Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Phan Huy Tùng

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng

Lớp: 23KHMT21

Khóa học: 23

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng

Mã số: 1582440301008

Tôi xin cam đoan rằng quyển luận văn này đƣợc chính tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Quốc Lập với đề tài nghiên cứu trong luận văn:
“Nghiên cứu đánh giá chất lƣợng nƣớc và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ
sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trƣớc
đây, do đó, không phải là bản sao chép của bất kỳ một luận văn nào. Nội dung
của luận văn đƣợc thể hiện theo đúng quy định. Các số liệu, nguồn thông tin
trong luận văn là do tôi điều tra, trích dẫn và đánh giá. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng
quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Phan Huy Tùng

i


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Quốc Lập, giảng viên hƣớng
dẫn đề tài luận văn, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng
nhƣ thực hiện và hoàn thành nội dung của đề tài luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trƣởng Trƣờng
Đại học Thủy lợi những ngƣời đã cho tác giả kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá
trình học tập tại trƣởng để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn không thể hoàn thành nếu nhƣ không nhận đƣợc sự cho phép, tạo điều kiện
và giúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Bảo vệ môi trƣởng và Trung tâm quan trắc môi
trƣờng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣởng tỉnh Phú Thọ, đã hỗ trợ tôi phân tích mẫu
nƣớc sông Hồng tại 23 điểm lấy mẫu trên sông Hồng và thu thập số liệu kết quả phân
tích mẫu nƣớc từ các nguồn nƣớc thải vào sông Hồng đoạn từ xã Hậu Bổng (huyện Hạ
Hòa) đến phƣờng Bến Gót (thành phố Việt Trì) tỉnh Phú Thọ.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã quan
tâm, chia sẻ khó khan và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình,
tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp của thầy cô và các bạn để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn nữa
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Huy Tùng

ii


M ỤC L ỤC
M ỤC L ỤC ......................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƢỚC SÔNG Ở VIỆT NAM VÀ LƢU
VỰC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH PHÚ THỌ.........................................4
1.1. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nƣớc sông ở Việt Nam .........................................4
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ................................ 7
1.2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................7
1.2.2. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................................ 8
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội : ....................................................................................14
1.2.4. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú thọ đến năm 2020 tầm nhìn 2025....16
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ô nhiễm nƣớc sông Hồng .......................................18
Kết luận chƣơng 1 .........................................................................................................20
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG HỒNG
ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH PHÚ THỌ .........................................................................21
2.1. Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc .................................................................................21
2.1.1. Nguồn gây ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt ......................................................... 21
2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp.....................................23
2.1.3. Nguồn ô nhiễm do hoạt động tƣới phục vụ trồng trọt .........................................27
2.1.4. Nguồn ô nhiễm do nƣớc thải từ hoạt động chăn nuôi: ........................................31
2.2. Đánh giá CLN và ô nhiễm nƣớc .............................................................................33

2.2.1 Tình hình số liệu quan trắc sử dụng .....................................................................33
2.2.2. Đánh giá CLN mặt đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ theo tiêu chuẩn hiện
hành ............................................................................................................................... 35
2.2.3 Đánh giá CLN sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ theo chỉ số chất lƣợng WQI .46
2.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn nƣớc thải trên đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh
Phú Thọ.......................................................................................................................... 53

iii


2.3.1. Phƣơng pháp tính toán tải lƣợng chất ô nhiễm và đánh giá khả năng tiếp nhận
nƣớc thải của nguồn nƣớc sông Hồng ........................................................................... 53
2.3.2. Tính toán tải lƣợng chất ô nhiễm và đánh giá khả năng tiếp nhận nƣớc thải của nguồn
nƣớc sông Hồng theo phƣơng pháp bảo toàn khối lƣợng .................................................. 53
2.4. Hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông
Hồng đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 69
2.4.1 Những việc đã làm đƣợc ...................................................................................... 69
2.4.2. Những tồn tại trong công tác BVMT .................................................................. 74
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA
TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................................... 78
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................................... 78
3..1.1. Cơ sở pháp lý...................................................................................................... 78
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 78
3.2. Đề xuất các giải pháp ............................................................................................. 79
3.2.1. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................... 79
3.2.2. Các giải pháp quản lý .......................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 89
1. Kết luận ..................................................................................................................... 89
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm các trạm khí tƣợng và đo mƣa trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................................10
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa bình quân theo tháng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ....................... 11
Bảng 1.3 . Đặc trƣng dòng chảy trên các sông của tỉnh Phú Thọ .................................14
Bảng 1.4. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động một số năm .................................................15
Bảng 1.5. Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 ...............16
Bảng 2.1. Các nguồn nƣớc thải sinh hoạt đổ vào sông Hồng .......................................22
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc các nguồn nƣớc thải sinh hoạt vào sông
Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ ......................................................................................... 23
Bảng 2.3. Hiện trạng các nguồn nƣớc thải công nghiệp đổ vào sông Hồng đoạn qua
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................................24
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lƣợng các nguồn nƣớc thải công nghiệp vào sông
Hồng đoạn qua tỉnh Phú Thọ. ........................................................................................ 26
Bảng 2.5. Tổng hợp các nguồn nƣớc thải từ hoạt động tƣới phục vụ canh tác nông
nghiệp trên đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ ............................................................ 28
Bảng 2.6. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc các nguồn nƣớc thải trồng trọt đổ vào sông
Hồng .............................................................................................................................. 29
Bảng 2.7. Hiện trạng nƣớc thải từ hoạt động chăn nuôi đổ vào sông Hồng chảy qua
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................................32
Bảng 2.8. Vị trí quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ ..................33
Bảng 2.9. Phân chia đoạn sông theo mục đích sử dụng nƣớc .......................................36
Bảng 2.10. Kết quả phân tích các thông số chất lƣợng nƣớc sông Hồng chảy qua tỉnh
Phú Thọ trong mùa khô năm 2015 ................................................................................44
Bảng 2.11. Mức đánh giá CLN theo chỉ số WQI ......................................................... 51

