Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giúp học sinh chinh phục nhanh các bài tập có đồ thị minh họa bằng cách nhìn nhận điểm mấu chốt trên đồ thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.23 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH CHINH PHỤC NHANH CÁC BÀI TẬP CÓ
ĐỒ THỊ MINH HỌA BẰNG CÁCH NHÌN NHẬN ĐIỂM MẤU
CHỐT TRÊN ĐỒ THỊ

Người thực hiện: Đào Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn : Hóa Học

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………….
THANH HÓA, NĂM 2019

TRANG
1
1


1.2. Mục đích nghiên cứu………………...…………………………

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………….………….



2

1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………...

2

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…..

2

2.3. Giải pháp thực hiện …………………………………………….

3

2.3.1. Cơ sở lý thuyết của dạng toán ………………………………..

3

2.3.2. Một số bài tập áp dụng ……………………………………….

4


2.3.4. Bài tập tham khảo ……………………………………………

9

2.3.5. Bài kiểm tra 10 phút………………………………………….

12

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân nghề nghiệp và nhà trường……………………….

15

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………….

15

3.1. Kết luận ………………………………………………………...

15

3.2. Kiến nghị ……………………………………………………….

16

Tài liệu tham khảo

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Trong nhiều năm qua, do yêu cầu luyện thi THPT Quốc Gia nên bài tập hóa
học rất phát triển, bộ giáo dục xây dựng nhiều bài tập tổng hợp chứa đựng nhiều
nội dung, kiến thức hóa học, không ngừng được bổ sung bài tập mới có nội dung
hay và có tác dụng tốt.
Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện
pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Sử dụng bài tập để
luyện tập cho học sinh là phương tiện cơ bản để dạy cho học sinh tập vận dụng kiến
thức hóa học vào thực tiễn đời sống sản xuất và tập nghiên cứu khoa học.


Đối với học sinh giải bài tập là một phương pháp hoạt động tích cực, có tác
dụng to lớn về nhiều mặt :
+ Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học, biến những kiến
thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình.
+ Đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú và hấp dẫn. Chỉ
khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập, học sinh mới nắm được kiến
thức một cách sâu sắc và hình thành được quy luật của các quá trình hóa học.
+ Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập nếu chỉ yêu
cầu học sinh nhắc lại kiến thức sẽ gây cho học sinh nhàm chán.Vậy chỉ khi sử dụng
bài tập, các tình huống trong bài tập làm cho học sinh tăng phần hứng thú học bộ
môn hóa học.
+ Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát độc lập,
thông minh và sáng tạo. Một bài tập có thể giải theo nhiều phương pháp khác nhau,
do nhu cầu cần phải giải quyết một bài tập một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian
thông minh, độc đáo mà vẫn chính xác khoa học.
+ Giáo dục cho học sinh tư tưởng, đạo đức và tác phong cho học sinh như rèn
luyện tính nhanh nhẹ trước các tình huống, tính kiên nhẫn, tính trung thực, sáng
tạo, chính xác và khoa học. Rèn luyện tác phong lao động có văn hóa, có tổ chức,
có kế hoạch, gọn gàng ngăn nắp. Qua đó tăng lòng đam mê yêu thích học môn hóa
học.

Với những lý do trên, là cương vị một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn
không ngừng nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hóa các dạng bài tập, rồi đưa ra
nhưng phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh, để dạy cho học sinh hiệu
quả nhất. Định hướng cho học sinh tự hệ thông kiến thức, dựa trên cơ sở lý thuyết
học sinh có phương hướng giải quyết một bài tập một cách nhanh gọn, thông minh
mà vẫn chính xác. Với ý nghĩa to lớn của việc giải bài tập, trong quá trình giảng
dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra một vấn đề nhỏ:
“Giúp học sinh chinh phục nhanh các bài tập có đồ thị minh họa bằng cách
nhìn điểm mấu chốt trên đồ thị”.
Với phương pháp này tôi nghĩ sẽ giúp học sinh giải một số bài tập phức tạp ,để
phân loại, đánh giá năng lực của học sinh thực sự có hiệu quả, nhanh gọn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này tôi nghiên cứu những vấn đề sau :


+ Cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung đề tài.
+ Đưa ra một số bài toán sử dụng cánh nhìn nhận điểm chốt trên đồ thị để giải
bài tập nhanh gọn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Lương Đắc Bằng chinh phục các bài toán
có đồ thị minh họa một cách nhanh gọn phục vụ cho kì thi TPPH Quốc Gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung.
- Khảo sát điều tra từ thực tế dạy học.
- Tổng hợp so sánh, đúc rút kinh nghiệm .
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hiện tượng hóa học của một số dạng bài tập có đồ thị minh họa rất phức tạp, nếu ta
giải bài tập đó theo hướng đi của các hiện tượng sẽ phức tạp, mất thời gian. Ta có
thể dựa vào mối quan hệ định lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích, sử

dụng điểm mấu chốt trên đồ thị để giải bài tập một cách nhanh gọn mà vẫn cho ta
đáp số đúng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm
- Qua những năm giảng dạy tại trường phổ thông, tôi nhận thấy rất nhiều học
sinh không làm hoặc cứ loay hoay viết rất nhiều phương trình khi gặp bài toán có
đồ thị minh họa theo diễn biến của thí nghiệm: cho từ từ dung dịch kiềm tác dụng
dung dịch hỗn hợp axit và muối nhôm. Điều đó, sẽ mất nhiều thời gian làm bài,
cách làm rối và đôi khi không làm ra được kết quả.
Trước thực trạng đó tôi hướng dẫn học sinh cách nhìn nhận từng điểm trên
đồ thị, những thành phần chất tồn tại tại các thời điểm đó. Dựa vào mối quan hệ
logic để đi đến một đáp số đúng nhanh gọn.
- Từ thực tế trên, tôi xin trình bày phương pháp giải bài tập có đồ thị minh
họa bằng cách nhìn nhận điểm mấu chốt trên đồ thị.
2.3. Giải pháp thực hiện
nAl(OH)3
2.3.1. Cơ
sở lý thuyết của dạng toán: Khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dich
hỗn hợp axit và muối nhôm ( VD : dung dịch gồm
M HCl và AlCl3).
- Hình dạng đồ thị của dạng toán này :
A
B

O

K

N

nNaOH



- Trên đồ thị diễn ra các phương trình :
+ Đoạn OK :

H+ + OH- H2O

Ta có mối quan hệ : nOH  nH




( pu )

(1)

+ Các điểm trên đoạn KM đã xảy ra phản ứng:
H+ + OH- H2O
Al3+ + 3 OH- Al(OH)3
Trên đoạn này kết tủa chưa bị hòa tan.
Ta có mối quan hệ : nOH  nH  3nAl (OH )




3

(2)

+ Các điểm trên đoạn MN đã xảy ra phản ứng:

H+ + OH- H2O
Mol : a
a
Al3+ + 3 OH- Al(OH)3
Mol : b
3b
b
Al(OH)3 + OH-  AlO2- + H2O
Mol : (b – nAl(OH)3) (b – nAl(OH)3)
Trong đó nAl(OH)3 là lượng kết tủa thu được tại điểm trên đoạn MN , trên đoạn MN
có hiện tượng kết tủa bị hòa tan.
Ta có mối quan hệ : nOH  nH  4nAl




3

( bd )

 n Al (OH )3

(3)

- Nếu tại điểm N trên đồ thị kết tủa tan hoàn toàn thì nOH  nH  4nAl




3


( bd )

(4)

- Trong quá trình giải bài tập có thể sử dụng thêm định luật bảo toàn nguyên tố , bảo
toàn điện tích , bảo toàn electron.


