Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế một số lưu vực sông,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
khoa học tận tình của TS Đỗ Hoài Nam, PGS.TS Nguyễn Mai Đăng và những góp ý
về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Thủy văn học và Tài nguyên
nước-Trường Đại học Thủy lợi. Tác giả gửi lời cảm ơn đến Phòng Thí nghiệm Trọng
điểm Quốc gia về Động lực sông biển – Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam đã chia
sẻ mô hình Mike-NAM và các số liệu khí tượng thủy văn liên quan; Trường Cao đẳng
Thủy lợi Thangone Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào đã giúp đỡ thực hiện luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý độc giả.
Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, tác giả chân thành cám ơn sự ủng hộ, chia sẻ
của người thân trong gia đình, sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp và bạn bè trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn

BOONSY SITTHIDETH

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố
trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn


BOONSY SITTHIDETH

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. VII
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT ..................................................................... IX
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................5
1.1. Tổng quan chung về tác động của BĐKH đến các lưu vực sông ...........................5
1.2. Tình hình nghiên cứu về biến đổi các đặc trưng thủy văn, dòng chảy của lưu vực
sông trong bối cảnh BĐKH ...........................................................................................5
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới...............................................................................5
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................................8
1.3. Giới thiệu khu vực nghiên cứu .............................................................................11
1.3.1. Vị trí địa lý........................................................................................................11
1.3.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................................12
28

1.3.3. Đặc điểm địa chất .............................................................................................13
28

1.3.4. Đặc điểm khí tượng, khí hậu ............................................................................14
1.3.5. Đặc điểm thủy văn, dòng chảy .........................................................................21
1.3.6. Mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn ................................................................23
Kết luận chương 1 .......................................................................................................27
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............29
2.1 . Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu tác động của BĐKH .......................29

2.2 . Mô hình khí hậu có độ phân giải siêu cao ..........................................................29
2.3 . Mô hình thủy văn Mike-NAM ............................................................................32
2.3.1 . Giới thiệu mô hình..........................................................................................33

iii


2.3.2 . Cấu trúc của mô hình...................................................................................... 34
2.3.3 . Hiệu chỉnh các thông số của mô hình ............................................................ 38
2.3.4 . Điều kiện ban đầu ........................................................................................... 39
2.4 . Mô hình Mike-NAM thiết lập cho lưu vực Pô Kô ............................................. 39
2.4.1 . Tài liệu sử dụng .............................................................................................. 39
2.4.2 . Chỉ tiêu đánh giá chất lượng mô phỏng của mô hình .................................... 41
2.4.3 . Hiệu chỉnh mô hình ........................................................................................ 41
2.4.4 . Kiểm định mô hình ......................................................................................... 43
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN,
DÒNG CHẢY THIẾT KẾ LƯU VỰC SÔNG PÔ-KÔ .............................................. 45
3.1 . Xác định các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế cho giai đoạn cơ sở (19892008)

..................................................................................................................... 45

3.1.1 . Mô phỏng dòng chảy cho giai đoạn cơ sở ...................................................... 45
3.1.2 . Các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế giai đoạn cơ sở (1989-2008) ..... 47
3.2 . Xác định các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế cho giai đoạn trung hạn
(2020-2039) ................................................................................................................. 51
3.3 . Xác định các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế cho giai đoạn trung hạn
(2080-2099) ................................................................................................................. 52
3.4 . Đánh giá sự biến đổi của các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế ............... 53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 61
BÀI BÁO KHOA HỌC............................................................................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 68

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trí lưu vực sông Pô Kô .................................................................11
Hình 1. 2 Lưới trạm khí tượng khu vực thượng lưu sông Dak Bla .............................24
Hình 1. 3 Bản đồ lưới trạm thủy văn khu vực thượng lưu sông Dak Bla ...................25
Hình 2.1 Minh họa mô hình AGCM3.2S (Nguồn: MRI) ...........................................30
Hình 2. 2 Sơ đồ mô tả cấu trúc mô hình NAM ...........................................................35
Hình 2. 3 Chia lưu vực Pô Kô bằng phương pháp đa giác Theisson ..........................40
Hình 2. 4 Kết quả hiệu chỉnh mô hình mưa dòng chảy cho lưu vực sông Pô Kô .......42
Hình 2. 5 Kết quả kiểm định bộ thông số mô hình mưa dòng chảy cho lưu vực Pô Kô
.....................................................................................................................................43
Hình 3. 1 Điểm lưới mô hình AGCM3-2S ..................................................................46
Hình 3.2 Đường tần suất dòng chảy năm thiết kế giai đoạn cơ sở..............................50
Hình 3. 3 Đường tần suất dòng chảy lũ thiết kế giai đoạn cơ sở ................................50
Hình 3. 4 Đường tần suất dòng chảy năm thiết kế giai đoạn trung hạn ......................51
Hình 3. 5 Đường tần suất dòng chảy lũ thiết kế giai đoạn trung hạn ..........................52
Hình 3. 6 Đường tần suất dòng chảy năm thiết kế giai đoạn dài hạn .........................53
Hình 3. 7 Đường tần suất dòng chảy năm thiết kế giai đoạn dài hạn .........................53
Hình 3. 8 Biến đổi lượng mưa trung bình nhiều năm ở giai đoạn trung và dài hạn so
với giai đoạn cơ sở (1989-2008) .................................................................................55
Hình 3. 9 Biến đổi lượng mưa 1 ngày max (R1d_max) ở giai đoạn trung và dài hạn so
với giai đoạn cơ sở (1989-2008) .................................................................................55
Hình 3. 10 Biến đổi lượng mưa 3 ngày max (R3d_max) ở giai đoạn trung và dài hạn
so với giai đoạn cơ sở (1989-2008) .............................................................................56
Hình 3. 11 Biến đổi lượng mưa 5 ngày max (R5d_max) ở giai đoạn trung và dài hạn