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Hồng theo chỉ số WQI ...............51
Bảng 2.13. Hiện trạng các nguồn nƣớc thải vào sông Hồng đoạn SHI............................... 59
Bảng 2.14. Nồng độ chất ô nhiễm sẵn có trong nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHI ...............60
Bảng 2.15 Tải lƣợng ô nhiễm tối đa cho phép của nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHI .........60
Bảng 2.16. Tải lƣợng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHI..................... 61
Bảng 2.17. Tải lƣợng ô nhiễm từ nguồn thải thải vào nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHI ......61

v


Bảng 2.18. Khả năng tiếp nhận tải lƣợng ô nhiễm của sông Hồng đoạn SHI ..................... 62
Bảng 2.19. Hiện trạng các nguồn nƣớc xả thải vào sông Hồng đoạn SHIII ....................... 63
Bảng 2.20. Nồng độ chất ô nhiễm sẵn có trong nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHIII ............ 63
Bảng 2.21 Tải lƣợng ô nhiễm tối đa cho phép của nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHIII ...... 64
Bảng 2.22. Tải lƣợng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHIII .................. 64
Bảng 2.23. Tải lƣợng ô nhiễm từ nguồn thải thải vào nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHIII ... 65
Bảng 2.24. Khả năng tiếp nhận tải lƣợng ô nhiễm của sông Hồng đoạn SHIII .................. 65
Bảng 2.25. Hiện trạng các nguồn nƣớc xả thải vào sông Hồng đoạn SHVI ....................... 66
Bảng 2.26. Nồng độ chất ô nhiễm sẵn có trong nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHVI ............ 67
Bảng 2.27 Tải lƣợng ô nhiễm tối đa cho phép của nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHVI ...... 67
Bảng 2.28. Tải lƣợng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHVI ........... 68
Bảng 2.29. Tải lƣợng ô nhiễm từ nguồn thải thải vào nguồn nƣớc tiếp nhận đoạn SHVI ... 68
Bảng 2.30. Khả năng tiếp nhận tải lƣợng ô nhiễm của sông Hồng đoạn SHVI .................. 69

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ .......................................................................8
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc CLN nƣớc sông Hồng .......................................35

Hình 2.2. Biểu đồ diễn biến nồng độ TSS trên sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ ......37
Hình 2.3. Biểu đồ diễn biến nồng độ DO trên sông Hồng ............................................38
Hình 2.4. Diễn biến nồng độ BOD5 trên sông Hồng ..................................................... 39
Hình 2.5. Biểu đồ diễn biến nồng độ COD trên sông Hồng..........................................40
Hình 2.6. Diễn biến nồng độ NH4+ trên sông Hồng ...................................................... 41
Hình 2.7. Diễn biến nồng độ PO43- trên sông Hồng ...................................................... 41
Hình 2.8. Diễn biến nồng độ Fe trên sông Hồng ........................................................... 42
Hình 2.9. Diễn biến nồng độ Colifrom trên sông Hồng ................................................43
Hình 2.10. Sơ đồ quy trình đánh giá khả năng tiếp nhận nƣớc thải của nguồn nƣớc...........55
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ XLNT của CSSX Giấy ...................................................... 84
Hình 3.2. Sơ đồ XLNT bổ sung khi có màu vàn và hàm lƣợng tinh bột cao (COD cao)
.......................................................................................................................................85

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BVTV

Bảo vệ thực vật


CLN

Chất lƣợng nƣớc

CCN

Cụm công nghiệp

CSSX

Cơ sở sản xuất

CT

Công trình

ĐTM

Đánh giá tác động môi trƣờng

GTNT

Giao thông nông thôn

KCN

Khu công nghiệp

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNMT

Tài nguyên và môi trƣờng

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nƣớc thải


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc là tài nguyên đặc biệt, là thành phần thiết yếu của môi trƣờng sống, quyết định
sự thành công trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu
phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con ngƣời đã và đang cố tình bỏ
qua các tác động đến môi trƣờng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ ô nhiễm
nƣớc, đặc biệt là nƣớc ngọt và nƣớc sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của
con ngƣời cũng nhƣ toàn bộ sự sống trên trái đất. Do vậy, con ngƣời cần phải nhanh
chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc mà không
ảnh hƣởng lớn và gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau.
Phú Thọ là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là kinh đô
của nhà nƣớc Văn Lang cổ đại. Phú Thọ là cầu nối quan trọng kết nối giữa khu vực
đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và nằm
trên hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh, là tỉnh thuộc vùng
quy hoạch thủ đô Hà Nội có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và có mạng lƣới
giao thông thủy trọng điểm khu vực phía Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Lô cùng với
hệ thống sông ngòi nội địa nhƣ sông Bứa, sông Chảy… rất thuận lợi cho việc kết nối
Phú Thọ với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Phú Thọ là địa bàn mở
gắn với phát triển của vùng thủ đô Hà Nội. Đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội và giao lƣu của Phú Thọ với bên ngoài.
Sông Hồng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển của tỉnh Phú
Thọ, sông chảy qua 7 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh, gồm: huyện Hạ Hòa, huyện
Cẩm Khê, huyện Tam Nông, huyện Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao và thành
phố Việt Trì. Sông Hồng có nhiệm vụ thoát lũ về mùa mƣa, là nguồn cung cấp nƣớc sinh
hoạt, cấp nƣớc cho công nghiệp, tƣới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời giữ

chức năng cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch và tạo không gian để
phát triển mở rộng các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh nhƣ thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ.

