Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Xử lý tình huống giáo viên vi phạm tệ nạn xã hội dưới hình thức đánh bài ở trường THCS phan bội châu, huyện đức cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.63 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất cứ xã hội nào, người thầy luôn là một chuẩn mực đạo đức để xã
hội noi theo, là “kiến trúc sư trí tuệ” tạo ra thế hệ tương lai của dân tộc. Một
người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có
thể làm hỏng một vài cơng trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một
thế hệ, đó là hậu quả khơn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai
sau. Sinh thời, Bác Hồ đã nhận định: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp
hay, do đó, sẽ có trị giỏi, cịn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”. Chính vì
vậy, trong thời gian qua, những tiêu cực liên quan đạo đức người giáo viên đang
đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ.
Nhìn lại nền giáo dục nước nhà, kế thừa và phát huy những tinh hoa trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong những năm qua, chúng ta đã chú
trọng việc “Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả
các cấp học, bậc học”. Bên cạnh những người thầy ngày đêm âm thầm cống hiến
cho sự nghiệp trồng người của dân tộc, hun đúc nên sự vẻ vang của nền giáo dục
nước nhà nói chung và đạo đức giáo dục nói riêng thì xã hội cũng không khỏi
băn khoăn, lo lắng trước những hiện tượng một bộ phận giáo viên tha hóa về đạo
đức, nhân cách. Một bộ phận giáo viên chạy theo lối sống dựa dẫm, tự đánh mất
mình, mất lịng tin của xã hội, làm hình ảnh của mình xấu dần trong mắt học
trị....Những hiện tượng đó làm cho xã hội và gia đình khơng khỏi hoang mang,
phẫn nộ và lên án gay gắt, gây ra những hệ luỵ tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ
đến niềm tin của nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế
thị trường, nhiều giá trị bị chi phối bởi đồng tiền, do đó người thầy cũng dễ bị
những cám dỗ tầm thường chi phối. Để giữ được trong mình đạo đức trong sáng
của một người thầy là điều không phải dễ thực hiện. Chính bởi lẽ đó, trong
những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định
về chuẩn mực đạo đức nhà giáo như quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Ban
1




hành Quy định về đạo đức nhà giáo, cũng như đồng bộ triển khai nhiều cuộc vận
động lớn như: Cuộc vận động “Hai khơng” với bốn nội dung “Nói khơng với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói khơng với vi phạm
đạo đức nhà giáo và với tình trạng học sinh khơng đạt chuẩn lên lớp”; cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; hay cuộc vận
động “Mỗi thầy, giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”,…
tất cả chỉ với mục đích là làm cơ sở để mỗi nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp
với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để
đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có
tính tích cực học tập, khơng ngừng nâng cao chun mơn nghiệp vụ và phương
pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho
người học noi theo.
Mặc dù được cấp cấp bộ ngành đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục
đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự
cám dỗ của đời sống vật chất và những tệ nạn xã hội, thì một bộ phận nhỏ nhà
giáo nói chung và giáo viên trường THCS Phan Bội Châu nói riêng một số vẫn
còn thiếu gương mẫu, vi phạm đạo đức nhà giáo, có lối sống thiếu lành mạnh,
tham gia vào các tệ nạn xã hội như đánh bạc, lơ đề, cá độ,…đó thực sự là nỗi
trăn trở của bất kỳ những ai đã, đang và sẽ là một nhà giáo.
Đứng trước thực trạng nêu trên, địi hỏi phải có biện pháp để xử lý
nghiêm khắc những giáo viên vi phạm tư cách đạo đức nhà giáo làm hoen ố
danh dự của đội ngũ các thế hệ nhà giáo chân chính, đồng thời phải tăng cường
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, đây là
nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài
nhằm thực hiện thành cơng chiến lược phát triển giáo dục của đất nước đã được
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra .
Trước báo động thực trạng về vi phạm đạo đức nhà giáo của một bộ phận

nhỏ giáo viên. Bản thân là một giáo viên của nhà trường tôi thực sự trăn trở,
mong muốn làm sao đưa ra được những giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất để
2


giải quyết những tồn tại này. Với kiến thức lý luận tích lũy trong q trình học
tập và kinh nghiệm công tác của bản thân, đặc biệt với kiến thức mới được bổ
sung qua khóa học bồi dưỡng ngạch chuyên viên, tơi lựa chọn đề tài “ Xử lý
tình huống giáo viên vi phạm tệ nạn xã hội dưới hình thức đánh bài ở trường
THCS Phan Bội Châu, huyện Đức Cơ ” làm đề tài tiểu luận cuối khoá lớp bồi
dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên do Trường Chính
trị Tỉnh Gia Lai tổ chức giảng dạy. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng tại đơn
vị, cũng như nghiên cứu tìm tịi học tập kinh nghiệm từ những đơn vị trong và
ngoài huyện, bài tiểu luận này sẽ đề xuất những giải pháp nhằm góp phần xử lý
các tình huống vi phạm đạo đức nhà giáo. Qua đó, nâng cao ý thức giữ gìn đạo
đức người thầy trong đội ngũ nhà giáo nói chung và của giáo viên trường THCS
Phan Bội Châu nói riêng trong thời gian tới.
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Trường THCS Phan Bội Châu là một trường THCS ở Xã Ia Nan, huyện
Đức Cơ, tỉnh Gia Lai thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
có nhiệm vụ ni dưỡng và dạy dỗ con em đồng bào dân tộc thiểu số có hộ khẩu
thường trú ở xã biên giới thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đức Cơ, tỉnh
Gia Lai có trình độ văn hóa hết bậc học THCS để tạo nguồn cán bộ cho các xã
biên giới và tạo tiền đề để các em tiếp tục học lên bậc học THPT. Đối tượng học
sinh chủ yếu là người dân tộc Jrai. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
là 26 đồng chí. Trường có một chi bộ Đảng, có tổ chức Cơng đồn cơ sở, có tổ
chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong và các tổ chun mơn, tổ văn
phịng, có tổng số 460 học sinh/11 lớp.
Về đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là giáo viên từ các địa
phương khác đến công tác tại trường do vậy công tác quản lý giám sát giáo viên

