đập

Hồ Ban

- Mở rộng đỉnh đập
lên 6,5m đắp áp trúc
mái hạ lưu

8

Đồng Bể

9

HCN An
Long
Quảng
Nam

Có thể đánh giá về

đập dâng như sau:
Chất đất không
đảm bảo (độ lỗ
rỗng và hệ số thấm
đều lớn), mái bị
lún, lép, đá lát mái
long hỏng, xô sụt
bề dày thân đập
cũng chưa đủ để
chịu áp lực thấm
Bề rộng đỉnh đập
B=4m, xuất hiện
dòng thấm bên vai
trái phía hạ lưu,

Tôn cao, áp trúc đập
đất đạt cao trình đỉnh
+42.80m nhằm tăng
tần suất đảm bảo tưới
từ 75%-> 85%, cấp
nước cho sinh hoạt và
công nghệp, đảm bảo
đập làm việc an toàn
Đắp áp trúc mở rộng
đỉnh đập B=6m, giữ
nguyên cao trình đỉnh
đập

MẶT CẮT NGANG


Hình
Thức
đắp
Đánh
xờm kết
hợp giật
cấp (
chiều cao,
chiều
rộng)
(1m,2m)

Giật cấp
kết hợp
bạt phẳng
vải địa kỹ
thuật từ
cao trình
+35.00


STT

10

Hình
Thức
đắp

HỒ

CHỨA

HIỆN TRẠNG

SỬA CHỮA

Đập
Magala Pakistan

Đập magala xây
dựng năm 1960 sau
nhiều năm sử dụng
có nhiều hư hỏng
nặng nên đến năm
2003 đã sửa chữa
lại

Đắp áp trúc mái hạ
lưu, tạo thành đập đất
nhiều lớp.

Bạt
phẳng

Sukian
Dyke

Là một đập phụ của
hệ thống magala


Đắp áp trúc mái hạ
lưu và thượng lưu, tạo
thành đập đất nhiều
lớp.

Bạt
phẳng

Đập Jari

Là một đập phụ của
hệ thống magala

Đắp áp trúc mái hạ
lưu và, tạo thành đập
đất nhiều lớp.

Bạt
phẳng

Đập Kakra

Là một đập phụ của
hệ thống magala

Đắp áp trúc mái hạ
lưu và, tạo thành đập
đất nhiều lớp.

Bạt

phẳng

MẶT CẮT NGANG

11

18
12

13

Bảng 1-2: Các hồ chữa được nâng cấp


1.3. Kết luận chương I:
Cũng như những công trình xây dựng khác, công trình thủy lợi vẫn xảy ra những sự cố ở
những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau. Đập đất là loại hình công trình thủy lợi
phổ biến ở nước ta, chỉ trừ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh của
đồng bằng Bắc bộ như Thái Bình, Nam Định và Hà Nam còn tất cả các tỉnh khác đều có
đập.
Hiện nay, cả thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề biến dổi khí hậu, trong đó có hiện
tượng mưa lũ vượt qua các quy luật thông thường. trong điều kiện mưa lũ lớn như vậy các
hồ đập rất dẽ bị tổn thương và hư hỏng năng. Trước những tình hình như vậy đã có nhiều
giải pháp được đưa ra để nâng cao khả năng phòng lũ và an toàn của đập đất trong đó giai
pháp đáp áp trúc mái hạ lưu nâng cao đỉnh đập đang được xem là giải pháp tối ưu và phổ
biến nhất hiện nay. Song chưa có hướng dẫn hay tiêu chuẩn cụ thể về biện pháp xử lý mái
tiếp giáp giữa hai lớp đất mới và cũ nên biện pháp đưa ra đang không được đồng nhất và
không kinh tế.
Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp lựa chọn biện pháp xử lý mái mang ý nghĩa thực tiễn, để
phần nào giúp các nhà chuyên môn có cái nhìn và đánh giá đúng đắn hơn. Từ đó giúp cho

việc đưa ra các giải pháp thiết kế, thi công đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế cho các
dự án nâng cao an toàn đập đất đã và đang được triển khai.

19


×