Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: Phan Thị Hoài Cẩm

Lớp: 23KHMT21

Chuyên ngành đào tạo: Khoa học môi trường

Mã HV: 1582440301001
Mã số: 60440301

Tôi xin cam đoan luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Vũ Hoàng Hoa với đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải
thiện chất lượng nước sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển bền
vững”.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Học viên

Phan Thị Hoài Cẩm

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Thủy Lợi,
Khoa Môi trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn


thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Hoàng Hoa đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng
lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những
đóng góp quý báu của quý thầy cô, và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn,
toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Học viên

Phan Thị Hoài Cẩm

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 2
4.1. Cách tiếp cận ........................................................................................................ 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
4.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu............................................................. 3
4.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ......................................................... 3
4.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 4
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG VÀ GIỚI THIỆU
KHU VỰC SÔNG TRƯỜNG GIANG ........................................................................5
1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước sông và các nghiên cứu quản lý, bảo vệ chất
lượng nước sông ..................................................................................................... 5
1.1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước sông .................................................................... 5
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông .......... 12
1.2. Giới thiệu khu vực sông Trường Giang.......................................................... 16
1.2.1. Giới thiệu sông Trường Giang ....................................................................... 16
1.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực sông Trường Giang ........................................... 18
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực sông Trường Giang ................................ 21
1.2.4. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên nước
sông Trường Giang ................................................................................................... 29
1.3. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
TRƯỜNG GIANG .......................................................................................................33
2.1. Kiểm kê các nguồn nước thải vào sông Trường Giang .................................. 33
2.1.1. Xác định các nguồn nước thải chủ yếu .......................................................... 33
2.1.2. Kiểm kê và đánh giá chất lượng các nguồn nước thải................................... 34
2.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông Trường Giang.. 40
2.2. Đánh giá chất lượng nước sông Trường Giang .............................................. 41
2.2.1. Đánh giá chất lượng nước dựa theo QCVN................................................... 43
2.2.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước WQI ....................... 51
iii



2.2.3. Nhận xét .......................................................................................................... 65
2.3. Tải lượng ô nhiễm nguồn nước thải vào sông Trường Giang hiện tại và dự báo
đến năm 2025 ........................................................................................................ 66
2.3.1. Tính toán và đánh giá tải lượng các nguồn gây ô nhiễm chính..................... 66
2.3.2. Dự báo tải lượng ô nhiễm đến năm 2025 ....................................................... 73
2.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Trường Giang đoạn đi qua
thành phố Tam Kỳ ................................................................................................ 74
2.4.1. Phương pháp tính toán khả năng tiếp nhận nước thải ................................... 74
2.4.2. Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải ......................................................... 76
2.5. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 77
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG TRƯỜNG GIANG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ..........79
3.1. Định hướng đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Trường
Giang .................................................................................................................... 79
3.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 79
3.1.2. Cơ sở khoa học ............................................................................................... 79
3.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 80
3.2. Giải pháp kỹ thuật .......................................................................................... 80
3.2.1. Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ................................... 80
3.2.2. Giải pháp kỹ thuật liên quan đến xử lý các nguồn thải ................................. 81
3.3. Giải pháp quản lý ........................................................................................... 85
3.3.1. Giải pháp nâng cao khả năng tự làm sạch của sông Trường Giang .............. 85
3.3.2. Giải pháp quản lý các nguồn thải ................................................................... 85
3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước ................ 89
3.3.4. Giải pháp thể chế, chính sách và luật pháp .................................................... 89
3.4. Kết luận chương 3 .......................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 93


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phương pháp phân tích chỉ tiêu môi trường nước..............................................3
Bảng 1. 1. Tình hình kinh tế tại các huyện thuộc khu vực nghiên cứu (năm 2015) .....22
Bảng 1. 2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu ........23
Bảng 1. 3. Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 (ha) .............................24
Bảng 1. 4. Sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo các huyện (tấn/năm) .....................25
Bảng 1. 5. Tình hình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản tại các xã thuộc khu vực nghiên
cứu (2015)......................................................................................................................25
Bảng 1. 6. Tình hình dân số tại các huyện thuộc khu vực nghiên cứu (năm 2016) ......27
Bảng 2. 1. Ước tính tổng lượng nước thải sinh hoạt tại các huyện, thành phố .............36
Bảng 2. 2. Vị trí các điểm lấy mẫu mùa mưa và mùa khô ............................................42
Bảng 2. 3. Bảng quy định các giá trị q i , BP i .................................................................53
Bảng 2. 4. Bảng quy định các giá trị Bp i và q i đối với DO % bão hòa ...............................54
Bảng 2. 5. Bảng kết quả đo nhiệt độ môi trường nước sông Trường Giang .................55
Bảng 2. 6. Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH ............................55
Bảng 2. 7. Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI ........................................56
Bảng 2. 8. Kết quả tính toán WQI tại các vị trí quan trắc .............................................57
Bảng 2. 9. Bảng đánh giá chất lượng nước tại các vị trí theo mùa mưa và mùa khô ....60
Bảng 2. 10. Phân cấp đánh giá chất lượng nước (5 cấp) phụ thuộc n của ReWQI = I .63
Bảng 2. 11. Bảng kết quả tính toán REWQI cho từng đoạn sông từ các thông số môi
trường nước sông Trường Giang ...................................................................................64
Bảng 2. 12. Bảng so sánh phương pháp sử dụng chỉ số WQI và REWQI ....................65
Bảng 2. 13. Hệ số phát sinh chất thải khi không xử lý ..................................................67
Bảng 2. 14. Hệ số phát sinh chất thải khi đã xử lý ........................................................68
Bảng 2. 15. Dân số trung bình thành thị phân theo huyện, thành phố trong .................68
Bảng 2. 16. Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý

khu vực đô thị trong lưu vực sông Trường Giang .........................................................68
Bảng 2. 17. Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi đã xử lý của
khu vực đô thị trong lưu vực sông Trường Giang .........................................................69
Bảng 2. 18. Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị trong
lưu vực sông Trường Giang ..........................................................................................69
Bảng 2. 19. Dân số trung bình nông thôn phân theo huyện, thành phố trong ...............70
Bảng 2. 20. Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý
khu vực nông thôn trong lưu vực sông Trường Giang ..................................................70
Bảng 2. 21. Tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt khi đã xử lý của
khu vực nông thôn trong lưu vực sông Trường Giang ..................................................71
Bảng 2. 22. Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn
trong lưu vực sông Trường Giang .................................................................................71
Bảng 2. 23. Bảng tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh
hoạt trong lưu vực sông Trường Giang .........................................................................72
Bảng 2. 24. Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2015 và dự báo cho năm 2030 từ nguồn
nước thải nuôi trồng thủy sản của khu vực sông Trường Giang. ..................................73

