Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Báo cáo thực tập HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV VIÊN MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.37 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐẶNG THỊ THƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH
MTV VIÊN MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH
MTV VIÊN MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ ANH THƯ
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: ĐẶNG THỊ THƯƠNG

LỚP

: K915LK2



MSSV

: 15152380107104

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy,
cô giáo trong Khoa Sư Phạm & DBĐH trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gởi đến cô Nguyễn Thị Anh Thư, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty TNHH MTV
Mía đường TTC Attapeu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong
suốt quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị Phòng cung ứng Xuất nhập khẩu của Công ty
TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em
hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích,
cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã
giảng dạy. Qua công việc thực tập này em học hỏi nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu để
giúp ích cho công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề
này em không tránh khỏi những sai sót, kýnh mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
cô cũng như quý công ty.
Trân trọng!
Kon Tum, ngày 19 tháng 06 năm 2019
Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi họ tên)

Đặng Thị Thương


1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH............................................IV
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
5.. Bố cục................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG
ATTAPEU......................................................................................................................... 3
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG
TTC ATTAPEU................................................................................................................ 3
1.1.1. Thông tin chung về công ty..............................................................................3
1.1.2. Lịch sử hình thành...........................................................................................3
1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty...................................................................4
1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY................................................4
1.2.1. Cơ cấu nhân sự................................................................................................4
1.2.2. Phương thức và năng lực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh..................4

1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN...................6
1.3.1 Bộ máy lãnh đạo – điều hành công ty...............................................................6
1.3.2. Chức năng của các bộ phận............................................................................7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM.........................................................................11
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA................................................................................................................................ 11
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của HĐMBHH.............................................................11
2.1.2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa.........................................................14
2.1.3. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa.......................................................15
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA...................................................................................................................16
2.2.1. Nguồn luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa.................................16
2.2.2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.....................................................16
2.2.3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa...........................................................17
2.2.4. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa........................................................20
2.2.5. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa..........................................................21

2


2.2.6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh
chấp................................................................................................................................. 22
2.2.7. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá:.......................................................26
2.2.8. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá:...............................29
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN. 31
3.1. THỰC TIỄN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TTC ATTAPEU..................31

3.1.1. Căn cứ ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa việc ký hợp đồng mua bán hàng
hóa................................................................................................................................... 31
3.1.2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.....................................................31
3.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa...................................................32
3.1.4. Hình thức và trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.............................33
3.1.5. Quá trình thực hiện hợp đồng.......................................................................36
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ...................................................................................39
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa.......................................................................................................................... 39
3.2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa tại công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu............................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................44
KẾT LUẬN............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................46
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN...........................................................47

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

1

WTO


World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

2

BLSD

Bộ luật Dân sự 2015

3

HĐMBHH

4

LTM

Luật Thương mại 2005

5

GATT

General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp ước chung
về thuế quan và mậu dịch)

6

UBND


Ủy ban nhân dân

7

VBHN

Văn bản hợp nhất

8

TNHH MTV

9

XHCN

10

VAT

Value Added Tax (Thuế giá trị gia tăng)

11

BCT

Bộ công thương

Hợp đồng mua bán hàng hóa


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Xã hội chủ nghĩa

3


4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

NỘI DUNG

SỐ TRANG

Sơ đồ 1. 1

Quy trình sản xuất

5

Sơ đồ 1. 2

Cơ cấu sản phẩm của quá trình sản xuất

6

Sơ đồ 1.3.