2.3.2. Một số bài tập áp dụng:
Ví dụ 1: Cho m gam Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl thu dung dịch Z chứa 2
chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z ta có đồ
thị sau:
nAl(OH)3

a- 0,09
0

4,25a

a

nNaOH

Giá trị của a là
A. 0,48.
B. 0,36.
C. 0,42.
Hướng dẫn học sinh cách nhìn điểm mấu chốt:
+ Tại các điểm có tọa độ : nNaOH = a xảy ra phản ứng trung hòa

� nOH =


nH 

D. 0,40.

(trong Z) = a.

Suy ra trong dung dich Z còn HCl dư và AlCl3
+ Tại điểm có tọa độ nNaOH = 4,25a xảy ra hiện tượng tạo kết tủa cực đại sau đó tan
một phần � nOH = nH + 4 nAl - nAl (OH )
Áp dụng giải:
Trên trục số mol NaOH :
+Tại giá trị a � nOH = nH = a = nAl
+ Tại điểm 4,25a � 4,25a = a + 4a - (a- 0,09) � a = 0,36 � đáp án B
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al2O3 trong 100 ml dung dịch HCl nồng
độ a mol/l, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết
m
tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml) được biểu
diễn bằng đồ thị sau:




0

3






100

3

3

250

450

V


Giá trị của a là
A. 0,5.

B. 1,5.

C. 1,0.
D. 2,0.
(Đề thi THPT Quốc gia năm 2017-mã 201-câu73)
Hướng dẫn học sinh cách nhìn điểm mấu chốt:
-Tại các điểm có tọa độ : VNaOH = 100 ml suy ra trong dung dịch X có H+ dư chỉ xảy
ra phản ứng trung hòa � nOH = nH (trong X)
-Tại điểm có tọa độ VNaOH = 250 ml đã xảy ra phương trình phản ứng trung hòa và
phản ứng tạo kết tủa � nOH = nH + 3 nAl (OH )
-Tại điểm có tọa độ VNaOH = 450 ml đã xảy ra phương trình phản ứng trung hòa và

phản ứng tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan một phần
� nOH = nH + 4 nAl - nAl ( OH )












3

3

3

Chú ý cho HS: Tại 2 tọa độ V NaOH = 250 ml và VNaOH = 450 ml có cùng giá trị kết
tủa.
Áp dụng giải: Trên trục VNaOH , tại các điểm :
+ Tại điểm V = 100 ml � nOH = nH = 0,1 mol � dung dịch X dư 0,1 mol HCl
+ Tại điểm V = 250 ml � 0,25 = 0,1 + 3 nAl (OH ) � nAl ( OH ) = 0,05




3


3

+ Tại điểm V = 450 � 0,45 = 0,1 + 4 nAl - 0,05
3

� nAl 3 = 0,1 mo l
� bảo toàn nguyên tố Clo �

nHCl ban đầu =3 nAlCl3 + nHCldu = 0,3 + 0,1 � a =2

� đáp án D

Ví dụ 3: Cho dung dịch X chứa AlCl3 và HCl. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng
nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 71,75 gam kết tủa.


Phần 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào, kết quả thí nghiệm được biểu diễn
trên đồ thị sau:
nAl(OH)3
a
0.2a

0

x

0.14


nNaOH

Giá trị của x là
A.0,62.
B.0,33.
C.0,51.
D.0,57.
(Đề minh họa sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh năm 2018)
Hướng dẫn học sinh cách nhìn điểm mấu chốt:
+ Tại điểm có tọa độ nNaOH = 0,14 mol đã xảy ra phương trình phản ứng trung hòa
và phản ứng tạo kết tủa � nOH = nH + 3 nAl (OH )
+ Tại điểm có tọa độ nNaOH = x mol đã xảy ra phương trình phản ứng trung hòa và
phản ứng tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan một phần
� nOH = nH + 4 nAl - nAl ( OH )




3





3

3

Chú ý HS: Tại tọa độ nNaOH = 0,14 mol và nNaOH = x mol số mol Al(OH)3 có cùng
giá trị là 0,2a mol.

