Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu cải tạo nâng cấp nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Phan Rang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là

: Nguyễn Việt Dũng

Mã số học viên

:1581520320002

Lớp

: 23KTMT11

Chuyên ngành

: Kỹ thuật Môi trường

Mã số

: 60520320

Khóa học

: K23 (2015 - 2017)

Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Đỗ Thuận An với đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu cải tạo nâng cấp nhà máy xử lý
nước thải sinh hoạt thành phố Phan Rang – Tháp Chàm”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận


văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
theo quy định.

Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, các đồng nghiệp, gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thuận An, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi nói chung và các
thầy cô trong bộ môn Kỹ thuật môi trường nói riêng, đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường để hoàn thành
khóa học.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... viii
1. Tính cấp thiết của Đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
3. Nội dung của đề tài.................................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn...................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................ 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................... 3
4.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ........................................................................................4
1.1. Giới thiệu về thành phố Phan Rang – Tháp Chàm .............................................. 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................................... 5
1.1.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................5
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình ...................................................................................6
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................6
1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn ..................................................................................7
1.1.1.5. Địa chất thuỷ văn ....................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................................................... 8
1.1.2.1. Dân số .....................................................................................................8
1.1.2.2. Về kinh tế ...............................................................................................9
1.1.2.3. Về Giáo dục và đào tạo ........................................................................11
1.1.2.4. Về y tế...................................................................................................11

1.1.2.5. Về dịch vụ du lịch.................................................................................11
1.1.2.6. Về công nghiệp .....................................................................................12
1.1.2.7. Về nông nghiệp - thủy sản ...................................................................12
1.2. Hiện trạng hệ thống nước của thành phố ........................................................... 12
1.2.1. Hiện trạng cấp nước ............................................................................................................. 12
1.2.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải ..................................................... 14
1.3. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ...................................................... 17
1.3.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học ..................................................................................... 17
iii


1.3.2. Xử lý bằng phương pháp sinh học.................................................................................. 18
1.3.2.1. Trong điều kiện tự nhiên ...................................................................... 18
1.3.2.2. Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo ................................ 19
1.3.2.3. Xử lý sinh học kỵ khí trong điều kiện nhân tạo ................................... 27
1.3.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý .......................................... 28
1.3.4. Phương pháp khử trùng ....................................................................................................... 29
1.3.5. Công trình xử lý bùn cặn .................................................................................................... 29
1.4. Một số công trình xử lý nước thải sinh hoạt trong thực tế ................................. 31
1.4.1. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn Maryland, Virginia: Công suất Q=
750 m3/ngđ.................................................................................................................................................. 31
1.4.2. Nhà máy xử lý nước thải Bắc Giang, Công suất: Q=10 000 m3/ngđ .............. 32
1.4.3. Nhà máy xử lý nước thải Nha Trang (Công suất Q = 40000 m3/ngđ) ............ 34
CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI ......................................................................................................... 36
2.1. Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện có ....................... 36
2.2. Cơ sở đề xuất phương án thiết kế ....................................................................... 42
2.3. Đề xuất phương án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ..................... 43
2.3.1. Phương án 1: Sử dụng Công nghệ bể SBR ................................................................. 43
2.3.2. Phương án 2: Sử dụng công nghệ Mương oxy hóa ................................................. 45

CHƯƠNG 3 - THIẾT KẾ CẢI TẠO NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT ..................................................................................................... 49
3.1. Tính toán công suất thiết kế ............................................................................... 49
3.2. Tính toán công trình ........................................................................................... 52
3.2.1. Song chắn rác........................................................................................................................... 53
3.2.2. Bể lắng cát................................................................................................................................. 53
3.2.3. Mương oxy hóa ....................................................................................................................... 55
3.2.4. Bể lắng 2 .................................................................................................................................... 60
3.2.5. Sân phơi bùn ............................................................................................................................ 64
3.2.6. Tính toán lượng hóa chất khử trùng .............................................................................. 65
3.2.7. Tổng hợp các hạng mục công trình ................................................................................ 66
3.3. Tính toán cao trình ............................................................................................. 67
3.3.1. Cao trình hồ khử trùng......................................................................................................... 67
3.3.2. Cao trình bể lắng 2 ................................................................................................................ 67

iv


3.3.3. Cao trình mương oxy hóa .................................................................................................. 68
3.3.4. Cao trình cụm xử lý cơ học ............................................................................................... 68
3.4. Khái toán kinh tế cho hệ thống ........................................................................... 69
3.4.1. Chi phí phần xây dựng và thiết bị .................................................................................. 69
3.4.1.1. Cụm xử lý cơ học .................................................................................69
3.4.1.2. Mương oxy hóa ....................................................................................70
3.4.1.3. Bể lắng 2 ...............................................................................................71
3.4.1.4. Sân phơi bùn .........................................................................................72
3.4.1.5. Trạm bơm bùn ......................................................................................72
3.4.1.6. Trạm bơm nước tuần hoàn ...................................................................73
3.4.1.7. Thiết bị phòng thí nghiệm ....................................................................73
3.4.1.8. Hạng mục khác .....................................................................................74

