Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 195 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ LÝ HOÀI TÂN

Tên đề tài:

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ
Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2030

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2019

i



VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ LÝ HOÀI TÂN

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ
Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Thanh Sang
2. GS.TS Nguyễn Trọng Hoài



Năm 2019

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án
Đỗ Lý Hoài Tân

Tác giả luận án
Đỗ Lý Hoài Tân

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG KINH TẾ VÙNG ........................... 6
1.1. Công trình nghiên cứu quốc tế ....................................................................................... 6


1.1.1. Công trình nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế ....................................6
1.1.2. Công trình nghiên cứu về tăng trưởng vùng ...................................................13
1.1.3. Công trình nghiên cứu tăng trưởng bền vững về kinh tế ................................18
1.2. Công trình nghiên cứu trong nước ................................................................................ 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG KINH TẾ VÙNG ................................................... 32
2.1. Một số khái niệm về tăng trưởng bền vững kinh tế vùng ............................................. 32

2.1.1. Vùng và kinh tế vùng ......................................................................................32
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế ........................................................33
2.1.3. Phát triển bền vững .........................................................................................35
2.1.4. Tăng trưởng bền vững về kinh tế ....................................................................39
2.2. Mô thức tăng trưởng bền vững kinh tế vùng và tiêu chí đánh giá ................................ 39

2.2.1. Mô thức tăng trưởng bền vững kinh tế............................................................39
2.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá tăng trưởng bền vững kinh
tế vùng .......................................................................................................................47
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững kinh tế vùng ................................... 53

2.3.1. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng .........................................53
2.3.2. Các yếu tố thể chế trong nước .........................................................................54
2.3.3. Các yếu tố và điều kiện quốc tế ......................................................................55
2.4. Kinh nghiệm về tăng trưởng bền vững kinh tế vùng của một số nước và bài học cho Việt
Nam trong tăng trưởng bền vững kinh tế vùng Đông Nam Bộ ........................................... 55

iii



2.4.1. Kinh nghiệm về tăng trưởng bền vững kinh tế vùng của một số nước trên thế
giới ............................................................................................................................ 55
2.4.2. Một số bài học từ kinh nghiệm nước ngoài rút ra cho tăng trưởng bền vững
kinh tế vùng Đông Nam Bộ...................................................................................... 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ VÙNG
ĐÔNG NAM BỘ ................................................................................................................ 65
3.1. Khái quát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững kinh tế vùng Đông
Nam Bộ ................................................................................................................................ 65

3.1.1. Các yếu tố kinh tế trong vùng ........................................................................ 65
3.1.3. Tác động từ điều kiện quốc tế ........................................................................ 78
3.2. Phân tích thực trạng tăng trưởng bền vững về kinh tế vùng Đông Nam Bộ ................. 81

3.2.1. Nhóm tăng trưởng nhanh gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ............. 81
3.2.2. Nhóm hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế vùng ............................................. 84
3.2.3. Nhóm bền vững môi trường ........................................................................... 86
3.2.4. Nhóm sáng tạo ................................................................................................ 87
3.2.5. Nhóm cân bằng ............................................................................................... 90
3.2.6. Nhóm an toàn ................................................................................................. 93
3.2.7. Mức độ tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn
2008-2017 ................................................................................................................. 97
3.3. Đánh giá chung thực trạng tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ . 100

3.3.1. Những thành công ........................................................................................ 100
3.3.2. Những hạn chế.............................................................................................. 102
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................. 107
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 111
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG
BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ VÙNG ĐẾN NĂM 2030 .................................................... 113

4.1. Bối cảnh phát triển mới ............................................................................................... 113

4.1.1. Bối cảnh mới của toàn cầu và khu vực ........................................................ 113
4.1.2. Bối cảnh mới của đất nước ........................................................................... 118

iv


4.1.3. Bối cảnh phát triển mới của vùng Đông Nam Bộ .........................................121
4.2. Dự báo và nhận định các trường hợp tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ đến năm
2030 ................................................................................................................................... 123

4.2.1. Các trường hợp tăng trưởng của vùng ĐNB đến năm 2030 .........................124
4.2.2. Nhận định các khả năng tăng trưởng của vùng ĐNB giai đoạn 2020-2030 .125
4.3. Quan điểm và mục tiêu để tăng trưởng bền vững về kinh tế vùng ............................. 127

4.3.1.Tái cấu trúc kinh tế vùng theo hướng phát huy lợi thế và liên kết chặt chẽ giữa
các địa phương trong vùng ......................................................................................127
4.3.2. Phát triển có trọng điểm nhưng luôn chú ý đến sự phát triển của tất cả địa
phương trong vùng để đảm bảo sự ổn định cho tăng trưởng ..................................128
4.3.3. Từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dựa trên nền tảng KHCN cao,
nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị hiện đại ...............................................129
4.3.4. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở gắn bó với công nghiệp và dịch vụ trên địa
bàn vùng ..................................................................................................................129
4.3.5. Tăng trưởng kinh tế vùng phải hài hòa và thúc đẩy xã hội và môi trường vùng
bền vững ..................................................................................................................130
4.4. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế vùng Đông Nam Bộ
........................................................................................................................................... 131