cũng có phần nào cịn hạn chế. Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều cố
gắng trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đội ngũ giáo viên về các
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về tình hình đội ngũ
nhà giáo trong điều kiện mới, bồi dưỡng lý tưởng, động cơ nghề nghiệp, cho đội
ngũ giáo viên tin vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nhà trường cũng đã tích
3


cực triển khai các cuộc vận động của Bộ giáo dục về nâng cao năng lực, phẩm
chất bồi dưỡng đạo đức nhà giáo như: cuộc vận động “Hai không” với bốn nội
dung “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói
khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và với tình trạng học sinh không đạt chuẩn
lên lớp”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; hay cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự
học và sáng tạo”,…Và đặc biệt là xây dựng bộ quy tắc ứng xử dành cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh của trường. Thông qua các hoạt động này,
nhiều giáo viên đã phát huy được tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng
hình mẫu lý tưởng của người giáo viên nhân dân, gương mẫu trong cách sống và
không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số ít giáo viên do ảnh hưởng tiêu cực
của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị bị chi phối bởi đồng tiền nên chưa
gương mẫu đã vi phạm vào đạo đức nhà giáo. Trong đó đặc biệt là tham gia vào
các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, lô đề, cá độ bóng đá,…. Gây ảnh hưởng khơng
nhỏ đến uy tín nhà giáo, đến hình ảnh của người giáo viên trước học sinh. Do đó
để khắc phục được những hạn chế này, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển
của nhà trường, công tác bồi dưỡng, giáo dục đạo đức nhà giáo hiện nay đứng
trước nhiều thách thức. Các đơn vị trong ngành giáo dục nói chung và trường
THCS Phan Bội Châu nói riêng cần phải có biện pháp để xử lý nghiêm khắc
những giáo viên vi phạm tư cách đạo đức nhà giáo làm hoen ố danh dự của đội
ngũ các thế hệ nhà giáo chân chính. Đồng thời, phải tăng cường xây dựng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, đây là nhiệm vụ
vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực
hiện thành cơng chiến lược phát triển giáo dục của đất nước đã được Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra.
Là một đơn vị trường học có bề dày hơn 20 năm giáo dục con em người
đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Đức Cơ. Với đội ngũ nhà giáo nhiều kinh
nghiệm và tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đối
tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Dó
4


đó, đội ngũ giáo viên của nhà trường hầu như rất gương mẫu và có lối sống lành
mạnh. Hầu như chưa có tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo nhất là
tham gia các tệ nạn như đánh bạc, cá độ, lơ đề,... Chính vì vậy, việc có 1 giáo
viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo là một tình huống bất ngờ, khó xử
lý cho đội ngũ cán bộ quán lý của nhà trường.
Sự việc cụ thể như sau: Khoảng 22h ngày 27/3/2018, lực lượng công an
huyện Đức Cơ đã bắt quả tang sòng bạc được tổ chức tại nhà ông Dương Văn
Hiền (sinh năm 1968, trú thôn Ia Nhú, xã Ia Nan).Cách nơi nhà trường đang
đóng 3km. Đặc biệt trong số 5 đối tượng tham gia cá độ trên có 01 đối tượng tên
là Hồ Sỹ Chương sinh năm 1962 cư trú tại tổ dân phố 7 - thị trấn Chư Ty là giáo
viên của trường THCS Phan Bội Châu. Tang vật thu được tại hiện trường gồm 2
bộ bài tú-lơ-khơ và 5 triệu đồng, toàn bộ số đối tượng và tang vật của vụ cá độ
trên đã được đưa về bàn giao cho Công an huyện Đức Cơ thụ lý và giải quyết xử
lý theo pháp luật. Đồng thời, gửi thông báo vi phạm của ông Hồ Sỹ Chương về
đơn vị để nhà trường có hướng xử lý tiếp theo.
Sự việc này đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của nhà trường, uy
tín của đội ngũ nhà giáo nói chung và giáo viên trường THCS Phan Bội Châu
nói riêng.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