3.4.2. Chi phí vận hành .................................................................................................................... 75
3.4.2.1. Chi phí hóa chất ....................................................................................75
3.4.2.2. Chi phí năng lượng ...............................................................................75
3.4.2.3. Chi phí nhân công .................................................................................75
3.4.2.4. Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa ............................................................75
3.4.2.5. Chi phí xử lý 1m3 nước thải .................................................................76
CHƯƠNG 4 - KẾ HOẠCH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ................77
4.1. Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng hệ thống .................................................... 77
4.1.1. Cụm xử lý cơ học .................................................................................................................. 77
4.1.2. Mương oxy hóa ...................................................................................................................... 78
4.1.3. Bể lắng 2 .................................................................................................................................... 79
4.2. Bảo trì hệ thống .............................................................................................................................. 80
4.2.1. Tổng quan ...................................................................................................80
4.2.2. Bảo trì an toàn .............................................................................................80
4.2.3. Bảo trì đường ống .......................................................................................81
4.2.4. Bảo trì các công trình ..................................................................................81
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................87

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ................................ 5
Hình 1.2: Hệ thống thoát nước của thành phố .............................................................. 14
Hình 1.3: Nước thải tại cống xả .................................................................................... 15
Hình 1.4: Tình trạng ngập, lụt của thành phố ............................................................... 16
Hình 1.5: Bố trí ga thu nước mặt................................................................................... 16
Hình 1.6: Hiện trạng xả rác xuống cống thoát nước ..................................................... 17
Hình 1.7. Bể aeroten ...................................................................................................... 20

Hình 1.8. Sơ đồ hoạt động của hệ thống aeroten SBR .................................................. 22
Hình 1.9. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của kênh ôxy hoá tuần hoàn ............................ 24
Hình 1.10: Bể AAO ....................................................................................................... 25
Hình 1.11: Màng lọc MBR ............................................................................................ 26
Hình 1.12: Bể MBR trong thực tế ................................................................................. 27
Hình 1.13: Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bể UASB ................................ 28
Hình 1.14: Sơ đồ mặt bằng trạm xử lý nước thải sinh hoạt .......................................... 31
Hình 1.15: Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Bắc Giang ............................................. 32
Hình 1.16: Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước thải Nha Trang................................ 34
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT TP Phan Rang – Tháp Chàm hiện có ...... 37
Hình 2.2: Tổng mặt bằng nhà máy xử lý nước thải hiện trạng ................................. 39
Hình 2.3: Hệ thống hồ điều hòa .................................................................................. 39
Hình 2.4: Hệ thống sân đường nội bộ nhà máy .......................................................... 39
Hình 2.5: Lớp chống thấm HDPE của hồ hiếu khí bị phồng rộp.............................. 40
Hình 2.6: Hệ thống hồ sục khí ..................................................................................... 40
Hình 2.7: Máng tràn giữa hồ hiếu khí và hồ lắng ...................................................... 40
Hình 2.8: Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt đề xuất phương án 1 ......................... 43
Hình 2.9: Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt đề xuất phương án 2 ......................... 45
Hình 3.1: Tổng mặt bằng nhà máy theo phương án đề xuất thiết kế ............................ 52

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mực nước sông Dinh lớn nhất khi có mưa lũ ứng với các tần suất ................8
Bảng 1.2: Diện tích và phân bố dân cư thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ............9
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước ................................................................13
Bảng 2.1: Đánh giá hiện trạng chất lượng các công trình…………………………….41
Bảng 2.2: Chất lượng nước thải của nhà máy ...............................................................42
Bảng 2.3: So sánh ưu, nhược điểm phương án 1 và phương án 2 .................................47

Bảng 3.1: Tính toán công suất đến năm 2025………………………………………...50
Bảng 3.2: Thông số chất lượng nước đầu vào ...............................................................51
Bảng 3.3: Phương án cải tạo các công trình ..................................................................52
Bảng 3.4: Tổng hợp các hạng mục công trình...............................................................66
Bảng 3.5: Tổng chi phí đầu tư .......................................................................................74
Bảng 3.6: Chi phí công nhân .........................................................................................75

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
XLNT: Xử lý nước thải
PR – TC: Phan Rang – Tháp Chàm
DCCN: Dây chuyền công nghệ
BOD 5 : Nhu cầu oxy sinh học
COD: Nhu cầu oxy hóa học
DO: Lượng oxy hòa tan trong nước
SS: Chất rắn lơ lửng
ORP: Số đo khả năng của nước để oxy hóa chất ô nhiễm
MLSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng
VSV: Vi sinh vật
SCR: Song chắn rác
OCO: Mương oxy hóa
SBR: Bể xử lý sinh học theo mẻ
UASB: Bể xử lý sinh học kị khí
MBR: Bể xử lý sinh học màng lọc
AAO: Bể hiếu khí, thiếu khí và kị khí
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
BXD: Bộ xây dựng