so với giai đoạn cơ sở (1989-2008) .............................................................................56

v


Hình 3. 12 Biến đổi số ngày hạn liên tục (CDD_max) ở giai đoạn trung và dài hạn so
với giai đoạn cơ sở (1989-2008) ................................................................................. 57
Hình 3.13 Biến động lượng mưa (Hình trên) và dòng chảy (Hình dưới) bình quân
nhiều năm ở các thời kỳ khí hậu trung hạn và dài hạn so với giai đoạn chuẩn .......... 58
Hình 3.14 Biến đổi dòng chảy năm thiết kế giai đoạn trung và dài hạn so với giai
đoạn cơ sở (1989-2008)............................................................................................... 59
Hình 3.15 Biến đổi dòng chảy lũ thiết kế giai đoạn trung và dài hạn so với giai đoạn
cơ sở (1989-2008) ....................................................................................................... 60

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Đặc trưng hình thái sông Pô Kô ở Kon Tum .............................................12
Bảng 1. 2 Đặc trưng nhiệt độ một số trạm ở Kon Tum...............................................15
Bảng 1. 3 Độ ẩm (%) trung bình tháng, năm các trạm ở Kon Tum ............................16
Bảng 1. 4 Tổng số giờ nắng (giờ) và số giờ nắng trung bình tại các trạm ở Kon Tum
.....................................................................................................................................17
Bảng 1. 5 Tổng lượng bốc hơi (mm) ống Piche tại các trạm ở Kon Tum ..................17
Bảng 1. 6 Đặc trưng tốc độ gió (m/s) tại các trạm tại các trạm ở Kon Tum ...............18
Bảng 1. 7 Lượng mưa năm bình quân nhiều năm tại các trạm ở Kon Tum ................19
Bảng 1. 8 Phân bố lượng mưa (mm) theo mùa tại các trạm ở Kon Tum ....................20
Bảng 1. 9 Phân bố lượng mưa (mm) theo các tháng trong năm tại các trạm ở Kon
Tum .............................................................................................................................20
Bảng 1. 10 Khả năng xuất hiện lũ lớn (%) trong năm vào các tháng mùa lũ. ............22

Bảng 1. 11 Mạng lưới trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Kon Tum và vùng lân cận. ..23
Bảng 1. 12 Mạng lưới trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các vùng lân cận
.....................................................................................................................................26
Bảng 2. 1 Mô hình NAM đơn bao gồm 9 thông số cần được hiệu chỉnh ...................38
Bảng 2. 2 Kết quả tính toán trọng số mưa lưu vực Pô Kô ..........................................40
Bảng 2. 3 Thông số hiệu chỉnh mô hình .....................................................................42
Bảng 2. 4 Đánh giá sai số của mô hình .......................................................................43
Bảng 2. 5 Đánh giá sai số kiểm định của mô hình [29] ..............................................44
Bảng 3. 1 Các đặc trưng thủy văn và dòng chảy thiết kế giai đoạn cơ sở ..................49
Bảng 3. 2 Kết quả xác định dòng chảy năm thiết kế giai đoạn cơ sở .........................49
Bảng 3. 3 Kết quả xác định dòng chảy lũ thiết kế lưu vực giai đoạn cơ sở ................50
Bảng 3. 4 Đặc trưng thủy văn và dòng chảy thiết kế gian đoạn trung hạn .................51
vii


Bảng 3. 5 Dòng chảy năm thiết kế giai đoạn trung hạn .............................................. 51
Bảng 3. 6 Dòng chảy lũ thiết kế giai đoạn trung hạn .................................................. 51
Bảng 3. 7 Đặc trưng thủy văn và dòng chảy thiết kế gian đoạn dài hạn ..................... 52
Bảng 3. 8 Dòng chảy năm thiết kế giai đoạn dài hạn .................................................. 52
Bảng 3. 9 Dòng chảy lũ thiết kế giai đoạn dài hạn ..................................................... 52
Bảng 3. 10 Biến đổi (%) các đặc trưng dòng chảy giai đoạn trung và dài hạn so với
giai đoạn cơ sở (1989-2008)........................................................................................ 59
Bảng 3. 11 Biến đổi (%) dòng chảy năm thiết kế giai đoạn trung và dài hạn so với
giai đoạn cơ sở (1989-2008)........................................................................................ 59
Bảng 3. 12 Biến đổi (%) dòng chảy lũ thiết kế giai đoạn trung và dài hạn so với giai
đoạn cơ sở (1989-2008)............................................................................................... 59

viii



DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
DEM

: Mô hình cao độ số

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

IPCC

: Ban liên chính phủ về BĐKH.

LVS

: Lưu vực sông

NNK

: Những người khác

SREX : Báo cáo về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm
thúc đẩy thích ứng với BĐKH