Sơ đồ cơ cấu tổ chức TTCA

7

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng
hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan
hệ tài sản. Hợp đồng là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự
phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế có nhiều cơ hội phát triển, pháp luật
Việt Nam có nhiều sự thay đổi để phù hợp với những luật lệ chung của các nước trên thế
giới và thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt Nam và luật quốc tế. Tạo được sự bình đẳng
cho tất cả các bên khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Đây là sự thay đổi lớn
với toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói
riêng. Nhất là khi việc giao thương buôn bán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh
tế diễn ra liên tục, việc giao kết hay thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên quen
thuộc và phổ biến.
Mua bán hàng hóa là hoạt động chính không thể thiếu của một doanh nghiệp dù
hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào. Khi hai bên tiến hành mua bán hàng hóa với nhau để
làm căn cứ thực hiện hợp đồng thì các bên ký kết với nhau qua hình thức: bằng miệng,
bằng văn bản, bằng email… người ta gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua
bán hàng hóa đã trở thành phương tiện phục vụ cho mục đích kinh doanh trên nguyên tắc
các chủ thể tự nguyện, bình đẳng với nhau và là hình thức pháp lý chủ yếu của các quan
hệ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý cho sự thỏa thuận giữa các bên trong
quan hệ trao đổi mua bán, đảm bảo cho việc thực hiện giữa các bên và thể hiện sự tham
gia quản lý từ phía Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế. Do đó, việc thực hiện hợp
đồng cần tuân theo đúng quy định của pháp luật mới có thể giúp gắn chặt mối quan hệ
hợp tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Trước đây, hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng chịu sự
điều chỉnh của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, sau đó là BLDS 1995, BLDS 2005,
LTM 1997 và hiện nay là BLDS 2015 và LTM 2005, ngoài ra còn có Văn bản hợp nhất
số 19/VBHN-BCT. Các văn bản này hình thành nên hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho
hoạt động mua bán hàng hóa được thúc đẩy và phát triển. Tuy nhiên qua quá trình thực
hiện trên thực tế, một số quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa còn chưa phù
hợp gây khó khăn trong quá trình áp dụng cho các bên tham gia, đòi hỏi pháp luật cần có
sự điều chỉnh phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về HĐMBHH là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp cụ
thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong giai đoạn
hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu, em nhận
thấy rằng hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng


của công ty và áp dụng nhiều vấn đề pháp lý trong thực tiễn về thực hiện các hợp đồng
kinh doanh. Hợp đồng mua bán hàng hóa chiếm tới 90% tổng số các loại hợp đồng tại
công ty về số lượng và giá trị. Việc áp dụng pháp luật về hợp đồng tại đơn vị là chưa thật
sự đầy đủ và cần có những giải pháp khắc phục, sửa đổi trong quá trình giao kết cũng
như thực hiện hợp đồng. Vì vậy, em lựa chọn “Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực
tiễn tại công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu” làm đề tài cho tiểu luận cuối
khóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích làm rõ các vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành
về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn tại công ty TNHH MTV Mía đường TTC

Attapeu. Từ đó chỉ ra các hạn chế trong quy định pháp luật về mua bán hàng hóa, cũng
như trong quá trình thực hiện tại công ty. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa để đảm bảo thực thi có hiệu quả trên thực
tế, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thể
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng tại công ty
TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi bài tiểu luận cuối khóa đề tài chỉ tập trung làm rõ các vấn đề lý luận,
quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại
công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng mua bán
hàng hóa tại BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005. Và xem xét đánh giá thực tiễn thực
hiện tại công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu trong thời gian từ năm 2015 –
2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đề tài sử dụng tổng hợp
các phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa và tham khảo
tài liệu nghiên cứu, bài viết và các giáo trình liên quan để làm rõ các nội dung của đề tài.
5.. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung
của đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định pháp luật Việt
Nam
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty
TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu và một số kiến nghị hoàn thiện.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG ATTAPEU
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG
TTC ATTAPEU
1.1.1. Thông tin chung về công ty
Công ty cũ: CÔNG TY TNHH MÍA ĐƯỜNG HOÀNG ANH ATTAPEU
Tên công ty mới: CÔNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU
Tên tiếng Anh: TTC ATTAPEU SUGAR CANE SOLE CO.LTD
Tên viết tắt: TTC ATTAPEU
Hình thức hoặc loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV
Địa chỉ: Bản Na Sược, Huyện Phouvong, Tỉnh Attapeu, Lào
Ngày thành lập: 01/11/2011
Vốn điều lệ: 280.000.000.000 kip (Theo GPKD) tương đương 815 tỷ VNĐ.
Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn TTC: 100%
Công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu là Công ty thành viên thuộc tập
đoàn Thành Thành Công (TTC Group) với quy mô hơn 600 người (đã mua lại của Hoàng
Anh Gia Lai năm 2016)
Công ty chuyên trồng mía và sản xuất đường với diện tích vùng nguyên liệu 6 500
ha và định hướng mở rộng diện tích trên 15 000 ha. Với vùng nguyên liệu rộng lớn, nhà
máy sản xuất hiện đại, công ty đang từng bước chinh phục những nấc thang thành công,
khẳng định vị thế trên thị trường.
Công ty xác định con người là nguồn nhân lực quý giá nhất, với môi trường làm
việc nhân văn, thân thiện và đầy tiềm năng để phát triển nghề nghiệp. Đó là lý do TTCA
chiêu mộ người tài, có đạo đức tốt về hợp tác làm việc và phát triển cùng công ty
Ghi chú: Theo GĐKKD số 3979/PĐK do Cục Thương mại thuộc Bộ Công thương
của Lào cấp ngày 01/11/2011; Giấy Đăng ký nhượng quyền số 018-15/KHĐT/ĐT4 ngày
30/04/2015 của Bộ KHĐT cấp; Giấy Đăng ký doanh nghiệp số 0910/CBĐKDN do Cục
Đăng ký và Quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại cấp ngày
20/09/2017.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Nhà máy đường TTC Attapeu nằm trong cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh

Attapeu, được khởi công xây dựng vào ngày 22/11/2011 tại bản Na Sược, huyện
Phouvong, tỉnh Attapeu. Dự án cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu gồm các
hạng mục đầu tư: vùng nguyên liệu mía tự chủ của Tập đoàn HAGL và vùng nguyên liệu
liên kết với dân, nhà máy sản xuất đường, nhà máy nhiệt điện chạy từ bã mía, nhà máy
cồn Ethanol chạy từ mật rỉ và quá trình sản xuất đường, nhà máy sản xuất phân bón sử
dụng nguyên liệu chủ yếu từ bã bùn sản xuất đường.
Sau quá trình xây dựng 14 tháng, 01/2013, nhà máy đường đi vào hoạt động cùng
với trung tâm nhiệt điện hoà vào lưới điện quốc gia Lào. Đến khi khánh thành nhà máy,
tổng số vốn đầu tư vào các hạng mục đã hoàn thành là 87,8 triệu USD. Trong đó đầu tư


vào xây dựng nhà máy nhiệt điện và mía đường là 68,7 triệu USD và đầu tư vào vùng
nguyên liệu mía là 19,1 triệu USD.
Kể từ 05/09/2016, Đường Biên Hòa (BHS) và Mía đường Thành Thành Công Ninh
(TTC Tây Ninh – SBT) là 2 công ty mía đường chủ lực trong hệ thống Thành Thành
Công thực hiện giao dịch mua lại Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai (Công
ty Mẹ - đơn vị sở hữu nhà máy đường và nông trường mía tại Lào, Công ty Con 100%
vốn tại Lào: Công ty TNHH Mía Đường Hoàng Anh Attapeu).
Ngày 20/09/2017, Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu chính thức đổi
tên thành Công ty TNHH MTV Mía Đường TTC Attapeu.
1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Tầm nhìn: Trở thành khu phức hợp mía đường và các sản phẩm sau đường hàng
đầu Đông Dương.
Sứ mệnh:
- Tối ưu hóa công nghệ để sản xuất các loại đường tinh luyện tinh khiết nhất, các
sản phẩm sau đường như điện, cồn, mật rỉ và các loại nấm men, đặc biệt là sản phẩm
đường Organic.
- Đáp ứng nhu cầu thị trường đường nội địa và xuất khẩu sang thị trường tiêu chuẩn
tại nước ngoài
- Đầu tư kết hợp với nông dân địa phương trong việc phát triển kỹ thuật nông

nghiệp, cơ giới hóa nhằm mở rộng vùng nguyên liệu, tăng năng suất mía và thu nhập cho
người dân.
1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.2.1. Cơ cấu nhân sự
Thời điểm ngoài vụ: 584 nhân sự. Trong đó:
Trình độ trên đại học: 06 người (chiếm 1%)
- Trình độ đại học: 91 người (chiếm 15.6%)
- Trình độ cao đẳng: 69 người (11.8%)
- Trình độ trung cấp: 66 người (113 %)
- Trình độ sơ cấp là: 11 người (1.9 %)
- Lao động phổ thông: 341 người (58.4 %)
Thời điểm trong vụ: 674 nhân sự.


1.2.2. Phương thức và năng lực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Nông nghiệp
Làm đất, trồng
mía.
Chăm sóc mía
(tưới, bón phân,
trừ sâu...)
Thu hoạch mía
đưa về nhà máy.

Sản xuất
Ép mía sản xuất
đường (đường
thô, đường
Organic)

Luyện đường thô
cho ra sản phẩm
đường tinh
luyện.

