Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Vị trí và vai trò Đảng Chính trị trong Xã hội tư bản hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.58 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................2
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài..............................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu đề tài..............................................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................4
7. Kết cấu đề tài......................................................................................................................................4
Chương 1: Đảng Chính trị và Hệ thống Đảng chính trị............................................................................5
1.1 Thuật ngữ Đảng Chính trị......................................................................................................................5
1.2 Hệ thống chính Đảng của các nước tư bản............................................................................................7
Chương 2. Vị trí, vai trò của Đảng trong xã hội tư bản hiện đại............................................................17
2.1 Luật về Đảng chính trị trong nền dân chủ tư sản và một số mô hình.................................................17
2.2 Vị trí và vai trò Đảng Cầm quyền........................................................................................................21
2.3 Vị trí và vai trò của Đảng đối lập.........................................................................................................26
Chương 3. Kết luận...............................................................................................................................30

1. Lý do chọn đề tài.
Nghiên cứu về Đảng chính trị hiện nay vẫn còn là một chủ đề còn mới mẻ,
chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào lý luận thực tiễn. Từ trước đến nay chúng ta
thường xuyên và bó buộc mình trong phạm vi nghiên cứu về Đảng Cộng sản dưới
tư cách đảng cầm quyền, chưa chú trọng nhiều đến việc nghiên cứu mô hình và
cách thức tổ chức của các Đảng cầm quyền và đối lập ở các nước Tư bản chủ
nghĩa.
Việc nghiên cứu các đảng chính trị và mô hình hoạt động của các đảng chính
trị ở các nước tư sản có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung nguồn tư liệu to lớn
phục vụ quá trình cải cách đảng của chúng ta, làm cho cách thức tổ chức và vận
hành đảng ta ngày càng hiệu quả hơn. Vì lý do đó, nhóm chúng em muốn đi sâu,
tìm hiểu cụ thể hơn về các đảng chính trị ở phương Tây, về cách vận hành của đảng



chính trị trong hệ thống chính trị phương Tây và vai trò, vị trí của nó trong xã hội
phương Tây, cho nên đã lựa chọn đề tài: “Vị trí và vai trò Đảng Chính trị trong Xã
hội tư bản hiện đại”.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Đề tài này hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu, các nghiên cứu về đảng chính
trị phương Tây thường đi sâu chủ yếu vào một số mặt cụ thể hoặc một số đảng cụ
thể nào đấy. Tài liệu dùng cho đề tài này được nhóm em sử dụng bao gồm:
Về nhóm tư liệu, tài liệu nghiên cứu
Ngô Đức Tính, Một số Đảng chính trị trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2001.
Ngô Đức Tính, Một số Đảng chính trị Phương Tây, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006.
PGS.TS Hoàng Văn Việt, Hệ thống chính trị Hàn Quốc hiện nay, Nxb Đại học
quốc gia Tp. HCM, Tp. HCM.
Nguyễn Thị Hạnh, Một số vấn đề Đảng cầm quyền và Đảng đối lập trong đời
sống chính trị Hoa Kỳ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.
Đỗ Tiến Dũng, Các Đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ - sự tương đồng và khác
biệt, luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2015.
Moshe Maor, Political Parties and Party Comparative approaches and the
British experience, Routledge, 1997.
Rossiter, Clinton, Parties and politics in America, Ithaca, N.Y., Cornell
University Press, 1960.
Nhóm tư liệu báo chí


Nguyễn Trung Hiệp, Bản chất chế độ dân chủ ở Hàn quốc hiện nay, Khoa
Đông Phương học, DHKHXH&NV Tp. HCM.
Hà Đăng, Nhận thức về Đảng cầm quyền và thực tiễn cầm quyền của Đảng ta,
Tạp Chí Cộng sản, tháng 3/2019.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ vai trò và vị trí của Đảng chính
trị trong xã hội các nước tư bản chủ nghĩa. Để từ đó có thể nhận thức rõ về bản
chất của các đảng tư sản, hoạt động của các đảng tư sản đó.
4. Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đảng chính trị trong xã hội tư bản chủ
nghĩa bao gồm cả đảng cộng sản và đảng tư sản.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Về mặt không gian: nghiên cứu này trãi rộng, bao gồm các đảng chính trị
trong phạm vị các nước tư bản chủ nghĩa.
Về mặt thời gian: nghiên cứu này có tính lịch sử, đề cập đến các đảng chính trị
từ trước đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Cùng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp luận sử học,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp phân tích so sánh, phương pháp lịch đại.
7. Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Đảng Chính trị và Hệ thống Đảng chính trị.


Chương II. Vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị xã hội tư bản.
Chương III. Kết luận.

Chương 1: Đảng Chính trị và Hệ thống Đảng chính trị.
1.1 Thuật ngữ Đảng Chính trị.
Trong sách “Chính Đảng và Chính Trị Hoa Kỳ – Parties and Politics in
America” (1960) Clinton Rossister nhận định rằng chính trị đã cứu vãn nền kinh tế
Hoa Kỳ trong cuộc đại khủng hỏang vào năm 1930: “Tổ chức cuối cùng đã bẻ gãy
được chính sách nô lệ và chủ nghĩa địa phương ở Hoa Kỳ là chính đảng. Người
Hoa Kỳ đã nhận của đảng chính trị những giúp đỡ đầu tiên về tự do, công bằng và

tình huynh đệ, cũng như với phương thức thích hợp nhất, các đảng chính trị đã và
đang biến cải những hy vọng và thất vọng vô hình, thành những đề nghị có thể
hiểu được, có thể bàn cãi được được, để được dân chúng chấp nhận và trở thành
hiện thực”1. Những điều này chứng tỏ tầm mức quan trọng của đảng chính trị trong
thời đại công nghệ của nhân loại.
Đọc cuốn “Dân chủ và Giáo dục: Giới thiệu các Triết học Giáo dục –
Democracy and Education: An Introduction to the Philosophy of Education” triết
gia Hoa Kỳ John Dewey (1859-1952) nhận xét về đảng chính trị: “Mỗi cá nhân chỉ
tìm thấy được sự an toàn và được bảo vệ, mà đây là tiền đề cho sự tự do, khi họ tập
họp lại với nhau. Và rồi những tập hợp này, để bảo toàn sự hữu hiệu của chúng,
giới hạn trở lại tự do của các cá nhân trong đó… Bây giờ, chúng ta có một hình
thức tổ chức giáp xác với những cá thể yếu đuối bên trong và chiếc vỏ cứng bên