ix



MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Những năm cuối thập kỉ 90 và đầu thiên niên kỷ mới được cho là nóng nhất trong
lịch sử ; ví dụ như đợt nóng đạt đỉnh vào năm 2003, tại một số nước châu Âu đã có
hàng chục nghìn người chết. Cũng theo các báo cáo của Ban liên chính phủ về
BĐKH (IPCC) [1], [2] thì nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0.74oC trong
thế kỷ 20, và dự báo sẽ tăng khoảng 2.8oC vào cuối thế kỷ so với nhiệt độ trung bình
của các năm 1980-1999 dựa theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức trung bình
(đây là kịch bản có tính khả thi cao mà đa số các nước cam kết giảm thiểu đều mong
muốn, vì được xây dựng với giả thuyết thế giới phát triển bền vững theo hướng công
nghệ cao và cân bằng giữa việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch và phi hóa
thạch).
Một nguyên tắc vật lý cơ bản là khi nhiệt độ tăng lên thì sẽ làm cho quá trình thủy
văn cũng thay đổi theo, nước ở các đại dương và bề mặt trái đất sẽ bốc hơi nhanh và
nhiều hơn. Về cơ bản, dựa trên báo cáo gần đây nhất của IPCC [2], lượng mưa được
dự báo tăng vào cuối thế kỷ 21 đối với hầu hết các khu vực có khí hậu ôn đới, trong
khi đó khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới lượng mưa trung bình năm được dự báo có
xu thế tăng nhẹ. Thế nhưng hầu hết lượng mưa có xu hướng giảm đi trong mùa khô
và tăng lên trong mùa mưa. Thêm vào đó, đang có sự dịch chuyển về mùa, theo đó
mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc chậm hơn so với hiện tại [3], [4]. Một nghiên cứu
gần đây của các nhà khoa học thuộc một Viện hàng đầu thế giới về nghiên cứu khí
hậu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng số lượng các cơn bão nhiệt đới ở vùng biển Tây Thái
Bình Dương có chiều hướng giảm đi trong tương lai, nhưng có một phát hiện rất ý
nghĩa đó là cường độ mưa và sức gió trong trong phạm bán kính vi 100 km của các
cơn bão này sẽ tăng từ 40-60 % vào cuối thế kỷ này [5] so với những thập niên cuối
thế kỷ 20. Như vậy có thể thấy rằng tần suất xuất hiện của các hiện tượng thời tiết
cực đoan, như mưa lớn, được dự báo sẽ tăng lên.


1


Xu thế gia tăng mưa lớn sẽ tác động tới các đặc trưng thủy văn và dòng chảy thiết kế,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quy hoạch và quản lý các lưu vực sông trong
tương lai. Cho đến thời điểm này, hầu hết các dự án quy hoạch và xây dựng công
trình phòng chống lũ bão, công trình phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế được phê
duyệt và xây dựng đã không (rất ít hoặc sơ bộ) tính đến ảnh hưởng của BĐKH đến
quy mô và hiệu quả của dự án, công trình, v.v... Các bài toán quy hoạch, thiết kế đa
số dựa trên sự biến thiên của thời tiết trong quá khứ để xây dựng xác định các đặc
trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế với giả thiết là khí hậu là ổn định và hoặc nếu có
dao động thì tần suất xuất hiện cũng không đổi theo thời gian. Tuy nhiên, trong điều
kiện BĐKH ngày càng tăng, giả thiết này có lẽ không còn phù hợp nữa. Việc cho
rằng BĐKH làm thay đổi đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế đã và đang được
chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng các nhà khoa học [6].
Do đó, đánh giá thay đổi các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế cho các lưu vực
sông là thực sự cần thiết; đây được coi là một trong những nỗ lực hỗ trợ việc lựa
chọn các tiêu chí thiết kế trong quy hoạch, xây dựng công trình và quản lý lưu vực
sông thích ứng với BĐKH.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá sự biến đổi của các đặc trưng thủy văn, dòng
chảy thiết kế ở các lưu vực sông, tỉnh Kon Tum trong điều kiện BĐKH, hỗ trợ công
tác quy hoạch và quản lý lưu vực sông thích ứng với BĐKH.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế
và BĐKH.
Về không gian, do hạn chế về mặt thời gian thực hiện cũng như tính tương tự trong
đánh giá tác động của BĐKH đến các yếu tố thủy văn, dòng chảy thiết kế nên phạm
vi nghiên cứu của đề tài là lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum, tính đến đoạn nhập
lưu với sông Đắc Bla. Về thời gian, đề tài tập trung phân tích cho 3 giai đoạn dựa

2


theo các kịch bản tính toán của mô hình khí hậu, gồm có: (i) giai đoạn cơ sở (19892008), (ii) giai đoạn trung hạn (2020-2039); và (iii) giai đoạn dài hạn (2080-2099).
4.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau để đánh giá sự biến đổi của các đặc trưng
thủy văn, dòng chảy thiết kế trong điều kiện BĐKH:
- Phương pháp tổng hợp, kế thừa tài liệu: Tổng hợp có chọn lọc các tài liệu hiện có
liên quan đến tác động của BĐKH đến các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế,
v.v…; kế thừa các số liệu, kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đó làm cơ sở khoa
học phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Phương pháp mô hình khí hậu: Lựa chọn mô hình khí hậu, kịch bản dự báo mưa
phù hợp với mục tiêu của đề tài;
- Phương pháp mô hình toán: Mô phỏng quá trình mưa-dòng chảy trên lưu vực
nghiên cứu bằng mô hình thủy văn;
- Phương pháp phân tích thống kê: Xác định các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết
kế và đánh giá sự biến đổi do tác động của BĐKH.
5.


Các nội dung nghiên cứu

Các nội dung chủ yếu dưới đây cần thực hiện để đạt đươc mục tiêu của đề tài:
- Mô phỏng dòng chảy lưu vực sông Pô Kô dựa trên lượng mưa tính toán bởi mô
hình khí hậu cho giai đoạn cơ sở 1989-2008
- Mô phỏng dòng chảy lưu vực sông Pô Kô dựa trên lượng mưa tính toán bởi mô
hình khí hậu cho giai đoạn trung hạn 2020-2039
- Mô phỏng dòng chảy lưu vực sông Pô Kô dựa trên lượng mưa tính toán bởi mô
hình khí hậu cho giai đoạn dài hạn 2080-2099
- Tính toán các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế cho các giai đoạn cơ sở, trung
hạn và dài hạn; và đánh giá sự biến đổi trong điều kiện BĐKH

3


6.