UBND: Ủy ban nhân dân
GTVT: Giao thông vận tải

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là đô thị có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, quy mô
đất đai và cơ sở hạ tầng để phát triển mở rộng xây dựng đô thị. Thành phố đã và đang
thu hút khá nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước làm tốc độ công nghiệp hoá và
đô thị hoá tăng nhanh. Các khu dân cư mới được hình thành và sự gia tăng dân số gây
áp lực tới môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều nơi đã sử dụng công nghệ xử
lý nước thải bằng ao hồ sinh học. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cũng là một
trong những thành phố ở Việt Nam đang áp dụng công nghệ hồ sinh học có thổi khí để
xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá tăng nhanh do nhu cầu
phát triển mở rộng thành phố và chuẩn bị hạ tầng cho công nghiệp điện hạt nhân.
Tổng dân số của toàn thành phố theo quy hoạch chung xây dựng dự kiến tăng gấp
2.8 lần trong vòng khoảng 10 năm, từ 170 720 người năm 2014 lên 461 000 người
năm 2025. Do đó, nhu cầu đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật là rất lớn và phải thực hiện
trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, hạ tầng thoát nước mưa vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu, chiều dài tuyến cống chính so với chiều dài đường giao
thông đô thị có tỷ lệ khá thấp (29.1 km cống/ 111.6 km đường). Năm 2011, thành
phố đã đầu tư một dự án về thoát nước và xử lý nước thải cho một số khu vực trung
tâm của thành phố (công suất 5 000 m3/ngđ) và một số tuyến cống tiêu thoát nước
mưa. Một dự án về thu gom và xử lý nước thải cho khu vực phía Tây Bắc và Đông
Bắc của thành phố với công suất dự kiến 10 000 m3/ngđ cũng đang được nghiên
cứu triển khai. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu giải quyết các lưu vực nhỏ lẻ,

thiếu tính đồng bộ. Các trục kênh mương chính thoát nước mưa chưa được nâng
cấp và cải tạo. Tỷ lệ thu gom nước thải còn thấp do hệ thống đấu nối cấp 3 và cống
bao thu nước thải chưa được chú trọng đầu tư. Do đó, nhiều khu vực của thành
phố, nước thải chưa được thu gom và xử lý, nhiều điểm bị ngập lụt khi có mưa lớn
gây ảnh nhiều tới đời sống dân sinh, hạ tầng kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội.
1


Bên cạnh đó, nhà máy xử lý nước thải hiện có của thành phố với công suất 5000
m3/ngđ được xây dựng đã lâu và cho đến thời điểm hiện tại lượng nước thải gia tăng
nên trong tương lai công suất nhà máy không thể đáp ứng được. Chất lượng nước
trước và sau khi xử lý của nhà máy chưa đảm bảo để xả ra nguồn tiếp nhận. Các chỉ
tiêu như BOD 5 , SS sau khi xử lý vẫn đang vượt quá QCVN 14:2008/BTNMT loại A
cho phép (BOD 5 : 120 mg/l gấp hơn 2 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT là 50 mg/l;
SS 120 mg/l trong khi QCVN 14:2008/BTNMT là 100 mg/l), hiệu suất xử lý chưa cao
(BOD 5 , SS lần lượt là 40% và 45%). Bên cạnh đó, chất lượng các công trình hiện
trạng của nhà máy cũng đang gặp những sự cố như các đầu đo DO bị hỏng, hệ thống
mương dẫn giữa các hồ hay các mái kè ở một số hồ đang có dấu hiệu xuống cấp
Chính vì vậy việc “Nghiên cứu cải tạo nâng cấp nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm” là nhu cầu tất yếu cho hệ thống XLNT đô thị,
nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, cải thiện vệ sinh môi
trường tạo điều kiện phát triển thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tính toán thiết kế nâng cấp cải tạo các công trình trong nhà máy xử lý nước thải sinh
hoạt của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đáp ứng yêu cầu đạt loại A theo QCVN
14:2008/BTNMT
3. Nội dung của đề tài
Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải hiện có của thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm như hiệu quả xử lý; công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng và sự phù hợp của
thiết kế cũ

Dự báo nhu cầu thải nước đến năm 2025 từ đó đưa ra phương án nâng công suất của
nhà máy xử lý nước thải hiện có.
Thiết kế cải tạo và nâng công suất nhà máy xử lý nước thải của thành phố Phan Rang Tháp Chàm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và phù hợp với điều kiện của thành phố