Kinh doanh
Xuất khẩu sản
phẩm đường về
Việt Nam

Sơ đồ 1. 4 Quy trình sản xuất
Nông nghiệp:
Tổng diện tích vùng nguyên liệu của Công ty là 6.165,2 ha, được tổ chức quản lý
bởi 9 nông trường, tập trung ở 3 khu vực chủ yếu:
- Huyện Phouvong: 784,6 ha
- Huyện Samakhixay: 3.000,8 ha
- Huyện Xaysetha: 2.279,8 ha
Diện tích trên được Chính phủ Lào cho phép thuê trong vòng 50 năm (bắt đầu từ
ngày 6/10/2011 đến ngày 6/10/2061). Tiền thuê là 88.294 USD/năm. Tốc độ tăng giá là
7% sau 5 năm. Diện tích phân bố ở các huyện như hiện tại khá thuận lợi cho Công ty do
bán kính bình quân từ nhà máy đến các vùng nguyên liệu khoảng 20-25 km nên sẽ tiết
kiệm được chi phí vận chuyển.
Hoạt động sản xuất:
- Nhà máy được xây dựng vào năm 2012 và đưa vào hoạt động từ vụ 2012/2013.
Đến nay đã hoạt động được 05 vụ.
- Diện tích khuôn viên: trên diện tích đất 51 ha thuộc huyện Phouvong, tỉnh
Attapeu.
- Công suất thiết kế: hiện này nhà máy đường đang hoạt động với công suất 7.000
TMN và Trung tâm nhiệt điện 30MW. Dự kiến sẽ tiếp tục nâng công suất nhà máy đường
lên 10.000 TMN, quy hoạch nhà máy sản xuất ethanol công suất 12.000 tấn/năm, nhà

máy sản xuất phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm nhằm phát huy hiệu quả sự gia tăng
vùng nguyên liệu, đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mía
đường.
- Sức chứa kho đường thành phẩm: Tổng diện tích xây dựng của 2 kho thành phẩm
là 12.240 m2, sức chứa tối đa đạt 20.000 tấn.


- Công nghệ sản xuất: Nhà máy sản xuất theo công nghệ Sulfit hoá (1 lần và cả 2
lần nếu cần thiết), lắng nổi cho cả syrup lẫn lắng nổi nước dịch lọc bùn chân không. Chất
lượng sản phẩm từ vụ 15-16 khá tốt (màu theo nhà máy đo < 80 Icumsa).
- Sản phẩm: Dây chuyền thiết bị hiện tại có thể sản xuất đường thô, đường tinh
luyện RS, đường RSCC. Với chất lượng mía tốt và phần lớn thiết bị từ sau bốc hơi đã
được lót Inox thì việc sản xuất đường RSCC có thể thực hiện được. Việc đầu tư để sản
xuất đường tinh luyện RE dễ dàng vì diện tích nhà xưởng còn trống, có thể tận dụng để
sản xuất.
 Cơ cấu sản phẩm của quá trình sản xuất:

Sơ đồ 1. 5. Cơ cấu sản phẩm của quá trình sản xuất
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN
1.3.1 Bộ máy lãnh đạo – điều hành công ty
- Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Thanh Ngữ
- Phó Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Văn Kiên
- Phó Giám đốc điều hành phụ trách khối Nông nghiệp: Ông Nguyễn Trọng Hòa
- Giám đốc Khối Sản xuất: Ông Vũ Thành Châu
- Giám đốc Khối Nguyên liệu: Ông Lê Văn Tính
- Giám đốc Khối Tài chính: Ông Trần Đình Phúc
- Giám đốc Khối Hỗ trợ: Ông Đoàn Lê Nguyên
- Phụ trách Phòng Nhân Sự: Trần Kim Sang



Sơ đồ 1.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức TTCA
1.3.2. Chức năng của các bộ phận
- Chủ tịch công ty: Là người có quyền lãnh đạo cao nhất, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Chỉ đạo
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách
nhiệm trước pháp luật Nhà nước và tập thể CBNV về kết quả hoạt động SXKD của công
ty, điều hành các phòng ban, nông trường, công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan về
nhiệm vụ được giao.
- Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đồng bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành
hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập
với Hội đồng quả trị và Ban tổng Giám đốc.
- Giám đốc: là người trực tiếp quản lý các hoạt động của công ty, thực hiện các
quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền quyết định các phương hướng, kế hoạch hoạt
động của công ty thông qua Hội đồng quản trị; có quyền quyết định về cơ cấu của bộ
máy tổ chức và các vấn đề về nhân sự của công ty; chịu trách nhiệm chia lãi theo tỷ lệ
mức vốn góp; có quyền thông tin về các mặt hoạt động Kế toán - Tài chính và quản trị
của công ty, có toàn quyền thẩm tra về việc thực hiện điều lệ về nội quy của toàn thể
công ty.