Dự kiến đóng góp của đề tài

- Đánh giá được sự biến đổi các đặc trưng thủy văn, dòng chảy thiết kế cho lưu vực
sông Pô Kô trong các giai đoạn trung hạn và dài hạn;
7.

Cấu trúc luận văn

Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:
- CHƯƠNG I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- CHƯƠNG II: Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu.
- CHƯƠNG III: Kết quả đánh giá sự biến đổi các đặc trưng thủy văn, dòng chảy
thiết kế cho lưu vực sông Pô Kô.


4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan chung về tác động của BĐKH đến các lưu vực sông
Trong hầu hết các tuyên bố, thỏa thuận ở cả bình diện quốc tế và quốc gia, BĐKH
được coi là một trong những thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21.
BĐKH đã và đang gây ra những tác động bất lợi đến mọi mặt đời sống xã hội, môi
trường và hệ sinh thái. Đối với Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng
Thế giới đều xếp Việt Nam vào nhóm các nước có nguy cơ cao dễ bị tổn thương do
BĐKH và nước biển dâng. Các lĩnh vực bị tác động nhiều nhất đó là nguồn tài
nguyên nước, nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng do gia tăng tai biến thiên tai như
bão, lũ, v.v…
Cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến nguồn tài
nguyên nước, chế độ dòng chảy, cực trị mưa lũ, v.v… ở nhiều cấp độ từ phạm vi khu
vực đến phạm vi lưu vực sông. Các nghiên cứu điển hình ở bình diện quốc tế và
trong nước được tổng quan sau đây:
1.2. Tình hình nghiên cứu về biến đổi các đặc trưng thủy văn, dòng chảy của
lưu vực sông trong bối cảnh BĐKH
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu điển hình đánh giá tác động cuả BĐKH đến chế độ dòng chảy, chế
độ thủy văn trước hết phải kể đến các Báo cáo chuyên ngành của Ban Liên chính phủ
về BĐKH (IPCC) các thời kỳ 2007 và 2013 [1], [2]. Đây là các báo báo có tính chất
bản lề, làm cơ sở để hoạch định các chính sách phát triển cũng như hỗ trợ quá trình ra
quyết định, chiến lược thích ứng với BĐKH ở phạm vi toàn cầu. Các báo cáo của
IPCC đã tập trung làm rõ các tác động của BĐKH ở quy mô khu vực (ví dụ: khu vực
Châu Nam Á, Đông Nam Á, Nam Mỹ v.v…) hay ở phạm vi các lưu vực sông lớn
chảy qua nhiều quốc gia (ví dụ: sông Mê-kông, sông Trường Giang, sông Amazon,
v.v…). IPCC đã đánh giá được các biến đổi đáng kể về các đặc trưng thủy văn, chế

độ dòng chảy cho các khu vực này và có nhận định chung là cơ chế dòng chảy sẽ

5


càng trở nên khác biệt với xu thế gia tăng dòng chảy lũ trong mùa mưa và, ngược lại,
tình trạng hạn hán có xu hướng trầm trọng hơn trong mùa khô.
Đánh giá tác động của BĐKH đến các đặc trưng thủy văn, chế độ dòng chảy ở phạm
vi lưu vực sông cũng được tiến hành song song với các nghiên cứu của IPCC. Trong
số đó phải kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như sau :
Nghiên cứu của Jason và nnk [7] về đánh giá tác động của BĐKH đến chế độ thủy
văn ở lưu vực sông Churchill-Nelson, Canada. Bằng cách sử dụng phép thử MannKendall, nghiên cứu đã xác định được mức độ ảnh hưởng của khí hậu đến lưu vực
sông và sử dụng để nâng cao nhận thức trong tương lai đối với các chiến lược quy
hoạch và quản lý hệ thống tài nguyên nước.
Nghiên cứu của Menzel và Burger [8] về xây dựng kịch bản BĐKH và tác động đến
dòng chảy cho lưu vực sông Mudle, CHLB Đức. Phương pháp chi tiết hóa thống kê
đã được sử dụng để hiệu chỉnh các kết quả mô phỏng bởi mô hình khí hậu
(ECHAM4/OPYC3) sau đó sử dụng làm đầu vào cho mô hình thủy văn để mô phỏng
dòng chảy. Kết quả cho thấy gia tăng nhiệt độ cùng với xu thế giảm lượng mưa ở khu
vực nghiên cứu sẽ dẫn đến suy giảm khá mạnh dòng chảy trong 100 năm tới. Nghiên
cứu cũng được xem là một đóng góp quan trọng cho các nghiên cứu về tác động của
BĐKH đến dòng chảy. Đồng thời, nó cũng chỉ ra được những thiếu sót hiện tại và
những hạn chế của mô hình khí hậu.
Takara và nnk [9] đã phân tích tác động tiềm tàng của BĐKH đối với nguồn tài
nguyên nước khu vực Tokyo ở lưu vực sông Tone sử dụng kết quả mô phỏng khí hậu
bởi mô hình có độ phân giải siêu cao (ô lưới 20 km), phiên bản MRI-AGCM3.1S của
Viện nghiên cứu khí tượng (MRI), Cơ quan khí tượng thuỷ văn Nhật Bản (JMA).
Các tác giả mới chỉ phân tích cho hai giai đoạn khí hậu 1979-1998 và 2075-2094 để
xác định thay đổi về lượng mưa ở lưu vực, kết quả cho thấy lượng mưa hàng năm dự
kiến sẽ tăng 4,2% trong tương lai; nhưng chỉ số hạn hán lại cho thấy tình trạng hạn

hán sẽ trở nên khá nghiêm trọng.
Tiếp sau đó, Tachikawa và nnk [10] đã đánh giá tác động của BĐKH đối với dòng
chảy các lưu vực sông ở Nhật Bản cũng dựa trên mô phỏng khí hậu bởi mô hình có
6