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1.Sông Đồng Nai ................................................................................................8
Hình 1. 2. Sông Thị Vải...................................................................................................8
Hình 1. 3. Bản đồ khu vực nghiên cứu ..........................................................................18
Hình 1. 4. Các dự án thủy điện trên lưu vực sông nghiên cứu ......................................31
Hình 2. 1. Xả thải từ các hộ nuôi trồng thủy sản ở Thành phố Tam Kỳ .......................34
Hình 2. 2. Xả thải từ ao nuôi tôm huyện Núi Thành .....................................................34
Hình 2. 3. Nuôi trồng thủy sản trong nước lợ ao đất .....................................................38
Hình 2. 4. Nuôi thủy sản nước lợ trên cát .....................................................................38
Hình 2. 5. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước trên sông Trường Giang......................................41

Hình 2. 6. Giá trị pH nguồn nước sông Trường Giang .................................................43
Hình 2. 7. Hàm lượng TSS trong nguồn nước sông Trường Giang ..............................43
Hình 2. 8. Hàm lượng DO trong nguồn nước sông Trường Giang ...............................44
Hình 2. 9. Hàm lượng BOD 5 trong nguồn nước sông Trường Giang ...........................45
Hình 2. 10. Hàm lượng COD trong nguồn nước sông Trường Giang ..........................46
Hình 2. 11. Hàm lượng Amoni trong nguồn nước sông Trường Giang ........................47
Hình 2. 12. Hàm lượng Nitrit trong nguồn nước sông Trường Giang ..........................48
Hình 2. 13. Hàm lượng Nitrat trong nguồn nước sông Trường Giang..........................49
Hình 2. 14. Hàm lượng Asen trong nguồn nước sông Trường Giang ...........................50
Hình 2. 15. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nguồn nước sông Trường Giang51
Hình 2. 16. Quá trình đánh giá chi tiết nguồn nước tiếp nhận nước thải ......................76
Hình 3. 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khu vực sông Trường Giang ....82
Hình 3. 2. Sơ đồ hệ thống lọc sinh học tuần hoàn .........................................................84

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
CLN
CN-XD
DT
ĐTM
KDL
KT-XH
HĐND
NN&PTNT
NT-TS
ppb
ppm

QCVN
TCXDVN
TM-DV
TN&MT
UBND

Bộ Tài nguyên Môi trường
Chất lượng nước
Công nghiệp – Xây dựng
Diện tích
Đánh giá tác động môi trường
Khu du lịch
Kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nuôi trồng – Thủy sản
Phần tỉ
Phần triệu
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam
Thương mại – Dịch vụ
Tài nguyên và Môi trường
Ủy ban nhân dân

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Trường Giang với chiều dài 67 km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, ngăn cách

với biển bởi cồn cát rộng lớn, phía Bắc nhập với hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu
Bồn rồi đổ ra biển qua cửa Đại (Hội An), phía Nam nhập với hạ lưu sông Tam Kỳ rồi
đổ ra biển qua cửa Lở và cửa An Hòa. Nguồn nước của sông Trường Giang được thu
nhận từ hai hệ thống sông này và từ nguồn thủy triều lên xuống ở các cửa sông [18].
Hiện nay, do sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế đã ảnh hưởng quá mức đến
sông Trường Giang. Hàng chục năm gần đây, người dân tự ý lấn chiếm lòng sông làm
nơi nuôi trồng thủy sản và xây dựng các công trình trên sông như cầu, đăng, đáy...
không theo quy hoạch và không đảm bảo các thông số kỹ thuật. Hoạt động này đã gây
bồi lắng lòng sông hoặc thu hẹp dòng chảy làm sông Trường Giang mất đi sự nguyên
trạng. Các hoạt động xả thải của cư dân hai bên bờ sông, hoạt động khai thác, sử dụng
tài nguyên, hoạt động sản xuất kinh doanh đã và đang gây ô nhiễm môi trường sông
Trường Giang và các vùng phụ cận. Thực trạng người dân hút cát chiếm dụng lòng
sông, be bờ thành ao nuôi trồng thủy sản đã diễn ra hơn 10 năm nay. Theo điều tra,
tổng diện tích ao nuôi tôm trên sông Trường Giang tại huyện Thăng Bình hơn 120 ha,
tại thành phố Tam Kỳ hiện có 244 ha. Thống kê trên địa bàn riêng xã Duy Nghĩa đã có
tới 26,3 ha diện tích nuôi tôm nằm trải dọc 5km trên sông Trường Giang. Trên địa bàn
xã Tam Tiến, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 25,8 ha với gần 300 hộ thả nuôi
hàng ngàn ao tôm [8]. Nước thải từ các vùng nuôi trồng được xả trực tiếp vào sông mà
chưa có biện pháp kiểm soát. Đặc biệt, quá trình nuôi tôm còn thải ra chất diệt tạp
khiến hàng loạt thủy sản sống ven bờ biến mất gần như hoàn toàn. Một số ghe thuyền
từ nơi khác kéo về chân cầu Trường Giang để khai thác trùn biển khiến nguồn nước tại
khu vực này trở nên đục ngầu. Hơn nữa, các hoạt động chăn nuôi gia súc như chăn thả
vịt, trâu bò...với quy mô hộ gia đình và trang trại diễn ra tại một số điểm ven sông,
nguồn thức ăn cho chăn nuôi và chất thải được đưa trực tiếp vào sông, gây mùi hôi
thối làm ô nhiễm cảnh quan môi trường. Ngoài ra, xung quanh khu vực sông, một số
nhà máy sản xuất cũng xả nước thải hòa trộn vào nước sông hoặc thông qua nước
ngầm thấm xuống lưu vực sông, làm giảm chất lượng nước. Tại vị trí lấy mẫu của Khu
Tam Hiệp, vào mùa khô thông số TSS (chất rắn trong nước) vượt 2 lần; BOD 5 vượt
1