Khối Nông nghiệp: thuộc nhóm lĩnh vực trực tiếp cung cấp sản phẩm/dịch vụ và
bao gồm các bộ phận: phòng kỹ thuật nông nghiệp, phòng cơ giới nông nghiệp
Phòng kĩ thuật nông nghiệp:
- Quản lý kỹ thuật nông nghiệp.
- Phối hợp nghiên cứu ứng dụng, khảo nghiệm các kỹ thuật nông nghiệp mới để áp
dụng vào sản xuất mía.
- Đầu mối tổ chức thi công và giám sát thi công cơ sở hạ tầng nông nghiệp của
Công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án nông nghiệp (cánh đồng lớn, dự án điện

tưới mía, tưới….).
- Kiểm soát sâu bệnh.
- Kiểm soát chất lượng mía giống.
Phòng cơ giới nông nghiệp:
- Quản lý, điều hành hoạt động xe cơ giới phục vụ hoạt động nông nghiệp;
- Thực hiện gia công, chế tạo thiết bị cơ giới nông nghiệp;
- Bảo trì, sửa chữa xe cơ giới (nông nghiệp, vận tải).
- Sản xuất nông nghiệp (nông trường)
Khối Sản xuất: thuộc nhóm phụ trách lĩnh vực trực tiếp cung cấp sản phẩm/ dịch
vụ của công ty bao gồm các lĩnh vực và chức năng như sau:
Phân xưởng đường:
- Tổ chức sản xuất đường và các sản phẩm phụ.
- Vận hành hệ thống xử lý nước thải và công tác quản lý các nguồn phát thải.
Trung tâm nhiệt điện:
- Tổ chức sản xuất điện (thương phẩm và tiêu dùng), hơi và khí nén;
- Vận hành trạm điện và quản lý, vận hành hệ thống điện của toàn Công ty (bao
gồm nhưng không giới hạn tại trụ sở Công ty, nhà máy, Nông trường).
Phòng kĩ thuật sản xuất:
- Quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất;
- Điều phối kế hoạch sản xuất; giám sát tiến độ và chi phí sản xuất;
- Quản lý kế hoạch sửa chữa thiết bị, bảo trì, đầu tư mới và cải tiến máy móc thiết
bị;
Phân xưởng bảo trì:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa nhà
máy.
- Thực hiện công tác gia công, nâng cấp, cải tạo, chế tạo các máy móc, công cụ,
thiết bị.
Khối tài chính:
- Quản lý tài chính.
- Quản lý ngân quỹ, chứng từ có giá.

Phòng kế hoạch:


- Hoạch định, quản lý và điều phối kế hoạch của toàn Công ty.
- Tham mưu các vấn đề về hoạch định, theo dõi, đánh giá hoặc điều phối kế hoạch.
Phòng kế toán:
- Quản lý những công việc thuộc nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định pháp luật.
 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hồ sơ liên quan đến thủ
tục kế toán, thuế trước khi trình Cấp thẩm quyền phê duyệt.
 Tổ chức ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình
kinh doanh của Công ty.
 Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục để thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính hàng kỳ của Đơn vị.
 Lập và nộp các báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước và các
báo cáo số liệu kế toán nhằm phục vụ cho công tác quản trị của Ban lãnh đạo.
 Tổ chức lưu trữ sổ sách, chứng từ kế toán.
- Tham mưu về công tác kế toán quản trị của Công ty.
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác kế toán quản trị của Công ty
 Tổ chức thực hiện hoạt động kế toán thuế và các thay đổi theo quy định của
pháp luật.
 Các quy định, giải pháp về kế toán phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Phòng nhân sự:
- Hoạch định nguồn nhân lực.
- Tuyển dụng nguồn nhân lực.
- Quản lý nguồn nhân lực.
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác thiết lập các chính sách liên quan đến
nguồn nhân lực.
Phòng quản lý hệ thống:
- Quản lý hệ thống: Quản lý hệ thống tích hợp theo các tiêu chuẩn ISO, chất lượngvệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, phòng thí nghiệm, vệ sinh và triển khai, áp dụng