độ phân giải siêu cao cho các thời kỳ khí hậu hiện tại (1979-2003), tương lai gần
(2015-2039) và tương lai (2075-2099). Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ biến động của
dòng chảy theo cả không gian và thời gian, đặc biệt biến động mạnh ở thời kỳ khí
hậu tương lai.
Tương tự với nghiên cứu của Tachikawa và nnk [10], Sato và nnk [11] cũng áp dụng
đánh giá tác động của BĐKH đến một số lưu vực sông ở Nhật Bản sử dụng mô hình
khí hậu có độ phân giải siêu cao, nhưng phân tích cho hai thời kỳ: khí hậu hiện tại
(1980-1999) và khí hậu trong tương lai (2080-2099). Điểm khác chủ yếu của nghiên
cứu này đó là so sánh kết quả mô phỏng dòng chảy dựa trên các phiên bản khác nhau
của mô hình khí hậu. Nghiên cứu cho thấy phiên bản mới nhất (MRI-AGCM3.2S)
cho kết quả mô phỏng thủy văn tốt hơn so với phiên bản trước đó (MRIAGCM3.1S). Ngay cả khi lượng lượng mưa không thay đổi nhiều trong tương lai,
dòng chảy vẫn sẽ thay đổi đáng kể khi nhiệt độ không khí tăng và sự bốc hơi nước
tăng lên. Miền Bắc Nhật Bản được dự báo sẽ chịu tác động nặng nề hơn các khu vực
còn lại.
Nghiên cứu của Cheiw và nnk [12] về mô hình hóa dòng chảy ứng với các kịch bản
về BĐKH cho lưu vực sông ở Australia. Nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi lượng mưa
là yếu tố chính tác động đến dòng chảy. Đối với các lưu vực ở khu vực ôn đới, tỷ lệ
thay đổi về dòng chảy có thể gấp 2 lần thay đổi về lượng mưa; trong khi ở các lưu
vực với hệ số dòng chảy thấp, tỷ lệ này có thể lên đến hơn 4 lần. Nghiên cứu cũng
cho thấy tác động của BĐKH đến sự bốc hơi là tương đối nhỏ so với sự thay đổi về
dòng chảy.
Trong khu vực Đông Nam Á, một số nghiên cứu tiêu biểu về tác động của BĐKH
đến cơ chế dòng chảy cũng đã được thực hiện, có thể kể đến những nghiên cứu tiêu
biểu sau:

Kiem và nnk [13] nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước lưu vực
sông Mê-Kông. Các tác giả dựa vào mô phỏng khí hậu cho lưu vực sông Mê Công
trong tương lai (2080-2099) sử dụng mô hình khí hậu phiên bản MRI-AGCM3.1S và
dự báo mưa bình quân lưu vực tăng khoảng 4.2%; nhiệt độ tăng khoảng 2.6 oC. Đánh

7


giá về tác động của BĐKH cho thấy tất cả các tiểu vùng sông Mê-Kông sẽ gia tăng
số ngày ẩm ướt, cường độ và tần suất của các sự kiện cực đoan cũng sẽ tăng lên làm
tăng nguy cơ lũ lụt, nhưng có khả năng hạn hán sẽ giảm.
Ảnh hưởng của BĐKH đối với dòng chảy sông ở lưu vực sông Chao Phraya ở Thái
Lan được phân tích bằng cách phương pháp kết hợp dữ liệu dự báo mưa trong tương
lai và mô hình dòng chảy phân tán. Bộ dữ liệu được sử dụng là mô hình khí hậu
MRI-AGCM3.1S cho các giai đoạn khí hậu hiện tại (1979-2003), tương lai gần
(2015- 2039), và tương lai (2075-2099). Các kết quả chính về dự báo dòng chảy như
sau: Biến đổi rõ ràng về lưu lượng lũ, kiệt và biến động mạnh nhất ở giai đoạn khí
hậu tương lai.
Một nghiên cứu khá điển hình của Dương và nnk [17] đã xác định biến động dòng
chảy cho toàn bộ bán đảo Đông Dương ở các giai đoạn khí hậu hiện nay (19792008), khí hậu tương lai gần (2015-2044), và khí hậu tương lai (2075-2104). Số liệu
sử dụng là mô hình khí hậu có độ phân giải siêu cao phiên bản (MRI-AGCM3.2S).
Đánh giá biến động dòng chảy trong khu vực bán đảo Đông Dương do tác động của
BĐKH được phân tích bằng cách so sánh mô phỏng dòng chảy ở các giai đoạn khí
hậu khác nhau. Kết quả cho thấy sự thay đổi của dòng chảy trung bình, lớn nhất và
nhỏ nhất nhiều năm, mức độ thay đổi khác nhau theo vị trí. Các khu vực được dự báo
có biến động lớn về dòng chảy gồm có: lưu vực sông Irrawaddy (Myanma), lưu vực
sông Hồng và một phần của lưu vực sông Mê Kông.
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tiếp nhận các kiến thức mới về BĐKH và tác động của BĐKH, Việt Nam luôn xác
định là một trong các quốc gia trên thế giới chịu tác động nhiều nhất của BĐKH đã

chủ động có những tiếp cận và thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu nhằm đưa ra
các giải pháp giảm nhẹ và ứng phó với BĐKH trên các quy mô khác nhau. Các
nghiên cứu đã tập trung đánh giá tác động của BĐKH đến cơ chế dòng chảy, đặc
trưng thủy văn cho các lưu vực sông chính như:
Cũng ở lưu vực sông Mê-Kông, Raghavan và nnk [14] đã đánh giá biến động dòng
chảy cho thượng nguồn sông Sê San. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình khí hậu khu
8