2


Xây dựng công tác vận hành, bảo trì bảo dưỡng cho hệ thống xử lý nước thải của nhà
máy
Khái toán kinh tế các chi phí để xây dựng và quản lý, vận hành hệ thống
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước thải sinh hoạt thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và công nghệ xử lý hồ sinh
học có thổi khí
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn như sau:
Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu: Tìm hiểu, thu thập, phân tích số
liệu, các công thức tính toán dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế.
Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn,
kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
Phương pháp so sánh: so sánh với các QCVN, TCVN hiện hành và các dự án có liên
quan.
Phương pháp tính toán thiết kế: dựa vào các số liệu thu thập được để tính toán các
công trình, các chi phí cho hệ thống

3



CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
Phan Rang - Tháp Chàm từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.
Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐTTg công nhận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh
Ninh Thuận.
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa và khoa học công nghệ của tỉnh Ninh Thuận. Nằm trong hệ thống đô thị của vùng
Duyên hải Nam Trung bộ là một trong những trọng điểm du lịch của miền Trung và
của cả nước. Thành phố là đầu mối giao thông liên vùng có tuyến đường sắt Bắc –
Nam chạy qua, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế với vùng Tây Nguyên, vùng
duyên hải miền Trung, khu kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Đông Nam bộ.
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 16 đơn vị hành chính gồm 15 phường (Đô
Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Mỹ Hương, Thanh Sơn, Kinh Dinh, Đài Sơn, Đạo
Long, Tấn Tài, Mỹ Hải, Mỹ Đông, Đông Hải, Mỹ Bình, Văn Hải) và 1 xã Thành Hải.
Với tổng diện tích đất tự nhiên 79 1708 km2. Đất xây dựng đô thị hiện trạng: 15 359
km2 (bao gồm các loại đất: đất ở đô thị, đất công trình công cộng, đất cây xanh, TDTT,
đất giao thông khu vực nội thành). [13]

4


Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là đô thị đồng bằng ven biển nam trung bộ, nằm
ở phía Nam tỉnh ninh Thuận, có tọa độ địa lý từ 11031’32’’ đến 11040’08’’ Vĩ độ Bắc,
từ 108054’50’’ đến 108003’26’’ Kinh độ Đông;

5



-

Phía Bắc giáp Huyện Ninh Hải

-

Phía Nam giáp Huyện Ninh Phước

-

Phía Tây giáp Huyện Ninh Sơn – Bác Ái

-

Phía Đông giáp Biển Đông

Thành phố Phan Rang có vị trí là đầu mối tại khu vực ngã ba giữa trục giao thông quốc
lộ 1A với quốc lộ 27 đi Đà Lạt, đồng thời có tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam đi
qua ga Tháp Chàm, rất thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường
bộ và đường sắt, cách cảng biển và cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh 60km và
Thành phố Nha Trang 100km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km về
phía Nam, cách thành phố Đà Lạt 110km về phía Tây, hình thành tam giác phát triển
Đà Lạt- Phan Rang - Nha Trang

[13]

1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình và đất đai tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3m-5m so với mặt
nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có thể chia làm 3 loại:

+ Dạng địa hình đồi thấp: tập trung tại khu vực Tháp Chàm có độ cao từ 15 - 55m, độ
dốc sườn đồi 10% - 30%.
+ Dạng địa hình bằng phẳng: bao gồm khu vực phù sa ven sông và các khu ruộng cao,
có độ cao từ 3 - 15m, độ dốc địa hình 1% - 10%.
+ Địa hình thấp trũng: bao gồm các khu ruộng trũng, ao hồ xen kẽ, cao độ dưới 2.5m,
thường bị ngập nước.
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng gió
nhiều và khô nóng, nhiệt độ cao quanh năm, trung bình 27oC- 32oC, số giờ nắng
2.500-3.000 giờ; lượng mưa trung bình 900-1100mm/năm; chế độ gió theo 2 hướng:
Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ trung bình 2,7m/s. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.

6


Với khí hậu đặc trưng khô nắng quanh năm, Phan Rang-Tháp Chàm sẽ là điều kiện tốt
để phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp các loại hình giải trí trên biển, trên
không; thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp với các đặc sản của địa phương như
nho, hành, tỏi,… phát triển chăn nuôi gia súc như bò, dê, cừu,… [1] [2] [13]
1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn
sông Dinh. Sông Dinh còn gọi là sông Cái Phan Rang bắt nguồn từ dãy núi cao E Lâm
Thượng giáp với tỉnh Lâm Đồng đổ ra biển Đông ở vịnh Phan Rang. Sông Dinh chịu
ảnh hưởng của cả hai yếu tố triều và lũ.
Sông có chiều dài 119 km với diện tích lưu vực 3.000 km2, lưu lượng trung bình 39
m3/s do thủy điện Đa Nhim xả để phục vụ tưới cho 12.000 ha. Ở vùng thượng nguồn
của sông có dạng bậc thềm có độ cao 800m ÷ 1000m, lòng sông dốc và có đá tảng, lưu
vực các nhành sông phân bố hình rễ cây. Từ Tân Mỹ về xuôi sông chảy qua vùng đồi
thấp là đồng bằng Phan Rang, chế độ dòng chảy của sông phù hợp với phân bố mùa