2.1. Cơ sở lý luận
* Thế nào được coi là phạm tội đánh bạc:
Người phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc bằng nhiều hình thức khác
nhau. Chủ yếu là bằng hình thức tổ tơm, xóc đĩa, bài tây… thủ đoạn phạm tội
cũng rất tinh vi.
Theo điều luật thì người có hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào
được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trong
thực tế khơng phải cứ tham gia trị chơi nào được thua bằng tiền hay hiện vật
đều bị coi là hành vi phạm tội. Hiện nay các cơ quan, tổ chức có nhiều hình thức
vui chơi giải trí có được thua bằng tiền hay hiện vật nhưng không bị coi là hành
vi phạm tội đánh bạc như: chơi sổ xố, lơ tơ, casino… các trị chơi này được Nhà
5


nước cho phép nên không coi là hành vi phạm tội. Nếu hành vi đánh bạc, mà giá
trị tiền hay hiện vật dùng vào việc đánh bạc có giá trị được xác định chưa phải là
lớn và người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành
vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc chưa bị kết án về một trong các tội này,
hoặc đã bị kết án về các tội phạm này nhưng đã được xố án tích thì chưa bị coi
là phạm tội đánh bạc.
* Quan niệm về đạo đức nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Đạo đức nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những phẩm chất
cơ bản: Hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; thương yêu học trò và yêu
nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh thần đoàn kết,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đạo đức nhà giáo có thể được hiểu là những quy tắc,
chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà giáo trong từng tình
huống cụ thể.
* Quy định về đạo đức nhà giáo :
Điều 6 giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo trong quy định về
đạo đức nhà giáo (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày

16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định cho giáo
viên:
- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật,
quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân
dân.
- Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
- Khơng trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành
kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng
dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
- Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt
của đồng nghiệp và người khác.
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6


- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và
nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt
động giáo dục của nhà trường.
- Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp,
trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
- Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể
và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
- Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những
nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Không trốn tránh trách nhiệm, thối thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; khơng
đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy
chế chun mơn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
- Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như :

cờ bạc, mại dâm, ma t, mê tín, dị đoan; khơng sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn
hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Hành vi vi phạm của viên chức trong đơn vị sự nghiệp cơng lập “Viên
chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức
không được làm quy định tại Luật viên chức;
- Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết
với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Vi phạm pháp luật bị Tịa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phịng, chống tệ nạn xã hội và các quy
định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
- Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức:
Theo quy định tại Điều 29, Luật viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập
được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức trong trường
hợp viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và
7


khoản 1 Điều 57 của Luật viên chức 2010. Mà theo quy định tại Nghị định
27/2012/ NĐ- CP: Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có
một trongcác hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành
vi tham nhũng;
- Khơng tn thủ quy trình, quy định chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự
nghiệp công lập;

- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc
từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà khơng có lý do chính đáng được
tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;
- Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao
động; phịng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan
đến viên chức".
2.2. Mục tiêu phân tích tình huống
Trước tình huống đó, cần có hình thức xử lý thế nào cho đúng với quy
định của pháp luật, nhưng phù hợp với thực tế. Như vậy, để xử lý tình huống
trên cần hướng tới các mục tiêu sau:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước :
+ Nhằm lập lại kỷ cương trong nhà trường và xã hội, đề ra những phương
án xử lý vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa mang tính răn đe mạnh mẽ,
giúp giáo viên hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định của các cấp các
ngành.
8


+ Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
và cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức lối sống cho cán bộ giáo viên
trong nhà trường.
- Đối với nhà trường:
+ Giữ nghiêm quy chế của ngành và các quy định của pháp luật. Qua giải
quyết tình huống trên, cần làm cho giáo viên thấy được tính nghiêm minh của
pháp luật và các quy định của ngành. Nhà trường có biện pháp trong việc tổ
chức cho giáo viên trong trường học tập và thực hiện chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành. Có kế
hoạch đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư nguyện
vọng của giáo viên.
+ Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện thực hiện kỷ cương, nề nếp
và ngăn chặn, khắc phục kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của giáo viên.
+ Giải quyết tình huống trên cơ sở đảm bảo được sự hợp tình, hợp lý bởi
nguyên nhân của tình huống. Qua việc xử lý cũng là một bước để cho đội ngũ
cán bộ giáo viên toàn trường thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành
các quy định của pháp luật, của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự đánh giá lại bản
thân mình để có sự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức nhà giáo. Đồng
thời, để giữ lấy lòng tin của phụ huynh và học sinh đối với những người làm
công tác trong ngành giáo dục.
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Tăng cường hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo đối với cấp uỷ, chính
quyền địa phương trong cơng tác kiểm tra, giám sát, quản lý trên địa bàn mình
quản lý phụ trách.
+ Tiếp tục tuyên truyền vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh
tố giác và đẩy lùi các tệ nạn trên địa bàn gắn liền với phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống ở khu dân cư.
- Đối với bản thân đồng chí Chương:
+ Qua việc xử lý tình huống phải giúp đồng chí Chương thấy rõ những vi
phạm của bản thân, từ đó có ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn đạo đức nhà
9


giáo. Sau khi xử lý vi phạm của đồng chí Chương, sẽ khơng cịn hiện tượng vi
phạm tương tự xảy ra.
Tình huống đặt ra, khiến cho người có trách nhiệm phải trăn trở suy nghĩ.
Nếu sự việc không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng lớn uy tín của nhà trường,
ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật của giáo viên khác, thậm chí cịn có thể