4.4.1. Nhóm các giải pháp đối với cấp Trung ương ................................................131

4.4.2. Nhóm các giải pháp đối với cấp chính quyền địa phương vùng ĐNB .........134
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 144
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 148

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN :

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)

BD

Bình Dương

BP

Bình Phước

BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

CN


Công nghiệp

ĐN

Đồng Nai

ĐNB :

Đông Nam Bộ

EKC :

Vòng cầu môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve)

FDI :

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GEI:

Green Economy Initiative (Sáng kiến kinh tế xanh)

GDP :

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

GDP per

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (Gross Domestic Product per


capita

capita)

IUCN :

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
(International Union for Conservation of Nature and Natural Resources)

KCN :

Khu công nghiệp

KCX :

Khu chế xuất

MAFF :

Bộ Nông nghiệp Ngư nghiệp Lâm nghiệp Nhật Bản (Ministry
of Agriculture, Forestry and Fisheries)

NAFTA :

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (The North American
Free Trade Agreement)

NN

Nông nghiệp


PTBV :

Phát triển bền vững

SCOLI :

Chỉ số sinh hoạt theo không gian ((Spatial Cost Of Living Index)

TB

Trung bình

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)

TN

Tây Ninh

vi


TPHCM :

Thành phố Hồ Chí Minh

TTBV


Tăng trưởng bền vững

UN :

Liên Hợp Quốc (United Nations)

UNDP :

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations
Development Programme)

UNCED:

United Nations Conference on Environment and Development

UNEF :

Lực lượng Khẩn cấp Liên Hợp Quốc (United Nations
Emergency Force)

USD:

Đô la Mỹ

WCED :

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên (World Commission on
Environment and Development)

WSSD


World Summit on Sustainable Development

WWF :

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund For
Nature)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ tiêu chí đánh giá sự bền vững trong tăng trưởng kinh tế của
vùng………………………………………………………………………………...50
Bảng 2.2: Hệ tiêu chí xác định mức độ bền vững trong tăng trưởng kinh tế của vùng
ĐNB trong giai đoạn 2008-2017…………………………………………………...52
Bảng 3.1: Đơn vị hành chính các tỉnh vùng ĐNB giai đoạn 2005-2014 ................. 65
Bảng 3.2: Nguồn vốn đầu tư phát triển của các địa phương (theo giá hiện hành) trong
vùng Đông Nam Bộ giai đoạn từ 2011 đến 2015 ..................................................... 70
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư tại các địa phương tại vùng Đông Nam Bộ (theo giá hiện
hành) phân theo một số ngành kinh tế trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 ............... 72
Bảng 3.4: Dân số theo khu vực ở vùng Đông Nam Bộ giai đoạn từ 2000 đến 2017 73
Bảng 3.5: Mật độ lao động trong nhóm ngành nông nghiệp của vùng ĐNB trong giai
đoạn 2005-2015 ........................................................................................................ 74
Bảng 3.6: Cơ cấu xã hội dựa trên 10 nghề chính ở vùng ĐNB trong giai đoạn 19992009. ......................................................................................................................... 75
Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng ĐNB giai đoạn 2008-2017 ........... 81
Bảng 3.3: GRDP bình quân đầu người của vùng ĐNB trong giai đoạn 2008-2017 82
Bảng 3.9: Cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐNB giai đoạn 2005-2017 .................... 83
Bảng 3.10: Quy mô vốn đầu tư của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017... 84
Bảng 3.11: Tổng số lao động của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 ...... 85

Bảng 3.12: Năng suất lao động xã hội bình quân của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn
2008-2017 ................................................................................................................. 86
Bảng 3.13: Tỷ lệ che phủ rừng và chỉ số biến động diện tích rừng so với năm trước
của vùng ĐNB và cả nước trong giai đoạn 2008-2017 ............................................ 86
Bảng 3.14: Tỷ lệ khu công nghiệp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn toàn vùng ĐNB và
cả nước trong giai đoạn 2015-2017 .......................................................................... 87
Bảng 3.15: Tốc độ tăng trưởng TFP của các tỉnh thành vùng ĐNB giai đoạn 20082014 .......................................................................................................................... 88

viii


Bảng 3.16: Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ
tăng trưởng GRDP vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 .............................88
Bảng 3.17: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có trình độ đại học trở lên trong nền kinh
tế ở vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2018-2017 ......................................................89
Bảng 3.18: Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo các tỉnh thành trong vùng Đông
Nam Bộ trong giai đoạn 2008-2017 ..........................................................................90
Bảng 3.19: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cán cân thương mại toàn của vùng ĐNB và
cả nước trong giai đoạn 2008-2017...........................................................................90
Bảng 3.20: Hệ số Engel toàn vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017..............92
Bảng 3.21: Tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 .........93
Bảng 3.22: Thu – chi ngân sách nhà nước của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 20082017 ...........................................................................................................................94
Bảng 3.23: Tỷ lệ thất nghiệp của vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 .......95
Bảng 3.24: Số người chết do tai nạn giao thông, số bác sĩ trên 1 vạn dân và tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 ......96
Bảng 3.25: Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ dùng nhà vệ sinh hợp vệ
sinh vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2008-2017 .....................................................96
Bảng 3.26: Tỷ lệ dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước và tỷ lệ
chất thải rắn được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường một ngày vùng ĐNB và cả nước
...................................................................................................................................97