vực với độ phân giải 30 km để ước lượng các yếu tố khí tượng sau đó được sử dụng
làm đầu vào cho mô hình thủy văn để xác định dòng chảy trong điều kiện khí hậu
thay đổi theo kịch bản phát thải khí nhà kính A2 trong tương lai. Các lưu vực sông
Dakbla và Poko đã được xem xét đánh giá. Nghiên cứu chỉ xét các giai đoạn khí hậu
1991-2000, được sử dụng làm cơ sở và giai đoạn khí hậu 2091-2100, được chọn cho
tương lai. Kết quả mô phỏng dòng chảy (trung bình tháng) trong tương lai chỉ ra
rằng, đối với cả hai lưu vực sông Dakbla và Poko, dòng chảy có xu thế tăng lên, đặc
biệt là trong mùa mưa. Lưu vực sông Dakbla cho thấy sự gia tăng đáng kể dòng chảy
khi so sánh với lưu vực sông Poko.
Nam và nnk [4] đã thực hiện đánh giá tác động của BĐKH cho thượng nguồn sông
Thu Bồn. Nghiên cứu đã xác định sơ bộ về biến đổi dòng chảy trong các giai đoạn
trung hạn và dài hạn do BĐKH gây ra. Dự báo mưa lớn ở vào khoảng giữa và cuối
của thế kỷ 21 theo kịch bản A1B mô phỏng bởi mô hình CGCM (MRI & JMA, độ
phân giải 300 km) được chi tiết hóa thống kê và sau đó được sử dụng làm đầu vào
cho mô hình mưa rào dòng chảy để mô phỏng dòng chảy ở thượng lưu sông Thu
Bồn. Kết quả cho thấy vào thời điểm giữa và cuối của thế kỷ, lượng mưa trung bình
năm sẽ tăng nhẹ; cùng với nhiệt độ tăng cao, sự bốc hơi có thể xảy ra cũng sẽ tăng
lên. Tổng lượng dòng chảy không có khác biệt rõ rệt so với giai đoạn cở 1981 - 2000;
tuy nhiên, dòng chảy mùa lũ có xu thế đến muộn hơn so với hiện tại.
Xét thêm tác động của biến đổi mặt đệm đến cơ chế dòng chảy, Khôi và nnk [15] đã
đánh giá tác động của các kịch bản BĐKH và sử dụng đất đến dòng chảy ở lưu vực

sông Bé, sử dụng mô hình thủy văn SWAT. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm nghiệm chỉ
ra rằng mô hình SWAT là một công cụ mạnh để mô phỏng tác động của sự thay đổi
môi trường đối với cơ chế thủy văn, dòng chảy. Kết quả cho thấy đất rừng giảm
16,3% có khả năng làm tăng dòng chảy (0,2 đến 0,4%). Thay đổi khí hậu trong lưu
vực dẫn đến sự giảm dòng chảy (0.7 đến 6.9%). Tác động kết hợp của việc sử dụng
đất và biến đổi khí hậu làm giảm dòng chảy (2,0 đến 3,9%).
Nghiên cứu tác động của biển đổi khí hậu đối với dòng chảy sông Hồng ở Hà Nội Việt Nam [18]. Các tác giả đã sử dụng số liệu khí tượng từ đầu ra của mô hình GCM
với độ phân giải cao và cho thấy lợi thế là nghiên cứu không cần phải thực hiện thêm
9


bất cứ một mô hình chi tiết hóa nào, tuy nhiên phương pháp này yêu cầu một hệ
thống máy tính lớn để lưu trữ và thực hiện các phép tính toán. Hạn chế của nghiên
cứu là mới chỉ phân tích cho giai đoạn khí hậu hiện tại.
Cũng tại lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình, Vũ Văn Minh & nnk [19] đã thực hiện
đánh giá xu hướng thay đổi của dòng chảy lũ và tập trung phân tích cho mực nước lũ
lớn nhất trên phạm vi rộng của cả lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Kết quả cho thấy
dòng chảy lũ dự tính trên lưu vực sông Hồng-Thái Bình tăng dần qua từng thời kỳ.
Một nghiên cứu khác, của cùng nhóm tác giả, mặc dù đề cập đến cả dòng chảy kiệt
và dòng chảy lũ, nhưng chỉ dừng ở giá trị trung bình của mùa lũ, kiệt mà chưa phân
tích các đặc trưng thủy văn cụ thể. Kết quả cũng cho thấy dòng chảy trung bình có xu
hướng tăng trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình, trong đó dòng chảy lũ có xu hướng
tăng, dòng chảy kiệt có xu hướng giảm.
Nghiên cứu tác động của BĐKH đến dòng chảy lưu vực sông Ba [20] đã nhận dạng
lượng mưa mùa mưa có xu hướng tăng dẫn đến sự gia tăng dòng chảy lũ khiến cho
tình hình ngập lụt ở khu vực hạ lưu có khả năng ngày càng nghiêm trọng, ngược lại,
lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm dẫn đến suy giảm dòng chảy mùa cạn khiến
cho mặn càng xâm nhập sâu vào trong sông.
Các nghiên cứu của Sơn và nnk [21] tập trung đánh giá thay đổi về chế độ dòng chảy
cho lưu vực sông Nhuệ Đáy. Kết quả cho thấy dòng chảy vào năm 2050 đã có sự

khác biệt so với thời kỳ năm 2020 và thời kỳ hiện trạng. Ở kịch bản A1B chưa nhận
thấy sự khác biệt giữa hai thời kỳ. Tuy nhiên với kịch bản A2 đã nhận ra sự thay đổi
dòng chảy khá rõ trên tất cả các lưu vực bộ phận. Và sự biến đổi dòng chảy trên lưu
vực phù hợp với sự thay đổi của lượng mưa và bốc hơi trên lưu vực theo các kịch bản
khác nhau.
Nghiên cứu của Phương [22] cho lưu vực sông Cả, Nghiên cứu đã thành công trong
việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình khí tượng toàn cầu HadCM3 cho lưu vực và
mô phỏng được sự biến đổi dòng chảy trong sông ứng với 2 kịch bản A2 và B2. Qua
kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy nguồn nước trên lưu vực giảm, và sự biến đổi
dòng chảy phân bố không đều theo không gian.