1 Rossiter, Clinton, Parties and politics in America, Ithaca, N.Y., Cornell University Press, 1960,
tr.100


ngoài.” Và ông định nghĩa, “Một đảng chính trị tân thời là tập hợp của những
người có triết lý, lý tưởng, mục tiêu, hay ý nguyện tương đồng”2.
Người ta cho rằng, đảng chính trị cũng giống như ban âm nhạc hay hội túc
cầu… Tuy nhiên đảng có tham vọng lớn hơn, đó là lập chính quyền và giành lấy
chính quyền. Chỉ khi nào đảng có được chính quyền trong tay, thì lúc đó đảng mới
thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình… hoặc tối thiểu đảng cũng phải giành
được số ghế trong Quốc Hội thì mới phát huy được khả năng hiện thực của đảng.
Căn cứ theo kết qủa họat động, và tùy thuộc tham vọng của đảng, mà người ta có
định nghĩa đảng đó theo như cơ cấu, danh xưng, lý thuyết hay chủ trương hoạt
động.
Nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ là Anthony Downs lại định nghĩa:
“Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát
chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bầu cử hợp

lệ”3. Neumann cho rằng đảng chính trị là: “Một tổ chức công khai của các nhà hoạt
động chính trị trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà
nước, những người này cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một
hay nhiều nhóm khác nhau. Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian
để kết nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định chế
nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động chính trị
trong một cộng đồng chính trị rộng hơn”4.
Nhà triết học chính trị Xô viết Anatoli Butenko cho rằng: “Chính đảng là tổ
chức chính trị đoàn kết những đại biểu tích cực nhất của một giai cấp xã hội nhất
2 John Dewey, Democracy and Education: An Introduction to the Philosophy of Education,
New York, Macmillan, 1916, 1944.
3 Anthony Downs, An Economic Theory of Democracy, New York: Harper & Brothers, 1957,
tr.25
4 Moshe Maor, Political Parties and Party Comparative approaches and the British
experience, Routledge, 1997, trang 5


định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong cương lĩnh và các văn kiện khác)
những lợi ích cơ bản của giai cấp đó”5
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “Đảng chính trị là tổ chức chính trị
thể hiện những lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, liên kết những đại diện
ưu tú nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục đích và lý tưởng
nhất định”6.
Nói một cách đơn giản, đảng chính trị là các tổ chức thường trực của các công
dân, bao gồm các đảng viên tham gia một cách tự do, có những chương trình hoạt
động cụ thể nhằm tổ chức thực hiện quyền lực chính trị mà đảng đó nắm giữ, thông
qua các hoạt động quản lý và giải quyết các vấn đề của nhà nước và xã hội. Việc
thực hiện việc tổ chức quyền lực của đảng chính trị đó bắt đầu với việc đảng giành
được quyền lực thông qua những cuộc bầu cử dân chủ.
Các đảng chính trị được phân loại bởi tính chất tranh đấu của nó. Tính chất

tranh đấu ở đây được hiểu là sự sẵn sàng thực hiện các hành động chính trị, phát
động các phong trào đối kháng và khát vọng trong việc giành và giữ chính quyền.
Các cuộc tranh đua này giữa các đảng chính trị có tác dụng như một phương tiện
để giành quyền lực chính trị, và toàn bộ tổ chức của một đảng sẽ đóng vai trò thực
hiện kế hoạch này. Chỉ các đảng thành công trong cuộc đua tranh này mới giành
được chức năng đại diện để tham gia vào các tiến trình chính trị. Đó chính là phần
thưởng để khiến các đảng nỗ lực hành động, bởi vì khi một đảng chính trị thành
công trong cuộc tranh đua sẽ được tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia đó.

5 Đỗ Tiến Dũng, Các Đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ - sự tương đồng và khác biệt, luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2015,
tr.9
6 Đỗ Tiến Dũng, Các Đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ - sự tương đồng và khác biệt, luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2015,
tr.9


1.2 Hệ thống chính Đảng của các nước tư bản.
Đảng là một tổ chức chính trị và đại biểu lợi ích của một giai cấp. Đảng ra đời
nhằm mục đích đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Trên thế gới
hiện nay có hai loại hệ thống đảng chính trị: đa đảng và độc đảng.
a) Đơn Đảng.
Hệ thống đơn Đảng tồn tại chủ yếu đa số trong hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa như: Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Lào, …. Hay các nước tư bản nhưng
đời sống bị chi phối bởi một đảng chính trị như: Syria, Singapore, ….
Những nguyên nhân dẫn đến chế độ đơn đảng ở nhiều quốc gia rất khác nhau,
chủ yếu là do bối cảnh chính trị xã hội của từng quốc gia thời kỳ trước đây hình
thành nên. Các quốc gia thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa như Syria, Singapore,
Nhật Bản, … mặc dù theo đúng nguyên tắc chủ nghĩa tư bản là phải đa đảng,
nhưng do những bối cảnh của quá trình hoạt động chính trị của họ, đi dần từ chỗ đa
đảng chính trị thành một đảng lãnh đạo toàn bộ đời sống xã hội.
Nhóm em xin dẫn ra trường hợp Singapore, mặc dù là một nhà nước theo chế

độ đa đảng, song xuyên suốt quá trình phát triển của mình, đất nước này được điều
hành dưới một Đảng duy nhất đó là Đảng Hành động Nhân dân.
Đảng Hành động Nhân dân (PAP) thành lập năm 1954 và liên tục là đảng cầm
quyền, Lý Quang Diệu là Tổng thư ký của đảng này, từ 12-1992 Tổng thư ký của
đảng là Goh Chok Tông.
Tổ chức hoạt động của Đảng, Ban chấp hành Trung Ương gồm 12 người, là
cơ quan cao nhất của Đảng được bầu tại hội nghị đảng viên thường kỳ 2 năm một
lần. Các ứng cử viên Ban chấp hành Trung ương thường do Ban chấp hành Trung
ương giới thiệu và do khoảng 500 cán bộ đảng bầu ra. Ban chấp hành Trung ương
bầu Chủ tịch Đảng, Tổng thư ký và một thư ký phụ trách tài chính của Đảng.


Ban chấp hành Trung ương cũng thành lập các đảng bộ tại khu vực bầu cử
PAP, có khoảng 58 đảng bộ. Nếu đảng bộ nào lớn thì bên dưới có các chi bộ. Mỗi
đảng bộ có ban chấp hành bao gồm Chủ tịch, Thư ký, Ủy viên phụ trách tài chính
và bộ phận phụ trách. Chủ tịch của Ban chấp hành Đảng bộ thường là nghị sĩ Quốc
hội.
Hoạt động chủ yếu của đảng bộ là tổ chức tiếp dân mỗi lần một tuần nhằm
lắng nghe ý kiến của dân và tìm biện pháp giải quyết.
Trong các cuộc tổng tuyển cử, PAP gần như chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc
hội. Vì vậy chủ trương, chính sách của Đảng đề ra thường được Quốc hội thông
qua dễ dàng. Chính phủ chỉ là cơ quan thực hiện chính sách đó.
Ở Singapore, Thủ tướng đồng thời là Tổng thư ký, các bộ trưởng đồng thời là
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương. Vì vậy, chủ trương đường lối của Đảng và
Chính phủ ở cấp cao nhất là thống nhất.
Vai trò của Đảng cầm quyền, lãnh đạo Chính phủ và chi phối Quốc hội, nhưng
có phân chia quyền lực. Sau khi đảng đề ra đường lối, chính sách lớn thì phải được
Quốc hội thông qua mới được thi hành. Chính phủ là cơ quan triển khai, thực thi
những chủ trương, chính sách đó.
b) Đa Đảng.