sinh ra tiền lệ xấu sau này. Bên cạnh đó đồng chí Chương lại là giáo viên nên sẽ
để lại hình tượng khơng đẹp cho học sinh ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp.
Đây là một bài tốn khó, cán bộ quảng lý phải giải quyết như thế nào cho vẹn
tình, hợp lý. Vừa phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo
viên, nhưng phải đảm bảo thực hiện được quy định của pháp luật và của ngành
giáo dục. Muốn vậy, cần tìm hiểu, phân tích kĩ những ngun nhân và hậu quả
của tình huống đưa lại,có như vậy mới xác định được phương án để giải quyết
tình huống có hiệu quả.
* Trình tự, thủ tục xử lý tình huống để xử lý kỉ luật viên chức trong
đơn vị sự nghiệp công lập.
Bước 1:
- Bộ phận tổ chức yêu cầu viên chức, lao động hợp đồng vi phạm kỷ luật
viết bản kiểm điểm.
- Đơn vị có viên chức, lao động hợp đồng vi phạm kỷ luật tổ chức họp
kiểm điểm viên chức, lao động hợp đồng vi phạm kỷ luật, đề xuất hình thức kỷ
luật.
Bước 2:
- Thành lập Hội đồng kỷ luật của đơn vị theo quy định tại Nghị định
27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ.
- Họp Hội đồng kỷ luật của đơn vị, xem xét, đề xuất hình thức kỷ luật
viên chức và lao động hợp đồng.
- Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định kỷ luật những trường hợp thuộc
thẩm quyền và báo cáo cấp trên.
- Thủ trưởng đơn vị báo cáo lên cấp trên xem xét, giải quyết các trường
hợp kỷ luật không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị.
10


Bước 3:
Lưu trữ hồ sơ kỷ luật trong hồ sơ viên chức, lao động hợp đồng; ghi hình

thức kỷ luật vào lý lịch viên chức, lao động hợp đồng.
III. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
Đồng chí Hồ Sỹ Chương sinh năm 1962 là giáo viên được đào tạo tại
trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai chuyên ngành Toán - Tin, sau khi tốt nghiệp
đồng chí đã dạy hợp đồng ở một số trường trong địa bản tỉnh cho đến năm 2010
đồng chí được tuyển vào cơng tác tại trường giảng dạy mơn Tốn và Tin học.
Trong thời gian từ 2010 đến cuối năm 2017 đồng chí ln chấp hành rất tốt mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy
của đơn vị, nhiệt tình, trách nhiệm trong cơng việc, gần gũi với đồng nghiệp và
học sinh khơng có biểu hiện tham gia các tệ nạn như đánh bạc, cá độ…. Tuy
nhiên, trong thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến khi đồng chí Chương bị cơng
an bắt. Qua tìm hiểu một số đồng chí giáo viên, nhân viên trong trường cho biết:
Thời gian khoảng tháng 10/2017 đồng chí Chương có quen một vài người lạ,
thường rủ về nhà tổ chức nhậu nhẹt và đánh bài thâu đêm. Trong thời gian đó
đồng chí hay chểnh mảng cơng việc có biểu hiện mệt mỏi khi lên lớp, đặc biệt
đồng chí thường đi chơi thâu đêm không về nhà để tham gia đánh bài. Ban đầu
đồng chí Chương chỉ chơi với số tiền ít. Tuy nhiên, càng về sau đồng chí chơi
càng nhiều cả về lượng tiền lớn. Biết sự việc đó khơng tốt, gia đình và bạn bè
nhiều lần nhắc nhở khuyên bảo nhưng đồng chí Chương vẫn khơng sửa đổi.
Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác của đồng chí Chương. Sau khi bị
công an huyện Đức Cơ bắt quả tang đồng chí Chương cùng một nhóm hơn 5
người tham gia đánh bạc với số tiền trên 25 triệu đồng và có cơng văn gửi về
đơn vị thì có thể khẳng định đồng chí Hồ Sỹ Chương đã vi phạm nghiêm trọng
quy định về đạo đức nhà giáo.
* Qua sự việc có thể nghĩ đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân chủ quan
Do bản thân giáo viên đã không ý thức được hậu quả của việc mình đang
làm sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của người thầy giáo, là vi phạm pháp luật, ảnh
11



hưởng đến việc giáo dục học sinh nhất là trong điều kiện ngành giáo dục đang
thực hiện các cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung”, cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Do cá nhân chưa có
ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt về phẩm chất đạo đức người cán bộ, cơng chức
nói chung và người thầy giáo nói riêng. Chưa chấp hành thực hiện các quy định
của Luật giáo dục, Luật viên chức, Điều lệ trường trung học, các Quy định về
đạo đức nhà giáo, quy chế của các cấp các ngành, của chính phủ đã quy định.
Ngun nhân khách quan
Cơng tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho cán bộ giáo
viên trong nhà trường chưa được chú trọng thường xuyên và chưa đạt được hiệu
quả cao.
Việc quản lý, giám sát theo dõi nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng đối
với cán bộ giáo viên trong nhà trường chưa được sát sao, chặt chẽ dẫn đến
những biểu hiện lệch lạc vi phạm của giáo viên chưa nắm bắt kịp thời ngăn
chặn.
Cơng tác kiểm tra nắm bắt tình hình của cơng an khu vực đơi khi cịn
bng lỏng thiếu sâu sát, chưa kịp thời chủ động phối hợp với các cấp chính
quyền đồn thể địa phương vận động tuyên truyền nhân dân thực hiện trật tự an
toàn xã hội chống các tệ nạn trong cộng đồng khu dân cư.
Công tác xử lý các tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng có nơi, có lúc
chưa kiên qut, triệt để có tính răn đe cao do đó một số đối tượng vẫn ngang
nhiên thực hiện và bất chấp dư luận xã hội lên án. Do sự tác động mạnh mẽ của
cơ chế thị trường thời mở cửa, đã làm cho các tiêu cực của xã hội có cơ hội len
lỏi ăn sâu vào làm băng hoại đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ viên chức,
dễ bị ngục ngã trước sự cám dỗ của vật chất và đồng tiền.
Từ những nguyên nhân cơ bản trên, dẫn đến sự việc đồng chí Hồ Sỹ
Chương đã có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật.
* Hậu quả:

Hậu quả về xã hội
12


Ngành Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện cuộc vận động “Hai không”,
cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng
tạo”, vậy mà một giáo viên đang đứng trên bục giảng giáo dục các thế hệ học
sinh lại vi phạm pháp luật đã làm ảnh hưởng lớn uy tín của người thầy trong
ngành giáo dục, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục của
đất nước vì vẫn cịn có những cá nhân làm hoen ố danh dự của người thầy vốn
từ xa xưa ông cha ta rất quý trọng và tôn vinh. Làm mất uy tín trong đồng ghiệp,
học sinh và nhân dân, khó khăn trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
trong việc phối kết hợp giáo dục học sinh đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập
học đường, phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật trong học sinh và cộng
đồng xã hội. hình ảnh người thầy giáo khơng cịn là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo trong mắt của các em học sinh trong trương
Hậu quả về lĩnh vực an ninh trật tự xã hội
Làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội, nếu
chúng ta không xử lý kịp thời và kiên quyết dễ làm cho các thế địch thù địch lợi
dụng để tuyên truyền chống phá chính quyền, làm giảm uy tín của người cán bộ
trong trong nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết trong cộng đồng nhân dân và các
cơ quan nhà nước , thực hiện âm mưu diễn biến hồ bình của các thế lực thù
địch. Làm mất an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội, làm vẩn đục môi trường
giáo dục lành, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
Dễ làm nảy sinh các tiêu cực xã hội khác như trộm cắp, giết người cướp
của, hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ vợ chồng con cái ly tán, bản thân thì bị phạt tù.
Hậu quả về kinh tế:
Bản thân sẽ bị thiệt thòi về thu nhập hàng tháng do bị kỷ luật buộc thôi
việc hoặc hạ ngạch, hạ bậc lương, lùi thời hạn nâng bậc lương, bị phạt hành
chính...Đây là một tình huống khá phức tạp, giải quyết vấn đề này phải hết sức

hài hịa giữa tính pháp lý và điều kiện vùng miền, đối tượng hoàn cảnh người vi
phạm.
IV. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
13


Qua việc phân tích, đánh giá tình hình và rút ra những nguyên nhân tồn tại
cũng như hậu quả của tình huống như đã nêu trên, đặt ra yêu cầu giải quyết tình
huống là phải đảm bảo thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, đảm
bảo có tình, có lý, phải giải quyết vụ việc trên cơ sở kết hợp giữa pháp lý và đạo
lý.
Về cơ sở pháp lý, căn cứ vào các văn bản pháp luật có liên quan để giải
quyết tình huống trên như sau: Nghị định 161/2018/NĐ-CP; Bộ luật hình sự
2015; Luật giáo dục; Luật viên chức; các quy định về đạo đức nhà giáo; Quy chế
đánh giá, xếp loại thi đua của nhà trường. Các phương án được xây dựng và lựa
chọn để giải quyết tình huống cần phải được căn cứ mục tiêu đã xác định. Do
đó, với u cầu trên, tơi xin đề xuất một số phương án và những giải pháp để xử
lý tình huống này như sau:
+ Phương án 1:
Thành lập hội đồng kỷ luật nhà trường họp xét đề nghị lên các cấp có
thẩm quyền kỷ luật buộc thơi việc không cho tiếp tục đứng trong hàng ngũ giáo
viên để làm gương cho người khác.
- Ưu điểm: Phương án này là có một hình thức kỷ luật nghiêm khắc làm
gương cho người khác lấy đó làm bài học và có tác dụng răn đe cao, giữ được uy
tín cho ngành giáo dục.
- Nhược điểm: Không cho giáo viên vi phạm một cơ hội để giáo dục, sửa
chữa những sai lầm mắc phải, chưa gắn được vai trò trách nhiệm của nhà trường
trong việc giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho giáo viên.
Do đó phương án này khơng khả thi.

+ Phương án 2:
Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ xử lý kỷ luật ngay giáo viên vi
phạm tệ nạn xã hội vi phạm đạo đức nhà giáo, hạ ngạch và bố trí cho làm việc
khác, luân chuyển sang đơn vị khác không thuộc ngành giáo dục.
- Ưu điểm: Phương án này có thể giải quyết được đồng thời việc xử lý kỷ
luật giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, loại bỏ được những người không
14


còn đủ tư cách đứng trên bục giảng giáo dục học sinh, giữ được danh dự uy tín
cho ngành giáo dục, đánh giá thực hiện tốt được cuộc vận động “Hai khơng”.
- Nhược điểm: Gây khó khăn áp lực cho các cấp lãnh đạo, chưa phát huy
được vai trò của lãnh đạo cơ sở.
Do đó phương án này khơng khả thi.
+ Phương án 3:
Lãnh đạo đơn vị, cơng đồn cơ sở tìm hiểu, nắm bắt thơng tin từ các cơ
quan Công an làm rõ vấn đề, căn cứ vào kết luận của Công an huyện Đức Cơ,
yêu cầu cá nhân giáo viên vi phạm viết bản tường trình, kiểm điểm làm rõ và
hoàn thành đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của nhà trường và Ủy ban nhân dân
huyện. Nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến việc xử lý cán bộ, viên chức vi
phạm tệ nạn xã hội cờ bạc, cá độ.
Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về xử lý cán bộ viên
chức vi phạm pháp luật cho các thành viên tổ chức đoàn thể trong nhà trường
cùng nắm bắt và thực hiện.
Tổ chức thành lập hội đồng xét kỷ luật đề nghị cấp trên xử lý kỷ luật với
hình thức kỷ luật là hạ bậc lương, vẫn tiếp tục bố trí cho giảng dạy đứng lớp với
một số mơn thích hợp, thời gian thử thách kỷ luật là 12 tháng.
- Ưu điểm: Đây là phương án có nhiều điểm tích cực là vẫn nghiêm khắc
xử lý sai phạm răn đe người khác, nhưng lại mang tính giáo dục cao, tạo cơ hội
tốt cho giáo viên vi phạm khuyết điểm có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, phát huy