1,56 lần; COD vượt 1,66 lần và amoni vượt 1,49 lần so với quy chuẩn cho phép. Đối
với vị trí lấy mẫu của Khu Trường Hải, vào mùa mưa có thông số TSS vượt giới hạn
quy chuẩn cho phép 1,2 lần và vào mùa khô có thông số Cl- vượt quy chuẩn 15,54 lần.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, nhìn chung nguồn nước mặt tiếp nhận
nước thải của Khu Tam Hiệp và Khu Trường Hải đã có xu hướng gia tăng ô nhiễm [9].
Theo khảo sát, hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội khu vực sông Trường Giang đã
và đang xả nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào nguồn nước sông, gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sức chịu tải của sông.
Phát triển bền vững khu vực sông Trường Giang gắn liền với bảo vệ môi trường, do
đó, cải thiện chất lượng nước là một trong những mục tiêu cần thực hiện. Đề tài
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước
sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển bền vững” được thực hiện
với mục tiêu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông, đánh giá khả năng tiếp nhận
nước thải và đề xuất các giải pháp phù hợp với chiến lược phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam dưới tác
động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Trường Giang đoạn đi qua thành
phố Tam Kỳ.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước sông Trường Giang
phục vụ phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: sông Trường Giang và vùng phụ cận, tỉnh Quảng Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường nước và các nguồn thải chủ yếu vào sông Trường Giang.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp: Tiếp cận tổng hợp trong phân tích đánh giá chất lượng nước mặt
khu vực cũng như trong nghiên cứu các giải pháp.
- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy

2


đủ và hệ thống đối với tài nguyên môi trường nước mặt khu vực nghiên cứu.
- Tiếp cận từ thực tiễn: Thông qua khảo sát, kiểm kê các nguồn phát thải và tình hình
quản lý chất lượng nước để đánh giá và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng nước và
các nguồn thải chính tại khu vực nghiên cứu
- Kế thừa số liệu môi trường năm 2015 - 2016 từ đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu tổng
thể sông Trường Giang và vùng phụ cận phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Nam” và dự án “ Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam”.
4.2.2. Phương pháp thu mẫu ngoài hiện trường
Thu 30 mẫu/đợt x 2 đợt = 60 mẫu nước mặt (đại diện mùa mưa vào tháng 11 và
mùa khô vào tháng 5) theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005).
4.2.3. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Phân tích 60 mẫu nước trong phòng thí với các chỉ tiêu BOD 5 , COD, TSS, NNH 4 +, N-NO 2 -, N-NO 3 -, SO 4 2-, As, Pb, Hg (trừ pH, DO đo trực tiếp tại hiện trường).

TT
1

Bảng 1. Phương pháp phân tích chỉ tiêu môi trường nước
Phương pháp
Phương pháp
Thông số
TT
Thông số
áp dụng
áp dụng

BOD 5

2

COD

3

TSS

4
5

N-NH 4

TCVN 6001-1:2008

6

N-NO 3 -

TCVN 6491:1999

7

SO 4

2-

6494-1:2011

6200:1996

TCVN 6625:2000

8

As

6626:2000

+

TCVN 5988:1995

9

Pb

6193:1996

-

TCVN 6494:1999

10

Hg

7877:2008


N-NO 2

4.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Nhằm điều tra, khảo sát các nguồn thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu diễn
ra tại khu vực nghiên cứu.
- Thu mẫu nước mặt sông Trường Giang mùa mưa và mùa khô.

3


4.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê, tổng hợp các số liệu, xử lý các kết quả quan trắc bằng xây dựng các biểu đồ
dựa trên phần mềm Excel 2010 thể hiện sự biến động giá trị các thông số quan trắc
theo mùa mưa và mùa khô.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ô nhiễm nước sông và giới thiệu khu vực sông Trường Giang
Đây là chương tổng quan về tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới và ở Việt Nam,
phân tích nguyên nhân và đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước sông; giới thiệu điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, từ đó đánh giá tác động của yếu
tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới tài nguyên nước trên sông.
Chương 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Trường Giang
Nội dung chính của chương là thực hiện các công việc như kiểm kê nguồn thải chính
trên sông Trường Giang, ước tính và dự báo tải lượng nguồn thải vào năm 2025, đánh
giá chất lượng nước sông theo Quy chuẩn Việt Nam, sử dụng chỉ số WQI để phân
vùng nguồn nước và so sánh kết quả tính toán với phương pháp sử dụng chỉ số
REWQI; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Trường Giang đoạn đi qua
thành phố Tam Kỳ.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Trường Giang
phục vụ phát triển bền vững

Dựa trên các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn từ các kết quả của
chương 1 và chương 2, chương này đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước
sông Trường Giang phù hợp với điều kiện thực tế, thực trạng quản lý và các vấn đề ô
nhiễm tại lưu vực sông.
Kết luận và kiến nghị
Đây là phần tổng hợp, tóm gọn các kết quả, nội dung luận văn đã thực hiện được và
chưa thực hiện được từ đó đưa ra kiến nghị.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG VÀ GIỚI THIỆU
KHU VỰC SÔNG TRƯỜNG GIANG
1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước sông và các nghiên cứu quản lý, bảo vệ chất
lượng nước sông
1.1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước sông
1.1.1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước sông trên thế giới
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học
của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại
với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan
truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp,
các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm [24].
Theo Hiến chương châu Âu về nước, ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã [26].
Cụ thể hơn, hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải
công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải
sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ…sử

dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống
nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều
chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây các dòng sông trên toàn thế giới đang gặp phải
vấn đề đáng báo động khiến cho các nhà khoa học, các chuyên gia môi trường và ngay cả
những người làm công tác quản lý phải quan tâm đó là sự suy giảm chất lượng các con
sông do hậu quả của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Cụ thể về sự ô nhiễm nguồn nước một số con sông được thống kê như sau:
- Sông Nile:
Nguồn nước sông Nile đang bị ô nhiễm do nguồn thải từ nông nghiệp, công nghiệp, các
khu ô chuột và nhiều khu vực khác ở Cairo [20]. Theo ước tính có khoảng 24.000 doanh
nghiệp công nghiệp ở Ai Cập, trong đó 700 là doanh nghiệp lớn. Ngành công nghiệp ở Ai
5