1


Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển các đô thị và các
KCN tập trung hai bên bờ sông đã tạo sức ép lớn cho môi trƣờng nƣớc đoạn sông
Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ khiến cho CLN sông bị suy thoái ở nhiều nơi đặc biệt là
những đoạn chảy qua các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn, khu
đô thị… Nƣớc thải từ các KCN, CCN; nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý của các khu
dân cƣ dọc ven sông đều đổ thẳng ra sông. Đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ có
những điểm nóng gây ô nhiễm là KCN Trung Hà, CCN Supe và hóa chất Lâm Thao,
KCN Thụy Vân và CCN phía Nam Thành phố Việt Trì. Điển hình nhất là đoạn sông từ
xã Thạch Sơn huyện Lâm Thao đến phƣờng Bến Gót thành phố Việt Trì, các thông số
quan trắc nƣớc sông nhƣ DO, BOD5, COD, TSS, NH4+ đều vƣợt quy chuẩn cho phép.
Ngoài ra hoạt động giao thông đƣờng thủy trên sông làm phát thải lƣợng dầu gây ô
nhiễm nƣớc sông. Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo tình trạng ô nhiễm sông Hồng
đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ làm suy giảm CLN sông và ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến các tỉnh, thành phố ở khu vực hạ lƣu sông Hồng.
Vì vậy, “Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất các biện pháp quản lý
bảo vệ sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ” là rất cần thiết, làm tiền đề cho việc
xem xét giải quyết các vấn đề môi trƣờng và làm cơ sở để đề ra các biện pháp cải thiện
CLN , đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và vùng
thủ đô Hà Nội nói chung, đồng thời góp phần giúp cho việc bảo vệ phát triển bền vững
tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Hồng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc CLN và ô nhiễm nƣớc của sông Hồng đoạn chảy qua địa phận tỉnh Phú
Thọ theo các quy định hiện hành;
- Đề xuất đƣợc các biện pháp phù hợp cho việc quản lý và bảo vệ CLN cho đoạn sông

nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: CLN sông Hồng và các nguồn thải đoạn chảy qua tỉnh Phú
Thọ (từ xã Hậu Bổng – huyện Hạ Hòa đến phƣờng Bến Gót – Thành phố Việt Trì).

2


- Phạm vi nghiên cứu: Đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ (từ xã Hậu Bổng huyện Hạ Hòa đến phƣờng Bến Gót – Thành phố Việt Trì.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp: tiếp cận tổng hợp trong phân tích đánh giá CLN mặt khu vực
cũng nhƣ trong nghiên cứu các giải pháp.
- Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy
đủ và hệ thống đối với tài nguyên môi trƣờng nƣớc mặt khu vực nghiên cứu.
- Tiếp cận từ thực tiễn: Thông qua khảo sát, kiểm kê các nguồn phát thải và tình hình quản
lý chất lƣợng để đánh giá và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nƣớc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập số liệu hiện có liên quan đến đề
tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, CLN . Từ đó, tổng
hợp, phân tích, đánh giá vùng nghiên cứu.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu phân tích, đánh giá CLN của các đề tài, dự
án đã đƣợc thực hiện trên lƣu vực.
- Phương pháp điều tra, khảo sát tại thực địa: đi thực địa để thu thập thông tin số liệu
tại hiện trƣờng, tìm hiểu tình hình thực tế của khu vực nghiên cứu và xác định những
vấn đề bức xúc về môi trƣờng cần giải quyết.
- Phương pháp đánh giá chất lương nước theo tiêu chuẩn Việt Nam, theo chỉ số CLN
WQI: đánh giá mức độ ô nhiễm của sông đối với từng thông số để làm cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp phục hồi CLN sông.


3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƢỚC SÔNG Ở VIỆT NAM
VÀ LƢU VỰC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nƣớc sông ở Việt Nam
Nƣớc là nguồn tài nguyên quý và thiết yếu đối với sự sống trên trái đất. Do vậy,
trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, công tác bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt
là quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc luôn là ƣu tiên hang đầu.
Trong đó việc bảo vệ nguồn nƣớc sạch là rất cần thiết giúp hạn chế đƣợc nhiều
dịch bệnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nƣớc hiện nay ngày càng trở nên nghiêm trọng
và đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các quốc gia đang phát
triển trong dó có Việt Nam. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng liên tục đƣa tin,
đăng tải nhiều hình ảnh về vấn nạn ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc tại
nhiều địa phƣơng. Mặc dù Chính phủ đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo
dục cho ngƣời dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ
nguồn nƣớc những tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc (đặc biệt là ô nhiễm nguồn
nƣớc trên các sông) đang trở nên nghiêm trọng và đe doa trực tiếp đến cuộc sống
của ngƣời dân. Hệ thống sông ngòi của Việt Nam khá dày đặc với 3.450 sông,
suối có chiều dài từ 10 km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lƣu vực sông
đƣợc phân bố trải dài trên cả nƣớc với tổng diện tích trên 1.167 triệu km2 [1].
Đây là nguồn tài nguyên nƣớc quý giá và là môi trƣờng sinh sống của các loài
động thực vật và hàng triệu ngƣời, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng suy thoái tài nguyên nƣớc tại các
lƣu vực sông đang ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân là do khai thác tài
nguyên nƣớc quá mức khiến nguồn nƣớc bị cạn kiệt, trong khi các hoạt động phát
triển kinh tế cũng làm cho nguồn nƣớc sông bị ô nhiễm với mức độ khác nhau
Suy thoái tài nguyên nƣớc trên lƣu vực sông đƣợc biểu hiện ở sự suy giảm về số
lƣợng và đặc biệt là chất lƣợng. Trong những năm qua sự tăng nhanh về dân số và
khai thác quá mức tài nguyên nƣớc, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt

nguồn nƣớc; việc phát triển đô thị và công nghiệp nhƣng không có biện pháp quản
lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, chất thải rắn cũng đã làm ô nhiễm nguồn