Bảng 3.27: Tỷ trọng đóng góp của vùng ĐNB so với cả nước ...............................104
Bảng 4.1: Chỉ số tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới 2014-2017…………..……..116

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP của vùng ĐNB so với cả nước trong giai
đoạn 2008-2017…………………………………………………………………….84
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng TFP của Việt Nam trong giai đoạn 20082014………………………………………………………………………………...87

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng khủng hoảng nguồn tài nguyên và ô nhiễm ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng ở phạm vi toàn cầu1 đặt ra yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế
thế giới là phải thực hiện tái cấu trúc và tìm kiếm chiến lược phát triển và tăng trưởng
mới. Phát triển bền vững (PTBV) và tăng trưởng bền vững (TTBV) dựa trên sự kết
hợp hài hòa của cả ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường và đáp ứng nhu cầu thế hệ
mai sau từ đó nổi lên là chiến lược hiệu quả nhất để hướng đến quá trình phát triển
và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn sau khi nhận được sự ủng hộ của các thành viên
tham gia Hội nghị UNCED tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 và Hội nghị WSSD
tổ chức ở Johannesburg năm 2002. Tại Việt Nam, các Văn kiện từ Đại hội VII đến
Đại hội XII của Đảng luôn khẳng định phải thực hiện phương hướng PTBV là cơ sở
để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm sớm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, thực hiện phát triển và tăng trưởng
bền vững về kinh tế ở phạm vi vùng, đặc biệt là các vùng kinh tế quan trọng như vùng
Đông Nam Bộ (ĐNB), cũng được đề ra như là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện
phương hướng PTBV cả nước.
Vùng ĐNB là vùng có nhiều lợi thế so sánh về mặt địa lý, khí hậu thuận lợi, tài

nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào. Bên cạnh các thành tựu đạt được như
Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng, đặc biệt là những tỉnh thành như TPHCM (9,6%),
Bình Dương (11,3%) hay Đồng Nai (12%), cao hơn so với mức tăng trưởng chung
của cả nước (5,6%/năm)2, là vùng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất cả
nước, tỉ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (đạt mức 64,15%) …, nhưng vùng ĐNB vẫn
còn đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình PTBV và TTBV về kinh tế: trong
khi TPHCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy sự phát
triển mọi mặt một cách nhanh chóng thì tốc độ tăng trưởng của Bình Phước và Tây

Nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá trong thập niên 60 để hướng đến sự
phát triển và tiến bộ trong xã hội loài người diễn ra ở nhiều quốc , đặc biệt tại các quốc gia vừa thoát khỏi ách
bóc lột của chế độ thực dân cũ và mới.
2
Tổng cục Thống kê (2014). “Niên giám thống kê cả nước năm 2014”. Nxb. Tổng cục Thống kê.
1

1


Ninh rõ ràng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng và tiềm năng thực sự của 2 tỉnh này
trong suốt thời gian qua; tăng trưởng kinh tế ở vùng chủ yếu dựa vào các yếu tố tăng
trưởng chiều rộng như các nguồn lao động chưa qua đào tạo, tăng đầu tư vốn, tăng
cường khai thác nguồn tài nguyên; dân cư tập trung chủ yếu ở Bình Dương và
TPHCM; môi trường sinh thái tại các địa phương bị xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng3.
Cho đến nay, không thể phủ nhận rằng có không ít các công trình nghiên cứu
vùng của các tỉnh, các nghiên cứu phát triển vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm
của Bộ, Nhà nước và các quy hoạch cấp tỉnh, địa phương. Mặc dù có giá tị tham khảo
và xây dựng kế hoạch phát triển địa phương, các kết quả công trình này chủ yếu vẫn
ở dưới dạng các bản quy hoạch, trong đó đưa ra hướng phát triển các ngành và tính
toán xác định nguồn lực phát triển vùng [34, tr.6]. Nói cách khác, các công trình tập

trung phân tích, đánh giá thực trạng TTBV về kinh tế ở vùng như vùng ĐNB, chỉ ra
những thành tựu và hạn chế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của vùng, và tìm kiếm
các giải pháp và hướng đi mới cho chiến lược thúc đẩy TTBV về kinh tế tại vùng
nhằm ứng phó hiệu quả với những bất ổn và thử thách trong tương lai vẫn còn chưa
có nhiều. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Thúc đẩy
tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030” làm luận án
tiến sỹ nhằm đóng góp vào cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá TTBV về kinh tế
vùng, từ đó giúp cho vùng ĐNB có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy
TTBV về kinh tế.