Áp dụng giải:
+ Phần 1 : nCl = nAgCl = 0,5 mol


+ Phần 2 : đặt nAlCl = a mol ; nHCl = b mol
3

Trên trục nNaOH tại các điểm:
+ Điểm nNaOH = 0,14 mol : nOH = b + 3. 0,2a = 0,14 (1)
Bảo toàn nguyên tố clo : 3a + b = 0,5 (2)
Từ (1) và (2) : a = 0,15; b = 0,05.
+ Tại điểm nNaOH = x mol: nOH = x = b + 4 a – 0,2a= b + 3,8a
= 0,05 + 3,8. 0,15 = 0,62 � Đáp án A





Ví dụ 4: Cho x gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol HCl thu được
dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào
dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau :

Giá trị của x là
A. 32,4.
B. 20,25.
C. 26,1.
D. 27,0.
(Đề thi thử lần cuối trường THPT Lương Đắc Bằng năm 2018)
Hướng dẫn học sinh cách nhìn điểm mấu chốt:
+ Tại điểm có tọa độ nOH = 5,16 mol đã xảy ra phương trình phản ứng trung hòa

và phản ứng tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan một phần
� nOH = nH + 4 nAl - nAl ( OH )




3



3

Áp dụng giải: Trong dung dich Z đặt : nHCl = nAlCl = a mol
Bảo toàn nguyên tố clo: 4a = y (1)
+ Tại điểm nOH = 5,16 mol: nOH = 5,16 = a + 4a - 0,175y (2)
Từ (1) và (2) : a = 1,2 � x = 32,4 gam � Đáp án A.
Ví dụ 5: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3
và HCl, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị
mol):
n
3





Al(OH)3

a
0,4

0
Tỷ lệ x : a là

0,6

2,2 x

nNaOH


A.4,8.

B.5,0.
C.5,2.
D.5,4.
(Đề thi thử THPT trường Ngô Quyền-2019)
Hướng dẫn học sinh cách nhìn điểm mấu chốt:
+ Tại các điểm có tọa độ: n OH = 0,6 mol xảy ra phản ứng trung hòa


� nOH = nH




(ban đầu)

= 0,6 mol

+ Tại điểm có tọa độ: n OH = 2,2 mol đã xảy ra phương trình phản ứng trung hòa và



phản ứng tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan một phần � nOH =


nH 

+ 4 nAl 3

nAl (OH )3

+ Tại điểm có tọa độ n OH = x đã xảy ra phương trình phản ứng trung hòa và phản


ứng tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan hoàn toàn � nOH =


Áp dụng giải: Ta thấy nAl

3

nH 

+ 4 nAl

3

= a mo l

ban đầu


Trên trục nOH tại các điểm:


+ Tại điểm nOH = 0,6 � nOH = nH = 0,6.






+ Tại điểm nOH = 2,2 � nOH = 2,2 = 0,6 + 4a – 0,4 � a = 0,5




+ Tại điểm nOH = x � nOH = nH
x : a = 5,2
(bđ) + 4a = 0,6 +4. 0,5 = 2,6 �
� Đáp án C
Nhận xét : Để giải bài tập dạng đồ thị này quan trong học sinh phải nhìn được các
điểm mấu chốt cần khai thác, sau đó sử dụng mối quan hệ các chất ở mỗi thời điểm của
thí nghiệm để đưa ra kết quả nhanh nhất.






2.3.4. Bài tập tham khảo:

Bài 1: Hỗn hợp X gồm Cu và Al2O3 có tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Cho m gam
hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z chứa
2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z ta có
đồ thị sau:
nAl(OH)3

a- 0,09
0

a

4,25a

nNaOH


Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được x mol khí NO2 (sản
phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là
A. 0,36.
B. 0,40.
C. 0,42.
D. 0,48.
(Đề thi thử THPT trường Yên Lạc 2 -2019)
Giải:
Ta có: 4,25a = a + 4a - (a-0,09) � a = 0,36 � nCu = 0,24 mol
� nNO2 = 2 nCu = 0,48 mol � Đáp án D
Bài 2 (khối A-2014): Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn
hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị
sau:
nAl(OH)3


0
Tỉ lệ a: b là
A. 4: 3.
Giải:
Ta có: nH



0,8

2,8

2,0
B. 2: 3.