4


nƣớc, vì thế suy thoái tài nguyên nƣớc đã trở nên khá phổ biến đối với các lƣu
vực sông ở nƣớc ta. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông đã trở thành “dòng sông
chết”.
Nhìn chung chất lƣợng nƣớc mặt ở thƣợng nguồn các lƣu vực sông của Việt Nam
còn tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, đã có một số khu vực đầu nguồn có dấu hiệu ô
nhiễm tại một số thời điểm. Mặc dù đây không phải là hiện tƣợng điển hình,
thƣờng gặp nhƣng cần có sự giám sát chặt chẽ. Tại các lƣu vực sông, ô nhiễm và
suy thoái chất lƣợng nƣớc tiếp tục xẩy ra ở nhiều đoạn, tập trung ở vùng trung lƣu
và hạ lƣu (đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, KCN, làng nghề), nhiều
nơi ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, nhƣ ở lƣu vực sông Nhuệ - Đáy, lƣu vực
sông Cầu, lƣu vực sông Đồng Nai. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào yếu tố thủy văn
của dòng chảy (mức độ ô nhiễm thƣờng cao hơn vào mùa khô) và đặc biệt phụ
thuộc vào việc kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nƣớc. Môi trƣờng nƣớc
mặt tại các khu vực bị ô nhiễm hầu hết do các chất hữu cơ và vi sinh vật vƣợt
ngƣỡng cho phép; tình trạng ô nhiễm hữu cơ diễn ra khá phổ biến tại nhiều lƣu
vực sông. Vấn đề ô nhiễm dầu mỡ thƣờng chỉ xẩy ra ở các đoạn sông có hoạt
động giao thông thủy phát triển, hoặc những đoạn sông tiếp nhận nƣớc thải công
nghiệp của các cơ sở sản xuất, các khu vực cảng... Ô nhiễm kim lại nặng mang
tính cục bộ, tập trung chủ yếu ở những sông nhánh gần các khu vực khai thác
khoáng sản hoặc các CSSX công nghiệp.
Lưu vực sông Hồng – Thái Bình và đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ
Lƣu vực sông Hồng - Thái Bình là lƣu vực sông lớn nhất miền Bắc, có diện tích
169.020 km2, trong đó phần lƣu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam là 86.720 km2, chiếm
51% , phần còn lại thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Lào. Nguồn nƣớc sông Hồng – Thái

Bình là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động kinh tế, xã
hội khác của 16 tỉnh Bắc Bộ, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp dịch vụ, các hoạt động
dân sinh, đồng thời có sự gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp... CLN sông Hồng – Thái Bình đứng trƣớc nguy cơ bị ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng. Ngoài ra, thƣợng nguồn sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc cũng chịu
5


ảnh hƣởng từ nhiều nguồn thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
Cho đến nay có thể nhận thấy CLN trên lƣu vực ngày càng bị suy giảm, nhiều hiện
tƣợng ô nhiễm bất thƣờng cũng đã đƣợc ghi nhận gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh
thái, sức khỏe ngƣời dân và các hoạt động kinh tế - xã hội. Các kết quả giám sát CLN
từ năm 2005 đến nay cho thấy, CLN vào tháng 1, tháng 2 khi sông Hồng đƣợc bổ sung
một lƣợng nƣớc lớn từ các nhà máy thủy điện ở phía thƣợng lƣu xả nƣớc phục vụ gieo
cấy vụ Đông Xuân, CLN đƣợc cải thiện rõ rệt nhƣ hàm lƣợng COD tại trạm Tuần
Quán (tỉnh Lào Cai) dao động khoảng 12,5mg/l, hàm lƣợng BOD5 khoảng 7,6mg/l....
Tuy nhiên, vào tháng 3 khi mực nƣớc xuống thấp do không có nguồn nƣớc bổ sung,
hàm lƣợng chất ô nhiễm tăng cao tại vị trí này nhƣ hàm lƣợng COD dao động trong
khoảng 14,2mg/l, hàm lƣợng BOD5 dao động trong khoảng 9,5 mg/l. Số liệu đo đạc tại
Cống Ngô Đồng (tỉnh Nam Định) là điểm cuối cùng trên sông Hồng cũng cho kết quả
tƣơng tự, hàm lƣợng BOD5 khảo sát vào tháng 2 dao động trong khoảng 11,9 mg/l,
hàm lƣợng COD dao động trong khoảng 17,5 mg/l. Tuy nhiên, kết quả khảo sát vào
tháng 3 cho thấy, CLN có xu hƣớng xấu hơn do các hồ thủy điện ngừng xả nƣớc vì
đây là thời điểm mùa khô. Hàm lƣợng BOD5 tăng lên và dao động khoảng 12,5 mg/l,
hàm lƣợng COD dao động khoảng 18,2 mg/l. Sông Hồng có đặc trƣng tự nhiên là hàm
lƣợng phù sa lớn nên hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt trong nƣớc khá cao, nhất
là vào mùa mƣa (tháng 4 – tháng 10), hàm lƣợng TSS có sự gia tăng mạnh do nƣớc mƣa
làm xói mòn các hợp chất bề mặt vào môi trƣờng nƣớc. Tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ, giá trị TSS ghi nhận đƣợc trong nƣớc sông Hồng luôn ở mức cao hơn so với