Cập sử dụng khoảng 638 triệu m3 nước /năm, trong đó có 549 triệu m3 nước/năm được
thải vào hệ thống thoát nước. Sông Nile cung cấp khoảng 65% nước và nhận hơn 57%
lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp tại Ai Cập [22].
Hoạt động công nghiệp của các nhà máy dọc hai bên bờ sông Nile không được kiểm soát
hiệu quả đã gây ra sự cố tràn dầu, với chiều dài vết dầu loang khoảng 6km đoạn thuộc
thành phố Edfu ở Aswan [25]. Trong năm 2012 tại phía Nam của ISNA xảy ra sự dò rỉ
dầu do sự cố chìm tàu, vết dầu loang có chiều dài khoảng 1,5km. Ngoài ra các làng và thị
trấn nằm trên bờ sông Nile tại Kafr El Sheikh Rashid và Giza Governorate bị nhiễm độc
amoniac từ các nhà máy thuốc trừ sâu, sự rò rỉ chất thải từ các nhà máy này gây chết hàng
chục tấn cá, gây ra các rủi ro về sức khỏe của người dân [21].
- Sông Hằng
Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510 km, bắt nguồn từ dãy Hymalaya
chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Toàn bộ lưu vực
sông chiếm diện tích đến 907.000 km2 và là một trong những khu vực phì nhiêu, có mật
độ dân cao nhất thế giới. Sông Hằng được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là

trung tâm của những truyền thống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ. Lưu vực sông
Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và là một trong 12 vùng dân cư
trên thế giới phụ thuộc vào sông. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài
động vật lưỡng cư và loài cá heo sông Hằng.
Hiện sông Hằng được coi là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới do
ảnh hưởng nặng nề của nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt
chưa qua xử lý, phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông, rác thải trực tiếp từ
các bệnh viện do thiếu lò đốt… Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Cùng
với sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do những đập nước đang làm cho sông Hằng
trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra các kim loại
độc trong nước sông khá cao như Hg (nồng độ từ 65-520ppb), Pb (10-800ppm), Cr (10200ppm) và Ni (10-130ppm). Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cải tạo và
bảo vệ con sông này [23].
- Sông Volga
Kết quả nghiên cứu của Moiseenko và cs., 2011 [26] cho thấy, nước sông Volga bị ô
nhiễm kim loại nặng, hàm lượng nhiều kim loại nặng vượt mức cho phép của MPC (Tiêu
6


chuẩn thủy sản năm 1999) do nước thải ô nhiễm của các nhà máy, công nghiệp tại lưu vực
sông, hàm lượng Al dao động từ 31,7 – 820,5 µg/l, tại vùng hạ lưu vượt mức cho phép
2,74 lần, hàm lượng Sr dao động từ 101,1 – 521,3 µg/l, tại vùng hạ lưu vượt mức cho
phép 1,30 lần, hàm lượng Mn dao động từ 27,7 – 101,6 µg/l, vượt mức cho phép khoảng
2,77 – 10,16 lần, hàm lượng Cu dao động từ 1,70 – 2,21 µg/l, vượt mức cho phép 1,70 –
2,21 lần, hàm lượng V dao động từ 1,21 – 2,35 µg/l, vượt mức cho phép từ 1,21 -2,35
lần. Một số chất hữu cơ độc hại cũng vượt mức cho phép như Dioctyl cebacate tại vùng
thượng lưu khoảng 3,9 µg/l, vượt mức cho phép 3,9 lần, hàm lượng Dibutyl phthalate
khoảng 2,8 – 32,1µg/l, vượt mức cho phép 2,8 – 32,1 lần, hàm lượng Dioctyl phthalate
khoảng 1,1 – 18,6 µg/l, tại vùng thượng lưu và trung lưu vượt mức cho phép khoảng 1,1
– 1,9 lần, dẫn xuất của 1,3-dioxan tại vùng trung lưu là 27,6 µg/l, vượt mức cho phép
khoảng 2,8 lần, thuốc trừ sâu cơ clo tại vùng trung lưu là 0,01 µg/l, có dấu hiệu ô nhiễm.

Các chất hữu có trong nước chủ yếu là do chất thải của các doanh nghiệp hóa dầu ở
thượng nguồn Gorkovskoe Reservoir gần thành phố Yaroslavl.
- Sông Hoàng Hà
Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối với người
dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía
Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải
công nghiệp. Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với
hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà làm ô nhiễm
nước sông trên diện rộng gây chết nhiều loài sinh vật.
1.1.1.2. Tổng quan về ô nhiễm nước sông ở Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông khá dày đặc, có tới 2.372 con sông có chiều dài từ 10km trở
lên và có dòng chảy thường xuyên, trong đó 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực
trên 10.000 km2. Lưu vực của 13 hệ thống sông lớn chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ;
sông liên quốc gia chiếm 10 trong 13 hệ thống sông này. Lưu vực của 9 hệ thống sông
chính gồm sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Cả - La, sông
Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, Cửu Long chiếm tới 93% tổng diện tích lưu vực sông
toàn quốc gia và xấp xỉ 80% diện tích quốc gia.
Sự phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh sản xuất công nghiệp đã làm gia tăng chất thải
và các hóa chất độc hại. Với một quốc gia đang phát triển như nước ta vấn đề chất thải
7


đang là một thách thức, đặc biệt là chất thải lỏng là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với
nước ta hiện tại vì nước thải đã xả thải trực tiếp vào các dòng sông mà không qua xử lý.
Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, có thể nói rằng tình trạng ô nhiễm
trên những dòng sông ở Việt Nam ngày càng nặng nề. Hầu hết sông ngòi Việt Nam đã bị
giảm chất lượng nước, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm. Nhiều dòng sông là
nơi giặt giũ tắm rửa, nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt gia đình làm thay đổi
hiện trạng nước sông [7].
Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy

cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Tại một số địa
phương của Việt Nam, khi nghiên cứu các trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã
thấy 40-50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Hình 1. 1.Sông Đồng Nai

Hình 1. 2. Sông Thị Vải

Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường trung bình mỗi năm ở
Việt nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần
20.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân
chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm [6].
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục Môi trường (Bộ
Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt lục địa nhiều nơi bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông
Hồng) lượng nước thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố đều chưa được xử lý và xả
trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Ngoài ra một lượng lớn nước thải
công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước. Sông Hồng tiếp nhận
một lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt không nhỏ từ thượng nguồn Trung Quốc.
8