các công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng. Vận hành bàn cân hàng hóa ra vào công ty.
Phòng kho vận:
- Quản lý kho vật tư;
- Quản lý kho thành phẩm (đường, mật rĩ, sản phẩm khác do Công ty sản xuất);
- Quản lý, điều hành đội xe vận tải;
- Vận chuyển đường, mật và phụ phẩm khác cho khách hàng hoặc theo yêu cầu (nếu
có).
Khối hỗ trợ:
Hành chính quản trị:
Hành chính: Văn thư, lễ tân, quản lý tài sản, quản lý chi phí, hành chính phục vụ, y
tế, công tác thuật dịch, phiên dịch, quản lý sử dụng xe và quản lý sử dụng xe.
Bảo vệ: Bảo vệ mục tiêu an ninh, công tác an toàn, kiểm soát x era vào cổng.


Công nghệ thông tin: Phát triền, triển khai, cung cấp và quản lý hạ tầng kỹ thuật, hệ
thống mạng và hệ thống thông tin
Cung ứng xuất nhập khẩu:
Mua hàng: Quản lý hoạt động mua sắm
Xuất nhập khẩu: Lập và thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan đến xuất nhập khẩu.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của HĐMBHH
a. khái niệm
Theo Từ điển Việt Nam, hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế
chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không
gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có

thể trao đổi, mua bán được.
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm của lao
động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách
hay ở dạng vô hình như sức lao động. Marx-Lenin cho rằng hàng hóa trước hết phải là đồ
vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người nhờ vào tính chất của
nó. Để một đồ vật trở thành hàng hóa thì bản thân nó phải có: tính ích dụng đối với người
dùng; giá trị nghĩa là được chi phí bởi lao động và sự hạn chế để đạt được nó nghĩa là độ
khan hiếm 1.
David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản: giá trị sử dụng và giá trị.
Một là, giá trị của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Một hàng hóa
có thể có một hay nhiều công dụng nên nó có thể giá sự sử dụng khác nhau.
Hai là, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện
qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa.
Hiện nay, cùng với sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế cách
hiểu hàng hóa của các các nhà kinh tế cổ điển đã không còn phù hợp. Phạm trù hàng hóa
mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị.
Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động…
được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất trên.
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm hàng hóa được quy định
khác nhau tùy theo từng lĩnh vực. Luật Giao thông đường bộ 2008: “hàng hóa là máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản
khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ”. Luật giá 2013: “hàng
hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu
của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản”. Khoản 2 Điều 3 Luật
Thương mại 2005 định nghĩa: “Hàng hóa là bao gồm tất cả các loại động sản kể cả động
sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai”.
Như vậy, trong từng thời kì, hàng hóa đều là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị
sử dụng và giá trị. Theo từng văn bản quy định thì hàng hóa sẽ được khái niệm phù hợp

1 />

với mảng quản lý của mình. Hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể tồn tại
hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai và được phép lưu thông. Không thuộc danh mục
hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo
quy định tại Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ngày 09 tháng 03 năm 2014. Nếu hàng
hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì phải tuân
theo đầy đủ các quy định của pháp luật về mua bán các loại hàng đó.
Khái niệm về hợp đồng theo quy định của các quốc gia:
Bộ luật Dân sự Qué bec (Canada) quy định tại Điều 1378 Chương II, Mục 1, Quyển
5 về các nghĩa vụ dân sự: “Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí về việc một hoặc một số
người nhận thực hiện nghĩa vụ đối với một hoặc một số người khác”.
Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ Điều 1201 quy định: “Hợp đồng là tổng
hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự “thỏa thuận” của các bên…”
Luật Hợp đồng Trung Quốc 1999, Điều 2 quy định: “Hợp đồng theo quy định của
luật này là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
các chủ thể bình đẳng tự nhiên, các tổ chức khác.”
Bộ luật Dân sự Nga 1994 khoản 1 Điều 420 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Ở Việt Nam, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ về hợp đồng như:
khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, chấp thuận… Sau này, các văn bản hiện hành của
nước ta không còn sử dụng thuật ngữ “khế ước” như trước mà thay vào đó là hợp đồng
dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại. Đây là điểm khác biệt với pháp luật
nhiều nước vì họ chỉ sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” nói chung chứ không dùng các thuật
ngữ chỉ cụ thể các loại hợp đồng.
Khác với BLDS 2005, khái niệm về hợp đồng dân sự thì Điều 385 BLDS 2015 quy
định hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ giữa các bên tham gia thỏa thuận.
Như vậy, pháp luật của các nước quy định về hợp đồng đều có điểm chung là sự
thỏa thuận giữa các chủ thể, hay nói cách khác là sự thống nhất ý chí của các bên. Định