Thực tế, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các KCN, KCX mới trong khi hệ thống xử lý chất thải tại đây chưa
được đảm bảo đã dẫn đến tình trạng khối lượng chất thải công nghiệp mà vùng phải nhận ngày càng tăng. Chất
lượng nước ở các con sông lớn trong vùng như sông Sài Gòn, sông Thị Vải và đặc biệt là sông Đồng Nai theo
đó cũng bị suy thoái nghiêm trọng. Chỉ riêng ở sông Đồng Nai, mỗi ngày phải đón nhận đến 62,2% lượng nước
thải sinh hoạt, hơn 100 ngàn m3 nước thải công nghiệp và 10.142 m3 nước thải y tế không qua xử lý hoặc xử
lý không triệt để từ các tỉnh mà con sông chảy qua. Mặc dù TPHCM và Đồng Nai đã cùng nhau triển khai thực
hiện một số giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực này
vẫn chưa được khắc phục một cách đáng kể. Điều này không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cấp cho
hàng triệu người dân sống trong lưu vực sông Đồng Nai mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát
triển công nghiệp và đô thị tại các tỉnh thành trong vùng.
3

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nhằm làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh
tế và định hướng tăng trưởng kinh tế vùng theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó đánh
giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế

tại vùng ĐNB trong tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý thuyết về tăng trưởng bền vững kinh tế vùng và xây dựng các
tiêu chí, chỉ số phản ánh, chỉ tiêu đo lường và đánh giá sự tăng trưởng bền vững kinh
tế vùng;
Đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế vùng ĐNB theo các tiêu chí và
chỉ số tăng trưởng kinh tế bền vững để xác định những hạn chế, yếu kém, và nguyên
nhân;
Đề xuất các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững kinh tế vùng ĐNB đến năm 2030 và
các giải pháp thực hiện, thúc đẩy nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là tăng trưởng bền vững về kinh tế của một vùng, ở đây là vùng ĐNB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Vùng nghiên cứu của luận án là vùng lãnh thổ ĐNB,
trên địa bàn của 6 tỉnh, thành phố gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh. .
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế bền
vững về kinh tế vùng ĐNB, trong đó tập trung từ năm 2008 đến năm 2017.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên những quan điểm chung về phát triển kinh
tế và định hướng PTBV về kinh tế trong mối tương quan với những trụ cột khác của

3


PTBV là xã hội và môi trường. Việc tổ chức và phân tích dữ liệu dựa trên những cơ
sở lý luận chủ yếu sau:
Các lý thuyết về PTBV, TTBV và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Kế thừa thành tựu và kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu có liên
quan đến nội dung của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để lượng hóa và phân tích số
liệu thu thập được có liên quan đến thực trạng kinh tế - xã hội – môi trường, từ đó
làm rõ thực trạng TTBV về kinh tế của vùng ĐNB.
Phương pháp đánh giá logic: được sử dụng trong việc nghiên cứu vấn đề thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với PTBV, đánh giá thực trạng quá trình
PTBV về kinh tế tại vùng ĐNB trong suốt thời gian qua thông qua các phân tích lợi
thế đặc thù của toàn vùng ĐNB và đưa ra những nhận định và đánh giá phù hợp.
Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh số liệu liên quan của vùng ĐNB
ở từng thời điểm khác nhau, của vùng ĐNB với cả nước ở cùng một thời điểm.
Ngoài ra một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu như phương pháp diễn giải, quy nạp…
5. Những đóng góp của luận án
Đúc kết bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện thúc đẩy tăng trưởng bền vững
về kinh tế vùng tại một số nước trên thế giới có thể áp dụng cho vùng ĐNB.
Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về TTBV về kinh tế vùng.
Xây dựng hệ tiêu chí để đánh giá tăng trưởng bền vững về kinh tế vùng nói
chung và vùng ĐNB nói riêng.
Hệ thống hóa các số liệu phản ánh thực trạng TTBV về kinh tế vùng ĐNB giai
đoạn 2008-2017.
Trình bày và áp dụng phương pháp đánh giá toàn diện để xác định mức độ bền
vững trong TTKT vùng ĐNB giai đoạn 2008-2017.
Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy TTBV về kinh tế vùng
ĐNB giai đoạn đến năm 2030.

4



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để định hướng cho các công
trình nghiên cứu mới đối với những vùng khác hoặc có quy mô trải rộng hơn.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đề xuất một hệ tiêu chí để đánh giá TTBV về kinh tế cho các vùng.
Luận án có thể được dùng để thiết kế chính sách tăng trưởng kinh tế vùng cho
vùng ĐNB sao cho phù hợp với bối cảnh mới của quốc tế và cả nước hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm các chương như sau:
Chương 1: Tập trung tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến nội dung của luận án.
Chương 2: Trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến TTBV về kinh
tế vùng bao gồm các khái niệm, cơ sở lý thuyết, mô thức, và yếu tố ảnh hưởng; đánh
giá các kinh nghiệm quốc tế và những bài học có thể rút ra cho quá trình TTBV về
kinh tế vùng ở Việt Nam.
Chương 3: Phân tích thực trạng TTBV về kinh tế tại vùng ĐNB, đánh giá những
thành tựu và hạn chế của quá trình TTBV về kinh tế của vùng ĐNB trong giai đoạn
2008-2017
Chương 4: Phân tích bối cảnh mới trong nước và quốc tế, đưa ra những dự báo
về tăng trưởng của vùng ĐNB, từ đó đề ra một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy
TTBV về kinh tế vùng đến năm 2030.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG KINH TẾ VÙNG