10


Nghiên cứu của Đính và nnk [23] về tác động của BĐKH lên chế độ dòng chảy lưu
vực sông Hương, kết quả cho thấy chế độ thuỷ văn trên lưu vực thay đổi do tác động
của BĐKH như lượng dòng chảy năm có khả năng tăng lên tới xấp xỉ 8% ở thời điểm
cuối thế kỷ, dòng chảy chủ yếu tập trung tăng mạnh trong các tháng mùa lũ.
1.3. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý
Sông Pô Kô (Hình 1.1) là một phụ lưu của sông Sê San, bắt nguồn từ vùng núi ở
huyện Đắk Glei chảy theo hướng Bắc- Nam qua huyện Ngọc Hồi, đổi hướng Tây
Bắc - Đông Nam qua huyện Đắk Tô, đổi hướng Bắc - Nam làm thành ranh giới tự
nhiên giữa Đắk Tô với Đắk Hà, giữa Sa Thầy với Đắk Hà, giữa Sa Thầy với thành
phố Kon Tum rồi hợp với sông Đak Bla Thuộc vùng sinh thái Tây Nguyên, vị trí địa
lí lưu vực nghiên cứu có tọa độ 13045’ đến 15010’vĩ độ Bắc và 106025’ đến 108020’
kinh độ Đông. Lưu vực nghiên cứu Pô Kô đến nhập lưu sông Đăk Bla có diện tích
lưu vực 3.530 km2, chiều dài 121 km.

Hình 1.1 Bản đồ vị trí lưu vực sông Pô Kô

11


1.3.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Pô Kô có địa hình núi cao, độ dốc lớn, hướng thấp dần từ Bắc xuống
Nam, và từ Đông sang Tây. Địa hình ở đây khá phức tạp và đa dạng, gò đồi, cao
nguyên xen lẫn các vùng trũng. Phía bắc có đỉnh Ngọc Linh với độ cao 2.596m. Độ
cao trung bình phía Bắc lưu vực từ 800-1200m, phía Nam có độ dốc 2-5% với độ cao
khoảng 500-530m, Bảng 1.1 trình bày một số đặc trưng hình thái sông Pô Kô. Sự đa
dạng của địa hình tạo cho khu vực nghiên cứu có những đỉnh núi cao, hệ thống
những cánh rừng đan xen những dải phù sa dọc theo các sông suối lớn. Các dạng địa
hình chính trên lưu vực gồm:
- Kiểu địa hình bóc mòn – xâm thực núi thấp phân cắt mạnh phát triển trên đá macma
xâm nhập và một ít trong đá biến chất phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu. Kiểu
địa hình này thường tạo thành những núi cao riêng biệt với cao trình tuyệt đối khoảng
700m.
- Kiểu địa hình bóc mòn – xâm thực trung bình phát triển chủ yếu trên đá biến chất
và khối xâm nhập, phun trào nhỏ. Kiểu địa hình này phân bố chủ yếu trong vùng
nghiên cứu, chúng tạo thành những đồi núi cao với độ cao tuyệt đối 500-600 m.
- Kiểu địa hình bóc mòn - xâm thực đồi núi thấp phát triển trên trầm tích Neogen.
Kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Đông và một ít ở phía Bắc.
- Kiểu địa hình xâm thực tích tụ dòng chảy: đó là thung lũng các sông Đăk Pôcô, Đăk
Psi, Pôcô Kroong và các nhánh suối lớn của chúng. Thung lũng các sông có dạng chữ
U, một số nơi chảy qua vùng đá xâm nhập thung lũng sông thường hẹp, vách bờ dốc.
- Kiểu địa hình tích tụ các thềm sông, kiểu địa hình xuất hiện ở một số nơi như Diên
Bình, Đăk Tô.
Bảng 1. 1: Đặc trưng hình thái sông Pô Kô ở Kon Tum
Tên sông

F (km2)


Lsông (km)

J lòng sông (%)

Pô Kô

3.530

121

2,3

12


1.3.3. Đặc điểm địa chất
Lưu vực sông Pô Kô nằm trong thung lũng của Cao nguyên Nam Trung Bộ, đây là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến đất ở đây vừa mang đặc trưng của đất đỏ bazan cao
nguyên, vừa mang đặc điểm của đất đá xám dốc tụ. Theo số liệu điều tra và phân tích
thổ nhưỡng của Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp năm 1978, chỉnh sửa trong
chương trình 48C và điều tra bổ sung 1993-1994 thì đất ở Kon Tum chia làm 5 nhóm
đất chính như sau:
- Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ,
đất phù sa ngoài suối. Các loại đất này phân bố chủ yếu ở phần lớn các huyện thị
trong tỉnh.
- Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất xám trên
phù sa cổ, nhóm đất này nằm rải rác ở khắp các nơi trên các huyện thị. Thảm phủ
trên loại đất này thường là tre, nứa, và rừng khộp thưa thớt. Loại đất này còn thích
hợp với một số loại cây trồng khác như lúa, ngô, lạc, thuốc lá,…