nghĩa hợp đồng của BLDS 2015 Việt Nam có thể nói có nhiều điểm giống BLDS Nga và
Trung Quốc nhưng thể hiện tính ngắn gọn, xúc tích và đầy đủ. Tuy nhiên, nếu như các
nước Việt Nam, Nga, Trung Quốc nêu rõ là “Hợp đồng dân sự” thì pháp luật các nước
Hoa Kỳ, Pháp chỉ định nghĩa “hợp đồng” mà không nêu là hợp đồng gì mặc dù quy định,
định nghĩa về hợp đồng được đưa ra trong BLDS. Phải chăng, nội hàm của khái niệm hợp
đồng đã cho thấy, bản chất dân sự mà không cần ghi đầy đủ là “hợp đồng dân sự”?2
Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “mua bán hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho

22 />

bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán nhận hàng và
chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” 3.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau.
LTM 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, song có thể xác
định bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở quy
định của BLDS về hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định của Điều 430 BLDS 2015
về hợp đồng mua bán tài sản thì: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho
bên bán…”. Hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài
sản. Bất cứ khi nào, một người mua hàng hóa bằng tiền hoặc hình thức thanh toán khác
và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Tóm lại, HĐMBHH có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
HĐMBHH có bản chất chung của hợp đồng, được xác lập giữa các bên, thỏa mãn
về hình thức theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 LTM 2005, đối tượng của HĐMBHH là

hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật. Điểm phân biệt giữa
HĐMBHH và hợp đồng mua bán tài sản khác là: đối tượng hàng hóa và mục đích sinh
lời.
b. Đặc điểm
Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán
tài sản trong dân sự như:
- Là hợp đồng ưng thuận, được giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các
điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm
bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm
thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
- Có tính đền bù, bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ
nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng
khoản tiền thanh toán.
- Là hợp đồng song vụ, mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc
bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời cũng là bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện
nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính
mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn
giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.
Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán
hàng hóa được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi của thương nhân. Vậy nên, hợp đồng
mua bán hàng hóa có những đặc điểm riêng sau:
3 Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005


- về chủ thể.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân
(Khoản 1 Điều 6 LTM 2005) hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu về
hàng hóa (Khoản 3 Điều 1 LTM 2005). Các chủ thể không phải là thương nhân và không
nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ
thể này lựa chọn áp dụng.

- về hình thức.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện bằng hình thức lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
nhất định pháp luật bắt buộc phải giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản. Ví dụ như
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên cơ sở bằng văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax…
- về đối tượng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo LTM 2005, hàng hóa
là đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản, kể cả
động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai 4.
Đối tượng mua bán hàng hóa trong pháp luật các nước và trong nhiều Điều ước
quốc tế như Hiệp định GATT, Hiệp định thành lập khối thị trường chung châu Âu, hàng
hóa là tài sản có hai thuộc tính cơ bản: có thể đưa vào lưu thông và có tính chất thương
mại. Theo pháp luật Hoa Kỳ, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển quyền sở
hữu được vào thời gian xác định theo hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa có thể đã có
ở hiện tại hoặc sẽ có trong tương lai.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa,
dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo quy định tại
Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT. Nếu hàng hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh
doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì phải tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật
về mua bán các loại hàng đó. Còn hàng hóa mua bán quốc tế phải không thuộc danh mục
hàng hóa cấm xuất nhẩu, cấm nhập khẩu 5.
Về mục đích, hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là kinh doanh thu lợi nhuận cho
các thương nhân, chỉ phần nào đó phục vụ mục đích tiêu dùng và các mục đích khác cho
cả thương nhân và những chủ thể không phải thương nhân, tùy theo mong muốn và nhu
cầu của họ trong từng thời điểm.
2.1.2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo LTM 2005 căn cứ vào phạm vi của hợp đồng có thể chia ra làm ba loại:
Một là, hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Đây là hợp đồng mà các bên chủ
thể của hợp đồng thực hiện các giao dịch về mua bán hàng hóa với nhau trên lãnh thổ

Việt Nam. Đối với loại hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cụ
thể là LTM 2005 và các luật chuyên ngành khác.
4 Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005
5 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC ngày 09 tháng 03 năm 2014