của khu vực.
Dòng chảy có lớn và có lũ về mùa mưa (Tháng 10 đến tháng 12) và lưu lượng thấp
về mùa khô (tháng 1 đến tháng 8). Mực nước ở Phan Rang bị ảnh hưởng bởi thủy
triều (thủy triều ngày lẻ) với biên độ 0.3cm, mực nước cao nhất với tần suất lũ 1%
là 6.05m, cao hơn nhiều khu vực trũng của thành phố. Mực nước cao nhất tại sông
Dinh (m) là 6.05, 5.48, 5.18, 4.79, 4.07 và 2.05 ứng với các tần suất lũ (%) 1, 5,
10, 20, 50 và 100.
+ Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12
+ Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8. Dòng chảy phụ thuộc vào việc xả nước tới của thủy
điện Đa Nhim cho hạ du
+ Tháng 10 thường xuất hiện mức nước cao nhất trong năm và cũng là tháng có mức
nước bình quân cao nhất.

7


Các sông đều có 2 thời kỳ lũ, lũ tiểu mãn và lũ chính vụ. Lũ tiểu mãn thường cũng
khá lớn, chiếm từ 10-30% số trận lũ lớn. Thời gian xảy ra lũ lớn thường kéo dài
trong khoảng 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12. Do Sông Dinh có độ dốc lớn nên
thời gian lũ lên và lũ xuống diễn ra nhanh, thời gian lũ ngắn và thường có 1 đỉnh.
Những trận lũ tần suất dưới 10% thường là lũ không lớn, tuy nhiên trên 10%
thường là lũ lớn. Trận lụt lịch sử ngày 17-12-1964 cũng do chịu ảnh hưởng trực tiếp
của bão. Đỉnh lũ 6.07m. Cầu Đạo Long ngập sâu 0.67m. Cao độ mực nước Sông
Dinh được đo tại 2 trạm là Tân Mỹ và Phan Rang (chân cầu Đạo Long). Cấp báo
động lũ cấp I, II, và III tại trạm Sông Dinh là 1.03, 0.4 và 0.1 m
Bảng 1.1: Mực nước sông Dinh lớn nhất khi có mưa lũ ứng với các tần suất
Tần suất

P(%)


1

5

10

20

50

100

Mực nước

H max (mm)

605

548

518

479

407

205
(Nguồn: [1])

Mực nước tại Phan Rang có ảnh hưởng thủy triều (nhật triều không đều) với biên độ

0.3cm
1.1.1.5. Địa chất thuỷ văn
Mực nước ngầm thay đổi theo mùa. Mùa mưa một số nơi mực nước bằng mực nước
mặt, nước ngầm màu hơi vàng và hơi lợ vì chịu ảnh hưởng của nước biển
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Dân số
Dân số toàn Thành phố: Năm 2015, tổng dân số trung bình của thành phố khoảng
165.76 người, mật độ dân số là 1147.04 người/km2
Dân cư phân bố không đều, mật độ dân cư cao nhất tại phường Kinh Dinh (19 550
người/km2), sau đến phường Đông Hải (9 790 người/km2), phường Mĩ Hương (9 520
người/km2) và thấp nhất tại phường Đô Vinh (444 người/km2)

8


Dân số và đặc điểm dân cư: Theo Niên giám thống kê thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm, tính đến cuối năm 2014, toàn thành phố có 170,720 nhân khẩu. Sự phân bố
dân cư trong năm 2015 theo các đơn vị hành chính của thành phố được trình bày ở
bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Diện tích và phân bố dân cư thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
Tên phường, xã

Diện tích (km2)

Dân số (nghìn người)

Mật độ

Phường Bảo An


3.22

10.03

3.12

Phường Kinh Dinh

0.39

7.66

19.55

Phường Mĩ Bình

4.96

8.08

1.63

Phường Mĩ Hương

0.50

4.76

9.52


Phường Mĩ Hải

2.22

4.92

2.22

Phường Mĩ Đông

2.41

12.40

5.15

Phường Phước Mĩ

5.94

11.32

1.91

Phường Phủ Hà

1.37

10.71


7.82

Phường Thanh Sơn

0.97

7.51

7.76

Phường Tấn Tài

2.86

8.16

2.85

Phường Văn Hải

9.27

15.66

1.50

Phường Đài Sơn

1.47


7.49

5.52

Phường Đô Vinh

30.43

13.58

0.44

Phường Đông Hải

2.12

24.08

9.79

Phường Đạo Long

2.14

10.09

4.71

Xã Thành Hải


9.37

9.33

0.62

Tổng

79.63

165.76
(Nguồn: [1] [13])