Sự xuất hiện học thuyết "tam quyền phân lập" (học thuyết phân chia quyền
lực) gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
chuyên chế. Để hạn chế quyền lực của nhà vua, các nhà tư tưởng của giai cấp tư
sản đã đưa ra luận điểm về sự cần thiết phân chia quyền lực nhà nước thành các
nhánh quyền lực độc lập. Học thuyết "Tam quyền phân lập" gắn liền và phù hợp
với chế độ chính trị đa đảng của nhà nước tư sản.


Ngày nay người ta thường nhắc đến hệ thống Đa đảng trong chính trị là nhắc
đến những kiểu điển như ở Phương Tây, các mô hình chính trị như Anh, Pháp, Mỹ,
… Đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị các nước tư sản hiện nay.
Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, các đảng chính trị đều được “tự do”,
“bình đẳng” trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng thắng cử để trở
thành đảng cầm quyền, hoặc lãnh đạo. Tuy nhiên, thực chất chế độ đa đảng ở
phương Tây đều dựa trên cơ sở của nhất nguyên chính trị, chỉ có những đảng lớn,
có thể lực, bị chi phối bởi các đại tư bản mới có thể chiến thắng và trở thành lực
lượng lãnh đạo chính trị, các đảng đấy đều phục vụ cho lợi ích của chế độ tư bản
chủ nghĩa.
Tuy nhiên, không chỉ mỗi các nước tư bản chủ nghĩa mới có chế độ đa đảng.
Thực tế, chính ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng tồn tại chế độ đa đảng, tuy nhiên
vẫn là nhất nguyên chính trị, điển hình như là Trung Quốc (8 đảng tham gia) và
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (có 3 đảng tham gia), hoặc Việt Nam trước
thời kỳ Đổi mới cũng tồn tại 3 đảng. Tuy nhiên, bản chất đơn đảng hay đa đảng
không quan trọng, quan trọng là nhất nguyên chính trị hay đa nguyên chính trị. Các
mô hình chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa nhất nguyên chính trị ở chỗ thực
hiện nền chuyên chính của giai cấp công nhân, bảo vệ quyền lợi và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Còn ở các nước tư bản thì nền chuyên chính của giai cấp tư sản (đặc
biệt là các đại tư sản) phục vụ cho lợi ích chính trị lũng đoạn của các nhà tư bản.
+ Đa đảng - thành lập Chính phủ Liên minh.
Ở một số nước tư bản chủ nghĩa, một số đảng thắng lợi trong bầu cử, song do

chiếm không nhiều cho nên hình thành nên một liên minh Đảng nắm quyền, tuy
nhiên các Đảng này đều có chung các lợi ích chính trị, biểu hiện ở thành phần giai
cấp, cương lĩnh và chương trình hành động của các đảng này cũng tương đối giống
nhau, và đứng trên cùng một phương diện lợi ích giai cấp thống trị. Chưa từng có


lúc nào mà các đảng chính trị tư sản liên minh cầm quyền với các đảng cộng sản
cả.
Nhóm em xin trình bày 3 đảng chính trị chủ yếu ở Đức hiện nay làm ví dụ,
vừa qua trong cuộc bầu cử Chính phủ liên minh vào tháng 3/2018, các đảng này đã
thống nhất đi đến thành lập một chính phủ liên hiệp giữa 3 Đảng.
Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD): được thành lập vào 1869, bị giải tán năm
1934 bởi những kẻ phát xít. Năm 1946, Đảng khôi phục lại hoạt động của mình.
Phần lớn giai cấp công nhân và công đoàn chịu ảnh hưởng của Đảng.
Đã Dân chủ xã hội Đức là thành viên của Quốc tế xã hội. Đường lối của đảng
được ghi trong Cương lĩnh, đã thông qua Đại hội Badgodxleadgod 1959, mang đặc
trưng cải cách. Đảng từ chối hoàn toàn chủ nghĩa Mác trong Cương lĩnh, và cho
rằng mình mang bản chất toàn dân chứ không phải chỉ riêng giai cấp công nhân.
Đảng tuyên bố ủng hộ chế độ tư hữu, đặt nhiệm vụ cho mình là điều hòa giữa
lợi ích lao động và tư bản bằng con đường cải cách kinh tế, xã hội.
Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU): là một đảng tư sản, thành lập
1950, đại diện cho lợi ích của các nhà tư bản độc quyền và gắn chặt với lợi ích của
nhóm giáo sĩ. Thành phần bao gồm các công chức, nhà kinh doanh, nông dân khá
giả, người theo đạo Thiên Chúa, …
Trong 20 năm Đảng này đã liên tục đứng đầu Chính phủ. Lúc đầu với khẩu
hiệu mị dân về xã hội công bằng dân chủ sau chuyển hẳn sang quan điểm của các
nhà tư bản lớn, trở thành công cụ trực tiếp của các tập đoàn tư bản thống trị công
nghiệp – tài chính của Cộng hòa liên bang Đức.
Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU): thành lập 1945, hoạt động chủ yếu
ở Bavaria, một đảng cực hữu. Từ năm 1982, Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo

liên minh với Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo.