Hơn nữa, mỗi ngày, hàng trăm mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu,
giấy, dệt…khoảng 168.000 m3/ngày.đêm xả xuống hạ lưu đã làm nước sông Hồng ngày
càng xấu đi theo cả không gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như sông Tô Lịch, sông
Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối [12].
Ở vùng núi Đông Bắc có một số sông như sông Kỳ Cùng và các sông nhánh trong những
năm gần đây chất lượng nước giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở
mức B1. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08MT:2015-A1/BTNMT, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sông
Hồng từ công ty Supper Phốt Phát và hóa chất Lâm Thao đến khu công nghiệp phía Nam

Thành phố Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong
vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn.
Sông Cầu đã bị ô nhiễm nghiêm trọng tại nhiều đoạn, nhất là các đoạn sông chảy qua các
đô thị, khu công nghiệp và các làng nghệ thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh. Sông Ngũ
huyện Kê là một trong những điển hình ô nhiễm trên lưu vực sông Cầu và tình trạng ô
nhiễm nặng gần như không thay đổi. Dân số sống trong lưu vực sông Cầu chiếm khoảng 7
triệu người/10.000 km2. Trong lưu vực, ngoài khu sản xuất công nghiệp lớn nhất Thái
Nguyên, qua việc khai thác mỏ và hóa chất, còn có trên dưới 800 cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ như các làng nghề tập trung. Lượng chất thải
lỏng thải hồi vào lưu vực sông Cầu ước tính khoảng 40 triệu m3/năm. Riêng khu vực Thái
Nguyên thải hồi khoảng 24 triệu m3/năm trong đó có nhiều kim loại độc hại như
Selenium, Mangan, Chì, Thiết, Thủy ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản
xuất hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc…[14].
Tại tỉnh Bắc Ninh, có trên 60 làng nghề đã có từ lâu đời. Nơi đây cũng còn có các ngành
chế biến lâm sản và kỹ nghệ giấy và tái sinh giấy. Các kỹ nghệ này đã phát thải nhiều hóa
chất hữu cơ độc hại trong đó các chất tẩy trắng chứa chlor là một nguy cơ ô nhiễm cao
nhất. Vì trong công đoạn này phát sinh ra dioxin, mầm mống của bệnh ung thư. Thêm
nữa, trong các phụ lưu của sông Cầu, hầu hết những thông số phân tích đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 2 đến hơn 50 lần như nhu cầu oxy hóa học (COD), lượng oxy hòa tan
(DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrit (NO 2 ). Sông Cầu hiện nay lượng tôm cá hầu như
không còn hiện diện nữa.

9


Lưu vực sông Nhuệ - Đáy với diện tích lưu vực khoảng 7.700 km2, dân số khoảng 10 triệu
người, là trung tâm kinh tế quan trọng tiếp nhận nhiều nguồn thải. Ngoài nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt dân cư, tất cả đều đổ thẳng ra sông hồ. Lượng nước thải sinh
hoạt được ước tính là 140 triệu m3 theo thống kê năm 2004. Còn các nguồn nước thải của
trên 120 cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng này trừ Hà Nội ước tính khoảng 120 triệu

m3/năm. Riêng tại Hà Nội, có 400 xí nghiệp và khoảng 11 ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp thải hồi trung bình 20 triệu m3/năm. Hà Tây là nơi trọng điểm của làng nghề
chiếm 120 làng trên tổng số 286 làng nghề trong khu vực.
Hai hạ lưu có ô nhiễm trầm trọng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch với hàm lượng DO
gần như triệt tiêu, nghĩa là không còn điều kiện cho tôm cá sống được, vào mùa khô nhiều
đoạn sông trên hai sông này chỉ là những bãi bùn nằm trơ cùng trời đất.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô giá trị các
thông số BOD5, COD, TSS…tại các điểm đo vượt QCVN 08-MT:2015 loại A1 nhiều lần.
Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch. Lưu vực sông Mã
riêng thông số độ đục rất cao, do lượng phù sa lớn và hiện tượng xói mòn từ thượng nguồn.
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc đổi dòng
phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa khô) [1].
Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do
nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là vùng tập
trung phát triển công nghiệp lớn nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất
nước. Hàng năm sông ngòi trong lưu vực này tiếp nhận khoảng 40 triệu m3 nước thải công
nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác
trong thành phố Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m3. Ngoài
những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như đồng, chì, sắt,
kẽm, thủy ngân, cadimi, mangan, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nơi đây còn xảy ra hiện
tượng nước sông bị axit hóa như đoạn sông từ cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ
pH xuống đến 4,0 và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành
phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào. Lưu vực này hiện đang
bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng này bị tàn
phá kinh khủng, đây cũng là một số yếu tố sống còn cho sự phát triển của cả nước, chiếm
30% tổng sản lượng quốc dân [15].
10


Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực

hạ lưu (đoạn qua thành phố Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm. Sông Sài Gòn trong
những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về phía thượng lưu. Sông Thị Vải các
khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ.
Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70%
lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước). Vì vậy chất lượng
nước sông Tiền và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền
cao hơn sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ nhà
máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn sông Vàm
Cỏ Tây [3].
Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang là lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện
tích 39.000 km2 và gần 30 triệu cư dân. Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông
nghiệp và chăn nuôi thủy sản. Vì đây không phải là một trọng điểm công nghiệp nên
những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng của một số lưu vực vừa kể trên.
Việc ô nhiễm hóa chất do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là kết quả của việc
khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp. Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất
độc hại như DDT, Nitrat, hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm organo-photphat, nguyên
nhân của những mầm bệnh ung thư đã hiện diện trong nước. Việc đào trên 300.000 giếng
để dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu khiến cho nguồn nước ở lưu vực này bị nhiễm Asen.
Thêm nữa, việc khai thác chăn nuôi thủy sản trên sông, ngoài việc làm cản trở dòng chảy
của sông, gây khó khăn cho giao thông thủy, còn gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Từ thượng nguồn Châu Đốc, An Giang, cho đến tận Mỹ Tho, cá bè trong mùa cá
vừa qua bị chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm từ thượng nguồn do cá chết lây lan
xuống hạ lưu. Kết quả là trên 40% lượng tôm cá bị thất thoát trong mùa mưa vừa qua.
Ngoài ra do việc tận dụng nguồn nước cho tưới tiêu, việc khai mở đê điều không hợp lý
đã khiến cho Đồng Bằng sông Cửu Long phải đối mặt với vấn đề ngập mặn do nạn hạn
hán kéo dài trong khi hệ sinh thái có nguy cơ bị hủy diệt do ô nhiễm.
Nhận xét: Vấn đề ô nhiễm nước sông trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều điểm tương tự
nhau do các thông số chất lượng nước thường vượt quá Quy chuẩn cho phép. Các con
sông thường bị ô nhiễm chủ yếu các thành phần như TSS, BOD 5 , COD, N-NH4 , NNO2 ,N-NO3 (ô nhiễm hữu cơ) và thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động phát triển kinh tế 11