được tính tích cực trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại đơn vị. Bản
thân cá nhân giáo viên mặc dù mắc khuyết điểm vi phạm pháp luật đã có hình
thức kỷ luật nhưng có nhân thân tốt, đây lại là lần vi phạm đầu tiên và bản thân
đồng chí Chương cũng đã có sự ăn năn hối hận và nhận ra sự sai phạm của
mình, có ý thức phấn đấu tu dưỡng rèn luyện vươn lên để sửa chữa lỗi lầm.
- Nhược điểm: Tính răn đe chưa kịp thời vì phát hiện và xử lý chậm
Do đó đây là phương án khả thi nhất, nên tôi chọn phương án này làm
phương án xử lý tình huống giáo viên vi phạm tệ nạn cờ bạc, cá độ tại trường
THCS Phan Bội Châu.
15


V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA
CHỌN
Sau khi xác định được phương án giải quyết trên, cần thống nhất kế hoạch
tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả phương án xử lý đã chọn.
Lập kế hoạch thực hiện phương án.
Bước 1: Đề nghị cá nhân vi phạm viết bản tường trình kiểm điểm việc vi
phạm.
Bước 2: Thu thập đầy đủ toàn bộ hồ sơ, các Quyết định của cơ quan Cơng
an, Quyết định tạm đình chỉ cơng tác, các hồ sơ có liên quan.
Bước 3: Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật của nhà trường gồm các
thành viên cụ thể: Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng kỷ luật, Phó Hiệu trưởng là
phó Chủ tịch, các thành viên là đại diện Chi uỷ, Ban chấp hành Cơng đồn, Tổ
chun mơn.
Bước 4: Họp Hội đồng kỷ luật nhà trường họp xét đề nghị hình thức kỷ
luật với Hội đồng kỷ luật Ủy ban nhân dân huyện.
Bước 5: Căn cứ vào quyết định kỷ luật của Ủy ban nhân dân huyện thực
hiện thi hành quyết định kỷ luật đối với giáo viên vi phạm, phối hợp với giữa
nhà trường với chính quyền địa phương thực hiện theo dõi, giám sát và tuyên

truyền giáo dục giáo viên vi phạm có ý thức cải tạo giáo dục tốt
* Kết quả giải quyết:
Sau khi nhận được thông báo của Công an huyện Đức cơ về việc giáo
viên Hồ Sỹ Chương tham gia đánh bài ăn tiền và bị bắt tạm giam 04 ngày để
phục vụ công tác điều tra vụ án. Nhà trường đã họp Ban lãnh đạo để triển khai
nội dung công việc làm rõ sự việc đề ra phương hướng giải quyết.
Sau khi hết thời gian tạm giam của Công an huyện Đức Cơ, nhà trường đã
triệu tập giáo viên Hồ Sỹ Chương yêu cầu viết bản tường trình sự việc, tạm
ngừng phân cơng giảng dạy 03 ngày để làm rõ sự việc.
Căn cứ Điều 321, điều 322 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27
tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về
xử lý tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, Công an huyện Đức Cơ
16


đã ra Quyết định số 01/QĐ-CSĐT ngày 28 tháng 4 năm 2018 Quyết định khởi tố
vụ án hình sự về tội đánh bạc.
Căn cứ điều 34 và điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự Cơng an huyện Đức
Cơ đã ra Quyết định số 11/CQCSĐT ngày 1 tháng 6 năm 2018 quyết định khởi
tố bị can đối với Hồ Sỹ Chương về tội tham gia đánh bạc dưới hình thức đánh
bài ăn tiền. Ngày 2 tháng 6 năm 2018 Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Cơ đã
ra Quyết định số 73/KSĐT ngày 2/6/2018 Quyết định phê chuẩn Quyết định
khởi tố bị cáo Hồ Sỹ Chương về tội đánh bạc.
Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội đánh bạc như sau: “ Người
nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện
vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000
đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại
Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều
322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Điều 65

BLHS năm 2015 có quy định về chế định án treo thì : “Khi xử phạt tù khơng quá
03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu
xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tịa án cho hưởng án
treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa
vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự”.
Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp
với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục
người đó.
Ngày 3 tháng 6 năm 2018 Ủy ban nhân dận huyện Đức Cơ ra quyết định
số 51/QĐ-UBND ngày 3 tháng 6 năm 2018 về việc tạm đình chỉ cơng tác đối
với ơng Hồ Sỹ Chương kể từ ngày 3/6/2018 chờ xét xử của Toà án và quyết định
kỷ luật của UBND huyện Đức Cơ.
17