Hai là, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Là loại hợp đồng có thêm yếu tố quốc
tế, vượt qua khỏi phạm vi của một quốc gia. Theo Điều 27 LTM 2005: “Mua bán hàng
hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Do vậy, pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng này
tương đối phức tạp, bao gồm các điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế, các tập
quán quốc tế về thương mại và pháp luật của các quốc gia. Các bên có thể thỏa thuận áp
dụng luật Việt Nam hay luật của bên đối tác hay cũng có thể là luật của một nước thứ ba.
Ba là, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết thông qua Sở giao dịch hàng hóa.
Đây là quy định mới được bổ sung tại LTM 2005, là một hoạt động phổ biến trong thực
tiễn thương mại quốc tế nhằm bảo hiểm các rủi ro do việc biến động giá cả trên thị
trường.
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, các bên
thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa, tuân theo
những tiêu chuẩn, giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao
hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai theo Điều 63 LTM 2005.
Theo Điều 64 LTM 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hàng hóa mua bán thông qua Sở
giao dịch phải thuộc danh mục hàng hóa do Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định. Theo
Điều 69 LTM 2005, thương nhân môi giới mua bán qua sở giao dịch chỉ được phép hoạt
động tại Sở giao dịch hàng hóa khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
thương nhân mua bán qua Sở giao dịch chỉ được phép thực hiện hoạt động môi giới mua
bán hàng hóa và không dược phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa. Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa được quy định tại Điều 70 LTM 2005:

- Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một
phần thiệt hại phát sinh hoặc đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng.
- Chào hàng hoặc mua giới mà không có hợp đồng với khách hàng.
- Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.
- Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới các nội dung đã
thỏa thuận với khách hàng.
2.1.3. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của xã hội, đặc biệt nó
đóng một vai trò nhất định đối với các doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp
thực hiện các hoạt động mua bán với khách hàng, thực hiện hoạt động kinh doanh của
mình. Thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp bước vào một thỏa thuận với các đối tác
của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là luật để đảm bảo những thỏa thuận cung
cấp hàng hóa, dịch vụ đó sẽ được thực hiện.
HĐMBHH sẽ bao gồm cả một quá trình đàm phán liên quan đến nhiều điều khoản
mà các bên phải tính đến. Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật (contract = law) là công
thức để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi có


tranh chấp xảy ra. HĐMBHH sẽ giúp cho các bên xác định được ai sẽ có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp phát sinh. Các cơ quan giải quyết tranh chấp Tòa án hay Trọng tài sẽ căn
cứ vào hợp đồng để làm bằng chứng về sự thỏa thuận và cam kết giữa các bên để giải
quyết những phát sinh xảy ra. Vì vậy, HĐMBHH vô cùng quan trọng để qua đó cơ quan
giải quyết tranh chấp sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp.
HĐMBHH là công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động
kinh doanh. Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp sẽ xác định được chi phí, giá
cả theo một thời gian nhất định trong quá trình hợp tác kinh doanh, tránh được những rủi
ro tiềm ẩn trong việc tăng chi phí khi hoạt động. Từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng
được kế hoạch tài chính chủ động trong việc thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát
của doanh nghiệp.

HĐMBH cũng là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị
trường nước ngoài. Cùng xu hướng phát triển của nền kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay hoạt động kinh doanh không chỉ gói gọn trong phạm vi
lãnh thổ một quốc gia mà được mở rộng sang thị trường quốc tế. Đây là cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ của mình. Thâm
nhập thị trường dịch vụ nước ngoài không phải là điều dễ làm khi ở một môi trường mới
khác biệt về văn hóa, pháp luật, chính trị.
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA
2.2.1. Nguồn luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
Như vậy, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hiện
hành là:
BLDS là nguồn luật chung cho tất cả các quan hệ hợp đồng như quy định những
nguyên tắc chung, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, các biện pháp
đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng...
LTM 2005 quy định những vấn đề cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi có
những vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa mà LTM không quy định thì áp
dụng quy định của BLDS (Điều 4 BLDS 2015). Đối với HĐMBHH có yếu tố nước ngoài
trong kinh doanh, thương mại được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau như luật
quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế. Ngoài ra, còn có một số luật
chuyên ngành khác liên quan như: Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai, Luật nhà
ở... điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong HĐMBTS có đối tượng đặc biệt như đất đai,
nhà ở.
2.2.2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể của các hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa
nói riêng có thể giao kết giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên thương nhân cùng
hướng đến mục đích sinh lời.



×