xã hội, các nguồn thải đổ trực tiếp vào sông mà không qua xử lý. Mức độ ô nhiễm của các
con sông thường tăng dần theo thời gian do lưu lượng thải ngày càng tăng và tốc độ phát
triển kinh tế, gia tăng dân số của khu vực. Những con sông gần khu công nghiệp nguồn
nước chủ yếu ô nhiễm các kim loại, các chất độc tính thải ra từ các quá trình sản xuất. Sự
ô nhiễm nguồn nước sông đã gây nên nhiều vấn đề trong đó nghiêm trọng là vấn đề sức
khỏe con người và đời sống các sinh vật thủy sinh.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý, bảo vệ chất lượng nước sông
Sau Hội nghị Dublin và Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janero (Braxin, 1992), quản lý tài
nguyên và môi trường nước theo lưu vực sông (LVS) đã được thực hiện ở nhiều nước trên
thế giới nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng
ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các LVS. Quản lý tài
nguyên và môi trường nước theo LVS thay cho phương thức quản lý theo địa giới hành
chính truyền thống là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước và
BVMT, điều phối giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên giữa
các vùng, các quốc gia, giữa khu vực thượng, trung và hạ lưu [12].
- Sông Đa-Nuýp
Đa-nuýp là sông liên quốc gia có chiều dài 2.857 km, bắt nguồn từ khu vực rừng Đen của
nước Đức, chảy qua 10 quốc gia Trung và Đông Âu gồm: Đức, Áo, Slovakia, Hungary,
Croatia, Secbia và Môntênêgrô, Bungary, Rumani, Mônđôva, Ukraina rồi đổ vào biển
Đen thuộc lãnh thổ Rumani, diện tích lưu vực 817.000 km2, chiếm 8% diện tích châu Âu.
Hệ thống sông Đa-nuýp là nguồn cung cấp nước thiết yếu cho các hoạt động kinh tế, xã
hội của 80 triệu dân trong lưu vực. Tuy nhiên, dưới tác động của các hoạt động kinh tế,
chất lượng nước sông Đa-nuýp ngày càng suy giảm, điển hình là ô nhiễm vi sinh do nước
thải đô thị và nước mưa chảy tràn, ô nhiễm chất hữu cơ (tải lượng BOD cao, dinh dưỡng
cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, nở hoa thủy vực) do nước thải đô thị và công nghiệp;
ô nhiễm thuốc trừ sâu và phân bón hóa học do canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng tới trầm
tích đáy và nước ngầm.
Để từng bước khắc phục và phục hồi chất lượng nước sông Đa-nuýp, ngày 29/6/1994, tại
Sofia (Bungary), các nước thuộc LVS đã ký Hiệp ước hợp tác, bảo vệ và sử dụng bền

vững LVS Đa-nuýp. Đây là khung pháp lý cho BVMT và phát triển bền vững LVS Đanuýp. Theo đó, các nước trong lưu vực phải xây dựng và thực thi chương trình bảo vệ và
12


sử dụng bền vững nguồn nước trong tất cả các chương trình phát triển của mình. Mục tiêu
của Hiệp ước là giảm thiểu tác động tiêu cực từ các hoạt động kinh tế - xã hội đến môi
trường LVS và các hệ sinh thái; duy trì, nâng cao khả năng cung cấp và chất lượng nguồn
nước trên lưu vực; tiến hành kiểm soát, xử lý chất thải nguy hại từ các sự cố môi trường
và ngăn ngừa lan truyền ô nhiễm; phát triển hợp tác trong quản lý nguồn nước lưu vực.
Trên cơ sở mục tiêu đã được thống nhất, các quốc gia trong LVS đã tập trung giám sát
nguồn thải gây ô nhiễm vi sinh, nguồn thải có tải lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng (nitơ,
phốt pho) và nguồn thải có chứa chất độc hại như dầu mỡ, kim loại nặng. Sau 10 năm
thực hiện Hiệp ước chung và triển khai kế hoạch hành động bảo vệ LVS Đa-nuýp, các
nước đã đạt được một số kết quả như: Giảm thiểu phát thải và cải thiện chất lượng nước
sông; Tăng cường quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, tài chính để định hướng các
cơ sở sản xuất, kinh doanh; Xây dựng lộ trình tiếp cận đạt đến tiêu chuẩn thải, BVMT; Áp
dụng phí nước thải, chế tài xử phạt đối với các hành động phát thải không tuân thủ quy
định; Không khuyến khích phát triển các hoạt động sử dụng nhiều nước (đô thị và khu
công nghiệp) có quy mô lớn trong LVS; Khuyến khích xử lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng nước; Xây dựng hệ thống thông tin và quan trắc môi trường phù hợp, hiệu quả để
cung cấp kịp thời, chính xác hiện trạng môi trường cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý
để xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và BVMT phù hợp, tối ưu
cho từng khu vực cụ thể và toàn bộ lưu vực; lập kế hoạch quản lý tổng hợp LVS, quản lý
vùng, trong đó có sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan trong giải quyết các vấn đề
giảm thiểu phát thải theo mức độ ưu tiên để tăng cường công tác BVMT và hỗ trợ phát
triển công nghiệp theo nguyên tắc các bên cùng có lợi.
Như vậy, có thể thấy chìa khóa quyết định sự thành công trong quản lý LVS Đa-nuýp,
một lưu vực rộng lớn, liên quốc gia với nhiều nền kinh tế và thể chế chính trị và ở những
cấp độ phát triển khác nhau là tăng cường sự hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế; áp dụng
cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS; huy động và phát huy hiệu quả tổng hợp nguồn nhân

lực và tài lực của các quốc gia; tranh thủ được sự ủng hộ, trợ giúp phát triển của các tổ
chức quốc tế, các tổ chức tài chính.
- LVS Murray-Darling (Oxtraylia)
Hệ thống sông Murray - Darling dài 3.780 km, diện tích lưu vực rộng 1.057.000
km2 (bằng 1/7 diện tích Ôxtrâylia). Từ những năm 1980, Ôxtrâylia đã có những cải cách
13