C. 1: 1.

nNaOH
D. 2: 1.

= a = 0,8 ; � nAl (OH ) = 2  0,8 = 0,4
(bđ)
3

3

� 2,8 = 0,8 + 4b – 0,4 � b = 0, 6 � Đáp án A

Bài tập 3: (Chuyên Bến Tre 2015): Cho a mol Al tan hoàn toàn vào dung dịch

chứa b mol HCl thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm
nAl(OH)3
từ từ dung
dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau :

0,1875b
0

0,68

nNaOH


Cho a mol Al phản ứng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,15b mol FeCl 3 và 0,2b mol
CuCl2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 11,776.
B. 12,896.
C. 10,874.
D. 9,864.
Giải : Ta có trong dung dịch Y : nAlCl3 = nHCl = a mol
bảo toàn nguyên tố clo : b = 4a
Ta có hê :
�4a  b
�a  0,16
��

0, 68  a  4a  0,1875.b
b  0, 64



� Bảo toàn e : ne (cho) = 2nCu2+ + nFe3+ + 2nFe(tạo thành) , suy ra nFe = 0,064 mol
x = mCu + mFe(tạo thành) = 11,776 gam � Đáp án A

Bài tập 4: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và
AlCl3 2M được biểu diễn theo hình vẽ sau:
nAl(OH)3

0,15x
0,1x
0

0,1

0,75a 0,8a

nNaOH


Giá trị của x là
A. 0,75.
B. 1.
C. 0,5.
D. 1,25.
Giải :
Ta có : 0,75a = 0,1 + 4.0,2 – 0,15x (1)
0,8a = 0,1 + 4.0,2 - 0,1x (1)
Từ (1) và (2) : x = 1; a =1 � Đáp án B
Bài tập 5: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a
mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu thị trên đồ thị sau:


Tỉ lệ y : x là
A. 14.

B. 16.
C. 13.
D. 15.
(Đề thi thử THPT trường Nguyễn Trãi -2019)
Giải: Ta có tại các tọa độ trên trục nNaOH :
Tại tọa độ 0,5 và 0,8

�0,5  a  3x

�0,8  a  3.( x  0,5a)



a = 0,2 ; x = 0,1

Tại tọa độ y và 7a+0,1=1,5

�y  0, 2  4b  0, 2)

1,5  0, 2  4b  0,1)


� y = 1,4 ; b = 0,35 � Đáp án A

2.3.5. Bài kiểm tra 10 phút: Cho 2 lớp
+ Lớp 12A3: HS được dạy phương pháp trên.
+ Lớp 12A4: HS được không dạy phương pháp trên.

Đề kiểm tra 10 phút:


Câu 1: Cho từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và
Al2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b
tương ứng là
A.0,1 và 400.
B. 0,05 và 400.
C. 0,2 và 400.
D. 0,1 và 300.
nAl(OH)3

a
0

b

V ml NaOH

Câu 2: Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H +, y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1
mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa
Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 62,91 gam.
B. 49,72 gam.
C. 46,60 gam.
D. 51,28 gam.
Câu 3: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol

H2SO4 và b mol Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:


nAl(OH)3

0,1
0

0,9

0,2

nOH-

Tỉ lệ a : b là
A. 8 : 1.

B. 2 : 1.
C. 1 : 1.
D. 4 : 5.
(Đề thi thử THPT trường Kiến An- Hải Phòng-2018)
Câu 4: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol
HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu thị trên đồ thị sau:

nAl(OH)3
x+0,08a
0,1x

0


0,56

1,04

y 7a+0,08

nNaOH

Tỉ lệ y : x là
A. 16.
B. 11.
C. 15.
D. 13.
Câu 5: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X có chứa các ion: a
mol H+, b mol Al3+, c mol SO42- và 0,1 mol Cl-. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn
trên đồ thịn sau:
Al(OH)3

x

0

0,1

0,75

0,9

nNaOH



Cho dung dịch Ba(OH)2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa m gam kết
tủa và dung dịch Z. Giá trị của x và m là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A .0,125 và 81,6.
B. 0,225 và 85,5
C. 0,2 và 46,6
D.0,15 và 69,9
Đáp án bài kiểm tra 10 phút:
1A
2C