- Nhóm đất đỏ vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, tập trung ở các
xã trong huyện Sa Thầy, loại đất này phân bố tập trung gần nguồn nước, địa hình
tương đối bằng phẳng, thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày Mía, Đậu tương hoặc
vùng chuyên canh tập trung cây ăn quả. Đất đỏ vàng trên mácma axít, đất này phù
hợp cho cây lương thực và hoa màu. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất có mặt hầu
hết ở các ở các huyện Ngọc Hồi và huyện Đăk Hà. Đất nâu đỏ trên đá bazan phong
hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan. Nhóm đất này có tầng dầy
khá lớn nên thích hợp trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, nó
cũng thích hợp cho việc trồng rừng và cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu
tương,…
- Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 3 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi
Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên mácma
bazơ và trung tính nằm rải rác ở các huyện Đăk Glêi, Đăk Tô. Loại đất này tương đối
màu mỡ nhưng phân bố ở những nơi có độ cao khá lớn nên hạn chế cho việc sử dụng

13


chúng vào mục đích nông nghiệp, phù hợp cho phát triển các cây lâm nghiệp đặc biệt
là các cây dược liệu quí (cây Sâm)
- Nhóm đất thung lũng trước núi: đất này được hình thành do sản phẩm được cuốn
trôi từ bề mặt của các sườn đồi, núi và bồi tụ xuống các thung lũng gần đó. Đất này
phân bố ở hầu hết các huyện trong lưu vực nghiên cứu và phù hợp cho việc sản xuất
các cây lúa, hoa màu, rau các loại.
Nhìn chung do địa hình chia cắt mạnh, cấu trúc địa chất đa dạng và sự phân hóa của
khí hậu đã tạo cho vùng nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng và phong phú.
Các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên macma axít, phù sa được bồi và phù sa
có tầng loang lổ có khả năng canh tác nông nghiệp. Ở một số vùng có tầng dầy canh
tác rất phù hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày như ở Đăk Tô, Ngọc Hồi.
1.3.4. Đặc điểm khí tượng, khí hậu

Nằm trong lưu vực sông Sê San nên các sông Đăk Bla, Pô Kô, Sa Thầy, Đăk Psi đều
mang những đặc điểm chung của điều kiện khí tượng khí hậu lưu vực sông Sê San,
tuy nhiên do điều kiện vị trí địa lý, điều kiện địa hình, thảm phủ…khác nhau nên các
lưu vực cũng mang những đặc trưng khí tượng, khí hậu riêng của từng lưu vực.
Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo khí hậu Tây Nguyên nổi
lên một số yếu tố riêng biệt, quyết định bởi độ cao địa hình và tác động chắn gió của
dãy Trường Sơn, hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng được gọi là khí hậu nhiệt đới
gió mùa cao nguyên.
Chế độ nhiệt
Toàn bộ lưu vực sông nằm trên sườn phía Tây của dãy Trường Sơn nên không bị ảnh
hưởng trực tiếp của luồng gió mùa mùa đông. Biên độ dao động nhiệt độ giữa các
tháng nóng nhất (tháng IV) và tháng lạnh nhất (tháng I) khoảng 50C - 6oC. Biên độ
dao động của các tháng kế tiếp nhau thay đổi từ từ, thể hiện tính chất ôn hoà của
vùng cao nguyên. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày của các tháng mùa khô từ 12oC đến
14oC, của các tháng mùa mưa từ 7oC đến 8oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống đến

14


60C - 7oC và tối cao tuyệt đối lên đến 38oC. Chi tiết một số đặc trưng về nhiệt độ ở
một số trạm trên địa bàn tỉnh Kon Tum được thống kê trong Bảng 1.2.
Bảng 1. 2 Đặc trưng nhiệt độ một số trạm ở Kon Tum

Trạm

trưng
T0C

Kon
Tum


Đăk


Plêi
Ku

Tháng

Đặc

Năm
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

20.7 22.5 24.6 25.8 25.5 25.2 24.3 24.2 23.9 23.4 22.4 20.8

23.6

T max 0C 32.1 34.3 35.6 35.7 34.7 33.0

2.1

1.7

1.8

1.7

1.2

0.3

6.1

T min 0C

0.2


2.3

4.5

8.1

0.1

0.6

0.3

0.2

9.2

6.4

3.3

0.9

0.3

T0C

8.9

1.1


3.0

4.4

4.5

4.1

3.9

3.2

2.9

2.2

0.9

9.3

2.4

T max 0C

1.3

3.7

4.5


4.8

3.8

2.0

1.2

0.6

0.9

0.6

0.4

9.8

5.5

T min 0C

0.7

.8

1.9

5.9


8.5

9.6

9.4

9.3

7.7

4.1

1.3

0.5

0.8

T0C

8.9

0.5

2.0

4.1

3.9


3.0

2.5

2.2

2.4

1.8

0.7

9.4

1.8

T max 0C

9.5

1.8

2.2

3.6

2.0

0.0


9.4

9.0

9.2

9.3

8.8

8.4

3.8

T min 0C

0.3

2.2

3.8

6.9

8.8

9.2

8.8


8.8

8.2

5.8

3.5

1.1

0.7

(Nguồn: Trung tâm tư liệu KTTV)
Độ ẩm
Độ ẩm tuyệt đối trên lưu vực có xu hướng giảm theo độ cao khá rõ và làm mờ đi ảnh
hưởng của kinh tuyến và vĩ tuyến. Độ ẩm tuyệt đối trung bình toàn vùng dao động
khoảng 11mb - 16mb. Tháng I có độ ẩm thấp nhất dao động từ 16mb đến 21mb.
Tháng VII có độ ẩm cao nhất dao động từ 25mb đến 29mb.
Độ ẩm tương đối trên lưu vực có xu hướng phân bố ngược với độ ẩm tuyệt đối. Càng
lên cao, độ ẩm tương đối càng tăng. Biến trình độ ẩm tương đối trong năm đồng pha
với biến trình mưa. Sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng cao nhất và thấp nhất ở Tây
Trường Sơn khoảng 15% - 20%. Độ ẩm trung bình năm khoảng 80% - 85%. Cụ thể
được thống kê trong Bảng 1.3 dưới đây.

15


×