1.1.2.2. Về kinh tế
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được thủ tướng chính phủ phê duyệt là đô thị
loại II theo quyết định số 252/QĐ-Ttg ngày 26/2/2015. Việc công nhận thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận phù hợp với
9


định hướng phát triển chung của quốc gia và phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát
triển của tỉnh Ninh Thuận.
Mặc dù tình hình kinh tế chung của cả nước còn khó khăn, nhưng Thành phố vẫn duy
trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong 3 năm qua. Thành phố có thu nhập
bình quân đầu người/năm gấp 1.45 lần so với cả nước; mức tăng trưởng kinh tế trung
bình giai đoạn 2012 - 2014 đạt 14.59%/năm. Thành phố có một số lĩnh vực phát triển
như chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu có
vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Ninh Thuận và khu vực lân cận.
Thành phố đã có những bước đi quan trọng và chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc phát
triển hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận và phát triển năng lượng sạch

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
năm 2015 đạt khoảng 1.328 tỷ đồng, chiếm 73% tổng thu ngân sách của toàn tỉnh,
thu nhập bình quân đầu người đạt 40.3 triệu đồng, cao hơn so với bình quân đầu
người của tỉnh Ninh Thuận là 28.8 triệu. Tốc độ tăng trường bình quân đạt 13.5%.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố PR-TC năm 2016-2020, thành
phố sẽ duy trì mức độ tăng trưởng khoảng 13-14%, trong đó tâp trung phát triển
Thương mại dịch vụ (60%), Xây dựng (35%) và Nông nghiệp, thủy sản (5%). [12]
Lực lượng lao động trong độ tuổi của Thành phố có khoảng 104200 người chiếm gần
60% dân số của Thành phố, với đội ngũ khoảng 5280 cán bộ khoa học - kỹ thuật có
trình độ từ cao đẳng trở lên với độ tuổi trẻ cần cù, ham học hỏi và được đào tạo khá
tốt, có khả năng tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật; trong thời gian tới trên
địa bàn Thành phố sẽ xây dựng một số sơ sở đào tạo chất lượng, sẽ thu hút một lực
lượng lớn lao động trẻ có trình độ cao đến học tập và làm việc. Đây là một trong thế
mạnh, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Tốc độ phát triển kinh tế cho thấy hướng phát triển kinh tế của Thành phố đã phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế của toàn tỉnh: thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
nằm trong khu vực phát triển dịch vụ du lịch và sản xuất công nghiệp [1] [3]

10


1.1.2.3. Về Giáo dục và đào tạo
Toàn Thành phố có 45 trường/1040 phòng học phổ thông các cấp học, trong đó có
6 trường THPT/190 phòng học. Thành phố có 29 trường mẫu giáo, nhà trẻ /242
phòng học. Các trường Trung cấp chuyên nghiệp đang đào tạo 1458 học viên,
trường Cao đẳng sư phạm đào tạo 1007 giáo sinh, trong đó tuyển mới 249 sinh viên
và Phân hiệu Đại học Nông lâm đang đào tạo 719 sinh viên, tuyển mới 229 sinh
viên. [13]
1.1.2.4. Về y tế
Trên địa bàn Thành phố có 25 cơ sở y tế. Trong đó có: 3 bệnh viện là Bệnh viện

đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện GTVT Tháp Chàm, và Bệnh viện Mắt Sài
Gòn – Phan Rang; 2 phòng khám khu vực; 1 nhà hộ sinh; và 19 trạm y tế
phường/xã với tổng số giường bệnh là 1030 giường. [13]
1.1.2.5. Về dịch vụ du lịch
Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350km, cách Đà Lạt khoảng 110km và cách
Nha Trang 105km, đây là một điểm đến lí tưởng cho một kế hoạch du lịch Thành phố
HCM - Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt.
Với chiều dài 105km bao trọn phía đông của tỉnh, có nhiều vòng eo tự nhiên tạo ra
hàng chục vịnh, bãi tắm đẹp có giá trị khai thác du lịch to lớn. Trong những năm qua,
thành phố đã chú trọng tập trung vào đầu tư phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này.
Vùng bờ biển được phát huy cho việc xây dựng các khu du lịch. Dải bờ biển Bình Sơn
– Ninh Chữ thuộc thành phố có chiều dài 10km được coi là trung tâm du lịch của Tỉnh,
doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu toàn ngành du lịch của Tỉnh, doanh
thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu toàn ngành du lịch của Tỉnh. Thành phố
còn là điểm đến của khách du lịch đến Ninh Thuận. Hiện nay, trong khu vực Thị xã,
hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ tăng dần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách du lịch, đặc biệt hệ thống các khách sạn tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên được hình
thành đã thể hiện rõ sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch của Tỉnh cũng như của
thành phố