Chính phủ liên hiệp ở Đức đã hình thành từ năm 1983, những người dân chủ
tự do đã chuyển sang ủng hộ sự liên minh giữa CDU và CSU. Chính phủ mới đã
được hình thành trên cơ sở một liên minh rộng hơn bao gồm CDU, CSU và Đảng
Dân chủ tự do (đại diện cho giai cấp tư sản tự do), liên minh này đã hình thành sau
bầu cử Quốc hội liên bang (Bundestag) tháng 3-1983. Về sau thành phần liên minh
này thay đổi bằng sự liên minh giữa CDU, CSU và SPD (thay cho Đảng Dân chủ
tự do) đã hình thành trong cuộc thương lượng trong tháng 2-3/2018 tại thủ đô
Berlin.
+ Chế độ Lưỡng Đảng:
Hệ thống lưỡng đảng đã thành hình ở những quốc gia dùng Anh ngữ, dù rằng
có nhiều đảng nhỏ nhưng chỉ quy tụ nơi hai đảng chính. Nước Anh có đảng Bảo
Thủ (Conservative) và Lao Ðộng (Labor). Mỹ có đảng Cộng Hòa (Republican) và
Dân Chủ (Democratic), Canada có đảng Bảo Thủ Tiến Bộ (Progressive
Conservative) và Tự Do (Liberal). Thông thường, dân chúng vùng công nghiệp bỏ
phiếu cho đảng Tự Do, vùng nông nghiệp thì bỏ phiếu cho đảng Bảo Thủ. Mặc dù
trong nước có hai đảng nhưng mỗi đảng lại kiểm soát một vùng, và cử tri bỏ phiếu
cho ứng cử viên đảng mình.
Thực chất đây vẫn là mô hình đa đảng, tuy nhiên chỉ là hình thức và các đảng
này thay phiên nhau cầm quyền.
Nhóm em xin lấy nước Mỹ làm ví dụ cho mô hình này.
Nước Mỹ từ lâu đã hình thành cái gọi là chế độ Lưỡng Đảng. Đảng Dân chủ
và Đảng Cộng hòa, đại biểu cho những giới tư bản lũng đoạn lớn. Hai đảng này
thay phiên nhau cầm quyền ở Mỹ và là hai đảng đối lập hợp pháp. Hiện nay Đảng
Cộng hòa là đảng cầm quyền, còn Đảng Dân chủ là đảng đối lập hợp pháp. Dù
đảng nào cầm quyền đi nữa, thì cả hai đảng đều không có một cương lĩnh chính trị



vĩnh cửu, cũng không có một danh sách đảng viên thường trực. Giữa hai đảng này
không có khác biệt gì về cơ bản, mà chỉ có khác biệt về sách lược và thủ đoạn,
phản ánh những mâu thuẫn, bất đồng giữa các tập đoàn độc quyền trong từng giai
đoạn nhất định và về vấn đề nhất định.
Đảng Cộng hòa: một trong hai đảng của giới tư bản lũng đoạn Mỹ thành lập
năm 1854, là đảng của giới tư bản công nghiệp miền Bắc. Đảng Cộng hòa xuất
hiện trong cuộc đấu tranh của những người ủng hộ sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản ở Mỹ chống lại những người dân chủ bảo vệ chế độ lao động nô lệ ở các đồn
điền ở miền Nam nước Mỹ. Khi chủ nghĩa tư bản Mỹ chuyển sang giai đoạn đế
quốc, Đảng Cộng hòa cũng nhích lại gần Đảng Dân chủ, từ năm 1861 đến 1933,
Đảng Cộng hòa gần như liên tục nắm chính quyền.
Năm 1860, A. Lincôn trở thành Tổng thống đầu tiên là người của Đảng Cộng
hòa. Trong suốt thời gian cầm quyền, Đảng Cộng hòa thực hiện chính sách bành
trướng đế quốc chủ nghĩa tấn công vào quyền lợi của nhân dân lao động. Đảng
Cộng hòa đã có vai trò chi phối các quan điểm trong chính sách đối nội của Quốc
hội. Trong thời gian này có 11 lần bầu Tổng thống là người của Đảng Cộng hòa, 2
lần là của Đảng Dân chủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm tê liệt
chính sách của Đảng Cộng hòa, uy tín của đảng bị suy giảm trong nhiều năm, phải
nhường chỗ cho Đảng Dân chủ.
Trong khi đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản lớn, độc quyền, Đảng vẫn
có sự ủng hộ đến các tầng lớp trung gian trong xã hội. Thành tựu đạt được của
Đảng là đã khôi phục được các quan điểm của mình bằng con đường đổi mới chính
trị, tư tưởng, củng cố cơ sở tài chính và mở rộng cơ sở quần chúng. Khi thay đổi
đường lối kinh tế, Đảng Cộng hòa đã giương cao khẩu hiệu chính trị là: tăng
trưởng kinh tế, có công ăn việc làm, không lạm phát, … Do đó họ đạt được thắng
lợi trong bầu cử 1980 và 1984.


- Đảng Dân chủ: một trong hai đảng chính trị có ảnh hưởng lớn tại Mỹ, Đảng
của giới điền chủ giàu có và chủ nô miền Nam, thành lập 1828. Trước Nội chiến

1861-1865, Đảng Dân chủ gần như nắm chính quyền, sau chiến tranh từ năm 18851889, từ năm 1893-1897, 1913-1925, 1933-1945. Như vậy trong khoảng 70 năm,
những người dân chủ đã có 32 năm nắm giữ Nhà Trắng, 44 năm nắm giữ vai trò
kiểm soát hai viện. Nhưng sau đấy 15 năm, Đảng Dân chủ lâm vào cuộc khủng
hoảng sâu sắc về tổ chức, chính trị, tư tưởng.
Sau khi thất bại trong 2 cuộc bầu cử Tổng thống 1984, 1988. Đảng đã tổng kết
lại và hoạch định cho cuộc đấu tranh giành cương vị Tổng thống năm 1992. Với
một chương trình cụ thể là: cắt giảm ngân sách quốc phòng, tăng đánh thuế nhà
giàu, chuyển sang phúc lợi xã hội; giới hạn mậu dịch. Kết quả bầu cử 1992, ứng cử
viên Đảng Dân chủ Bin Clinton thắng cử.
Ở Mỹ cũng tồn tại Đảng Cộng sản Mỹ, đảng đại diện cho giai cấp công nhân,
nhân dân lao động. Đảng thành lập 1-9-1919 tại Chicago. Đầu những năm 20,
Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động trong tình trạng bất hợp pháp. Năm 1944, Đảng bị
khủng hoảng nghiêm trọng và bị bọn xét lại chiếm đa số trong Trung ương tiến
hành giải tán Đảng. Năm 1945, Đảng được khôi phục lại và bắt đầu thời kỳ Đảng
bị truy lùng bởi các đạo luật bắt bớ phản động. Tồn tại ở một nước “dân chủ”,
“nhân quyền”, song Đảng Cộng sản Mỹ đang bị nền dân chủ đó bóp nghẹt.
Về hiện thực đó cho thấy, mặc dù mang danh nghĩa là Đa đảng, song ở Mỹ,
quyền lực chính trị rơi vào tay của giai cấp tư bản lũng đoạn lớn, còn các đảng nhỏ
bé xung quanh đều không có tiếng nói và thường xuyên bị bóp nghẹt, kìm hãm. Để
liên tục duy trì sự chi phối của giới đại tư sản.
Trường hợp Hàn Quốc: Đại Hàn Dân Quốc (gọi tắt là Hàn Quốc) được thành
lập năm 1948, là một quốc gia thuộc Đông Á. Hiến pháp ban hành lần đầu tiên
ngày 17-7-1948 quy định Hàn Quốc theo chế độ cộng hoà, tam quyền phân lập.


Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, do dân trực tiếp bầu với nhiệm kỳ 5 năm,
không được bầu lại lần 2. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có
quyền chỉ huy quân đội. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và là người điều hành
Chính phủ. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội chỉ có một viện, gồm 299
ghế; nghị sỹ Quốc hội được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông, nhiệm kỳ 4

năm.
Đảng đang cầm quyền tại Hàn Quốc hiện nay là Đảng Dân chủ đồng hành.
Trong thời gian từ 1998 đến 2007 là đảng cầm quyền thực hiện chính sách tự do
mới theo trào lưu xã hội dân chủ. Đảng viên của Đảng Dân chủ có trình độ học vấn
cao và thực chất là tầng lớp trung lưu. Thương gia và chủ cửa hàng nhỏ chiếm 30%
số lượng đảng viên. Đảng Dân chủ đề ra nhiều chính sách hòa hợp với Bắc Triều
Tiên. Thời kỳ này tuy xã hội có nhiều chính sách mở rộng dân chủ nhưng lại phát
sinh nhiều vấn đề về kinh tế như: Số lượng người thất nghiệp tăng, chênh lệch giàu
nghèo ngày càng lớn, đời sống nhân dân giảm sút… Chính vì vậy, trong kỳ bầu cử
Quốc hội Hàn Quốc tháng 4 năm 2012, Đảng Dân chủ đã thất bại và trở thành đảng
đối lập sau khi Đảng Tự do giành chiến thắng.
Đảng đối lập hiện nay là Đảng Tự do Hàn Quốc, tiền thân là Đảng Cộng hòa
Dân chủ được thành lập năm 1963 dưới thời cầm quyền của Tổng thống Pắc
Chung Hy. Sau khi Pắc Chung Hy qua đời, hoạt động của Đảng có phần trầm lắng
nhưng trở lại mạnh mẽ vào năm 1980, được cơ cấu lại và đổi tên thành Đảng Công
lý Dân chủ. Năm 1988, Đảng đề ra một loạt cải cách chính trị, bao gồm bầu cử
Tổng thống trực tiếp và một hiến pháp mới. Đảng được đổi tên vào năm 1993,
trong nhiệm kỳ Tổng thống Kim Dâng Sam, với việc sáp nhập của các đảng khác
để tạo thành Đảng Dân chủ Tự do. Đảng đổi tên là Đảng Hàn Quốc mới vào năm
1995 và trở thành Đảng Quốc đại trong tháng 11-1997 sau khi sáp nhập với Đảng
Dân chủ nhỏ hơn và các đảng bảo thủ khác. Đảng Quốc đại cầm quyền hiện nay


của Tổng thống Pắc Cưn Hê (Park Geun-hye) có khoảng 2.470.000 đảng viên. Tổ
chức của Đảng được lập trên khắp toàn quốc. Để tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri,
Đảng Quốc đại tập trung các thế lực trung thành với thời kỳ “Kỳ tích sông Hàn”.
Hàn Quốc còn một số đảng nhỏ nhưng thời gian tồn tại của các đảng không
dài. Có rất nhiều đảng mới ra đời ngay trước các kỳ bầu cử Quốc hội. Các đảng
thường có xu hướng hoặc ly khai, hoặc liên minh khi bầu cử. Các đảng ở Hàn
Quốc rất quan tâm thu hút thanh niên và một số đảng thành lập ủy ban thanh niên

trong đảng.
Dù Đảng Dân chủ hay Tự do cầm quyền thì Nhà nước Hàn Quốc vẫn nằm
trong sự chi phối của giai cấp đại tư sản Hàn Quốc, bao gồm 200 gia đình Chaebol,
nắm trong tay hơn 80% tổng tài sản toàn dân ở Hàn Quốc.
Chương 2. Vị trí, vai trò của Đảng trong xã hội tư bản hiện đại.
2.1 Luật về Đảng chính trị trong nền dân chủ tư sản và một số mô hình.
Luật về đảng chính trị đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống luật pháp
của một quốc gia. Trong một thể chế pháp quyền, luật về đảng chính trị cung cấp
một khung khổ pháp lý cho hoạt động của các đảng chính trị, nhưng nó cũng là
phương tiện để hạn chế sự lạm quyền của các đảng chính trị đang cầm quyền.
Theo Richard S. Katz của đại học John Hopkin thì các chế định của luật về
đảng được thiết lập bởi 3 mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất, là để xác định rõ ai hoặc cơ quan nào sẽ có quyền được công nhận
là một đảng chính trị? Điều này sẽ bao hàm nhiều khía cạnh. Một, để kiểm soát quá
trình liên quan đến bầu cử, ứng cử cũng như giải quyết các tranh chấp hoặc sai
phạm trong quá trình bầu cử, ứng cử này. Khía cạnh thứ hai là xác định rõ và kiểm
soát các vấn đề liên quan đến tài chính và truyền thông của tổ chức chính trị đó. Ví
dụ như trong Luật cơ bản của nước Đức (German Basic Law) quy định rõ: “Các


đảng chính trị phải tham gia vào việc thiết lập ý chí chính trị cho nhân dân” 7. Khía
cạnh thứ ba liên quan đến vai trò của đảng chính trị đó đối với nhà nước.
Thứ hai, là thiết lập một khung khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan của
đảng chính trị. Nếu thiếu vắng một hệ thống luật về đảng chính trị, sẽ dẫn tới hoặc
là đảng chính trị cầm quyền trở nên lạm quyền hoặc đảng chính trị chỉ được coi
như một tổ chức bình thường như bất kỳ các tổ chức nào khác trong xã hội. Cho
nên, nếu có một hệ thống luật về đảng chính trị đầy đủ, một mặt sẽ đề cao vai trò
chính trị của đảng đó, nhưng mặt khác cũng hạn chế sự lạm dụng quyền lực của
đảng chính trị đối với nhà nước và xã hội.
Thứ ba, là để điều chỉnh các cách thức hoạt động trong nội bộ đảng, ngăn

ngừa và hạn chế sự lạm quyền ngay trong nội bộ của đảng chính trị đó.
Một số mô hình luật về Đảng chính trị trên thế giới:
+ Mô hình cấm đoán: Hiến pháp của các quốc gia Oman, Qatar, Saudi Arabia,
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cũng không có các quy định về đảng chính
trị nhưng lại được tổ chức này xếp vào loại “không tự do cho các đảng chính trị”.
Thậm chí dù có quy định về đảng chính trị trong Hiến pháp, điều đó cũng không
đủ để khẳng định là có tự do cho các đảng chính trị khác hoạt động. Như trong
điều 28 Hiến pháp của Turmenikistan quy định: “Mọi công dân đều có quyền thành
lập đảng chính trị và các tổ chức công cộng khác trong khuôn khổ quy định của
Hiến pháp và pháp luật ...”. Tuy nhiên, Freedom House lại xếp mức độ tự do hoạt
động của các đảng chính trị tại quốc gia này ở dưới các nước Trung đông như
Qatar, Tunisia và Ả rập Saudi.
Một số quốc gia đặt ngoài vòng pháp luật với một số loại hình đảng chính trị,
ví dụ như luật pháp về đảng chính trị của 6 quốc gia, bao gồm Angeri, Ba Lan, Bờ
Biển Ngà, Hà Lan, Senegal và Ý cấm một số loại hình đảng chính trị tồn tại và
7 German Basic Law, điều 1, khoản 1.