1.1. Công trình nghiên cứu quốc tế
1.1.1. Công trình nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế
Tác phẩm “Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations” (Sự
thịnh vượng của các quốc gia) của Adam Smith (1776) đánh dấu sự khởi đầu của tư
tưởng kinh tế hiện đại. Tác phẩm này cũng phản ánh rõ tầm quan trọng của tăng
trưởng kinh tế như một phương tiện cải thiện sự sinh tồn của con người. Quan điểm
này cho rằng một xã hội lý tưởng là một xã hội nơi mà mọi người có thể tự do cạnh
tranh, giao lưu, tự do trao đổi hàng hóa mà không chịu sự ràng buộc của bất kỳ chủ
thể nào khác. Ông cũng cho rằng xã hội là tổng hợp của các cá nhân – con người kinh
tế, là liên minh của những quan hệ trao đổi. Ngoài ra, ông cũng cho rằng mọi hoạt
động trao đổi của cá nhân đều chịu sự chi phối của tính ích kỷ và lợi ích cá nhân của
mình. Tuy nhiên, do sự tác động của “Bàn tay vô hình”4 sẽ buộc con người kinh tế
phải bảo vệ lợi ích chung của xã hội nếu muốn bảo vệ lợi ích của bản thân, bất kể
điều này vốn không nằm trong dự định [114].
Cũng trong tác phẩm này, Adam Smith đồng thời trình bày về thuyết “Tích lũy
tư bản”. Ông lập luận rằng cội nguồn của của cải lao động, tài sản của xã hội phụ
thuộc vào 2 nhân tố: Số lượng lao động trong hoạt động sản xuất vật chất; sự phát
triển của hoạt động phân công lao động để tăng năng suất sản xuất. Theo ông, việc
phân công lao động đem lại nhiều ưu điểm: trình độ tay nghề và kỹ thuật của người
lao động tăng lên; tiết kiệm thời gian chuyển đổi lao động từ dạng này sang dạng
khác; và tạo điều kiện cho sự ra đời của các phương pháp sản xuất mới và việc sử
dụng máy móc trong quá trình sản xuất. Mặc dù bị nhận định là có những sai lầm
nhất định như đã lầm lẫn giữa phân công lao động trong xã hội và phân công lao động
trong công trường thủ công và sai lầm trong quan điểm cho rằng khuynh hướng cá

“Bàn tay vô hình” được hiểu là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, không chịu sự tác động
của ý chí con người
4

6



nhân và trao đổi là nguyên nhân của sự xuất hiện và phát triển của phân công lao
động, nhưng không thể phù nhận tầm quan trọng của thuyết “Tích lũy tư bản” trong
việc định hình khuynh hướng nghiên cứu kinh tế học mới, xem lao động là một nhân
tố quan trọng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế, và xứng đáng là thuyết thống trị trong
suốt giai đoạn từ thế kỷ 18 đến thập kỷ 50 của thế kỷ 20.
Thuyết “Tích lũy tư bản” của Adam Smith sau đó được kế thừa và phát triển
bởi nhà kinh tế học David Ricardo (1817) với tác phẩm tiêu biểu “On the Principles
of Political Economy and Taxation” (Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế
khóa). Trong tác phẩm này, ông đã rà soát lại toàn bộ học thuyết của Adam Smith để
phê phán những mâu thuẫn và sai lầm cũng như phát triển thêm những nguyên lý
đúng đắn trong lý luận của Adam Smith. Ông cho rằng tích lũy tư bản là nhân tố chủ
yếu quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và chỉ ra các yếu tố cơ bản cho sự tăng
trưởng kinh tế là đất đai, vốn và lao động. Mối tương quan giữa các yếu tố này và các
biện pháp thúc đẩy năng suất cận biên sẽ làm tăng lợi nhuận và tài sản cá nhân, từ đó
tăng tỷ lệ hình thành tư bản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [103].
Cuối thế kỷ 19 đầu 20 chứng kiến sự xuất hiện của tư tưởng kinh tế tân cổ điển
tiếp tục nghiên cứu và giải thích nguồn gốc và mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên
các học thuyết của Adam Smith và David Ricardo. Theo các nhà kinh tế học thuộc
trường phái này thì nền kinh tế để tăng trưởng phải dựa trên việc tăng số lượng của
các yếu tố sản xuất đầu vào, bao gồm vốn, lao động và các nguyên vật liệu, cũng như
cải thiện sự hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Lý thuyết tăng trưởng
của trường phái tân cổ điển dựa trên cơ sở một hàm sản xuất tổng hợp có dạng tổng
quát:
Y = f(K,L,N,t,…)
Với Y là tổng sản phẩm xã hội, K là khối lượng vốn được sử dụng, L là số lượng
lao động, N là đất đai và t là thời gian cùng với sự tham gia của nhiều nhân tố khác
vào quá trình sản xuất.
Như vậy, nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế vẫn còn mơ hồ và đòi hỏi giả định

nghiêm ngặt về mô hình sản xuất ở cấp độ từng lĩnh vực của nền kinh tế. Sự phức tạp