11


Đến nay, trên địa bàn có trên 50 cơ sở lưu trú; dự báo số lượt du khách du lịch đến
cuối năm 2015 ước đạt 1.2 triệu lượt khách, tăng 20% so với năm 2014; trong đó
du khách trong nước chiếm phần lớn (97.2%), lượng khách đến tham quan, nghỉ
dưỡng, khách quốc tế giảm 7.4%; tổng thu nhập xã hội từ ngành du lịch đạt 510 tỷ
đồng, tăng 27.5% [12]
1.1.2.6. Về công nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 2 cụm công nghiệp, với nhiều nhà máy đang

hoạt động. Một số dự án công nghiệp mới được xây dựng đưa vào hoạt động như:
Nhà máy Bia Sài Gòn – Ninh Thuận, Nhà máy sản xuất bao bì Tân Định, chế biến
thủy sản Thông Thuận, công ty May Tiến Thuận, công ty Yến Việt. Giá trị sản
xuất của ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 3460 tỷ đồng, bằng 97.9% kế
hoạch năm, tăng 15.2% so với năm 2014; trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp ước
đạt 1996 tỷ đồng.

[12]

1.1.2.7. Về nông nghiệp - thủy sản
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp-thủy sản ước đạt 469 tỷ đồng năm 2015.
Giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 180 triệu/ha. Sản xuất nông nghiệp theo hướng
nâng cao chất lượng, cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp với quá trình phát
triển đô thị; công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn được
kiểm soát chặt chẽ; chỉ đạo nạo vét kênh mương, điều tiết nước, bảo đảm nguồn
nước phục vụ tưới tiêu; tổng diện tích gieo trồng 4521 ha. Tổng sản lượng hải sản
khai thác ước đạt 15312 tấn, tăng 16.24%; giá trị sản xuất ước đạt 194.2 tỷ đồng,
bằng 92.8% kế hoạch.

[12]

1.2. Hiện trạng hệ thống nước của thành phố
1.2.1. Hiện trạng cấp nước
Thành phố sử dụng nước từ nhà máy nước Tháp Chàm công suất 12000 m3/ngày đêm,
đặt tại phường Đô Vinh. Nguồn nước cấp là nước mặt sông Dinh trên đập Lâm Cấm.
Đến nay chỉ có khoảng 50% dân số thành phố được cấp nước sạch với tiêu chuẩn

12



110l/ng.ngđ, chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh dành cho sinh hoạt, tuy
nhiên mạng lưới đường ống cũ, gây thất thoát nhiều (tỷ lệ thất thoát 32%)
Theo tiêu chuẩn thiết kế, nước cấp cho người dân đô thị Ninh Thuận là mỗi người một
ngày trung bình tiêu thụ khoảng 150 lít nước và thải ra môi trường khoảng 120 lít
nước thải, tương đương 80% lượng nước cấp
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước
Năm 2015
Thành phần dùng nước

2025

Nhu cầu

Tiêu chuẩn

(m3/ngđ)

Tiêu chuẩn

Nhu cầu
(m3/ngđ)

Nước cho sinh hoạt (Qsh)

120

16218

150


29255

Nước cho CT công cộng

15% Qsh

2432.7

20% Qsh

5851

25 m3/ha.ngđ

25 m3/ha.ngđ
Nước cho nông nghiệp

cho 80% diện

2300

tích (92ha)
Nước cho tưới cây, rửa
đường

cho 80% diện
tích

2855


(114,2ha)

10% Qsh

1621.8

10% Qsh

2925.5

Nhu cầu của PR - TP

22573

40887

Nhu cầu của Quán The

4100

6200

Nhu cầu của Cà Ná

3200

5400

Nhu cầu của Khánh Hải


2600

3700

Nhu cầu của Trí Hải

1200

2300

Tổng (5-9)

33673

58487

Nước dự phòng, rò rỉ

20% Q(5-9)

6734.6

11697.4

Nước cho bản thân nhà máy

5% Q(5-10)

2020.38


3509.22

42427.98

73693.62

42428

73694

Công suất nhà máy nước
Làm tròn

(Nguồn:[1])

13


1.2.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Cũng như hầu hết các thành phố ở Việt Nam, hệ thống thoát nước của thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm là hệ thống thoát nước chung, nước thải và nước mưa được thu
vào hệ thống cống hoặc rãnh dọc hai bên đường phố, trong các khu dân cư và sau đó
xả trực tiếp ra sông, hồ qua các hệ thống kênh mương, do đó tại các cửa xả bị ô
nhiễm cao do nước thải đô thị chưa được xử lý. Hướng thoát nước chính ra Sông
Dinh và ra biển. Hệ thống thoát nước chung này chưa được xây dựng hoàn chỉnh, chủ
yếu tập trung ở các khu vực trung tâm của thành phố. Ngoài ra, do kinh phí đầu tư hạn
hẹp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nên hệ thống thoát nước chung này được
đầu tư xây dựng một cách chắp vá không đồng bộ và công tác duy tu bảo dưỡng không
được thực hiện thường xuyên nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, do tốc độ đô
thị hóa tăng nhanh trong những năm gần đây dẫn đến hệ số phủ mặt tăng nhanh điều