hoạt động. Đó là các đảng chính trị liên quan đến các hành vi làm lệch lạc xã hội,
bị nước ngoài thao túng và sử dụng bạo lực. Điều 12 Hiến pháp Ý quy định: “cấm
tái lập các đảng phát xít, cho dù dưới bất kỳ hình thức nào”. Luật về đảng theo mô
hình này thường chỉ hạn chế một số loại hình đảng chính trị nào đó cũng như một
số hoạt động nào đó của đảng chính trị chứ không hạn chế tất cả các đảng hoặc tất
cả các hoạt động của các đảng chính trị.
+ Mô hình chấp thuận:
Là mô hình luật về đảng chính trị mà cho phép các đảng chính trị tồn tại và
hoạt động mà không cần có các quy định cụ thể về tư cách thành viên của các đảng
đó, cũng như đảng chính trị đó được tổ chức như thế nào, việc lựa chọn các ứng
viên trong đảng được thực hiện ra sao, các vấn đề tài chính của đảng được thực thi
như thế nào.

Một ví dụ cụ thể của mô hình này là Hiến pháp của Andorra – một quốc gia
nhỏ ở Tây Nam châu Âu. Trong điều 26 của Hiến pháp Andorra quy định: “Tất cả
các công dân Andorra đều có quyền tự do thành lập các đảng phái chính trị. Các
tính năng và việc tổ chức các đảng phái chính trị này phải tuân thủ nguyên tắc dân
chủ. Các hoạt động của các đảng phái chính trị này phải tuân thủ luật pháp. Các
hành vi ngăn cản hoạt động của các đảng phái chính trị sẽ phải chịu trách nhiệm
trước tòa án”8.
+ Mô hình phát triển:
Mô hình này có sự khuyến khích đối với các hoạt động của các đảng chính trị.
Một số học giả cho rằng, ở mô hình này, các quốc gia khuyến khích hoạt động của
các đảng chính trị thông qua các quy định trong bầu cử và ứng cử các đại diện của
các đảng phái trong nghị viện. Tiêu biểu cho ý kiến này là quan điểm của Richard
Katz và Peter Mair.
8 Constitution of the Principality of Andorra


Ví dụ trong hiến pháp của Na Uy: Hiến pháp Na Uy được thông qua năm
1814, chỉ 25 năm sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời. Cho đến nay, cả hai bản Hiến
pháp này đều đã được tu chính. Trong cả hai bản Hiến pháp này, đều không nhắc
tới các đảng chính trị, tuy nhiên, trong bản tu chính của Hiến pháp Na Uy năm
1995, đã quy định chi tiết về hoạt động bầu cử ứng viên đại diện, trong đó, quy
định chi tiết về số lượng ứng viên cụ thể trong mỗi đảng chính trị tham gia ứng cử
vào nghị viện. Chính sự quy định chi tiết này đã giúp cho hoạt động của các đảng
chính trị tham gia hoạt động tranh cử rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh
tranh hoạt động của nhiều đảng chính trị khác nhau. Trong mô hình này là phía lập
pháp đã có những quy định cụ thể, công khai, được áp dụng thực tế tạo thành một
khung khổ pháp lý minh bạch, công bằng cho tất cả các đảng chính trị trong cuộc
tranh đua giành quyền lực chính trị.
+ Mô hình bảo vệ: Mô hình này thường là của những nước chỉ có một đảng
duy nhất trong hệ thống chính trị, theo đó, các quốc gia này luôn tuyên bố chỉ có

một đảng duy nhất đang cầm quyền là hợp pháp, ví dụ như trường hợp đảng Ba’th
của Syria. Một biểu hiện dễ thấy của mô hình này là đảng sẽ kiểm soát toàn bộ các
ứng viên tranh cử cũng như quá trình bầu cử.
+ Mô hình quy định:
Trong mô hình này, các quốc gia duy trì một hệ thống chính trị đa đảng,
nhưng họ sẽ kiểm soát rất chặt tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị bằng
cách sẽ ban hành các quy định cụ thể cho việc hoạt động của các đảng phái chính
trị, các quy định này bao gồm những gì các đảng chính trị được làm, những gì
không được làm, nhằm kiểm soát việc tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị.
Có 42 quốc gia trên thế giới đang sử dụng luật về đảng theo mô hình này.
Trong 42 quốc gia đó, có 3 quốc gia của Tây Âu là Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha.


Hiến pháp Bồ Đào Nha không những quy định chi tiết về cách thức tổ chức
trong đảng chính trị phải “tổ chức và quản trị theo nguyên tắc dân chủ” mà còn đưa
ra những quy định cụ thể về cách đặt tên đảng phái đó, cũng như các quy định các
biểu tượng của đảng phái đó phải được thực hiện như thế nào. Các quốc gia như
Nepal, Liberia và Nigeria thì lại dùng Hiến pháp để quy định về những điều chi tiết
cho hoạt động và tổ chức của các đảng chính trị.
Trong Hiến pháp năm 1990 của Nepal quy định cụ thể về việc đăng ký hoạt
động của đảng chính trị, bao gồm cả việc đặt tên đảng, bầu chọn lãnh đạo đảng,
yêu cầu bắt buộc đối với việc bầu chọn các thành phần trong đảng với thời gian 5
năm một lần, và các hạn chế trong việc lựa chọn biểu tượng của đảng chính trị.
Hiến pháp Nigeria thì quy định chặt chẽ cho đảng chính trị ở nhiều điều khoản
khác nhau, ví dụ như quy định tên và địa chỉ hoạt động của đảng chính trị đó phải
được đăng ký với ủy ban bầu cử quốc gia. Nếu có bất kỳ điều gì thay đổi trong
điều lệ của đảng đó thì phải báo cáo với ủy ban bầu cử quốc gia trong thời hạn 30
ngày. Trụ sở chính của đảng đó phải đặt trong phạm vi thủ đô Nigeria. Các quy
định này cũng cấm các đảng chính trị đặt tên hoặc sử dụng biểu tượng liên quan

đến bất kỳ tộc người, tôn giáo hay nhóm địa phương nào. Điều khoản khác thì quy
định về chu kỳ bầu cử (không được quá 4 năm) và tại các địa phương không được
ít hơn 2/3 số bang trong toàn liên bang.
2.2 Vị trí và vai trò Đảng Cầm quyền
Đảng cầm quyền ở các nước Tư bản chủ nghĩa là những đảng giành thắng lợi
trong việc tranh cử vào chức vụ Tổng thống hoặc Thủ tướng Chính phủ ở các cuộc
bầu cử thường niên. Bên cạnh đó Đảng cầm quyền còn khuếch trương uy tín và
thanh thế của mình khi Đảng đó nắm được nhiều thắng lợi ở các điểm bầu cử địa
phương trong cả nước.