7


này sau đó được nhà toán học Cobb và nhà kinh tế học Douglas (1928) đơn giản hóa
bằng cách cố định các yếu tố sản xuất khác và chỉ tập trung xem xét và nghiên cứu 2
yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế là vốn và lao động, từ đó đề xuất ra
hàm sản xuất Cobb-Douglas [57]:
Y = f(K,L) = AKαLβ
Với A là hằng số, α và β là số mũ của K và L.
Nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế sau đó tiếp tục
áp dụng mô hình tăng trưởng dạng hàm sản xuất, nổi bật có Harrod – Domar và
Solow.
Mô hình Harrod - Domar là sự kết hợp của 2 công trình nghiên cứu độc lập của
2 nhà kinh tế học Roy Harrod (1939) và Evsey Domar (1946) [67], [73]. Nền tảng
xây dựng nên lý luận của mô hình này dựa trên quan điểm về tăng trưởng của Keynes
(1936) trong tác phẩm “The General Theory of Employment, Interest, and Money”
(Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ). Trong tác phẩm này, Keynes
cho rằng sự gia tăng trong tổng tiêu dùng sẽ làm tổng cầu tăng lên, từ đó khiến cho
quy mô của nền kinh tế tăng lên và suy thoái trong nền kinh tế giảm xuống. Trong
tổng chi tiêu thì Keynes đánh giá cao vai trò của đầu tư (hay tiết kiệm theo quan điểm
của ông) trong việc tạo hiệu ứng tăng thu nhập và là động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế [81].
Dựa trên xuất phát điểm trên, Harrod – Domar nhận định rằng đầu tư chính là
cơ sở để tạo nên vốn sản xuất tương lai và vốn sản xuất đóng vai trò quan trọng đối
với sự gia tăng quy mô của nền kinh tế, hay nói cách khác, bằng cách thúc đẩy tỷ lệ
tiết kiệm hay khối lượng vốn vào đầu tư thì sẽ đẩy mạnh tăng trưởng. Trong mô hình
của mình, Harrod – Domar cố định các nhân tố tác động đến tăng trưởng, ngoại trừ 3
yếu tố được xem là quan trọng nhất là vốn, lao động và tài nguyên; và đề xuất hàm

sản xuất:
Y = f(K,L,R)
Với K là thước đo tổng hợp vốn, L là số lượng lao động và R là số lượng tài
nguyên.

8


Thập kỷ 50 của thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật hiện đại với sự ra đời của hàng loạt các phát minh khoa học và
nguồn tài nguyên mới được khai thác để phục vụ cho quá trình sản xuất. Trong bối
cảnh đó, sự ra đời của mô hình tăng trưởng Solow (1956) với thuyết “Kỹ trị” đã đem
lại nhiều đóng góp mới trong lý luận tăng trưởng kinh tế. Trong đó, Solow đề cao vai
trò của tiến bộ kỹ thuật đến sự tăng trưởng kinh tế khi cho rằng chính sự phát triển
trong phương pháp sản xuất là cơ sở để duy trì gia tăng qui mô của nền kinh tế, từ đó
dẫn đến tính bền vững của tăng trưởng kinh tế [115]. Thông qua phân tích thực chứng,
ông cũng tính được đóng góp của nhân tố tiến bộ kỹ thuật đến tỷ lệ tăng trưởng tăng
trưởng kinh tế Mỹ là 87,5%. Hàm sản xuất Solow có dạng:
Y = f(K,L,T)
Với K là thước đo tổng hợp vốn, L là số lượng lao động và T là yếu tố khoa học
kỹ thuật (KHKT).
Như vậy, hàm sản xuất của Solow cho rằng trong quá trình sản xuất thì chỉ các
yếu tố vốn, lao động và công nghệ là đóng vai trò lớn và các yếu tố đầu vào khác chỉ
có đóng góp không đáng kể. Nói cách khác, ông đã bác bỏ vai trò quan trọng của các
yếu tố đất đai và tài nguyên thiên nhiên trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hàm
sản xuất truyền thống, từ đó gián tiếp phản tư thuyết “Tích lũy tư bản” vốn đang
thống trị tư tưởng kinh tế trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình Solow
là ông cho rằng tiến bộ KHCN là yếu tố tác động từ bên ngoài (nên mô hình Solow
còn được gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh), từ đó dẫn đến việc khó lý giải được
vai trò thật sự của tiến bộ kỹ thuật trong thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Mặc dù vậy,

không thể phủ nhận rằng mô hình Solow thực sự là mô hình hoàn chỉnh đầu tiên về
tăng trưởng kinh tế và hiện vẫn là mô hình thường xuyên được lựa chọn trong các
nghiên cứu liên quan đến tăng trưởng kinh tế.
Thuyết “Kỹ trị” của Solow sau đó được bổ sung và phát triển thêm bởi thuyết
“Tư bản nhân lực” với Schultz (1945, 1971) và Lucas (1986) là 2 đại diện tiêu biểu.
Thông qua việc kế thừa và vận dụng khái niệm tư bản của kinh tế học cổ điển,
Schultz chia tư bản làm 2 hình thức là tư bản thông thường và tư bản nhân lực. Ông