này làm giảm hệ số thấm của đất, đồng thời các chất thải như bùn đất, rác sinh hoạt,
rác thải tự nhiên… lắng đọng trong các dòng chảy kênh mương, cống, rãnh làm thu
hẹp tiết diện dòng chảy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ ngập lụt.
Tình trạng thoát nước chung gây ô nhiễm cho đô thị, các xí nghiệp công nghiệp chưa
có hệ thống XLNT, lượng nước thải theo các kênh, mương, ruộng chảy vào kênh Bắc
là kênh cấp nước cho dân sinh, vì vậy làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư
dùng nước của kênh này

Hình 1.2: Hệ thống thoát nước của thành phố
Tuy nhiên, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
chưa nhiều nên lượng nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ tác động
14


đến môi trường là ít. Do đó, nước thải công nghiệp hầu hết chưa được xử lý đạt yêu
cầu về vệ sinh môi trường. Số lượng các nhà máy, xí nghiệp đặc biệt là các nhà máy,
xí nghiệp gây ô nhiễm cao chưa nhiều nên hậu quả ô nhiễm về nước thải do công
nghiệp gây ra chưa lớn.
Tình hình ô nhiễm môi trường từ các nước thải đang diễn ra trên địa bàn thành
phố, các thành phần BOD 5 , COD, Photphat, TSS… đo được từ hệ thống thoát nước
chung đang vượt quá tiêu chuẩn cho phép như: BOD 5 trong nước thải có nơi từ 50110mg/l (gấp 1.6 - 3.6 lần tiêu chuẩn); COD từ 200 - 300 mg/l (gấp 4 - 6 lần tiêu
chuẩn); TSS từ 150 - 270mg/l (gấp 3 - 5 lần tiêu chuẩn).

Hình 1.3: Nước thải tại cống xả
Hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường của Thành phố còn chưa thực sự được
cải thiện và hầu như chưa có chính sách trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, đặc
biệt là đối với các khu vực sản xuất công nghiệp
Hiện nay tình trạng nước thải trong các khu dân cư, khu chế biến, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh du lịch, công viên, trường học, bệnh viện, chợ, trên các tuyến đường, ven
sông, ven biển,…đang là vấn đề bức xúc ở địa phương. Tình trạng ngập úng, ứ đọng

nước vào mùa mưa ở một số tuyến đường và một số khu dân cư chậm được khắc phục

15


Hình 1.4: Tình trạng ngập, lụt của thành phố
Mương, cống chung xây kiên cố chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm. Mật độ đường cống thoát nước chính đạt 8.5 km/km2. Hệ
thống ga thu nước mặt được bố trí chưa đầy đủ, việc này gây ra tình trạng mỗi khi mưa
xuống thoát nước không kịp, chảy tràn trên mặt đường,

Hình 1.5: Bố trí ga thu nước mặt
Ngoài khu vực trung tâm ra, các khu vực còn lại chưa có hệ thống thoát nước. Việc
tiêu thoát nước thải chủ yếu tự thấm xuống đất hoặc đổ vào các hồ ruộng trũng hoặc
các kênh mương làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Ngoài ra, việc xả rác, thải xuống các cống, rãnh...một cách bừa bãi không đúng quy
định đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước, gây nên việc
ngập úng ở một số điểm

16


Hình 1.6: Hiện trạng xả rác xuống cống thoát nước
Hiện tại, nước thải sinh hoạt hiện nay được xử lý như sau: một phần nước thải dùng
nước tưới cây, tưới vườn, một phần xử lý bằng bể tự hoại sau đó tự thấm rút vào đất
(khoảng 40% lượng nước thải được xử lý bằng biện pháp này), phần còn lại thải ra các
kênh, mương, hệ thống thoát nước đô thị rồi đổ ra sông Dinh
Chính vì vậy, vấn đề cần đặt ra của thành phố đấy chính là cần phải đầu tư xây dựng
hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải một cách hoàn chỉnh. Cần
phải tuyên truyền nhắc nhở cho mọi người thông qua những hình thức khác nhau. Bên

cạnh đó, cũng cần phải có các chế tài đối với những cá nhân hay tổ chức cố tình không
chấp hành
1.3. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
1.3.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học
Xử lý cơ học hay còn gọi là xử lý bậc I, nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan
(rác, cát, nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải, điều hòa lưu
lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
Các công trình XLNT bằng phương pháp cơ học thông dụng thường có: Song chắn
rác, lưới chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ, bể điều hòa, bể lắng đợt 1… [5] [9]

17


×