như tăng cường quản lý tại các bang trên cơ sở quản lý tổng hợp LVS, gắn kết chặt chẽ
các lĩnh vực nước, đất, công trình thủy lợi, hạ tầng khác. Ngoài mục đích sử dụng nước
cho sinh hoạt gia đình, mọi hoạt động khai thác tài nguyên nước đều phải có giấy phép.
Việc duy trì dòng chảy môi trường được coi là chỉ tiêu quan trọng để ngăn xâm nhập mặn,
đảm bảo sự sống của các sinh vật và cuộc sống bình thường ở hạ lưu, pha loãng các chất
độc hại, ô nhiễm cục bộ và đảm bảo giao thông thủy. Để đáp ứng yêu cầu tưới nước, cấp
nước công nghiệp, sinh hoạt, duy trì dòng chảy sinh thái, đẩy mặn, vận tải thủy, trên các
dòng chính và nhánh của sông Murray-Darling đã làm nhiều công trình hồ điều tiết nước
với tổng dung tích các hồ là 5 tỷ m3 (1930), tăng lên 30 tỷ m3 (1970) và 34,7 tỷ m3 (2000)
[12]. Trải qua quá trình hoàn thiện dần, mô hình quản lý nước theo LVS ở Murray Darling được thế giới đánh giá là mô hình có hiệu quả cao.
Theo nguyên tắc chung về quản lý nhà nước về tài nguyên nước là phân cấp quyền hạn và
trách nhiệm cho bang, các hệ thống thủy nông được chuyển giao cho những người được
hưởng lợi quản lý. Hệ thống thủy nông Murray rộng tới 750.000 ha, khai thác nước sông
Murray và hai hồ điều tiết lớn là hồ Hume (chứa 3 tỷ m3 nước) và hồ Darthmouth. Ban
đầu hệ thống thủy nông này do công ty nhà nước quản lý, đầu năm 1995 được chuyển
giao cho người sử dụng nước quản lý dưới dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau khi tổ
chức lại quản lý thuỷ nông, hiệu quả phục vụ sản xuất tăng lên rõ rệt. Trước đây, hàng
năm Nhà nước phải trợ cấp cho Công ty Quản lý thủy nông này 4 triệu AUD. Từ 1995 tổ
chức lại quản lý, Nhà nước không phải cấp bù nữa mà Công ty còn kinh doanh có lãi
được 20 triệu AUD. Nguồn tài chính này đã được sử dụng để nâng cấp cơ sở vật chất và
hệ điều hành quản lý công trình. Như vậy, tài nguyên nước LVS Murray - Darling có hạn,
nhưng do biện pháp quản lý sử dụng và phát triển đúng nên vẫn đảm bảo đáp ứng cho các

yêu cầu phát triển kinh tế, đưa vùng LVS này trở thành vùng trù phú của Ôxtrâylia.
- Tại Braxin, việc quản lý LVS đã được quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ XX, cụm
các đô thị Sao Paulo nằm ở thượng lưu sông Tiete gồm 39 thành phố lớn, nhỏ khác nhau
bao gồm cả thành phố Sao Paulo. Do dân số đô thị lớn, lượng nước cấp cho các đô thị lên
tới 60 m3/s và 80% lượng nước này được thải trở lại sông mà không qua xử lý nên ô
nhiễm nước đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong LVS.
Để phục hồi chất lượng nước sông, tháng 9/1991 chính phủ Braxin đã triển khai Dự án
sông Tiete. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dự án là kiểm soát phát thải từ
14


hoạt động công nghiệp. Trên cơ sở phân tích hiện trạng chất lượng nước và thống kê các
nguồn thải công nghiệp trong LVS, Dự án đã lựa chọn các nguồn thải cần phải tiến hành
biện pháp xử lý hoặc quản lý chặt chẽ như kiểm soát nước thải, bắt buộc thực hiện chương
trình tự giám sát... Từ đó, các tiêu chí kiểm soát được xác lập và quy trình kiểm soát nước
thải công nghiệp trong LVS Tiete được đề xuất. Như vậy, để quản lý chất lượng nước
theo LVS có hiệu quả thì việc phát hiện những vấn đề về chất lượng nước và nguyên nhân
phát sinh ô nhiễm nước là cần thiết.
Nhìn chung, một trong những phương pháp được nhiều quốc gia tiếp cận để quản lý môi
trường và tài nguyên nước đó là “quản lý LVS”. Khi nói tới quản lý LVS là đề cập tới
hoạt động quản lý chất lượng nước và điều phối sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo lưu
vực thông qua một tổ chức điều phối, không theo địa giới hành chính nhằm hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững. Quản lý môi trường nước LVS bao gồm quản lý chất lượng
nguồn nước mặt (sông, hồ) và quản lý các nguồn thải nước từ hoạt động kinh tế (công
nghiệp, nông nghiệp) và dân sinh (đô thị) để duy trì (hay phục hồi) chất lượng nước, đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước hiện tại (hay quy hoạch sử dụng nước tương lai). Việc thực
hiện quản lý tài nguyên và môi trường nước theo LVS là một xu thế và định hướng mà
nước ta sẽ phải thực hiện trong các giai đoạn tới.
Ở Việt Nam, để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông, có nhiều phương pháp nhưng để
chọn được phương pháp phù hợp cần phải nghiên cứu nhiều yếu tố khách quan, chủ quan

tại mỗi lưu vực sông.
- Giải pháp liên quan đến công nghệ và kỹ thuật:
Hạn chế các ngành nghề sản xuất sử dụng công nghệ không thân thiện với môi trường
nước, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước cao. Với các ngành nghề sản xuất hiện
tại, cần có đầu tư cụ thể, hợp lý về trang thiết bị. Nếu không thay mới được ngay thì có thể
cải tiến một số công đoạn của công nghệ sản xuất sạch.
- Biện pháp trong quản lý cũng như kiểm soát với môi trường:
Cần xây dựng các chế tài bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải xử lý nước thải trước
khi thải ra môi trường. Đầu tư trang thiết bị, kinh phí để phục vụ đo kiểm môi trường. Quan
trắc môi trường thường xuyên để phát hiện ô nhiễm, kịp thời có biện pháp xử lý.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các
cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời các cơ sở không thực hiện các quy định về
15