QCVN 08:2015/BTNMT (cột B1) và cao hơn ở các tỉnh khác nhƣ Hà Nam, Nam Định.
Nguyên nhân là do hoạt động khai thác khoáng sản, cát, sỏi diễn ra khá phổ biến. Tại
các đoạn sông chảy qua các nhà máy, khu vực tập trung hoạt động sản xuất (đoạn chảy
qua tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc), môi trƣờng nƣớc có dấu hiệu bị ô nhiễm các chất
dinh dƣỡng, chất hữu cơ. [1]
Đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Phú Thọ cũng đang bị ô nhiễm, trong đó, đoạn sông bị
ô nhiễm nặng nhất là đoạn sông đi qua thành phố Việt Trì, chỉ tiêu TSS đều vƣợt mức
B2 từ 1,02 – 1,99 lần trong mùa khô. Nƣớc sông Hồng đoạn này đang bị ô nhiễm nặng
chỉ có thể sử dụng cho mục đích yêu cầu CLN thấp, sử dụng cho giao thông thủy. Đây
là khu vực tập trung nhiều nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nên nƣớc bị
6


nhiễm bẩn đáng kể. Ngoài ra, lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và chất thải rắn chƣa đƣợc xử
lý tại các khu dân cƣ sống rải rác ven sông cũng đổ thẳng xuống sông… đã làm nƣớc
sông Hồng ngày càng bị ô nhiễm các thông số DO, COD, BOD5 … đều vƣợt giá trị
QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 [10] (trong chƣơng II luận văn sẽ đi sâu vào
phân tích tình hình ô nhiễm của đoạn sông Hông chảy qua tỉnh Phú Thọ) .
Từ thực trạng trên cho thấy, vấn đề suy thoái tài nguyên nƣớc lƣu vực sông đang
ngày càng trở nên nghiêm trọng trên các lƣu vực sông của Việt Nam. Do vậy việc
nghiên cứu, xác định các nguồn gây ô nhiễm, cải thiện CLN , chất lƣợng môi
trƣờng sinh thái của khu vực ven sông, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho tƣơng lai.
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1 Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ (Hình 1.1)
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ với diện tích tự nhiên 3.534,5
km2, có tọa độ địa lý từ 20o55’ đến 21o43’ vĩ độ Bắc; 104o48’ đến 105o27’ kinh độ
Đông. Địa giới hành chính của tỉnh: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang; Phía
Nam tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình; Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và thành

phố Hà Nội; Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái. Toàn tỉnh hiện có 13
đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện:
Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh
Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh) với 277 đơn vị hành chính cấp xã.

7


Hình 1.1 bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ

8


1.2.2. Điều kiện tự nhiên:
1.2.2.1. Đặc điểm địa hình – địa mạo:
Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tƣơng đối mạnh vì nằm ở phần
cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi,
độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ
thành hai tiểu vùng cơ bản sau:
- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng: gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn,
Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự
nhiên gần 2.400 km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với
mặt nƣớc biển từ 200 - 500 m.
- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng: gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và
các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có
diện tích tự nhiên 1.132,5 km2,, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc
trƣng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ, độ cao trung bình so
với mực nƣớc biển từ 50 - 200m.
1.2.2.2. Đặc điểm khí tượng – thủy văn :
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lƣợng

mƣa ít, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mƣa nhiều,
hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ bình quân 23oC, tổng lƣợng mƣa
trung bình từ 1.600 - 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 - 87%, số
giờ nắng trung bình hàng năm 1.330 giờ.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển đa dạng hóa các loại
cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa tập
trung vào mùa hè (70%) là điều kiện hình thành lũ ở những vùng đất dốc, gây khó khăn
cho canh tác và đời sống của nhân dân. Vùng miền núi phía Tây thƣờng xuất hiện sƣơng
muối vào mùa đông nên tác động xấu tới sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống
con ngƣời.
1) Mưa
9


- Phân bố mƣa theo không gian
Sự phân bố mƣa phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và hoàn lƣu khí quyển, do địa hình
tỉnh Phú Thọ không có sự chênh lêch quá lớn nhƣ các tỉnh vùng núi phía Bắc nên
lƣợng mƣa ở Phú Thọ phân bố khá đều theo không gian. Sự chênh lệch lƣợng mƣa
năm thời kỳ nhiều năm giữa các khu vực không lớn khoảng 257mm trong đó vùng có
lƣợng mƣa cao nhất là Đông Cửu với lƣợng mƣa năm trung bình nhiều năm 2.821 mm
và nơi có lƣợng mƣa nhỏ nhất là khu Việt Trì (trạm Lâm Thao) 1.485 mm.
Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình nhiều năm các trạm khí tượng và đo mưa trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
STT

Trạm

Thời kỳ tính toán

Đơn vị tính: mm

Xo (mm)