Vị trí và vai trò của Đảng cầm quyền trong xã hội tư bản được nhận biết qua
các biểu hiện cụ thể như sau:
- Đảng cầm quyền sẽ đưa người của mình vào nắm lấy chức vụ trong chính
quyền từ Trung ương đến địa phương.
Để giành thắng lợi trong bầu cử, đảng chính trị cần phải có tổ chức, hệ tư
tưởng đủ mạnh và tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng, đường lối của đảng mình
cho đảng viên và công chúng để thu hút, tập hợp lực lượng về phía mình và nhận
được sự ủng hộ cũng như bảo vệ của các lực lượng xã hội; bảo đảm số ứng viên là
đảng viên của đảng thắng cử tham gia vào cơ quan nhà nước và có khả năng thực
hiện lợi ích của đảng; tuyển chọn và bố trí nhân sự vào bộ máy cơ quan quyền lực
nhà nước.
Sau bầu cử, trở thành đảng cầm quyền, đảng phải thể chế hóa quyền lực của
mình bằng việc xác lập bộ máy nhà nước. Đảng cầm quyền xác lập bộ máy nhà
nước, vị trí cán bộ chủ chốt trong bộ máy nhà nước cấp Trung ương và địa phương,
các vị trí chủ chốt của các bộ phận cấu thành hệ thống quyền lực nhà nước. Có thể
kể cụ thể qua 3 nhánh:
+ Thứ nhất, đưa người vào cơ quan hành pháp vớ tư cách là đảng cầm
quyền nhầm. Một, lãnh đạo, quản lý tất cả các bộ cùng nhiều cơ quan, ủy ban và
đội ngũ quan chức dân sự. Hai, đề cử và bổ nhiệm các thành viên nội các, chính

phủ. Những vị trí công chức hành chính quan trọng trong bộ máy hành pháp các
cấp, quan chức bộ ngành. Việc này làm củng cố thêm quền lực và sự thống nhất
của đảng cầm quyền so với đảng đối lập. Ba, đảng cầm quyền nắm ưu thế thì có
thể sa thải các quan chức không nằm trong đảng của mình.
+ Thứ hai, đưa người vào cơ quan lập pháp. Sự chi phối của đảng cầm quyền
vào cơ quan lập pháp bắt nguồn từ vai trò của cơ quan lập pháp. Cơ quan này với


chức năng xây dựng hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động
của các cá nhân và tổ chức trong xã hội là cơ sở điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Đồng thời phần lớn cơ quan lập pháp đều là cơ quan nắm nắm quyền phân bổ tài
chính.
+ Thứ ba, đưa người vào nắm cơ quan tư pháp. Đảng cầm quyền tác động vào
cơ quan tư pháp bởi đây là cơ quan thực hiện quyền tư pháp; là việc các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật vào việc phát hiện, xem xét đánh giá
các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các sự kiện, tranh chấp pháp luật để phán xét
về tính chất pháp lý của hành vi hay sự kiện; đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt
buộc đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan, qua đó góp phần bảo vệ, duy trì
công lý về trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho công dân, sự ổn định
và phát triển của đất nước và xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua các chính sách theo hướng của
Đảng cầm quyền vì lợi ích của đảng đó.
Đảng cầm quyền gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị và hoạt động
của bộ máy nhà nước, cốt yếu là để dễ dàng thông qua các chính sách, nghị quyết
của các cơ quan quyền lực Nhà nước nhằm đưa đất nước đi theo đường lối lãnh
đạo của đảng cầm quyền.
Ở Mỹ, đảng cầm quyền có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bộ máy nhà
nước. Bằng cách chiếm đa số trong các cơ quan quyền lực của của đất nước, điển
hình là thượng viện, đảng cầm quyền có thể thông qua các chính sách theo quan
điểm của đảng mình một cách thuận lợi. Tất thảy những chính sách được đảng cầm

quyền đưa ra và được thông qua chắc chắn sẽ biểu hiện cho lợi ích chính trị của
đảng đó.


Còn tại Anh, theo quy định của pháp luật, Nữ hoàng được quyền bổ nhiệm
Thủ tướng - người đứng đầu bộ máy hành pháp - với điều kiện người đó là thủ lĩnh
của đảng cầm quyền (tức đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện), các đảng viên cũng
phải biểu quyết theo ý chí của đảng mình.
Ở những nước có hệ thống lưỡng đảng như Anh, Mỹ, … thì một trong hai
đảng thay nhau cầm quyền. Còn ở những nước đa đảng như Pháp, Ý, Đức…, nếu
không có đảng nào chiếm đa số ghế trong Quốc hội thì buộc phải thành lập Chính
phủ liên minh các đảng. Ngoài ra, một số nước có hệ thống một đảng nắm quyền
tuyệt đối.
Ở Cộng hòa Singapore, Đảng cầm quyền PAP lãnh đạo Chính phủ và chi phối
Quốc hội. Tuy nhiên, giữa chúng có sự phân chia quyền lực: các chủ trương, đường
lối, chính sách lớn của Đảng phải được Quốc hội thông qua mới được thi hành, và
Chính phủ là cơ quan triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối đó, nhưng
thành viên của các cơ quan đó hầu hết là người của chính đảng cầm quyền.
- Kiểm tra giám sát chính sách quốc gia do Đảng cầm quyền thực thi.
Nói đến giám sát, kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước là nói đến sự giám
sát cả ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc làm đó là của cả hệ
thống chính trị xã hội trong đó chủ yếu là đảng cầm quyền. Do tính chất và chức
năng quyền hạn của nhánh hành pháp nên việc giám sát bộ máy nhà nước thường
tập trung vào nhánh này.
Bằng cách đưa đảng viên của mình vào nắm chính quyền, đảng cầm quyền
cũng trực tiếp giám sát các chính sách, các đạo luật đã được ban hành và thực thi.
Sự bảo đảm cho chính sách, các đạo luật của đảng cầm quyền đi vào cuộc sống rất
quan trọng trong việc duy trì vai trò cầm quyền của đảng mình. Việc không đảm
bảo thực thi đúng các chính sách của đảng cầm quyền thì sẽ dẫn đến việc bị các