bảo vệ môi trường, vi phạm các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường,
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm quy định.
- Giải pháp về kinh tế, xã hội
Các quỹ về xử lý ô nhiễm môi trường nước (tại chỗ, khẩn cấp và lâu dài) để kịp thời xử lý,
ứng phó. Có thể gây quỹ từ các tổ chức hoặc cá nhân. Thường xuyên tổ chức các chương
trình nghiên cứu về môi trường nước để nắm được chính xác và cụ thể nhất tình trạng ô
nhiễm nguồn nước hiện tại và sau đó đưa ra các giải pháp cụ thể, hiệu quả trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến xử lý nguồn nước ô nhiễm.
Bên cạnh đó là tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền tới người dân và các doanh nghiệp
về tác hại của việc làm ô nhiễm nguồn nước cũng như sự cấp thiết của việc phải chung tay
bảo vệ nguồn nước như thế nào.
Với các cơ sở kinh doanh, sản xuất đang xâm hại nguồn nước sinh hoạt của người dân
(gây ô nhiễm nguồn nước) cần phải có biện pháp để di dời cơ sở đó ra khỏi khu dân cứ
hoặc ít nhất là cũng phải có biện pháp cải thiện nguồn chất thải, nước thải từ các cơ sở này
(như: hệ thống xử lý nước, chất thải đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, nguồn nước sau khi xử lý).

Nhận xét: Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ chất lượng
nước sông. Từ các thực trạng ô nhiễm nước sông cùng với mục tiêu phát triển bền vững
các nước ngày càng khuyến khích giải pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông, xem xét tất cả
các khía cạnh liên quan đến tài nguyên nước, các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián
tiếp, các bên liên quan, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ tài
nguyên nước. Việc phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các biện pháp, lồng ghép các chế tài
xử lý, luật pháp và sử dụng công nghệ kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm nguồn nước tạo hiệu
quả cao trong quản lý, bảo vệ nguồn nước sông.
1.2. Giới thiệu khu vực sông Trường Giang
1.2.1. Giới thiệu sông Trường Giang
Tỉnh Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ, nhưng phần
hạ lưu được nối với nhau bởi sông Trường Giang chạy gần song song với đường bờ biển
có chiều dài 67 km, đoạn phía Nam chạy cạnh bờ biển cách khoảng 2 km trở lại, đoạn
phía Bắc khoảng cách rộng hơn, đoạn lớn nhất cách bờ biển khoảng 7 km, thông nước từ
hạ lưu sông Thu Bồn nhập vào sông Tam Kỳ, tiếp nước sông Vĩnh An, sông Chò và đổ
16


vào vụng An Hoà. Đầu sông phía nam đổ ra biển tại cửa Hòa An (hay An Hoà), huyện
Núi Thành. Đầu sông phía Bắc đổ ra biển tại cửa Đại, thị xã Hội An. Ở giữa là huyện
Thăng Bình và TP Tam Kỳ. Sông Trường Giang hình thành do các quá trình tương tác
giữa các yếu tố sông và biển và nó có liên hệ thủy lực chặt chẽ với sông Vu Gia - Thu
Bồn ở phía Bắc và sông Tam Kỳ ở phía Nam. Cũng có thể nói Trường Giang là sông
ngang với một lượng nước không lớn, nhưng có ý nghĩa để phục vụ cho các hoạt động
kinh tế, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản và nông nghiệp cho vùng sát bờ biển trên một
khoảng cách đáng kể tới 67 km từ cửa Đại đến cửa biển Kỳ Hà trong mùa khô hạn. Khi
mùa lũ dòng chảy có thể chảy dọc sông theo hướng Bắc - Nam hay ngược lại tùy thuộc
vào độ dốc mặt nước hay sự xuất hiện của dòng chảy lũ tạo mực nước lớn hơn ở đầu nào
của sông [18].
Ngoài các thuận lợi về tài nguyên nước trên sông Trường Giang, các huyện dọc theo con

sông này luôn đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn vào các tháng mùa cạn hàng năm.
Mặn xâm nhập sâu vào trong các vùng cửa sông làm ảnh hưởng đến quá trình lấy nước
ngọt phục vụ các ngành kinh tế, trước mắt cho sản xuất nông nghiệp. Xâm nhập mặn là
hiện tượng tự nhiên đối các vùng cửa sông nhưng nếu nắm được quy luật diễn biến theo
không gian và thời gian thì có thể chủ động kiểm soát quá trình lấy nước, tránh những
thiệt hại đáng tiếc khi lấy nước không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Khu vực nghiên cứu là sông Trường Giang, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, kéo dài từ
ngã ba An Lạc (cách cửa Đại khoảng 7 km về phía Tây) đến vụng An Hòa (cách cửa Kỳ
Hà 7 km về phía Đông Bắc) với toạ độ địa lý: 15°29'32.66"N đến 16°5'53.12"N;
108°39'26.39"E đến 108°12'55.75"E.

17


Hình 1. 3. Bản đồ khu vực nghiên cứu
1.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực sông Trường Giang
1.2.2.1. Khí tượng, thủy văn
- Khí tượng:
Lượng mưa trung bình năm ở vùng nghiên cứu thuộc loại lớn, tổng lượng mưa năm
khoảng 2.000 – 3.000 mm. Lượng mưa trong 4 tháng mưa nhiều (tháng 9-12) chiếm đến
70 – 76% tổng lượng mưa năm. Ngoài ra, hằng năm khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng
trực tiếp khoảng 2 cơn bão, nhưng có năm không có cơn bão nào và có năm có đến 5 – 7
cơn. Trong bão thường có mưa lớn (trung bình khoảng 300 – 400 mm và lên đến 500 –
600 mm khi có không khí lạnh), kéo dài trong 3 – 4 ngày nên thường gây ra lũ lụt, nước
dâng rất nguy hiểm.
Mưa lũ vào mùa mưa mang nhiều chất thải từ các nguồn khác nhau hòa trộn vào nguồn
nước sông Trường Giang, làm nước sông không chỉ đục mà còn ô nhiễm các thành phần
mang đặc trưng của nguồn thải đó như các chất dinh dưỡng từ nước thải sinh hoạt, các kim
loại nặng từ một số khu công nghiệp phát triển xung quanh khu vực sông Trường Giang.
- Thủy văn:

Chế độ thủy văn cũng có sự thay đổi lớn giữa các tháng trong năm, trong đó yếu tố khí
tượng và địa hình quyết định các đặc trưng cơ bản của dòng chảy.
18


×