1

Yên Lƣơng

1960-2016

1.724

2

Cẩm Khê

1960-2016

1.696

3

Cƣờng Thịnh

1960-2016

1.725

4

Đoan Hùng


1980-2016

1.575

5

Lâm Thao

1960-2016

1.485

6

Minh Đài

1972-2016

1.735

7

Phú Hộ

1960-2016

1.655

8


Phú Thọ TV

1960-2016

1.629

9

Thanh Ba

1960-2016

1.700

10

Thanh Sơn

1961-2016

1.576

11

Việt Trì

1959-2016

1.586


12

Yên Lập

1959-2016

1.543

13

Hạ Hòa

1960-2016

1.889

14

Đông Cửu

1964-2016

2.821

15

Phù Ninh TV

1961-2016


1.632

(Nguồn: Trung tâm mạng lưới KTTV và Môi trường quốc gia - BTNMT)

- Phân bố mƣa theo thời gian
Theo tài liệu quan trắc mƣa nhiều năm cho thấy lƣợng mƣa ở Phú Thọ biến động theo thời

10


gian rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào cuối tháng IX, các tháng còn lại là
mùa khô, mƣa ít. Lƣợng mƣa mùa mƣa chiếm tỷ trọng lớn so với lƣợng mƣa cả năm (chiếm
khoảng từ 70 đến 80% tổng lƣợng mƣa năm). Ba tháng mƣa nhiều nhất thƣờng rơi vào
tháng VII - IX, có nơi rơi vào tháng VI-VIII (Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Hộ, Phú Thọ,
Việt Trì) với lƣợng mƣa trung bình ba tháng VII, VIII và IX khoảng 700-850 mm. Lƣợng
mƣa trong cả mùa khô chỉ chiếm khoảng 20 - 30% tổng lƣợng mƣa năm.
Bảng 1.2. Lượng mưa bình quân theo tháng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: mm
STT

1

2

3

4

Trạm
Yên


19602016

Cẩm Khê

Thịnh

2016

Đoan

1980-

Hùng

2016

Minh Đài

7

Phú Hộ

19602016
19722016
19602016

Phú Thọ

1960-


TV

2016

Thanh Ba

19602016

Thanh

1961-

Sơn

2016

11

Việt Trì

12

Yên Lập

13

Hạ Hòa

14


Đông Cửu

15

2016
1960-

6

10

1960-

Cƣờng

Lâm Thao

9

tính toán

Lƣơng

5

8

Thời kỳ


19592016
19592016
19602016
19642016

Phù Ninh

1961-

TV

2016

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

19,6

20,8

44,0

80,8

217,2

239,3

310,4

300,3

263,0

160,0

52,3

16,1


28,9

34,9

54,0

101,9

215,1

228,9

273,0

303,9

231,7

150,2

50,5

22,8

26,9

31,5

46,1


116,5

208,1

227,8

281,7

316,1

259,9

143,6

49,3

21,9

26,9

33,2

71,2

108,0

199,3

208,4


291,7

282,4

179,9

110,1

42,1

22,3

23,3

25,2

43,9

93,1

191,8

209,9

251,8

265,0

187,3


132,5

43,2

18,4

35,3

34,9

55,9

97,6

212,1

240,4

270,4

316,7

240,8

149,5

55,6

25,7


34,9

36,5

55,5

107,6

210,7

234,6

268,7

291,8

194,5

136,4

59,8

23,9

30,5

31,1

52,4


96,8

201,5

228,6

265,1

291,6

218,3

128,2

62,1

23,0

39,0

38,9

63,3

106,4

194,8

216,0


271,5

306,6

227,1

147,5

61,2

28,1

21,3

23,5

42,4

86,9

200,0

224,0

255,7

278,5

232,0


151,3

50,1

21,0

27,4

31,9

46,0

95,6

187,7

244,5

267,4

293,9

188,0

128,0

53,3

22,3


21,6

30,4

45,5

97,0

174,7

204,7

251,0

299,1

233,6

102,9

59,4

23,3

35,3

35,9

63,1


118,0

212,9

272,7

297,2

357,7

246,9

160,8

62,5

25,5

39,5

45,3

70,1

175,2

315,2

447,5


437,9

478,5

434,6

261,4

76,9

38,9

34,8

37,1

56,9

106,3

205,7

230,7

275,9

287,2

195,4


126,8

50,5

25,0

(Nguồn: Trung tâm mạng lưới KTTV và Môi trường quốc gia - BTNMT)

11


2) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Phú Thọ Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm
hàng năm vùng nghiên cứu là 230C. Tháng có nhiệt độ cao nhất thƣờng rơi vào tháng
V, nhiệt độ cao quan trắc đƣợc tại trạm Phú Hộ và trạm Việt Trì ngày 03 tháng 5 năm
1994 là 41,20C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất thƣờng vào tháng I và tháng XII hàng
năm với nhiệt độ thấp nhất quan trắc đƣợc tại trạm Minh Đài là 0,5oC (ngày 31tháng
12 năm 1975).
3) Độ ẩm tương đối của không khí
Độ ẩm tƣơng đối của không khí trong vùng nhiều năm dao động từ 85-87%. Độ ẩm
thấp nhất quan trắc đƣợc tại trạm Phú Hộ là 71% (tháng 12/1987). Độ ẩm cao nhất
quan trắc đƣợc tại trạm Việt Trì là 94% (tháng 1/1991).
4) Nắng
Số giờ nắng trung bình nhiều năm tỉnh Phú Thọ khoảng 1330 giờ. Tháng có số giờ
nắng nhiều nhất nhiều nhất thƣờng tập trung vào tháng V đến tháng IX. Tháng có giờ
nắng lớn nhất quan trắc đƣợc là tháng VIII tại trạm Phú Hộ là 247,1 giờ (năm 1992),
tại trạm Việt Trì là 251,9 giờ (năm 1990). Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng I, II và
tháng III. Tháng có giờ nắng ít nhất quan trắc đƣợc là tháng III tại trạm Phú Hộ chỉ là
6,5 giờ (năm 1997).