đảng đối lập công kích hoặc khiếu kiện ra Quốc hội sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín
và vị thế cầm quyền của đảng.
Việc giám sát kiểm tra các chính sách này còn đảm bảo quyền lực chính trị
của đảng cầm quyền được duy trì nói riêng và của giai cấp tư sản nói chung. Đây
cũng là một trong những phương pháp nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của các xu
hướng tiến bộ, xu hướng thân cộng sản trong các nền chính trị theo khuynh hướng
tự do phương Tây.
- Mặc dù các đảng tư sản mâu thuẫn nhau nhưng vẫn có chung các lợi ích
chung.
Xuất phát từ nguồn gốc của sự hình thành các chính đảng tư sản cho
nên các đảng này có những mâu thuẫn lợi ích với nhau có thể lấy ví dụ: Đảng Cộng
hòa ở Mỹ được hình thành dựa trên các nhóm chính trị lợi ích của giới đại tư bản
công nghiệp và tài chính mâu thuẫn với Đảng Dân chủ vốn đại diện cho tư bản
trong nông thôn và trại chủ, tuy nhiên, mâu thuẫn đấy là mâu thuẫn giữa lợi nhuận
chứ không phải một sự mâu thuẫn mang tính sống còn như giữa đảng vô sản và
đảng tư sản. Vì thế mặc dù mâu thuẫn với nhau về đường lối và phương pháp, song
các đảng tư sản vẫn chung duy nhất một mục tiêu đó là duy trì nên dân chủ tư sản,
chế độ tư hữu và duy trì các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
Do đó, nhìn chung mặc dù đấu tranh có vẻ gay gắt giữa đảng cầm
quyền và đảng đối lập, song, cuộc đấu tranh này thiếu tính quyết liệt và kiên định,
mang đậm màu sắc của sự nhượng bộ và thỏa hiệp. Tùy theo việc đảng cầm quyền
có chiếm ưu thế vượt trội hay không để đảng cầm quyền đẩy mạnh các chính sách
của mình hoặc buộc phải thõa thuận với đảng đối lập cùng có lợi để dễ dàng thông
qua các chính sách có lợi cho mục tiêu chung.
- Bảo vệ và đem lại lợi ích cho các tập đoàn tư bản lớn.


Xuất phát từ việc đại diện cho các tập đoàn tư bản khác nhau. Do đó các đảng
tư sản ở các nước phương Tây trước hết sẽ đảm bảo lợi ích chung nhất của giai cấp

tư bản, và sau đó các chính sách đó đều hướng đến làm lợi cho một bộ phận giai
cấp tư bản đó tùy theo đảng cầm quyền này đại diện cho bộ phận giai cấp tư sản
nào.
Trong đấy việc quan trọng nhất đó là việc bảo vệ nền chuyên chính của giai
cấp tư sản thống trị trong các nước tư bản phương Tây, đây là điều quan trọng có ý
nghĩa sống còn của đảng chính trị tư sản. Có chế độ tư hữu, có các quan hệ tư hữu
tư sản, có các hình thức kinh doanh tư bản tư nhân, chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ còn
phát triển dài dài và do đó, họ bằng mọi giá chi tiền cho các hoạt động tranh cử,
cho các hoạt động chạy đua tranh cử, … nhầm đưa những người đại diện của mình
vào các cơ quan quyền lực của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của chính bản thân
mình.
Đảng cầm quyền đại diện cho các tập đoàn tư bản tư nhân sau khi nắm chính
quyền còn tiến hành đề ra các chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế này. Ở đây quan hệ lợi ích tiền –
quyền lực ăn sâu và chi phối khá nhiều đến nền chính trị phương Tây. Chúng ta có
thể lấy ví dụ như chính phủ Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động chiến tranh,
âm mưu bạo loạn lật đổ hòng tạo ra các điểm nóng, … cốt là nhằm buôn bán vũ khí
cho các tập đoàn tư bản sản xuất vũ khí. Có thể thấy đảng chính trị tư bản hoạt
động trước mắt là vì lợi ích của giai cấp thiểu số nhưng nắm trong tay đa số tài sản
nhất, đó là giai cấp tư bản với đại diện là các tập đoàn kinh tế lũng đoạn.
2.3 Vị trí và vai trò của Đảng đối lập.
Đảng đối lập là các đảng thất bại trong các cuộc đua tranh cử vào việc nắm
giữ quyền lực chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên một số quốc gia
không có đảng đối lập, hoặc có nhưng chỉ là danh nghĩa không có giá trị gì cả.


Cũng tùy theo từng quốc gia khác nhau mà Đảng đối lập có vai trò, vị trí khác
nhau, đôi khi quan trọng nhưng đôi khi không quan trọng.
Vai trò và vị trí của đảng đối lập trong xã hội tư bản phương Tây được thể
hiện qua các biểu hiện sau:

- Đối lập nhưng không đối kháng.
Thực tế là như vậy, xuất phát từ lợi ích chung của việc bảo vệ quyền lợi của
giai cấp tư sản và lợi ích của các tập đoàn tư bản tư nhân. Các Đảng đối lập ở các
nước tư bản chủ nghĩa cũng tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi của giới chủ và
bảo vệ nền chuyên chính của giai cấp tư sản cho nên mâu thuẫn giữa các tập đoàn
tư bản này chỉ đơn thuần là mâu thuẫn vì lợi ích kinh tế. Do đó, mâu thuẫn giữa
các đảng đối lập và đảng cầm quyền chủ yếu là đến từ khác biệt giữa quan điểm và
đường lối trên 1 số vấn đề và phương pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
Các Đảng đối lập thường tham gia chính trường với tư cách giám sát và kiểm
tra các hoạt động của đảng cầm quyền, tranh giành sự ủng hộ của các cử tri đối với
mình nhằm hạn chế, cải biến các chính sách của đảng cầm quyền theo hướng có lợi
cho giai cấp mình. Điều này càng thể hiện mạnh mẽ khi Đảng đối lập nắm trong
tay đa số trong Quốc hội, khi đấy các đảng cầm quyền này tham gia mạnh mẽ vào
chính trị và quyền lực nhà nước hơn nữa.
Chính vì sự cạnh tranh trực tiếp như thế, Đảng cầm quyền thường xuyên giám
sát các hoạt động của đảng cầm quyền, ra sức tuyên truyền định hướng, tố giác
những sai phạm của đảng cầm quyền để gia tăng ủy tín và tranh thủ sự ủng hộ cho
đảng mình.
- Đảng đối lập có thể liên minh với Đảng cầm quyền.
Chính vì đối lập, nhưng không đối kháng cho nên các đảng đối lập ở các nước
tư bản chủ nghĩa có xu hướng hợp tác với đảng cầm quyền, đặc biệt là các chính


×