9


cho rằng việc phát triển các mặt y tế, giáo dục, an ninh xã hội thông qua đầu tư sẽ
làm tăng chất lượng, chuyên môn và kỹ thuật của con người lao động. Tư bản thông
thường nhờ đó trở thành tư bản nhân lực (vốn nhân lực), từ đó nâng cao sản lượng
sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài [111], [112].
Lucas (1988) xây dựng mô hình tăng trưởng của tích lũy tư bản nhân lực chuyên
môn hóa để bổ sung và phát triển thêm thuyết “Tư bản nhân lực”. Theo đó, ông chia
tư bản làm 2 loại là “tư bản hữu hình” (vốn vật chất) và “Tư bản vô hình” (vốn nhân
lực). Vốn nhân lực chỉ những kỹ năng, kiến thức, khả năng của mỗi con người có thể
áp dụng trong các hoạt động kinh tế. Vốn nhân lực được hình thành và tích lũy thông
qua môi trường giáo dục, đào tạo trong suốt thời gian học tập từ cấp 1 đến đại học và
cả những chương trình đào tạo nghề nghiệp hoặc thông qua chính các kinh nghiệm
thực tế của người lao động. Bằng việc phân biệt 2 hình thức tư bản không chỉ giúp
mô hình của Lucas tách biệt hoàn toàn với quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô mà
Harrod – Domar và Solow đã quan niệm mà còn đem lại hướng đi mới cho chính
sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn [89]. Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ
được lâu dài nếu việc đầu tư vào vốn nhân lực được thực hiện một cách đầy đủ và
hợp lý.
Có thể thấy thuyết “Kỹ trị” và “Tư bản nhân lực” đã phản ánh được hai mặt
phần cứng và phần mềm của quá trình sản xuất, đồng thời nhấn mạnh vai trò quyết

định của tiến bộ kỹ thật và vốn nhân lực (yếu tố con người) đến việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế lâu dài (tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế). Tuy nhiên, sự trỗi
dậy mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi sự ra đời của luồng lý luận mới,
thuyết “tăng trưởng mới”, với 2 đại diện tiêu biểu là Romer (1986, 1990) và Scott
(1989) nhằm giải thích tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu.
Bằng việc áp dụng kết hợp các phương pháp toán học hóa với vi mô hóa, Romer
(1986, 1990) đã đề xuất ra những mô hình tăng trưởng nội sinh để giải thích quá trình
tăng trưởng kinh tế trong điều kiện kinh tế quốc tế hóa [105], [106]. Bằng việc đưa
vốn nhân lực và tri thức (tiến bộ kỹ thuật) vào mô hình tăng trưởng kinh tế, ông một
mặt khẳng định lại vai trò của tri thức hay tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh

10


tế, đồng thời chứng minh tác động của 2 yếu tố này đến việc sản sinh “thu nhập tăng
dần”, là nguồn động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài.
Để xem xét vai trò đầu tư tư bản trong tăng trưởng kinh tế, ông đưa ra hàm sản
xuất có dạng tuyến tính như sau:
Y=AK
Với A là tham số mọi nhân tố tác động đến sự phát triển của KHCN và K là
thước đo tổng hợp của vốn.
Từ đó ông đưa ra công thức tính tốc độ tăng trưởng vốn bình quân và sản lượng
bình quân ở trạng thái bền vững lần lượt như sau:
gK/L=sA – (n+δ) và gY/L=gA+gK/L
Với s tỷ lệ tiết kiệm, n là tỷ lệ tăng dân số và δ là mức khấu hao
Nếu gA=0 hay tiến bộ kỹ thuật không xảy ra thì ta sẽ có tốc độ tăng trưởng vốn
bình quân và sản lượng bình quân là bằng nhau hay nói cách khác:
gY/L= sA – (n+δ)
Như vậy, Romer đã chứng minh rằng chính tỷ lệ tiết kiệm sẽ quyết định tăng
trưởng và tỷ lệ tiết kiệm tăng sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu

người tăng liên tục. Từ đó, ông kết luận rằng tăng trưởng kinh tế hiện đại chủ yếu là

do sự thúc đẩy của tri thức và vốn nhân lực, quốc gia nào thực hiện tích luỹ vốn
nhân lực và tri thức hiệu quả thì mức thu nhập và tỉ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ cao.
Do tích luỹ vốn nhân lực và tri thức có thể làm cho thu nhập tăng dần, nên nước
có vốn nhân lực phong phú thì tỉ lệ lợi nhuận từ đầu tư vốn sẽ ổn định và nâng
cao.
Các quan điểm của Romer được củng cố bởi nghiên cứu của Scott (1989) với
mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư tư bản. Trong bài viết của mình, ngoài việc
nhấn mạnh vai trò của đầu tư với tăng trưởng kinh tế (do đầu tư là nguồn gốc dẫn
đến tiến bộ kỹ thuật và tích lũy vốn nhân lực), Scott ủng hộ quan điểm kinh tế học
cổ điển khi cho rằng vốn và lao động là nhân tố quyết định “tăng trưởng đầu ra”
(output growth) với mô hình tăng trưởng mới [109]:
g = gw + gL ; g = aps + Mgw