5) Bốc hơi
Tổng lƣợng bốc hơi trung bình năm tại Phú Thọ khoảng 800 mm. Lƣợng bốc hơi lớn
nhất quan trắc đƣợc tại trạm Việt trì là 158,4mm (tháng 5/1969). Lƣợng bốc hơi nhỏ
nhất tại trạm Minh Đài là 18,4mm (tháng 1/1985).
6) Mạng lưới sông ngòi
Nằm ở trung lƣu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tƣơng đối
đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục
sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Đặc điểm chủ yếu của hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:

12


+ Sông Đà: Có lƣu vực khoảng 52.900 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh
Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) dài 41,5 km, diện tích lƣu vực trong tỉnh khoảng 367,4
km2; các ngòi chính gồm ngòi Lạt, ngòi Cái, suối Rồng.
+ Sông Hồng: Có lƣu vực đến Việt Trì khoảng 51.800 km2, chiều dài chảy qua Phú
Thọ từ Hậu Bổng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) là 109,5 km, chảy theo hƣớng Tây
Bắc - Đông Nam. Các sông suối nhỏ gồm ngòi Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lao, ngòi Giành,
ngòi Me, ngòi Cỏ, sông Bứa và ngòi Mạn Lạn.
+ Sông Lô: Có lƣu vực đến Việt Trì khoảng 39.040 km2, chiều dài chảy qua địa phận
Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) là 73,5 km, chảy theo
hƣớng Tây Bắc - Đông Nam gần nhƣ song song với sông Hồng, diện tích lƣu vực
trong tỉnh khoảng 502,8 km2; các sông suối nhỏ gồm sông Chảy, ngòi Rƣợm, ngòi
Dầu, ngòi Tiên Du và ngòi Tranh.
+ Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài sông Chảy và sông Bứa đổ vào 3 sông lớn, trong
tỉnh còn có rất nhiều sông suối, ngòi khác. Tổng cộng có 72 sông suối, ngòi chảy vào
sông Đà, sông Hồng, sông Lô với chiều dài trung bình ≥ 10 km mỗi sông, mật độ trung
bình sông nhỏ từ 0,5 - 1,5 km/km2.
Dòng chảy trên các sông tỉnh Phú Thọ đƣợc hình thành từ dòng chảy ngoại sinh từ

thƣợng lƣu của 3 con sông Đà, Lô, Hồng và lƣợng dòng chảy nội sinh do mƣa . Dựa
vào tài liệu đo đạc thủy văn nhiều năm cho thấy hàng năm tỉnh Phú Thọ có: Tổng
lƣợng dòng chảy nhiều năm là 114,13 tỷ m3, lƣợng dòng chảy chủ yếu là dòng chảy
ngoại sinh là khoảng 111,05 tỷ m3 (chiếm 97%) và lƣợng nƣớc nội sinh là 3,09 tỷ m3
(chiếm 3%).
Trong 3 sông chính là sông Đà, sông Lô và sông Hồng chảy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
thì sông Đà có lƣợng dòng chảy lớn nhất khoảng 53,49 tỷ m3 (chiếm 47%), tiếp theo là
sông Lô 35,02 tỷ m3 (chiếm 31%) và sông Hồng 25,62 tỷ m3 (chiếm 22%).
Các sông nhánh lớn thuộc tỉnh Phú Thọ có sông Bứa và sông Ngòi Lao có lƣợng nƣớc
lớn hơn so với các nhánh còn lại.

13


Bảng 1.3 . Đặc trưng dòng chảy trên các sông của tỉnh Phú Thọ

STT

Tên sông, suối

Diện

Diện tích

tích lƣu

thuộc tỉnh

Q0


W0

vào Phú

vực

Phú Thọ

(m3/s)

(tỷ m3)

Thọ

2

(km )
I

W_chảy

(tỷ m )

2

3

(km )

W_Nội

sinh
(tỷ m3)

Sông nhánh chính, phụ lƣu

1

Ngòi Sen

68

36

2,024

0,06

2

Sông Đất Dia

106

17

3,15

0,10

3


Phụ lƣu số 52

24

24

0,714

0,02

4

Ngòi Lao

636

106

18,93

0,60

0,4975

0,099

5

Ngòi Giành


278

265,6

8,274

0,26

0,0116

0,249

6

Ngòi Chán

20

20

0,595

0,02

0,019

7

Sông Cây Ngõa


139

139

4,137

0,13

0,130

8

Sông Cầu Tây

138

138

4,107

0,13

0,130

9

Sông Đầm Meo

77


77

2,292

0,07

0,072

10

Sông Bứa

1355

1134

40,33

1,27

11

Phụ lƣu số 61

66

66

1,964


0,06

0,062

12

Sông Dầu Dƣơng

55

55

1,637

0,05

0,052

13

Phụ lƣu số 64

105

105

3,125

0,10


0,099

14

Sông Chảy

6.420

150

191,1

6,0261

5,8853

0,141

II

0,034
0,0835

0,016
0,023

0,2074

1,064


Sông chính

1

Sông Đà

52.714

386.5

1.696

53,48

53,27

0,22

2

Sông Hồng

50.738

2631

812,4

25,62


23,5

2,12

3

Sông Lô

46.760

523

1111

35,03

34,28

0,75

114,13

111,05

3,08

Tổng

Nguồn: Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước của Sở TNMT tỉnh Phú Thọ