3C

4B

5D

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua chuyên đề này tôi đã giúp học sinh được tìm hiểu sâu hơn, làm thành thạo,
chi tiết hơn về cách giải bài tập có đồ thị minh họa bằng cách nhìn nhận từng điểm
trên đồ thị và xác định được sản phẩm tạo thành ở từng thời điểm. Qua đó học sinh
có thể nhìn nhận các dạng đồ thị khác một cách tự tin và chủ động để đi đến đáp số
đúng một cách nhanh nhất.
- Nắm được cơ sở lý thuyết là chìa khóa đầu tiên của việc giải bài tập hóa học.
- Khi giải các bài toán có đồ thị minh họa quan trọng nhất là học sinh phải nắm
được dạng đồ thị.
Đề tài của tôi đã được kiểm nghiệm trong các năm ôn thi THPT Quốc Gia,
được học sinh đồng tình và đạt được kết quả tốt, nâng cao khả năng giải bài tập về
dạng toán có đồ thị minh họa. Các em hứng thú học tập hơn, ở những lớp có hướng

dẫn kỹ các em học sinh với mức học trung bình trở nên ham học, có kỹ năng giải
được bài tập. Cụ thể ở các lớp khối 12 sau khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy
thì số HS hiểu và có kỹ năng giải được các bài tập cơ bản, bài tập phức tập của
dạng toán nói trên, kết quả qua các bài kiểm tra thử như sau:
Sau khi chấm bài, tôi thu được kết quả khảo sát như sau:


Lớp
12A3
12A4

HS
42
42

Điểm
0
0
0

2
1
4

4
2
6

6
10

12

8
25
20

10
3
0

Như vậy tôi thấy việc giảng dạy phương pháp trên vào dạng toán có đồ thị
minh họa, các em sẽ giải quyết bài toán một cách nhanh gọn mà vẫn nhìn thấy bản
chất hóa học của thí nghiêm, làm cho các em đam mê và yêu thích môn hóa hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Bài tập có đồ thị minh họa là dạng bài tập hay xuất hiện trong các kỳ thi, đặc
biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia trong các năm gần đây.
Việc giảng dạy giải bài tập hoá học nói chung, hay một bài tập có đồ thị
minh họa nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên nếu chúng ta biết vận
dụng lý thuyết, bản chất hóa học, áp dụng các định luật bảo toàn nguyên tố, mối
quan hệ điểm đầu điểm cuối, bảo toàn e, vận dụng các kiến thức và phương pháp
giải đã học nhuần nhuyễn, hợp lý sẽ đạt được hiệu quả cao.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song chắc chắn đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm của tất cả các đồng
nghiệp trong tỉnh bổ sung và góp ý cho đề tài đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn.
3.2. Kiến nghị
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ học sinh và giáo viên có
nhiều hơn nữa tài liệu sách tham khảo để giáo viên và nghiên cứu học tập nâng cao
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

- Nhà trường cần tổ chức các buổi trao đổi phương pháp giảng dạy. Có tủ
sách lưu lại các tài liệu chuyên đề bồi dưỡng ôn tập của giáo viên hàng năm để làm
cơ sở nghiên cứu phát triển chuyên đề.


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Đào Thị Hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây.
+ Nghiên cứu một số đề thi THPT Quốc Gia minh họa của bộ, một số trường, một
số Sở.
+ Tài liệu ôn thi học sinh giỏi, phương pháp giải bài tập trắc nghiệm của tác giả
( GS-TS Đào Hữu Vinh ).
+ Sách trọng điểm ôn thi học sinh giỏi hóa học 12 ( tác giả Nguyễn Phước Hòa
Tân).



×