11


Với g là tốc độ tăng trưởng kinh tế, gw là tốc độ tăng trưởng tiền lương, gL
là tốc độ tăng trưởng lao động để điều chỉnh chất lượng, a là hệ số tỉ suất đầu tư
bình quân hằng năm, p là tỉ suất tăng trưởng đầu tư, s là tỉ suất đầu tư và w là tỉ
suất hiệu quả lao động.
Lịch sử thế giới cho thấy giá trị ứng dụng thực tiễn của các học thuyết tân cổ
điển với vai trò là cơ sở xây dựng chiến lược tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
đã mở ra một thời kỳ tăng trưởng vượt bậc của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc
dù vậy, hạn chế của các học thuyết kinh tế tân cổ điển là đã không xem xét kỹ mối
quan hệ giữa hệ thống kinh tế với tài nguyên môi trường, thể hiện qua việc tài
nguyên môi trường không được thể hiện như là 1 nhân tố quan trọng đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế ở các mô hình tăng trưởng và hàm sản xuất. Có thể nói
rằng. việc bỏ qua, hoặc ít tính đến vai trò của tài nguyên môi trường đến tăng

trưởng kinh tế chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều quốc gia thúc
đẩy kinh tế dựa trên các học thuyết kinh tế tân cổ điển (đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển và kém phát triển vốn có trình độ tiến bộ kỹ thuật còn thấp) phải
đối mặt với các cuộc suy thoái kinh tế bởi các tác động tiêu cực từ tình trạng ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia này. Điều
này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế thế giới là phải thực hiện tái cấu
trúc và thay đổi mô hình tăng trưởng mới để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển
được bền vững. Xu hướng mới này dẫn đến sự xuất hiện của hướng tiếp cận mới
trong nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là “tăng trưởng bền vững” hay cao hơn là
“tăng trưởng xanh” để giải thích những vấn đề kinh tế thế giới hiện đại.
Theo OECD (2011), nội hàm cơ bản của mô hình tăng trưởng xanh là thúc
đẩy đầu tư, đổi mới nhằm mang lại cơ hội kinh tế và sự tăng trưởng theo hướng
“ổn định” và “xanh hóa” của nền kinh tế [97]. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn nhiều
tranh cãi về khái niệm và mô hình, hình mẫu thống nhất và cơ bản của tăng trưởng
xanh. Tuy nhiên, phần lớn nhà kinh tế học xanh đều đồng ý để thêm yếu tố nguồn
vốn sinh thái vào mô hình tăng trưởng kinh tế và cho rằng đó là động lực quyết

12


định đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng hậu
quả về mặt môi trường chỉ được giảm thiểu khi các mô thức quản lý môi trường
và sinh thái được thực hiện [68]. Như vậy, thuyết “tăng trưởng xanh” kế thừa và
tiếp thu lý luận từ các học thuyết tăng trưởng kinh tế trước đây. Một mặt, vẫn nhìn
nhận vai trò thiết yếu của các yếu tố vốn, đầu tư, lao động và tiến bộ kỹ thuật đối
với tăng trưởng kinh tế; mặt khác, bổ sung và nhấn mạnh vai trò của tài nguyên
thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế và tính cấp thiết của việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên để thực hiện tăng trưởng, cũng như nhấn mạnh và mở rộng vai
trò của chính phủ trong tăng trưởng dài hạn (đồng nhất với quan điểm tăng trưởng
kinh tế nội sinh của Samuelson (1948)) với nhiệm vụ xây dựng các khung chính

sách phù hợp và có tính hiệu quả cao và can thiệp vào hoạt động kinh tế khi cần
thiết nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
1.1.2. Công trình nghiên cứu về tăng trưởng vùng
Thập niên 50 của thế kỷ trước chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nghiên
cứu phát triển vùng và liên kết vùng. Cũng từ đây, nhiều hệ tư tưởng và hướng phân
tích khác nhau đã ra đời và được tranh luận sôi nổi. Trong đó, 2 hệ tư tưởng về tăng
trưởng kinh tế là tăng trưởng kinh tế cân đối (balanced growth theory) và tăng trưởng
kinh tế không cân đối (unbalanced growth theory) đặc biệt được chú ý nghiên cứu và
khai thác và đã được sử dụng nhiều trong việc làm nền tảng cơ sở lý luận cho nhiều
nghiên cứu liên quan cũng như làm tiền đề cho nhiều ứng dụng thực tiễn nhằm xây
dựng các quy hoạch phát triển vùng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.2.1. Các lý thuyết tăng trưởng cân đối trong kinh tế
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái này cho rằng trong quá trình phát triển
và tăng trưởng, tất cả các ngành có liên quan mật thiết với nhau, theo mối quan hệ
đầu vào ngành này là đầu vào của ngành kia. Vì vậy, họ ủng hộ hướng tăng trưởng
cân bằng cung cầu trong sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, và xem đó
là cách thức tối ưu để đạt được một sự phát triển cân đối của nền kinh tế ở một vùng,
lãnh thổ.
Một số đại diện tiêu biểu của trường phái này bao gồm:

13


×