Căn cứ vào hồ sơ vụ án ngày 15 tháng 6 năm 2018 Toà án nhân dân huyện
Đức Cơ đã mở phiên toà sơ thẩm xét sử vụ án đánh bạc dưới hình thức đánh bài
ăn tiền đối với bị cáo Hồ Sỹ Chương giáo viên trường THCS Phan Bội Châu.
Tại phiên toà sơ thẩm bị cáo Hồ Sỹ Chương đã tỏ ra khai báo thành khẩn,
ăn năn hối cải, bản thân bị cáo phạm tội lần đầu có nhân thân tốt và có nhiều
đóng góp cho sự phát triển giáo dục của huyện nhà, đã có nhiều học sinh giỏi
cấp huyện. Với sự ăn năn hối cải, và các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo Hồ Sỹ
Chương. Toà án nhân dân huyện Đức Cơ đã căn cứ áp dụng khoản 1,3 Điều 321,
Điểm i,h,s,t Khoản 1 Điều 51, Khoản 1,2 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên phạt bị cáo Hồ Sỹ Chương
tại Bản án sơ thẩm số 03/2018/HSST ngày 15 tháng 6 năm 2018 với hình phạt là
:Phạt 06 tháng tù cho hưởng án treo, kể từ ngày 15/6/2018 thời gian thử thách là
12 tháng, giao cho cơ quan nơi làm việc và chính quyền địa phương nơi cư trú

để giám sát và giáo dục, đồng thời với hình phạt bổ sung là phạt 3.000.000đồng.
Ngày 01 tháng 7 năm 2018 Toà án nhân dân huyện Đức Cơ ra Quyết định
số 26/QĐ-TA ngày 01/7/2018 Quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo
đối với bị cáo Hồ Sỹ Chương.
Sau khi có quyết định thi hành án sơ thẩm đối với giáo viên Hồ Sỹ
Chương của Toà án nhân dân huyện Đức Cơ, Trường THCS Phan Bội Châu đã
ra Quyết định số: 53/QĐ-PBC ngày 01/8/2018 Quyết định thành lập Hội đồng
xét đề nghị kỷ luật đối với giáo viên Hồ Sỹ Chương.
Ngày 01/8/2018 Hội đồng kỷ luật trường THCS Phan Bội Châu đã họp
xét đề nghị kỷ luật đối với giáo viên 01/8/2018. Căn cứ vào các quy định tại
Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử lý kỷ luật viên
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Hội đồng kỷ luật đã bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật đối với cá nhân
giáo viên 01/8/2018 như sau ;
Cảnh cáo 0/5 phiếu
Hạ bậc lương : 4/5 phiếu
Hạ ngạch: 2/5 phiếu
18


Cách chức: 0/5 phiếu
Buộc thôi việc : 0/5 phiếu
Qua kết quả kiểm phiếu và căn cứ các văn bản hướng dẫn thi hành kỷ luật
Hội đồng kỷ luật trường THCS Phan Bội Châu đề nghị hình thức kỷ luật đối với
giáo viên Hồ Sỹ Chương với hình thức kỷ luật là Hạ bậc lương. Đề nghị cấp trên
xem xét.
Căn cứ vào hồ sơ kỷ luật cá nhân của giáo viên Hồ Sỹ Chương và kết quả
báo cáo đề nghị hình thức kỷ luât của trường THCS Phan Bội Châu. Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật
số110/QĐ-SGDĐT ngày 08 tháng 3 năm 2018 về việc thành lập Hội đồng kỷ

luật của Sở Giáo dục và Đào tạo xét kỷ luật công chức, viên chức.
Ngày 10 tháng 3 năm 2018 Hội đồng kỷ luật Sở Giáo dục và Đào tạo Gia
Lai đã họp xét kỷ luật giáo viên Hồ Sỹ Chương kết quả bỏ phiếu đề nghị hình
thức kỷ luật đối với giáo viên Hồ Sỹ Chương của hội đồng kỷ luật như sau:
Cảnh cáo: 0/5 phiếu
Hạ bậc lương : 5/5 phiếu
Hạ ngạch 1/5 phiếu
Cách chức: 0/5 phiếu
Buộc thôi việc : 1/5 phiếu
Căn cứ biên bản họp Hội đồng kỷ luật của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia
Lai đã có tờ trình số 29/TTr-SGDĐT ngày 11 tháng 3 năm 2018 gửi UBND
tỉnh kiến nghị hình thức kỷ luật đối với giáo viên Hồ Sỹ Chương với hình thức
kỷ luật là Hạ bậc lương.
Ngày 15 tháng 3 năm 2018 UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số
900/QĐ-UBND ngày 15 thánh 93 năm 2018 của UBND tỉnh Gia Lai về việc
kỷ luật viên chức trong ngành giáo dục Hồ Sỹ Chương với hình thức kỷ luật là
Hạ bậc lương từ bậc 3 hệ số 3,00 xuống bậc 2 hệ số 2,67, với thời gian thử thách
theo Quyết định của toà án là 12 tháng kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2018.
Hướng giải quyết sau khi có Quyết định kỷ luật:
19


Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị trường, ý thức nhận ra lỗi lầm, ăn
năn hối cải của giáo viên Hồ Sỹ Chương sau khi có Quyết định kỷ luật nhà
trường vẫn tiếp tục bố trí cho giáo viên Hồ Sỹ Chương tiếp tục được công tác
giảng dạy hai môn Vật lý và Tin học tại trường. Đồng thời, nhà trường cùng các
đoàn thể trong trường tiếp tục động viên giúp đỡ, thực hiện công tác tác giám
sát, giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức lối sống, tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật, phối kết hợp với chính quyền địa phương nơi cư trú kiểm tra giám sát
giáo dục giúp đỡ để giáo viên vi phạm có sự phấn đấu tu dưỡng tốt trong q

trình cải tạo. Qua cách xử lý như trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và
nhân dân rất đồng tình và nhất trí quan điểm, tin tưởng vào đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của nhà nước. Từ đó lấy được lịng tin đối với nhân
nhân, thấm nhuần tư tưởng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước đang vững bước đi lên trong quá trình hội nhập
quốc tế, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang thực hiện đổi mới toàn diện
20


nền giáo dục nước nhà do đó địi hỏi rất cần phải có một đội ngũ các nhà giáo
cán bộ quản lý giáo dục các cấp không những giỏi về chun mơn nghiệp vụ mà
bên cạnh đó phải có một đội ngũ các thầy giáo, cơ giáo có một phẩm chất đạo
đức cách mạng, luôn luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh noi theo,
chính vì vậy với tiểu luận “Xử lý tình huống giáo viên vi phạm tệ nạn xã hội
dưới hình thức đánh bài ở trường THCS Phan Bội Châu, huyện Đức Cơ ”
càng có ý nghĩa thiết thực với thực trạng hiện nay toàn ngành giáo dục nước nhà
đang thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”cùng với phong trào thi đua
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đây cũng rút ra được
bài học cho bản thân và các thế hệ cán bộ, công chức là luôn luôn phải rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng, tự học hỏi để không ngừng nâng cao năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Qua đó rút ra bài học về cơng tác quản lý cán bộ, cần tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với cơng tác quản lý hành chính nhà nước. Tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước cho đông đảo quần chúng nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức

hiểu rõ và thực hiện.
Trong quá trình nghiên cứu, viết tiểu luận do điều kiện về thời gian và
kiến thức về cơng tác quản lý cịn nhiều hạn chế, nên chắc chắn tiểu luận cịn
nhiều thiếu xót, chưa thể phản ánh một cách đầy đủ, khái quát về các phương án
hiệu quả trong xử lý tình huống về vi phạm đạo đức của giáo viên ở trường
THCS Phan Bội Châu, huyện Đức Cơ. Rất mong quý thầy cô của học viện và
anh chị học viên đóng góp ý kiến quý báu để giúp tiểu luận được hoàn chỉnh
hơn.
KIẾN NGHỊ

21


Qua sự việc nêu trên, với việc phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình
huống, với sự lựa chọn phương án giải quyết, tôi xin đề xuất những kiến nghị
sau:
1. Đối Phòng Giáo dục – Đào tạo
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND huyện ban hành những
quy định cụ thể về thực hiện nội dung các cuộc vận động lớn và phong trào thi
đua trong toàn ngành. Xây dựng quy tắc và hành vi ứng xử đối với nhà giáo.
- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ. Phối hợp
với tổ chức Cơng đồn động viên, tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia học tập
nâng cao trình độ mọi mặt bằng nhiều hình thức.
- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện và xử
lý các trường hợp vi phạm.
2. Đối với cán bộ quản lý trường học
- Là cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ giáo viên trong nhà trường cần làm
tốt cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho cán bộ giáo viên trong đơn
vị. Thường xuyên tham mưu các cấp các ngành thực hiện tổ chức các buổi
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên trong đơn vị.

Giám sát chặt chẽ, theo dõi sát sao diễn biến tình hình tư tưởng chính trị và
các hoạt động của cán bộ công chức trong nhà trường để từ đó kịp thời nắm bắt
được các biểu hiện sai trái vi phạm pháp luật để có hình thức giáo dục kịp thời.
- Phối hợp với Cơng đoàn đồng cấp truyên truyền, giáo dục nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho giáo viên, tổ chức cho toàn thể đội ngũ
học tập đầy đủ các Chỉ thị, Công văn hướng dẫn của các cấp đối với giáo dục,
thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm
của cán bộ, giáo viên.
- Thường xuyên quan tâm, trao đổi nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đội
ngũ, kịp thời giải thích, khuyên răn trước những biểu hiện sai trái của đội ngũ.
3. Đối với đội ngũ nhà giáo
Mỗi giáo viên cần nhận thức sâu sắc về vai trị, vị trí của Giáo dục, luôn
nêu cao tinh thần và ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Không ngừng
22


trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Tích cực và chủ động tham gia học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp. Xây dựng và củng cố hình ảnh nhà giáo với những chuẩn mực đạo đức
trong sáng, cao đẹp trước nhân dân và trong xã hội.
4. Đối với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương
- Tiếp tục phát động và thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân tham bảo
vệ an ninh tổ quốc và trật tự an tồn xã hội”.
- Thực hiện rà sốt và mở các đợt cao điểm đấu tranh trấn áp, phòng
chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư.
- Xử lý nghiêm minh các tụ điểm và đối tượng vi phạm pháp luật trong
cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội.
- Phối kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
trong nhân dân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
23


1. Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
2. Luật Viên chức năm 2010;
3. Nghị định 27/2012/NĐ-CP, ngày 06/4/2012 của Chính phủ Quy định về
xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
4. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc
tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
5. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 03/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
6. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo
dục – Đào tạo, ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.
7. PGS.TS Trần Khánh Đức – Chính sách quốc gia về giáo dục và phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
8. Nghị định 161/2018/NĐ-CP, ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính
Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng
ngạch công chức, thăng hặng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số
loại cơng việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

24


NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO
GIÁM KHẢO I
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
........................................................................................................................
GIÁM KHẢO II
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
25


×