1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội :
1.2.3.1. Đặc điểm dân cư
Dân số toàn tỉnh là 1.369.863 ngƣời, mật độ dân số là 421 ngƣời/km2 nhƣng phân bố
không đồng đều giữa các huyện. Dân số thành thị 268.367 ngƣời (chiếm 18,03%), dân
số nông thôn 1.101.496 ngƣời (chiếm 81,4%). Đơn vị hành chính có số dân lớn nhất là
thành phố Việt Trì với dân số là 197.362 ngƣời, đơn vị hành chính có số dân ít nhất là

14


thị xã Phú Thọ với dân số là 71.005 ngƣời. Sự phân bố dân cƣ ở Phú Thọ không đồng
đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cƣ sinh sống ở địa bàn nông thôn (chiếm
81,4%), dân số thành thị chiếm 19,6% (thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nƣớc
là 31,7%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở
Phú Thọ trong những năm qua còn thấp [8].
1.2.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế
Cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm, cơ cấu kinh tế của tỉnh trong 5 năm qua (2011 2015) cũng có xu hƣớng chuyển dịch nhƣng không rõ nét theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành
dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản: Năm 2015,
dịch vụ chiếm 37,15%, tăng 1,55% so với năm 2010; công nghiệp - xây dựng chiếm
37,14%; nông lâm nghiệp, thủy sản 25,71% (gần bằng năm 2010). Cơ cấu lao động chuyển
dịch theo hƣớng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp. Sự chuyển dịch đúng hƣớng của cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ và cơ cấu
lao động đã bƣớc đầu tạo tiền đề thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh
trong giai đoạn tới [8].
Bảng 1.4. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động một số năm
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010


Năm 2015

Cơ cấu GRDP (%)

100

100

100

Nông, lâm, thủy sản

28,7

25,6

25,71

Công nghiệp và xây dựng

36,2

38,8

37,14

Dịch vụ

35,1


35,6

37,15

Cơ cấu lao động (%)

100

100

100

Nông, lâm, thủy sản

72,88

64,11

57,23

Công nghiệp - Xây dựng

13,46

18,79

21,86

Dịch vụ


13,66

17,10

20,91

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm và áo cáo đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015)
Đặc điểm nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua là:
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều
kiện cho ngƣời sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả
15


cao hơn. Kinh tế ngoài nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh.
- Phát triển sản xuất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần phân công lại
lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Lao động làm việc trong khu vực
nông lâm thuỷ sản giảm từ 72,88% (năm 2005) xuống 64,11% (năm 2010) và còn
57,23% năm 2015; lao động công nghiệp, xây dựng tăng từ 13,46% (năm 2005) lên
18,79% (năm 2010), đạt 21,86% năm 2015; các ngành dịch vụ tăng từ 13,66% (năm
2005) lên 20,91% (năm 2015).
1.2.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú thọ đến năm 2020 tầm nhìn 2025
1.2.4.1 Mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm
khoa học, công nghệ; giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và TP. Việt Trì là
thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam, đồng thời, là địa bàn trọng điểm
chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng nhƣ của cả nƣớc. [7]
Phấn đấu đến năm 2020 đạt đƣợc các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong

những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu đến năm 2020 đƣợc thể hiện trong bảng sau:
ảng 1.5. Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2020

1

Diện tích

Km2

3.532

2

Dân số

103 ng

1.454

3

Tốc độ tăng GDP (2016-2020)


%

7,5%

4

Cơ cấu kinh tế

%

100

- Nông, lâm, ngƣ

%

20

- Công nghiệp, XD

%

41,5

- Dịch vụ

%

38,5


5

GDP/ngƣời

USD

2.400

6

GTKNXK

109 USD

1,3

7

LTBQ/ng

Kg/ng

350

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

16



Tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2030: dự kiến 8% (cả nƣớc dự kiến
6%/năm).
1.2.4.2 Định hướng phát triển các ngành
a. Định hƣớng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Phát triển công nghiệp theo hƣớng tăng nhanh quy mô sản xuất và nâng cao chất
lƣợng, sức cạnh tranh;
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ các KCN để thu hút các dự án vào các ngành, lĩnh vực có tiềm
năng, lợi thế cạnh tranh và có vai trò đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh.
- Thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm có thƣơng hiệu, bảo đảm tồn tại và phát triển trong
cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, gắn với công
nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển và khôi phục các làng nghề truyền
thống, thủ công mỹ nghệ.
- Phát triển các KCN, CCN:
Phát triển các KCN, CCN của tỉnh với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định
hƣớng dành quỹ đất, đầu tƣ cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm vào các KCN có tiềm
năng để phát triển mạnh công nghiệp của tỉnh, gắn sản xuất với thị trƣờng, vùng nguyên
liệu, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.
b. Phát triển các ngành dịch vụ
- Phát triển đồng bộ và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các ngành dịch vụ đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ: Vận tải, du lịch, bƣu chính viễn thông, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, thị trƣờng bất động sản, tƣ vấn về chuyển giao
công nghệ, dịch vụ tƣ vấn quản lý, tƣ vấn thuế, kế toán, kiểm toán, dịch vụ tƣ vấn
pháp lý, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản, dịch vụ việc làm …; các dịch vụ
mới có hàm lƣợng trí tuệ cao và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và
đời sống nhân dân;
- Khai thác tiềm năng du lịch trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên
du lịch tự nhiên và nhân văn để đa dạng hóa sản phẩm các loại hình du lịch, phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh;
- Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, du lịch và hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng

lực và hiện đại hóa cảng ICD (Thụy Vân); phát triển trung tâm thƣơng mại lớn, sàn
17


×